Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Một số giải pháp giúp sinh viên chuyên ngành sư phạm âm nhạc trường đại học sư phạm – đại học đà nẵng học tốt các học phần thanh nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
================

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM
ÂM NHẠC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HỌC
TỐT CÁC HỌC PHẦ THANH NHẠC

Lớp
`Sinh viên
Gvhd

: 16SAN
: LÊ THỊ DIỄM
: Th.s NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

Ðà Nẵng,
1/2020
LỜI
CAM ĐOAN
1


Tơi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Một số giải pháp giúp Sinh
viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
học tốt các học phần Thanh nhạc” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, khơng sao
chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!
Người cam đoan



Lê Thị Diễm

2


Lời cảm ơn!
Có được kết quả này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong
khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho em nghiên cứu và hồn thành khóa luận. Đặc biệt, em xin chân thành bày
tỏ tấm lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Th.s. Nguyễn Thị Thu Phương, người đã dày
công dạy dỗ em suốt thời gian qua, đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ và hướng dẫn
em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, với lượng thời gian có hạn, khóa luận khơng tránh khỏi những sai sót và
hạn chế. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cơ và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Lê Thị Diễm

3


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................ 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: ............................... 8
3. Mục tiêu và nhiêm vụ của đề tài: ................................................................... 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 10

5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 10
6. Đóng góp của đề tài: ...................................................................................... 10
7. Bố cục đề tài: .................................................................................................. 10
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học môn Thanh nhạc tại Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. ............................................................. 10
Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp giúp Sinh viên ngành Sư phạm
Âm nhạc học tốt các học phần Thanh nhạc tại Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng. ............................................................................................... 11
B. NỘI DUNG .................................................................................................... 12
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học môn Thanh nhạc tại Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. ............................................................. 12
1.1. Đại cương về Thanh nhạc .......................................................................... 12
1.1.1.Khái niệm .................................................................................................. 12
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật Thanh nhạc .................. 12
1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của môn Thanh nhạc ....................................... 15
1.1.4. Phương pháp luyện tập thanh nhạc ...................................................... 17
1.1.5. Cơ quan phát âm ..................................................................................... 22
1.1.6. Vị trí âm thanh trong thanh nhạc.......................................................... 23
1.1.7. Phân loại giọng hát .................................................................................. 24
1.1.7.1. Phân loại theo âm vực .......................................................................... 24
1.1.7.2. Phân loại theo âm sắc........................................................................... 26
1.2. Giới thiệu về tổ Âm nhạc của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng. ................................................................................................................... 26
1.3. Nội dung các học phần Thanh nhạc dành cho Sinh viên ngành Sư phạm
Âm nhạc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. .............................. 27
1.3.1. Học phần thanh nhạc 1 ........................................................................... 27

4



1.3.2. Học phần thanh nhạc 2 ........................................................................... 29
1.3.3. Học phần thanh nhạc 3 ........................................................................... 31
1.3.4. Học phần thanh nhạc 4 ........................................................................... 33
Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp giúp Sinh viên ngành Sư phạm
Âm nhạc học tốt các học phần Thanh nhạc tại Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng. ............................................................................................... 36
2.1. Thực trạng học các học phần Thanh nhạc của các Sinh viên chuyên
ngành Sư phạm Âm nhạc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. .. 36
2.2. Một số giải pháp ......................................................................................... 39
2.2.1. Luyện hơi ................................................................................................. 39
2.2.2. Các mẫu câu luyện thanh kỹ thuật Legatto.......................................... 43
2.2.3. Các mẫu câu luyện thanh kỹ thuật Non- Legatto. ............................... 44
2.2.4. Các mẫu câu luyện thanh kỹ thuật Staccatto. ...................................... 45
2.2.5. Các mẫu câu luyện thanh kỹ thuật Sắc thái. ........................................ 46
2.3. Một số đề xuất............................................................................................. 47
2.3.1. Đối với sinh viên. ..................................................................................... 47
2.3.2. Đối với nhà quản lí. ................................................................................. 48
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 49
*Tài liệu tham khảo: ......................................................................................... 50

5


DANH MỤC VIẾT TẮT

ÂN

Âm nhạc

TN


Thanh nhạc

SPAN

Sư phạm Âm nhạc

ĐHSP

Đại học sư phạm

ĐHĐN

Đại học Đà Nẵng

6


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ca hát là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa hai yếu tố cơ bản giai điệu và lời ca, là
phương tiện hiệu quả giúp con người truyền tải những tâm tư tình cảm. Từ những khúc
hát ru thuở ban đầu; những bài đồng giao khi khôn lớn, những bài hát vui dí dỏm trong
các trị chơi trẻ thơ; những bài hát trao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca
sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát lao động học tập và những
khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi.Tiếng hát đóng vai trị như một phương
tiện giúp con người giãi bày những nỗi niềm, tâm sự của cuộc sống, không những ghi
lại những âm thanh, giai điệu của đời thường mà còn là nét văn hóa, phản ánh đời sống
tâm hồn và tính cộng đồng của con người. Góp phần gắn kết xã hội, là nền tảng cho sự
lĩnh hội hình thành và phát triển nghệ thuật TN tại Việt Nam.

Nghệ thuật TN ra đời từ Thế Kỉ XVII ở Napoli nước Ý, đặt nền móng cho
phương pháp Belcanto và đào tạo ca sĩ đã hình thành và phát triển mạnh mẽ chưa từng
có. Phương pháp rèn luyện giọng hát nghiêm cách, qui phạm và có hiệu quả nâng cao
hẳn trình độ và chất lượng ca hát bẩm sinh . Lần đầu tiên thể hiện tiếng vang của giọng
hát du dương, hào hoa, âm thanh hào sảng và huy hoàng với kĩ xảo cực khó. Đã bồi
dưỡng và đào tạo lớp ca sĩ ưu tú ở tầm cỡ thế giới, khiến nghệ thuật TN có sức sống và
sức lơi cuốn rất mạnh mẽ. Nghệ thuật Belcanto đã có mặt tại Châu Á từ đầu Thế kỉ
trước , đã đạt một số thành tựu ở Trung Quốc, ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân dân Triều
Tiên và Hàn Quốc. Phương pháp Belcanta không những đạt được những thành tựu mà
còn mang ý nghĩa to lớn trong nghệ thuật TN Italia nói riêng, mà trên tồn thế giới nói
chung trong đó Việt Nam. Đến nay, kỹ thuật Belcanto vẫn được xem là ưu việt nhất vì
chưa có một loại kỹ thuật ca hát nào có thể phô diễn được hết những nét đẹp và âm
lượng của giọng hát con người xuất sắc hơn.
Năm 2016, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà nẵng cho ra đời ngành Đại học
Sư phạm Âm nhạc. Nâng cấp từ hệ Cao đẳng lên hệ Đại học Sư phạm Âm nhạc, đó
như một bước ngoặc lớn, là niềm tự hào của khoa Giáo dục Chính trị nói chung, của tổ
âm nhạc nói riêng và tất cả các Sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc. Ngành có chức
trách đào tạo ra giáo viên Âm nhạc và các nguồn nhân lực phục vụ Văn hóa Văn nghệ
cho khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh thành trên toàn cả nước. Trong đó
Thanh nhạc là mơn học bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc

