Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện vĩnh thạnh TP cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HUỲNH ANH TUẤN

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU
LỚN TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH – TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HUỲNH ANH TUẤN

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU
LỚN TẠI HUYỆN VĨNH THẠNH – TP CẦN THƠ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI

Đồng Nai, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Học viên thực hiện

Huỳnh Anh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian 2 năm học ở Trường, em đã được Quý Thầy, Cô
giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Đại học Cần Thơ truyền
đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá cả về
lý thuyết và thực tiễn. Những kiến thức hữu ích đó sẽ là hành trang giúp em
trưởng thành và tự tin bước vào cuộc sống.
Với tất cả lịng tơn kính, em xin gửi đến q Thầy, Cô giáo của

Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Đại học Cần Thơ lòng biết ơn sâu
sắc. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Nguyễn Đoan Khơi đã tạo
điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu để em có thể hồn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Cơ, Chú, Anh, Chị
trong phịng Nơng Nghiệp huyện Vĩnh Thạnh và bà con nơng dân tại xã đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hồn thành tốt đề tài tốt
nghiệp của mình.
Cuối cùng em xin kính chúc q Thầy Cơ, các Cơ, Chú, Anh, Chị
trong phịng Nơng Nghiệp huyện Vĩnh Thạnh được nhiều sức khỏe và công
tác tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện

Huỳnh Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU ........................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU .............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .........................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài: ..............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..............................................................5
4. Nội dung nghiên cứu: ..................................................................................6
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................................7
1.1 Tổng luận về các cơng trình đã cơng bố về vấn đề nghiên cứu: ................7
1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ...........................................................9
1.2.1 Khái niệm về hộ và kinh tế hộ: ............................................................9
1.2.2 Khái niệm cánh đồng mẫu lớn:..........................................................13
1.3 Khái niệm về sản xuất, hiệu quả, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật: 13
1.3.1 Khái niệm về sản xuất: ......................................................................13
1.3.2 Khái niệm về hiệu quả:......................................................................13
1.3.3 Khái niệm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật:..........................13
1.3.4 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận: ......................................14
1.4 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt nam............14
1.4.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới:.................................................14
1.4.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam: ................................................16
CHƯƠNG 2 .................................................................................................18
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................18


iv

2.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu:................................................18
2.1.1 Đặc điểm sản xuất nông nhiệp của huyện vĩnh Thạnh: ......................18
2.1.2 Về trồng trọt: .....................................................................................20
2.1.3 Về nuôi trồng thủy sản: .....................................................................21
2.2 Tình hình kinh tế - xã hội ở huyện Vĩnh Thạnh .......................................21
2.2.1 Đơn vị hành chính:............................................................................21
2.2.2 Dân số và lao động: ..........................................................................23
2.2.3 Cơ cấu kinh tế của huyện: .................................................................23

2.2.4 Cơng trình xây dựng thủy lợi nơng thơn: ...........................................26
2.2.5 Cơ sở hạ tầng thiết yếu:.....................................................................27
2.3 Hiện trạng cơ sở vật chất của huyện phục vụ sản xuất nông nghiệp.........28
2.3.1 Về cơ giới hóa cơng nghệ thu hoạch và sao thu hoạch: .....................28
2.3.2. Về điện khí hóa và các trạm bơm tưới tiêu: ......................................29
2.4 Kế hoạch sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn của huyện Vĩnh ............30
2.4.1 Vị trí địa lý: .......................................................................................30
2.4.2 Địa hình: ...........................................................................................31
2.4.3 Khí hậu: ............................................................................................31
2.5 Kế hoạch sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn vụ hè thu của huyện Vĩnh
Thạnh năm 2013:...........................................................................................31
2.6 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................32
2.6.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: ................................................32
2.6.2 Thu thập số liệu:................................................................................32
2.6.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ............................................33
2.6.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa trong cánh
đồng mẫu lớn : ...........................................................................................37
CHƯƠNG 3 .................................................................................................38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................38
3.1. Thực trạng sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn của các hộ nông dân
tại huyện Vĩnh Thạnh qua các năm 2011-2013..............................................38
3.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân ....................38


v

3.1.2 Phân tích chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất : .......................47
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nơng hộ trong q trình
sản xuất lúa theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn............................................48
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa trong cánh

