Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.36 KB, 46 trang )

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 HIỆN HÀNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2014-2015 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo
dục- Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm
vụ đặt ra trong nghị quyết đó là coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học, bởi suy cho cùng sản phẩm cuối cùng của Giáo dục - Đào tạo chính là chất lượng
người học có đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho xã hội hay không.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đổi mới phương pháp dạy học là khâu then
chốt. Dạy học theo chủ đề là xu hướng dạy học tích cực, phát triển được phẩm chất,
năng lực của người học, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày
nay.
Chính vì vậy, từ đầu năm học 2014-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã
tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo định
hướng năng lực, từ đó, đã định hướng cho tất cả các trường Trung học trên toàn tỉnh
áp dụng thí điểm việc dạy học theo chủ đề.
Như vậy, chủ trương, đường lối đổi mới đã có, hướng dẫn của Bộ, Ngành đã cụ
thể. Chương trình, sách giáo khoa hiện hành cũng đã ít nhiều thể hiện nội dung dạy
học theo chủ đề và hướng tới giáo dục toàn diện học sinh cả về phẩm chất và năng
lực. Đó là những thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới với việc tổ chức dạy học
theo chủ đề.
Tuy nhiên, việc áp dụng dạy học theo chủ đề cũng gặp nhiều khó khăn. Đó là
tài liệu, dạy học theo chủ đề còn ít; công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về dạy
học theo chủ đề không có; mục đích hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh qua các chủ đề dạy học chưa được quan tâm nhiều; một số trường đã thực hiện
dạy học theo chủ đề nhưng chưa phổ biến rộng rãi để chia sẻ học tập áp dụng trong
toàn ngành; thực tế dạy học ở nhiều trường phổ thông trong tỉnh là vẫn bám sát phân


phối chương trình của Bộ, chưa mạnh dạn tổ chức, sắp xếp lại phân phối chương
trình, phân nhóm các bài dạy cùng chủ đề để tiến hành dạy học theo chủ đề
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và nhu cầu của bản thân trong quá trình dạy
học tại đơn vị, tôi đã mạnh dạn thực hiện dạy học theo chủ đề ở lớp 12 trong năm học
2014-2015. Hiệu quả có thể còn chưa cao do lần đầu áp dụng, nhưng tôi nghĩ, đây là
tiền đề để tôi tiếp tục thực hiện trong những năm học tiếp theo, vì dạy học theo chủ đề
chắc chắn sẽ trở nên phổ biến trong tương lai gần, khi mà bộ sách giáo khoa mới ra
đời và được áp dụng trong vài năm sắp tới. Đây chính là lý do thúc đẩy tôi viết sáng
1
kiến kinh nghiệm với đề tài: “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua một số
chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Việc đổi mới giáo dục trung học được dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ
đạo giáo dục của Đảng, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan
điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo
dục và Đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung
dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”
Như vậy, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục “tiếp cận nội dung” sang “tiếp cận năng lực” của người học. Để thực
hiện được điều này phải chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một
chiều” sang lối dạy học tích cực, dạy cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất.
Đó là sự phát triển tinh thần của Luật giáo dục phổ thông. Điều 28.2, Luật giáo
dục phổ thông qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp

học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Còn ở Điều 27.1, xác định rõ: “Mục tiêu của
giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống
lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” .
Trên tinh thần này, Kế hoạch số 2098/KH-SGDĐT về triển khai thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã
nêu rõ nhiệm vụ đối với Giáo dục phổ thông là “Tăng cường chỉ đạo thực hiện
nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng
phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa
phương và khả năng học tập của học sinh; [ ] xây dựng các chủ đề dạy học trong
mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn
luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, ”
Tất cả cho thấy, yêu cầu đổi mới dạy học đang là vấn đề bức thiết và mục tiêu
đổi mới dạy học là hướng tới đối tượng người học là chính (chứ không phải người
2
dạy). Cho nên, dù lựa chọn phương pháp nào, giáo viên cũng luôn phải xác định mục
tiêu của đổi mới là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh của Vụ Giáo dục Trung học, một số phẩm chất, năng lực cần được cần
hình thành, phát triển ở học sinh THPT, đó là:
Về phẩm chất:
1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước
2. Nhân ái, khoan dung
3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư

4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự
nhiên
6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật
Về năng lực:
1. Năng lực tự học
2. Năng lực giải quyết vấn đề
3. Năng lực sáng tạo
4. Năng lực tự quản lý
5. Năng lực giao tiếp
6. Năng lực hợp tác
7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
9. Năng lực tính toán
Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học đối với chương
trình giáo dục kéo theo yêu cầu tất yếu phải đổi mới về phương pháp dạy học. Đối với
môn Ngữ văn, vấn đề trên lại càng được đặt ra một cách ráo riết hơn.
Môn Ngữ văn là môn học được xây dựng, tổ chức theo tư tưởng tích hợp. Tích
hợp đây hiểu theo nghĩa là liên kết tri thức để chúng thúc đẩy nhau tạo thành tri thức
mới. Tích hợp ngôn ngữ với văn tự (chữ viết), ngôn ngữ với bài văn (văn bản), ngôn
ngữ với văn học, ngôn ngữ với văn hoá, ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, ngôn ngữ
với lời nói. Tích hợp các phương diện ấy mới nâng cao năng lực ngôn ngữ và văn học
cho học sinh. Môn Ngữ văn luôn có hai tính chất: tính công cụ, tính nhân văn. Tính
công cụ thể hiện ở yêu cầu dạy cho học sinh năng lực sử dụng Ngữ văn như một công
cụ giao tiếp, bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe gồm năng lực chú ý,
nghe hiểu bài giảng, lời phát biểu, lời thảo luận Nói gồm năng lực phát biểu trên
lớp, thảo luận, phỏng vấn, trả lời câu hỏi, kể chuyện thuyết minh vấn đề… Đọc bao
gồm đọc văn học và đọc các loại văn khác. Viết bao gồm năng lực viết các văn bản
nghị luận xã hội, nghị luận văn học, viết bản tóm tắt, văn bản thuyết minh…
Theo đặc trưng bộ môn Ngữ văn thì các hoạt động của nó chủ yếu chủ thể học

