Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc theo hướng bền vững trên địa bàn huyện thanh liêm, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.72 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN HẢI ĐĂNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
GIA SÚC THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN HẢI ĐĂNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
GIA SÚC THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ TÂM

Hà Nội, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi
sự giúp cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài
liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Hải Đăng


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ rất nhiệt tình và quý báu của tập thể và các cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn tới tất cả các thầy cô giáo Trường

Đại học Lâm nghiệp đặc biệt là các giảng viên khoa Kinh tế nông nghiệp,
khoa Đào tạo sau đại học của trường đã dạy bảo, giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo PGS.TS. Nguyễn Thị
Tâm, người đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí
lãnh đạo và chuyên viên phịng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện
Thanh Liêm; phòng thống kê huyện Thanh Liêm; phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Thanh Liêm, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà
Nam và các hộ trang trại chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thanh Liêm.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nam, ngày ...... tháng ...... năm......
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Hải Đăng


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ......... 5

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc theo hướng
bền vững: ........................................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm. .................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội: ................................................................................................................... 13
1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại và tiêu chí xác định trang
trại:................................................................................................................... 19
1.1.4. Đặc điểm trang trại chăn nuôi gia súc: .................................................. 26
1.1.5. Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc theo hướng bền vững. .. 33
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc
theo hướng bền vững. ...................................................................................... 35
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc theo
hướng bền vững ở Việt Nam. .......................................................................... 37
1.2.1. Những chính sách về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc. ... 37
1.2.2. Giải pháp kỹ thuật được sử dụng trong chăn nuôi ở trang trại. ............ 42
1.2.3. Xử lý môi trường. .................................................................................. 43
1.2.4. Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại chăn nuôi. ........................ 43


iv

1.2.5. Kết quả phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc ở tỉnh Hà Nam. ...... 44
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 46
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu. ............................................... 46
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 46
2.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội. .................................................................. 53
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 61
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát. .................................... 61
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. .................................................. 61

2.2.3. Phương pháp phân tích. ......................................................................... 63
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 64
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu. ........................................ 65
2.2.6. Chỉ tiêu phát triển bền vững về xã hội. ................................................. 67
2.2.7. Chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường. ......................................... 68
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 69
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc của huyện
Thanh Liêm. .................................................................................................... 69
3.1.1. Tình hình phát triển số lượng trang trại ở huyện Thanh Liêm. ............ 69
3.1.2. Thực trạng phát triển qui mơ trang trại huyện Thanh Liêm. ................ 70
3.1.3.Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn ni gia súc của các trang trại huyện
Thanh Liêm. .................................................................................................... 74
3.1.4. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi gia
súc qua mẫu điều tra khảo sát tại huyện Thanh Liêm. .................................... 76
3.2. Tính bền vững của trang trại chăn nuôi gia súc ở huyện Thanh Liêm. ... 81
3.2.1. Bền vững về kinh tế. ............................................................................. 81
3.2.2. Bền vững về xã hội. .............................................................................. 82
3.2.3. Bền vững về môi trường. ...................................................................... 85


v

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc
ở huyện Thanh Liêm. ...................................................................................... 85
3.3.1. Các nhân tố bên ngoài. .......................................................................... 85
3.3.2. Các nhân tố bên trong. .......................................................................... 86
3.4. Những thành công, tồn tại trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia
súc ở huyện Thanh Liêm. ................................................................................ 92
3.4.1. Những thành công. ................................................................................ 92
3.4.2. Những tồn tại. ........................................................................................ 93

3.4.3. Nguyên nhân của các tồn tại. ................................................................ 94
3.5. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc theo ......... 94
hướng bền vững ở huyện Thanh Liêm. ........................................................... 94
3.5.1. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc
theo hướng bền vững ở huyện Thanh Liêm. ................................................... 94
3.5.2. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc theo hướng
bền vững ở huyện Thanh Liêm. ...................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

KTTT

Kinh tế trang trại

TT

Trang trại

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


HTX

Hợp tác xã

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

SL

Số lượng

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND


Hội đồng nhân dân

Tr.Đ

Triệu đồng

đ

Đơn vị tính đồng Việt Nam

m2

Mét vuông

m3

Mét khối

VAC

Vườn ao chuồng

VACR

Vườn ao chuồng rừng

KQSXKD

Kết quả sản xuất kinh doanh



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

Tên bảng
Trang
Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong huyện
54
Số trang trại điều tra tại các điểm nghiên cứu
63
Tình hình phát triển số lượng trang trại ở huyện Thanh

