Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện kim bảng, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN KHOA

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VĂN KHOA

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO

Hà Nội, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tố t luâ ̣n văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đang giảng da ̣y ta ̣i Khoa Kinh tế - Trường Đa ̣i ho ̣c Lâm nghiệp Việt
Nam đã dìu dắ t dâ ̣y dỗ tôi trong suố t quá trình ho ̣c tâ ̣p ta ̣i trường.
Với lòng biế t ơn sâu sắ c tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS.
Trần Đình Thao, đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suố t quá trình thực tâ ̣p tố t
nghiê ̣p.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Kinh tế - UBND huyê ̣n Kim Bảng
đã ta ̣o điề u kiêṇ thuâ ̣n lơ ̣i cho tôi trong quá trình thực tâ ̣p.
Tôi xin chân thành cảm ơn ba ̣n bè đã tham gia góp ý cho nghiên cứu.
Cuố i cùng tôi xin chân thành cảm ơn bố me ̣, anh chi ̣đã đô ̣ng viên giúp
đỡ tôi trong suố t quá trin
̀ h ho ̣c tâ ̣p.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu trong luận văn là quá trình khảo sát
thực tế tại địa điểm nghiên cứu.
Tôi cũng xin cam đoan mọi tài liệu, số liệu trích dẫn trong luân văn
được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Khoa



ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài............................ 4
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.............................. 13
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an tồn........... 15
1.1.4 Ngun nhân gây ơ nhiễm sản phẩm ............................................. 19
1.1.5 Quy trình sản xuất rau an tồn ....................................................... 20
1.1.6 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sản xuất
nông nghiệp sạch và sản xuất rau an toàn ............................................... 21
1.2. Cơ sơ thực tiễn của đề tài .................................................................... 23
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới ........................... 23
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam .............................. 24
1.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau nói chung và rau an tồn trên nói
riêng ở Hà Nam ....................................................................................... 26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIẠ BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 28
2.1. Đặc điểm t̀nh h̀ nh cơ bản của xă Kim Bình, Kim Bảng, Hà Nam ....... 28

2.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 28
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 30
2.1.3 Khái quát sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của xã qua 3 năm .. 37


iii

2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................................................... 39
2.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ........................ 39
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu ......................................... 41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .............................. 43
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực phục vụ sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn ở xã. ......................................................................... 43
2.3.2 Hệ thống đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an tồn...... 43
2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản
xuất và tiêu thụ rau an toàn ..................................................................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 45
3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an tồn của xã Kim Bình, huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.............................................................................. 45
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn của xã...................... 46
3.1.2 Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất RAT ........................................ 49
3.1.3 Tình hình tiêu thụ rau an toàn của xã............................................. 51
3.1.4 Các kênh tiêu thụ sản phẩm rau an tồn của xã Kim Bình ............ 54
3.1.5 Thị trường tiêu thụ rau của xã trong những năm gần đây ............. 56
3.1.6 Thực trạng về thương hiệu rau an tồn của xã Kim Bình, huyện
Kim Bảng, Hà Nam ................................................................................. 58
3.2. Thực trạng sản xuất RAT của các nhóm hộ điều tra ở xã.................... 59
3.2.1 Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra ở xã ............................ 59
3.2.2 Tình hình sản xuất RAT của các nhóm hộ điều tra ở xã năm 2013
................................................................................................................. 62

3.2.3 Tình hình tiêu thụ rau an tồn của các nhóm hộ điều tra ở xã ...... 64
3.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an tồn của các
nhóm hộ điều tra...................................................................................... 67
3.2.5 Nhận xét , đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT tại
xã Kim Bình ............................................................................................ 77


iv

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn ở xă Kim Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời
gian tới ......................................................................................................... 79
3.3.1 Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp .......................................... 79
3.3.2 Một số giải pháp chủ yế u ............................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 88
1. Kết luận ................................................................................................... 88
2. Kiến nghị ................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BQ


Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

DTCT

Diện tích canh tác

DT

Diện tích

Đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Gía trị trung gian


HTXDVNN

Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp

IPM

Phịng trừ tổng hợp

IC

Chi phí trung gian



Lao động

MI

Thu nhập hỗi hợp

NTTS

Ni trồng thủy sản

RAT

Rau an toàn

RT


Rau thường

SL

Sản lượng, số lượng

SX- ĐS

Sản xuất - đời sống

TNBQ

Thu nhập bình quân

TNHH

Thu nhập hỗi hợp

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở


FAO

Tổ chức lương thực thế giới

WHO

Tổ chức y tế thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh cơ cấu kinh tế của huyện ..................................................35
Bảng 2.2: Tình hình hộ khẩu và lao động của xã Kim Bình trong 3 năm qua
(2011- 2013) ............................................................................................................ 36
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế ở xã qua 3 năm (2011-2013) 38
Bảng 2.4: Cơ cấu các nhóm hộ .............................................................................. 40
Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích gieo trồng của một số loại rau an tồn chính của xã
Kim Bình ................................................................................................................. 46
Bản 3.2: Năng suất của một số loại rau an toàn .................................................... 48
Bảng 3.3: Sản lượng một số loại rau an toàn chính của xã trong 3 năm 2011 – 2013 ... 49
Bảng 3.4:Tình hình tiêu thụ một số rau an tồn chủ yếu của xã Kim Bình qua 3 năm 53
Bảng 3.5: Tình hình tiêu thụ RAT trên các thị trường chính của xã qua 3 năm . 57
Bảng 3.6: Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra ở xã năm 2013 .............. 61
Bảng 3.7: Bảng diện tích,năng suất và sản lượng rau an tồn của các nhóm hộ
điều tra ở xã năm 2013 ........................................................................................... 63
Bảng 3.8: Chi phí trung gian cho sản xuất rau an toàn của các nhóm hộ điều tra
xã năm 2013 ............................................................................................................ 64
Bảng 3.9: Kết quả tiêu thụ sản phẩm rau an toàn của các hộ điều tra ở xã năm 2013 65
Bảng 3.10: Kết quả sản xuất rau an tồn của nhóm hộ 1 điều tra được ở xã .... 67

Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất rau an tồn của hộ thuộc nhóm 1 ở xã................ 68
Bảng 3.12: Kết quả sản xuất rau an tồn của hộ điều tra được nhóm 2 ở xã ..... 69
Bảng 3.13: Hiệu quả sản xuất rau an toàn của hộ thuộc nhóm 2 ở xã năm 2013 69
Bảng 3.14: Kết quả sản xuất rau an toàn của hộ điều tra được nhóm 3 ở xã năm 2013.. 70
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn của hộ điều tra được ở xã
nhóm 3 năm 2013 ................................................................................................... 71
Bảng 3.16: Kết quả và hiệu quả kinh tế một sào rau ăn lá, hoa an tồn của các
nhóm hộ điều tra ..................................................................................................... 72
Bảng 3.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế một sào rau ăn củ, quả an tồn của các
nhóm hộ điều tra ..................................................................................................... 74


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hìn 3.1: Sơ đồ hệ thống quản lý về sản xuất rau an toàn trong địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................................... 50
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm RAT ở xã Kim Bình ........ 54
Hình 3.3: Sơ đồ hình thức chủ yếu được sử dụng trong tiêu thụ sản phẩm
RAT của các nhóm hộ điều tra ở xã Kim Bình ............................................... 66


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau tươi là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu không thể thiếu được trong bữa
ăn hàng ngày của con người. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng
cần thiết cho sự phát triển ở dạng dễ hấp thụ mà không có lồi thực phẩm nào
có thể thay thế được đó là Vitamin A,B,C... Các ḿ i khống, axít hữu cơ và

các loại chất khác. Ngồi ra rau cịn có tác dụng trong y học như: Chữa bệnh
gan, ung thư... Hàm lượng chất xơ trong rau rất cần cho sự tiêu hoá của con
người. Ngày nay với sự tăng dân số càng nhanh cùng với sự mọc lên những
nhà máy, xí nghiệp của một nền cơng nghiệp hố đã làm cho mơi trường đất,
nước, khơng khí ở một số vùng trồng rau đặc biệt là các vùng trồng rau quanh
các thành phố lớn bị ơ nhiễm nặng. Bên cạnh đó việc la ̣m dụng phân bón hố
học và thuốc bảo vệ thực vật cùng với tập quán canh tác của người sản xuất
rau chưa đổi kịp đã làm cho chất lượng rau bị giảm sút nghiêm trọng, hạn chế
đến sự phát triển và mở rộng thị trường rau ở nước Việt Nam. Những năm
gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo là mức sống của
người dân được cải thiện rõ rệt, điều này cho phép tăng nhu cầu tiêu dùng
những sản phẩm sạch, an toàn và có chất lượng. Sản xuất và tiêu dùng những
sản phẩm sạch nói chung và rau sạch nói riêng là vấn đề tính cấp thiết vì sự
phát triển kinh tế, vì mơi trường trong sạch, vì sức khoẻ và hạnh phúc của con
người Kim Bình là xã sản xuất rau an toàn từ nhiều năm nay. Nằm ở huyện
ngoại thành, xã có diện tích trồng rau khơng nhỏ với chủng loại phong phú
tuỳ từng mùa, từng vụ. Đặc biệt, nắm bắt được nhu cầu rau an toàn, xã đã sớm
chuyển đổi từ sản xuất rau thường sang sản xuất rau an toàn. Sản phẩm của xã
đã cung ứng một lượng rau an tồn khơng nhỏ cho thị trường Hà Nam.


