Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ THỊ HỒNG XIÊM
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA
CƠNG TY THỰC PHẨM BÌNH VINH - ĐÀI LOAN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Nông – Lâm – Nghiệp

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Lớp

: K47 – QLTN & MT

Khóa học

: 2015 - 2019


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Dương Hồng Việt

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản thân em
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, thầy cơ giáo bộ
mơn khoa Quản lý tài ngun, gia đình cùng tồn thể bạn bè. Để có được kết
quả như ngày hôm nay, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý Tài nguyên cùng tồn thể q thầy cơ đã dành hết tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Đặc biệt em muốn nói lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
giáo ThS. Dương Hồng Việt - giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Giám đốc cùng các cô chú quản lý tại cơng
ty thực phẩm Bình Vinh - Đài Loan đã tạo điều kiện giúp đỡ cũng như cung
cấp số liệu để em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng muốn cảm ơn gia đình đã luôn động viên tinh thần và tạo điều
kiện cho em học tập trong suốt 4 năm học đại học, cảm ơn bạn bè thân thiết,
những người đã bên em và giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Trong quá trình thực tập dù đã cố gắng hết sức nhưng do kinh nghiệm
thực tế còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận của em khơng tránh
khỏi những thiếu sót do đó em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp

của thầy cơ, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Hà Thị Hồng Xiêm


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về đất nước Đài Loan.................................................................................... 4
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................. 4
2.1.2. Dân số Đài Bắc ............................................................................................................ 5
2.1.3. Khí hậu Đài Bắc ........................................................................................................... 5
2.1.4. Kinh tế Đài Bắc............................................................................................................ 6
2.1.5. Nhân khẩu Đài Bắc ...................................................................................................... 7
2.1.6. Du lịch Đài Bắc............................................................................................................ 8

2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................... 8
2.2.1. Các khái niệm có liên quan .......................................................................................... 8
2.2.2. Nguồn gốc, phân loại rác thải sinh hoạt..................................................................... 10
2.2.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng ...................... 14
2.2.4. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt ................................................................. 16
2.3. Vấn đề môi trường tại Đài Loan trong những năm gần đây ......................................... 19
2.4. Hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt của một số nước trên Thế giới, Việt Nam
và Đài Loan .......................................................................................................................... 22
2.4.1. Hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt của một số nước trên Thế giới .......... 22
2.4.2. Hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam ....................................... 24


iii
2.4.3. Hiện trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Đài Loan ...................................... 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 27
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 27
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................. 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 27
3.4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát .................................................................................. 27
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế .................................................................................... 28
3.4.3. Phương pháp kế thừa ................................................................................................. 28
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo ................................................ 28
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 29
4.1. Khái quát về công ty ..................................................................................................... 29
4.1.1. Lịch sử về Cơng ty Bình Vinh ................................................................................... 29
4.1.2. Sơ lược về bộ máy quản lý của Công ty Thực phẩm Bình Vinh ............................... 31
4.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm của công ty thực phẩm Bình Vinh.......................... 34
4.2.1. Một số mặt hàng sản xuất .......................................................................................... 34
4.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty ................................................................... 35

4.3. Đánh giá thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại Cơng ty thực phẩm Bình Vinh .... 37
4.3.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải tại Công ty................................................................... 37
4.3.2. Khối lượng rác thải .................................................................................................... 38
4.4. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại Công ty ...... 40
4.5. Một số tồn tại và đề xuất giải pháp cải thiện việc quản lý rác thải sinh hoạt tại Cơng ty
thực phẩm Bình Vinh- Đài Loan. ........................................................................................ 44
4.5.1. Một số tồn tại trong việc quản lý rác thải .................................................................. 44
4.5.2. Đề xuất giải pháp cải thiện về quản lý chất thải sinh hoạt trong công ty .......................... 45
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 47
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 49
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

Ý nghĩa

1

BVMT

Bảo vệ mơi trường


2

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

3

NT$

Đài Tệ ( tiền Đài Loan)

4

EPA

Cục Bảo vệ môi trường Đài Loan

5

KG

Kilogram

6

GMP

Hệ thống tiêu chuẩn thực hành sản xuất


7

NĐ-CP

Nghị định- Chính phủ

8

BP

Bộ phận

9

WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới


v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại rác thải sinh hoạt ............................................................. 12
Bảng 2.2. Chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau ......................... 13
Bảng 4.1. Tổng sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng 6,7, và tháng 8. .... 36
Bảng 4.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải .......................................................... 37
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải theo nguồn gốc ............................................... 38
Bảng 4.4. Khối lượng rác thải theo các dây chuyền sản xuất ......................... 39

