Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sính lễ trong hôn nhân của người Hnông Gar ở Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.26 KB, 14 trang )

SÍNH LỄ TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI MNÔNG GAR Ở LÂM ĐỒNG

Phạm Thanh Thôi
Khi tiến hành nhiều đợt điền dã dân tộc học tại địa bàn các tộc người bản địa
ở tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đặc biệt quan tâm nghiên cứu những chuyển đổi trong cấu
trúc xã hội của cộng đồng người Cil1. Nhưng cuối năm 2005, tôi cùng nhà nghiên cứu
Honda Mamơru (Trường Đại học ToYo, Nhật Bản) có dịp nghiên cứu tham dự những
nghi lễ hôn nhân tại một cộng đồng người đang sống gần kề với cộng đồng người Cil
và có tộc danh tự nhận là Mnông Gar ở xã Đạ Mrông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm
Đồng.
Qua nghiên cứu tham dự những nghi lễ hôn nhân và hệ thống thân tộc ở cộng
đồng tộc người này, chúng tôi đã ghi nhận được nhiều tư liệu dân tộc học thú vị.
Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng giới hạn để trình bày đặc điểm sính lễ trong
hôn nhân của người Mnông Gar hiện nay. Các khía cạnh về nội dung, chức năng và
các ý nghóa của sính lễ trong hôn nhân của cộng đồng Mnông Gar sẽ được xem xét
trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội đương đại tại địa phương.
1. Đặc điểm kinh tế -xã hội và hôn nhân của người Mnông Gar ở Lâm Đồng
Ở Lâm Đồng, cộng đồng người Mnông Gar cư trú chủ yếu tại huyện Đam
2
Rông và được nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận đây là nhóm địa phương của tộc
người Mnông, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme. Huyện Đam Rông đến nay có cơ
sở hạ tầng kinh tế yếu kém, được Chính phủ đầu tư vốn phát triển theo Chương trình
135/CP trong gần 10 năm qua, tại các xã của huyện. Những cộng đồng người có số
lượng dân cư đông và định cư lâu đời nhất tại địa bàn 8 xã của huyện Đam Rông xưa
nay là người Cil, Ma,ï K’ho và M’nông.
Riêng tại xã Đạ Mrông, đầu năm 2006 có 99% dân cư là đồng bào dân tộc ít
người, với tổng số hộ là 603hộ, có 3459 nhân khẩu. Các tộc danh có số lượng dân cư
đông được chính quyền xã ghi nhận là M’nông và Cil. Riêng người Mnông nói chung3
đông nhất, năm 2006 có 475 hộ và 2679 khẩu; định cư tại 5/6 thôn của xã gồm Liêng
Krăc I, Liêng Krăc II, Tu La, Đa Xế, và Đạ La. Cộng đồng người Cil, có 120 hộ với


1

ThS, NCS chun ngành Nhân học
Cil là chữ ghi theo Chứng Minh Thư và cũng là chữ ghi của người dân tại địa phương. Theo Tổng Cục

Thống kê Việt Nam (1979), cộng đồng người này được ghi là Cơho-Chil và coi đây là nhóm địa phương của tộc
người Cơho.
2
Huyện Đam Rông được thành lập tháng 12 năm 2003, bao gồm diện tích của 3 xã vùng sâu của huyện Lạc
Dương và 5 xã vùng sâu của huyện Lâm Hà. Theo thốâng kê năm 2006 của huyện Đam Rông, cộng đồng người
Mnông (nói chung) có khoảng 1.250 hộ, với hơn 7.600 nhân khẩu, định cư chủ yếu tại 4 xã Đạ Mrông, Đạ Tô ng,
Đạ Sal và Rômen. Ở phạm vi tỉnh Lâm Đồng, số liệu thống kê vào năm 1997 có 15.531 người có tộc danh Mnông.
3
Khi nghiên cứu về hệ thống thân tộc ở từng dòng họ, có nhiều hộ gia đình đã tự nhận tộc danh của mình là
Mnông Cil (xin lưu ý: sự khác nhau như thế nào giữa nhóm người được gọi là Mnông Gar và Mnông Cil đến nay
chưa được nhà nghiên cứu nào trình bày cụ thể)

1


742 nhân khẩu, tập trung ở thôn Đạ Tế. Còn người Kinh (Việt) tại xã Đạ Mrông có 8
hộ, với 38 nhân khẩu, cư trú rải rác tại các ngã ba đường giữa các thôn trong xã, làm
nghề mua bán hàng hoá. Theo thống kê của chính quyền xã (2006), cộng đồng Mnông
ở Đạ Mrông chủ yếu theo đạo Thiên Chúa (gần 400 hộ), Tin Lành (hơn 50 hộ).
Về kinh tế, hoạt động săn bắt và hái lượm không có vai trò trọng yếu. Phương
thức bẫy thú, giăng lưới bắt cá hay hái lượm các loại rau, củ, quả trên rừng, chỉ góp
phần làm phong phú thêm các bữa ăn hàng này. Hiện nay hoạt động mưu sinh bằng
việc trồng trọt thâm canh (cổ truyền là trồng trọt quảng canh) và chăn nuôi các loại
gia súc, gia cầm (làm chuồng và thả rông) mới là trọng yếu. Cộng đồng Mnông Gar ở
Đạ Mrông hiện có 4 loại cây trồng chủ yếu: với đất vườn xung quanh căn nhà ở được