2

Bên cạnh đó cịn nhiều hộ sản xuất theo tập quan cũ (ít sử dụng phân bón
lót, dùng nước phân tươi để bón cho rau, dùng nhiều phân đạm để hoà lẫn
nước tưới cho rau và sát thời gian thu hoạch), đặc biệt sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật còn tuỳ tiện và mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm rau tồn phải chăng
vẫn khơng đáp ứng đủ nhu cầ u của thực tế. Trước tình hình đó, sản xuất rau
an toàn đang là vấn đề cấp bách để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, cải thiện môi
trường sinh thái, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người trồng rau. Mặt

khác, nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người dân Hà Nam và các vùng lân
cận ngày càng tăng. Vậy thực tế xã Kim Bình, Kim Bảng, Hà Nam đã sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an tồn ra sao? Có gì thuận lợi, khó khăn, khả
năng phát triển của nó như thế nào? Cần làm gì để đẩ y mạnh phát triển nó ở
địa phương trong những năm tới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đó?
Xuất phát thực tế chúng tơi lựa chọn đề tài “Sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở xã Kim Bình, huyện
Kim Bảng, Hà Nam trong những năm qua và đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm đẩy mạnh sản suất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu trong
thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn vào sản xuất nơng nghiệp
nói chung và sản xuất rau an tồn nói riêng.
- Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức trong sản xuất
và tiêu thụ rau an tồn.
- Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an tồn của xã Kim Bình
huyện Kim Bảng, Hà Nam và nguyên nhân của thực trạng đó.


3

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn của xã trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những hộ tham gia vào sản xuất rau an toàn.
- Thị trường tiêu thụ rau an toàn của xã.

- Các vấn đề về kinh tế, tổ chức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Nội dùng:
Tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an tồn trong xã
chủ yếu là các cây: Cà chua, Súp lơ, Su hào, Bắp cải, Cà rốt ,Cải ngọt .Chúng
tôi đã nghiên cứu 6 loại rau này chủ yếu này. Những nhân tố ảnh hưởng và
một số biện pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an tồn
trong xã Kim Bình, huyện Kim Bảng, Hà Nam trong thời gian tới.
* Không gian:
Nghiên cứu trong phạm vi xã Kim Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam và một số thị trường trong khu vực tiêu thụ rau an tồn của xã.
* Thời gian:
- Các thơng tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm
2011 – 2013, tập trung chủ yếu trong năm 2013. Biện pháp đưa ra cho thời
gian tới.
- Thời gian nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 12
năm 2013


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
1.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp sạch
Để hiểu rõ khái niệm RAT một cách hoàn chỉnh cần xuất phát từ quan
điểm về nông nghiệp sạch. Hiện nay, trên thế giới và ở nước Việt Nam có 2
quan điểm về nơng nghiệp sạch đó là: nơng nghiệp sạch tuyệt đối và nông
nghiê ̣p sa ̣ch tương đố i.

Nông nghiệp sạch tuyệt đối cịn gọi là nơng nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp sinh học. Ở đây người ta thiên về biện pháp hữu cơ và sinh học, trở lại
canh tác tự nhiên, khơng dùng các loa ̣i phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa
học, chấp nhận năng suất cây trồng khơng cao để lấy “Sản phẩm hồn tồn
sạch’’ cũng có thể sản xuất rau, hoa, quả… trong nhà kính, nhà lưới để cách
ly với các yêu tố độc hại của môi trường. Nông nghiệp sạch tuyệt đối chỉ thực
hiện ở các nước có dư thừa lương thực - thực phẩm, có cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại cho sản xuất, ở các quy mô nhỏ và người tiêu dùng chấp nhận giá
thành cao của sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp sạch tương đối: Ở đây người ta vẫn áp dụng các biện pháp
thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học, kết hợp
các biện pháp hữu cơ - sinh học với các biện pháp khác nhưng với công nghệ
đảm bảo các sản phẩm nơng nghiệp khơng có hoặc có dưới mức hàm lượng
cho phép các dư lượng hóa chất độc, đảm bảo giá thành hợp lý của sản phẩm
nông nghiệp sạch.