đồng mẫu lớn. ...............................................................................................51
3.2.1. Phân tích các khoản mục chi phí bình qn trên 1 ha đất trồng lúa .51
3.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính:............................................................53
3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế giữa trồng lúa trong cánh đồng, lúa ngồi
cánh đồng mẫu lớn.....................................................................................54
3.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân sản
xuất lúa trong cánh đồng mâu lớn..............................................................55
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn..................................................................60
3.3.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ nông dân: ...60
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong
cánh đồng mẫu lớn:....................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................66
1. Kết luận:....................................................................................................66
2. Khuyến nghị:.............................................................................................67
a. Đối với nông hộ:.....................................................................................67
b.Đối với địa phương: ................................................................................68
c. Đối với Nhà Nước, viện trường: .............................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................70
PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG LÚA TRONG CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN........................................................................................71
PHỤ LỤC .....................................................................................................76
Phụ lục 1 .......................................................................................................76
Phụ lục 2 .......................................................................................................77
Phụ lục 3 .......................................................................................................78
Phụ lục 4 .......................................................................................................79


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
~:

Khoảng, tương đương

%:

Phần trăm

/:

Trên

β o:

Hệ số tự do

βi:

Các hệ số được tính tốn bằng phần mềm SPSS

F:

Số thống kê

R:

Hệ số tương quan bội

R 2:


Hệ số xác định

Sig F: Mức ý nghĩa F


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV
FAO

Bảo vệ thực vật
Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương
nông liên hiệp quốc)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

Ha

Hécta

IPM

Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng
hợp)


IRRI

International Rice Research Institute (Viện lúa quốc tế)

Kg

Ki-lô-gam

KHKT

Khoa học kỹ thuật

M

Mét

Mm

Milimét

PTSX

Phát triển sản xuất



Quyết định

QL


Quản lý


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU
Số hiệu
Tên biểu
biểu
Tình hình sản xuất lúa 2011 – 2013
2.1

Trang
18

2.2

Thể hiện thông tin về quận, huyện ở TPCT

20

3.1

Diện tích sản xuất, năng suất và sản lượng của huyện
Vĩnh Thạnh
Diện tích đất sản xuất của nơng hộ
Nguồn lực lao động của nơng hộ
Tuổi của chủ hộ
Trình độ học vấn của nông hộ
Thời gian tham gia sản xuất của nơng hộ

Tình hình vay vốn sử dụng trong sản xuất
Lý do chọn trồng lúa trông cánh đồng mẫu lớn
Mức độ tham gia mơ hình sản xuất trong cánh đồng mẫu
lớn
Chi phí, doanh thu, thu nhập và năng suất bình
qn/1ha/hộ
Các khoản mục chi phí bình qn trên 1 ha đất trồng lúa
Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất lúa
So sánh hiệu quả kinh doanh giữa trồng lúa trồng lúa
trong cánh đồng mẫu lớn với trồng lứ ngoài cánh đồng
mẫu lớn
Dấu kỳ vọng đối với các biến ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh
Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
Đánh giá kỳ vọng và kết quả nghiên cứu thu nhập

32

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13


3.14
3.15
3.16

33
33
34
35
36
37
38
39
40
43
45
46

47
48
51


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ
2.1
2.2

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Tên hình vẽ
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh 2013
Giá trị sản xuất nơng nghiệp
Cơ cấu diện tích đất sản xuất
Cơ cấu trình độ học vấn của nơng hộ
Cơ cấu thời gian tham gia sản xuất
Cơ cấu lý do chọn giống
Cơ cấu chi phí, doanh thu và thu nhập bình qn năm
2013
Cơ cấu chi phí sản xuất bình qn năm 2013

