Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua bài học theo chủ đề trong môn toán 9 trường THCS nga thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.82 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TRONG MƠN TỐN 9 TRƯỜNG THCS NGA THÁI

Người thực hiện: Lê Quang Cơng
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thái
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tốn

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Mở đầu …………………………………………………………………….……………………………………………….…...…2
1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………................................................................….……...……3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm…………………………...................................................…………...……4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………..........................................……...……4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ………....................……5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ……………………………………………..…….5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………………………………..………...…………..…………19
3. Kết luận, kiến nghị …………………………………………………………………..……………………..……...…..19


3.1. Kết luận …………………………………………………………………………………………...…………………………...19
3.2. Kiến nghị …………………………………………………………………………………….………………………………20

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình THCS tốn học là mơn khoa học tự nhiên chiếm một
vị trí quan trọng trong suy nghĩ và trong phương pháp học tập của học sinh.
Toán học giúp cho các em phát triển tư duy, óc sáng tạo, kĩ năng phân tích tổng
hợp, tính cẩn thận, kiên trì, tính chính xác, năng lực sáng tạo, khả năng tìm tịi
và khám phá tri thức.
Tốn học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức
và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế
cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát
triển. Mơn Tốn ở trường phổ thơng góp phần hình thành và phát triển các phẩm
chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến
thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng
toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán
học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác,
đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hố học, Sinh học,
Cơng nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.
Nội dung mơn Tốn thường mang tính logic, trừu tượng, khái qt. Do đó,
để hiểu và học được Tốn, chương trình Tốn ở trường phổ thơng cần bảo đảm
sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề
cụ thể. Trong q trình học và áp dụng tốn học, học sinh ln có cơ hội sử
dụng các phương tiện cơng nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy tính
điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ q trình biểu diễn, tìm tịi, khám phá kiến
thức, giải quyết vấn đề tốn học.

Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn (Ban hành kèm theo Thơng
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo) đã đề ra mục tiêu:
Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi
sau: năng lực tư duy và lập luận tốn học; năng lực mơ hình hố tốn học; năng
lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp tốn học; năng lực sử dụng
cơng cụ, phương tiện học tốn.
Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định
tại Chương trình tổng thể.
Có kiến thức, kĩ năng tốn học phổ thơng, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả
năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên mơn giữa mơn Tốn và các mơn học
khác như Vật lí, Hố học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Cơng nghệ, Lịch sử, Nghệ
thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực
tiễn.

3


Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng
ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ
năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt
cuộc đời.
Với mục tiêu quan trọng trên trong các năm học qua tôi cũng rất trăn trở
về vấn đề này. Làm thế nào để học sinh có thể đạt được các mục tiêu trên và
người thầy phải đưa ra các giải pháp và cách thức tổ chức hoạt động học như thế
nào? Đặc biệt là các bài học liên quan tới dạy học theo chủ đề, mà ngay từ đầu
năm học 2020-2021 Bộ GD&ĐT đã đưa ra Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH
ngày 27 tháng 8 năm 2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp
THCS,THPT. Vì vậy tơi quyết định chọn đề tài: “Phát triển phẩm chất và năng

lực của học sinh thông qua bài học theo chủ đề trong môn tốn 9 trường THCS
Nga Thái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả
lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, thực hiện được việc lập luận
hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh được mệnh đề tốn học khơng q
phức tạp; sử dụng được các mơ hình tốn học (cơng thức tốn học, phương trình
đại số, hình biểu diễn,...) để mơ tả tình huống xuất hiện trong một số bài tốn
thực tiễn khơng q phức tạp; sử dụng được ngơn ngữ tốn học kết hợp với
ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện
chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận; trình bày được ý tưởng và cách sử dụng
cơng cụ, phương tiện học tốn để thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc để diễn
tả những lập luận, chứng minh tốn học.
Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, nâng cao chất lượng đại
trà của nhà trường, đặc biệt là chất lượng thi vào lớp 10 THPT.
Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề
gắn với mơn Tốn; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều
kiện và hồn cảnh của bản thân; định hướng phân luồng sau trung học cơ sở
(tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động).
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này nghiên cứu về các giải pháp tổ chức hoạt động học cho học
sinh theo định hướng phát triển năng lực của người học, đối với bài học dạy theo
chủ đề trong mơn Tốn 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình
dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp

4



dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt
động học theo sự định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm:
Bản thân đã tiến hành thực nghiệm ở các tiết dạy toán 9.
- Sử dụng phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
Trong q trình áp dụng vào tiết dạy trên lớp cũng như ôn luyện học sinh
đại trà, giáo viên cho học sinh làm bài khảo sát để đánh giá kết quả học tập của
các em. Qua đó thống kê và báo cáo số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình phát triển xã hội luôn đề ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp đào tạo con người. Chính vì vậy mà dạy tốn khơng ngừng được bổ sung
và đổi mới để đáp ứng với sự ra đời của nó và sự địi hỏi của xã hội. Vì vậy mỗi
người giáo viên nói chung phải ln tìm tịi, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy
học để đáp ứng với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước đặt ra.
Trong chương trình mơn tốn cấp THCS, Bộ GD&ĐT đã đưa ra Cơng văn
3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh
nội dung dạy học, trong đó những bài học có các đơn vị kiến thức gần nhau, có
mối liên hệ về lí luận và thực tiễn trong một mơn học được xây dựng thành một
chủ đề, làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn,
nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng
vào thực tiễn sáng tạo hơn.
Vấn đề học tập, nghiên cứu trong chủ đề phải là một vấn đề cơ bản của
chương trình có mối liên hệ mật thiết với nhau, có những điểm tương đồng về
nội dung kiến thức, về thiết bị, thí nghiệm thực hành. Khi hình thành chủ đề thì
tạo ra một chuỗi các vấn đề học tập cần giải quyết. Khi giải quyết được nhiệm
vụ học tập đó sẽ tạo thành một nội dung hồn chỉnh, toàn diện cả chiều dọc lẫn
chiều ngang của chủ đề.
Nội dung các chủ đề giúp học sinh hiểu biết những vấn đề cơ bản trong