Bảng 4.5. Khối lượng rác thải phát sinh và thu gom theo các năm ................ 40
Bảng 4.6. Các trang thiết bị phục vụ quá trình thu gom rác thải .................... 41
Bảng 4.7. Nguồn nhân lực trong công tác thu gom rác thải của công ty ........ 42


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ Đài Loan ............................................................................... 4
Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt.......................................... 11
Hình 2.3. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường và con người .. 14
Hình 2.4. Quy trình làm phân bón từ rác hữu cơ ............................................ 18
Hình 4.1. Cửa hàng tiện ích FamilyMart ........................................................ 30
Hình 4.2. Bộ máy tổ chức Cơng ty.................................................................. 31
Hình 4.3. Một số mặt hàng được bày bán tại cửa hàng Family Mart ............. 35
Hình 4.4. Biểu đồ tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong tháng 6,7 và tháng 8 .36
Hình 4.5. Phân loại rác tại nhà ăn cơng ty ...................................................... 43
Hình 4.6. Phân loại tài nguyên tái chế tại công ty .......................................... 44


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Môi trường là nơi để con người sống, học tập và lao động. Do vậy mơi
trường chính là vấn đề quan tâm hàng đầu khơng chỉ của riêng Việt Nam mà
còn là của tất cả các quốc gia trên toàn Thế giới. Với sự bùng nổ gia tăng dân
số cũng như bùng nổ về sản xuất cơng nghiệp trên Thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng đã làm cho mơi trường ngày càng bị phá hủy trầm trọng.

Bầu khơng khí, nguồn đất, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề do con người tàn
phá thiên nhiên đồng thời con người thải vào thiên nhiên một lượng rác thải
không hề nhỏ.
Chúng ta đều hiểu rằng, một khi ơ nhiễm mơi trường xảy ra thì chính
lồi người chúng ta cùng những sinh vật khác trên Trái Đất sẽ là đối tượng
chịu ảnh hưởng đầu tiên, những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến sự sống hôm
nay và mai sau. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được
cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm xã hội càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác
thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn ở, tiêu dùng của
con người được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt qua khả năng tự
làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Vấn đề quản lý và
xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề tồn cầu, khơng chỉ riêng Việt Nam và
cịn là vấn đề của mọi quốc gia trên thế giới. Vì thế mà nhiều phương án được
nước ta đề ra về công tác quản lý và xử lý rác thải để cho phù hợp với sự phát
triển kinh tế xã hội hiện nay.
Ở nước ta việc ô nhiễm môi trường do chất phế thải gây ra đang là vấn
đề bức xúc. Nhìn chung, do cơ sở hạ tầng cịn thấp kém, đầu tư để thu dọn
còn rất hạn hẹp, khâu xử lý hầu như khơng có, do vậy chất phế thải đang là


2

nguồn gây ô nhiễm nặng nề. Phế thải không được xử lý gây ơ nhiễm bầu
khơng khí, nguồn nước ngầm và là mầm mống gây nên nhiều dịch bệnh. Mặt
khác, chất thải khơng được xử lý cịn làm xấu đến cảnh quan thiên nhiên, gây
ấn tượng không tốt cho du khách thập phương, nhất là trong thời kỳ có nhiều
đầu tư nước người và khách du lịch. Chính chất thải cũng là thước đo văn
minh đô thị, sức khỏe, tiềm lực kinh tế và khả năng lao động của cộng đồng.
Đó là tình hình thực tiễn ở nước ta hiện nay, vậy vấn đề môi trường,

công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Đài Loan cụ thể là cơng ty
thực phẩm Bình Vinh như thế nào, xuất phát từ thực trạng trên cũng như được
sự đồng ý, nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Quản
lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn
trực tiếp của thầy giáo ThS. Dương Hồng Việt em tiến hành nghiên cứu và
thực hiện đề tài: “Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý,
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty Thực phẩm Bình Vinh Đài Loan”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu về cơng ty thực phẩm Bình Vinh - Đài Loan.
- Điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm của Công ty.
- Điều tra hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt của Công ty thực phẩm
Bình Vinh - Đài Loan.
- Điều tra cơng tác thu gom, xử lý, quản lý rác thải sinh hoạt của Công ty.
- Đề xuất ra được một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả, công
tác quản lý rác thải rác thải sinh hoạt tại công ty.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Tạo điều kiện cho sinh viên ứng dụng kiến thức của các môn học vào
thực tế.


