Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 3c trường tiểu học nga phú thông qua các hoạt động giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.12 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Giải pháp 3

Giải pháp 4
Giải pháp 5
Giải pháp 6
Giải pháp 7

2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu


Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng
Các giải pháp thực hiện
Giúp học sinh hiểu rõ về vai trò của môi trường đối
với sự sống của con người
Giáo viên nắm được mục tiêu và nội dung của giáo
dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học.
Giáo viên nghiên cứu và thực hiện nội dung chương
trình lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh qua các môn học.
Giáo dục môi trường thông qua sự trải nghiệm thực
tê, giáo dục địa phương cho học sinh.
Phối hợp với ban hoạt động NGLL tổ chức các hoạt
động ngoại khóa nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho HS.
Phối hợp giáo dục môi trường với giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh
Đưa ý thức bảo vệ mơi trường thành một tiêu chí
để đánh giá, khuyên khích, tuyên dương kịp thời
những học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi
trường.
Hiệu quả của SKKN
Kết luận và kiến nghị
Kêt luận
Kiên nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN đã được các cấp xêp loại…

Trang

1
1
2
2
2
3
3
4
5
5
6
9
12
13
16

17
17
19
19
20
21
22


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chon sáng kiến
Như chúng ta đã biêt, mơi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
đời sống của chúng ta. Giáo dục môi trường là một q trình thơng qua các hoạt
động giáo dục hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biêt và quan tâm tới

những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho các em tham gia vào sự phát
triển xã hội bền vững về sinh thái.
Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và
trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiêp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên
bao gồm các nhân tố thiên nhiên: đất, nước, khơng khí, ánh sáng... tồn tại khách
quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật
lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi
trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề mơi
trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Đặc
biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đơ thị hóa nhà máy, xí
nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải ...đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đên sức khỏe
và cuộc sống của con người. Là một con người Việt Nam ai cũng nhận thức
được việc gìn giữ cho quê hương chúng ta ngày một sạch đẹp hơn. Điều đó
khơng chỉ là để có một vẻ đẹp về thiên nhiên, cây cối, hay là quang cảnh mà còn
là để cho chúng ta một sức khỏe thật tốt. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thấy được
tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, khơng có sức khỏe con người
sống đâu còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì
chỉ ước một điều”, chắc hẳn ai cũng đoán được.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có
sự hiểu biêt và nhạy cảm về mơi trường, những khái niệm cơ bản về môi trường
và bảo vệ mơi trường, những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo
vệ môi trường, những kĩ năng giải quyêt cũng như cách thuyêt phục các thành
viên khác cùng tham gia. Đó cũng chính là hình thành và phát triển ở các em
thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi
dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên và kĩ năng sống bảo vệ môi trường
không chỉ ở trường mà là mọi lúc, mọi nơi.
Sự thiêu hiểu biêt về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một
trong những ngun nhân chính gây nên ơ nhiễm và suy thối mơi trường. Do
đó giáo dục bảo vệ mơi trường là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào
tạo con người có kiên thức, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về mơi

trường trong thực tiễn. Nhưng thực tê hiện nay, môi trường Việt Nam và trên thê
giới đang bị ơ nhiễm và bị suy thối nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất. Bảo vệ mơi trường
đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng khơng chỉ ở Việt Nam mà cả trên tồn thê
1


giới. Vì vậy tơi đã chọn đề tài: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh lớp 3C trường Tiểu học Nga Phú thông qua các hoạt động giáo dục.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp cho học sinh có được những kiên thức cơ bản liên quan đên môi
trường, biêt được vai trò của môi trường đối với con người, từ đó giúp học sinh
có ý thức bảo vệ nơi mình đang sinh sống và học tập góp phần làm cho môi
trường ngày càng xanh – sạch – đẹp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 3C của trường Tiểu học Nga Phú
- Các giải pháp thực hiện để bảo vệ môi trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây
dựng các phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyêt: Đọc các tài liệu,
giáo trình có liên quan đên mơi trường.
- Phương pháp điều tra thực tê: Dự giờ, khảo sát, trao đổi với đồng
nghiệp, với học sinh. Phương pháp này nhằm mục đích thu nhận số liệu, sự suy
nghĩ, quan điểm của giáo viên, học sinh để từ đó có thể phán đốn, tìm ra
ngun nhân, tính phổ biên, biện pháp giải quyêt vấn đề để giáo dục bảo vệ mơi
trường cho HS
- Phương pháp thực nghiệm: Trong q trình thực hiện SKKN, tiên hành
tổ chức dạy môn Tiêng Việt, TNXH cho học sinh lớp 3 để kiểm nghiệm các giải
pháp đã thực hiện.

- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: Điều tra bằng phiêu học tập, bài
kiểm tra để đánh giá kêt quả thu được sau khi áp dụng kinh nghiệm.

2


2. NỢI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận
Trước tiên ta cần hiểu Mơi trường là gì? "Mơi trường bao gồm các yêu tố
tự nhiên và yêu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiêt với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và thiên nhiên."[1]
Qua quá trình học tập và sinh sống, các em có thể hiểu mơi trường là tổng
hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiêp hoặc gián
tiêp đên sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Mơi trường có ảnh hưởng rất lớn
trên nhiều phương diện trong cuộc sống của bản thân các em.
Giáo dục môi trường là tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì sử dụng hợp
lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên
nhiên có sự hài hòa. Hiện nay, cơng việc giáo dục môi trường là rất quan trọng,
cần thiêt. Trong việc xây dựng thời đại mới của cả thê giới, Việt Nam cũng từng
ngày, từng giờ tham gia vào công cuộc đổi mới nền kinh tê hiện đại “Cơng
nghiệp hóa – Hiện đại hóa”. Để đáp ứng cho cơng cuộc ấy thì con người phải
khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường rất nhiều. Một
thực trạng ngày nay mà ta có thể thấy rõ, mơi trường và tài nguyên thiên nhiên
ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Muốn bảo vệ môi trường phát triển bền
vững mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và biêt cách bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường
Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại.
Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm quan trọng đối với nền giáo dục hiện
nay. Bảo vệ mơi trường nói chung và giáo dục, đào tạo về bảo vệ mơi trường nói

riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Thực hiện Nghị
quyêt số 41-NĐ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ mơi trường
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, nhiều nội dung bảo vệ môi trường đã được thực hiện. Các nhà trường
đã tổ chức nhiều hoạt động như: tuyên truyền thông tin về môi trường, xây dựng
môi trường giáo dục xanh- sạch - đẹp, tổ chức một số cuộc thi viêt, vẽ, thi văn
nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi
trường trong thời gian qua vẫn chưa làm cho học sinh hiểu sâu sắc những kiên
thức về bảo vệ môi trường cũng như việc tự giác thực hiện.
Do đó, để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường tiểu học hiện nay, con đường tốt nhất là tích hợp lồng ghép nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động giáo dục.
3