5

1.1.1.2 Khái niệm về RAT
Xuất phát từ hai quan điểm trên phạm trù sản phẩm an tồn nói chung
và rau an tồn nói riêng cũng tồn tại hai quan điểm trong giới chun mơn và
các nhà quản lý đó là: An toàn tương đối và an toàn tuyệt đối.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của thành phố Hồ Chí
Minh.
- Rau an tồn tương đối: Là rau các tiêu chuẩn trên cịn khơng được
dùng thuốc hóa học và thuốc trừ sâu canh tác.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức lương thực thế
giới FAO thì: rau an tồn phải là các sản phẩm khơng chứa hàm lượng độc tố
nitrat (NO3), kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây

hại vượt qúa ngưỡng cho phép. Từ những tiêu chuẩn này đã có nhiều khái
niệm khác nhau, trong đó khái niệm được phổ biến rộng rãi nhất hiện nay là:
- Rau phải đảm bảo phẩm chất, chất lượng, không bị hư hại dập nát, héo, úa.
-Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hành lượng nitrat và kim loại nặng ở
dưới mức cho phép.
- Khơng bị sâu bệnh, khơng có vi sinh vật gây hại cho cơ thể, hiện
tượng rau bị ô nhiễm ở nước Việt Nam cần xác định do những yêu tố nào và
những điều kiện phát sinh ở đâu? Qua nghiên cứu của Viện Rau quả, Viện
Bảo vệ thực vật, các cơ quan sản xuất, khảo nghiệm cho thấy những nguyên
nhân chính sau:
- Hàm lượng nitrat (NO3) quá những cho phép: Do sử dụng khơng có
liều lượng, tỷ lệ phân đạm trong thành phần vô cơ và hữu cơ bón phân cho
cây, phương thức bón phân khơng đúng, do chạy theo lợi nhuận, bón thúc quá
sát thời điểm thu hoạch, sử dụng nước tưới có hàm lượng NO3 rửa trơi cao…
- Tồn dư thuốc hóa học trong sản phẩm: rau bao gồm rất nhiều chủng
loại, do vậy các chủng loại sâu cũng khá đa dạng, đó cũng là nguyên nhân bị


6

khá nhiều côn trùng và bệnh hại, thông thường sâu bệnh làm năng suất rau từ
10- 40% đôi khi 100% trong những năm dịch bệnh. Biện pháp thuốc bảo vệ
thực vật là cần thiết không tránh khỏi, tuy nhiên lượng thuốc hóa học sử dụng
cho cây rau khá nhiều. Đây cũng chính là nguyên nhân chính của việc tiêu
dùng quá liều lượng và không đúng quý cách, quy định các loa ̣i thuốc.
- Sử dụng nước tưới không sạch: các sản phẩm rau thường chứa một
lượng nước rất lớn, do vậy trong quá trình sản xuất, việc tưới nước cũng đảm
bảo sinh trưởng, phát triển và cho thu hoạch cao là cần thiết và bắt buộc, song
sử dụng các nguồn nước khơng sạch thì sẽ góp phần gây ơ nhiễm rau. Nước
có thể gây ơ nhiễm cho sản phẩm bằng hai cách: các loại kim loại nặng có sẵn

trong đất trồ ng theo các nguồn nước thải từ thành phố, khu cơng nghiệp được
cây hấp thụ và tích lũy dần vào sản phẩm trong quá trình sinh trưởng. Thứ
hai, ở các vùng rau của ta tập quán dùng nước phân tưới cho cây cũng là hình
thức truyền tải các loại trứng giun và sinh vật gây bệnh khác.
1.1.1.3 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm
đầu ra. Nó là q trình tạo ra dịng của cải vật chất khơng có sẵn trong tự
nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Đầu vào của sản xuất bao gồm nhiều yế u tố tác động lẫn nhau như sau:
Lao động, vốn, đất đai, máy móc và các tổ chức quản lý…
Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yế u tố đầu vào tạo ra sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Yếu tố đầu vào và đầu ra thể hiện quan hệ qua hàm sản xuất:
Q = F(X1, X2… Xn)
Trong đó: Q là sản lượng sản xuất ra
X ( i=1,n) là yế u tố đầu vào


