Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm của thể ký trên tạp chí tri tân (1941-1946)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.69 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 42-49

ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ KÝ TRÊN TẠP CHÍ TRI TÂN (1941-1946)

Nguyễn Thị Phương Lan

Trường THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình - Hà Nội
E-mail:
Tóm tắt. Bài viết giới thiệu khái quát về diện mạo của tạp chí Tri tân: từ các thể
loại báo chí chuyên biệt đến các thể loại sáng tác văn học, trong đó quan tâm đến
thể ký. Với những thống kê, khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy đặc điểm nổi
bật của thể ký trên tờ tạp chí này là chất khảo cứu cơng phu quyện hịa với chất trữ
tình đằm thắm. Đây là đặc điểm chủ đạo xuyên suốt các bài ký viết về danh tích,
phong tục tập quán và nhân vật trên tạp chí Tri tân. Từ đó khẳng định giá trị của
thể ký cũng như những đóng góp của các sáng tác văn học trên Tri tân tạp chí đối
với đời sống văn học nửa đầu thế kỷ XX.
Từ khóa: tạp chí Tri tân, đặc điểm, ký, khảo cứu, trữ tình.

1.

Mở đầu

Tạp chí Tri tân xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XX, tuy chỉ tồn tại trong
thời gian 5 năm (từ ngày 3/6/1941 đến ngày 16/7/1946) nhưng với 214 số ra đều đặn hàng
tuần thì tự thân nó đã xác lập được vai trị vị trí của mình. Sinh tồn trong một thời điểm
lịch sử gay cấn, bối cảnh chính trị phức tạp, đời sống văn hóa đầy thử thách nhưng Tri tân
vẫn được coi là một tạp chí “chất lượng” và “trí tuệ”. Tơn chỉ, mục đích mà Tri tân hướng
tới là “Ôn cũ biết mới. Nhằm cái đích ấy, Tri tân riêng đi vào con đường văn hóa với cặp
kính khảo cứu”.


Là loại tạp chí mang tính “bách khoa thư” (giống như kiểu tạp chí Nam phong), Tri
tân đã tạo nên những ưu thế đặc biệt của loại hình báo chí mang tính tổng hợp. Tìm trên tờ
tuần báo này, có thể thấy đủ các thể loại từ báo chí chuyên biệt (thời sự chính trị, khoa học
kỹ thuật, thơng tin văn hố xã hội, quảng cáo. . . ) đến văn học nghệ thuật (thơ ca, truyện
ngắn, tiểu thuyết, ký, kịch. . . ) rồi đến các lĩnh vực khác như sử học, địa lý, kinh tế, dân
tộc học, công nghệ, tôn giáo. . . Trong đó, riêng mảng sáng tác văn học được tạp chí dành
một số lượng trang báo đáng kể để in ấn, giới thiệu đều đặn, cần mẫn trong suốt 5 năm tồn
tại. Có thể thấy, ngồi các bài khảo cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, các bài nghiên
cứu, phê bình, sưu tầm, dịch thuật văn học có giá trị. . . Tạp chí Tri tân cịn đón nhận và
đăng tải gần 500 sáng tác văn học, trong đó riêng các bài ký văn học là 104 bài. Một số
lượng tuy còn khiêm tốn song cũng đủ để khái quát và chỉ ra được những đặc điểm riêng
42


Đặc điểm của thể ký trên tạp chí Tri tân (1941-1946)

của thể loại văn học này trên Tri tân. Bài viết bước đầu khái quát về diện mạo và chỉ ra
một số đặc điểm cơ bản của thể ký trên tạp chí Tri tân qua việc khảo sát 104 tác phẩm ký
được tờ tạp chí này đăng tải trong 5 năm tồn tại.
Từ đó, chúng tơi khẳng định giá trị của các sáng tác văn học trên Tri tân tạp chí
nói chung và thể ký nói riêng. Đồng thời cũng xác lập được vị trí, vai trị của báo chí như
“một động lực của văn học”. Bởi: “Từ Tri tân cũng có thể hình dung được vai trị của báo
chí đối với văn học đầu thế kỷ” [1;9].