2.2 Thực trạng
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và tồn xã hội về vấn đề mơi
trường trong trường học. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức
nhiều buổi tuyên truyền, mít tinh về mơi trường .
- Có một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt. Một số gia đình
có ý thức giữ gìn vệ sinh chung .
- Nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em lao động quét rác sân
trường.
- Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường
thông qua các tiêt học của các môn lồng ghép môi trường, sinh hoạt lớp, sinh
hoạt dưới cờ ….
- Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp , an toàn“
cũng được áp dụng vào và xem đây là tiêu chí thi đua của trường và của các lớp
như: trồng và chăm sóc cây xanh trong phòng học, sân trường ,…

b. Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi thì còn gặp phải những khó khăn, đó là:
- Học sinh nhiều em là con gia đình có hồn cảnh kinh tê còn thiêu thốn và
khó khăn. Ý thức của học sinh về mơi trường và bảo vệ môi trường chưa cao.
- Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường rất ít, việc dạy
chủ yêu là do giáo viên tự làm.
- Hạn chê nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thơng tin về giáo dục
mơi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đên được nhiều với học sinh, khi có
vi phạm về mơi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình
thức tun truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên học sinh chưa có
ý thức bảo vệ mơi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại.
- Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi
trường , xem đây là chuyện của nhà nước, của người khác .
- Qua quá trình đi thực tê ở địa phương các em học sinh tơi có kêt luận
chung đại đa số gia đình các em học sinh đều khơng có sọt rác gia đình, tất cả
rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ lung tung, và vứt đại xuống sông nào là bọc,
giấy, lá cây, xác chêt động vật, chai nhựa, thủy tinh , ……chính những việc làm
như thê sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô nhiễm và gây
ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân nhất là bệnh về đường ruột cho
người dân ,….
Thực trạng trên cho thấy tỉ lệ học sinh nhận thức về việc bảo vệ môi
trường còn hạn chê, kĩ năng về bảo vệ môi trường chưa cao, chưa có tinh thần tự
giác trong việc giữ gìn vệ sinh. Thậm chí các em còn gây ơ nhiễm mơi trường.
Các em chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch, còn xé vở làm
đồ chơi, ăn quà xong chưa có ý thức vứt giấy, vỏ vào đúng nơi quy định. chơi
những trò chơi mất vệ sinh như là dùng cát ném vào bạn, chân tay khi đên lớp
còn bẩn, cây cối được thầy cô trồng làm bóng mát, cảnh quan quanh trường học
thì còn tự ý rủ bạn bè tới chơi đùa và bẻ ngọn....
4



Vì thê giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần các em mới thực hiện. Điều ấy đã gây
khơng ít khó khăn cho giáo viên trong việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với các em
học sinh. Theo thống kê về tình hình nhận thức về mơi trường của học sinh lớp 3B, 3C
trường tiểu học Nga Phú đầu năm học 2020 – 2021 như sau:
*Khảo sát về hành vi bảo vệ môi trường:

Lớp

Hành vi tốt
Bảo vệ môi trường

Sĩ số

Hành vi chưa tốt
Bảo vệ môi trường

SL

%

SL

%

3B

35

14


40

21

60

3C

35

15

42.8

20

57.2

* Khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường:

Lớp

Sĩ số

3B

35

3C


35

HS nhận thức tốt về
BVMT
SL
%
20
57.1
12

34.2

HS nhận thức chưa tốt
về BVMT
SL
%
15
42.9
23

65.8

Qua sự khảo sát thực tê trên có đên hơn nửa lớp chưa có ý thức bảo vệ mơi
trường đó là con số cũng đáng báo động. Chính vì thê ngay sau khi khảo sát xong tơi đã
từng bước có các giải pháp giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 1. Giáo viên giúp hoc sinh hiểu rõ về vai trò của môi trường đối
với sự sống của con người
Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, giáo viên phải là

người nắm vững vai trò của môi trường đối với sự sống của con người, từ đó có
biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
Môi trường được hiểu chung là tất cả những gì xung quanh chúng ta.
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (1994): “Môi trường bao gồm các yêu tố
tự nhiên và yêu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiêt với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và thiên nhiên”.
Môi trường có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con
người, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiêp ảnh hưởng tới sự tồn tại và
phát triển của con người. Có thể khái quát về vai trò của môi trường tự nhiên đối
với sự tồn tại và phát triển của con người trên một số nội dung: Môi trường tự
nhiên là điều kiện thường xuyên, cần thiêt cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
lồi người. Mơi trường tự nhiên là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi,
5


giải trí của con người. Mơi trường tự nhiên là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ
và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Môi trường tự nhiên là nơi tiêp
nhận, biên đổi các chất thải của con người. Bên cạnh vai trò về vật chất, môi
trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần.
Môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tê - xã hội có quan hệ khăng
khít, chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thê cân bằng thống nhất. Môi
trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và khơng gian cho sản xuất xã hội. Có thể
khẳng định, tài ngun nói riêng và mơi trường tự nhiên nói chung có vai trò
quyêt định đối với sự phát triển bền vững về kinh tê - xã hội ở mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ và địa phương, vai trò ấy được thể hiện trên một số nội dung sau:
Thứ nhất, môi trường tự nhiên không chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa
đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Các hoạt động sản xuất là một
quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiêt bị máy móc, đất đai,
cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Mà

những dạng vật chất trên khơng phải gì khác chính là các u tố môi trường. Các hoạt
động sống cũng không thể tách rời u tố mơi trường tự nhiên: như khơng khí để thở,
nhà để ở, phương tiện đi lại... Như vậy, chính các u tố mơi trường là “đầu vào” của
q trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Đồng thời, môi trường tự
nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của q trình sản
xuất, đời sống con người. thể có nhiều loại độc hại làm ơ nhiễm, suy thối gây ra các
sự cố về môi trường.
Thứ hai, môi trường tự nhiên liên quan tới tính ổn định và bền vững của sự phát
triển kinh tê - xã hội. Phát triển kinh tê - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về
vật chất và tinh thần thông qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiên quan hệ xã
hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Giữa mơi trường và sự phát triển ln có mối quan
hệ chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là
nguyên nhân tạo nên các biên đổi của mơi trường.
Thứ ba, mơi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, của dân tộc.
Bởi việc bảo vệ mơi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tê - xã hội
được bền vững. Khi kinh tê - xã hội phát triển cao sẽ giúp chúng ta có đủ điều
kiện đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc.
Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tê - xã hội
đất nước. Bảo vệ mơi trường khơng chỉ có ý nghĩa với hiện tại, mà quan trọng
hơn nó đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Nêu hôm nay,
chúng ta không quan tâm tới môi trường, không làm tốt công tác bảo vệ môi
trường, làm cho môi trường bị hủy hoại, tàn phá và xuống cấp thì trong tương
lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ.
Giải pháp 2. Giáo viên nắm được mục tiêu và nội dung của giáo dục
bảo vệ môi trường trong trường Tiểu hoc.
Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh nói chung và học sinh
lớp 3 nói riêng, giáo viên phải nắm vững mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường trong trường Tiểu học. Đồng thời phải nắm kỹ những kiên thức, thái
độ, hành vi cần giáo dục học sinh trong từng môn, từng bài, từng hoạt động cụa
6