sinh phải thực hiện để có được tri thức và năng lực tương ứng là nghe, nói, đọc, viết,
mà chủ yếu là đọc (nghe) và viết (nói), cụ thể là đọc (nghe) văn và làm văn (viết và
3
nói). Do đó, hoạt động giảng của thầy là một phương tiện dạy học, nhưng không phải
là phương pháp cơ bản của việc dạy học văn.
Khác với dạy học theo truyền thống là dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể,
trọn vẹn tương đối độc lập phù hợp với kiểu dạy theo lớp - bài. Dạy học theo chủ đề
là dạy hệ thống kiến thức của một chủ đề mang tính chất tổng quát có thể liên quan
đến một hay nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác. Nội dung của chủ đề không chỉ dừng
lại ở kiến thức về nội dung tác phẩm mà nâng cao trình độ nhận thức văn học tức
hiểu, lí giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của các nội dung
văn học và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề khác
nhau trong học tập và thực tiễn, tức hình thành năng lực trong học tập của học sinh.
Giáo viên khi tổ thực hiện dạy học theo chủ đề cần lưu ý vấn đề này.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực hiện tinh thần đổi mới giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, ngay
từ đầu năm học 2014-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã có văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn việc đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh. Theo đó, bộ môn Ngữ văn được chỉ đạo áp dụng dạy học theo
chủ đề ở hai khối lớp 10 và 11. Tại trường THPT Trần Phú, tổ chuyên môn cũng đã
triển khai thực hiện ngay sau khi tham gia tập huấn về Đổi mới dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Tuy vậy, cũng như đa số các trường khác trong tỉnh, việc dạy học theo chủ đề vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn ở tất cả các khâu: từ việc chọn chủ đề, soạn giáo án, đến việc
tổ chức tiết học trên lớp Trong đó, việc tổ chức dạy học theo chủ đề để hướng tới
mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cũng chưa được các tổ chuyên môn
ở các trường và các giáo viên quan tâm. Vì vậy, các trường chủ yếu thực hiện cho có.
Giáo viên soạn giáo án dạy học theo chủ đề chỉ là ghép nối giản đơn các đơn vị kiến
thức lại với nhau, tiến trình lên lớp thì vẫn như cũ, không có sự thay đổi căn bản, vì
thế, tính đổi mới chưa thấy rõ, hiệu quả giáo dục chưa cao

Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh, nhằm giúp tổ chuyên môn có một cái nhìn cụ thể về dạy học theo chủ đề, tôi
đã thể nghiệm áp dụng đề tài “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua một số
chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành” trong năm học 2014-
2015. Theo đó, tôi đã chọn và soạn dạy hai chủ đề:
Chủ đề 1: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975
Chủ đề 2: Truyện hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới
Đây là giải pháp thay thế hoàn toàn mới so với trước đây tại đơn vị chúng tôi
và bước đầu có hiệu quả.
Tuy nhiên, do thời gian đầu tư chưa nhiều, lại là giải pháp lần đầu mang tính
thể nghiệm nên chắc chắn đề tài của tôi không thể hoàn hảo. Do vậy, tôi rất mong quý
đồng nghiệp chia sẻ và góp ý, bổ sung thêm để hoàn thiện đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này, từ đó, có thể áp dụng rộng rãi trong những năm học tiếp theo.
4
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
1. Chọn chủ đề dạy học
1.1. Phân chia bài học theo chủ đề
1.1.1. Cơ sở phân chia
Cơ sở phân chia bài học theo chủ đề là dựa vào phân phối chương trình. Trong
phân phối chương trình, Bộ đã sắp xếp các cụm bài theo một hệ thống. Chẳng hạn,
với phân môn Đọc văn, ta đã thấy ở học kỳ I chủ yếu là các cụm bài về thơ, ở học kỳ
II là một loạt tác phẩm văn xuôi. Tuy nhiên, ta cũng có thể sắp xếp lại một cách linh
hoạt, sáng tạo. Chẳng hạn, có thể chia nhóm các tác phẩm phần Đọc văn theo chủ đề
như sau (tính cả văn bản đọc thêm):
Chủ đề Văn bản
Nghị luận
Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
(Phạm Văn Đồng)
Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)

Thơ ca
Tây Tiến (Quang Dũng)
Việt Bắc (Tố Hữu)
Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
Đò Lèn (Nguyễn Duy)
Sóng (Xuân Quỳnh)
Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Bác ơi! (Tố Hữu)
Tự do (P. Ê - luy - a)
Ký
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
5
Chủ đề Văn bản
Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp)
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ nhặt (Kim Lân)
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Mùa lá rụng trong vườn (Ma văn Kháng)
Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Văn bản
nhật dụng
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)

Thông điệp nhân Ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 -12 – 2003
(Cô -phi An- nan)
Đôxtôiepxki (Xvai-gơ)
Văn học
nước ngoài
Thuốc (Lỗ Tấn)
Số phận con người (Sôlôkhôp)
Ông già và biển cả (Hêminguê)
1.1.2. Tiêu chí phân chia
Căn cứ vào phân phối chương trình, ta có thể chia các chủ đề theo nhiều tiêu
chí. Chẳng hạn, phân môn Đọc văn có thể dựa vào 3 tiêu chí để sắp xếp, phân chia:
- Theo thể loại:
+ Chủ đề Nghị luận
+ Chủ đề Thơ
+ Chủ đề Ký
+ Chủ đề Truyện