chương trình, SGK, có khả năng củng cố, sử dụng kiến thức đó để tổng kết, hệ
thống hóa chuỗi kiến thức khơng chỉ ở một mơn học mà các mơn học có liên
quan. Như vậy dạy học theo chủ đề không chỉ tạo ra húng thú, niềm đam mê,
năng lực học tập mà cịn hình thành cho học sinh năng lực tự học, tự tìm tịi
nghiên cứu phù hợp với trình độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, SGK.
Căn cứ vào yêu cầu của chương trình để lựa chọn những nội dung, những
đơn vị kiến thức, có thể mở rộng, đi sâu vào một vấn đề. Nội dung của chủ đề
không dừng lại ở mức độ yêu cầu học sinh nhận biết mà phải thông hiểu và biết
vận dụng, vận dụng ở cấp độ cao, đồng thời biết phân tích, tổng hợp, đánh giá.

5


Như vậy dạy học theo chủ đề không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà mục tiêu là
hình thành năng lực và phẩm chất người học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm.
Bắt đầu từ năm học 2017-2018, khi có Cơng văn số 4612/BGDĐTGDTrH ngày 3/10/2017 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương
trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất học sinh, thì việc đổi mới phương pháp dạy bao giờ cũng gây
khó khăn cho giáo viên, vì thay đổi một thói quen đã thực hiện trong một q
trình dài là điều khơng dễ.
Năm học 2020-2021 thì có Cơng văn 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27
tháng 8 năm 2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học. Các đơn vị
kiến thức liên quan trong SGK được ghép thành lại một bài học và đặt tên theo
một chủ đề. Vì vậy việc dạy học theo chủ đề là nội dung mới đối với giáo viên,
đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức các hoạt động học theo định hướng phát
triển năng lực và phẩm chất học sinh, nên ban đầu giáo viên còn lúng túng.
Trước thực trạng vấn đề trên, thì ngay đầu năm học 2020-2021. Trong bài
kiểm tra khảo sát của 33 HS lớp 9C, tơi đã ghi lại kết quả sau:
Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Lớp

Số
HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

9C

33

0

0

6

18,2

9

27,3

15

45,4

3

9,1

Từ thực trạng trên để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội

dung, phương pháp đi sâu vào việc: “Phát triển phẩm chất và năng lực của học
sinh thông qua bài học theo chủ đề trong mơn tốn 9 trường THCS Nga Thái”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua nhiều năm trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy: Trong mỗi bài
học, theo logic của quá trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua
các hoạt động: khởi động nêu vấn đề; hình thành kiến thức bài học; hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập; vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tịi mở rộng.
Để giúp giáo viên đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức hoạt động
học cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học,
tôi xin đề xuất một số giải pháp cho cách thức tổ chức dạy học như sau:
2.3.1. Tổ chức hoạt động khởi động, nêu vấn đề
Hoạt động khởi động (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy
học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để
giải quyết vấn đề. Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở
6


đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh
nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng
của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thơng tin để giải quyết.
Như vậy, hoạt động tạo tình huống xuất phát là một hoạt động học tập,
nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý
kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình
bày báo cáo kết quả.
Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như
tổ chức trị chơi, hát múa mà khơng ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài”
với cái tên bài học mà ai cũng biết.
Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giáo viên tránh: Cho học sinh hoạt
động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng Hội đồng tự
quản để điều khiển việc này; lựa chọn các tình huống khơng đắt giá dẫn đến các

em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản;
Thời gian cho hoạt động này q ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập,
chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình; cố gắng giảng giải, chốt kiến
thức ở ngay hoạt động này...
Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt
động tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của
bài học; coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt
động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày
tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động.
2.3.2. Chia nhóm học tập
Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng
lực và phẩm chất người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho
nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và
phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong q trình học tập.
Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi,
chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây
dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi
trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí
nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em, 3 em, tốt nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ
hợp tác với nhau.
Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: Chọn số lượng nhóm quá lớn làm cản
trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong
nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc khơng có cơ hội trình bày
ý kiến của mình khi thảo luận; lựa chọn học nhóm khơng phù hợp với phương
pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn
đáp, khơng có thảo luận trong nhóm học sinh. Luân phiên chỉ định nhóm trưởng