thể. Có như thê mới giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh một cách
tồn diện và triệt để.
1. Mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học:
1.1. Về kiên thức: Trang bị cho HS hệ thống những kiên thức cơ bản ban đầu
về môi trường phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của HS. Cụ thể :
- Có những hiểu biêt cơ bản ban đầu về tự nhiên, về môi trường
- Nhận thức được mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa con
người với MT, những tác động của hoạt động con người đối với MT.
- Những vấn đề của MT tự nhiên và toàn cầu, hậu quả việc MT bị biên
đổi xấu đi gây ra.
- Nội dung và các biện pháp BVMT.
- Các chủ trương, chính sách và pháp luật BVMT của nước ta và trách nhiệm
của mỗi công dân.
1.2. Về thái độ: Cần hình thành cho các em ý thức quan tâm đên môi trường
và thái độ trách nhiệm đối với môi trường:
- Từng bước bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý thiên nhiên, tình cảm trân
trọng tự nhiên và có nhu cầu bảo vệ môi trường
- ý thức được về tầm quan trọng của trong sạch đối với đời sống của con
người, phát triển thái độ tích cực đối với mơi trường.
- Thể hiện sự quan tâm tới việc cải thiện mơi trường để có ý thức sử dụng
hợp lí chúng, có tinh thần phê phán đối với những hành vi gây ơ nhiễm mơi
trường.
- Có ý thức tun truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi
trường sống.
1.3. Về hành vi : Cần trang bị cho HS những kĩ năng và hành vi ứng xử tích
cực trong việc BVMT :
- Có kĩ năng đánh giá những tác động của con người đối với tự nhiên, dự
đoán những hậu quả của chúng.

- Tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo
đảm sự trong sạch của mơi trường sống, tham gia tích cực vào việc bảo tồn
nguồn tài nguyên.
2. Nội dung chương trình giáo dục môi trường:
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học đợc lồng ghép,
tích hợp trong các môn học và đa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp với lượng kiên thức phù hợp. Quan tâm đên môi trường địa phương, thiêt
thực cải thiện mơi trường, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thiên nhiên
với mơi trường.
Tích hợp, lồng ghép bảo vệ mơi trờng qua các mơn học có 3 mức độ: Mức độ
toàn phần, mức độ bộ phận, mức độ liên hệ. Giáo dục bảo vệ mơi trường là một q
trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu giáo và được tiêp tục ở cấp phổ thông cũng như
trong cuộc sống sau này. Để chuyển tải được nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tới
học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ
7


quan điểm tiêp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là giáo dục về mơi trường,
giáo dục trong mơi trường và giáo dục vì mơi trường.
- Giáo dục về môi trường: Nhằm trang bị những hiểu biêt, kiên thức của
bộ môn khoa học về môi trường, những hiểu biêt về tác động của con người tới
môi trường, những phơng pháp nghiên cứu, các biện pháp đánh giá tác động và
xử lý sự cố môi trường.
- Giáo dục trong môi trường: Là xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân
tạo như một phương tiện, một môi trường để giảng dạy và học tập. Nói cách
khác là cần phải dạy và học gắn với môi trường một cách sinh động và đa dạng.
- Giáo dục vì mơi trường: Nhằm giáo dục được ý thức, thái độ, các chuẩn
mực, hành vi ứng xử đúng đắn với mơi trường. Hình thành và phát triển, rèn luyện
các kỹ năng cơ bản, cần thiêt cho những quyêt định đúng đắn trong hành động bảo
vệ môi trường.

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngồi giờ lên lớp:
Trong chương trình Tiểu học hoạt động ngồi giờ lên lớp được quy định mỗi
tuần ít nhất 1 tiêt. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có thể được lồng ghép
vào những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội. Căn cứ vào những chủ đề chung
cho tồn bộ bậc học, chương trình giáo dục bảo vệ môi trường được quy định
cho các khối lớp theo hai mức độ: Các lớp 1, 2 ,3 và các lớp 4, 5. Đối với học
sinh Tiểu học nói chung, yêu cầu cơ bản cần đạt ở độ tuổi này là:
- Nhận biêt, biêt một số đặc điểm cơ bản về vai trò cúa cây cối, con vật,
các hiện tượng thiên nhiên, một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng quan sát, nhận xét, nêu
thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Biêt cách biểu đạt hiểu biêt của mình về những sự vật, hiện tượng đơn
giản trong tự nhiên.
- Biêt làm những việc đơn giản thiêt thực để bảo vệ mơi trường tại trường,
lớp, gia đình, cộng đồng.
- Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi như ý thức bảo vệ cây
cối, con vật có ích, u thiên nhiên, trường học, nhà ở, cộng đồng. Có ý thức
thực hiện quy tắc giữ vệ sinh cho bản thân, gia đình, cộng đồng, khơng nghịch
phá các cơng trình cơng cộng. Giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngồi
giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học gồm có các chủ đề sau:
+ Ngôi nhà của em: Nhà trường sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp có ảnh hưởng
tốt đên sức khoẻ con người. Vì vậy, các em phải biêt thường xuyên tự giác giữ gìn
nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, giữ gìn và sử dụng cẩn thận các đồ dùng gia đình, trồng
và chăm sóc cây, con vật ni trong gia đình.
+ Mái trường thân yêu của em: Các em cần biêt những điều nên làm và
không nên làm trong bảo vệ giữ gìn mơi trường, u qúy giữ gìn bảo vệ mơi
trường nhà trường, thực hiện quy định bảo vệ cảnh quan mơi trường, tích cực
tham gia các hoạt động giữ gìn trường lớp xanh - sạch - đẹp.
+ Em yêu quê hương: Cảm nhận được vẻ đẹp nơi mình sinh sống, biêt
một số ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường tại cộng đồng, u q và có ý thức