- Theo giai đoạn sáng tác:
+ Chủ đề Văn học 1945-1975
6
+ Chủ đề Văn học sau 1975
- Theo cảm hứng sáng tác:
+ Chủ đề Cảm hứng yêu nước
+ Chủ đề Cảm hứng nhân đạo
+ Chủ đề Cảm hứng nhân văn, nhân bản
Cũng có thể kết hợp nhiều tiêu chí để có một chủ đề dạy học. Chẳng hạn, ta có
thể có các chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975, Truyện hiện đại Việt Nam
thời kỳ đổi mới, Chủ nghĩa nhân văn, nhân bản trong văn xuôi Việt Nam sau
1975,
Trong mỗi chủ đề trên có thể phát triển thành các chủ đề hẹp hơn. Ví dụ: Trong

chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975, có các chủ đề hẹp hơn:
- Cảm hứng yêu nước trong thơ 1945-1975
- Cảm hứng nhân văn trong thơ 1945-1975
-
1.2. Chọn chủ đề dạy học theo định hướng
Với cách phân chia bài học theo chủ đề như trên, chúng ta sẽ có rất nhiều chủ
đề dạy học theo nhiều tiêu chí khác nhau. Vì vậy, hãy chọn một tiêu chí để từ đó, xây
dựng các chủ đề dạy học theo định hướng. Mục tiêu của đề tài này là qua các chủ đề
dạy học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Cho nên, mỗi chủ đề dạy học
được chọn, cần phải bám sát mục tiêu này.
Chẳng hạn:
 Phân môn Đọc văn, nếu chọn Chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975,
giáo viên phải thông qua việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản các tác
phẩm, đoạn trích, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất
như lòng yêu nước, tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm với đất nước, lối
sống ân tình thủy chung…; hình thành và phát triển các năng lực đọc hiểu và
tạo lập văn bản…
 Phân môn Tiếng Việt, nếu chọn Chủ đề Biện pháp tu từ, giáo viên phải hình
thành và phát triển được năng lực phát hiện, phân tích các biện pháp tu từ
trong văn bản, từ đó, hình thành ở học sinh năng lực nói, viết không chỉ đúng
mà còn phải hay; đồng thời, qua đó cũng bồi dưỡng ở các em tình yêu đối
với tiếng Việt.
 Phân môn Làm văn, nếu chọn Chủ đề Phương pháp lập luận, giáo viên
phải hình thành và phát triển, rèn luyện cho học sinh năng lực kết hợp các
thao tác lập luận khi trình bày một vấn đề xã hội hay văn học có sức thuyết
phục đối với người đọc, người nghe.
2. Xây dựng giáo án dạy học theo chủ đề
Cách thức xây dựng giáo án dạy học theo chủ đề theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh, về cơ bản cũng gồm các bước, các khâu như một giáo án
thông thường. Chỉ có điều, trong mỗi hoạt động, cần định hướng rõ những phẩm chất,

năng lực nào sẽ hình thành và phát triển ở học sinh.
Về phẩm chất: cần hình thành và phát triển những phẩm chất như đã nêu trong
mục II ở trên.
7
Về năng lực: đối với môn Ngữ văn, ngoài những năng lực chung như ở mục II
đã nêu, cần tập trung nhiều hơn vào 2 năng lực chuyên biệt: đọc hiểu và tạo lập văn
bản. Bởi những năm gần đây, nhất là qua đề thi mẫu THPT Quốc gia của Bộ, việc
kiểm tra, đánh giá học sinh THPT chủ yếu là ở 2 năng lực trên. Trong phần Đọc hiểu,
thông qua các ngữ liệu, người ra đề thường kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh
với 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Theo đó, để làm được phần này, học
sinh phải nhận biết được văn bản đưa ra thuộc loại văn bản gì (phong cách ngôn
ngữ)? phương thức biểu đạt? cách lập luận ra sao? sử dụng những biện pháp tu từ
nào? ; phân tích được hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ, thao tác lập
luận…; từ đó, biết rút ra những vấn đề theo cách nghĩ, cách diễn đạt riêng của mình.
Ở phần Làm văn, năng lực tạo lập văn bản của học sinh được kiểm tra, đánh giá thông
qua những vấn đề xã hội và văn học được đề cập. Ý tưởng đúng và sáng tạo, lập luận
chặt chẽ, diễn đạt tốt, văn phong trong sáng… sẽ được đánh giá cao.
Cụ thể sẽ được thực hiện ở các bước sau:
2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt
• Kiến thức
• Kĩ năng
• Thái độ, phẩm chất
• Định hướng năng lực cần hình thành, phát triển gồm:
- Năng lực chung
- Năng lực chuyên biệt
2.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện
2.2.1. Thời gian thực hiện
• Tuần thực hiện:
- Xác định chủ đề dạy học sẽ tiến hành trong tuần thứ mấy trong phân
phối chương trình.

- Thời gian thực hiện một chủ đề dạy học có thể liên tục hoặc cách
quãng, tùy vào việc phân chia bài dạy của từng giáo viên, tổ chuyên
môn.
• Số tiết thực hiện trên lớp:
- Xác định số tiết sẽ thực hiện cho chủ đề dạy học là bao nhiêu tiết.
- Chú ý phân chia hợp lý thời gian dành cho bài đọc thêm.
2.2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
• Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh, ảnh, sơ đồ, bảng biểu…
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp (có thể
lồng ghép trong giáo án)
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
• Chuẩn bị của học sinh
8
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ
tiết trước)
- Đồ dùng học tập
- …
2.2.3. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Lập bảng theo 4 mức độ:
- Nhận biết
- Thông hiểu
- Vận dụng tthấp
- Vận dụng cao
2.3. Bước 3: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học
Tiến trình tổ chức dạy học theo chủ đề (mô hình VNEN) dựa vào 5 hoạt động:
- Trải nghiệm
- Hình thành kiến thức mới