7



và thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm một cách linh hoạt
phù hợp trong các hoạt đông của từng bài học.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh ghi vở
Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình
học tập. Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập
trên lớp cũng như ở nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ
năng và kết quả học tập của mình trong quá trình học tập, giúp cho giáo viên
cũng như cha mẹ học sinh biết được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập
của các em trong quá trình học ở trường phổ thông. Căn cứ vào vở ghi học sinh,
giáo viên biết được việc học hành của các em đồng thời có thể sử dụng để đánh
giá q trình học tập của học sinh, điều chỉnh cách học của học sinh sao cho đạt
được hiệu quả mong muốn.
Đối với cấp THCS, trong mỗi hoạt động học, giáo viên cần chú ý hướng
dẫn ngay từ đầu năm học đầu cấp, rèn luyện cho các em thói quen ghi vở, các
hoạt động ghi chép này hoàn toàn chủ động, sáng tạo của học sinh, tránh trường
hợp ghi chép một cách máy móc theo ý áp đặt của giáo viên như chép bảng, màn
hình... vào vở mà học sinh khơng hiểu gì.
Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một học sinh
(một em nào đó, nhất là các em chưa tự tin) để báo cáo. Trong quá trình hoạt
động nhóm, giáo viên nên tránh: Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải
vấn đề... làm mất tập trung hoạt động của nhóm; Nói chung chung và đi lại q
nhiều trong lớp học khơng rõ mục đích...
Giáo viên cần: Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng
em, phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thơng báo; Bỏ thói
quen “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm
khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm...
2.3.4. Cách ghi bảng của giáo viên
Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực của lớp học trong quá trình
dạy học. Dù sau này các kỹ thuật và phương pháp dạy học có tân tiến đến đâu
thì bảng vẫn là dụng cụ gần gũi, thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá

trình học tập ở mọi nơi mọi chỗ.
Để sử dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh: Dùng bảng như là bình
phong để treo bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng lẽ ra giáo viên hoặc học
sinh có thể kẻ, vẽ nhanh được trên bảng...; chép tất cả nội dung bài học lên
bảng...
Giáo viên cần: Ghi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung
cả lớp, tên bài học, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học
sinh (nếu cần thiết) và hệ thống hóa kiến thức, những gợi ý hoạt động như cách
thức hoạt động, yêu cầu thiết bị và học liệu cũng như sản phẩm của hoạt
động…; Ghi những điểm cần khắc sâu như công thức, mệnh đề... để các em lưu
8


ý khi hệ thống hóa kiến thức; tránh ghi trùng lặp kiến thức đã có ở bảng phụ,
slide và các tài liệu khác một cách quá thái không cần thiết...
2.3.5. Hệ thống hóa kiến thức bài học
Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thành
trong bài học. Thông thường giáo viên tổ chức hoạt động này trong mục “Hình
thành kiến thức” hoặc “Luyện tập”. Trong bài học người giáo viên bắt buộc
phải hệ thống hóa kiến thức. Bài học có thể là một chủ đề dạy học gồm các tiết
học với các nội dung địi hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để
hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài
học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình
giáo dục phổ thơng quy định.
Để tổ chức hệ thống hóa bài học, giáo viên nên: Thảo luận chung tồn lớp
về những kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” với
những vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động” nêu vấn
đề. Trên cơ sở đó giáo viên có những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của
các nhóm, hoặc từng cá nhân học sinh, lựa chọn và ghi vào “sổ tay lên lớp” của
mình. Đây chính là thời điểm hay nhất để giúp giáo viên có sự nhìn nhận, đánh

giá, rút kinh nghiệm sự tổ chức hoạt động của mình.
Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em
nhận thức ra chân lý. Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật
hoặc phương pháp để trợ giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những
minh chứng thực tiễn về vấn đề đó, hoặc tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm
hiểu ở ngồi lớp học...
Khi hệ thống hóa kiến thức, GV cần biên soạn (có thể làm phiếu học tập)
các câu hỏi lý thuyết, các bài tập cơ bản (tốt nhất là câu hỏi tự luận) đảm bảo sao
cho đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành mà mục tiêu
bài học đã đặt ra. Có thể tổ chức cho các em trải nghiệm trước khi “chốt” lại các
kiến thức của toàn bài học.
2.3.6. Kết thúc bài học và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà
Trong giờ dạy, người giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về
nhà cho học sinh. Thơng thường ít nhất 3 đến 5 phút trước khi kết thúc tiết dạy
(nếu không tiếp tục dạy ở tiết sau), giáo viên cần cho các em dừng việc học tập ở
trên lớp lại, có thể lúc đó cơng việc trên lớp vẫn cịn dang dở.
Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng
nhóm, từng em ở trong lớp. Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động
của từng nhóm học sinh để giao việc về nhà cho học sinh. Việc học tập ở nhà
(ngồi lớp) có thể hướng dẫn:
- Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu,
tìm hiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà... và vận