7


tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Các học phần Thanh nhạc không
những cung cấp cho Sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản và chuyên sâu về ca
hát mà còn tạo cơ hội giúp SV rèn luyện, phát huy giọng hát tự nhiên đẹp đẽ của mình.
Nhưng, nếu một người ln hát bản năng (gào, thét), về lâu dài giọng hát của họ sẽ bị
tổn thương và gây ra những bệnh liên quan đến thanh học như: viêm họng hạt, xơ dây
thanh, nhược cơ. Điều này đồng nghĩa với giọng hát ấy sẽ bị suy thoái dần.

Học phần TN dành cho SV ngành Sư phạm Âm nhạc thuộc nhóm mơn thực
hành, do vậy ngồi việc tiếp thu kiến thức, phương pháp Thanh nhạc do Giảng viên
hướng dẫn, sự tập luyện ngoài giờ lên lớp của Sinh viên đóng vai trị quan trọng trong
nhiệm vụ hồn thành tốt mơn học. Nhà trường quy định các mơn thực hành nói chung
và mơn TN nói riêng, mỗi nhóm TN là 20 Sinh viên sẽ được lên lớp với GV 60 tiết
một kỳ và Sinh viên phải tự thu xếp thời khóa biểu cá nhân tập nhóm 60 tiết cịn lại.
Có nghĩa là thời gian mỗi SV được lên lớp trực tiếp với Giảng viên được 150 phút/ kỳ
(2,5 phút/tiết). Thời gian rèn luyện trên lớp rất ít so với môn học khá trừu tượng như
môn TN. Tuy nhiên, nhiều SV đi học chưa đều đặn nên không tiếp thu trọn vẹn
phương pháp Thanh nhạc và yêu cầu của Giảng viên, các lớp Sinh viên chưa duy trì
thói quen luyện tập nhóm, luyện tập cá nhân. Một số Sinh viên thật sự đam mê ca hát,
có tinh thần tập luyện thường xuyên nhưng tập luyện chưa khoa học nên mang lại kết
quả chưa tốt. Do vậy bài Khóa luận Tốt nghiệp này tôi xin nêu: “ Một số giải pháp
giúp Sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng học tốt các học phần Thanh nhạc”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy TN đã có một số cơng trình, luận văn,
luận án của các tác giả sau:
Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Viện Âm nhạc,
Hà Nội. Đây có thể coi là cuốn sách sư phạm thanh nhạc đầu tiên trình bày một cách
hệ thống các phương pháp thanh nhạc từ lý thuyết đến 3 thực hành trên cơ sở giải thích
một cách khoa học và tương đối toàn diện nhiều kỹ thuật thanh nhạc vận dụng một
cách phù hợp vào việc giảng dạy thanh nhạc ở nước ta. Tuy nhiên, cuốn sách khơng
tìm hiểu kỹ về một loại giọng, hoặc không đặt vào môi trường riêng biệt.
Hồ Mộ La (2008), Phương pháp dạy thanh nhạc, Nxb Từ điển Bách khoa. Cuốn
sách chủ yếu nghiên cứu về phần lý thuyết Thanh nhạc, ngoài ra tác giả của cuốn sách

8



còn giới thiệu những kinh nghiệm thực hành trong nhiều năm giảng dạy thanh nhạc
của bản thân. Tuy nhiên, cuốn sách không đi sâu về một loại giọng nào, và đặt vào mơi
trường riêng biệt nào. Vì thế cuốn sách sẽ là tài liệu rất bổ ích cho những đề tài chuyên
sâu sau này.
Trần Ngọc Lan (2010), Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ
thuật hát mới, luận án Tiến sĩ, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Đề tài nghiên
cứu về phương pháp để hát tốt tiếng Việt, nhưng không đề cập kỹ đến giọng nữ trung.
Phạm Hoài Phương (2003), Giảng dạy giọng nữ cao bậc Trung cấp - Cao đẳng tại
trường Văn hóa Nghệ thuật địa phương, luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật học, Nhạc Viện
Hà Nội. Đề tài phân tích khá sâu về phương pháp giảng dạy giọng nữ cao ở bậc trung
cấp - cao đẳng, tuy nhiên không đề cập đến giọng nữ trung và cho bậc học ĐHSP.
Đàm Minh Hưng (2014), Giảng dạy thanh nhạc cho giọng nam cao hệ Đại học Sư
phạm Âm nhạc, trường ĐHSP Nghệ thuật TW, luận văn Thạc sĩ Lý luận và PPDH Âm
nhạc, ĐHSP Nghệ thuật TW. Đề tài nghiên cứu giảng dạy thanh nhạc cho giọng nam
cao tại trường.
Đào Văn Lợi (2015), Luyện tập thanh nhạc cho giọng nam trung tại trường ĐHSP
Nghệ thuật TW, luận văn Thạc sĩ Lý luận và PPDH Âm nhạc, ĐHSP Nghệ thuật TW.
Đề tài nghiên cứu giảng dạy thanh nhạc cho giọng nam trung tại trường.
Đào Thị Khánh Chi (2014), Aria trong luyện tập môn thanh nhạc tại Trường
ĐHSP Nghệ thuật TW, luận văn Thạc sĩ Lý luận và PPDH Âm nhạc, ĐHSP Nghệ
thuật TW. Đề tài nghiên cứu giảng dạy hát Aria cho giọng nữ trung tại Trường.
Giáp Văn Thịnh (2013), Ứng dụng lối hát bel canto vào giảng dạy ca khúc cách
mạng Việt Nam trong giáo trình thanh nhạc của Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, luận
văn Thạc sĩ Lý luận và PPDH Âm nhạc, ĐHSP Nghệ thuật TW. Đề tài nghiên cứu
giảng dạy lối hát bel canto trên các ca khúc cách mạng Việt Nam trong môn thanh
nhạc tại trường và cũng không đề cập đến dạy cho giọng nữ trung. Các cơng trình
nghiên cứu nêu trên là những tài liệu rất quan trọng để bài khóa của tơi tham khảo.
3. Mục tiêu và nhiêm vụ của đề tài:
Tìm ra giải pháp giúp Sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc - trường Đại học
Sư phạm - Đại Học Đà Nẵng học tốt các học phần thanh nhạc.