- Thực hành
- Ứng dụng
- Bổ sung
Trong mỗi hoạt động cần nêu được các nội dung sau:
- Mục đích hoạt động
- Nội dung hoạt động
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học để tổ chức các hoạt động
- Thời gian, hình thức tổ chức các hoạt động
2.3.1. Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm nhằm huy động vốn kiến thức, kỹ năng để tiếp nhận
kiến thức, kỹ năng mới, đồng thời, tạo hứng thú cho học sinh.
- Có nhiều hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm:
+ Ra một số câu hỏi (thường bằng hình thức trắc nghiệm khách quan) cho học
sinh trả lời;
+ Cho học sinh quan sát tranh, ảnh và trả lời câu hỏi theo định hướng;
+ Kể một câu chuyện có liên quan đến bài học;
+ Tổ chức một trò chơi nhỏ hoặc đố vui…
Ví dụ: Khi dạy học chủ đề Văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới, giáo
viên có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm như sau:
Câu hỏi 1:
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa văn học Việt Nam sau 1975 so với giai đoạn
trước đó là gì?
a) Sự phát triển thể loại
b) Sự thay đổi cảm hứng
c) Sự phát triển, mở rộng về đề tài
d) Sự nhận thức mới quan niệm về con người
Câu hỏi 2:
Xem bức hình (A) và điền từ ngữ thích hợp vào dãy dấu chấm ở ô (B) và (C)
9
(A) (B) (C)

Từ đó, giáo viên giới thiệu Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền
ngoài xa với thông điệp được nhà văn gửi gắm ở ô (C)
2.3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Đây là hoạt động giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ
thống các bài tập/ nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ trọng tâm là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động đọc văn bản
để hiểu văn bản (đọc - hiểu). Bên cạnh đó, phải tích hợp Tiếng Việt và Làm văn.
Về hoạt động đọc - hiểu, cần lưu ý mấy vấn đề sau:
Thứ nhất: cần chia hoạt động đọc - hiểu thành nhiều bước, mỗi bước đều có
phương pháp riêng. Theo Trần Đình Sử thì đọc - hiểu có ba khâu. Một là đọc - hiểu
ngôn từ (chữ, từ, câu, đoạn, văn bản); hai là đọc - hiểu hình tượng như là cái biểu đạt
và ba là hiểu ý nghĩa như là cái được biểu đạt. Dạy khâu một có những phương pháp
khác với dạy khâu hai và trọng tâm dạy đọc văn là ở khâu ba. Nhiều trường hợp đọc
hiểu cả mà vẫn không hiểu được ý nghĩa biểu đạt của văn bản. Ba khâu này không
tách rời nhau, không hiểu khâu một thì không có khâu hai, không có khâu hai thì
không có khâu ba. Đọc - hiểu khâu ba phải vận dụng nhiều phương pháp đặc thù.
Thứ hai: cần hướng dẫn cho học sinh, đọc không chỉ là đọc bằng kĩ thuật mà
còn phải đọc bằng hồn, nghĩa là phải nhập tâm, phải sống với văn bản tác phẩm. Đọc
văn chính là đọc người, đọc nhân cách nhà văn và để hoàn thiện nhân cách của mình.
Như vậy, việc đọc - hiểu phải nhằm phát triển toàn diện người học, khơi gợi
hứng thú và nhu cầu tìm hiểu sâu sắc các tầng ý nghĩa - giá trị của văn bản; phát huy
khả năng liên hệ sinh động, tự nhiên giữa văn bản tác phẩm với cuộc sống. Đồng thời,
việc đọc - hiểu cũng căn cứ vào nhu cầu khám phá, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức
của học sinh: đọc để hiểu, để bộc lộ chính mình, phát triển vốn liếng ngôn ngữ và văn
hóa, đồng thời hiểu để đọc tốt hơn.
2.3.3. Hoạt động thực hành
- Hoạt động thực hành giúp học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể do giáo viên đề ra.
- Mục đích của hoạt động này là tập trung hình thành kỹ năng vận dụng cho học
sinh.

- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải quyết các bài lập luyện tập trong
sách giáo khoa, cũng có thể ra những bài tập tương tự để phát triển năng lực vận dụng
ở học sinh.
- Hoạt động thực hành có thể tổ chức cho nhóm hoặc cá nhân, có đánh giá
bằng nhận xét hoặc điểm số.
2.3.4. Hoạt động ứng dụng
10
Góc nhìn…….
Suy nghĩ…….
Hãy có cái nhìn
………………………
- Học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm
vụ trong thực tế.
- Học sinh đề xuất tình huống mới, mang tính thực tiễn.
- Hoạt động này có thể triển khai ở lớp, ở nhà, cộng đồng…
Để học sinh thực hiện tốt hoạt động này, trong hoạt động hình thành kiến thức,
giáo viên có thể liên hệ, so sánh những đơn vị kiến thức có những điểm tương đồng.
Chẳng hạn, dạy bài Tây Tiến, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu những câu thơ: Tây
Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm, giáo viên có thể liên
hệ tới những câu thơ của Chính Hữu: Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh. Sốt run
người vầng trán toát mồ hôi. Hay từ hình người lính Tây Tiến: Mắt trừng gửi mộng
qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, có thể liên hệ tới người chiến sĩ trong
Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Những đêm dài hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn
nhớ mắt người yêu,…
Ví dụ về một số bài tập ứng dụng:
• Chủ đề Thơ Việt Nam hiện đại 1945-1975
Em hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện nỗi nhớ của hai
nhà thơ Xuân Quỳnh và Chế Lan Viên trong hai đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương…”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
• Chủ đề Truyện Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới
Hãy so sánh để chỉ ra sự đổi mới về đề tài, cảm hứng, nhân vật và điểm nhìn
trần thuật giữa truyện giai đoạn trước 1975 với truyện giai đoạn sau 1975 qua các tác
phẩm đã học và đọc thêm bằng cách lập bảng theo mẫu dưới đây:
Các bình diện so sánh
- Vợ chồng A Phủ
- Vợ nhặt
- Rừng xà nu
- Những đứa con trong gia
đình
- Chiếc thuyền ngoài xa
- Mùa lá rụng trong vườn
- Một người Hà Nội
Đề tài
11
Cảm hứng
Nhân vật
Điểm nhìn trần thuật
2.3.5. Hoạt động bổ sung
- Hoạt động này được thực hiện với mục đích tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ

năng từ các nguồn/ kênh thông tin.
- Theo đó, để mở rộng kiến thức, kỹ năng, học sinh có thể tìm đọc trên sách,
báo, mạng; tham quan thực tế; trao đổi với người thân,…
Chẳng hạn, với chủ đề Thơ Việt Nam hiện đại 1945-1975, giáo viên có thể
yêu cầu học sinh tổ chức theo nhóm, tới thăm gia đình cựu chiến binh ở địa phương
nơi học sinh sinh sống, trò chuyện, phỏng vấn (có ghi chép) họ về những trận đánh
mà họ từng trải qua, về cuộc sống người lính ở chiến trường… để có thêm những hiều
biết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ.
3. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra theo chủ đề
3.1. Về mức độ
Câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra phải thể hiện được đủ 4 mức độ nhận thức (nhận
biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao).
Việc phân chia tỷ lệ giữa các mức độ nhận thức là dựa vào thực lực học sinh
của lớp. Tuy nhiên, trong một đề kiểm tra, các câu hỏi vận dụng chỉ nên chiếm không
quá 30%.
3.2. Về nội dung
Nội dung câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra phải có tính giáo dục, phải khơi gợi được
sự hứng thú, năng lực sáng tạo của học sinh.
Giữa câu hỏi này với câu hỏi kia có sự chặt chẽ, lô gíc, quan hệ biện chứng.
Nếu có nhiều câu hỏi về một vấn đề thì nên sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua
một số chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành” được áp dụng tại
lớp 12ª3 trường THPT Trần Phú. Do là lớp cuối cấp, nhiệm vụ học tập của học sinh
khá nặng (học để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao, từ đó, có cơ hội xét
tuyển vào các trường đại học, cao đẳng) nên việc áp dụng thực hiện đề tài gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi áp dụng hai chủ đề dạy học: Thơ hiện đại Việt
Nam 1945-1975 và Truyện hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới vào lớp mình phụ
trách, tôi thấy bước đầu có hiệu quả đáng kể:
1. Đối với giáo viên:

- Giáo viên được chủ động, linh hoạt điều chỉnh trình tự tiết dạy, điều chỉnh
thời lượng cho từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh, dung lượng kiến thức của
từng chủ đề; tự xây dựng phương pháp dạy học thích hợp, xác định nội dung, kiến
12
thức trọng tâm của từng bài, từ đó, hướng dẫn học sinh đi sâu khai thác những nội
dung quan trọng và vận dụng kiến thức linh hoạt trong kiểm tra, thi cử…
- Bước đầu giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra, định hướng cho các giáo
viên trong tổ chuyên môn thực hiện việc soạn bài và lên lớp các tiết dạy học theo chủ
đề.
2. Đối với học sinh:
- Trước hết, việc dạy học theo chủ đề đã tạo cho học sinh có hứng thú trong tiết
học Ngữ văn. Phần hoạt động trải nghiệm thay thế cho bước kiểm tra bài cũ đã tạo
tâm thế tốt cho các em khi qua hoạt động hình thành kiến thức mới. Các hoạt động
thực hành, hoạt động bổ sung cũng giúp học sinh nắm vững kiến thức và bước đầu
biết vận dụng kiến thức.
- Học sinh được học theo chủ đề nên có hệ thống kiến thức chuyên sâu (theo
chủ đề), biết vận dụng đọc hiểu những tác phẩm khác cùng chủ đề ngoài chương trình
lớp học, từ đó, các em làm tốt những dạng đề theo hướng đổi mới của Bộ.
Sau đây là bảng đối chiếu so sánh kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm và bài
thi thử THPT Quốc gia của học sinh trước và sau khi áp dụng chủ đề:
*Bài kiểm tra khảo sát đầu năm:
Lớp Sĩ số Tỷ lệ điểm
Khá Trên TB Yếu Kém
12a3 37 18,9% 63,1% 13,5% 4,5%
*Bài thi thử THPT Quốc gia:
Lớp Sĩ số Tỷ lệ điểm
Khá Trên TB Yếu Kém
12a3 37 20,6% 75,3% 4,1% 0%
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đối với Sở Giáo dục:

Trong hè năm 2015, Sở nên tổ chức hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn về dạy
học theo chủ đề. Qua hội nghị này, các trường sẽ báo cáo tình hình thực hiện tại đơn
vị trong năm học vừa qua, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện,
từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm kế tiếp. Chọn các đơn vị, cá nhân thực
hiện tốt việc dạy học theo chủ đề, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình để
các đơn vị khác trong toàn tỉnh học tập.
2. Đối với các trường THPT:
- Tổ chuyên môn ở các trường THPT cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn của
Ngành trong việc chủ động thực hiện chương trình, sắp xếp, điều chỉnh hệ thống bài
13
học theo nhóm chủ đề, chỉ đạo việc thực hiện dạy học theo chủ đề trong giáo viên một
cách sâu rộng và hiệu quả.
- Khi thực hiện, cần chú ý đến mục tiêu của việc dạy học theo chủ đề là nhằm
góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hướng vào sự hình thành, phát triển phẩm
chất, năng lực của học sinh.
- Lãnh đạo các trường cần tạo điện kiện tối đa về cơ sở vật chất, thiết bị,
phương tiện cho giáo viện thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời có
hình thức khuyến khích, biểu dương những tập thể, cá nhân tích cực trong đổi mới
dạy học nói chung và dạy học theo chủ đề nói riêng.
3. Đối với giáo viên:
- Trong xu thế đổi mới, giáo viên không thể không tự đổi mới. Do vậy, không
nên chần chừ, chờ đợi. Mỗi giáo viên cần mạnh dạn đổi mới và sáng tạo không
ngừng. Tuy nhiên, muốn tiếp cận được với phương pháp dạy học theo chủ đề đòi hỏi
giáo viên phải đảm bảo được trình độ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,
năng lực ứng dụng công nghệ thông tin Ngoài ra, giáo viên phải dành nhiều thời
gian hơn để đầu tư biên soạn giáo án, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị đồ dùng
dạy học, các tài liệu… cho đến công tác đánh giá, năng lực giải quyết các vấn đề, tình
huống của học sinh theo yêu cầu bài học đặt ra.
- Phát huy năng lực bản thân kết hợp với việc tích cực học hỏi đồng nghiệp,
tranh thủ sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo nhà trường, tự đề ra nhiệm vụ cho bản thân và cố