9


dụng vào thực tiễn. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua
các sản phẩm học tập.
- Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếp
tục vận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học. Yêu cầu

các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.
Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài
tập có tính chất học thuộc lịng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống,
nhiệm vụ học tập bổ ích liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với
cộng đồng để tìm tịi, khám phá.
2.3.7. Theo dõi học sinh đánh giá quá trình học tập
Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu
quan trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Ở đây, GV
được quan sát, "mục sở thị" các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các
em trong quá trình học ở lớp học cũng như tự học ở ngoài lớp học (nếu quan sát
được). Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự
tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào
thực tiễn.
Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của HS, GV cần: Có sổ theo dõi
q trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khả năng phát triển
cũng như các hạn chế của từng em trong quá trình học tập; Theo dõi đánh giá
khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm
vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản
phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành...; Nên chuẩn bị các tiêu chí đánh
giá, phân tích hướng dẫn cho HS cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau; Thường
xuyên tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi
học tập, đánh giá sản phẩm học tập. Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát
hiện những điểm yếu kém của HS, động viên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ
của HS so với bản thân các em; Đa dạng hố các hình thức và phương pháp
đánh giá...;
GV cần tránh: Ghi chép, đánh giá HS theo cảm tính khơng có minh chứng
kết quả học tập; Thiên vị, khơng tạo cơ hội cho các em được đóng vai, nhất là
khi tổ chức học hợp tác như làm nhóm trưởng, thư ký nhóm,...; Bỏ qua những
HS bị bỏ rơi, lười học tập mà khơng tìm hiểu ngun nhân, khơng có sự trợ giúp
kịp thời; Bỏ quên những sản phẩm học tập tự làm ở nhà của HS...

2.3.8. Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học
Dạy học có ứng dụng CNTT giúp GV thuận lợi trong tổ chức hoạt động
học. Những phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mơ hình mẫu vật, thí nghiệm mơ
phỏng, video... có tác dụng thiết thực trong quá trình dạy học.

10


Giáo viên chỉ nên sử dụng CNTT để thay thế các thiết bị, thí nghiệm mà
thực tế khó thực hiện, mang tính nguy hiểm... hoặc khơng thực hiện được: phản
ứng hạt nhân, mô phỏng chuyển động của các hành tinh...
Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, GV cần: Chuẩn bị chu đáo các
thiết bị CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính,...; Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu khi
chuyển giao nhiệm vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi hệ thống hoá kiến
thức bài học...; Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip... phù hợp với cách
tổ chức hoạt động.
Giáo viên nên tránh: Dạy học theo kiểu trình chiếu, thuyết trình cả bài;
Trình chiếu trong lúc học sinh học cá nhân, thảo luận nhóm....
2.3.9. Minh hoạ bài học theo chủ đề trong mơn tốn 9
Chủ đề:
A. Kế hoạch chung
Phân phối thời gian
Tiết 1

Tiết 2
Tiết 3

HÀM SỐ BẬC NHẤT
Thời lượng: 3 tiết (từ tiết 22 đến tiết 24)
Tiến trình dạy học

Hoạt động khởi động.
Giới thiệu chủ đề bài học
Hoạt động hình thành kiến Kiến thức: Khái niệm hàm số
thức
bậc nhất, tính chất của hàm
số bậc nhất.
Hoạt động hình thành kiến Kiến thức: Đồ thị của hàm số
bậc nhất và cách vẽ.
thức
Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng

Luyện tập kiến thức ở tiết 1,2

B. Kế hoạch cụ thể
HÀM SỐ BẬC NHẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được thế nào hàm bậc nhất dạng tổng quát, tập xác định của hàm
số, tính chất của hàm số.
- Học sinh hiểu được: Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng
cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b, song song với đường thẳng y = ax, nếu
b ≠ 0, trùng với đường thẳng y = ax, nếu b = 0.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được hàm số bậc nhất, biết được được khi nào hàm số bậc
nhất nghịch biến trên R và khi nào hàm số bậc nhất đồng biến trên R. Biết tìm
điều kiện để hàm số là hàm số bậc nhất, là hàm số đồng biến hoặc nghịch biến.
- Yêu cầu học sinh biết vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) bằng cách xác
định hai điểm thuộc đồ thị.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận và ý thức tích cực trong học tập.

4. Năng lực cần hướng tới:

11


Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp: Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thơng qua
hoạt động nhóm.
- Năng lực hợp tác: Học sinh biết phối hợp, chia sẻ trong các hoạt động
tập thể.
- Năng lực ngôn ngữ: Từ các hệ thức toán học học sinh phát biểu chính
xác định nghĩa, định lý tốn học.
- Năng lực tự quản lý: Học sinh nhận ra được các yếu tố tác động đến
hành động của bản thân trong học tập và giao tiếp hàng ngày.
- Năng lực sử dụng thông tin và truyền thơng: Học sinh sử dụng được máy
tính cầm tay để tính tốn; tìm được các bài tốn có liên quan trên mạng internet.
- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự
đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và
cách khắc phục sai sót.

y=

Năng lực chun biệt của bộ mơn: Năng lực tính tốn; Năng lực suy luận
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách bài tập toán 9 tập 1;
- Sách giáo viên toán 9.
- Chuẩn kiến thức-kỹ năng kết hợp với điều chỉnh nội dung dạy học theo
CV3280/BGDĐT;
- Tài liệu tập huấn Dạy học - Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực học sinh,
- Máy chiếu đa năng;
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, sách bài tập
- Đồ dùng học tập, compa, thước, eke…
- Máy tính cầm tay: casio fx 570…, VINACAL
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động khởi động.
- Mục tiêu: Tiếp cận chủ đề học tập, phát triển năng lực suy luận.
- Nội dung, Phương thức tổ chức: Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật: chuyển giao nhiệm vụ.
^ 4
- Hình thức tổ chức: học tập chung cả lớp
y
Nội dung khởi động:
2
Giáo viên trình chiếu đề bài:
Cho hàm số y = - 2x. Hãy vẽ đồ thị của hàm số?
1
- Sản phẩm: Vẽ đồ thị hàm số y = -2x.
>
x
-1 0 1
-5
5
Cho x = 1 ⇒ y = -2 ta được điểm A(1; -2)
-1
Đồ thị hàm số y = -2x là đường thẳng OA
HS: Hoạt động cá nhân 5 phút.