Trang
22
23
33
35
36
38
41
45


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nơng nghiệp là thế mạnh của nền kinh tế của Việt Nam và thành phố
Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam
thuộc châu thổ Đồng Bằng Sông Cửu Long, và là vùng kinh tế trọng điểm
cung cấp sản lượng lương thực quan trọng của cả nước, nơi có sản phẩm
xuất khẩu dồi dào đặc biệt là gạo. Trong đó huyện Vĩnh Thạnh là huyện
thuần nơng chiếm diện tích đất trồng lúa nhiều hơn so với các huyện lân cận
khác của thành phố Cần Thơ.
Trong xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu
sắc, Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng hịa mình vào dịng chảy hội nhập của
hệ thống kinh tế thương mại thế giới bằng cách chủ động gia nhập vào các tổ
chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Điều này cũng không tránh khỏi
những đe dọa về thị trường, về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các tiêu
chuẩn về chất lượng vệ sinh an tồn trong sản xuất nơng nghiệp ngày càng
khắt khe hơn.
Mặt khác đã từ lâu, kinh tế hợp tác là thành phần kinh tế được thừa
nhận bởi Nhà nước ta; trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phong
trào hợp tác phát triển mạnh mẽ, tất cả các hoạt động sản xuất - kinh doanh
của hợp tác xã (HTX) được quyết định bởi Ban Chủ nhiệm HTX, các xã
viên chỉ là người thực thi các quyết định này và khơng có quyền sở hữu đối
với tài sản của HTX. Trong thời kỳ sở hữu trong nông nghiệp, sản xuất giảm
do người nông dân thiếu động cơ làm việc, sản lượng nông nghiệp tăng hàng
năm ở mức rất thấp 2%. Cải cách trong nông nghiệp bắt đầu bằng Chỉ thị
100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hay cịn gọi là Khốn 100; dưới chính
sách Khốn 100, các HTX giao đất nơng nghiệp đến nhóm và người lao
động, sản xuất vẫn dưới sự quản lý của HTX; mặc dù cịn đơn giản nhưng
Khốn 100 đã trở thành bước đột phá trong quá trình hướng tới nền kinh tế



2

thị trường, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với
sản xuất lúa gạo, tăng 6,3%/năm trong suốt giai đoạn 1981-1985. Với sự ra
đời của Nghị quyết 10 thường được biết đến với tên Khoán 10, người nông
dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10 đến 15 năm và lần đầu tiên hộ
nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nơng nghiệp,
chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh đã cho phép nông dân tiếp cận với
đất đai và chính sách tự do hố thương mại và đầu tư, đã tạo cú hích ban
đầu cho nền nơng nghiệp hàng hố (từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương
thực trong những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước,
chúng ta đã vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về xuất
khẩu gạo). Tuy nhiên, về cơ bản, sản xuất nơng nghiệp nước ta cịn phát
triển thiếu bền vững, tự phát và kém sức cạnh tranh.
Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh đang đặt ra một yêu cầu bức
thiết, đó là thị trường trong và ngồi nước địi hỏi ngày càng cao về số lượng
và chất lượng; tuy nhiên Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng phần
lớn sản xuất lúa gạo do hộ nông dân đảm nhận với quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún, sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách tự phát;
do vậy bản thân từng nơng hộ khó có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn,
chất lượng gạo cịn thấp, khơng đồng đều, chưa đảm bảo an tồn thực phẩm.
Do vậy, nếu như các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh nhỏ không liên kết lại
với nhau thì sẽ rơi vào tình trạng mất thị trường.
Việc thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm
2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản
hàng hóa thơng qua hợp đồng đã tạo nhận thức cho cả doanh nghiệp và người
sản xuất về mối quan hệ ràng buộc và trách nhiệm lẫn nhau trong sản xuất và
tiêu thụ lúa, các hộ nông dân làm quen dần với tư duy sản xuất sản phẩm thị
trường cần, tạo cho doanh nghiệp yên tâm trong việc thu mua sản phẩm hàng