gắng hoàn thành, cùng với tâm huyết của người dạy Văn, chắc chắn chúng ta sẽ thành
công.
VI. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 2005
2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
3. Nhà xuất bản Giáo dục (2012), Ngữ văn 12, Tập 1
4. Nhà xuất bản Giáo dục (2012), Ngữ văn 12, Tập 2
5. Trần Đình Sử, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn,
trandinhsu.wordpress.com
6. Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2014-2015
7. Vụ Giáo dục Trung học, Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, Hà Nội, 2014
14
VII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giáo án minh họa
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức – kỹ năng
- Nhận ra đề tài, chủ đề, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mỹ, những
sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ, hình ảnh, những đặc sắc về nội dung của các tác
phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn
(Ma Văn Kháng), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại
- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm bài văn nghị luận
2. Hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
- Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới theo đặc
trưng thể loại
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý
nghĩa của văn bản
3. Phát triển phẩm chất:
- Biết quý trọng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước
- Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
- Có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, con người
- Biết suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề nhân sinh
- Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1. Thời gian thực hiện
- Thực hiện trong 02 tuần: 25, 26
- Số tiết thực hiện trên lớp:
+ 3 tiết: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
15
+ 1 tiết: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)
+ 1 tiết: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
• Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Hình ảnh về cảnh bình minh vùng biển, chiếc thuyền cất vó…
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
• Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập

3. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu thông tin về
tác giả, tác phẩm,
hoàn cảnh sáng tác,
xuất xứ …
Lý giải được mối
quan hệ/ ảnh hưởng
của hoàn cảnh sáng
tác với việc xây
dựng cốt truyện và
thể hiện nội dung tư
tưởng của tác phẩm
Vận dụng hiểu biết
về tác giả, tác phẩm
để phân tích lý giải
giá trị nội dung
nghệ thuật của từng
tác phẩm
So sánh các phương
diện nội dung, nghệ
thuật giữa các tác
phẩm cùng đề tài
hoặc thể loại, phong
cách tác giả
Nhận diện được
ngôi kể, trình tự kể
Hiểu được ảnh
hưởng của giọng kể
đối với việc thể

hiện nội dung tư
tưởng của tác phẩm
Khái quát đặc điểm
phong cách của tác
giả từ tác phẩm
Trình bày những
kiến giải riêng, phát
hiện sáng tạo về
văn bản
Nắm dược cốt
truyện, nhận ra đề
tài, cảm hứng chủ
đạo.
Lí giải sự phát triển
của các sự kiện và
mối quan hệ của
các sự kiện
Chỉ ra các biểu hiện
và khái quát các
đặc điểm của thể
loại từ tác phẩm
Hiểu được nội dung
của các tác phẩm
cùng thể loại khác
không nằm trong
chương trình SGK
Nhận diện hệ thống
nhân vật, xác định
nhân vật trung tâm,
nhân vật chính,

nhân vật phụ
Giải tích, phân tích
đặc điểm về ngoại
hình, tính cách, số
phận nhân vật. khái
quát được về nhân
Trình bày cảm nhận
về tác phẩm
Vận dụng tri thức
đọc hiểu văn bản để
kiến tạo những giá
trị sống của cá
nhân. Trình bày
16
vật những giải pháp để
giải quyết một vấn
đề cụ thể đặt ra
trong tác phẩm
Phát hiện và hiểu
được tình huống
truyện
Phân tích được ý
nghĩa của tình
huống truyện
Thuyết trình về tác
phẩm
Chuyển thể văn
bản: vẽ tranh, đóng
kịch…
Phát hiện các chi

tiết, biện pháp nghệ
thuật đặc sắc của
từng văn bản
Lý giải ý nghĩa, tác
dụng của từ ngữ,
hình ảnh, biện pháp
nghệ thuật
C. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Tiết 1
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn học thời kỳ đổi mới bằng câu hỏi trắc nghiệm
sau:
Câu 1: Từ kiến thức đã nắm được ở bài Khái quát VHVN 1945 đến hết thế kỷ X, em
hãy cho biết sự khác nhau cơ bản nhất giữa văn học Việt Nam sau 1975 so với giai
đoạn trước đó là gì?
a) Sự phát triển thể loại
b) Sự thay đổi cảm hứng
c) Sự phát triển, mở rộng về đề tài
d) Sự thay đổi quan niệm về con người
Gợi ý trả lời:
- Cơ bản: quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định, kéo theo những thay đổi khác
- Chọn phương án d
Câu 2:
Xem bức hình (A) và điền từ ngữ thích hợp vào dãy dấu chấm ở ô (B) và (C)
17
(B) (B) (C)
Từ đó, giáo viên giới thiệu văn học thời kỳ đổi mới với sự thay đổi cơ bản là
quan niệm về con người đã thể hiện một cái nhìn cuộc sống và con người đa diện, ở
nhiều chiều kích khác nhau, tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn học thời kỳ này.
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

18
Góc nhìn…….
Suy nghĩ…….
Hãy có cái nhìn
………………………
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc
điểm cơ bản của văn học thời
kỳ đổi mới
GV: Yêu cầu HS xem lại bài
Khái quát văn học Việt Nam từ
1945 đến hết thế kỷ XX để trả lời
các câu hỏi sau:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội,
văn hóa của đất nước từ
sau 1975?
2. Những chuyển biến bước
đầu của nền văn học trên
đường đổi mới?
HS: Chia thành 02 nhóm, thảo
luận, ghi vào phiếu học tập, cử
đại diện trình bày trước lớp 2 vấn
đề trên.
A. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN
HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra cho
dân tộc ta một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập,
tự do và thống nhất đất nước.
- Hoàn cảnh hòa bình nhưng đất nước đứng trước