69
Liêm
Tình hình đất đai làm chuồng trại của trang trại chăn nuôi
70
gia súc ở huyện Thanh Liêm
Nguồn đất để xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc ở
72
huyện Thanh Liêm
Tình hình phát triển qui mơ lao động trong trang trại chăn
72
ni gia súc ở huyện Thanh Liêm
Tình hình huy động vốn của trang trại chăn ni gia súc
73
ở huyện Thanh Liêm
Nguồn hình thành vốn của trang trại chăn nuôi gia súc ở
74
huyện Thanh Liêm
Sản lượng sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ theo vùng địa lý
75
Các điều kiện sản xuất của nhóm trang trại chăn ni gia
76
súc
Chi phí trung gian đầu tư của một trang trại chăn nuôi gia
78
súc ở huyện Thanh Liêm
Giá trị sản xuất bình quân của một trang trại chăn nuôi
79
gia súc ở huyện Thanh Liêm
Các chỉ tiêu kết quả sản xuất của trang trại chăn nuôi qua
80

khảo sát
Hiệu quả chăn nuôi gia súc ở các trang trại được điều tra
83
Hiệu quả đầu tư vốn kinh doanh bình qn của một trang
84
trại chăn ni gia súc ở huyện Thanh Liêm
Tình hình tham gia đào tạo nghề quản lý chăn nuôi của
88
các chủ trang trại ở huyện Thanh Liêm
Phân tích ma trâ ̣n SWOT trong phát triển chăn nuôi gia
90
súc ở huyện Thanh Liêm


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni nói chung, trang trại chăn
ni gia súc nói riêng có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi tự cung, tự cấp,
nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi trang trại tập trung, tiếp cận dần tới cơng
nghiệp hóa chăn ni. Đây có thể coi là bước đột phá mới trong phát triển của
ngành chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi gia súc phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu
thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của nhân dân về sản phẩm chăn nuôi
gia súc, nâng cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi,
tăng cường khả năng tiếp thu công nghệ, tiến bộ khoa học mới, là nhân tố sức
mạnh thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Chăn ni gia súc theo quy mơ trang trại đã và đang là xu hướng phát
triển tất yếu của ngành chăn ni. Bởi vì chăn ni trang trại mới cho được số
lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả năng và thông số mẫu đủ lớn để áp dụng các

tiến bộ khoa học, các công nghệ phục vụ chăn ni cao sản, kiểm sốt dịch
bệnh dễ dàng hơn so với chăn ni phân tán nhỏ lẻ. Từ đó nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm chăn nuôi hàng hóa trên thị trường. Mặt khác, việc phát
triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc làm tăng khả năng khai thác đất, tiềm
năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư mạnh mẽ vào
chăn ni cơng nghiệp hóa và nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nơng nghiệp bền
vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói
giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để việc phát triển chăn nuôi gia súc phải
đi đôi với việc bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Ở Việt Nam nói
chung và huyện Thanh Liêm nói riêng, khía cạnh mơi trường của ngành chăn
nuôi gia súc chưa được quan tâm đúng mức. Trong quá trình phát triển sản


2

xuất chăn nuôi gia súc với quy mô ngày càng lớn như hiện nay, một lượng
chất thải sinh ra gây tác hại xấu đến môi trường. Với mật độ gia súc cao đã
gây ơ nhiễm khơng khí bên trong chuồng trại, ô nhiễm từ hệ thống lưu trữ
chất thải và ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh ra trong việc dội chuồng và tắm
rửa gia súc. Ngoài ra chất thải chăn ni cịn là một nguồn lây lan các virus
nhiễm bệnh trong và có thể lây sang con người. Một số ít nghiên cứu dùng
phân gia súc vào các mục đích kinh tế khác như phân bón, hầm biogas đã
được thực hiện. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu đánh giá tồn diện hiện
trạng ơ nhiễm mơi trường do chăn ni gây ra để góp phần phát triển chăn
ni theo hướng bền vững.
Thanh Liêm là huyện đồng bằng thấp trong lưu vực sông Đáy, thuộc
đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của tỉnh
về phía Nam. Nhiều trang trại chăn ni gia súc đã sản xuất và cung ứng

giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật, tiêu thụ sản xuất cho nông dân trong vùng,
tạo nguồn cung ổn định cho các cơ sở chế biến, tạo thêm nhiều sản phẩm chất
lượng cao để phục vụ xuất khẩu. Những năm qua kinh tế trang trại chăn ni
gia súc của huyện đã có nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng thật sự vẫn
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.
Những vấn đề đặt ra trong q trình phát triển kinh tế trang trại chăn
ni gia súc ở huyện Thanh Liêm cần được quan tâm nghiên cứu là: Thực
trạng phát triển các trang trại chăn ni gia súc về số lượng, quy mơ và loại
hình như thế nào? Năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong công tác
tiêu thụ sản phẩm ra sao? Việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do gia
súc gây ra để góp phần phát triển chăn ni theo hướng bền vững như thế
nào? làm sao để mô hình chăn ni gia súc được áp dụng đem lại hiệu quả
kinh tế xã hội cao nhất? Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp
phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc theo hướng bền vững trên
địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” làm luận văn tốt nghiệp.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc,
đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại chăn nuôi
gia súc trên địa bàn huyện Thanh Liêm phát triển theo hướng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
2.2.1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích kinh tế trang
trại chăn nuôi gia súc theo hướng bền vững.
2.2.2. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại
chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thanh Liêm, từ đó tìm ra những mặt
thành cơng, và những vấn đề còn vướng mắc, đồng thời chỉ ra những nguyên

nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại chăn nuôi
gia súc của huyện Thanh Liêm.
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại chăn
nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thanh Liêm phát triển theo hướng bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đề tài tập trung trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong phát triển
kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc với đối tượng nghiên cứu là trang trại chăn
nuôi gia súc ở huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam.
Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại
chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thanh Liêm theo hướng bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.2.1. Phạm vi về nội dung.
Nghiên cứu hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc tập trung
vào những nội dung sau:
- Phát triển về Quy mô số lượng trang trại, cơ cấu, kết quả sản xuất
kinh doanh, kết quả xử lý môi trường của các trang trại chăn nuôi gia súc


4

cũng như khả năng phòng trừ dịch bệnh, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của các
trang trại chăn nuôi, từ đó nêu rõ năng lực sản xuất kinh doanh của các loại
trang trại chăn nuôi gia súc ở huyện Thanh Liêm.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
trang trại chăn nuôi gia súc ở huyện Thanh Liêm.
- Đưa ra các giải pháp kinh tế cho phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
gia súc theo hướng bền vững ở huyện Thanh Liêm.
3.2.2. Phạm vi về không gian.
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tồn huyện Thanh Liêm, trong đó bao

gồm 3 vùng sinh thái khác nhau là vùng đồng bằng, vùng trung du và vùng
đồi núi.
3.2.3. Phạm vi về thời gian.
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia
súc trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 và xu hướng phát triển của nó
theo hướng bền vững trong thời gian tới. Số liệu khảo sát được điều tra năm
2014.
4. Kết cấu của luận văn:
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi
gia súc theo hướng bền vững.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc theo
hướng bền vững:
1.1.1. Một số khái niệm.
1.1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại.
- Quan niệm về kinh tế trang trại:
Xuất hiện cách đây khoảng hơn 200 năm, cho đến những năm cuối thế
kỷ XX, kinh tế trang trại mà đặc biệt là trang trại gia đình đã trở thành mơ
hình sản xuất phổ biến nhất của nền nông nghiệp các nước phát triển, chiếm
tỷ trọng lớn tuyệt đối về đất đai cũng như khối lượng nông sản, đặc biệt ở các
nước Anh, Nga, Pháp nơi bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên

của nhân loại.
Trải qua mấy thế kỷ đến nay kinh tế trang trại tiếp tục phát triển ở
những nước tư bản chủ nghĩa lâu đời cũng như các nước đang phát triển với
cơ cấu và quy mô sản xuất khác nhau.
Tại Việt Nam, kinh tế trang trại phát triển muộn, chỉ từ sau Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận
và đặc biệt là từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4/1998) về
đổi mới quản lý kinh tế Nhà nước, kinh tế hộ nông dân mới từng bước phục
hồi và phát triển, phần lớn họ trở thành những chủ thể tự sản xuất. Cùng với
các hộ gia đình cơng nhân viên chức làm nơng nghiệp, lại có tích lũy về vốn,
kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm quản lý, tiếp cận được với thị trường thì
sản xuất nơng nghiệp mới thốt khỏi cái vỏ tự cấp tự túc và vươn tới nền sản
xuất hàng hóa. Từ đó kinh tế trang trại ra đời.