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Diện mạo và đặc điểm của thể ký trên tạp chí Tri tân


Ký là một thể loại văn học có lịch sử hình thành khá sớm. Nhưng thể ký thực sự
phát triển khi: “Đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc,
khi kỹ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnh
vực hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những
cuộc đấu tranh xã hội” [2;138]. Ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, đời sống lịch sử
xã hội đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho thể ký có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
Đặc điểm nổi bật của thể ký là chất tự do, phóng túng của ngịi bút, sự mãnh liệt
trong cảm xúc của tác giả được sáng tạo trên nền hiện thực - kiểm chứng. Do đó, người
viết ký phải là người nhạy bén với những điều mắt thấy tai nghe để qua lăng kính của mình
chưng cất hiện thực cuộc sống thành một thứ hiện thực thẩm mĩ mà vẫn đảm bảo được
tính xác thực, khách quan. Đồng thời, người viết ký bao giờ cũng là người có tinh thần
nhập cuộc, có kiến thức sâu rộng, có tư duy tổng hợp vừa là của một nhà khảo cứu vừa là
của một người sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, ký là một thể loại khá năng động, linh hoạt và
cởi mở, bởi nó: “Hàm chứa một nội diên có biên độ hết sức co dãn” [3;9]. Bản thân thể
loại này lại có sự thâm nhập, cộng hưởng, giao thoa với các thể loại văn học khác. Song,
ký vẫn là một thể loại văn học độc lập, bình đẳng, tồn tại ngang hàng với các thể loại văn
học khác. . .
Với 104 bài ký là những sáng tác văn học được thống kê, khảo sát trên tạp chí Tri
tân có thể nhận thấy điểm nổi rõ của thể loại này là chất khảo cứu cơng phu quyện hịa với
chất trữ tình đằm thắm. Các cây bút viết ký khơng chỉ là người có năng lực làm cơng việc
khảo cứu mà cịn có niềm say mê hứng thú trong các chuyến du ngoạn, có đức tính cần
mẫn tỉ mỉ và hơn hết là có “sự hoạt động ráo riết của trí tuệ” để tìm hiểu, phân tích, lí giải
những vấn đề của đời sống thực tại qua những trang viết đầy cảm xúc: “Hầu hết các tác
giả viết trong thể tài này trên Tri tân đều đồng thời có năng lực làm các công việc khảo
cứu. Họ không chỉ biết giương mục kỉnh nhìn vào các trang sách cổ mà cịn tỏ ra rất hứng
thú với cơng việc du khảo điền dã” [4;10]. Chỉ khi người viết bộc lộ một cách “trực diện
nhất, rõ ràng nhất về bản thân mình” thì mới có tác phẩm ký - là sản phẩm sáng tạo nghệ
thuật đích thực ra đời.
43



Nguyễn Thị Phương Lan

Nếu như những bài ký xuất hiện trong những năm đầu của thế kỷ XX trên Đông
Dương tạp chí và Nam phong tạp chí cịn nặng về chất biên khảo, ghi chép thì các tác
phẩm ký trên tạp chí Tri tân đã góp phần: “Cố gắng đẩy đến cùng khả năng cách tân thể
loại truyền thống để xác lập một thể văn kết hợp mô tả, ghi chép sự thực với ký thác tâm
sự” [5;377]. Có thể kể đến các cây bút viết ký già dặn như Nhật Nham Trịnh Như Tấu,
Mãn Khánh Dương Kỵ, Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng, Biệt Lam Trần Huy Bá, Phạm
Mạnh Phan, Vân Thạch. . .
Với ưu thế của một thể loại năng động cho nên đối tượng mà thể ký hướng tới khá
đa dạng, hình thức biểu hiện thì phong phú, khơng chịu sự câu thúc, gị ép, đóng khung
trong bất cứ khn khổ nào. Thể loại ký trên tạp chí Tri tân cũng được chia thành nhiều
tiểu loại từ phóng sự, tuỳ bút, bút ký, du ký, lữ ký... đến nhật ký, cảm xúc, cảm tưởng, ý
nghĩ, ký ức. . . Có các bài phóng sự ngắn như: Một ngày ở xứ Chàm (Tam Lang), Đồng
thiếp (Bảo Vân), Tết lánh nạn, Hai cảnh tết chiến tranh (Phạm Mạnh Phan). Cũng có các
bài du ký, lữ ký dài kỳ như: Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể (Nhật Nham), Indrapura (Đồng
Dương), Thiên Y-a-na (Mãn Khánh Dương Kỵ), Buôn Mê Thuột, Hai tháng ở gị Ĩc Eo
(Biệt Lam Trần Huy Bá), Bốn năm trên đảo Các Bà (Vân Đài). Có loại bài ký ức như:
Một ngày tết của học sinh ta ở Lyon, Năm ấy ở Pháp (Lê Văn Ngôn), Ngày tết ăn yến, Một
đêm giao thừa rùng rợn (Tiên Đàm). . . Ngoài ra là các bài cảm xúc cảm tưởng, ý nghĩ của
Nguyễn Văn Tỵ (Vẻ đẹp xưa - vài ý nghĩ về phong cảnh tết), của Mộng Sơn (Cảm tưởng
của phụ nữ với ngày xuân), hay tuỳ bút Mùa thu với cuộc đời của Kiều Thanh Quế, bút ký
Hát dưới trăng thu của Hoa Bằng, Sớm thu mưa gió. . . (hay là Vài ý nghĩ trong buổi sớm
gió mưa) của Ngân Giang . . .
Theo bước chân của các nhà du hành, các địa danh, thắng cảnh, các di tích lịch sử,
các sự tích, truyền thuyết, các nhân vật... được các nhà du ký dày công tra cứu, tìm hiểu
để lí giải tận ngọn nguồn gốc tích về lịch sử hình thành một vùng đất, khái quát về đặc
điểm văn hóa riêng của từng miền, từng tộc người, chiêu tuyết những tấm gương trung
thần nghĩa sĩ đã bị bỏ quên. . . Sản phẩm tinh thần từ những chuyến du khảo, điền dã ấy,