muôn vàn khó khăn, thử thách.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề
ra chủ trương: đổi mới đất nước là nhu cầu bức
thiết, có ý nghĩa sống còn đối với toàn dân tộc.
- Vốn nhạy cảm với cuộc sống nên học thì đã đổi
mới từ sau 1975, đổi mới mạnh mẽ từ những năm
1985, 1986.
- Khái niệm VH thời kỳ đổi mới được tính từ sau
1975 đến hết thế kỷ XX
II. Những chuyển biến bước đầu của nền văn
học trên đường đổi mới.
1. Đổi mới quan niệm về chức năng của văn học:
Nhấn mạnh sức mạnh khám phá hiện thực, yêu cầu
văn học phải nhìn thẳng vào sự thật, đưa ra những
dự cảm, dự báo về tương lai.
2. Đổi mới quan niệm về vai trò của nhà văn, về
mối quan hệ giữa nhà văn với độc giả theo hướng
dân chủ hóa (quan hệ tương tác mang tính giao lưu,
đối thoại).
3. Thay đổi trong quan niệm về con người:
Chuyển từ cách quan niệm con người “nhất phiến”,
giản đơn, một chiều (xấu / tốt, dũng cảm / hèn
nhát ) sang con người “đa diện” (rồng phượng lẫn
rắn rết ) đặt trong nhiều mối quan hệ đời sống
chằng chịt.
4. Đổi mới cảm hứng:
Chuyển dần từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm
hứng thế sự- đạo đức (quan tâm số phận cá nhân).
5. Đổi mới về nghệ thuật:
- Đi sâu khai thác đời sống nội tâm nhân vật (văn

học chuyển từ bút pháp hướng ngoại sang hướng
nội.), chú ý không gian đời tư, mở rộng thời gian
tâm lí.
- Sử dụng đa dạng phương thức trần thuật với giọng
19
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (tiếp theo)
Tiết 4, 5 - ĐỌC THÊM: MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN - MỘT NGƯỜI HÀ
NỘI
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN (Ma Văn Kháng)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm
hiểu khái quát về tác giả, tác
phẩm
- Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả
+ GV: Yêu cầu HS đọc SGK, tóm
tắt nét chính về tác giả.
+ HS: Nêu những nét chính về tác
giả.
+ GV: Cung cấp thêm một số kiến
thức về nhà văn.
- Thao tác 2: Tìm hiểu về Tiểu
thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
+ GV: Nêu những hiểu biết của
em về tác phẩm Mùa lá rụng trong
vườn
+ HS: Nêu những nét chính về tác
phẩm.
+ GV: Cung cấp thêm một số kiến
thức về tác phẩm
I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả
(SGK)
2. Tác phẩm:
- Tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội nhà văn
Việt Nam năm 1986.
- Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình
ông Bằng, một gia đình nền nếp, luôn giữ gia
pháp nay trở nên chao đảo trước những cơn địa
chấn tinh thần từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm
lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước
những đổi thay của thời cuộc .
- Đoạn trích rút từ chương 2.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm
hiểu giá trị của đoạn trích
- Thao tác 1: Tìm hiểu nhân vật
chi Hoài.
+ GV tổ chức cho HS đọc, tóm tắt
tác phẩm.
+ GV: Anh (chị) có ấn tượng gì về
II. Hướng dẫn đọc thêm:
1. Nhân vật chị Hoài:
- Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số
phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người
chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan
tâm đến những biến động của họ.
à Tình nghĩa, thủy chung.
20
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi
người trong gia đình đều yêu quí

chị?
+ HS làm việc cá nhân, trình bày
suy nghĩ của mình trước lớp.
+ GV: Chốt lại các ý chính.
- Mọi người trong gia đình đều yêu quý chị
Hoài:
+ Chị có một tấm lòng nhân hậu (trở về sum họp
trong buổi chiều cuối năm; những món quà quê
giản dị; quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu
tất cả thành viên trong gia đình bố chồng).
+ Chị trở lại khi gia đình ấy có những thay đổi
không vui, rạn vỡ trong quan hệ do biến động xã
hội.
à Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh
thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho
bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác
thường” trong thời buổi khó khăn.
- Thao tác 2: GV tổ chức cho HS
tìm hiểu cảnh sum họp gia đình
trước giờ cúng tất niên bằng các
câu hỏi.
+ GV: Phân tích diễn biến tâm lí
nhân vật ông Bằng trong cảnh gặp
lại trước giờ cúng tất niên.
+ HS làm việc cá nhân, trình bày
suy nghĩ của mình trước lớp.
+ GV: Chốt lại các ý chính.
+ GV: Phân tích diễn biến tâm lí
nhân vật chị Hoài trong cảnh gặp
người bố chồng cũ.

+ HS làm việc cá nhân, trình bày
suy nghĩ của mình trước lớp.
+ GV: Chốt lại các ý chính.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Bằng và chị
Hoài trong cảnh gặp lại:
- Ông Bằng:
+ “nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”,
+ " sững lại”, “mặt thoáng một chút ngơ
ngẩn”, “mắt ông chớp liên hồi”, “môi ông bật
bật không thành tiếng”, “có cảm giác ông sắp
khóc òa”…
+ “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy
ư, con?”
à Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm
của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu
trưởng mà ông rất mực quí mến.
- Chị Hoài:
+ “lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép”
+ tiếng gọi nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”
à Cảnh gặp gỡ vui mừng pha lẫn nỗi tiếc
thương đau buồn, lo lắng trước những biến động
không vui của gia đình.
à Sự có mặt của chị Hoài khiến nỗi cô đơn của
ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin
trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp
21
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
trong truyền thống gia đình.
- Thao tác 3: Tìm hiểu ý nghĩa
của việc cúng tổ tiên trong ngày

tết.
+ GV: Khung cảnh tết và dòng tâm
tư cùng với lời khấn của ông Bằng
trước bàn thờ gợi cho anh (chị)
cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền
thống văn hoá riêng của dân tộc
ta?
+ HS: làm việc cá nhân, trình bày
suy nghĩ của mình trước lớp
3. Ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày
tết:
- Gợi nhớ về cội nguồn, về các giá trị truyền
thống của dân tộc.
- Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt
đẹp trong quá khứ. “Một dân tộc không có quá
khứ là một dân tộc bất hạnh”.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng
kết
GV hướng dẫn HS tự viết tổng kết
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung tư tưởng
2. Giá trị nghệ thuật
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Nguyễn Khải)
Hoạt động của thầy và
trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng
dẫn tìm hiểu chung
- Thao tác 1: Hướng
dẫn tìm hiểu chung về