hóa của nơng dân. Song trên thực tế những năm vừa qua cho thấy mối liên kết


3

này còn chưa đồng bộ, doanh nghiệp mạnh ai nấy làm, hộ nông dân sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, trên cùng một cánh đồng nhưng có đến
hàng chục giống lúa với chất lượng và mẫu mã không đều, chưa thật sự tạo ra
được các vùng sản xuất mang tính chất vùng nguyên liệu lớn, ổn định, tập
trung và bền vững và chưa đáp ứng yêu cầu thị trường.
Trong xu thế tiêu dùng thay đổi theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm và chất lượng cao của người dân trong nước cũng như của người
dân trong các nước nhập khẩu gạo ở các nước nhập khẩu; sản phẩm lúa của
nước ta nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng đứng trước những yêu
cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và sự cạnh tranh quyết liệt trên thị
trường. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới và khi chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi chúng ta phải có được những mặt hàng
chủ lực, có thương hiệu mạnh, muốn xuất khẩu bền vững thì phải tổ chức lại
sản xuất, có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân từ khâu sản xuất đến
tiêu thụ.
Thành phố Cần Thơ với diện tích sản xuất nơng nghiệp 115.432 ha,
trong đó gần 89.000 ha canh tác lúa. Với hệ số sử dụng đất gần 2,5; hàng
năm nông dân thành phố sản xuất lúa khoảng 210.000 ha, sản lượng 1,1-1,2
triệu tấn/năm. Trước tốc độ đơ thị hóa, diện tích sản xuất nông nghiệp giảm
liên tục từ năm 2004 đến nay, ngành nơng nghiệp đã triển khai nhiều chương
trình, dự án, mơ hình như: chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa,
chương trình 3 giảm 3 tăng, mơ hình cộng đồng quản lý dịch hại lúa trên
cánh đồng một loại giống…, nhằm định hướng giúp nông dân sản xuất theo
hướng bền vững, ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng

suất và chất lượng, cải thiện thu nhập nông dân. Tuy nhiên trong quá trình tổ
chức sản xuất nơng nghiệp chưa thực sự gắn kết giữa người sản xuất lúa với
cơ sở chế biến và tiêu thụ, tự phát gia tăng, khủng hoảng thiếu thừa diễn ra


4

liên tục gây tâm lý lo ngại cho nông dân nên việc ứng dụng các giải pháp kỹ
thuật tiên tiến còn hạn chế, chất lượng sản phẩm vẫn chưa cao và chưa đồng
đều. Để khắc phục những khó khăn và tồn tại nêu trên, việc xây dựng mơ
hình “cánh đồng mẫu lớn” theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã được tổ chức tại hầu hết các tỉnh, thành Nam bộ từ lễ phát
động phong trào ngày 26 tháng 3 năm 2011 tại thành phố Cần Thơ đã bước
đầu cho thấy xu thế tất yếu của sự liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa để giảm
chi phí, hạ giá thành, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, là giải pháp thiết thực nhất cho sản xuất lúa hiện
nay và tương lai của thành phố Cần Thơ nhằm xây dựng một nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy việc nghiên cứu đề
tài “ Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa theo
mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ”
nhằm đề xuất những cơ chế, chính sách để duy trì và nhân rộng mơ hình sản
xuất và tiêu thụ lúa theo cánh đồng mẫu nhằm tạo ra các vùng ngun liệu
quy mơ lớn, ổn định diện tích và sản lượng lúa gạo phục vụ nội tiêu và xuất
khẩu.
2. Tính cấp thiết của cánh đồng mẫu lớn
Trong thời gian qua, sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long
phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất, sản lượng. Năm 1997, diện tích
canh tác tồn vùng chỉ có 3,4 triệu lượt ha, đến cuối năm 2013 tăng lên 4,2
triệu lượt ha; năng suất lúa từ 3,98 tấn/ha tăng lên 5,86 tấn/ha; sản lượng lúa

từ 14 triệu tấn tăng lên 25 triệu tấn. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm của
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước.
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sơng Cửu Long cịn gặp khó
nhiều mặt như sản xuất cịn nhỏ, manh mún với diện tích trung bình 0,87
ha/hộ. Hợp tác hóa trong sản xuất lúa chưa đạt yêu cầu, đến nay chỉ lập được