lắng lại là tấm lòng đáu đáu của người viết đối với quê hương, đất nước, con người.

2.2.

Các loại ký trên tạp chí Tri tân

Dựa trên sự khu biệt về đề tài, đối tượng, nội dung phản ánh cũng như tính chất của
cơng việc du hành, khảo cứu và qua việc khảo sát, thống kê 104 bài ký trên tạp chí Tri
tân, chúng tơi tạm phân thành ba loại sau:
2.2.1. Ký danh tích
Đó là các bài viết về những “xứ sở xa lạ”, những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch
sử cịn “ít người có dịp đi đến”. Loại ký này chiếm ưu thế hơn cả: trên 40% (46/104 bài).
Hầu hết các bài ký được tạp chí Tri tân giới thiệu đều là sản phẩm hình thành từ những
chuyến đi, những cuộc hành trình, du ngoạn trực tiếp của người viết. Thậm chí chất du ký
thể hiện rõ ngay từ nhan đề của mỗi tác phẩm: Một cuộc hành hương (đi thăm Tức Mặc –
44


Đặc điểm của thể ký trên tạp chí Tri tân (1941-1946)

quê cũ nhà Trần) của Lê Thanh và Trúc Khê (số 14), Thăm chùa Bà Đanh của Vân Thạch
(số 36), Thăm cảnh Hoa Lư của Khái Sinh (số 41), Sau tám năm trở lại thăm Lao Kay của
Nhật Nham (số 46-47), Thăm trại thanh niên Tương Mai của Minh Tuyền (số 57), Một
cuộc hành hương đền thờ cụ Nguyễn Trãi, một vị đại anh hùng có cơng lớn giúp vua Lê
trong cuộc bình Ngơ của Vơ Ngã (số 65), Một buổi đi thăm làng Dừa của Thi Nham (số
116-117), Đi thăm Đông Dương học xá của Cách Chi và Phạm Mạnh Phan (số 119). . .
Có thể nói, “du hành” để ghi chép, thể hiện những cảm tưởng, nhận xét, suy nghĩ
về các danh lam, thắng cảnh, các địa danh lịch sử trên chính q hương đất nước mình là
một đặc điểm nổi bật của thể ký trên tạp chí Tri tân. Cũng có những cuộc du hành vượt ra
khỏi khơng gian của đất nước mình như: Tết bên Lào (Vũ Nhật), Nhân tết năm nào. . . Tôi