8


giữ gìn, bảo vệ mơi trường, tham gia vào các hoạt động giữ gìn bảo vệ mơi trường
tại cộng đồng.
+ Môi trường sống của em: Củng cố kiên thức qua các môn học về các
thành phần cơ bản của môi trường xung quanh như: đất, nước, khơng khí, ánh
sáng, động vật, thực vật,… Một số biểu hiện về ô nhiễm mơi trường, nhận biêt
cảnh quan mơi trường xung quanh, có những việc làm đơn giản thiêt thực để giữ
gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
+ Em yêu thiên nhiên: Con người sinh sống trong thiên nhiên và là một
bộ phận của thiên nhiên, phá hoại thiên nhiên, môi trường tự nhiên xung quanh
sẽ gây tác hại đối với cuộc sống con người. Vì vậy, các em cần biêt cảm nhận,
yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, tham gia trồng và chăm sóc
cây xanh, chăm sóc yêu quý những con vật nuôi.
Để thực hiện mục tiêu GDBVMT ở cấp tiểu học cần tích hợp, lồng ghép
nội dung GDBVMT vào các môn học ở tiểu học. Thực hiện GDBVMT thông
qua các hoạt động Giáo dục NGLL ở tiểu học. Quan tâm đên môi trường địa
phương, thiêt thực góp phần cải thiện MT địa phương, tạo thói quen ứng xử thân
thiện với mơi trường. Tích hợp, lồng ghép giáo dục BVMT vào các mơn học cấp
tiểu học có 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. Có
2 phương thức: trực tiêp, gián tiêp.
Giải pháp 3: Giáo viên nghiên cứu và thực hiện nội dung chương trình lồng
ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho hoc sinh qua các môn hoc.
Dạy lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS qua các môn học
đã được thực hiện trong nhiều năm gần đây. Đó là nội dung giáo dục môi trường
đã được đưa vào dạy lồng ghép trong các môn học như: Tiêng Việt, Tự nhiên Xã hội, Đạo đức, Mỹ thuật…. Bản thân tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên
cứu, soạn bài lựa chọn nội dung kiên thức, phương pháp giảng dạy thật phù hợp
với yêu cầu lồng ghép cho từng môn học, bài học cụ thể, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của học sinh, giúp học sinh để học sinh tiêp thu bài tốt nhất.

3.1. Tích hợp, lồng ghép GDBVMT trong mơn Tiếng Việt lớp 3:
Khi học môn Tiêng Việt HS hiểu biêt một số cảnh quan tươi đẹp của môi
trường thiên nhiên ở các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để
dạy kiên thức, kĩ năng, thể hiện các phân mơn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả,
Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Qua đó học sinh thấy được tác hại của
việc phá hoại môi trường, gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ, lụt… Từ
đó giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường: trồng cây, bảo vệ thiên nhiên; góp phần
làm đẹp cảnh quan mơi trường.
Ví dụ :
a) Phân mơn Tập đoc
- Bài Cảnh đẹp non sông (TV3, T1, tr 97) qua bài tập đọc này học sinh biêt
được một số cảnh đẹp thiên nhiên của một số địa phương trên đất nước ta, qua
đó các em cảm nhận được nội dung, thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý
thức bảo vệ môi trường.
9


- Bài Cửa Tùng (TV3, T1, tr109): HS luyện đọc bài văn tả cảnh đẹp của bãi
biển Cửa Tùng, tìm hiểu bài để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường
- Bài Vẽ quê hương (TV3, T1, tr 88): GV hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu
bài (chú ý câu 1), từ đó giúp các em trực tiêp cảm nhận vẻ đẹp nên thơ của quê
hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta. Từ có có biện pháp bảo vệ MT.
b) Phân môn Kể chuyện
Thông qua một số câu chuyện trong SGK Tiêng Việt 3 do HS tập kể trên lớp
(theo u cầu của chương trình), giáo viên có thể giúp các em trực tiêp cảm
nhận được nội dung bảo vệ môi trường.
- Kể chuyện tuần 12: Nắng phương Nam (TV 3, T1, tr 95) – Giáo dục ý thức
yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.
- Kể chuyện tuần 32: Người đi săn và con vượn (TV 3, T2, tr 114) – Giáo

dục ý thức bảo vệ lồi động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa trong môi
trường thiên nhiên.
c) Phân môn LTVC:
- Trong SGK Tiêng Việt 3, một số bài tập LTVC có nội dung gắn với ý
thức BVMT cần được GV chú ý khai thác. VD: Xêp những từ ngữ sau vào hai
nhóm (Chỉ sự vật ở quê hương/ chỉ tình cảm đối với q hương): cây đa, gắn bó,
dòng sơng, con đò, nhớ thương , yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố
phường, bùi ngùi, tự hào. (BT1, LTVC, Tuần11)
- Hãy viêt một đoạn văn ngắn (từ 4 đên 5 câu) trong đó có sử dụng phép
nhân hố để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. (BT2, LTVC, Tuần 33)
d) Phân mơn TLV:
Nội dung chương trình TLV 3 gắn với các chủ điểm trong SGK TV3, trong
đó có một số bài luyện nói-viết mang nội dung giáo dục ý thức bảo vệ mơi
trường. GV có thể tích hợp trực tiêp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thông
qua việc giảng dạy một số bài TLV theo chương trình quy định.
- Nói về q hương (Tuần 11): Giáo dục tình cảm u q q hương.
- Nói, viết về cảnh đẹp đất nước (Tuần 12): Giáo dục tình cảm yêu mên cảnh
đẹp trên đất nước ta.
- Nói về thành thị, nông thôn (Tuần 16), Viết về thành thị, nông thôn (Tuần
17) ...: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan MT trên các vùng đất quê hương.
- Thảo luận về bảo vệ mơi trường (Tuần 31), Nói, viết về bảo vệ môi trường
(Tuần 32),...
e) Phân môn Kể chuyện
Trong SGK TV3 có một số câu chuyện liên quan đên BVMT. Quá trình
hướng dẫn HS thực hành luyện tập kể chuyện trên lớp, GV có thể liên hệ, gợi
mở để “tích hợp” nội dung GDBVMT thơng qua các câu hỏi, lời giảng.
- Kê chuyện T5 : Người lính dũng cảm (TV3, T1, tr 38) – GV kêt hợp khai
thác ý BVMT qua chi tiêt “leo rào, làm giập những cây hoa”. Từ đó, GD HS ý
thức giữ gìn và BVMT, tránh việc làm gây tác hại đên cảnh vật xung quanh.
10