6

- Khái niệm trang trại:
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm nghiệp,
có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến hành trên
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với
cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: Hoạt động tự chủ
và luôn gắn với thị trường.
- Bản chất của kinh tế trang trại:
Trong lịch sử phát triển của nông nghiệp các nước trên thế giới cũng
như ở nước ta đã từng tồn tại các hình thức sản xuất nơng nghiệp mang tính
tập trung được tiến hành trên một quy mơ diện tích ruộng đất đủ lớn nhằm sản
xuất ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản xuất nơng
nghiệp truyền thống, phân tán trên những diện tích ruộng đất nhỏ.

Trong phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, các hình thức sản
xuất nơng nghiệp tập trung đã tồn tại ở nhiều nước. Thời đế quốc La Mã đã có
sản xuất nơng nghiệp tập trung với lực lượng sản xuất chủ yếu là tù binh và
nơ lệ. Thời phong kiến ở Châu Âu có các hình thức: lãnh địa phong kiến và
trang viên. Ở Trung Quốc thời nhà Hán đã có hồng trang, điền trang, đồn
điền, gia trang. Ở Việt Nam thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn... có điền trang, ấp,
đồn điền...
Các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong các phương thức
sản xuất trước chủ nghĩa tư bản nêu trên có những điểm chung chủ yếu sau:
Về mục đích sản xuất, các hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung nói
trên đều sản xuất ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản
xuất nơng nghiệp truyền thống phân tán trên những diện tích ruộng đất nhỏ,
song đều nhằm mục đích tự cung, tự cấp để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trực
tiếp. Việc trao đổi sản phẩm chỉ thực hiện với bộ phận sản xuất vượt quá nhu
cầu tiêu dùng trực tiếp của những người chủ.


7

Về sở hữu, có những hình thức sản xuất dựa trên sở hữu nhà nước như:
Các khu sản xuất nông nghiệp tập trung thời đế chế La Mã, hoàng trang và
đồn điền trong các triều đại phong kiến ở Trung Quốc, đồn điền thời Lê,
Nguyễn ở Việt Nam... Đồng thời cũng có những hình thức sở hữu riêng của
một người như Lãnh địa phong kiến và trang viên ở châu Âu, điền trang, gia
trang ở Trung Quốc, Việt Nam...
Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tác động và chi phối
của cơ chế thị trường, trình độ phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất và
sự thay đổi lớn lao của quan hệ sản xuất xã hội đã tạo ra những điều kiện và
động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tập trung chuyển lên một
trình độ mới cao hơn với những biến đổi cơ bản về kinh tế, tổ chức và kỹ

thuật sản xuất so với các hình thức sản xuất nơng nghiệp mang tính tập trung
trước chủ nghĩa tư bản.
Những biến đổi có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự thay đổi về chất của
hình thức sản xuất nơng nghiệp mang tính tập trung trong phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm:
Sự biến đổi về mục đích sản xuất chuyển từ tự cung, tự cấp là chủ yếu
sang sản xuất hàng hóa. Nơng sản phẩm sản xuất ra trước đây chủ yếu là để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của những người chủ, thì nay trong điều
kiện kinh tế thị trường, được sản xuất ra chủ yếu là để bán nhằm tăng thu
nhập và lợi nhuận.
Sự biến đổi về mặt sở hữu: Nếu như trong các phương thức sản xuất
trước chủ nghĩa tư bản có những hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung
dựa trên sở hữu nhà nước, có những hình thức dựa trên sở hữu riêng của một
người chủ độc lập, thì nay trong điều kiện kinh tế thị trường hình thức sản
xuất nơng nghiệp tập trung về cơ bản là dựa trên quyền sở hữu tư liệu sản
xuất một chủ độc lập.