9


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến giảng dạy các học phần
Thanh nhạc cho Sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc, trường ĐHSP - ĐHĐN
làm cơ sở cho đề tài.
Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình giảng dạy Các học phần Thanh nhạc dành cho Sv chuyên ngành
Sư phạm Âm nhạc, trường ĐHSP – ĐHĐN.
- Phương pháp và kết quả học Thanh nhạc của Sinh viên ngành Sư phạm Âm
nhạc tại trường ĐHSP – ĐHĐN.
- Thái độ học tập và khả năng tiếp thu kiến thức các học phần Thanh nhạc của
Sinh viên.
- Một số bài tập hơi, bài luyện thanh, bài hát phù hợp với khả năng của Sv ngành
Sư phạm Âm nhạc, trường ĐHSP – ĐHĐN.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài có sử dụng một số phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp thu thập tư liệu, văn bản.
Thứ hai, phương pháp khảo sát, điều tra, so sánh, thực nghiệm.
Thứ ba, phương pháp nghiên cứu liên nganh: Duy vật biện chứng
6. Đóng góp của đề tài:
Bài khóa luận nếu thành cơng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học
tập môn Thanh nhạc của ngành Sư phạm Âm nhạc tại trường ĐHSP - ĐHĐN. Ngồi
ra, bài khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên trong
công tác dạy và học môn Thanh nhạc và những người quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Bố cục đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2
chương, 6 tiết.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học môn Thanh nhạc tại Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

10


Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp giúp Sinh viên ngành Sư phạm
Âm nhạc học tốt các học phần Thanh nhạc tại Trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng.

11


B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học môn Thanh nhạc tại Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
1.1. Đại cương về Thanh nhạc
1.1.1.Khái niệm
Định nghĩa về thanh nhạc, có rất nhiều các quan điểm, ý kiến khác nhau mà ngay
cả trên thế giới cũng có nhiều những khái niệm. Tơi xin đưa ra một vài định nghĩa của
các nhà giáo, giáo sư dưới đây.
Theo nhà giáo Nguyễn Trung Kiên:
Ca hát là một bộ mơn nghệ thuật đƣợc kết hợp hài hịa giữa âm nhạc và ngôn ngữ
được gọi là thanh nhạc, đã trở thành một phương tiện truyền cảm hứng giáo dục tư
tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và giải trí vơ cùng quan trọng trong đời sống xã hội. [9;7]
Theo Trần Ngọc Lan:
Ca hát được bắt nguồn từ ngôn ngữ. Ngôn ngữ sinh ra từ nhu cầu giao tiếp và
truyền tải ý nghĩa và tình cảm từ cá nhân này sang cá nhân khác. Ngôn ngữ đã trở
thành công cụ phản ánh thế giới khách quan, trở thành phương tiện giao tiếp và bộc lộ
tình cảm của con người với con người. Ca hát được cho là ngôn ngữ gián tiếp ở mức

độ cao. [18;15]
Thông qua những những khái niệm trên, tôi xin đưa ra kết luận Thanh nhạc là
một loại hình nghệ thuật của âm thanh, trong đó người hát sử dụng âm thanh của giọng
nói và ngơn ngữ để biểu đạt tâm tư, tình cảm của mình, đồng thời truyền tải nội dung,
ý nghĩa, thông điệp của bài hát tới người nghe. Bộ môn nghệ thuật này sẽ đạt tới đỉnh
cao hơn nếu người hát vận dụng các kĩ thuật thanh nhạc nhằm hướng tới một giọng hát
đẹp bao gồm những yếu tố căn bản như “vang, sáng, trịn”. Ngồi tạo ra những âm
thanh đa dạng như trầm, bổng, lên, xuống, dài, ngắn, giọng hát còn tạo ra những lời,
những tiếng, nhờ vậy mà âm nhạc đến gần hơn với người nghe và giúp người nghe
hiểu được nội dung của bản nhạc.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật Thanh nhạc
Giữa thế kỷ XVI Nghệ thuật Thanh nhạc lần đầu tiên ra đời tại thành phố
Napoly nước Ý phục vụ cho các mục đích giảng đạo và các sinh hoạt nhà thờ. Từ đây,

12


nghệ thuật Thanh nhạc hay còn gọi là lối hát Belcanto được phát triển mạnh mẽ khắp
toàn bộ nước Ý và nhiều nước châu âu khác. Có rất nhiều nhạc sỹ tài ba và tác phẩm
Thanh nhạc đã ra đời từ các trung tâm Âm nhạc lớn của châu âu do vậy khi đề cập tới
thành tựu của nên Thanh nhạc thế giới người ta thường đề cập tới lịch sử Thanh nhạc
Phương tây. Cùng với hệ thống lý luận sư phạm với những quy trình và giáo trình đào
tạo mang tính khoa học, đã và đang tiếp tục ảnh hưởng, chi phối và dẫn dắt toàn bộ các
hoạt động biểu diễn, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp của toàn nhân loại. Tiêu biểu là
Trường phái thanh nhạc Italia Trường phái thanh nhạc Anh, Pháp, Trường phái thanh
nhạc Đức, Trường phái thanh nhạc Nga. Những trường phái tiêu biểu này đã hình
thành quy trình đào tạo, chương trình, giáo trình, các cơ sở về lý luận thanh nhạc từ
hơi thở, kỹ thuật, âm sắc, âm khu giọng, tư duy, ngôn ngữ và các tài liệu nghiên cứu,
các bài tập thực hành làm cơ sở cho nghệ thuật thanh nhạc thế giới phát triển rực rỡ
như ngày nay.

Nhạc sĩ, ca sĩ và các tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng:
 Trường phái thanh nhạc Italia thế kỉ XVI
Ngay từ thế kỉ XVI, Italia đã là cái nôi của ca sĩ. Bắt đầu từ những bước đi
chập chững trong sự nghiệp đào tạo thanh nhạc, đặt nền móng cho phương pháp
Bel canto trong thế kỉ XVII, nước Italia trở thành môi trường tốt đẹp và cũng là
nguyên nhân trực tiếp cho sự ra đời Opera – seria.
Các ca sĩ nổi tiếng thời kì Opera – seria của phương pháp Thanh nhạc
Belcanto như là: Baldassre (1610 -1680), Caffarelli (1703 – 1783), Farinelli
(1705 -1782), Faustina Bordoni (1700 – 1780)...
Opera cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nhân vật trong Opera giai đoạn
này đều là những nhân vật nổi tiếng như:
Pietro Mascagni (1863 – 1945), nhạc sĩ đã viết 10 vở Opera như “Người
bạn Frizz” (1891), “Iliss”,...
Ruggero Leocavallo (1857 – 1915), nhạc sĩ đã viết vở “Thằng hề” “kị sĩ
làng quê” (1892)....
 Trường phái Thanh nhạc Pháp thế kỉ XX
Nước pháp thành lập Hội Âm nhạc dân tộc, các nhà tác khúc tài năng Franck,
D’Ily, Dukas... có những cống hiến đáng kể về Thanh nhạc.
Paul Dukas (1865 – 1935) có vở Opera 3 màn “Ariane và lão râu xanh”.