-2
A

−2

x

12


- Trả lời yêu cầu thực hiện.
- Một học sinh trình bày trên bảng.
- Các học sinh khác phát hiện vấn đề, bổ sung, nhận xét.
- GV: Nhận xét và giới thiệu chủ đề của bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
2.1. Hình thành kiến thức 1: Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)
Hoạt động 2.1.1: Khái niệm hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0).
- Mục tiêu: Học sinh biết khái niệm, và điều kiện để hàm số là hàm số bậc nhất.
- Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh làm việc nhóm giải quyết câu hỏi sau:
CÂU HỎI
GỢI Ý
Câu hỏi: Hàm số bậc nhất là gì?
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho
bởi cơng thức y = ax + b,trong đó a,b
là các số cho trước và a ≠ 0
Bài toán 1. Trong các hàm số sau, hàm
số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định Hàm số bậc nhất là:
hệ số a,b của chúng:

b) y = -3x + 5 với a = -3 ; b = 5
2
1
1
a) y = 2x + 3;
b) y = -3x + 5 ;
d)
y
=
x
với
a
=
;b=0
1
3
3
c) y = 0x - 7 ;
d) y = x;
e) y = 1- 3x với a = -3 ; b = 1
3
e) y = 1- 3x ;
f) y = 3(2 − x)
f) y = 3(2 − x) với a = - 3 ; b = 2 3
Bài toán 2: Với giá trị nào của k thì hàm
số sau là hàm số bậc nhất:
a) Để hàm số: y = (k - 4)x + 11 là
a) y = (k - 4)x + 11 ;
hàm số bậc nhất thì: k - 4 ≠ 0 ⇔ k ≠ 4
b) y = (3k + 2)x ;

b) Để hàm số : y = ( 3k + 2)x là
hàm số bậc nhất thì : 3k +2 ≠ 0 ⇔ k
c) y = 3 − k ( x − 1) ;
d) y =

k −2
x − 4,5 ;
k +2



−2
3

c) Để hàm số : y = 3 − k ( x − 1) =
3 − k .x − 3 − k là hàm số bậc nhất
thì:
3-k > 0 ⇔ k < 3
d) Để hàm số : y =
hàm số bậc nhất thì :

k −2
x − 4,5 là
k +2

k −2
≠ 0 ⇔ k - 2 ≠ 0 và k + 2 ≠ 0
k +2
⇔ k ≠ 2 và k ≠ - 2


+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ và thảo luận nhóm, dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.
+ Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ
sung
13


+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của
học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó cho học sinh nhắc lại khái niệm
hàm số bậc nhất cũng như cách nhận dạng hàm số bậc nhất.
Hoạt động 2.1.2: Tính chất hàm số y = ax + b (a ≠ 0).
- Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu được tính chất của hàm số y = ax + b (a ≠ 0). .
- Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh làm việc nhóm giải quyết câu hỏi sau:
CÂU HỎI
GỢI Ý
Bài tốn 3: Hãy tính giá trị của y được
cho trong bảng sau? Hàm số nào đồng
biến, nghịch biến? Vì sao?
x
-2
-1
1
2
y = 2x + 1
y = -2x + 1
Câu hỏi: Hàm số bậc nhất xác định với Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) xác
những giá trị nào của x? Hàm số bậc định với mọi giá trị của x thuộc R và
nhất có tính chất gì?

có tính chất sau:
a) Đồng biến trên R khi a > 0
b) Nghịch biến trên R khi a < 0
Bài toán 4: Trong các hàm số bậc nhất a) Hàm số : y = 3 - 0,5x là hàm số
sau, hàm số nào đồng biến, nghịch biến? nghịch biến vì có a = -0,5 < 0
Vì sao?
b) Hàm số : y = 1,5x là hàm số đồng
a) y = 3 - 0,5x ;
b) y = 1,5x ;
biến vì có a = 1,5 > 0
c) y = ( 3 − 2) x + 1 ;
c) Hàm số : y = ( 3 − 2) x + 1 là hàm
số nghịch biến vì có a = 3 − 2 < 0
d) y = 2 ( x − 3)
d) Hàm số : y = 2 ( x − 3) là hàm số
đồng biến vì có a = 2 > 0
+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ và thảo luận nhóm, GV hỗ trợ và hướng dẫn.
+ Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ
sung
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của
học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó cho học sinh nhắc lại cách nhận biết
hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến
- Sản phẩm:
+ Học sinh nêu đươc khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến
+ Học sinh nêu đươc tính chất của hàm số y = ax + b (a ≠ 0)
+ Học sinh lấy được ví dụ và tìm được hàm số đồng biến, hàm số nghịch
biến.