3

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho
việc xây dựng những phương án về công tác xử lý rác thải và bảo vệ mơi
trường ở Cơng ty Thực phẩm Bình Vinh - Đài Loan.
- Là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá ảnh hưởng của
rác thải sinh hoạt đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác bảo
vệ môi trường.
- Rèn luyện về ý thức tổ chức, kỷ luật, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ

năng làm việc độc lập và theo nhóm.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh cũng như tình hình quản lý,
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty Thực phẩm.
- Góp phần nâng cao ý thức của khơng chỉ nhân viên mà tất cả công
nhân lao động trong công ty để bảo vệ môi trường, nâng cao kiến thức vào đời
sống và thực tiễn.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về đất nước Đài Loan
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đài Bắc nằm trên một khu vực được gọi là Bồn địa Đài Bắc
ở Bắc Đài Loan. Thành phố giáp với sông Tân Điếm ở phía nam và sơng Đạm
Thủy ở phía tây. Địa hình nói chung thấp tại các khu vực trung tâm ở phía tây
và dốc dần lên các vùng phía nam, đơng và đặc biệt là phía bắc, đỉnh cao nhất
có cao độ 1.120 mét tại Thất Tinh Sơn, ngọn núi lửa đã tắt cao nhất tại Đài
Loan nằm ở Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn. Quận miền bắc Sỹ Lâm
và Bắc Đầu mở rộng về phía bắc của sơng Cơ Long và có ranh giới là Cơng
viên Quốc gia. Thành phố Đài Bắc có diện tích đứng thứ 16 trong số 25 huyện
và thành phố tại Đài Loan [4].

Hình 2.1. Bản đồ Đài Loan [14]


5


2.1.2. Dân số Đài Bắc
Dân số Đài Bắc ước tính là 2.618.722 người (Số liệu thống kê dân số
2018 của Liên Hợp Quốc) [6]. Đài Bắc, Tân Bắc, và Cơ Long tạo thành vùng
đô thị Đài Bắc với dân số lên tới 7.044.273 người. Tuy nhiên, ba đơn vị này
được quản lý bởi ba chính quyền địa phương khác nhau. “Đài Bắc” thỉnh
thoảng được dùng để đề cập tới toàn bộ vùng đơ thị, cịn “thành phố Đài Bắc”
sẽ chỉ dùng để đề cập tới thành phố. Thành phố Đài Bắc được Tân Bắc bao
quanh tất cả các phía và là vùng đô thị đông dân thứ 40 trên thế giới.
2.1.3. Khí hậu Đài Bắc
Khí hậu Đài Bắc có khá nhiều nét tương đồng với Việt Nam, khí hậu
nhiệt đới, độ ẩm cao. Mùa hè ở Đài Bắc thường bắt đầu vào tháng 5 và kết
thúc vào tháng 9, thời tiết rất nóng, mùa đơng ngắn nhưng rất lạnh, thơng
thường từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết Đài Bắc rất khó dự báo và hay có
nhiều biến đổi, ban ngày nhiệt độ có thể lên đến 25°C – 27°C nhưng ban đêm
có thể giảm xuống 15°C. Đài Loan có khí hậu nhiệt đới đại dương. Phần phía
bắc của đảo có mùa mưa từ cuối tháng một cho đến cuối tháng 3 do gió mùa
đơng bắc đem tới. Hịn đảo có khí hậu nóng, ẩm từ tháng 6 đến tháng 9. Vùng
trung và nam đảo khơng có gió mùa đơng bắc vào mùa đông. Các thiên tai
như bão và động đất thường xuyên xảy ra tại hòn đảo [15].
Đài Loan có một mật độ dân số cao với nhiều nhà máy, điều này đã làm
cho nhiều khu vực trên đảo đã bị ô nhiễm nặng nề. Đáng chú ý là các khu
ngoại ơ phía nam Đài Bắc và phía tây Đài Nam và phía nam của Cao Hùng.
Trong quá khứ, Đài Bắc đã phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm vì có nhiều
phương tiện giao thơng và nhà máy, nhưng cùng với việc bắt buộc sử dụng
xăng không chỉ và thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường, chất lượng khơng
khí của Đài Loan đã được cải thiện rất nhiều. Xe tay ga, đặc biệt là xe có
động cơ hai bánh thì có thể bắt gặp mọi nơi tại Đài Loan, cũng góp một phần
nhỏ vào nạn ơ nhiễm.