13


Gaberiel (1845 – 19240, ông sáng tác gần 100 ca khúc, trong đó có ba liên
khúc tiêu biểu: “Ca khúc đẹp”(1891-1892), “Bài ca của Eva”(1907-1910),
“Vườn hoa khép kín”(1915-1918)...
Một số ca sĩ tiêu biểu: Maria Felice Malibran (1808-1836), Guiditta Pasta
(1798-1865)…
 Trường phái Thanh nhạc Đức và Áo thế kỉ XX
Trong thời kì giao thời, nghê thuật Thanh nhạc Đức và Áo mang khuynh

hướng chủ nghĩa lãng mạng.
Richard Strauss (1864-1949), là nhạc sĩ lớn tiêu biểu. Hai vở đầu tiên của ông
là “Guntram”(1893) và “Thiếu lửa”(1901)...
Arnold schoenberg(1874-1951), là một trong những nhà soạn nhạc người Áo
vĩ đại với bản cantata – giao hưởng “Bài ca Gure”
Alban Berg (1885- 1935), là nhà soạn nhạc áo với bản “Wozzeck”(19171921)
Carl Orff (1895-1982), nhà tác khúc Đức với bản “Mặt trăng”(1939), “Cô gái
lanh lợi”(1943)
Một số ca sĩ tiêu biểu: Nichelmina Schoroder-Devrient (1804-1860),
Henriette sontag (1806-1854)…
 Trường phái Thanh nhạc Anh thế kỉ XIX – XX
Sau khi Purcell qua đời, nền Thanh nhạc Anh trì tuệ suốt 200 năm dài. Mãi
đến giao thời thế kỉ XIX – XX Thanh nhạc Anh mới bắt đầu khỏi sắc và được
coi là “thời kì Âm nhạc phục hưng Anh”.
Arthur Sullivan (1842-1900), với vở đặc sắc như “Cox và Box”
Edwad Elgar (1857-1934), với vở “ánh sáng đời người”(1896)
 Trường phái thanh nhạc Nga thế kỉ XIX – XX
Cuối thế kỉ XIX, Thanh nhạc nước Nga đi vào chuyên nghiệp hóa, quốc tế
hóa với một số nhà soạn nhạc tiêu biểu như:
Rachmaninov (1873-1943), Opera đầu tay “Aleko” (1983), “Franceseco ở
Romini” (1904)
Strwinsky (1882-1971), với tác phẩm “Tế lex mùa xuân” (1913)
Ca sĩ nổi tiếng: Shaliapin (1873-1938), Pauline Garcia –viador (1821-1910)
Trải qua hàng nghìn giai đoạn lịch sử, nghệ thuật Thanh nhạc đã từ từng bước
dần hình và phát triển một cách tồn diện. Mặc dù nghệ thuật Thanh nhạc opera và bel

14


canto cịn xa lạ đối với nhân ta, nhưng tơi tin chắc chắn rằng, đất nước đất nước ta

cũng sẽ có một nền nghệ thuật Thanh nhạc chuyên nghiệp vừa dân tộc vừa hiện đại,
mang tính quốc tế cao. Cũng như các ngành kinh tế, khoa học và văn hóa, Âm nhạc –
Thanh nhạc nước ta hẳn sẽ có một ngày hội nhập và sánh vai với các nước tiên tiến
trên thế giới.
1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của môn Thanh nhạc
GS. Nguyễn Trung Kiên cho rằng: “Kỹ thuật thanh nhạc bao gồm kỹ thuật phát
triển giọng hát (hơi thở, âm khu, âm vực, âm sắc), các kỹ thuật hát (hát liền giọng, hát
âm nảy, hát chạy nhanh nhiều nốt, hát từ nhỏ đến to, từ to đến nhỏ, hát rung, tri,
láy…)”. [9;17]
Kỹ thuật thanh nhạc đang được giảng dạy trong các cơ sở đào tạo thanh nhạc hiện
nay ở Việt Nam là sự phối hợp các kỹ thuật thanh nhạc tiên tiến trên thế giới cộng với
các kỹ thuật ca hát truyền thống của dân tộc. Một trong những kỹ thuật thanh nhạc
đang được áp dụng để đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo trên thế giới
hiện nay là kỹ thuật bel canto vốn xuất hiện và phát triển đồng hành với sự ra đời của
loại hình nghệ thuật sân khấu opera ở Ý. Kỹ thuật này ảnh hưởng đến việc giảng dạy
thanh nhạc trên toàn thế giới từ nhiều thế kỷ trước cùng với kỹ thuật thanh nhạc hiện
đại. Trong các giáo trình đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp hiện nay ở Việt Nam, phần các
tác phẩm ca khúc cổ điển, romance, aria của nước ngồi chiếm một vị trí rất quan
trọng đều có đề cập đến việc sử dụng kỹ thuật thanh nhạc bel canto một cách toàn diện
từ hơi thở, khoảng vang, vị trí, khẩu hình, nhả chữ, sự biểu hiện về ngơn ngữ, văn hố
và các kiến thức âm nhạc liên quan. Tuy nhiên hiểu một cách cụ thể về lịch sử hình
thành và phát triển opera mà ở đó kỹ thuật bel canto (kỹ thuật hát đẹp) đang được sử
dụng và ảnh hưởng đến quá trình đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trên thế giới trong
đó có Việt Nam thì khơng phải ai cũng ý thức được. Mặc dầu trong chương trình đào
tạo, học phần Lịch sử âm nhạc thế giới có đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển
opera, nhưng rất ít sinh viên tìm hiểu sâu loại hình opera và kỹ thuật thường ngày họ
luyện giọng, vẫn tập hơi thở, mở khẩu hình, tập khoảng vang và hát các aria.
Đối với sinh viên ngành Sư phạm âm nhạc, môn thanh nhạc chỉ được đào tạo với
quỹ thời gian hạn hẹp so với việc học thanh nhạc chuyên ngành, nên việc tập luyện và
vận dụng hết các kĩ thuật thanh nhạc là một đòi hỏi rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình


15


tập luyện cũng phải tiếp cận và thực hiện ở mức độ có thể hát được một số tác phẩm
thanh nhạc có các yêu cầu về các kĩ thuật hát.
Một số kỹ thuật thanh nhạc cơ bản mà bạn sẽ được học có thể kể đến như:
PORTAMENTO
Portamento được hiểu là kỹ thuật luyến – ngắt, chuyển từ 1 note cao ngân dài
sang các note khác mà không làm gián đoạn hơi thở. Đây là kỹ thuật được các ca sĩ sử
dụng rất nhiều trong các bài hát để phô diễn kĩ thuật và làn hơi dài mà không làm gián
đoạn dòng cảm xúc liền mạch ngay cả ở đoạn cao trào.
INTERPOLATED NOTE
Interpolated note hay note thêm (hát thêm note) là 1 kĩ thuật rất phổ biến khi hát
các ca khúc cách mạng và thậm chí là cả các ca khúc nhạc nhẹ. Interpolated note giúp
khoe âm vực và những note cao đẹp. Khi thể hiện ca khúc đến những note cao, người
ta sẽ lên tone và thêm vào 1 note (thường là cao hơn 1 quãng 3, 1 quãng 5). Cũng có
trường hợp ngược lại ít phổ biến hơn là xuống thấp hơn 1 quãng 3 những note trầm
nhất (đối với nam trầm hoặc nữ trầm) để khoe note trầm đẹp.
STACCATO
Staccato thường được gọi là hát nẩy, kỹ thuật Thanh này dùng mơ phỏng tiếng
chim hót, tiếng suối reo và các hiện tượng thiên nhiên khác. Staccato yêu cầu âm thanh
bật ra phải chắc, dày và rõ. Người hát cần phải nảy âm, dồn âm thanh ở vùng bụng và
bật thật mạnh tạo thành những âm thanh sắc nét và khỏe.
LEGATO
Ngược lại với Staccato, Legato có nghĩa là hát liền note. Một kĩ thuật Legato
được đánh giá tốt là khi hát liền note một chuỗi note nhạc trong một làn hơi mà giọng
hát vẫn êm mượt, đúng note và chuẩn xác về cao độ. Kỹ thuật Legato là một nội dung
khơng thể thiếu trong q trình giảng dạy thanh nhạc.
GLISSANDO

Glissando là kỹ thuật hát lướt nửa cung từ một nốt đến các nốt khác. Glissando
yêu cầu nhẹ nhàng, uyển chuyển, liền giọng và không ngắt quãng của giọng hát
TRILLO

16


Trillo là kỹ thuật rung – láy, tương đối khó và xuất phát từ cách hát belcanto của
Ý. Trillo được sử dụng trong giảng dạy thanh nhạc lẫn chơi nhạc cụ. Người hát thường
láy đi láy lại 2 note liên tiếp với tốc độ cao, đôi khi được kết hợp với 1 note cao ngân
dài ngân dài sử dụng vibrato. Tuy nhiên chỉ những nghệ sĩ sở hữu kĩ thuật thanh nhạc
điêu luyện mới có thể chuyển từ trillo sang vibrato và ngược lại
PASSAGIO
Passagio tiếng Ý có nghĩa là hát lướt. Đây là một kỹ thuật quan trọng của ca hát
trong giá trị tăng cộng minh và nội lực của giọng hát. Passagio trong Thanh nhạc là sự
chuyển giọng giữa các âm vực của giọng hát, bao gồm 03 âm vực chính: giọng ngực
(chest voice), giọng giữa (midle voice) và giọng đầu (head voice).
PUNTATURA – KẾT LÊN
Phát triển từ Interpolated note, Puntatura là lỹ thuật hát note thêm khi kết bài.
Hiểu theo một cách đơn giản là bịa thêm nốt cao hơn (1 quãng 3, 1 quãng 5) so với
nguyên gốc bản nhạc. Việc thêm một note cao khi kết bài được khuyến khích bởi nó sẽ
tạo nên ấn tượng mạnh hơn rất nhiều.
Học tập kỹ thuật thanh nhạc chiếm một vị trí quan trọng trong việc đào tạo ca sĩ.
Bất cứ giọng hát nào, dù được trời phú cho chất giọng đẹp đến đâu, muốn trở thành ca
sĩ chuyên nghiệp cũng cần phải qua q trình hồn thiện giọng hát, phát triển kỹ thuật
thanh nhạc. Giọng hát đẹp vốn là điều đáng quý nhưng phải được gọt giũa, rèn luyện.
1.1.4. Phương pháp luyện tập thanh nhạc
Phương pháp sư phạm thanh nhạc mang tính đặc thù. Bởi giọng hát con người
được coi là một nhạc cụ sống, với mỗi chất giọng khác nhau, cơ thể khác nhau thì lại
cần có những bài tập phù hợp.

Phương pháp giảng dạy thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật liên quan nhiều đến
khoa học, song trong một thời gian dài, khoa học chưa chứng minh được một cách rõ
ràng những hoạt động trong cơ thể sống của con người khi tạo ra âm thanh. Vì vậy,
phương pháp giảng dạy thanh nhạc vẫn là phương pháp truyền đạt cho người học
những cảm giác, những kinh nghiệm ít nhiều mang tính chủ quan thơng qua tai nghe,
cảm giác về âm thanh, bắt chước…
Giáo dục, đào tạo sinh viên ngày nay chính là đào tạo những giảng viên, cán bộ
âm nhạc tương lai của đất nước. Chính vì thế, đưa ra phương pháp luyện tập thanh

17


nhạc đúng đắn là cơng việc rất quan trọng địi hỏi phải có hệ thống khoa học rõ ràng
về giáo dục tư tưởng cho người học, đào tạo lý luận âm nhạc, hoàn thiện giọng hát,
phát triển kỹ thuật thanh nhạc. Bên cạnh đó là đưa ra những nguyên tắc của việc luyện
tập thanh nhạc: Nguyên tắc thống nhất sự phát triển kỹ thuật, nghệ thuật; nguyên tắc
dần dần và liên tục nắm vững kỹ thuật hát; nguyên tắc tiếp cận với từng cá nhân học
sinh.
Phương pháp luyện tập thanh nhạc là cách thức, hành động có trình tự, được phối
hợp, tương tác với nhau giữa giảng viên và sinh viên nhằm đạt được mục đích luyện
tập. Nói cách khác phương pháp luyện tập là hệ thống những hành động có chủ đích
theo một trình tự nhất định của giảng viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt
động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung luyện tập và
chính như vậy mà đạt được mục đích luyện tập.
*Một số phương pháp luyện tập thanh nhạc giúp các bạn học hát tốt hơn:
1. Điều chỉnh khn miệng (khẩu hình)
Khẩu hình
Nói tới khẩu hình là nói tới cách mở miệng trong ca hát, đó là hình dáng bên
ngồi của miệng và sự kết hợp bên trong giữa môi, lưỡi, răng và khoang miệng. Cũng
như tư thế, khẩu hình khơng chỉ là mục đích đạt đến thẩm mỹ đối với người hát mà