trồng cây điều và cà phê1; đất ruộng nước trồng hai vụ lúa; đất rẫy (đồi và ven rừng)
trồng bắp, cà phê vàcác loại lúa tẻ, nếp (có xen canh các loại khoai, đậu…). Với chăn
nuôi năm 2006: toàn xã có 7 con trâu, 637 con bò, hơn 700 con heo và hơn 2400 con
gia cầm (gà, vịt). Xã Đạ Mrông đến nay đã có trạm y tế, trường mầm non và tiểu học,
có điện và điện thoại, đặc biệt là đường giao thông trải nhựa chạy đến trung tâm
huyện và thông với tuyến quốc lộ 27 đi sân bay Liên Khương, Tp. Đà Lạt hay Tp.
Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc).v.v
Về tổ chức xã hội, mặc dù dưới cơ quan hành chính cấp xã là có cấp thôn2 quản
lý, nhưng trong cộng đồng Mnông Gar cũng luôn ghi nhận sự tồn tại của các bon và
vai trò xã hội của các già làng (kwang bon) tại khu vực định cư của mình. Một số tên
bon với các “ranh giới” cụ thể đang được lưu truyền mà cộng đồng Mnông Gar ở thôn
Đạ La, xã Đạ Mrông ghi nhận như Dar hố, Trang Yuk (Krang Yu), Liêng Dang (Rơ
Yong Dưng).v.v
Với dòng họ (mpol), dù đã khảo sát trên diện rộng, nhưng để khẳng định được
tên dòng họ nào chỉ có riêng của cộng đồng Mnông Gar mà không có ở cộng đồng
người “Cơ ho-Lạch”, “Cơ ho- Chil” hay “Mnông- Cil” là rất khó khăn. Ở đây, chúng
tôi chỉ ghi nhận một số dòng họ mà bản thân những người Mnông Gar tự nhận đó là
những dòng họ (mpôl) có trong cộng đồng cư dân mình. Cụ thể có các dòng họ (mpol)
như: Kon ng, Kră Jăn, Đạ Chắt, N’Tôl, N’Tơr, Dơng Jri, N’Ơm, Rơ Ông, N’Du, Pang
Ting, Srố, Tría, Bông Nhiêng, Rơ Jê, Rơ Liêng, .v.v
Về đặc điểm hôn nhân, người Mnông Gar hiện vẫn còn bảo lưu và thực hành
nhiều đặc tính văn hóa truyền thống từ chế độ thị tộc mẫu hệ. Hôn nhân theo nguyên
tắc ngoại hôn dòng mẹ. Hôn nhân con (trai) cô và con (gái) cậu theo truyền thống đến
nay vẫn ưa thích. Sau hôn nhân, theo mong đợi (cũng có ngoại lệ) thì người con trai
(chồng) phải về cư trú bên nhà vợ. Trong cộng đồng Mnông Gar cấm kỵ tuyệt đối

Theo Ủy ban nhân dân xã Đạ Mrông 2006, tổng diện tích đất trồng điều và cà phê toàn xã tính đến thời điểm
2006 là 208ha; tổng diện tích rừng giao khoán cho 182 hộ của xã (có cả hộ người Cil) tham gia quản lý là 3710 ha.
2
Về tổ chức hành chính thôn gồm có: trưởng và phó thôn, mặt trận thôn, trưởng và phó công an thô n, trưởng và

phó phụ nữ thôn, trưởng và phó Bí thư chi bộ thôn,.v.v.
1

2


việc kết hôn giữa 2 người nam nữ có cùng họ trong cùng bon1 hay những họ khác
nhau nhưng trước xưa đã từng ăn trâu (sa rpu) kết nghóa2.
Không phải nam nữ khác dòng họ nào cũng được lấy nhau, mà từ xưa trong
cộng đồng đã lưu truyền việc cấm kỵ một số người thuộc dòng họ này sẽ không được
lấy người mang họ kia. Thực tế ở Đạ Mrông, người mang họ Kon ng không được
lấy người mang họ N’Du hay Dơng Jri; người có họ Ntơr không lấy được người có họ
Rơ Ông;.v.v Có nhiều cách giải thích về nguyên tắc cấm kỵ này, có ý kiến cho rằng
những người mang họ đó có cùng nguồn gốc, hoặc họ này đã từng kết hôn với dòng
họ kia nhưng trong quá trình kết hôn và sau đó ăn ở không có tình có nghóa với nhau
nên ông bà xưa đã cấm hoặc có những dòng họ xưa kia đã làm lễ kết nghóa, nếu lấy
nhau sẽ bị sét đánh hay làm ăn không được, gây bất ổn cho cộng đồng.v.v
Hiện nay, việc kết hôn của các nam nữ tự tìm hiểu với nhau trước đã nhiều,
nhưng các nghi lễ hôn nhân vẫn phải qua người mai mối và vai trò của các ông cậu
(anh hoặc em ruột của mẹ) vẫn rất quan trọng. Có thể nói, nam nữ thanh niên ở cộng
đồng Mnông Gar hiện có phạm vi (dòng họ và địa phương) lựa chọn đối tượng kết hôn
rộng rãi hơn nhiều. Nhiều hộ trong cộng đồng Mnông Gar (lẫn Mnông Cil) ở đây đã
có quan hệ sui gia với các gia đình và dòng họ tại các huyện khác như Lâm Hà, Lạc
Dương hay tại huyện Lắk (Đắc Lắc).v.v.
Về nghi lễ hôn nhân, so với những tư liệu hồi cố về các nghi lễ hôn nhân xưa,
thì hiện nay các nghi lễ hôn nhân ở người Mnông Gar đã có những thay đổi đáng kể,
dễ nhận thấy nhất là về các bước và hình thức tổ chức. Một số nghi lễ đã được lược
bỏ và cũng có những nghi lễ được biến đổi cả về hình thức lẫn nội dung, lễ cưới tại
nhà gái thường theo nghi thức tôn giáo (đạoThiên chúa hoặc Tin Lành). Ở đây, chúng
tôi không trình bày đầy đủ các nghi lễ mà tập trung vào nội dung chính là đặc điểm