8

Sự thay đổi về cách thức tổ chức sản xuất và kỹ thuật sản xuất: Do mục
đích sản xuất hàng hóa nên ở đây sản xuất được tổ chức theo phương thức
tiến bộ hơn với kỹ thuật sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất nơng nghiệp
mang tính tập trung trong các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản.
Trong thời kỳ Pháp thuộc cùng với sự phát triển của các đồn điền tư
bản tư nhân, những ấp trại với các quy mô khác nhau dựa trên sở hữu tư nhân
và có mục đích chính là sản xuất nông sản phẩm để bán đã xuất hiện trên
nhiều vùng.
Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, ngôn ngữ các nước đều có
những thuật ngữ để chỉ hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung với những

biến đổi cơ bản so với các hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung trong các
phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản như đã nêu khi chuyển sang
tiếng Việt thường được dịch là “Trang trại” hay “Nông trại”.
“Trang trại” hay “Nơng trại” thì có thể hiểu đó là những khu đất tương
đối lớn. Ở đó sản xuất nơng nghiệp được tiến hành có tổ chức dưới sự chỉ huy
của một người chủ mà phần đơng là chủ gia đình nơng dân bao gồm cả nông
dân trong giai đoạn nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hóa và từng bước gắn
liền với kinh tế thị trường.
Như vậy có thể thấy rằng trong điều kiện kinh tế thị trường về bản chất
“Trang trại” hay “Nông trại” là thuật ngữ gắn liền với hình thức sản xuất nơng
nghiệp mang tính tập trung trên một diện tích ruộng đất đủ lớn nhằm sản xuất
nơng sản phẩm hàng hóa với quy mơ gia đình là chủ yếu.
Tại Việt Nam, trong những năm đổi mới kinh tế trang trại đã hình
thành và phát triển nhanh trên nhiều vùng, đặc biệt là các vùng có bình qn
ruộng đất tính theo đầu người cao. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang
trại ở nước ta những năm qua là nhờ đường lối đổi mới của Đảng mà mốc
quan trọng có ý nghĩa hết sức to lớn là Nghị quyết 10/NQ-TW ngày


9

05/4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nơng nghiệp và sau đó
là chính sách giao ruộng đất ổn định cho hộ nông dân. Việc trả lại địa vị tự
chủ về kinh tế cho hộ nông dân và việc giao ruộng đất cho hộ nông dân sử
dụng ổn đinh và lâu dài là cơ sở quan trọng cho kinh tế trang trại mà chủ yếu
là trang trại gia đình ra đời và phát triển ở nước ta trong những năm qua.
- Khái niệm kinh tế trang trại:
Trong những năm gần đây ở nước ta cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản
lý Nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu về
kinh tế trang trại. Một trong những vấn đề được đề cập nhiều là khái niệm về

kinh tế trang trại.
Các cơ quan, các nhà khoa học và quản lý khi nghiên cứu kinh tế trang
trại hầu như đều đưa ra khái niệm về kinh tế trang trại và coi đó là điểm xuất
phát để nghiên cứu về kinh tế trang trại. Tìm hiểu các khái niệm về kinh tế
trang trại đã được đưa ra trong những năm qua, tuy nhiên các ý kiến chưa có
sự thống nhất.
Về thực chất “Trang trại” và “kinh tế trang trại” là những khái niệm
không đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản
xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của
trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là
chủ thể của các mối quan hệ kinh tế đó.
Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói các mặt kinh tế của trang trại.
Ngồi mặt kinh tế, cịn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội và mặt môi
trường.
Về mặt xã hội: trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó có
các quan hệ xã hội đan xen nhau: Quan hệ giữa các thành viên của hộ trang
trại, quan hệ giữa chủ trang trại và những người lao động thuê ngoài, quan hệ
giữa người lao động làm thuê cho chủ trang trại với nhau...


10

Về mặt môi trường: trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Khơng gian sinh thái trang trại có quan hệ
chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng.
Như vậy có thể thấy khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế
trang trại, tuy nhiên trong các mặt kinh tế, xã hội và mơi trường của trang trại
thì mặt kinh tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại.
Vì vậy trong nhiều trường hợp khi nói tới kinh tế trang trại, tức nói tới mặt
kinh tế của trang trại, người ta gọi tắt là trang trại.