quan trọng hơn, khẩu hình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ vang của
giọng hát, mở khẩu hình đúng thì giọng hát mới có thể đạt đến vang, sáng, trịn. Vì thế,
khi dạy học hát, giảng viên cần phải quan tâm đến luyện tập khẩu hình cho sinh viên.
Có những người mở khẩu hình rất hẹp khiến âm thanh hát như rít qua kẽ răng, có
người lại mở khẩu hình ngồi miệng q to, hoạt động của mơi bị chuyển động liên tục
khiến âm thanh như bị nhai đồng thời về thẩm mỹ cũng khơng đẹp. Có nhiều quan
niệm về mở khẩu hình: mở to, mở vừa phải, mở ngang, mở dọc… Dựa vào kinh
nghiệm giảng dạy thanh nhạc của bản thân, tơi thấy rằng, khẩu hình đúng là khoang
miệng được mở rộng phía trong, khẩu hình bên ngồi mở rộng một cách thoải mái, to
vừa phải, đẹp mắt. Khi khoang miệng bên trong được mở rộng, thoáng sẽ tạo điều kiện
cho âm thanh cộng hưởng ở các xoang và đi ra ngoài một cách dễ dàng. Muốn như thế,
phải mở tựa như khi ngáp, lưỡi gà (còn gọi là hàm ếch mềm) được treo lên và cuống
lưỡi hạ xuống mềm mại. Tuy vậy, đó chỉ là nguyên lý chung, còn thực ra, mở dọc hay
ngang, to hay nhỏ còn tùy thuộc vào trường hợp cụ thể khi hát vì liên quan tới các

18


nguyên âm i, e, u, a hay o…, liên quan tới loại giọng và tính chất âm nhạc của bài hát.
Chẳng hạn như nữ thường mở khẩu hình rộng hơn nam; nữ trung, nữ trầm mở dọc và
rộng hơn nữ cao trữ tình; bài hát vui nhộn, nhịp độ nhanh thì khẩu hình nhỏ mới linh
hoạt và ngược lại bài hát chậm, hồnh tráng thì khẩu hình cần mở to để âm thanh dày,
đầy đặn… Làm sao để khẩu hình phải luôn luôn mềm mại, không ảnh hưởng đến nét
mặt và cách nhả chữ hoặc chất lượng của âm thanh, ln đảm bảo cho âm thanh trịn,
vang, sáng và rõ lời.
2. Luyện giọng hát đúng theo gam
Khi luyện giọng hát theo gam phải tập từ nốt thấp đến nốt cao, đừng vội vàng học
những nốt cao trước, mặc dù những nốt cao sẽ khiến bạn cảm thấy phấn khích hơn,
cảm giác chuyên nghiệp hơn.
Cách điều chỉnh miệng để luyện giọng hát đúng theo gam. Dùng lưỡi và các cơ

quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm phát ra. Đơn giản nhất hãy tập phát âm
những âm ah, eh, ih… theo đúng khẩu hình miệng như trong hình minh họa. Chỉ mất
1-2 phút mỗi ngày cũng đủ để giúp bạn hát đúng và chính xác lời nhạc hơn trước kia.
Khi tập hát theo gam, bạn sẽ hát từ nốt thấp lên nốt cao. Ví dụ: Đồ Rê Mi Pha Son La
Si Đố rồi tương tự quay trở lại từ cao xuống thấp… Bài tập này là một bài khởi động
rất tốt, đồng thời nó cũng giúp bạn hát được những nốt cao và những nốt trầm nét hơn.
3. Tư thế luyện giọng hát hay
Tư thế là một phần quan trọng của các bài tập luyện thanh, bạn có thể ngồi hay
đứng nhưng phải thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng.
- Thẳng lưng : (thẳng xương sống : không gù lưng, không ẹo qua trái hoặc phải,
không ưởn người ra sau.Tạo ra một trụ đỡ, trên đó các cử động của tồn thân được
phối hợp và hoạt động dễ dàng.
- Thẳng đầu :Đầu thẳng góc với vai, khơng nghiêng qua trái hay qua phải, không
nâng cằm lên, không rướn cổ ra trước, khơng ép cằm xuống cổ. Có như vậy thì các cơ
bắp ở cổ họng sẽ hoạt động dễ dàng, không bị cản trở. Ngực vươn ra thoải mái giúp
cho hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống. Hai tay để xuôi hai
bên hông, khi không cầm sách hát.Nếu hai tay cầm sách thì để ngang tầm vai, để có
thể vừa nhìn sách vừa nhìn thấy người điều khiển, không cao quá che mặt, che tiếng ;
không thấp quá, mắt sẽ không theo dõi người điều khiển được, đồng thời đầu cúi quá

19


ảnh hưởng đến âm thanh. Hai cánh tay sau hơi đưa ra phía trước, cách hơng khoảng 45
độ. Cả hai tay đều giữ sách, nhưng tay trái là chủ yếu để tay phải có thể giở trang sách
khi cần. Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái nhích lên trước một ít, giúp cho ca viên
thăng bằng, vững chắc, thoải mái và lanh lợi. Sức nặng của thân chủ yếu dồn lên hai
phần trước của lịng bàn chân. Tồn thân hơi nghiêng về trước, luôn thẳng về trước,
kết hợp tư thế hai bàn chân, bảo đảm cho hoạt động của cơ lưng, cơ bụng được dễ
dàng.

Ngoài ra, ăn mặc quần áo chật quá, bó sát người, cũng làm ảnh hưởng đến hơi
thở, ít nhiều cũng giống như tư thế sai vậy.