sính lễ. Bài viết chỉ nêu lên được một số nghi lễ hôn nhân “không thể thiếu” của
người Mnông Gar hiện nay. Đó là các nghi lễ cưới tại nhà gái và cưới tại nhà trai.
Các nghi lễ này là “dịp” để sính lễ (và quà tặng) của hai gia đình và họ hàng được
hiện diện và chuyển trao.
2. Sính lễ trong hôn nhân của người Mnông Gar ở Lâm Đồng
Trước hết, việc thống nhất một số khía cạnh về nội hàm của ngôn từ sính lễ là
cần thiết. Sính lễ, nếu được hiểu là các lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái trong nghi
lễ kết hôn (cưới) thì chưa được thỏa đáng trong trường hợp nghiên cứu này. Ở
đây, sính lễ được coi là những hiện vật có giá trị kinh tế lẫn phi kinh tế, được dùng để
trao đổi, biếu tặng hay trả nợ diễn ra trong suốt quá trình tổ chức các nghi lễ hôn nhân
Một già làng thôn Đạ La nói rằng, nếu cùng họ những ở bon khác, nơi khác mà những người trong dòng họ không
nhận ra nhau thì cũng có thể kết hôn được, nhưng thực tế có rất ít trường hợp kết hôn cùng họ như vậy.
2
Theo già làng ở xã Đạ Mrông: người có họ (mpol) Ntôl không lấy được người có họ Tría, do được lưu truyền rằng
trước đây tổ tiên của hai dòng họ này đã làm lễ kết nghóa anh em và nguyền sẽ không bao giờ chê bai, đánh nhau
hay cũng không được cưới nhau mà xem nhau như họ hàng ruột thịt (lễ kết nghóa xưa luôn có đâm trâu, uống rượu
cần, đánh đôn la,thổi khèn (loại 6 ống) mời các già làng đại diện các bon và dòng họ khác đến ăn uống và làm
chứng.
1

3


cho đôi nam nữ của/giữa hai gia đình và lẫn những người thân thuộc trong dòng họ.
Sính lễ còn được xem xét ở nhiều khía cạnh và giả định rằng: sự hiện diện, chuyển
trao của các sính lễ trong hôn nhân luôn phản ánh đậm nét các đặc tính văn hóa, kinh
tế, xã hội cổ truyền lẫn đương đại của cộng đồng người Mnông Gar ở Lâm Đồng.
Cho đến nay, những tư liệu dân tộc học liên quan đến hôn nhân và gia đình
của cộng đồng tộc người Mnông tại tỉnh Lâm Đồng (và Đăk Nông, Đắk Lắk) là
không ít. Từ đầu thế kỷ XX đến những năm 1980, các nghiên cứu quan sát tham dự

hoặc “phỏng vấn tư liệu hồi cố” đã ghi nhận rất cơ bản và chung nhất những “lễ vật
được trao đổi” trong hôn nhân của người Kơho và Mnông1. Các hiện vật chuyển trao
được ghi nhận có trong các nghi lễ hôn nhân xưa, như: rpu-trâu, ndro-bò, cing-đòn la,
yang tơ nơm-ché rượu cần, sur- heo, ier-gà, Jôlụ- tô, ui srăn-vải thổ cẩm, peh- dao,
wir-xàgạt, wăn-cuốc, nhong-sợi hạt cườm, kông-vòng đeo tay.
Tuy vậy, câu hỏi đặt ra rằng, sau 20 năm đổi mới, những hiện vật kể trên hiện
có và còn trong sính lễ hôn nhân của cộng đồng Mnông Gar nữa không? Nội dung và
cách thức trao đổi sính lễ ở cộng đồng này như thế nào? Có quy tắc xã hội nào trong
việc trao, chuyển sính lễ giữa hai gia đình và những người thân trong dòng họ không?
Những chuyển đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng Mnông Gar
đến nay đã tác động thế nào đến ý nghóa và chức năng của sính lễ trong hôn nhân?
Hay, vai trò của mỗi thành viên-là người thân thích tộc của cô dâu/chú rễ-sẽ chuẩn bị
quà tặng góp làm nên sính lễ ra sao?v.v Nội dung được trình bày dưới đây sẽ góp
phần để trả lời một số câu hỏi khá nghiên cứu thú vị này.
1. Sính lễ của nhà trai trong nghi lễ cưới tại nhà gái
Để tiến hành nghi lễ cưới tại nhà gái, hai bên gia đình đôi nam nữ đã phải trải
qua nghi lễ hỏi xin2 và nghi lễ ăn hỏi. Nghi lễ hỏi xin, nếu trường hợp kết hôn giữa

con trai cô và con gái nhà cậu, thường đã được cha mẹ tiến hành khi đôi nam
nữ còn rất ít tuổi. Đến nghi lễ ăn hỏi, đôi nam nữ đã bước vào tuổi trưởng thành, độ
15 đến 20 tuổi, gia đình nhà gái và nhà trai tiến hành tổ chức lễ ăn hỏi (đeo vòng = do
kong kup te).
Từ lễ hỏi xin đến lễ ăn hỏi và lễ cưới, vai trò của người đại diện gia đình và
dòng họ, thường chính là ông cậu của đôi nam lẫn nữ, sẽ đưa ra điều kiện, yêu cầu và
chịu trách nhiệm về tất cả“lời hứa hẹn”liên quan đến sính lễ. Hơn thế, người đại diện
của hai gia đình cùng với người mai mối (nếu có) phải luôn hướng dẫn và đảm bảo
cho hai nhà thực hiện đúng, đặc biệt hai dòng họ sau khi kết hôn sẽ không được chê
bai, nói xấu.v.v qua lại với nhau. Sính lễ khi ăn hỏi, quan trọng nhất và có ý nghóa
cam kết mà hai bên gia đình phải chuyển trao đó là con gái phải đeo kông (vòng đeo
cổ tay-bằng đồng hoặc bạc) cho con trai, ngược lại con trai phải đeo nhông (vòng hạt