- Kể chuyện T28 : Cuộc chạy đua trong rừng (TV2, T2, tr 80) - GV có thể
liên hệ: Cuộc chạy đua của các loài vật thật vui vẻ. Câu chuyện giúp chúng ta
thêm yêu mên những loài vật trong rừng
- Kể chuyện T33 : Cóc kiện Trời (TV3, T2, tr 122) - GV có thể liên hệ: Nạn
hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (“Trời”) gây ra nhưng nêu con người khơng có
ý thức BVMT thì phải gánh chịu hậu quả đó.
3.2. Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong
môn Mỹ thuật lớp 3:
Do đặc trưng giáo dục thẩm mĩ – giáo dục hiểu biêt, cảm nhận và sáng tạo
cái đẹp nên môn Mĩ thuật ở tiểu học có nhiều lợi thê trong việc giáo dục BVMT
cho học sinh: Nội dung bảo vệ môi trường được đề cập thông qua các hoạt động
GD thẫm mĩ, qua tìm hiểu cảnh đẹp thiên nhiên ở các bức tranh, cảnh đẹp thiên
nhiên xung quanh và thể hiện cái đẹp đó bằng sự hiểu biêt, cảm xúc trên các sản
phẩm của mình. Thơng qua vẽ, xem tranh để tìm hiểu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp
mà hình thành cho HS thái độ, hành vi thân thiện với môi trường, BVMT. Học
sinh có thể tham gia các hoạt động phong trào bên ngồi nhà trường để thể hiện
hiểu biêt, tình cảm của mình về mơi trường cũng như tìm hiểu môi trường, bảo
vệ môi trường thông qua các hoạt động vẽ tranh, các hoạt động khác.
Nội dung tich hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Mĩ thuật lớp 3
bao gồm:
- Giáo dục HS yêu mên các con vật, có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật.
(Bài: 14, 15, 26, 31, 32)
- Yêu mên cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn mơi trường (Phong cảnh: có
7 tiêt: Bài: 3, 4, 5, 11, 20, 27, 34).
3.2. Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ mơi trường trong
môn TNXH lớp 3:
Mục tiêu của môn TNXH lớp 3 là: Cung cấp cho học sinh những hiểu biêt
về môi truờng sống gắn bó với các em, mơi trường sống của con người. Có biểu

tượng ban đầu về MTTN và MTXH. Hình thành các khái niệm ban đầu về mơi
trường, môi tường tự nhiên, môi trường nhân tạo; sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ
môi trường. Biêt một số tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quan hệ khai thác,
sử dụng và mơi trường. Biêt mối quan hệ giữa các lồi trên chuỗi thức ăn tự
nhiên. (TNXH) Biêt và kể được một số hoạt động của con người làm ô nhiễm
môi trường. Những tác động của con người làm biên đổi môi trường cũng như
sự cần thiêt phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; bảo vệ sức
khỏe con người. Từ đó giúp học sinh yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ
môi trường sống cho cây cối, con vật và con người. Hình thành cho học sinh
những kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo vệ môi trường một cách thiêt
thực, rèn luyện năng lực nhận biêt những vấn đề về môi trường. Tham gia một
số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi; thuyêt phục người thân,
bạn bè có ý thức hành vi bảo vệ môi trường.
11


- Giáo dục HS biêt sử dụng năng lượng chất đốt an tồn, tiêt kiệm, hiệu
quả. Ví dụ: Tắt bêp khi sử dụng xong (Bài 23 Phòng cháy khi ở nhà)
- Giáo dục HS biêt phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác như
rau, củ, quả,... có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chê thành các sản phẩm
khác, như vậy là đó giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiêt
kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả (Bài 36. Vệ sinh mơi
trường)
- Giáo dục HS biêt xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ơ nhiễm mơi
trường khơng khí, đất và nước cũng góp phần tiêt kiệm năng lượng nước; Giáo
dục HS biêt xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, gúp
phần tiêt kiệm nguồn nước (Bài 37. Vệ sinh môi trường (tiêp theo)
Giải pháp 4: Giáo dục môi trường thông qua sự trải nghiệm thực tế, giáo
dục địa phương cho hoc sinh.
Căn cứ vào kê hoạch của nhà trường, của Liên đội, căn cứ vào nội dung

lồng ghép giáo dục địa phương, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu trường, Liên
đội, Hội CMHS tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm. Đó là các hoạt động dã
ngoại ở địa phương như thăm Đền thờ Mai An Tiêm (Nga Phú – Nga Sơn), thăm
Động Từ Thức, Đề thờ nữ tưởng Lê Thị Hoa (Nga Thiện – Nga Sơn)……. Sau
khi tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy, học sinh lớp tôi chủ
nhiệm được trang bị các kiên thức về lịch sử - địa lý, kinh tê - xã hội, văn hóa,
mơi trường, nghề truyền thống... của địa phương. Hình thức giáo dục này giúp
các em hiểu và yêu nơi mình sinh sống, giáo dục thêm cho các em về những nội
dung liên quan như nghề truyền thống, cảnh đẹp, giá trị văn hóa, lịch sử của địa
phương qua đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho các em, Thông qua
những cảnh đẹp, nhân vật lịch sử, văn hóa địa phương, các em được giáo dục
đạo đức, lối sống, hình thành ý thức, trách nhiệm về gìn giữ, bảo tồn và phát
triển những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và dân tộc. Cao hơn là
giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường nơi em ở…

12


HS thăm Động Từ Thức; Thăm Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa (Nga Thiện – Nga Sơn)

HS thăm Đền thờ Mai An Tiêm (Nga Phú – Nga Sơn)

Đồng thời qua hoạt động trải nghiệm giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi
trường, là hoạt động để kiểm nghiệm xem ý thức bảo vệ môi trường của các em đên
đâu. Chẳng hạn khi đi tham quan dã ngoại thì các em thường mang theo chai nước, đồ
ăn hoặc mua ở các nhà hàng. Vấn đề là sau khi uống nước xong hay ăn quà vặt xong
vỏ chai, bao bì (Bim Bim, bánh mì, bã mía, vỏ trái cây) các em xả vào đâu, vứt luôn ra
bên cạnh hay bỏ vào bồn rác đúng nơi quy định. Đây là một phép kiểm chứng rất tốt.
Tôi quan sát kỹ các em ở hoạt động này, điều đáng nói là gần như tất cả các em đều bỏ
rác vào nơi quy định, có vài em bỏ chưa đúng nhưng được bạn bên cạnh nhắc nhở nên

vui vẻ bỏ lại vào thùng rác. Đây là điều tơi rất phấn khởi vì học sinh đã có ý thức rất
tơt vè bảo vệ mơi trường.
13