5

1.100 hợp tác xã và 33.000 tổ hợp tác, quy tụ chưa tới 30% số nơng dân
trong vùng; diện tích cánh đồng mẫu lớn đến nay chỉ có 134.000 ha; cơ giới
hóa sản xuất lúa vẫn khó khăn, nhất là trong khâu gặt, sấy, bảo quản.
Ngoài ra, trong tiêu thụ lúa gạo, chỉ có 10% số lượng được bao tiêu qua hợp
đồng giữa nông dân và doanh nghiệp. Một số vùng như Đồng Tháp Mười,
Tứ Giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng
của lũ, phèn, mặn, khơ hạn cục bộ. Nhìn chung, thu nhập của người trồng
lúa cịn thấp, chưa tương xứng với cơng sức đã đầu tư. Từ đó việc sản xuất
lúa theo cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh – TP Cần Thơ là thật sự
cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng sản xuất và đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa theo mô hình
cánh đồng mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ.
- Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích thực trạng trồng lúa theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn của
nơng hộ ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế của mơ hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện
Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mơ hình
cánh đồng mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất
lúa mơ hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Vĩnh Thạnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Mơ hình cánh đồng mẫu lớn sản
xuất lúa tại huyện Vĩnh Thạnh- TP Cần Thơ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:


6

+ Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn từ đó đề
xuất những giải pháp và chính sách cụ thể mang tính khả thi.
+ Phạm vi về khơng gian: Đề tài nghiên cứu được hiện trong phạm
vi huyện Vĩnh Thạnh dựa trên khảo sát thực tế về nông hộ trồng lúa.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong thời gian năm
2013.
4. Nội dung nghiên cứu:
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tập trung nghiên cứu
những vấn đề sau:
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất của các nông hộ sản xuất lúa mơ
hình cánh đồng mẫu lớn.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nơng
hộ sản xuất lúa mơ hình cánh đồng mẫu lớn .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các
nông hộ sản xuất lúa mơ hình cánh đồng mẫu lớn.


7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng luận về các cơng trình đã cơng bố về vấn đề nghiên cứu:
Nguyễn Kim Chung (2004) đã chỉ ra rằng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất lúa tác động làm phân biệt hiệu quả sản xuất giữa hộ có áp
dụng mơ hình và khơng áp dụng. Khi nơng hộ sử dụng giống đạt năng suất
cao sẽ giúp họ tăng lợi nhuận từ 1.100.000-1.600.000 đồng/ha; và nếu như
nông hộ ứng dụng phương pháp sạ hàng thì chi phí giống chỉ cịn ở mức
73% so với các mơ hình khác và thuốc bảo vệ thực vật chỉ còn 35-60% kết
quả được thực hiện tại Long Điền B, vụ lúa Đông Xuân.
Mai Văn Nam (2009), Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Cần
Thơ, đồng bằng Sông cửu Long các vấn đề càn được giải quyết. Số liệu
thứ cấp và sơ cấp với 177 mẫu được dùng trong nghiên cứu; phương pháp
lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên được sử dụng cho chọn các địa điểm khảo sát
và chọn các hộ nông dân, thương lái người buôn và bán lẻ, người tiêu dùng,
nhà máy xay xát và các Công ty nông nghiệp để phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp thống kê mô tả, phân tích mơ hình hàm phân biệt và phương
pháp phân tích kênh phân phối được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: (1) giá bán và sản lượng lúa khơng ổn định là ngun
nhân chính tạo nên sự khác biệt về lợi nhuận giữa các nông hộ, điều này cho
thấy việc trồng lúa của nông dân ở vùng nghiên cứu chưa được quy hoạch và
chưa nhận được sự hướng dẫn hay định hướng vĩ mô đầy đủ từ các cơ quan
quản lý nông nghiệp chức năng; (2) nơng hộ có thu nhập thấp thường thiếu
phương tiện sản xuất, chế biến bảo quản, vận chuyển, thiếu thông tin thị
trường, thiếu vốn cần bán lúa ngay sau thu hoạch nên bị thương lái ép giá;
nơng hộ có thu nhập thấp khơng có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất và sau thu hoạch nên hiệu quả trồng lúa giảm; (3) kênh
phân phối lúa gạo kém hiệu quả, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và nông