Xem thêm công trình và bài viết của các tác giả G. Condominas, Honda Mamoru, Mạc Đường, Bùi Minh Đạo,
Phan Ngọc Chiến, Trương Bi, Ngọc Lý Hiển,.v.v.
1

Lễ hỏi xin (có thể có người mai mối hoặc không) thường cha mẹ cô gái cùng ông cậu phải đến nhà
trai hỏi xin từ 3-5 lần mới được chấp nhận.
2

4


cườm) cho con gái và/hoặc sambiêt (nhẫn vàng, bạc) cho cả đôi nam nữ. Sau lễ ăn
hỏi, một số trường hợp, con trai sẽ về nhà vợ cư trú ngay và con gái cũng thường
xuyên qua giúp đỡ công việc cho cha mẹ chồng (khi gia đình có việc).
Khoảng cách giữa lễ ăn hỏi đến lễ cưới thường trong vòng 1 năm, đó là thời
gian để cho gia đình hai bên chuẩn bị các điều kiện vật chất để tổ chức tiệc ăn cưới,
đặc biệt là các hiện trong sính lễ. Dù đã hứa hẹn ngày giờ, nội dung tổ chức hay sính
lễ,… nhưng trước ngày cưới khoảng 5 ngày, ông cậu – người đại diện cùng với cha mẹ,
anh em, dâu, rễ của nhàtrai (từ 6-10 người) sẽ đến nhà gái lần nữa để bàn lại chuyện
tổ chức. Ở lần gặp này, nhà gái nhắc lại và xin nhà trai số hiện vật đã hứa giúp khi tổ
chức lễ cưới, ngược lại nhà trai yêu cầu nhà gái nói về các hiện vật đã hứa chuyển
trao sau lễ ăn cưới được chuẩn bị như thế nào. Trong rất nhiều trường hợp, dù cho nhà
gái hay nhà trai chưa chuẩn bị chưa ược đầy đủ các điều kiện và sính lễ, nhưng rồi lễ
cưới tại nhà gái cũng sẽ diễn ra.
Phổ biến trong nhiều trường hợp, nghi lễ cưới tại nhà gái là dịp để nhà trai
chuyển trao quà giúp của mình cho gia đình nhà gái. Thực tế, trước khi lễ cưới diễn
ra tại nhà gái, nhà trai phải chuẩn bị cho người khiêng qua giúp nhà gái 2 con sur
(heo) có trọng lượng hơn 70kg/con và khoảng 10-15 con ier (gà). Số lượng heo và gà
này sẽ được nhà gái làm thịt1 để làm tiệc đãi họ hàng và những khách mời (họ là
đồng nghiệp, người đồng đạo, bạn bè, cán bộ quản lý địa phương…) trong ngày cưới ở

nhà gái.
Các nghi lễ cưới tại nhà gái của người Mnông Gar hiện nay được diễn ra theo
nghi thức tôn giáo2, thường bắt đầu từ 8 đến 9 giờ sáng. Sau nghi lễ cưới, người đại
diện của hai gia đình đứng ra chuyển trao và ghi nhận các hiện vật trong sính lễ của
họ hàng nhà trai chuyển trao cho bên nhà gái.
Hiện vật thường có trong sính lễ của nhà trai chuyển trao cho bên nhà gái

Tên hiện vật
- Rơpu (trâu)
- ndro (bò)
- Sur (heo)

3

Bên họ nhà trai
[giúp = at]

Bên họ nhà gái
[nhận=sa (ăn)]

Chủ yếu là của cha Cha mẹ cô gái (cô dâu) sẽ
mẹ và chị em ruột nhận và thường để sử dụng

Có một số trường hợp cha mẹ nhà gái không giết hết số gà nhà trai đưa sang, mà để lại nuôi hoặc làm thịt trong
các nghi lễ khác sau hôn nhân cho vợ chồng trẻ như lễ chia tài sản, làm nhà, đặt tên con…
2
Có trường hợp nhà trai và nhà gái có người kết hôn với nhau nhưng khác tôn giáo, một bên theo đạo Tin Lành,
một bên theo đạo Thiên Chúa thì lễ cưới tại nhà gái, nhà trai đã cố ý đến muộn (nhưng không giải thích), để không
phải tham dự nghi lễ cưới theo nghi thức tôn giáo của/tại nhà gái.
3

Những ngôn từ chỉ hiện vật được dùng ở đây chủ yếu sử dụng chữ viết Kơho. Những người trong cộng đồng chil
phát âm có khác giọng nhưng nghe vẫn hiểu biết.
1

5


của mẹ con trai (chú
rể)
Chủ yếu là của anh
(cậu), chị em của mẹ
và cả những người
họ hàng xa và gần.

- Ier (gà)
- Wiă (xàø gạt)
- Yang (ché)
Trô pêh sơnet:
- Dưng pa (lồ ô đựng
măng chua)
- Wăn (xà pách)
- Sơnet (Lược)
- Peh (Dao)
- Gui srang (gùi nhỏ)
- Chơ kap (đũa)
- Ui (mền)
- Glah (nồi đất)
- Ier (gà)
- Sung (rìu)
-wiă (xà gạt)


Đây chủ yếu là của
mê mă2, không phải
cuộc hôn nhân nào
người đóng vai trò
mê mă cũng chuẩn bị
đầy đủ các loại hiện
vật này, có khi cha
mẹ và họ hàng cũng
góp thêm vào. Hoặc
sẽ thiếu đi một số
loại.

vào bữa ăn cưới, số ít để lại
làm tài sản cho gia đình1
Cha mẹ cô dâu nhận, phần
lớn để làm tài sản chung
hoặc góp vào lễ vật đưa lại
cho họ hàng nhà trai.