Giải pháp 5. Phối hợp với ban hoạt động NGLL tổ chức các hoạt động
ngoại khóa nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
5.1. Tổ chức cho các em trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh:
Hoa và cây là không thể thiêu ở sân trường vừa làm đẹp cho trường vừa
tạo cây xanh bóng mát cho các em sinh hoạt cộng đồng trong giờ ra chơi như
chơi các trò chơi dân gian, ngồi ôn bài theo nhóm...... vừa điều hòa khí hậu, với
một số lượng khá đơng HS như vậy, khí thải cacbonic trong mơi trường trường
học sẽ được điều hòa từ cây xanh trong sân trường. Vì thê hoạt động tổ chức các
lớp trồng và chăm sóc cây xanh là một việc làm mà trường trường nào cũng đều
triển khai. Vấn đề ở đây là giáo viên chủ nhiệm và Giáo viên Tổng phụ trách
phải biêt sử dụng việc làm này vào hoạt động ngoại khóa của mình để hướng
dẫn, giao trách nhiệm và đánh giá kêt quả đề nghị ban hoạt động ngoài giờ cộng
điểm tháng cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Ở trước mỗi phòng học có một bồn hoa, trong phòng học cũng có nhiều
cây cảnh. Tơi phân cơng cho các tổ đảm nhiệm chăm sóc hoa, cây cảnh. Ngồi
ra lớp tơi nhận thêm chăm sóc một cây xanh, cây cảnh trong sân trường: như
nhổ cỏ, bón phân và tưới cây. Qua việc làm này, cây xanh trong sân trường sẽ
rất xanh và bồn hoa sẽ rất đẹp vì đây là hoạt động thi đua nên tổ nào cũng
nuốn tổ mình sẽ được cộng điểm nhiều.

Học sinh chăm sóc cây, quét dọn sân trường
5.2. Phân công cụ thể công việc cho các tổ trong lớp làm vệ
sinh chuyên hàng ngày.
Để làm tốt cơng việc này, căn cứ vào phân cơng vị trí quét dọn sân rường
của Ban lao động nhà trường, tôi đã phân công cho từng tổ trực tuần ngay từ đầu

năm học, triển khai thực hiện bảo vệ môi trường trong tiêt hoạt động ngoại khóa.
Nhiệm vụ của lớp là quét dọn, nhổ cỏ khu vực lớp mình được phân công làm
như sân trường, cổng trường, khu hiệu bộ, đường ra khu vệ sinh… Suốt 5 ngày
trong tuần đều có HS tham gia trực và nhặt rác như vậy. Sau đó các em sẽ được
bảo vệ trường hướng dẫn nhổ cỏ các bồn hoa trước phòng làm việc của ban
giám hiệu và tưới cây toàn bộ trên sân trường. Đúng thời gian quy định, bảo vệ
cùng với giáo viên trực buổi sẽ ghi tên và xêp loại số lượng HS tham gia trong
14


buổi đó theo A (tốt), B (khá), C (trung bình), D ( chưa đạt).. Qua đó giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch đẹp cho các em.

HS tham gia vệ sinh đường vào đền Mai An Tiêm, vệ sinh đường làng.

5.3. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền để giúp học sinh học sinh thực
hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
Cùng với việc lồng ghép kiên thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng,
giáo viên luôn luôn tổ chức tốt các buổi tuyên truyền về bảo vệ mơi trường cho
các em. Ngồi tun truyền ở lớp phụ trách, tôi còn đề nghị nhà trường tổ chức
các buổi tuyên truyền ở dưới cờ, các buổi mít tinh, tổ chức thi vẽ tranh, thi Rung
chuông vàng về mơi trường. Qua đó giúp HS có những hiểu biêt nhất định về
môi trường và các biện pháp để bảo vệ môi trường...

HS thi vẽ tranh về môi trường

Tuyên truyền ngày môi trường thế giới

5.4. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua phong trào “Kế hoạch nhỏ”.


15


Thực hiện theo chương trình năm học của Liên đội huyện về việc thực
phong trào “Kê hoạch nhỏ”, thu gom giấy vụn, lon bia đên học sin. Hưởng ứng
phong trào đó tơi đã chỉ đạo học sinh của lớp thực hiện tốt thu gom giấy loại và
lon bia ở khu vực trường, ở xóm và kêt quả thu được đã nộp về cho Liên đội là
38kg giấy vụn, lon bia được 258 lon, số tiền bán được tặng cho học sinh nghèo
trong lớp. Qua việc làm của học sinh, giúp môi trường luôn sạch sẽ và tạo nên
tinh thấn tương thân tương ái.

Phong trào “Kế hoạch nhỏ” thu gom vỏ lon, thu gom giấy

5.5. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua phong Tổ chức các hoạt động
sinh hoạt theo chủ đề
Tổ chức cho các em sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm có nội dung về
mơi trường, qua đó giáo dục học sinh thấy được trách nhiệm của mình với biện
pháp bảo vệ mơi trường. Các tổ trong lớp lần lượt diễn tiểu phẩm vào tiêt hoạt
động NGLL (1 tiêt/ tuần)
Nội dung thi giao lưu giữa các tổ:
- Phần 1: Màn chào hỏi (5 phút) 20 điểm
Yêu cầu các đội phải nêu được ý nghĩa của môi trường, tun truyền mục
đích buổi thi về mơi trường, hấp dẫn, phong phú về nội dung, giới thiệu được
các thành viên trong đội (hình thức: hát, thơ, kịch). Kêt thúc hát một bài về mơi
trường, nội dung đặc sắc, mang tính chất tuyên truyền, trang phục hợp lý.
- Phần 2: Thi hiểu biêt: Tìm hiểu về mơi trường (9 phút) 50 điểm
Các đội bốc thăm để trả lời các câu hỏi có nội dung về mơi trường
+ u cầu: Trả lời đúng, đủ nội dung đảm bảo thời gian.
+ Mục đích: Thông qua nội dung các câu hỏi kiểm tra tuyên truyền giúp
các em hiểu thêm kiên thức áp dụng thực hiện tốt công tác giáo dục bảo vệ môi

trường.
- Phần 3: Thi năng khiêu (5 phút) 30 điểm
Thi vẽ tranh: Mỗi đội cử 1 học sinh thi vẽ và bình tranh theo chủ đề môi
trường hoặc làm 1 sản phẩm từ những đồ phê liệu.
16