Vậy khái niệm trang trại về mặt kinh tế như thế nào? Khái niệm này
phải thể hiện được những nét mặt bản chất về kinh tế, tổ chức và kỹ thuật sản
xuất của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường.
Trước hết, trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong
nơng, lâm, ngư nghiệp.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở vì trang trại là đơn vị trực
tiếp sản xuất ra những sản phẩm vật chất cần thiết cho xã hội, bao gồm nông,
lâm, thủy sản, đồng thời quá trình kinh tế trong trang trại là q trình khép kín
với các khâu của q trình tái sản xuất ln kế tiếp nhau, bao gồm sản xuất
phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở là vì trong nơng, lâm,
ngư nghiệp ngồi trang trại ra cịn những hình thức tổ chức sản xuất cơ sở
khác như: Nơng, lâm trường quốc doanh, kinh tế hộ nông dân...
Là một hình thức tổ chức sản xuất, trang trại khơng phải là một thành
phần kinh tế và theo cách phân định thành phần kinh tế như hiện nay thì các
chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh
nơng nghiệp đều có thể chọn hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu trang trại
nếu có đủ điều kiện.
Như vậy trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông,
lâm, ngư nghiệp là phù hợp vì quan niệm nêu trên đảm bảo đầy đủ các nguyên
tắc quy định.


11

Mặt khác trang trại cịn có những đặc điểm riêng mà nó phân biệt với
các hình thức sản xuất cơ sở khác trong nơng, lâm, ngư nghiệp đó là: Mục
đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hóa. Đó là điểm cơ bản của trang
trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa,
các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiềm năng vốn trong

trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng
hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc
lập. Tư liệu sản xuất ở trang trại thuộc quyền sở hữu của người chủ độc lập,
hoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập nếu tư liệu sản xuất đi thuê hoặc
được giao quyền sử dụng, trang trại hoàn toàn tự chủ trong các sản xuất kinh
doanh, từ việc lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công
nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất, đến tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm,
chủ trang trại là người có ý chí và năng lực, có kiến thức và kinh nghiệm về
sản xuất nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang trại, trang trại
có nhu cầu cao hơn sản xuất nơng hộ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhu cầu
thuê lao động, tiếp cận thị trường, khả năng cung ứng sản phẩm và chất lượng
tốt hơn cho thị trường và có mức thu nhập cao hơn ...
Khái niệm này đã chỉ đúng bản chất sản xuất hàng hóa của kinh tế trang
trại nhưng lại sai lầm khi cho rằng nguồn gốc của các trang trại chỉ là xây
dựng từ kinh tế của các hộ tiểu nông.
Trong Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang
trại, Chính phủ đã thống nhất nhận thức về kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế
trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông
thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mơ và nâng cao hiệu
quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng
rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”.
Khái niệm này khá đầy đủ, nêu ra được cơ sở, chức năng, hình thức sản
xuất của trang trại nhưng hiện nay trong nền kinh tế thị trường sản phẩm của
trang trại mang tính hàng hóa và đáp ứng nhu cầu thị trường. Chính vì vậy


12

năm 2004 các giảng viên của trường Đại học kinh tế Quốc dân đã có quan
điểm: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng, lâm,

ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hay thuộc quyền sử dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất
được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung
đủ lớn với cách tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự
chủ và luôn gắn với thị trường”.
Kinh tế trang trại là nền sản xuất nơng sản hàng hóa, phát sinh và phát
triển trong thời kì cơng nghiệp hóa, thay thế cho nền kinh tế tiểu nơng tự cấp,
tự túc.
* Đây chính là khái niệm đầy đủ về kinh tế trang trại.
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển.
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật văn hóa,… Phát
triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội
lồi người nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện
sống về vật chất và tinh thần của con người, bằng phát triển lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng. Sự chuyển đổi
của các hình thái xã hội, từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ,
lên phong kiến rồi đến xã hội tư bản,… được coi là một quá trình phát triển.
1.1.1.3. Khái niệm về bền vững.
Bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt
quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một
tài nguyên thấp hơn, cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài
nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.
1.1.1.4. Khái niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài, phù hợp với thế hệ hôm nay
mà không ảnh hưởng nguy hại đến thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn những
nhu cầu riêng và trong ngưỡng sống của họ.