14



2.2. Hình thành kiến thức 2: Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0), cách vẽ đồ thị.
- Mục tiêu: Học sinh được nhớ lại đồ thị hàm số y = ax là một đường thẳng đi
qua gốc tọa độ và biết và vẽ được đồ thị của hàm số y = ax + b
- Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:
GV: HS làm việc nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
CÂU HỎI
GỢI Ý
? Nêu đặc điểm của đồ thị hàm số bậc
nhất
Bài toán 1: Vẽ đồ thị các hàm số sau:
a) Vẽ đồ thị hàm số y = -2x.
a) y = -2x.
Cho x = 1 ⇒ y = -2 ta được điểm
b) y = -2x + 5.
A(1; -2)
c) y = 3x -1.
Đồ thị hàm số y = -2x là đường thẳng
^ 4
OA

y=

y

−2

2


x
1

>

x

1

-1 0

-5

5

-1
-2

A

b) Vẽ đồ thị hàm số y = -2x +5
Cho x = 0 ⇒ y = 5; C( 0;5)
Cho y = 0 ⇒ x =

5
5
; D( ;0)
2
2


Đồ thị hàm số y = -2x +5 là đường
thẳng CD

y

^

=

10

−2

8

y

x+

6
5 C
4

5

2

1
-10


-5

-1 0 1 2
-1

D
x

5

-2

10

>

c) Vẽ đồ thị hàm số y = 3x -1
Cho x = 0 ⇒ y = -1; A( 0;-1)
15


y=
3x
−1

Cho y = 0 ⇒ x =

1
1
; B( ;0)

3
3

Đồ thị hàm số y = 3x -1 là đường
thẳng AB
^
2

y

1

-4

-2

-1

0

B

x 2

1

4

>


-1 A

-2

a, Cho x = 0 ⇒ y = - 3
Cho y = 0 ⇒ x = 3/2

3

3

y

y=
2x
-

Bài toán 2: (?3 SGK)
Vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) y = 2x – 3
b) y = -2x + 3

3

-1,5

-3

1,5


x

+3
-2x
y=

0

b, Cho x = 0 ⇒ y = 3
y = 0 ⇒ x = 3/2
+ Thực hiện: HS làm việc theo nhóm, viết lời giải vào giấy nháp. GV
quan sát HS làm việc, nhăc nhở các em khơng tích cực, giải đáp nếu các em có
thắc mắc về nội dung câu hỏi.
+ Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trả lời nhóm khác nhận xét bổ sung
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Giáo viên nhận xét tinh thần học tập của
các cá nhân và sự hỗ trợ hợp tác của các cá nhân trong nhóm. Biểu dương các cá
nhân và các nhóm có tinh thần học tập tích cực
3. Hoạt động luyện tập.
3.1. Luyện tập kiến thức 1: Bài tập về hàm số y = ax + b (a ≠ 0)
- Mục tiêu: Học sinh tìm được điều kiện của tham số để hàm số đồng biến,
nghịch biến.
- Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh thảo luận nhóm các bài tập sau.
16


BÀI TẬP
GỢI Ý
Bài toán 1: Cho hàm số bậc nhất

y = (m + 2)x – 5.Tìm các giá trị của m a) Để hàm số bậc nhất y = (m + 2)x – 5
để hàm số:
là hàm số đồng biến trên R thì :
a) Đồng biến.
m +2 > 0 ⇔ m > -2
b) Nghịch biến.
b) Để hàm số bậc nhất y = (m + 2)x – 5
là hàm số nghịch biến trên R thì :
m + 2 < 0 ⇔ m < -2
Bài toán 2 (Bài 9 Trang 48 SGK)
Cho hàm số y = (m – 2)x+3. Tìm các a) Hàm số đồng biến khi
giá trị của m để hàm số
m – 2 > 0 suy ra m > 2
a) Đồng biến.
b) Hàm số nghịch biến khi
b) Nghịch biến
m – 2 < 0 suy ra m < 2
+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ, xem lại lời giải đã chuẩn bị ở nhà và thảo
luận trong nhóm
+ Báo cáo, thảo luận: Chỉ định một học sinh bất kì trình bày lời giải, các
học sinh khác thảo luận để hoàn thiện lời giải.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét tinh
thần học tập của các cá nhân và sự hỗ trợ hợp tác của các cá nhân trong nhóm.
Biểu dương các cá nhân và các nhóm có tinh thần học tập tích cực
3.2. Luyện tập kiến thức 2: Bài tập về đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0).
- Mục tiêu: Học sinh vẽ được đồ thị hàm số và tìm được tọa độ giao điểm
của các đường thẳng. Từ đó tìm được độ dài các đoạn thẳng, tìm số đo góc.
- Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh thảo luận nhóm nội dung các bài tập sau.

BÀI TẬP
GỢI Ý
Bài toán 1: (Bài 16: trang 51 SGK)
a) Vẽ đồ thị các hàm số y = x và
y = 2x + 2 trên cùng 1 trục toạ độ
b) A( -2 ; - 2)
S ABC =

c) C( 2 ; 2);