8

dân, thiếu liên kết giữa tuyến kênh phân phối lúa gạo xuất khẩu và nội địa,
thiếu tổng kho lương thực chế biến và dự trữ lúa gạo xuất khẩu, thiếu chức
năng giám sát và điều tiết vĩ mô hiệu quả của các cơ quan quản lý lương
thực nên các tác nhân trong kênh phân phối luôn bị động trong sản xuất và
tiêu thụ lúa gạo. Để tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, các giải pháp
đề xuất như: (1) giải pháp về chọn giống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất lúa; (2) giải pháp về tăng cường mối liên kết giữa nông
dân và doanh nghiệp; (3) giải pháp về xây dựng tổng kho chế biến và dự trữ
lúa gạo tại vùng trọng điểm sản xuất lúa; (4) giải pháp về hoàn thiện kênh
phân phối lúa gạo.
Huỳnh Trường Huy (2007) đã khảo sát 261 nông hộ sản xuất lúa
vụ Đông Xuân 2005-2006 tại Cần Thơ và Sóc Trăng; nhằm mục đích cung
cấp một cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất lúa và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
nơng dân sản xuất lúa. Kết quả phân tích cho thấy, nông dân đã và đang áp
dụng một số mô hình cải tiến như: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm ba tăng
, lúa-thủy sản, lúa-màu; trong đó việc sử dụng giống mới được nông dân áp
dụng phổ biến nhất. Đồng thời, nông dân tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật
chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ khuyến nông địa
phương. Hơn nữa nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất của các mơ
hình cải tiến cao hơn so với mơ hình truyền thống, cụ thể là thu nhập tăng
13,5% và lợi nhuận tăng 42%. Trong đó, trình độ học vấn, giống, phân bón,
lao động, chuẩn bị đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ trên đơn vị đất canh tác lúa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Nguyễn Quang Diệp (2005), đã so sánh hiệu quả kinh tế mơ hình
ln canh lúa mè với mơ hình lúa 2 vụ ở Nơng trường Sơng Hậu –TP
Cần Thơ. Đề tài trên tác giả đã cho thấy được giữa 2 mơ hình ln canh lúa



9

mè với mơ hình lúa 2 vụ thì mơ hình luân canh lúa mè đạt được năng suất
cao và cũng mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nông hộ.
1.2 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm về hộ và kinh tế hộ:
1.2.1.1 Khái nhiệm về hộ:
Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn
chung và có chung một ngân quỹ. Hay nói khác hơn, hộ sản xuất là hình
thức liên kết giữa các thành viên của nó thơng qua hình thức sống chung, sở
hữu chung, hoạt động kinh tế chung và hưởng thụ chung các tài sản và
thành quả sản xuất của hộ gia đình [4, tr.5].
Hộ có những đặc trưng riêng biệt, không giống như là các đơn vị kinh
tế khác, do đó có thể thấy rằng: nơng hộ là một đơn vị kinh doanh xã hội
khá đặc biệt.
Trong cấu trúc nội tại, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích
thực của hộ. Do đó hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý,
sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao
đổi, phân phối và sử dụng, tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, hộ có
thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác khơng có
được[4, tr.5].
1.2.1.2 Khái quát về kinh tế hộ:
Việt Nam hiện nay có dân số trên 89 triệu dân, trên 69.4% dân số sinh
sống ở nơng thơn và đại bộ phận cịn sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc.
Trong điều kiện đó, hộ được khái niệm như sau:
" Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở mà ở đó diễn ra quá trình phân cơng, tổ
chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu
dùng". Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc độ:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực,

vốn.