7

1.1.1.4 Khái niệm về tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của
hàng hóa thơng qua tiêu thụ hàng hóa chuyển từ hình thái vật chất sang hình
thức tiền tệ và vịng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hình thành.
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó
đóng vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu
thụ sản phẩm có thể góp phần tăng vịng quay của vốn là cầu nối đưa sản
phẩm từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng thông qua lưu thông
trên thị trường.
Kênh phân phối sản phẩm: Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân

hay những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia
vào q trình tạo ra dịng vận chuyển hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến
người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất. Tất cả những người tham gia
vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm
giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian thương mại, các
thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng
khác nhau.
Các loại kênh phân phối:
+ Kênh tiêu thụ trực tiếp: Đây là kênh tiêu thụ sản phẩm bằng cách
người sản xuất trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, không qua
trung gian.
+ Kênh tiêu thụ gián tiếp: Là kênh người sản xuất bán sản phẩm của
mình cho người tiêu dùng qua một hay một số trung gian, như người thu gom,
người bán buôn, bán lẻ. Tùy theo mức độ của một hay nhiều trung gian mà ta
có các kênh tiêu thụ: kênh 1, kênh 2, kênh 3 và kênh 4.
1.1.1.5 Khái niệm về thị trường , marketing
a) Khái niê ̣m về thị trường.


8

* Định nghĩa: Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán
(đây là khái niệm phổ biến nhất).
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao
đổi. Như vậy ở đâu diễn ra các hoạt động trên thì ở đó xuất hiện thị trường.
Theo học thuyết của Mác thì cần hiểu rằng là nơi diễn ra các mối quan hệ
kinh tế, là nơi chữa đựng tổng số cung-cầu, là nơi tập hợp nhu cầu của một
loại hàng hóa nào đó.
Từ các khái niệm nêu trên cho thấy: Thị trường chứa đựng tổng số cung
và tổng số cầu về một loại hàng hóa nào đó. Thị trường bao gồm các yế u tố

thời gian và yếu tố không gian, trên thị trường luôn diễn ra hoạt động mua
bán và các mối quan hệ tiền tệ.
* Chức năng của thị trường bao gồm:
+ Chức năng thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa dịch vụ.
+ Chức năng thực hiện giá cả.
+ Chức năng điều tiết kích thích tiêu dùng xã hội.
+ Chức năng thơng tin thị trường.
* Các quy luật của thị trường:
+ Quy luật về giá trị: Là quy luật cơ bản của tiền sản xuất hàng hóa,
quy luật này yêu cầu trao đổi hàng hóa phải dựa trên chi phí lao động xã hội
cần thiết để sản xuất hàng hóa đó.
+ Quy luật cạnh tranh: Đây chính là cơ chế vận động của thị trường.
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác nó cũng đào
thải những hàng hóa khơng được thị trường chấp nhận.
+ Quy luật cung cầu:
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết
của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả
năng thanh tốn cho hàng hóa hay dịch vụ đó.


9

Cung là một thuật ngữ dùng để chỉ thái độ của người bán và khả năng bán về
một loại hàng hóa nào đó.
- Quy luật cầu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá cả và lượng
cung về hàng hóa dịch vụ.
b) Marketing:
Theo quan niệm của các nghiên cứu thì định nghĩa về Marketing được
trình bày theo hai khái niệm khác nhau phù hợp với các giai đoạn phát triển
của Marketing đó là Marketing cổ điển và Marketing hiện đại.

Theo quan điểm cổ điển: Marketing là quá trình mà ở đó nhu cầu về
hàng hóa và dịch vụ được dự đốn về thỏa mãn thơng qua một q trình bao
gồm nhận thức thúc đẩy và phân phối. Về thực chất, Marketing là hoạt động
kinh doanh nhằm hướng luồng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến
người tiêu dùng. Đặc trưng của Marketing cổ điển là hoạt động Marketing chỉ
diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên là hoạt động
thị trường sau đó là tổ chức các kênh phân phối; các chủ trương và biện pháp
đều nhằm mục tiêu là bán được hàng hóa, tăng được doanh số và lợi nhuận.
Theo quan điểm hiện đại: Từ những năm 50 của thế kỷ XX, kinh tế và
khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, cạnh tranh trên thị trường gay gắt, giá cả
biến động mạnh, rủi ro trong kinh doanh nhiều, khủng hoàng kinh tế diễn ra
buộc các nhà kinh doanh phải có những biện pháp mới ứng xử với thị trường.
Chính vì vậy Marketing hiện đại ra đời. Marketing hiện đại có đặc trưng cơ
bản là coi khách hàng là trung tâm, coi nhu cầu của người mua là quyết định.
Marketing hiện đại bắt đầu từ việc nghiên cứu phát hiện nhu cầu và làm mọi
cách để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, từ đó nhằm đa ̣t mục tiêu kinh
doanh. Khẩu hiệu của Marketing hiện đại là “Hãy bán cái thị trường cần,
đừng bán cái mình có”. Từ những đặc trưng của Marketing cổ điể n và
Marketing hiện đại có thể khái quát về Marketing như sau:


10

Marketing là chức năng quản lý của doanh nghiệp về tổ chức toàn bộ
các hoạt động nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ
việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu
thực sự về một hàng hóa cụ thể đến việc mua hàng hóa đến người tiêu dùng
cuối cùng nhằm làm cho khách hàng thỏa mãn khi tiêu dùng hàng hóa hay
dịch vụ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được
mục tiêu đề ra.

1.1.1.6 Khái niệm về kênh tiêu thụ
Có rất nhiều định nghĩa về kênh tiêu thụ. Kênh tiêu thụ có thể được coi
là đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi
chúng được mua bán qua các tác nhân khác nhau. Một số ý kiến khác lại cho
rằng, kênh tiêu thụ là các hình thức liên kết lỏng lẻo của các cơng ty để thực
hiện mục đích thương mại.
* Các loại kênh tiêu thụ:
+ Kênh I: Kênh tiêu thụ trực tiếp: đây là kênh tiêu thụ mà người sản
xuất bán trực tiếp hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng.
Sơ đồ: Người sản xuất → Người tiêu dùng.
Ưu điểm: Đẩy nhanh tốc độ chuyển hàng hóa, thu được lợi nhuận cao.
Nhược điểm: Chu chuyển vốn chậm, quản lý phức tạp
+ Kênh II: Kênh tiêu thụ gián tiếp: Kênh này bao gồm Nhà sản xuất,
người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Trên thị trường trung gian này
thường là thị trường bán lẻ.
Sơ đồ: Người sản xuất → Người bán lẻ → Người tiêu dùng.
Ưu điểm: Ngoài những ưu điểm của kênh trực tiếp thì kênh này cịn
mang đến cho người sản xuất chức năng lưu thông để họ tập trung nguồn lực
vào sản xuất.


11

Nhược điểm: Quy mơ lưu thơng hàng hóa cịn thấp chỉ phù hợp với
doanh nghiệp có quy mơ nhỏ lẻ, sản xuất hàng hóa đơn giản trong thời gian
và khơng gian nhất định.
+ Kênh III: Kênh này bao gồm Sơ đồ: Người sản xuất → Người thu
gom → Người bán lẻ → Người tiêu dùng.
Ưu điểm: Tổ chức kênh chặt chẽ, quy mơ hàng hóa lớn, vịng quay vốn

nhanh.
Nhược điểm: Rủi ro xảy ra khá lớn, việc giám sát khách hàng và giá cả
rất khó khăn đồng thời doanh nghiệp ít năng động.
+ Kênh IV. Kênh này bao gồm: Người sản xuất, người thu gom, người
bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng
Sơ đồ: Người sản xuất → Thu gom → Người bán buôn → Người bán
lẻ → Người tiêu dùng cuối cùng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ sản phẩm là khâu rất
quan trọng, thông qua quá trình tiêu thụ mà sản phẩm tách ra khỏi q trình
sản xuất bước vào q trình lưu thơng và đến tay của người tiêu dùng cuối
cùng. Quá trình tiêu thụ được thực hiện nhanh, thuận lợi sẽ thúc đẩy sản xuất
phát triển. Do vậy để thúc đẩy ngành sản xuất rau phát triển thì phải tổ chức
tốt khâu tiêu thụ.
1.1.1.7 Khái niệm về hiệu quả
a) Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất, trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất, trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được
áp du ̣ng rộng rãi trong kinh tế vi mơ để xem xét tình hình sử dụng các nguồn
lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm


12

sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất.
Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất dùng vào sản xuất
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó
chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu

đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể
hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với
nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra các quyết định sản xuất. Hiệu quả
kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản
xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã
hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
b) Hiệu quả phân bổ
Là hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính
phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hay về nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật có
tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và đầu ra. Vì thế mà nó cịn được gọi là
hiệu quả về giá. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện
về lý thuyết biên của sản phẩm bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử
dụng vào sản xuất.
c) Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá
trị đều tính đến các giá trị khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu việc đạt được một trong hai yếu tố kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ
mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đánh giá đã đạt hiệu
quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt được cả hai chỉ tiêu hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả


13

kinh tế. Hiệu quả kinh tế chỉ thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho
lợi nhuận tối đa.
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
1.1.2.1 Đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ rau nói chung

+ Ngành sản xuất rau là ngành mang tính hàng hóa cao, điều này là được
thể hiện là sau khi thu hoạch sản lượng rau trở thành hàng hóa trao đổi trên thị
trường chiếm tỷ lệ cao. Do vậy ngành sản xuất rau có mối quan hệ chặt chẽ
với các khâu như: Công tác thu mua, vận chuyển lưu thông, phân phối, giá
cả… nếu các khâu trên phối hợp chặt chẽ với nhau thì sản phẩm rau được lưu
thông và phân phối kịp thời đến tay người tiêu dùng, từ đó mà đảm bảo lợi ích
của người sản xuất cũng như người tiêu dùng góp phần thúc đẩy ngành rau
phát triển.
+ Rau là loại sản phẩm dễ hỏng, có hàm lượng nước khá cao (khoảng 70
- 80%), có khối lượng lớn và cồng kềnh nên khó thực hiện việc bảo quản, dễ
làm cho rau dập nát dẫn đến hao hụt về trọng lượng và phẩm chất rau. Do đặc
điểm này mà bố trí sản xuất tập trung, chuyên canh... để đảm bảo vận chuyển
và tiêu thụ nhanh chóng kịp thời cũng như công tác tổ chức tốt các công việc
như bảo quản chế biến, dự trữ để duy trì chất lượng rau cho tốt.
+ Rau là loại cây trồng ngắn ngày, phong phú về chủng loại, lại mẫn cảm
với sâu bệnh, rất thích hợp với việc trồng xen, trồng gối. Yêu cầu việc bố trí
mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc BVTV và tổ chức
sử dụng lao động trong sản xuất.
+ Rau có đặc điểm chăm sóc tỷ mỉ, phải đầu tư nhiều cơng lao động cẩn
thận thường xun. Vì thế mà người sản xuất rau phải nắm bắt được yêu cầu
cụ thể của từng loại rau để bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp nhằm sản xuất
đúng thời vụ đạt năng suất cao.


14

1.1.2.2 Đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Sản xuất rau an toàn là bộ phận của sản xuất rau nói chung, nó mang đầy
đủ đặc điểm của ngành sản xuất rau và có những đặc điểm riêng biệt.
+ Trước hết hầu hết các cây trồng đều trải qua thời kỳ ươm trước khi

trồng đại trà, sự chống chịu bệnh tật, sự phát triển cũng như chất lượng sản
phẩm phần nào phụ thuộc vào giai đoạn ươm này, do vậy khi sản xuất phải xử
lý cây trồng ngay từ đầu.
+ Là loại cây trồng nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như
sức lao động lớn hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác.
+ Là loại sản phẩm tươi, xanh, nhiều chất dinh dưỡng, khả năng mắc
nhiều loại sâu bệnh. Do vậy trong quá trình canh tác phải sử dụng nhiều loại
thuốc bảo vệ thực vật. Đây là vấn đề có tính hai mặt, sử dụng để bảo vệ, duy
trì sản lượng cây trồng nhưng sử dụng không đúng quy cách lại là ngun
nhân gây nhiễm độc sản phẩm, khí đó khơng cịn được là rau an toàn nữa.
+ Đối với rau an tồn thị trường tiêu thụ khá nghiêm ngặt, nó đặt ra tiêu
chuẩn cho những người sản xuất những sản phẩm đủ tiêu chuẩn quy định mới
tồn tại trong thị trường. Mặt khác, rau an tồn chưa có thương hiệu, kiểm tra
chất lượng chưa nghiêm ngặt đã phần nào mất niềm tin của người tiêu dùng
đối với sản phẩm rau an tồn. Người tiêu dùng nghi ngờ khơng biết là rau đủ
tiêu chuẩn rau an tồn hay khơng?
+ Do sản xuất theo tiêu chuẩn cho trước nên sản xuất rau an tồn phải
tn thủ nghiêm ngặt của kỹ thuật, địi hỏi mức độ đầu tư vật chất, cao hơn
sản xuất rau bình thường, trong khi đó năng suất và sản lượng thấp hơn. Đây
là nguyên nhân chính làm cho giá bán của các loại rau này cao hơn nhiều so
với sản phẩm cùng loại sản xuất trong điều kiện bình thường, nhất là trong
giai đoạn đầu. Điều đó là, hạn chế đến sức mua, sức cạnh tranh của nó trên thị
trường.