đi đám cưới ở Thụy Sỹ, Năm ấy ở Pháp (Lê Văn Ngôn). . . Tuy nhiên, số lượng các bài này
không nhiều và không phải là thành công của thể ký trên tạp chí Tri tân.
Các tác giả say mê hứng thú với các địa danh còn xa lạ, với nơi cảnh đẹp trên khắp
vùng miền của tổ quốc, với các di tích lịch sử in dấu những chiến cơng hiển hách của ơng
cha. Các danh lam, thắng cảnh, những tích thiêng từ Bắc vào Nam, từ rừng xuống biển
được các nhà du ký say sưa khám phá và sáng tạo.
Thiên du ký dài kỳ Từ Hà Nội đến hồ Ba Bể của Nhật Nham Trịnh Như Tấu được
đăng tải trong 14 số (từ số 58 đến số 74) trên 28 trang báo đã ghi chép khá tỉ mỉ về nguồn
gốc ra đời, lịch sử hình thành cũng như đặc điểm riêng về phong tục, tập quán, văn hóa
của mỗi vùng miền mà lữ khách đi qua. Chẳng hạn như lịch sử hình thành vùng Bắc Cạn,
lịch sử ra đời của hồ Ba Bể, những đặc điểm riêng về địa lý, con người, tập tục của các
dân tộc Nùng, Khách, Kim, Mán Cóc, Mán Tiền. . .
Đặc sắc của bài du ký là sự đan lồng yếu tố chuyện trong truyện. Để lí giải về sự
hình thành hồ Ba Bể, tác giả khéo léo lồng trong đó nhiều câu chuyện khá hấp dẫn. Có câu
chuyện gắn với sự tích gị Pị-Già-Mải, rồi chuyện ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái,
chuyện được kể theo truyền thuyết của người Thổ. . . Tác giả đã khám phá ra những điều
mới mẻ và đưa ra những cứ liệu xác thực về sự tích – danh thắng Ba Bể đầy sức thuyết
phục. Bên cạnh ba bể Pé Lù, Pé Lầm, Pé Lng cịn có hai bể Pé Vài và Pé Và cách xa 8
cây số nên: “Tới nay trên dư đồ Nam Việt chỉ nói đến cảnh hồ Ba Bể mà quên hẳn hai bể
Bản Vài. Vậy du khách qua chơi miền Ba Bể cũng nhớ đến cảnh hai bể mới thưởng ngoạn
được hết cái đẹp của ngũ hồ Việt Nam, để liên tưởng đến cái thiên nhiên xảo diệu của ngũ
hồ Trung Quốc”.
Bài du ký còn hấp dẫn bởi những đoạn văn sử dụng nghệ thuật so sánh khá tinh
tế và những trang văn miêu tả thiên nhiên đầy ấn tượng. Đến vùng Đầm Hồng, du khách
say sưa ngắm nhìn những “Dãy núi lơ lửng có nhà của người Mèo làm cạnh những miếng
nương như chiếu dải. Thỉnh thoảng tiếng nước trong các khe ầm ầm kêu réo như có thiên
binh vạn mã rầm rộ kéo đến giục mình theo gương quân sĩ mau bước trên đường chiến
đấu”. . .
Thú vị hơn là thiên du ký được viết với cảm xúc tự do phóng túng, với ngòi bút linh
45



Nguyễn Thị Phương Lan

hoạt và những liên tưởng bất ngờ. Chẳng hạn khi du khách thưởng ngoạn sản vật của hồ
Ba Bể mà liên tưởng đến chuyện Tô Đông Pha đem rượu và cá đi chơi Xích Bích và lịng
hồi hộp man mác đắm trong cảm giác của một không gian trữ tình: “Hồ mênh mơng, nước
bạc lẫn da trời một sắc, chim ngàn theo mây trắng cùng bay”.
Cũng vì tính chất năng động của thể loại và chất tự do phóng túng của mạch cảm
xúc mà bài du ký có cảm giác bị ngợp bởi q nhiều thơng tin, sự việc. Thậm chí mạch
cảm xúc chảy tự nhiên theo bước chân người du hành nên khó tránh khỏi lịng vịng. Tuy
nhiên, đánh giá một cách khách quan thì đây là một bài du ký có giá trị được Nhật Nham
dày cơng khảo cứu đã sớm được Tri tân đón nhận và giới thiệu cùng độc giả.
Tri tân còn dành hẳn chuyên mục "Dấu xưa vết cũ" để đăng tải những bài ký viết
về các vùng miền gắn với dấu tích lịch sử của một thời đẹp đẽ huy hồng mà theo thời
gian năm tháng chỉ còn là nơi hoang phế, điêu tàn với niềm luyến tiếc ngậm ngùi như quê
hương nhà Đinh, nhà Trần, nhà Lê, nhà Mạc. . . Những bài ký này thường cơ đọng, súc
tích, được trình bày trong khoảng một trang báo.
Nếu như tạp chí Nam phong khá thành công với những bài ký viễn du thì Tri tân tạp
chí lại thành cơng với mảng ký viết về các địa danh lịch sử, những tích thiêng, nơi cảnh
đẹp. Chất du hành – khảo cứu của các bài ký viết về danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử
trên tạp chí Tri tân là sự tiếp nối từ những bài du ký có “phong vị cổ kính” và “điệu trữ
tình” trên tạp chí Nam Phong và ngày một hoàn thiện. Đồng thời những bài ký này cũng
thể hiện khá rõ tư tưởng chủ đạo mà tạp chí hướng tới: tình u q hương về đất nước,
niềm tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc.
2.2.2. Ký phong tục, tập quán, văn hóa
Với 29 bài ký khảo cứu về phong tục, tập quán, văn hóa được tạp chí Tri tân giới
thiệu tuy khơng nhiều nhưng cũng đủ để khái quát đặc điểm của thể tài này. Các nhà du
ký vẫn say mê với hành trình “đi” và khám phá những điều mới lạ để cung cấp cho độc
giả những tri thức mới. Những bài ký loại này thường ngắn gọn, đối tượng được phản ánh