Chủ yếu để đưa cho vợ chồng
trẻ (được gọi là kon bă của
mê mă. Gia đình sẽ sử dụng
chung, nhưng nếu tách ra làm
ở khu vực riêng, những thứ
hiện vật gia dụng này thường
sẽ là tài sản của vợ chồng
trẻ.

Qua nghiên cứu tham dự ở một trường hợp kết hôn cụ thể, những hình

ảnh dưới đây là tất cả những hiện vật chủ yếu có trong sính lễ của họ hàng nhà
trai chuyển trao đến nhà gái trong ngày tổ chức nghi lễ cưới tại nhà gái.
Tên hiện vật3

Hình ảnh về Sinh lễ của nhà
trai đem sang nhà gái

Giải thích

1

Theo mong đợi của nhà trai, những còn vật này để giúp cho nhà gái một phần để lo bữa ăn trong ngày cưới,
nhưng nhà gái cũng phải để lại cho con cái sau này. Nếu nhà trai biết nhà gái sử dụng hết không để lại cho vợ
chồng trẻ thì họ không vui.
2
Mê mă bắt buộc phải là người phụ nữ mang dòng họ của cha, nếu người cha có 3 chị em gái, thì ưu tiên người lớn
tuổi và người chưa được hưởng. Nếu không có chị em ruột của cha, thì cử người trong họ hàng hoặc con gái của chị
em (nếu chị hoặc em đã chết). Các chị và em gái ruột của cha thường thay phiên nhau làm vai trò mê mă cho cháu
trai (con trai của anh em trai) khi đi kết hôn. Mê mă gọi người cháu đi kết hôn nay này là kon bă.
3
Những từ chỉ hiện vật được dùng ở đây là tiếng Kơ ho, nhưng những người trong cộng đồng Mnông Gar cũng biết
và hieåu.

6


Sur (heo)

Ier (gà)


Wir (xà gạt)
Ui ao (quần
áo)
Koi mir (gạo tẻ)

- Dưng pa (lồ ô
đựng măng
chua)
- Wăn (xà pách)
- Sơnêt (Lược)
- Peh (Dao)
Gui srang (gùi
nhỏ)

-Yang
(ché
rượu cần)

- Nhà trai chuyển trao nhà gái
trước nghi lễ cưới 3 con heo
có trọng lượng 60-70kg/con.
Heo này do cha mẹ và chị em
gái của người con trai (chú
rễ) chuẩn bị.
- Gà từ 11 đến 15 con;
- Xà gạt từ 5-8 cái;
- Gạo 1,5-3kg (nhưng tùy
trường hợp). Những hiện
vật này không riêng cha
mẹ hoặc anh chị em có gia

đình riêng của chú rể
chuẩn bị giúp, mà cả rộng
hơn là những người trong
họ hàng thân thuộc giúp.
Khi người mang đến giúp
sẽ được cả 2 bên nhà trai
và nhà gái ghi nhận cụ thể.
- Tất cả những hiện vật này
là của mê mă. Măng chua
chuẩn bị từ 8-10 ống, 1 cái
lược, 1 -2 con dao nhỏ, 1-2
gùi nhỏ đựng hiện vật.

- Yang-ché rượu cũng là hiện
vật được bên nhà trai chuyển
trao cho nhà gái, nhưng
không nhiều. Nếu nhà trai
đưa yang thì nhà gái bắt buộc
phải trả lại sur (heo) hay một
số ier, wir (gà, xà gạt) có giá
trị lớn hôn.

7


Jiên (tiền)

- Với hiện vật là tiền, hiện
nay bên cô, dì, chú, bác, anh
em cũng có thể đi cưới bằng

tiền cho nhà gái. Năm 2005,
số tiền mà một người bên nhà
trai đi cho nhà gái từ 5.000
đến 50.000 đồng, nhưng chủ
yếu là 20.000 đồng1.

Danh sách tổng hợp sinh lễ
của những gia đình trong
dòng họ nhà trai chuyển
trao cho nhà gái, được người
đại diện ghi nhận, với số
lượng cụ thể (ier-gà, wir- xờ
gạt, ao- áo, jiên- tiền).
Nguồn: Tư liệu nghiên cứu điền dã, Phạm Thanh Thôi, tháng 12.2006
Đến nay, khi lễ cưới diễn ra tại nhà gái, những người thân thuộc bên dòng họ
nhà trai phải chuẩn bị các hiện vật như heo, xà gạt, gà, gạo hay tiền2 để đưa sang góp
giúp. Trong nhiều trường hợp, các hiện vật có trong sinh lễ của nhà trai, không phải
chỉ có cha mẹ và anh em ruột chuẩn bị, mà đó còn là trách nhiệm của các anh, chị,
em, cậu, chú, bác, dì, ông, bà,… trong họ đến góp giúp. Số lượng và loại hiện vật được
giúp tùy vào điều kiện kinh tế và mối quan hệ bên dòng mẹ, với con trai đi lấy vợ.
Khi những hiện vật được những gia đình trong dòng họ nhà trai mang đến,
người đại diện (thường cậu hay cha, hoặc anh ruột) của chú rể sẽ tập trung gôm vào
4-5 gùi, thành bộ sính lễ để đưa sang nhà gái.
Đáng chú ý, những hiện vật được gọi là giúp ấy, người bên dòng họ nhà trai đã
để lại bằng chứng về mối quan hệ dòng tộc và sui gia với họ hàng nhà gái. Qua các
hiện vật này, nhà gái mới xác định giá trị và mối quan hệ họ hàng để từ đó người đại
diện nhà gái sẽ chuyển trao lại các hiện vật khác có giá trị lớn hơn tại lễ cưới ở nhà
trai. Khi con trai đi cưới và về sống bên vợ, họ hàng nhà trai thường suy nghó rằng, từ
nay gia đình đã “mất” một người lao động để chăm lo gia đình, nuôi dưỡng cha mẹ.
Vì vậy, khi cưới, nhà gái cần có trách nhiệm chuyển trao lại các hiện vật có giá trị lớn

hơn mới hợp tình hợp lý. Những hiện vật trong sính lễ được cha mẹ và họ hàng cô dâu
Theo ghi nhận ở một trường hợp kết hôn cụ thể (năm 2005), số tiền (jiên) tổng cộng mà những người thân thích
bên dòng họ nhà trai đã đưa sang nhà gái là 150.000đồng.
2
Ghi nhận qua một trường hợp kết hôn tại thôn Đạ La vào tháng 12 năm 2005, tổng số tiền (jiên) mà những người
thân thích bên dòng họ nhà trai đã chuẩn bị để đưa trao cho nhà gái là 150.000đồng.
1