13


Phát triển bền vững được miêu tả như một sự biến đổi sâu sắc, trong đó
việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, việc lựa chọn cơ cấu đầu tư, chọn các
loại hình tiến bộ kỹ thuật để áp dụng và lựa chọn cơ cấu hành chính phù hợp
các nhu cầu hiện tại và tương lai.
1.1.2. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
Bất kỳ một hình thức sản xuất nào cũng gây ảnh hưởng đến đời sống
kinh tế xã hội nói chung. Là một thực thể kinh tế, kinh tế trang trại hình thành
và phát triển đã có những đóng góp khơng nhỏ cả về mặt tăng trưởng kinh tế
và phát triển xã hội của địa phương cũng như của đất nước, làm thay đổi bộ
mặt nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu của q trình phát triển sản
xuất nơng nghiệp - nơng thơn:
Các ngành sản xuất đều có xu hướng tích lũy về vốn và các yếu tố sản
xuất khác: Tư liệu, lao động, kinh nghiệm, trình độ quản lý... trong nơng
nghiệp cũng vậy. Những năm cuối thế kỷ 17 ở các nước bắt đầu cơng nghiệp
hóa đã có chủ trương chính thúc đẩy các quá trình tập trung ruộng đất, xây
dựng các xí nghiệp nơng nghiệp tư bản quy mơ lớn hơn với hy vọng mơ hình
này sẽ tạo ra nhiều nông sản tập trung với giá rẻ hơn sản xuất gia đình phân
tán. Sở dĩ như vậy là vì sản xuất nơng nghiệp có đặc trưng khác với cơng
nghiệp ở chỗ là phải tác động vào những vật sống (cây trồng, vật ni) nên
khơng phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất tập trung quy mô quá lớn.
Công cuộc đổi mới kinh tế và đổi mới nông nghiệp của Việt Nam mới
bắt đầu cách đây gần hai chục năm. Cơ chế thị trường không chỉ tác động
mạnh mẽ đến hoạt động của các ngành công nghiệp, dịch vụ mà cịn làm thay
đổi căn bản mục đích và do đó thay đổi cả phương thức sản xuất trong nông
nghiệp. Sự phát triển của trao đổi hàng hóa đặt ra yêu cầu làm ra sản phẩm


14


phải là hàng hóa với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo hơn. Không chỉ là
các nông trại lớn, ngay cả các đơn vị sản xuất nhỏ như hộ gia đình cũng hiểu
rõ mục đích sản xuất của mình: Sản phẩm để bán chứ khơng phải để tiêu
dùng.
Khi nơng nghiệp đã có một bước chuyển mình đáng kể, nhiều hộ nông
dân đã giàu lên, nhận thức và hiểu biết về khoa học kỹ thuật ngày càng sâu
sắc, kinh nghiệm và khả năng quản lý, tổ chức sản xuất ngày càng được nâng
cao, vốn tích lũy đạt đến một mức độ nhất định thì cũng là lúc người kinh
doanh nơng nghiệp phải nghĩ đến một hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp
mới, có quy mơ lớn hơn, tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Thế là họ bỏ vốn, lập nên
các trang trại, thuê nhân công và hoạt động như một nhà kinh doanh thật sự.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại trong phát
triển kinh tế nói chung, phát triển nơng nghiệp - nơng thơn nói riêng, chính
phủ đã có khá nhiều văn bản quan trọng về các vấn đề: Đất đai cho trang trại,
vốn sản xuất cho trang trại, hỗ trợ khâu cung ứng đầu vào, đầu ra...Có thể nói,
chưa bao giờ kinh tế trang trại được quan tâm đúng mức như những năm gần
đây.
Tuy vậy, kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền
kinh tế tự cung tự cấp sang một nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế
thị trường, sự quá độ của nền kinh tế lại quy định tính đa dạng của nó, về
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, về sở hữu tư liệu sản xuất. Tính
khơng đồng đều về trình độ sản xuất, một mặt dẫn tới những hình thức tổ
chức sản xuất khác nhau, mặt khác, dẫn tới sự không thống nhất của mỗi hình
thức tổ chức sản xuất. Do vậy trang trại nước ta cũng không thể thuần nhất
khi mà kinh tế cịn trong thời gian q độ. Đó cũng là một quy luật phát triển
như quy luật phát triển của các mơ hình sản xuất khác mà thơi.
Như vậy, kinh tế trang trại là một thực thể khách quan, xuất hiện như