thường là một nét sinh hoạt, một tập tục, một thú vui tao nhã hay là nếp cảm nếp nghĩ trở
thành một nét đẹp văn hóa của người Việt . . .
Phóng sự Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang (số 1) mặc dù chỉ gói gọn trong một
trang báo nhưng tác giả đã khái quát được những nét riêng về phong tục tập quán bất di,
bất dịch của người phụ nữ Chàm. Họ chính là điểm tựa, là linh hồn của mỗi gia đình. Họ
khơng chỉ là lao động chính đảm nhiệm ni nấng gia đình mà họ cịn vươn lên làm phái
mạnh để che chở, bao bọc cho chồng (đánh đuổi rắn). Người đàn ông trong xã hội Chàm
lại trở thành phái yếu: suốt ngày họ chỉ ăn, rồi lại nằm, trở thành những kẻ ươn hèn, chân
yếu tay mềm. Người phụ nữ Chàm dưới ngòi bút của Tam Lang hiện lên với những nét
hồn nhiên, nhẫn nại chịu đựng và giàu đức hi sinh. Đức tính nhường nhịn của họ lâu ngày
cũng trở thành tục lệ: họ ăn bốc bằng tay còn đũa để nhường cho chồng.
Nhu cầu đi và tìm hiểu tra cứu đã trở thành niềm hứng thú, say mê của các tác giả.
46


Đặc điểm của thể ký trên tạp chí Tri tân (1941-1946)

Anh Ngẫu trong bài Tục hát trống quân giữa giai Xuân Cầu, gái Khúc Lộng (số 19) đã
tìm hiểu về một “lối chơi thanh nhã” của mảnh đất quan họ Bắc Ninh: đó là tục hát trống
quân giữa con trai làng Xuân Cầu và con gái làng Khúc Lộng vào những đêm trăng thu
đẹp đẽ. Hát trống quân thực ra là lối hát đối đáp giao duyên. Các chàng trai, cô gái đất
quan họ say sưa ca hát thâu đêm. Họ hát để cho tinh thần phấn chấn, tình cảm trong sạch.
Tục hát trống quân chính là nét đẹp truyền thống của dân ca quan họ Bắc Ninh nói riêng
và văn hóa dân gian Việt Nam nói chung.
Để khảo cứu một cổ tục của người Thổ (Tục hoả táng của người Thổ, số 97), Đỗ
Hoàng Lạc đã trèo đèo lội suối để tận mắt chứng thực tục thiêu người chết của họ: “Người
chết tức là giải thoát chốn hồng trần. Nhưng nếu thể xác vẫn nằm dưới lớp đất đen thì linh
hồn vẫn chưa được siêu thăng lên cõi Nát Bàn thượng giới. Cần phải thiêu sạch cả thể chất
cấu tạo bởi tục phàm mới mong đưa linh hồn về nơi cực lạc theo ngọn lửa thiêng”. Vì vậy
dù giàu có hay sang hèn họ đều theo tục ấy. Bởi như thế họ mới hoàn thành chữ hiếu với

tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nhưng để thực hiện tập tục đó cần một khoản tiền khơng nhỏ,
khơng phải ai cũng làm được. Cay đắng cho những kẻ nghèo khó, cơm không đủ ăn, áo
không đủ mặc phải ngậm ngùi tủi phận vùi chôn thi thể ông bà, cha mẹ dưới lớp đất đá để
những mong có ngày ăn nên làm nổi có tiền lại moi đống xương tàn đó lên để thực hiện
tục hỏa thiêu. Như thế người thân của họ mới được cứu rỗi linh hồn về nơi đức Phật từ bi.
Khi mục kích tận mắt một đám thiêu tươi xác chết, tác giả mới nhận thấy đó là một cổ tục
thật ghê tởm, kinh dị, xác chết bị ngọn lửa thiêu làm cho rút gân co rúm lại.
Đặc biệt ở loại ký này cịn có chùm bài khảo cứu khá hẫp dẫn về các tập tục trong
ngày tết, tục thờ cúng tổ tiên, tục dâng hương, trai cung. . . , về thú chơi tao nhã: chơi hoa,
chơi cây cảnh, câu đối trong ngày tết, họa thơ. . .
Nhìn chung, các bài ký về phong tục tập quán văn hóa trên tạp chí Tri tân đậm đà
phong vị phương Đông đặc biệt in rõ dấu ấn của loại ký khảo cứu. Sức hẫp dẫn của loại
bài này là bởi sự quyện hồ giữa trí tuệ un bác và cảm xúc tự nhiên mãnh liệt của người
viết.
2.2.3. Ký nhân vật
Là những bài ký viết về con người, có thể là người thật việc thật, là nhân vật lịch sử
hoặc là nhân vật trong các truyền thuyết, sự tích. . .
Viết về các nhân vật lịch sử, nhà du ký phải có sự am hiểu sâu sắc về lịch sử văn
hóa, phải cần mẫn tra cứu trong sử sách, trong chuyện kể dân gian, phải dày công đối
chiếu so sánh để tạo ra những câu chuyện “thật” và hấp dẫn thuyết phục độc giả. . .
Bà Lương giết giặc Minh hạ thành Cổ Lộng của Chu Thiên là bài ký sự ngắn mà
đặc sắc. Đến thăm thành Cổ Lộng vào một buổi sáng đầu xuân, trước cảnh làm màu của
dân quê, tác giả không khỏi bùi ngùi nhớ về cảnh cũ, người xưa: nơi đây là chiến địa oanh
liệt của ta, cũng là nơi hàng vạn giặc Minh đã từng làm mưa làm gió. . . Từ đó, tác giả
khảo cứu về tên thành, vị trí địa lý của thành, mục đích xây đắp thành và đặc biệt lại lồng
47


Nguyễn Thị Phương Lan


trong đó yếu tố truyện để kể về bà Kiến quốc phu nhân mưu trí, dũng cảm diệt giặc, hạ
thành mà Việt sử bỏ quên. Viết bài này, tác giả tỏ bày tâm niệm thành kính của hậu sinh
với một vị cứu quốc nữ anh hùng mà ít người biết đến.
Ngôi mả hoang của Kiều Thanh Quế là ký sự viết về cuộc viếng thăm của tác giả
đến nơi yên nghỉ ngàn thu của bậc tài danh Cử Trị (cử nhân Phan Văn Trị), một bậc danh
nho tiết tháo, bậc trung thần nghĩa sĩ của Bản triều hồi Pháp Nam (Nam chỉ Nam Kỳ)
sơ giao, một thi tài lỗi lạc đã để lại hơn 500 bài thơ giai tác mà giờ đây chỉ còn lại nắm
xương tàn vùi chôn dưới ngôi mộ hoang phế: “Không mộ bia, khơng tam cấp đá, khơng
có gị đất đắp vun lên, chỉ bằng phẳng một thảm cỏ khâu xanh rì”. Chứng kiến ngôi mộ
phế hoang của một bậc hiền tài tiết nghĩa, tác giả không khỏi bùi ngùi xúc động, gợi nhớ
lại cả một giai đoạn lịch sử thời Pháp và Nam thương thuyết bất thành mà dẫn đến cảnh
giao tranh. . .
Đối với nhân vật trong truyền thuyết có thể kể đến du ký Thiên Y-a-na qua ngòi bút
khảo cứu đầy hấp dẫn của Mãn Khánh Dương Kỵ. Tác giả du hành đến điện thờ tại hòn
Chén ở Huế để viết về vị nữ thần Pô-Ino-Nogar. Trong khung cảnh thiên nhiên mơ màng
kì diệu, tượng vị nữ thần gợi nhớ đến câu chuyện trong truyền thuyết của người Việt về
vị tiên nữ lưu chốn hạ giới, hiển linh giúp dân làng làm việc thiện, trừ tai ác... Không chỉ
dừng lại ở đó, con mắt tìm tịi khám phá của nhà khảo cứu đã giúp tác giả tìm hiểu về
truyền thuyết của người Chàm để thấy được những quan niệm khác nhau giữa các dân tộc
cũng như sự phong phú trong kho tàng văn hóa dân gian.
Đặc biệt Tri tân dành riêng chuyên mục “Thăm dấu người xưa” để viết về các nhân
vật lịch sử tên tuổi như: Lê Thái Hậu, Lê Hiển Tơng, Lê Qnh, các vị danh nho khí tiết
thanh cao như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi. . .
Sức hẫp dẫn của những bài ký sự, phóng sự về người thật việc thật chính là cách
thuyết phục của người viết khi đứng trước một hiện thực khách quan. Người viết ngoài sự
nhạy cảm của trái tim, sự rung động của tâm hồn thì rất cần đến sự hoạt động của khối óc
để phân tích, lý giải những điều mắt thấy tai nghe, những vấn đề nóng bỏng bức xúc của
đời sống như: trò lừa đảo của những kẻ đồng cốt bịp bợm dân đen (Đồng thiếp - Bảo Vân),
cảnh bọn người Pháp (cảnh sát Pháp) hành hung, đánh đập người Nam (anh hàng thịt) tàn
bạo (Tội ác người Pháp – Trúc Khê), việc phát chẩn để mị dân của chính phủ Pháp (Tai