6

2.1.4. Kinh tế Đài Bắc
Đài Bắc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đài Loan. Đại học
Quốc lập Đài Loan nằm tại Đài Bắc, cũng như Bảo tàng Cố Cung vốn là nơi
có một trong những bộ sưu tập cổ vật và thư họa Trung Hoa lớn nhất trên thế
giới. Đài Bắc được coi là một thành phố toàn cầu,và là một phần của một
vùng kỹ nghệ chính. Tàu hỏa, tàu cao tốc, quốc lộ, sân bay và các tuyến xe
khách kết nối Đài Bắc với tất cả các nơi khác trên toàn Đài Loan. Nhu cầu
hàng không của thành phố được đáp ứng bởi hai sân bay – Sân bay Tùng Sơn
và Sân bay Đào Viên. Là thủ đô của Đài Loan, Đài Bắc là trung tâm trong sự
phát triển kinh tế nhanh chóng của quốc đảo và đã trở thành một trong các
thành phố toàn cầu về chế tạo các mặt hàng công nghệ cao cũng như các bộ
phận thành phần của chúng. Là một phần của điều được gọi là kì tích Đài
Loan, thành phố đã có mức tăng trưởng đáng kể theo sau đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong thập niên 1960. Với khoảng 24% tổng diện tích đất đai được
dùng để canh tác, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được Đài Loan
quan tâm phát triển hàng đầu. Và các tiến bộ về máy móc nơng nghiệp đóng
vai trị quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ nông
nghiệp, giúp tiết kiệm sức lao động và nâng cao hiệu quả canh tác cho nông
dân Đài Loan. Hiện tại, “thành phố thông minh” Đào Viên – nơi sản xuất hoa
và cây trồng lớn nhất Đài Loan, là nơi cung cấp nơng sản chính cho miền Bắc
Đài Loan - đang tổ chức Hội chợ nông nghiệp Đào Viên 2018 (từ ngày 4/4 –
13/5) trong khuôn viên khoảng 30ha, nhằm quảng bá cho xu hướng sống xanh
và công nghệ thông minh. Hội chợ được chia thành nhiều khu vực trưng bày
với những chủ đề khác nhau, như Môi trường bền vững, Cơng nghệ thơng
minh, Nghệ thuật sáng tạo văn hóa, Các ngành nghề đặc trưng của địa
phương…Nổi bật trong số đó là khu vực giới thiệu các thành tựu máy móc
nơng nghiệp sáng tạo, nơi tập hợp các thành tựu nghiên cứu và phát triển máy
móc nơng nghiệp của Đài Loan trong những năm gần đây. Có tổng cộng 62