Hình ảnh minh họa
4. Phát âm đúng
Phát âm đúng, tưởng chừng dễ nhưng không dễ bởi rất nhiều người (thậm chí là
ca sĩ bị sai âm tim hát thành tiêm….) gây khó chịu cho người nghe, mất đi sự chuyên
nghiệp. Bạn nên thử những bài tập phát âm cùng với những bài tập khởi động khác
trước khi bắt đầu hát.
5. Hát đúng tơng giọng của mình

20


Đừng gồng mình cố ép bản thân vào một trường phái biểu diễn nào đó khi mới
học luyện thanh. Hãy hát bình thường đúng tơng giọng thường ngày của bản thân. Hát
giọng tông cao hơn sức dễ bị lạc nhịp, hay hát nốt thấp q thì khơng ra thanh, điều
này dễ khiến bạn bị nản và từ bỏ.
Cứ hát bình thường đến đoạn nốt cao thì chịu khó lấy hơi sâu để dễ hát nhưng nếu
không thể lên cao nổi hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu, đến các
nốt thấp thì giữ hơi thở nhẹ nhàng, khí thốt ra một cách từ từ.
Hát giọng tơng cao hơn không phải là cách để luyện giọng hát hay như ca sĩ đâu
nhé. Luyện giọng mình thật đẹp và trịn trịa trước khi bắt đầu khn mẫu nào đó.
6. Điều chỉnh hơi thở khi tập hát
Luyện tập hơi thở là một vấn đề rất quan trọng trong dạy học hát, đặc biệt là với
hát chuyên nghiệp, là nền tảng không thể thiếu được trong việc luyện tập kỹ thuật
thanh nhạc. Có những quan niệm cho rằng, cốt lõi của thanh nhạc là hơi thở, hơi thở
tốt sẽ hát tốt. Tuy nhiên, đó chỉ là muốn đề cao vai trị quan trọng của hơi thở, thực tế,
hát tốt khơng chỉ cần có hơi thở mà cịn do nhiều yếu tố bởi phát âm là một quá trình
phối hợp giữa nhiều bộ phận của cơ quan phát âm.

Trong luyện tập hơi thở có kỹ thuật hít hơi và đẩy hơi. Hít hơi sâu, đầy đặn, âm
thanh sẽ dễ đạt đến trịn đầy; hít hơi nơng, âm thanh sẽ dễ bị mỏng, yếu, thiếu sức
sống. Đẩy hơi đủ độ, âm thanh sẽ chính xác; đẩy hơi nhiều quá, âm thanh sẽ chênh cao
lên; đẩy hơi không đủ, âm thanh sẽ bị “non”, bị thấp hơn độ cao cần thiết. Hít hơi và
đẩy hơi là hai hoạt động trái chiều nhau nhưng thống nhất của một quá trình, chúng tác
động qua lại lẫn nhau và ta không thể xem nhẹ một trong hai hoạt động đó. Kỹ thuật
hơi thở cịn liên quan đến việc khống chế và điều tiết hơi cho câu hát dài hay ngắn,
mạnh hay nhẹ… để phù hợp với tình cảm của bài hát.
Hít hơi và đẩy hơi cần phải như thế nào? Cách hít hơi vào và đẩy hơi ra trong
luyện tập học hát không giống như thở thơng thường. Thở thơng thường thì thời gian
thực hiện của hai q trình hít vào và thở ra có thể tương đối bằng nhau nhưng với học
hát thì hít vào cần nhanh cịn thở ra thì phải chậm và từ từ. Thời gian đầu tập luyện,
giáo viên cần thị phạm kết hợp với giải thích cho sinh viên hiểu, hướng dẫn cho sinh
viên phương pháp hít hơi nhanh và sâu, bằng cả mồm và mũi, khi để tay lên vùng thắt
lưng sẽ thấy bụng và hai bên sườn đều giãn nở ra.

21


Sau khi hít hơi sâu, nín thở từ một đến hai giây, rồi thở ra thật chậm và đều cho
đến khi hết hơi. Khi thở ra cảm thấy có tiếng xì nhẹ qua chân răng, tiếng xì càng lâu
càng tốt. Khi hít hơi sâu, lồng ngực như một quả bóng được thổi căng, khi thở ra giống
như quả bóng bị x́ì hơi bởi một lỗ châm kim, nghĩa là đẩy hơi ra rất chậm và đều.
Muốn điều tiết giữ được hơi đẩy ra chậm thì phải nén được hơi. Việc luyện tập hơi thở
phải thường xun, kiên trì và khơng được nơn nóng. Đặc biệt, khơng tập thở theo
kiểu hơm nay thế này, ngày mai thế khác mà phải tìm ra một phương pháp tập ổn định.
7. Kiên trì luyện tập
Học nhạc, học thanh âm, luyện giọng hay bất cứ điều gì cũng cần sự kiên trì. Mỗi
ngày tập hát không cần mất nhiều thời gian chỉ 5-10 phút trong lúc tắm hoặc trong lúc
nấu ăn bạn cũng có thể tự ngân nga những giai điệu tuyệt vời để luyện hát. Nếu cảm

thấy bản thân tiến bộ chậm, có thể bạn đang không tập luyện thường xuyên. Để tăng
tốc, hãy cố gắng dành ra mỗi ngày khoảng nửa giờ để tập hát.
1.1.5. Cơ quan phát âm
Theo như chúng tơi tìm hiểu và tổng hợp từ các giáo trình Phương pháp sư phạm
thanh nhạc của nhà giáo Nguyễn Trung Kiên và Phương pháp dạy thanh nhạc của nhà
giáo Hồ Mộ La trong đó cho rằng, tiếng hát được tạo ra bởi sự hoạt động tổng hợp của
cơ quan phát âm, bao gồm nhiều bộ phận làm việc gần như cùng một lúc, liên quan
chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Trong đó, cơ quan phát âm bao gồm bốn bộ
phận chính: phổi, thanh quản, cuống cọng và miệng.
Phổi là tổ chức gồm các tế bào xốp có độ co giãn lớn, cấu tạo thành túi. Những
túi này co giãn chứa đầy khơng khí, co lại để đẩy khơng khí ra ngồi. Khi ta hít hơi,
hai buồng phổi nở ra, sau đó ta hát hoặc nói, luồng khí từ phổi đẩy ra làm rung thanh
đới, phát ra âm thanh. Chất lượng của âm thanh cũng phụ thuộc vào luồng hơi thở từ
phổi đẩy ra tác động vào thanh đới. Luyện tập hơi thở chủ yếu luyện tập hơi thở tác
động vào phổi và các cơ hô hấp. Phổi được ngăn cách với bụng bởi một màng ngăn
giãn được gọi là hoành cách mơ.
Thanh quản là ống nối tiếp với khí quản, nằm ở phía trước cổ, phần giữa thanh
quản thắt lại như cổ chai, chỗ thắt lại này là do những dây cơ và sụn nằm chắn ngang
hai bên, đó là thanh đới. Thanh đới khi không hoạt động nằm ở hai bên ống thanh quản
tạo nên một khe hở đó gọi là khe thanh quản. Khe này thay đổi hình dáng lúc đóng, lúc
mở do thanh đới rung lên, dưới tác động của luồng hơi thở từ phổi ra.