8


chuẩn bị trao lại cho cha mẹ và với từng người, từng gia đình riêng lẻ bên họ hàng
chú rể, theo mong đợi phải luôn có giá trị gấp rưỡi hay gấp đôi (giá trị hiện vật mà
mỗi người bên họ hàng chú rể đã giúp đưa sang).
2. Sính lễ của nhà gái trong nghi lễ cưới ở nhà trai
Theo quan niệm của nhiều người Mnông Gar tại Đạ Mrông, các hiện vật có
trong sính lễ hôn nhân giữa nhà trai và nhà gái không nặng nề và khắc khe như một số
cộng đồng tộc người khác, một già làng ở thôn Đạ La đã nói như vậy khi so sánh với
cộng đồng người Cil. Nhưng phải thừa nhận, việc chuyển trao sính lễ giữa hai bên họ
hàng chú rể và cô dâu, luôn là nội dung được “bàn luận” và phức tạp nhất trong mọi
cuộc hôn nhân của người Mông Gar ở Lâm Đồng hiện nay.
Thông thường, sau lễ ăn hỏi đến ngày tổ chức nghi lễ cưới, sính lễ là hiện vật
có giá trị kinh tế lớn (trong cộng đồng) mà cha mẹ cô dâu thường phải chuẩn bị để
chuyển trao cho cha mẹ con trai phải từ 2 đến 3 con bò. Gia đình nào nghèo khó quá,
chí ít cũng phải chuẩn bị được 1 con bò để đưa cho cha mẹ chú rể. Việc nhà gái chuẩn
và chuyển trao cho cha mẹ hoặc chị em gái (người có công nuôi dưỡng chú rể) số bò
hoặc trâu có thể trước hoặc sau lễ cưới.
Việc chuẩn bị sính lễ của nhà gái, trong ngày diễn ra lễ cưới, những người thân
thuộc của gia đình cô dâu và trong cộng đồng được mời đến dự thường đem các hiện
vật đến giúp. Hiện vật giúp nhà gái chủ yếu như nhong, jôlụ, biêng ngâu, ui srăn (có

chú thích ở đoạn dưới). Những hiện vật từ các gia đình trong dòng họ và cộng đồng
đến giúp1 sẽ được cha mẹ, anh chị em và người đại diện (thường là ông cậu) đứng ra
ghi nhận, tập hợp. Cùng với những hiện vật của gia đình đã chuẩn bị từ nhiều năm
trước, người đại diện sẽ xem danh sách những người (gia đình) thân thuộc và có góp
giúp của nhà trai đưa sang, để từ đó phân loại và hình thành nên bộ sính lễ để chuẩn
bị chuyển trao cho từng người bên họ hàng nhà con rể. Số lượng và giá trị của sính lễ
được chuyển trao cho bên nhà trai tùy thuộc vào số lượng người có mối quan hệ thân
thuộc và giá trị hiện vật mà những người đã giúp.
Cũng qua nghiên cứu tham dự về trường hợp cụ thể như trên, sính lễ của nhà
gái chuyển trao đến họ hàng nhà trai, ngoài việc cha mẹ cô dâu cho dẫn hai con bò
(ndro) trị giá từ 7-10 triệu VND/1 con đi trước, các hiện vật có trong sính lễ mà nhà
gái chuyển trao trực tiếp cho những người bên họ nhà trai được ghi nhận cụ thể như
sau:
Hiện vật chủ yếu có trong sính lễ của nhà gái chuyển trao cho nhà trai
Hình ảnh sính lễ của nhà gái
Chú thích
Tên hiện vật2

Giúp (drom) của những người trong dòng họ nhà gái có nội hàm khác, mang hiện vật đến giúp một là để mừng
cho cô gái đã cưới chồng, nhưng quan trọng nhất, là để giúp gia đình cô gái là người thân thuộc của mình có thêm
hiện vật (sính lễ) chuyển trao lại cho bên nhà trai khi lễ cưới tại nhà trai diễn ra ở ngày hôm sau.
2
Những từ chỉ hiện vật được dùng ở đây là tiếng Kơho, nhưng trong cộng đồng Mnông Gar người dân đều biết và
hiểu.
1

9


- Jôlụ (tô, bát)


- Nhong (sợi
dây hạt cườm
các loại)

Biêng ngâu
(cơm nếp)

- Thường thì trong một đám
cưới, nhà gái phải chuẩn bị
ít nhất từ 100 -200 cái tô
các kiểu để chuyển trao cho
những người bên họ nhà trai
(tùy mối quan hệ mà nhiều
hay ít).

- Sợi hạt cườm (nhong)
hiện có trong tất cả các gia
đình Mnông Gar ở Đạ
Mrông. Nó luôn có trong
sính lễ của nhà gái chuyển
trao cho họ hàng nhà trai,
cũng giống như Jôlụ (tô),
nhà gái phải chuẩn bị từ
150-200 sợi các loại có giá
trị khác nhau.
- Với cơm nếp, tùy số lượng
người bên họ nhà trai, mà
nhà gái phải chuẩn bị bao
nhiều gùi. Cô dâu sẽ trao

trực tiếp cho mỗi người thân
thuộc bên họ nhà trai một
nắm cơm nếp và với một sợi
nhong có giá trị khác nhau
(tùy theo mối quan hệ huyết
thống)

10


-Ui Srăn (vải
thổ cẩm)

- Đây là tấm vải thổ cẩm (ui
srăn) truyền thống, được
cha mẹ cô gái chuẩn bị để
con gái trao tặng cho mẹ
chồng trong ngày cưới ở
nhà trai.