7

thành tựu máy móc trong các lĩnh vực rau củ quả, cây ăn trái, ngũ cốc, nhà
kính… từ các viện nghiên cứu nông nghiệp lẫn các công ty tư nhân được
trưng bày (Bích Trâm 2018) [2].
Đài Bắc và các vùng lân cận từ lâu đã là vùng công nghiệp quan trọng
nhất của Đài Loan, bao gồm các ngành công nghiệp thuộc khu vực hai và khu
vực ba. Hầu hết các nhà máy quan trọng về sản xuất dệt may của đất nước đều
nằm tại đây, các ngành công nghiệp khác bao gồm chế tạo các sản phẩm và
linh kiện điện tử, máy móc và thiết bị điện, vật liệu in, thiết bị chính xác, các
loại thực phẩm và đồ uống, như các cơng ty Shihlin Electric, CipherLab và
Insyde Software. Đóng tàu, bao gồm du thuyền được thực hiện tại cảng Cơ
Long ở phía đơng bắc thành phố (Bích Trâm 2018) [2].
Dịch vụ, bao gồm những lĩnh vực liên quan đến thương mại, giao
thông, và ngân hàng đã ngày càng trở nên quan trọng. Du lịch tuy còn là một
thành phần nhỏ song đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế địa phương với
tổng số du khách quốc tế đạt gần 3 triệu lượt trong năm 2008. Đài Bắc có các
điểm du lịch tham quan hàng đầu và đóng góp một phần đáng kể vào ngành
du lịch doanh thu 6,8 tỷ đô la Mỹ của ngành du lịch tại Đài Loan. Các thương
hiệu quốc gia như ASUS, Chunghwa telecom... đặt trụ sở chính tại Đài Bắc
(Bích Trâm 2018) [2].
2.1.5. Nhân khẩu Đài Bắc
Thành phố Đài Bắc là nơi sinh sống của 2,6 triệu người, trong khi
Vùng đô thị Đài Bắc có dân số khoảng 6,8 triệu người. Dân số tại phần lõi của
thành phố đã suy giảm trong những năm gần đây trong khi dân số tại Tân
Bắc bao quanh lại tăng lên. Do địa hình cũng như có sự phát triển khác nhau
giữa các khu vực, dân cư Đài Bắc phân bố không đều. Các quận Đại An,
Tùng Sơn và Đại Đồng có mật độ dân cư cao nhất. Giống như phần cịn lại

của Đài Loan, Đài Bắc có bốn nhóm dân cư chính: người Phúc Kiến, người
Đại lục, người Khách Gia, và dân nguyên trú (thổ dân). Mặc dù người Phúc


8

Kiến và người Đại lục chiếm phần lớn cư dân của thành phố, trong các thập
niên gần đây đã có nhiều người Khách Gia chuyển cư đến Đài Bắc. Số dân
nguyên trú tại thành phố là 12.862 người (<0,5%), tập trung chủ yếu ở các quận
ngoại thành. Có 52.426 người nước ngoài chủ yếu đến từ Indonesia, Việt Nam,
Thái Lan tại Đài Bắc vào cuối năm 2018 (Liên Hợp Quốc 2018) [6].
2.1.6. Du lịch Đài Bắc
Ngành du lịch đóng một vai trò quan trọng đối với kinh tế Đài Bắc.
Năm 2013, hơn 6.3 triệu khách quốc tế đã đến Đài Bắc, giúp thành phố trở
thành khu vực được thăm quan đông thứ 15 thế giới trong năm ấy. Nguồn thu
từ du lịch đóng góp 10.8 tỉ USD cho kinh tế thành phố, nhiều thứ 9 thế giới và
hơn bất kì một thành phố nói tiếng Hoa nào. Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở
Đài Bắc như: Taipei 101, đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, chợ đêm Shilin,
thiên đường mua sắm Ximending,… [16].
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Các khái niệm có liên quan
 Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố
định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn
sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải phát sinh
từ hoạt động hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs 2016) [11].
 Chất thải: Là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật BVMT, 2014) [5]. Tất cả những vật
và chất mà người dùng khơng cịn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong
một số ngữ cảnh nó có thể là khơng có ý nghĩa với người này nhưng lại là lợi
ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất

khơng cịn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
- Theo điều 3 Nghị Định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn .[3]


9

 Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
 Chất thải thông thường: Là chất thải không thuộc danh mục chất thải
nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại
dưới ngưỡng chất thải nguy hại.
 Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt): Là chất thải rắn
phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
 Chất thải rắn công nghiệp : Là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
 Phân loại chất thải: Là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân
định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy
trình quản lý khác nhau.
 Vận chuyển chất thải: Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát
sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết)
tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển.
 Xử lý chất thải : Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly thiêu đốt, tiêu
hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
 Tái sử dụng chất thải: Là việc sử dụng lại chất thải một cách trực
tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải.
 Sơ chế chất thải: Là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn
thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để

tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của
chất thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau.
 Tái chế chất thải: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.