nghe mắt thấy trong thời Pháp đơ hộ - Tiên Đàm). . . Ngồi ra là những bài cảm tưởng,
cảm nghĩ của Trúc Khê (Nhân ngày giỗ: Lê Thanh thi sĩ), của Tiên Đàm (Những ngày
cuối cùng của Dương Bá Trạc ở Chiêu Nam), của Hoa Bằng (Nhớ lại một buổi hội đàm
với cụ Dương Bá Trạc). . . với cảm xúc thành thực nhất.

3.

Kết luận

Ký trên tạp chí Tri tân số lượng tuy chưa nhiều song cũng khá phong phú về đề tài
và đa dạng về phong cách. Việc phân chia làm 3 loại như vậy cũng chỉ có ý nghĩa tương
đối. Bản thân ba chủ đề này cũng có điểm giao thoa với nhau. Trong chùm bài ký viết về
48


Đặc điểm của thể ký trên tạp chí Tri tân (1941-1946)

danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử cũng đan lồng những đoạn khảo cứu chi tiết về
phong tục tập quán hay một nét văn hoá của một vùng miền mà người viết đi qua. Trong
những bài ký về phong tục tập quán, con người cũng có những trang viết về danh thắng
đầy cảm xúc...
Trong rất nhiều hình thức ký mà Tri tân giới thiệu thì tiểu loại du ký, lữ ký là thành
công nhất. Chất du hành khảo cứu, phong vị phương Đông, cảm xúc mê say của người
viết vẫn là đặc điểm chính trong các tác phẩm ký trên tạp chí Tri tân. Nhìn nhận một cách
khách quan thì đây là những sáng tác văn học có giá trị đã sớm được tạp chí Tri tân đón
nhận và giới thiệu cùng độc giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn (sưu tầm biên soạn), 1999. Tạp chí Tri tân 19411945, Phê bình văn học. Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
[2] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1997. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Nguyễn Đăng Na, 2001. Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 2 (Ký). Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[4] Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hữu Sơn (sưu tầm), 2000. Tạp chí Tri tân 1941-1945, Truyện
và ký. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[5] Lê Dục Tú, 2004. “Ký Việt Nam giai đoạn 1900-1945”, Văn học Việt Nam thế kỷ XX.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
ABSTRACT
Characteristics of chronicle type on Tri tan magazine
This article presents an overview of various aspects of the Tri Tan magazine, from
journalistic styles to literary genre, with a focus on the chroniclization. By reviewing these
initial statistics and surveys, we have seen that this magazine meticulously researches
nature that embodies lyrical richness. This dominant feature is seen in every aspect of
the chronicle including the list area, customs and characters of the Tri Tan magazine. For
these reaons, and its contribution of literary works, the Tri Tan magazine during the first
half of XX century can be commended for its literary contribution.

49



×