Yêu cầu: Tranh vẽ đúng chủ đề, đường nét hợp lý, có tác dụng tuyên
truyền giáo dục, đảm bảo thời gian, trình bày có sức thut phục.
Giải pháp 6. Phối hợp giáo dục môi trường với giáo dục kỹ năng sống cho
hoc sinh
Mục đích: Hình thành, phát triển và rèn luyện nhành vi, thói quen, thái độ
đúng trong bảo vệ môi trường.
Năm học 2020 -2021 là năm học tiêp tục thực hiện phong trào thi đua
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang được triển khai thực hiện rộng
khắp trong tồn ngành nói chung và huyện Nga Sơn nói riêng. Hơn lúc nào hêt,
việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biêt về mơi trường và hình thành ở các
em ý thức, kỹ năng bảo vệ môi trường trong lúc này là vơ cùng cần thiêt. Đó
cũng là một trong những nội dung không thể thiêu trong kê hoạch hưởng ứng
phong trào thi đua “Trường học thân thiện, hocjsinh tích cực” đang được triển
khai rộng rãi.
Giáo dục mơi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hiệu quả giáo dục môi trường muốn bền vững thì phải hình thành cho các em
những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đên bảo vệ mơi trường.
Chẳng hạn rèn luyện cho các em thói quen đổ rác thải ở trường cũng như ở nhà
phải đúng nơi quy định, không phải bằng khẩu hiệu hay lời khuyên mà quy định
bắt buộc mỗi lớp học phải có 1 giỏ đựng rác và giấy loại đặt ở góc lớp, học sinh
phải bỏ rác và giấy loại đúng . Khi nhìn thấy ngời khác vứt rác khơng đúng chỗ
nên nhắc nhở lịch sự. Tổ chức cho học sinh trang trí lớp học thân thiện với mơi
trường, thường xun dọn dẹp vệ sinh lớp học, tham gia dọn dẹp vệ sinh đường

làng, ngõ xóm. Hưởng ứng tham gia phong trào đoạn đường em chăm, em yêu
Nga Phú quê em, tham gia trồng cây, chăm sóc bảo vệ cây trong sân trường, nơi
em sinh sống, chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa Đền Mai An Tiêm ở địa
phương. Chính các họa động này làm cho các em yêu quý trường lớp, yêu quê
hương mình hơn.
Giải pháp 7. Đưa ý thức bảo vệ mơi trường thành một tiêu chí để đánh
giá, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những hoc sinh thực hiện tốt việc
bảo vệ môi trường.
Cùng với việc lồng ghép kiên thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng,
giáo viên phải ln khun khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ mơi trường
của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân
thiện với mơi trường. Bên cạnh đó, giáo viên đã đưa ra những quy định cụ thể về
việc bảo vệ cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường, đường phố, nơi cư trú,...
Đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá. Làm như thê
khơng những giúp học sinh nhận thức đúng mà còn thiêt lập được các hành vi cụ
thể góp phần đẩy mạnh cuộc vận động, đem lại hiệu quả thiêt thực để cuộc vận
động “Vì một Việt Nam xanh hơn” khơng còn là văn bản hướng dẫn, là lời nói
có cánh mà kêt quả phải nhìn thấy là đường phố, thơn xóm ngày một sạch hơn,
khu phố trở nên tươm tất và văn minh hơn, ứng xử giữa con người với nhau trở
17


nên chân thành và hòa thuận hơn,… Có như thê thì ý nghĩa của cuộc vận động
mới trở nên thiêt thực, gần gũi và để lại những “dấn ấn” sâu sắc, hiệu quả cả
trong thực tê lẫn trong chính tâm khảm của mỗi người chúng ta.
Khen thưởng là biện pháp đòn bẩy, kích thích phong trào. Kỷ luật thể
hiện tính nghiêm minh nhằm nâng cao chất lượng phong trào. Chính vì thê mà
cơng tác thi đua ln được chú trọng, kịp thời, khen chê đúng người, đúng việc,
đúng thời điểm. Học sinh tiểu học rát thích khen, Vậy nên khen thưởng là một
yêu tố trực tiêp, hiệu nhất trong việc thúc đẩy phong trào. Chính vì vậy phải

thực hiện khen thưởng thường xuyên, liên tục. Hàng tuần, hàng tháng căn cứ
vào kêt quả xêp loại của đội Cờ đỏ, giáo viên tuyên dương những cá nhận, tập
thể tiêu biểu trong việc giữ gìn vệ sinh, chăm sóc bảo vệ cây…
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Sua một năm triển khai Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh lớp 3C, tôi nhận thấy chuyển biên rất lớn đên các em học
sinh biểu hiện qua học tập và giao tiêp. Đó là:
- Các em có kĩ năng sống, nói năng, ứng xử, giao tiêp với mọi người thân
thiện, có ý thức với mọi hành vi bảo vệ mơi trường, tích cực tham gia vào các
hoạt động bảo vệ môi trường một cách hào hứng, tự nguyện.
- Yêu thích và mong muốn được làm những công việc phù hợp liên quan
đên bảo vệ môi trường, có ý thức vệ sinh chung: Khơng vứt rác bừa bãi, không
khạc nhổ, không bẻ cây, hái hoa, biêt chăm sóc cây, thường xuyên nhặt rác vệ
sinh sân trường, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biêt tiêt kiệm điện nước, rửa
tay trước khi ăn…
- Có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, yêu quý chăm
sóc bảo vệ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và khắp mọi nơi, yêu quý chăm sóc
bảo vệ vật ni; gần gũi, q trọng bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, biêt lau chùi đồ bị bụi
bẩn, thích tham gia vào việc trồng cây cùng các cơ giáo trong trường.
- Đặc biệt, tăng thêm tình đồn kêt với bạn bè trong lớp, ý thức tự giác
cùng nhau bảo vệ môi trường. -.Với ý thức giữ vệ sinh chung của mỗi cá nhân
học sinh, sân trường và lớp học lúc nào cũng luôn sạch sẽ .
- Biêt giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Tích cực trong việc tham gia bảo vệ
và chăm sóc cây xanh tại trường. Có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh chung, đi tiêu, đi
tiểu đúng nơi quy định. Không ăn quà vặt được bày bán không hợp vệ sinh,
không ăn quả xanh, khơng uống nước lã. Biêt bảo vệ các lồi vật có ích.
- Học sinh có thái độ gần gũi với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội,
yêu quý chăm sóc bảo vệ cây hoa lá trong gia đình, nhà trường và khắp mọi nơi,
yêu quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi; gần gũi, quý trọng bảo vệ đồ dùng, đồ chơi,
biêt lau chùi đồ bị bụi bẩn, thích tham gia vào việc trồng cây cùng các cô giáo

trong trường.
- Mọi hành động của các em vì mơi trường đều mang tính tự giác. Thường
xuyên giữ vệ sinh lớp học, thực hiện tiêt kiệm nước, giấy,..... Nhiều em học sinh
đã tham gia vào công tác tuyên truyền cho các bạn và hướng dẫn các em nhỏ
18