10

 Cơ sở xử lý chất thải: Là cơ sở thực tiễn dịch vụ xử lý chất thải (kể
cả hoạt động tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải).
 Chủ thu gom , vận chuyển chất tải rắn sinh hoạt: Là tổ chức, cá nhân
thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
 Chủ xử lý chất thải: Là tổ chức cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở
xử lý chất thải.
2.2.2. Nguồn gốc, phân loại rác thải sinh hoạt
* Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số, mức sống của
người dân tăng lên trong các đô thị và các vùng nông thôn, khối lượng chất
thải sinh hoạt ngày càng gia tăng. Qúa trình nghiên cứu cho thấy nguồn phát
sinh chất thải bao gồm: Các khu dân cư, các khu thương mại, các cơ quan
công sở, các khu xây dựng và phá hủy các cơng trình xây dựng, các khu cơng
cộng, các nhà máy xử lý chất thải, các khu công nghiệp, các vùng nông
nghiệp.... (Nguyễn Xuân Duyên, 2004) [8].
- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư
tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa,
cao su,…cịn có một số chất thải nguy hại.
- Từ các khu thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ
quan, khách sạn,…Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các
khu dân cư (thực phẩm, giấy, catton,..).

- Các cơ quan, cơng sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành
chính: lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động
thương mại nhưng khối lượng ít hơn.
- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá,
dỡ bỏ các cơng trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt
thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ
không dùng nữa.
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan,
chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,…Rác thải bao gồm cỏ
rác, rác thải từ việc trang trí đường phố.


11

- Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước
rác, các quá trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân
compost,…
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh
từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng, q trình đốt nhiên
liệu, bao bì đóng gói sản phẩm,…Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh
hoạt của nhân viên làm việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ
các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,… Rác thải chủ yếu
thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng
trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Các hoạt động kinh tế xã
hội của con người

Các quá

trình phi
sản xuất

Hoạt động
sống và tái
sản sinh
con người

Các hoạt
động
quản lí

Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại

CHẤT THẢI SINH HOẠT
Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
(Nguyễn Xuân Duyên, 2004)
* Phân loại rác thải sinh hoạt
- Phân loại theo thành phần
Các loại rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý cần phải được
phân loại rác ngay tại hộ gia đình. Có nhiều cách nhận biết rác thải sinh hoạt.


12

Nhưng chúng ta sẽ phân loại rác thải làm rác thải hữu cơ dễ phân hủy và rác
thải khó bị phân hủy:

+ Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy: Đây là những loại rác dễ bị thối rữa ở
trong điều kiện tự nhiên sinh ra các mùi hôi thối khó chịu có thể kể đến
như các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), hay là vỏ trái cây,…
Các loại rác thải khó phân hủy sẽ được chia làm 2 loại bao gồm đó là
rác tái chế và rác thải không tái chế. Loại rác tái chế là các loại rác có thể sử
dụng được lại nhiều lần trực tiếp hoặc sẽ được chế biến lại như là: giấy, bìa
các tơng, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,…) hay là các loại nhựa…Cịn lại
các loại rác khơng tái chế thì sẽ là phần thải bỏ.
Bảng 2.1. Phân loại rác thải sinh hoạt
Loại

Nguồn gốc
Các vật liệu làm từ giấy

Ví dụ
Các loại giấy, các mảnh bìa, giấy vệ
sinh...

Rác
hữu cơ

Có nguồn gốc từ sợi

Vải, len, bì tải, bì nilon...

Các vật liệu và sản phẩm

Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, thang,

làm từ tre, gỗ, rơm....


giường, đồ chơi...

Các vật liệu và sản phẩm

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ cất

được chế tạo từ chất dẻo

dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây
bện, túi bì nilon...

Các chất thải từ đồ ăn thực

Các cọng rau, thức ăn thừa, vỏ hoa

phẩm

quả, thân cây, lõi ngô...

Các vật liệu và sản phẩm Bóng, gang tay cao su, dây cao su...
được chế tạo từ da và cao su
Các loại vật liệu và sản
Rác
vô cơ

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào sắt, dao,

phẩm được chế tạo từ sắt mà nắp, lọ...
dễ bị nam châm hút

Các vật liệu không bị nam

Vỏ hộp nhôm, giấy bao...

châm hút.