10

- Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành
nghề, vùng, lãnh thổ…
- Trình độ phát triển kinh tế của hộ.
- Hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ.
- Trong nông thôn Việt Nam hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ
nơng dân, trong đó:
+ Hầu hết hộ gia đình ở nơng thơn là những người gắn bó ruột thịt, có
cùng huyết thống, chủ hộ thường là những ông, bà, cha, mẹ… và các thành
viên trong gia đình là con cháu.
+ Cịn hộ nông dân (bao gồm các hộ sản xuất nông-lâm-nghiệp) trong
điều kiện nền kinh tế Việt Nam được hiểu là một gia đình (từ một đến nhiều
người) có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có chủ hộ và những
người cùng sống trong hộ gia đình ấy.
Về mặt kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về
tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải
có nghĩa vụ đóng góp cơng sức vào q trình xây dụng, phát triển của hộ và
có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao,
sản phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước hết nhằm bù đắp cho chi
phí đã bỏ ra, làm nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật, phần
thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của gia
đình và tái sản xuất. Nếu kết quả sản xuất không khả quan người chủ hộ
chịu trách nhiệm cao nhất và đồng trách nhiệm là các thành viên trong gia
đình.
1.2.1.3 Đặc điểm của kinh tế hộ:

Kinh tế hộ có những đặc trưng riêng biệt với quá trình tiến triển của
hộ qua các giai đoạn lịch sử. Cũng do những đặc trưng riêng biệt này của nó
mà có thể cho rằng hộ là đơn vị kinh tế xã hội đặc biệt.
- Hộ mang tính huyết tộc. Các thành viên huyết tộc của hộ là chủ thể


11

đích thực của hộ và đã tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu,
quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Hộ dựa trên cơ sở kinh tế chung, mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và
trách nhiệm, đều có ý thức tự giác đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ,
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên.
- Đặc trưng nổi bật của các hộ ở nước ta là có quy mô canh tác rất
nhỏ bé và quy mô canh tác của hộ có xu hướng giảm dần do việc gia tăng
dân số, xu hướng lấy đất đai nông nghiệp để phát triển các ngành công
nghiệp, giao thông, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp, bản thân nông
nghiệp muốn phát triển cũng phải lấy đất để xây dựng các kết cấu hạ tầng
của nơng nghiệp.
- Q trình tổ chức lao động là do hộ tổ chức, công việc đồng áng hộ
sử dụng nhân cơng gia đình là chủ yếu. Lao động gia đình này khơng được
xem là hình thái hàng hóa. Hiện nay, tình trạng th mướn nhân cơng lao
động đã xuất hiện ở mức độ khác nhau của sản xuất hàng hóa. Thị trường
lao động nơng thơn cũng ra đời. Có những vùng bộ phận lao động coi làm
thuê như một phương thức kiếm sống.
- Cơ cấu lao động nông hộ bao gồm: lao động nông nghiệp, lao động
bán nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Cơ cấu này khác nhau giữa
các hộ, các địa bàn, các vùng tùy theo điều kiện cụ thể của chúng. Một đặc
điểm khác nữa là khả năng tích tụ tập trung vốn của đại bộ phận nông dân là
thấp, các hộ sản xuất trong điều kiện thiếu vốn nghiêm trọng. Theo vào đó,

chu kỳ sản xuất nơng nghiệp kéo dài nên vốn chu chuyển chậm, bởi thế tạo
nên sự căng thẳng về vốn, trong khi nền nơng nghiệp cịn yếu ớt, kỹ thuật
sản xuất mang tính truyền thống, quy mơ canh tác nhỏ đã dẫn đến tình trạng
thu nhập của đại bộ phận là thấp[4, tr.6-tr.7].