- Đây là những
hiện vật có
trong sinh lễ
của nhà gái (và
có thêm 2 con
bò).
Nguồn: Tư liệu nghiên cứu điền dã, Phạm Thanh Thôi, Đam Rông, 12.2005

Với các hiện vật trong sính lễ của nhà gái đưa sang nhà trai, chỉ có những hiện
vật như ndro (bò), ui srăn (vải thổ cẩm), và 4-5 nhong (sợi hạt cườm) và khoảng 10 cái

Jôlụ (tô, bát) là đưa trực tiếp lại cho cha, mẹ ruột của chồng. Hàng trăm hiện vật khác
còn lại là nhà gái chuẩn bị để chuyển trao lại cho những người khác là anh, em cô, dì,
chú, cậu, ông, bà, mê mă,.. của chú rể. Tùy theo mối quan hệ huyết thống cha mẹ
chồng và giá trị số hiện vật của người đã đưa sang, đại diện nhà gái sẽ tính toán trao
lại hiện vật có giá trị nhiều hơn gấp rưỡi hoặc gấp đôi.
Trong trường hợp người bên họ hàng nhà trai nhận lại hiện vật do nhà gái đưa
có giá trị không cao hơn hoặc chỉ ngang bằng, thì thường xảy ra những cuộc thương
lượng (có khi rất gay gắt). Cuộc thương lượng có khi chỉ diễn ra trực tiếp ở hai người
đại diện (tức hai ông cậu) với nhau. Kết thúc cuộc thương lượng, thường người đại
diện nhà gái sẽ đưa thêm hiện vật hoặc sẽ hẹn đưa thêm hiện vật có giá trị lớn hơn
vào thời gian sau lễ cưới. Các hiện vật do nhà gái thiếu và hứa hẹn sẽ đưa bổ sung
sau lễ cưới, luôn là nội dung được người đại diện và cha mẹ ghi nhớ cẩn thận, cùng
với sự làm chứng của nhiều người thuộc hai dòng họ.
Đáng chú ý, chưa biết quy tắc chuyển trao sính lễ trong hôn nhân ở cộng đồng
người Mnông Gar đã hình thành tự bao giờ và vì đâu?. (Mà) đến nay, những hiện vật
có trong sính lễ của nhà gái chuẩn bị, sẽ phải là nhông, Jôlụ, ndro, biêng ngâu, ui
srăn, kông (vòng đồng/bạc đeo cổ tay), yang,.?. Trái lại, những hiện vật luôn có trong
sính lễ của dòng họ nhà trai chuẩn bị, lại phải là sur, ier, wiă, wăn, dưng pa, peh..?
Quá trình tìm hiểu những cơ sở kinh tế và xã hội, cùng với các quy tắc kết hôn cổ
truyền (“nhằm để buôn/làng”, “bảo vệ dòng họ”, “bảo vệ tài sản”.v.v) của cộng
đồng người Mnông Gar, đã cho chúng tôi nhiều hiểu biết thú vị. Nhưng để trả lời thỏa

11


đáng cho câu hỏi vừa đặt ra, thì đến nay vẫn chưa thể trình bày được trong bài viết
này.
3. Một số chức năng và ý nghóa của sính lễ trong hôn nhân
Việc tìm hiểu giá trị kinh tế của các hiện vật có trong sính lễ hôn nhân ở cộng
đồng Mnông Gar trước khi quan tâm đến các chức năng và ý nghóa của sính lễ là cần

thiết. Trong cộng đồng, những hiện vật có trong sính lễ kể trên vẫn được dùng như
một loại hàng hóa mà để sở hữu nó, người ta phải đổi mua bằng hiện vật (cùng loại
hay khác tùy theo giá trị từng loại mà trao đổi) hoặc mua nó bằng tiền (jiên). Một cái
wiă (xà gạt) có để đổi được 3 sợi hạt cườm thường, một cái yang (ché) có thể đổi được
3-4 con ier (gà), hoặc 200 ngàn có thể mua được 1 tấm ui srăn (vải thổ cẩm) hay 300
ngàn mới mua được 1 cái jôlụ (tô, loại cổ).v.v.
Trong bối cảnh kinh tế của địa phương, người Mnông Gar có thể dùng tiền để
mua một con sur (heo), một con ndro (bò) để làm sính lễ trong cuộc hôn nhân của con
cái mình. Để dễ nhận thấy hơn về chức năng kinh tế của sính lễ, chúng tôi đã ghi
nhận các giá trị của từng loại hiện vật được quy đổi ra tiền như sau:
Hiện vật

Kiểu/loại

Ui srăn (thổ cẩm)
Gui
Wiă (xà gạt)
Wăn (cuốc, xàbách)
Nhong (sợi hạt cườm)
có khoảng 20 loại)

Khổ trung bình
Nhỏ, có trang trí
Trung bình
Trung bình
gur mang
-Pop krout
-ke
-phien
-chai

-Dai hang
-Hoa binh (v.v.)
-gru
- Tap cho lang
-rai
Loại xưa, có hoa văn
Bat ho
Trung bình
70kg
Trung bình
Sành xưa, có hoa văn
Đất tráng men (mới)

Jôlụ (tô, bát)
Ier (gà)
Sur (heo địa phương)
Ndro (bò)
Yang (ché)

Trị giá (VND)/1cái
250.000
40.000
60.000
50.000
1.200.000
400.000
200.000
140.000
70.000
20.000

15.0000
10.000
10.000
7.000
250.000
3.000
50.000
500.000
7-10.000.000
100.000-500.000
20.000-100.000

(Đam Rông, 12. 2005)
Trong cộng đồng người Mnông gar ở Lâm Đồng, các hiện vật kể trên luôn
được các hộ gia đình coi là tài sản có giá trị. Khi mỗi gia đình trẻ đến khi tách hộ ở
riêng, cha mẹ ngoài việc chia tài sản là ruộng đất, những thứ quan trọng còn lại cũng
chính là các hiện vật kể trên.