1
AH .BC = 4(cm 2 )
2

2

y=
2x
+2
y
=
x

y

C

B
1
-1

0

1

2

x

A

17


Bài toán 2: (Bài 37-SGK tr 61)
y
a) Vẽ đồ thị hai hàm số sau trên cùng
một mặt phẳng tọa độ:y = 0,5x + 2 (1);
y = 5 – 2x (2)
b) Gọi giao điểm của các đường thẳng
y = 0,5x + 2 và y = 5 – 2x với trục
hoành theo thứ tự là A, B và gọi giao
điểm của hai đường thẳng đó là C. Tìm
x
tọa độ các điểm đó là A, B, C.
c) Tính độ dài các đoạn thẳng AB, AC
và BC (đơn vị đo trên các trục tọa độ
là cm) (làm tròn đến chữ số thập phân
thứ hai).
d) Tính các góc tạo bởi đường thẳng có a) Vẽ đồ thị các hàm số y = 0,5 x + 2 (d)
phương trình (1) và (2) với trục Ox và y = - 2 x + 5 (d’)

(làm tròn đến phút).
Đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 là đt đi qua 2
điểm D(0 ; 2) và A(-4 ; 0)
Đồ thị hàm số y = -2x + 5 là đt đi qua 2
điểm E(0 ; 5) và B(2,5 ; 0)
b) Theo câu a ta đã tính được hai điểm A
và B là: A(-4; 0), B(2,5; 0)
Hoành độ điểm C là nghiệm của phương
trình: 0,5 x + 2 = - 2x + 5 ⇔ x = 1,2
Hoành độ của điểm C là 1,2
Tìm tung độ của C: Thay x = 1,2 vào đồ
thị hàm số y = 0,5 x + 2,
ta có: y = 0,5 . 1,2 + 2 ⇔ y = 2,6.
Vậy toạ độ của C(1,2 ; 2,6)
c) AB = OA + OB = 6,5 (cm)
Gọi F là chân đường vng góc của C
trên AB ⇒ OF = 1,2 và FB = 1,3
Theo đlý Pitago: AC = AF2 + CF 2 =
5,2 2 + 2,6 2 = 33,8 ≈ 5,18 (cm)
BC = BF 2 + CF 2 = 1,32 + 2,6 2 = 8,45 ≈
2,91 (cm)
d) Gọi góc tạo bởi đường thẳng (d) với
trục Ox là α . Ta có tan α = 0,5
⇒ α ≈ 26034’
Gọi góc tạo bởi đường thẳng (d’) với
trục Ox là β và β ’ kề bù với β .
Ta có tan β ’ = - 2 = 2 ⇒ β ’ ≈ 63026’
⇒ β ≈ 1800 – 63026’ ⇒ β ≈ 116034’
18



+ Thực hiện: Học sinh thảo luận nhóm bài tập
Giáo viên kiểm tra sửa chữa bài làm của từng học sinh
Giáo viên cho học sinh nhắc lại các bước vẽ đồ thị hàm số bậc nhất
+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh thảo luận thống nhất lời giải và đại diện
nhóm báo cáo, đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên cho mỗi nhóm
báo cáo một câu, nhóm khác nhận xét đánh giá cho mỗi câu
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức:
Giáo viên đánh giá nhận xét bài làm của mỗi nhóm
Giáo viên chốt kiến thức bằng cách đặt câu hỏi:
- Nêu các cách tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng?
- Cách tìm độ dài đoạn thẳng trên mặt phẳng tọa độ?
- Cách tìm số đo góc tạo bởi đường thẳng và trục hồnh?
- Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC bằng cách nào?
Giáo viên nhận xét sự phối hợp hoạt động của các thành viên trong mỗi nhóm.
Biểu dương các cá nhân tích cực
4. Hoạt động vận dụng.
- Mục tiêu:
Học sinh dựa vào đồ thị của hàm số tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất
của hàm số
Học sinh biết vận dụng công thức hàm số bậc nhất để giải quyết các vấn
đề thực tế
- Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh làm việc cá nhân giải quyết các bài tập sau:
BÀI TẬP
Bài toán 1: (Bài 13 SGK-Tr48)

GỢI Ý
a) y = 5 - m ( x - 1) là hàm số bậc nhất

khi 5 - m ¹ 0 . Muốn vậy 5 – m > 0
=> m < 5.
b) Hàm số đã cho làm số bậc nhất khi
m +1
¹ 0 tức là m +1 ¹ 0 và m - 1 ¹ 0 .
m- 1
Suy ra m ¹ ±1

Bài tốn 2: Trong mặt phẳng tọa độ
xOy, cho đường thẳng d có phương Đáp số: Khoảng cách từ gốc tọa độ đến
trình: (m – 4)x + (m-3)y = 1
đường thẳng d là lớn nhất là 2 khi
Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ
7
m=
đến đường thẳng d là lớn nhất.
2
+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ thảo luận theo yêu cầu của bài toán.
Giáo viên quan sát phát hiện khó khăn của học sinh và giúp đỡ kịp thời

19


+ Báo cáo, thảo luận: Học sinh dựa vào đồ thị đã vẽ sẵn ở nhà và trả lời
bài toán
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Giáo viên nhận xét tinh
thần chuẩn bị bài ở nhà, nhận xét một số lời giải đúng và sửa chữa lời giải sai.
VI. Rút kinh nghiệm chủ đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