12

1.2.1.4 Vai trị của kinh tế hộ trong q trình phát triển ngày nay
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở
của nông nghiệp và nông thôn. Các thành viên trong nơng hộ gắn bó với
nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hơn nhân và dịng máu, dựa trên cơ sở
huyết thống, ngồi ra cịn do huyết thống qua nhiều đời, do phong tục tập
quán, tâm lý đạo đức gia đình, dịng họ. Về kinh tế, các thành viên trong
nơng hộ gắn bó với nhau trên mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan
hệ phân phối, mà cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế. Các thành viên
trong nơng hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình
ngày càng phát triển, ngày càng giàu có. Trong mỗi nơng hộ thường bố mẹ
vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức việc hiệp tác và phân công lao động
trong gia đình, vừa là người lao động trực tiếp. Các thành viên trong hộ cùng
lao động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình hình và hồn cảnh, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hợp tác lao động một cách hợp lý.
Kinh tế nông hộ trong q trình phát triển nơng hộ của nhiều nước có
vai trị hết sức quan trọng. Ở Mỹ - nước có nền nông nghiệp phát triển cao phần lớn nông sản vẫn là do nơng trại gia đình sản xuất bằng lao động của
chính chủ nơng trại và các thành viên trong gia đình. Động lực lớn nhất thúc
đẩy sản xuất ở nơng trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong
gia đình. Ở Việt Nam, kinh tế nơng hộ mặc dù cịn quy mơ sản xuất nhỏ và
phân tán, nhưng có vai trị hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp.
Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội rất nhiều sản phẩm quan trọng góp
phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây cơng nghiệp và xuất

khẩu góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc
làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông thôn. Nâng cao thu nhập và
cải thiện đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng và


13

Nhà nước ta cũng như nhân dân. Nhằm để tăng thêm thu nhập cho người
dân, làm cho nông thôn ngày càng giàu đẹp, góp phần chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp nơng thơn và cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế
của đất nước.
1.2.2 Khái niệm cánh đồng mẫu lớn:
Cánh đồng mẫu lớn là sự liên các thửa ruộng liền kề của nhiều hộ dân
trong cùng một khu vực có điều kiện đê bao, thủy lợi, cùng nhau thực hiện
sản xuất theo quy trình từ khâu sản xuất, khâu kỹ thuật, khâu quản lý, khâu
thu hoạch, khâu bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
1.3 Khái niệm về sản xuất, hiệu quả, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ
thuật:
1.3.1 Khái niệm về sản xuất:
Sản xuất là quả trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần
thiết khác để tạo ra sản phẩm hàng hóa một cánh có hiệu quả.
1.3.2 Khái niệm về hiệu quả:
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: (1) không sử dụng
nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để đáp
ứng nhu cầu của con người.
1.3.3 Khái niệm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật:
+ Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị nghĩa

là sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì
khơng có hiệu quả.
+ Hiệu quả kỹ thuật: Hiệu quả là việc tạo ra một số lượng sản phẩm
nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là
một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế
thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật.


14

1.3.4 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận:
a. Tổng doanh thu: là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị
diện tích bằng năng suất nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị diện
tích.
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích
b. Tổng chi phí: là tồn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo
ra sản phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
c. Tổng thu nhập: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó.
Tổng thu nhập = Tổng doanh thu- Tổng chi phí
Thu nhập có hai loại: Thu nhập chưa tính lao động nhà và thu nhập có tính
lao động nhà.
1.4 Tổng quan về tình hình sản xuất lúa trên thế giới và tại Việt nam
1.4.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới:
Trên thế giới, lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu
Á. Ở Châu Á lúa là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê
của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo thống kê của Tổ chức lương nông liên hiệp quốc (FAO, 2011)
cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1961 đến

1980. Trong vòng 19 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân
1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào
những năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000
ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biến động
và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn ỏ mức 152,9 triệu ha. Từ năm
2005 đến 2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 157,73 triệu ha cao nhất kể
từ năm 1995.


×