tác giả
+ GV: Yêu cầu HS đọc
phần Tiểu dẫn và tóm
tắt tiểu sử, quá trình
sáng tác cùng các đề tài
chính của Nguyễn Khải.
+ HS: Đọc Tiểu dẫn và
nêu những nét chính về
tác giả.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
(SGK)
22
Hoạt động của thầy và
trò
Nội dung cần đạt
+ GV gợi dẫn: chú ý các
giai đoạn sáng tác, tác
phẩm chính.
- Thao tác 2: Hướng
dẫn tìm hiểu chung về
tác phẩm.
+ GV: Nêu những hiểu
biết của em về tác phẩm
Một người Hà Nội qua
phầ Tiểu dẫn.
+ HS: Đọc Tiểu dẫn và
nêu những nét chính về
tác phẩm.
2. Tác phẩm:

- Một người Hà Nội in trong tập truyện ngắn cùng tên của
Nguyễn Khải (1990).
- Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn
Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người
Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.
* Hoạt động 2: Hướng
dẫn đọc - hiểu văn bản
1. GV tổ chức cho HS
suy nghĩ, thảo luận, phát
biểu nhận xét, bổ sung
để hoàn chỉnh các vấn
đề sau:
a) Tính cách cô Hiền-
nhân vật trung tâm của
truyện, đặc biệt là suy
nghĩ, cách ứng xử của
cô trong từng thời đoạn
của đất nước.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
1. Nhân vật cô Hiền:
a) Tính cách, phẩm chất:
- Cô Hiền cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng
Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm
nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội.
- Cô sống thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm, thái độ
với mọi hiện tượng xung quanh.
+ Việc hôn nhân: thời còn trẻ, cô giao thiệp với nhiều loại
người, nhưng cô chọn “ một ông giáo cấp Tiểu học hiền
lành, chăm chỉ”
+ Việc sinh con: Sinh năm đứa con, đến con gái út, cô

quyết định “chấm dứt chuyện sinh đẻ để sau này có thể lo
cho các con chu đáo.
+ Việc dạy con: Cô dạy cho con cháu cách sống làm
người Hà Nội lịch sự , tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm
chất, giá trị của người Hà Nội.
+ Chiêm nghiệm lẽ đời: Trước niềm vui thắng lợi, cô
Hiền nhận xét “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, “chính
phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”
23
Hoạt động của thầy và
trò
Nội dung cần đạt
- Cô hoà mình cùng dân tộc, cùng đất nước:
+ Cô chỉ làm những việc gì có lợi cho đất nước, cho lí
tưởng xã hội.
+ Cô mở cửa hàng lưu niệm và tự mình làm ra sản phẩm.
+ Không đồng ý việc mua máy in và thợ làm vì muốn
thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ.
- Cô luôn đề cao lòng tự trọng:
+ Kháng chiến chống Mĩ cứu nước: Cô vô cùng thương
xót, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như
những bà mẹ, thanh niên Việt Nam khác: “Tao đau đớn mà
bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh
của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì
đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô
Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà
Nội, không pha trộn”.
b) Vì sao tác giả cho cô
Hiền là “một hạt bụi

vàng” của Hà Nội?
* GV mở rộng
b) Cô Hiền- "một hạt bụi vàng của Hà Nội":
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường.
Nhưng là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí
báu. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô
thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội.
- Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ
hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng. Áng vàng ấy là
phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người
Hà Nội.
2. GV tổ chức các nhóm
học tập, giao việc cho
mỗi nhóm tìm hiểu về
một nhân vật trong tác
phẩm:
- Nhân vật “tôi”.
- Nhân vật Dũng- con
trai cô Hiền.
2. Các nhân vật khác trong truyện:
- Nhân vật Dũng- con trai đầu của cô Hiền:
+ Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống
của người Hà Nội. Anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của
Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất
nước.
+ Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp
phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội.
24
Hoạt động của thầy và
trò

Nội dung cần đạt
- Những thanh niên Hà
Nội và cả những người
đã tạo nên “nhận xét
không mấy vui vẻ" của
nhân vật “tôi” về Hà
Nội.
- Bên cạnh đó, còn có những người tạo nên “nhận xét không
mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
+ Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta
suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi
“Tiên sư cái anh già” ,
+ là những người mà nhân vật “tôi” quên đường phải hỏi
thăm
à Đó là những “hạt sạn”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh
lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay
cần phải làm nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp
trong tính cách người Hà Nội.
3. HS thảo luận về
chuyện cây si cổ thụ ở
đền Ngọc Sơn bị bão
đánh bật rễ rồi lại hồi
sinh.
3. Ý nghĩa của câu chuyện “cây si cổ thụ”:
- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ
rồi lại hồi sinh à nói lên qui luật khắc nghiệt của tự nhiên,
cũng là quy luật vận động của xã hội.
- Cây si là một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà
Nội đẹp đẽ, thanh bình, trải qua nhiều biến cố dữ dội trong
lịch sử nhưng vẫn là một Hà Nội với truyền thống văn hoá

đã được nuôi dưỡng và mãi trường tồn.
4. GV gợi ý để HS nhận
xét về giọng điệu trần
thuật và nghệ thuật xây
dựng nhân vật của
Nguyễn Khải trong tác
phẩm.
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân
vật:
a. Giọng điệu trần thuật:
- Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu
nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính
đa thanh.
+ Cái tự nhiên, dân dã khi kể lại những gì mình đã chứng
kiến, đã trải qua tạo nên phong vị hài hước trong giọng kể
của nhân vật “tôi”;
+ tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự
tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào )
- Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất
tự sự rất đời thường mà hiện đại.
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
25

×