15

+ Xu thế phát triển ở nước Việt Nam: hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang
tăng tạo ra thị trường tiêu thụ rau an toàn phát triển cả về số lượng, chủng loại
và chất lượng sản phẩm.

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
1.1.3.1 Các yế u tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an tồn
* Nhóm yếu tố về tự nhiên
+ Khí hậu thời tiết
Khí hậu ở nước Việt Nam mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩn tạo
điều kiện sâu bênh phát triển, thời tiết thay đổi liên tục, do vậy ảnh hưởng đến
sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất rau an tồn nói riêng. Do đó trong
q trình sản xuất các hộ phải có biện pháp phịng chống các điều kiện bất lợi
cho cây trồng cũng như xem xét lựa chọn các giống cây phù hợp với nhiệt độ
- thời tiết từng vùng.
+ Đất đai: Đối với cây rau bộ rễ ăn nông ở tầng mặt trong phạm vi từ 25
– 30 cm. Do vậy tính chịu hạn rất kém dễ bị sâu bệnh, loại đất thích hợp với
rau an tồn là đất nhẹ, đất trung bình sau đó đến đất cát pha. Để cây rau cho
năng suất địi hỏi phải có tầng đất canh tác tươi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, dễ
thoát nước khi ngập úng, giàu chất dinh dưỡng, dễ hấp thụ, bên cạnh đó có
nhiều yếu tố khác nhưng yêu cầu của rau an tồn tương đối giống nhau.
* Nhóm yếu tố kỹ thuật
+ Yếu tố giống: Giống đóng vai trị quan trọng trong quá trình sản xuất,
nếu đầu tư như nhau giống khác nhau cho năng suất khác nhau. Giống tốt là
giống cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng sản
phẩm cao… ở Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng một số giống cũ ở một vài
địa phương, trong những năm gần đây đã lai tạo và nhập nhiều giống mới
nhưng việc đưa giống mới vào địa phương phải chú ý đến từng điều kiện của
từng vùng từng địa phương.


16

+ Yếu tố phân bón: Nếu phân bón đầy đủ và hợp lý thì sẽ làm tăng
năng suất và phẩm chất rau. Phân bón có mối quan hệ chặt chẽ với khả

năng chống chịu sâu bệnh của rau. Mặc dù cây rau là cây có thời gian sinh
trưởng tương đối ngắn và cho khối lượng sản phẩm tương đối cao nhưng
địi hỏi lượng phân bón lớn. Song khơng lúc nào lượng phân bón cũng tỷ lệ
thuận với năng suất.
Đối với phân chuồng: Rau phản ứng khá tốt với các loại phân đã ủ ải.
Ngồi ra phân chuồng cịn có tác dụng cải tạo đất và duy trì cân đối giữa sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Đối với phân đạm: Rau khá thích hợp với đạm đặc biệt là rau an lá.
Nhưng trong q trình bón phải chú ý là thời kỳ nào bón ít thời kỳ nào là
bón nhiều.
Đối với lân: Bón lân cho rau ăn quả, quả giúp bộ rễ phát triển đầy đủ, cây
cứng cáp thời gian chống chịu sâu bệnh hại và những thay đổi bất lợi của
ngoại cảnh…
Đối với kali: Đây là loại phân có tác dụng thúc đẩy mạnh các q trình
tích luỹ vật chất, kali rất cần thiết cho loại cây ăn củ, quả ăn rễ nhưng điều
quan trọng là khi nào bón kali cho rau là hợp lý nhất để đạt hiệu quả kinh tế là
điều quan trọng hơn cả.
+ Yếu tố về kỹ thuật canh tác: Các khâu công việc như làm đất, làm cỏ,
tưới nước… là những biện pháp đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, độ thống
khí, nồng độ CO2 trong đất để rau sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu có chế độ
chăm sóc thường xuyên và hợp lý thì sẽ cho năng suất cao và ngược lại.
+ Yếu tố bảo vệ thực vật: Đây là yếu tố quan trọng khơng kém gì khâu
chọn giống, yếu tố này quyết định phần quan tâm đến sản lượng cây trồng và
yêu cầu của RAT.


×