15

là kết quả của q trình tích luỹ về vốn, kinh nghiệm, năng lực của người chủ
sản xuất, do tác động của cơ chế thị trường, mà trong đó, trang trại gia đình
(với một số ưu thế riêng sẽ được xem xét ở phần sau) là mơ hình được lựa
chọn số 1.
Tác động của kinh tế trang trại đến sự phát triển của ngành sản
xuất nông nghiệp.
Phát triển kinh tế trang trại thúc đẩy chun mơn hố sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn và phát triển kinh tế hàng hố.
Như đã nói, đặc trưng của kinh tế trang trại là mức độ tập trung cao
về đất đai và tích luỹ lâu dài về vốn, đã dần tạo nên một quy mô vượt trội so
với sản xuất của hộ gia đình. Với riêng mỗi trang trại, trong giai đoạn đầu do
còn thiếu vốn và khả năng sản xuất cũng như kinh nghiệm quản lý, họ thường
kết hợp sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng sau đó do sự tích luỹ
về các yếu tố vốn, đất đai, kinh nghiệm sản xuất thì các trang trại sẽ hướng
theo một vài loại sản phẩm do đó quy mô của loại sản phẩm này cũng lớn
lên. Do ảnh hưởng của các lợi thế về quy mô, ta sẽ thấy các trang trại ở trong
cùng một vùng có điều kiện tự nhiên giống nhau sẽ trồng hay nuôi cùng một
loại cây, con như nhau, xây dựng các mơ hình thâm canh, chuyên canh, tiếp
cận các biện pháp canh tác hiện đại, từ đấy các vùng chuyên canh, vùng
chuyên môn hố hình thành, trở thành vùng cung cấp ngun liệu rộng lớn
cho các cơ sở chế biến.
Khi sản xuất quy mơ lớn lại địi hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để làm ra sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng cao và đồng
đều. Vì mục đích kinh tế trang trại là thị trường: Sản xuất cái gì, khối lượng
bao nhiêu, chất lượng ở mức độ nào... đều phải bắt kịp các tín hiệu của thị
trường. Vì thế các trang trại cũng thay đổi, hàm lượng khoa học kỹ thuật
trong sản phẩm nông nghiệp thậm chí tăng lên. Nhìn chung, kinh tế trang trại



16

sẽ tăng tỷ lệ chăn nuôi, giảm tỷ lệ trồng trọt, một số tiểu ngành như sản xuất
thực phẩm cao cấp, hoa kiểng... ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu lớn.
Phát triển kinh tế trang trại sẽ làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Lợi thế về quy mô của các trang trại (quy mô đất đai, quy mô lao động...)
giúp các trang trại tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Trang trại có điều
kiện thuận lợi trong cả việc giảm giá thành các yếu tố đầu vào và cả trong
quản lý, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là dễ dàng hơn khi áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động
sản xuất. Với các hộ gia đình, chi phí cho các thiết bị này chiếm tỷ lệ quá lớn
so với thu nhập và giá trị sản phẩm làm ra, nên thông thường họ phải đi thuê,
tỷ suất lợi nhuận vì thế cũng thấp, khiến cho giá trị của cả ngành nông nghiệp
giảm theo.
Cũng nhờ quy mô lớn, chun mơn hố cao, cùng với tính chất sản xuất
hàng hoá mà sản phẩm của trang trại là những sản phẩm có giá trị cao. Thơng
thường thì người làm trang trại hiểu rõ mục đích sản xuất của mình là cung
cấp cho thị trường nên họ chỉ chọn kinh doanh những loại cây, con sao cho có
hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu mà thị trường đòi hỏi. Hơn thế nữa, sản
phẩm làm ra thường có giá thành cạnh tranh, chất lượng đồng đều, có khả
năng cung cấp với khối lượng lớn nên thường dễ được các cơ cở chế biến và
người tiêu dùng chấp nhận. Giá trị sản phẩm cao không chỉ đem lại thu nhập
cho chủ trang trại mà trong phạm vi tồn ngành, nó sẽ là phần đóng góp đáng
kể để gia tăng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp.
Phát triển kinh tế trang trại đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nông nghiệp - nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp chế biến. Rõ ràng là khối lượng, chất lượng, giá cả
nông sản cung cấp cho một nhà máy chế biến thực phẩm nào đó sẽ quyết định



×