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011)


13

- Phân loại theo nguồn phát sinh:
Các nguồn phát sinh chất thải rắn từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể
như: chất thải rắn đô thị, chất thải rắn nông thôn, chất thải rắn công nghiệp,
chất thải rắn y tế.
Bảng 2.2. Chất thải rắn theo các nguồn phát sinh khác nhau
STT

Nguồn
phát sinh

Tính
chất

Loại chất thải
Rác thực phẩm, giấy, da, vải, rác vườn, rác gỗ,

1

Chất thải


Thông

thủy tinh, ion, kim loại, lá cây, vật liệu xây dựng

thường

thải từ xây sửa nhà, đường giao thông, vật liệu
thải từ công trường...

rắn đô thị
Nguy
hại

Thông
Chất thải
2

thường

rắn nông
thôn

Nguy
hại

Chất thải
3

rắn công

nghiệp

4

Chất thải
rắn y tế

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin,
săm lốp xe, sơn thừa, bao bì thuốc diệt cỏ, chuột,
ruồi, muỗi...
Rác thực phẩm, giấy, da, vải, rác vườn, rác gỗ,
thủy tinh, ion, kim loại, lá cây, rơm, rạ, cành lá
cây, chất thải chăn nuôi...
Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin, săm
lốp xe, sơn thừa, bao bì thuốc diệt cỏ, chuột, ruồi,
muỗi, các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật...

Thơng

Rác thải sinh hoat của cơng nhân trong q trình

thường

sản xuất và sinh hoạt...

Nguy
hại

Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng
hóa chất độc hại...


Thông

Chất thải từ nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành

thường

chính, bao gói thơng thường...

Nguy
hại

Phế thải phẫu thuật, bơng, gạc, chất thải bệnh
nhân, chất thải phóng xạ, hóa chất độc hại, thuốc
quá hạn sử dụng...

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011)


14

- Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
+ Chất thải phân hủy sinh học, chất thải khó phân hủy sinh học.
+ Chất thải cháy được, chất thải không cháy được.
+ Chất thải tái chế được: Kim loại, cao su, giấy, gỗ...
2.2.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Qúa trình nghiên cứu cho thấy đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
xã hội, tình trạng ơ nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt ngày càng trở nên
phổ biến hơn, ô nhiễm không chỉ ở các khu đơ thị, thành phố mà cịn ở cả
những vùng nơng thôn.

Rác thải tác động tới môi trường như thế nào còn phụ thuộc vào nền
kinh tế của từng đất nước, khả năng thu lượm và xử lý rác thải, mức độ hiểu
biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân và thái độ của họ đối với việc bảo
vệ mơi trường.
Chất thải sinh hoạt

Mơi
trường
khơng khí

Nước mặt

Nước
ngầm

Mơi
trường
đất

Con người và động vật
Hình 2.3. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường
và con người
(Bộ Tài Nguyên Môi Trường 2011)[1]


15

Qua hình 2.3 cho thấy chất thải sinh hoạt ảnh hưởng tới môi trường và
con người thông qua 4 con đường là mơi trường khơng khí, nước mặt, nước
ngầm, mơi trường đất. Cụ thể như sau:

- Ảnh hưởng tới môi trường đất:
Chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học hay khu thương mại khi đổ
vào môi trường đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tính chất của đất. Các
chất độc hại tích lũy trong đất làm thay đổi thành phần của đất như PH, hàm
lượng kim loại nặng, độ tơi xốp, q trình nitrat hóa ảnh hưởng tới hệ sinh
thái đất. Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su...) nếu khơng có giải pháp
xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thối hóa và làm giảm độ phì của đất ảnh
hưởng tới sự phát triển của thực vật và các động vật sống trong đất.
- Ảnh hưởng tới mơi trường nước:
Nước rác rị rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác có nồng độ các chất ô
nhiễm rất cao, gấp nhiều lần nước thải sinh hoạt thông thường. Nếu không
được quản lý chăt chẽ sẽ có nguy cơ gây ơ nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Ngồi ra rác thải cịn xâm nhập vào các hệ thống cống dẫn nước, sơng ngịi…
gây cản trở cho sự lưu thơng nước. Ơ nhiễm chất thải rắn cịn làm tăng độ đục
làm giảm độ thấu quang trong nước,ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh, tạo mùi
khó chịu.
- Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí:
Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi
làm ơ nhiễm khơng khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát
tán trong khơng khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có những loại rác thải dễ
phân hủy (thực phẩm,trái cây bị hôi thối…), trong điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ơ
nhiễm có tác động xấu đến mơi trường như khí SO2, CO, CO2, H2S, CH4..có
tác động xấu đến môi trường,sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người :