22


Thanh đới là phần quan trọng nhất của thanh quản. Cấu tạo của nó gồm các dây
cơ và sụn. Thanh đới hoạt động khi chúng ta phát âm. Khi lấy hơi, luồng hơi thở tác
động lên thanh đới làm thanh đới rung lên và phát ra âm thanh. Đồng thời lúc đó thanh
đới cũng tác động trở lại. Hai lực này tác động qua lại và luôn luôn giữ ở mức độ phù
hợp. Nếu lực của luồng hơi qua mạnh hơn lực của thanh đới rung sẽ tạo ra âm thanh

quá căng thẳng như gào thét. Ngược lại, thì âm thanh tạo lại sẽ bị quá yếu hoặc không
đạt yêu cầu. Thanh đới là quan trọng bởi nếu hoạt động quá mức, thanh đới mỏi mệt,
sẽ dẫn đến hiện tượng khản tiếng hoặc giọng hát bất bình thường. Chúng ta hãy tập
thói quen hát đúng, tránh tình trạng hát q to, gào thét dễ dẫn đến mất giọng. Đây là
vấn đề “sống cịn” của ca sỹ chun nghiệp nếu khơng muốn bị mất giọng.
Phần trên thanh đới có hai khoảng trống ở hai bên, song song với nhau gọi là
buồng thanh quản. Phần trên cùng của thanh quản có một bộ phận nhỏ như cái nắp gọi
là nắp thanh nhiệt. Nắp này mở ra khi ta phát âm và đóng chặt khi nuốt thức ăn, để
thức ăn đi vào thực quản không lọt vào thanh quản, cuống họng. Khi thanh đới rung
lên tạo ra âm thanh, âm thanh đi từ khe thanh quản lên, được phóng to ra cuống họng.
Khi há miệng rộng, hạ cuống lưỡi xuống nhìn sâu bên trong ta thấy cuống họng.
Cuống họng cũng có thể mở ra được một chút. Nó là bộ phận truyền âm, nằm tiếp giáp
miệng, nên dễ ảnh hưởng của thời tiết, nóng lạnh, dễ bị kích thích. Do vậy cẫn giữ gìn
để cuống họng khơng bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến giọng hát.
Miệng là nơi âm thanh được phát ra bên ngoài. Đây là bộ phận được làm việc liên
tục trong suốt thời gian hát, hình dáng của nó thay đổi liên tục do sự phụ thuộc vào
ngôn ngữ. Hoạt động của miệng bao gồm cử động của hàm ếch mềm, lưỡi, mơi, hàm
dưới và rang. Miệng giữ vai trị quan trọng khi phát âm. Âm thanh phát ra ngoài từ
thanh đới thông qua hoạt động của miệng. Những bộ phận của miệng có tác dụng hỗ
trợ cho các hoạt động của thanh đới, hơi thở… Ca hát là nghệ thuật kết hợp giữa âm
nhạc và ngơn ngữ. Vì thế mà hoạt động của miệng để tạo ra âm thanh mang ý nghĩa
nội dung rất quan trọng. Ngoài các bộ phận chính thì cịn có những bộ phận rất quan
trọng nữa đó là xoang mũi, vịm mặt và trán.
1.1.6. Vị trí âm thanh trong thanh nhạc
Vị trí âm thanh trong thanh nhạc là một trong những yếu tố kĩ thuật quan trọng
bậc nhất. Âm thanh phát ra phải có vị trí cao, vang, sáng, trịn vành, rõ chữ. Đó chính
là tiêu chí của một âm thanh đẹp. Vị trí âm thanh gồm hai loại là cộng minh ngực và

23



cộng minh đầu. Cộng minh đầu chính là cảm giác khi ta hát tốt âm thanh phát ra không
phải vang từ miệng mà ở vị trí cao hơn đầu, hơi rung ở xương mặt. Người ta nói âm
thanh đó được đưa vào lớp “mặt nạ”. Trên xương vịm mặt có các hốc gọi là xoang
phụ của mũi, những xoang này ăn thông với nhau, được bao bọc bởi lớp niêm mạc có
những dây thần kinh. Dây thần kinh này bị kích thích rung động tạo nên cảm giác đặc
biệt gọi là cộng minh đầu. Cộng minh ngực là cảm giác rung vang ở lồng ngực. Hiện
tượng này xảy ra khi hát ở âm khu ngực. Nó chỉ xuất hiện khi thanh đới rung lên
những âm trầm, do đó khi hát giọng giả khơng có cảm giác cộng minh ngực. Hai cảm
giác này đều quan trọng giúp người ca sỹ đánh giá được hoạt động của cơ quan phát
âm đúng hay sai.
1.1.7. Phân loại giọng hát
1.1.7.1. Phân loại theo âm vực
Đây là phương pháp phân loại giọng hát phổ biến nhất. Âm vực của giọng là
khoảng cách từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất của giọng hát, dựa vào âm vực, người ta
phân chia các loại giọng nữ và giọng nam như sau:
- Giọng nữ cao (soprano): Âm vực từ đô quãng tám thứ nhất đến đô quãng tám
thứ ba (âm vực có thể mở rộng hơn).

Nốt chuyển giọng

Nốt chuyển giọng

Hiếm

- Giọng nữ trung (mezzo): Là loại giọng trung gian giữa nữ cao và nữ trầm; âm
vực từ nốt la quãng tám nhỏ đến la quãng tám thứ hai.

Nốt chuyển giọng


Nốt chuyển giọng

Hiếm

- Giọng nữ trầm (alto): Âm vực từ nốt fa quãng tám nhỏ đến fa quãng tám thứ
hai.

24


Nốt chuyển giọng

Nốt chuyển giọng

Hiếm

- Giọng nam cao (tenore): Âm vực từ nốt đô quãng tám thứ nhất đến đô quãng
tám thứ ba.

Nốt chuyển giọng
- Giọng nam trung (baritone): Âm vực từ nốt la quãng tám nhỏ đến nốt fa quãng
tám thứ hai.

Nốt chuyển giọng

Hiếm

- Giọng nam trầm (bass): Âm vực từ nốt mi quãng tám nhỏ đến nốt mi quãng tám
thứ hai.


Nốt chuyển giọng

Hiếm

Trên âm vực của giọng hát, ngƣời ta lại có thể phân chia thành nhiều âm khu
khác nhau. Theo nhà giáo Nguyễn Trung Kiên: “Âm khu của giọng hát là một chuỗi
âm thanh có âm sắc đồng nhất nằm trong âm vực của giọng hát, được tạo nên bởi
những hoạt động thống nhất của cơ quan phát âm” [8;74]. Mỗi một giọng hát đều có
một âm khu thuận lợi, hay còn gọi là âm khu "thế mạnh" của riêng nó: Nếu là giọng
nam cao, nữ cao thì âm khu thuận lợi là âm khu cao; trong khi giọng nam trung và nữ

25


×