Sao nhi đồng lớp mình phụ trách thực hiện bảo vệ môi trường. ... Đặc biệt là các
em đã chuyển tải thông điệp “ Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ chính cuộc
sống của bạn” đên với mọi người. Các em có khả năng tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho mơi
trường xanh - sạch - đẹp), Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với thiên nhiên,
sống tiêt kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác, yêu quý thiên nhiên, gia đình,
trường lớp, yêu quê hương, đất nước, thân thiện với môi trường, quan tâm đên
môi trường xung quanh.
*Kết quả sau khi thực nghiệm:
*Khảo sát về hành vi bảo vệ môi trường:
Lớp

Sĩ số

Hành vi tốt
Bảo vệ môi trường

Hành vi chưa tốt
Bảo vệ môi trường

SL

%


SL

%

3B

35

21

60

14

40

3C

35

100

100

0

0

* Khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường:


Lớp

Sĩ số

3B

35

3C

35

HS nhận thức tốt về
BVMT
SL
%
20
57.1
35

100

HS nhận thức chưa tốt
về BVMT
SL
%
15
42.9
0


0

Đên nay, 100% học sinh lớp 3C đã có ý thức, hành vi, thái độ của mình
về bảo vệ mơi trường, biêt nhắc nhở người lớn không nên hút thuốc và tránh xa
người hút thuốc, biêt thu gom rác thải, nhắc nhở bố mẹ không đi xe đạp, xe máy
vào trong khu vực sân trường và còn làm tốt công tác tuyên truyền vệ bảo vệ
môi trường để mọi người cùng tham gia.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
3.1. Kết luận
Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường nhằm đạt đên mục đích cuối
cùng là trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển
bền vững của trái đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý
môi trường, một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường. Giáo
19


dục bảo vệ môi trường trong nhà trường là một thực thể mang tính xun suốt
trong các mơn học, giáo dục môi trường mang lại cơ hội cho trẻ em khám phá môi
trường và hiểu biêt về các quyêt định của con người liên quan đê môi trường. Giáo
dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử dụng các kỹ năng liên quan đên
cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy
vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào q trình phấn đấu
cho một thê giới phát triển lành mạnh.
Bảo vệ mơi trường có tầm quan trọng đối với đời sống con người và phát
triển kinh tê văn hóa của đất nước của nhân loại đặc biệt là ở lứa tuổi thiêu niên,
nhi đồng việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai
nhằm xây dựng trường học xanh sạch đẹp và xã hội trong lành, giáo viên phải là
người làm gương cho học sinh luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh
kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và

giáo dục học sinh biêt u q gần gũi với mơi trường.
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường làm cho học sinh và giáo viên có ý
thức thường xun và ln nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của mơi trường, thu
nhận được những thông tin và kiên thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa hoạt động con người mơi trường. Qua đó, phát triển những kỹ
năng cơ bản bảo vệ và giữ gìn mơi trường, kỹ năng dự đốn, phòng tránh và giải
qut những vấn đề mơi trường nảy sinh trong cuộc sống. Tham gia tích cực vào
những hoạt động khơi phục, bảo vệ, giữ gìn mơi trường, có ý thức về tầm quan
trọng của mơi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với chất lượng
cuộc sống chúng ta.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải thực hiện
theo nguyên tắc tự giác và sử dụng qua nhiều phương thức giáo dục khác nhau.
Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường gắn liền với giá trị đạo đức sẽ đạt hiệu quả
cao. Thật vậy, việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động đội được
xem xét dưới góc độ đạo đức. Bảo vệ môi trường là một chuẩn mực đạo đức xã
hội.
3.2. Kiến nghị
- Phòng GD&ĐT tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mơi trường dưới các
hình thức bài viêt, vẽ tranh, chụp ảnh , làm băng hình, trắc nghiệm kiên thức,..
- Tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành cần quan tâm
đên công tác GDBVMT.
- Có nguồn kinh phí đầu tư hệ thống nước sạch, xây dựng quang cảnh sư
phạm và các công trình vệ sinh cho các nhà trường.
- Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua về công tác bảo vệ môi
trường cho các em tham gia .
Trên đây là một số giải pháp Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh lớp 3 tôi đã thực hiện và đã thu được kêt quả. Vậy tôi viêt sáng kiên kinh
nghiệm này để bạn bè đồng nghiệp có thể tham khảo. Do khả năng bản thân còn
có những hạn chê và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiêu sót.
20



Rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ chân tình của Hội đồng khoa học Nhà
trường, Hội đồng khoa học ngành cũng như quý bạn đọc để sáng kiên kinh
nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VI
HIỆU TRƯỞNG

Nga Phú, ngày 09 tháng 4 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viêt, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Mai Huy Hợi
Bùi Thị Uyên

21


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT "Về tăng cường công tác giáo dục bảo
vệ môi trường".
2. Nghị quyêt số 41/NQ-TƯ Ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;
3. Quyêt định số 1363/QĐ -TTg ngày 2/12/2003 về Chiên lược bảo vệ môi
trường quốc gia đên năm 2010 và định hướng đên năm 2020 tạo cơ sở vững
chắc cho những nỗ lực và quyêt tâm bảo vệ môi trường.
4. Sinh thái môi trường học cơ bản - GS TS KH Lê Huy Bá - Lâm Minh

Triêt -NXB Đại học quốc gia HCM –
5. Tài liệu tập huấn Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học cấp tiểu
học của Bộ GD&ĐT.
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên các môn Tiêng Việt, TNXH, Mỹ thuật
lớp 3.
7. Một số nguồn tài liệu khác qua mạng Internet.
8. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam - Điều 1.
9. Nghị quyêt số 41-NĐ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ
mơi trường
[1] Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam.

22


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Uyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Phú

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Nâng cao chất lượng dạy học
phân môn Kể chuyện lớp 2


2.

Biện pháp khắc phục cho
Hs lớp 2 khi học các u
tố Đại số
Gips HS giải tốn có lời
văn lớp 2
Sử dụng trò chơi trong
học tập mơn Tốn lớp 3
góp phần nâng cao chất
lượng học toán ở trường
Th Nga Phú

3.
4.

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện
/tỉnh; Tỉnh...)
Cấp huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)
B


Cấp huyện

C

Cấp huyện

C

Cấp huyện

B

Năm hoc
đánh giá
xếp loại
Năm học
2006- 2007
Năm học
2011- 2012
Năm học
2012- 2013
Năm học
2017- 2018

23



×