Khi thực hiện giảng dạy theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ
thơng 2018 đối với mơn tốn và hướng dẫn điều chỉnh nôi dung dạy học theo
Công văn 3280/BGDĐT về phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, cá
nhân tôi đã mạnh dạn thực hiện thông qua dạy các bài học theo chủ đề trong
mơn tốn 9 ở trường THCS Nga Thái, thấy có hiệu quả rõ rệt. Giúp các em hình
thành và phát triển năng lực tốn học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực
tư duy và lập luận tốn học; năng lực mơ hình hố toán học; năng lực giải quyết
vấn đề toán học; năng lực giao tiếp tốn học; năng lực sử dụng cơng cụ, phương
tiện học tốn; hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng
lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại
Chương trình tổng thể. Và cũng từ đó chất lượng đại trà học tập mơn tốn đã
được nâng lên đáng kể.
Cụ thể: Kết quả khảo sát giữa kỳ 2 năm học 2020 – 2021
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Lớp

Số
HS

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

9C

33

2

6,1

7

21,2


15

45,4

9

27,3

0

0

Trong quá trình tổ chức thực hiện bản thân cịn nhận được sự giúp đỡ, ủng
hộ nhiệt tình của các thành viên tổ KHTN trường THCS Nga Thái bằng các buổi
sinh hoạt chuyên môn về các chuyên đề bồi dưỡng dưỡng thường xuyên
modun1,2,3, các chuyên đề nâng cao chất lượng đại trà, bằng các tiết thể nghiệm
trên lớp, bằng sự góp ý chân thành của đồng nghiệp. Qua đó chúng tơi được học
hỏi lẫn nhau, trau dồi chuyên môn để cùng nhau tiến bộ.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mơ hình dạy học truyền thống và
hiện đại. Là phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa tính tự chủ,
sáng tạo của người học. Rèn kỹ năng phối hợp, phân cơng, làm việc theo nhóm,
khả năng quan sát, đánh giá, phân tích, tổng hợp tư liệu, giải quyết vấn đề từ đó
phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

20


Tuy nhiên, khơng có phương pháp giáo dục nào là toàn năng. Khi tiến

hành dạy học theo chủ đề, mỗi giáo viên cần nghiên cứu, vận dụng phù hợp với
đặc điểm môn học, người học và điều kiện của địa phương, kết hợp với các
phương pháp đã có để phát huy tối đa hiệu quả mà mục tiêu dạy hoc đề ra.
Thông qua đề tài này, tôi mong muốn cùng với đồng chí, đồng nghiệp
từng bước tiếp cận, làm quen với những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, chuẩn bị cho việc tổ dạy học
theo chương trình giáo dục phổ thông mới, thực hiện thay SGK từ năm học 2021
– 2022 bắt đầu từ lớp 6 đối với bậc THCS.
Đề tài được xây dựng trên sự hiểu biết, kinh nghiệm và sự giúp đỡ của tổ
cán sự bộ mơn Tốn trường THCS Nga Thái. Chắc chắn cịn có nhiều thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của đồng chí , đồng nghiệp!
3.2. Kiến nghị.
Qua đây tơi cũng xin kính đề nghị với các cấp quản lý giáo dục cần có
những đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn cụ thể:
- Tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế,
mang tính khả thi cao, song vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu.
- Tăng cường thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hỗ trợ cho việc
dạy học theo chủ đề đạt hiệu quả hơn.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở các cấp
theo định hướng dạy học theo chủ đề, để giáo viên có cơ hội, điều kiện được
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 05 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện


Lê Quang Công

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên toán 9 của Nhà xuất bản giáo dục năm 2005,
tác giả Phan Đức Chính (tổng chủ biên) ;
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn Tốn THCS của Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2009, tác giả Phạm Đức Tài (Chủ biên) ;
3. Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3/10/2017 của Bộ GDĐT về việc
hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phổ thơng hiện hành theo
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017- 2018 ;
4. Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn (Ban hành kèm theo Thông tư
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo)
5. Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 về việc hướng
dẫn điều chỉnh nội dung dạy học bậc THCS.

22


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Quang Công
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng, trường THCS Nga Thái


TT

Tên đề tài SKKN

1.

Hướng dẫn HS giải phương
trình nghiệm nguyên
Một số phương pháp chứng
minh đẳng thức cho học sinh
lớp 8 trường THCS Nga Thái
Ứng dụng bất đẳng thức
Cauchy mở rộng trong bài
tốn tìm giá trị lớn nhất, nhỏ
nhất
Tổng ba lập phương và các
ứng dụng
Đưa dần các biến vào trong
các bình phương của tổng để
tìm GTLN, GTNN của đa
thức bậc hai
Nâng cao kỹ năng giải
phương trình vơ tỉ cho học
sinh lớp 9 bằng phương pháp
đặt ẩn phụ
Nâng cao hiệu quả dạy học
trong một số tiết Toán 8 bằng
kỹ thuật “khăn phủ bàn”
Nâng cao hiệu quả dạy học
trong một số tiết Toán 9 bằng

kỹ thuật “khăn phủ bàn”
Hướng dẫn giải phương trình
vơ tỉ bằng phương pháp
“nhân biểu thức liên hợp” cho
học sinh lớp 9 trường THCS
Nga Hải.

2.
3.

4.
5.

6.

7.
8.
9.

Cấp đánh giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại


(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Cấp huyện

B

2006-2007

Cấp huyện

C

2007-2008

Cấp huyện

C

2008-2009

Cấp huyện

B

2009-2010

Cấp huyện


B

2011-2012

Cấp huyện

B

2012-2013

Cấp huyện

A

2013-2014

Cấp tỉnh

C

2014-2015

Cấp tỉnh

B

2017-2018

23




×