16

Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính

chất vật lý, hóa học, sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng, khí
mà chủ yếu là các chất độc hại gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con
người.Yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở
các loại côn trùng sâu hại mang mầm bệnh tại khu vực chứa chất thải. Đặc
biệt, các chất hữu cơ, các kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi
trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn, thức uống, có thể gây các
bệnh hiểm nghèo. Ngồi ra, sự rị rỉ nước rác vào nước ngầm, nước mặt gây
ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe người dân. Một số vi khuẩn, siêu
vi trùng, ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người.
- Ảnh hưởng đến cảnh quan đơ thị
Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc, nơi công cộng là
biểu hiện hết sức thấp kém về lối sống văn minh. Các loại chất thải phát sinh
làm biến đổi nguồn nước ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng
lân cận, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Môi
trường đô thị bị mất vệ sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị.
2.2.4. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.2.4.1. Khái niệm về xử lý rác thải
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và
không làm ảnh hưởng đến môi trường, tái tạo rá các sản phẩm có lợi cho xã
hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế. Mục tiêu của xử lý các chất thải là giảm
hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất
độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải.
(Phương Thủy, 2009) [9].
 Vì sao cần phải xử lý chất thải rắn ?
Mục đích mà chúng ta cần có giải pháp xử lý chất thải là nhằm:


Làm cho các chất thải chuyển sang 1 dạng khác ít độc hơn và dễ kiểm

sốt hơn.



Chuyển các chất thải sang dạng khác để có thể sử dụng vào việc có ích.


17



Giảm diện tích của chất thải để lưu lại được nhiều.



Lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp.

Tùy theo khoa học ứng dụng, giá thành xử lý sẽ khác nhau. Có kỹ thuật
xử lý có chi phí rẻ nhưng trong quá trình xử lý lại nảy sinh ra ô nhiễm. Với kỹ
thuật xử lý tiên tiến, giá thành vận hành cao nhưng xử lý an toàn, ko gây mùi,
không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Bên cạnh đó, việc điều hành chất thải rắn
sao cho hiệu quả, tránh nảy sinh chất thải, tái tiêu dùng và tái chế chất thải.
Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp đặt như sau:



Giảm thiểu phát thải
Tái sử dụng



Tái chế




Xử lý



Tiêu hủy chất thải.

2.2.4.2. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
Đối với chất thải rắn sinh hoạt, với thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn
được tận dụng để cung ứng phân hữu cơ. Không những thế, do thời kỳ phân
chiếc rác thực hiện chưa đồng bộ nên chỉ sở hữu 1 phần rác thải sinh hoạt
được ủ sinh vật học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở những bãi rác tụ họp.
Các thành phần khó phân huỷ sinh vật học nhưng dễ cháy như giấy
vụn, giẻ rách, nhựa, cao su… khơng cịn khả năng tái chế thì có thể áp dụng
cách thức đốt để giảm thể tích. Chất thải xây dựng và các thành phần ko cháy
được như vỏ ốc, gạch đá, sành sứ… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở
bãi chôn lấp.
- Phương pháp thiêu đốt
Thiêu đốt là cách thức phổ thơng ngày nay trên tồn cầu để xử lý chất
thải rắn khái quát, đặc thù là đối có chất thải rắn độc hại cơng nghiệp, chất
thải nguy hại y tế kể riêng. Xử lý khói thải sinh ra từ công đoạn nung nấu là 1
vấn đề cần đặc trưng để ý. Phụ thuộc vào thành phần khí thải, những phương
pháp xử lý phù hợp mang thể được vận dụng như phương pháp hoá học (kết


18

tủa, trung hồ, ơxy hố…), cách thức hố lý (hấp thụ, hấp phụ, điện ly), cách

thức cơ học (lọc, lắng)…. (Phương Thủy, 2009) [9].
- Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Trong các phương pháp xử lý và tiêu huỷ xử lý chất thải rắn trên thế
giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, chơn lấp là phương pháp phổ biến
và đơn giản nhất. Phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các
nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải
trong một khu vực và có phủ đất lên trên (Phương Thủy, 2009) [9].
- Phương pháp làm phân hữu cơ
Quy trình làm phân bón được thực hiện qua 6 bước như sau:
Rác hữu cơ
1
Thùng xốp

2
Tưới đều chế phẩm
3
Rải một lớp mỏng tro trấu
4
Bịt kín thùng xốp
5
Đảo trộn
6
Phân thành phẩm

Hình 2.4. Quy trình làm phân bón từ rác hữu cơ (Phương Thủy, 2009)


×