12


Sự thật rằng, khi mới quan sát những cuộc góp giúp và chuyển trao những
hiện vật có trong sính lễ hôn nhân tại nhà trai và nhà gái, chúng tôi đã không dễ dàng
trong việc phân định các chức năng kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, khi nhìn nhận
đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng Mnông Gar trong bối cảnh kinh tế thị trường,
với các yêu cầu của đời sống văn hóa xã hội mới, những hiện vật có trong sính lễ hôn
nhân kia “tự nó” luôn phản ánh được khá nhiều khía cạnh của đời sống .
Những hiện vật có trong sính lễ hôn nhân là tài sản có giá trị kinh tế và xã hội.
Mỗi cá nhân, gia đình ở từng dòng họ trong cộng đồng phải lao động “tích góp” bằng
nhiều cách mới có được. Gần như mỗi gia đình, nhất là khi con cái trưởng thành, họ

phải cố gắng làm dư dôi một lượng sản phẩm từ nền kinh tế trồng trọt để đổi mua và
cất giữ một số các hiện vật cần thiết để khi họ hàng hay gia đình có việc mà góp
giúp. Đến nay, tại mỗi gia đình Mnông Gar các hiện vật này dường như đang nhiều
thêm hơn trong mỗi cuộc hôn nhân và riêng trong mỗi gia đình.
Các hiện vật làm nên sính lễ, chính là tài sản có giá trị kinh tế được chuyển
trao giữa hai gia đình, hai dòng họ có người kết hôn. Khi sính lễ được chuyển trao
giữa hai gia đình, hai dòng họ, chính là lúc con gái có được chồng và con trai cũng có
được vợ. Hơn thế, nó còn là bằng chứng sinh động của tất cả các mối quan hệ mới
được thiết lập qua việc kết hôn. Sự trao giúp các hiện vật để làm nên sính lễ của các
gia đình trọng họ hàng, cũng chính là quá trình củng cố thêm các mối quan hệ tương
trợ giữa những người trong và giữa hai dòng họ.
Với giá trị kinh tế của các hiện vật trong sính lễ hôn nhân và cách thức chuyển
trao ở phạm vi dòng họ, chức năng của sính lễ rõ ràng đã thể hiện rất nhiều. Người ta
có thể nói sính lễ là điều kiện để hợp thức hóa hôn nhân ở phạm vi gia đình, dòng họ
và cộng đồng. Sính lễ là cơ sở để liên minh kinh tế, quan hệ xã hội giữa các dòng họ.
Sính lễ là điều kiện để bình ổn các hôn nhân- vì mỗi cá nhân hay gia đình không dễ
nếu trả lại sính lễ để kết hôn với một người khác nữa.v.v.
Có thể nói, quá trình chuyển trao sính lễ trong hôn nhân ở cộng đồng người
Mnông Gar đang phản ánh sâu sắc các giá trị văn hóa cổ truyền lẫn đương đại. Giá trị
văn hóa này phải chăng đang có nhiều ý nghóa với cộng đồng và sự chuyển đổi của
nó là một vấn đề cần quan tâm trong bối cảnh kinh tế xã hội mới.
Thừa nhận rằng, bài viết đã trình bày khá dài nhưng vẫn chưa chuyển tải được
hết những khía cạnh kinh tế, văn hóa và xã hội đang “ẩn chứa” trong sính lễ hôn nhân
ở cộng đồng người Mnông Gar ở Lâm Đồng. Nhưng phải chăng, với sự tác động
không ngừng của nhiều nhân tố, nên sự chuyển đổi về nội dung, chức năng và các giá
trị của sính lễ trong hôn nhân ở nhiều cộng đồng tộc người, lại trở thành chủ đề được
nhiều người nghiên cứu sâu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


13


1. Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện Lâm Hà (1998), Sơ thảo Truyền thống đấu tranh cách
mạng và xây dựng chủ nghóa xã hội huyện Lâm Hà 1945-1998, Lâm Đồng.
2. Emily A.Chultz, Robert H. Lavenda (1995), Nhân học –một quan điểm về tình trạng
nhân sinh, người dịch: Phan Ngọc Chiến, Hồ Liên Biện; Hiệu đính: GS Lương Văn
Hy, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
3. Georges Condominas, (1957), Chúng tôi ăn rừng Đá –Thần Gôo, NXB Thế Giới và
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (dịch và xuất bản năm 2003).
4. Mạc Đường (chủ biên) (1983), Vấn đề Dân tộc ở Lâm Đồng, Sở Văn hoá Thông tin
Tỉnh Lâm Đồng.
5. Phan Ngọc Chiến (chủ biên), 2005, Người Kơho ở Lâm Đồng-nghiên cứu nhân học về
dân tộc và văn hóa, NXB Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh
6. Tỉnh Lâm Đồng (1983), Từ điển Việt-Kơho, Sở Văn hóa Thông tin Tỉnh Lâm Đồng.
7. Trương Bi (chủ biên), Nghi lễ cổ truyền của đồng bào Mnông, Sở Văn hóa –Thông Tin
Đắc Lắc.
8. Lê Thị Thanh Xuân, “Nghi lễ cưới xin của người Mnông Gar ở Bôn Rchai A”, Trong
sách Nghi Lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên, Ngô Đức Thịnh (chủ biên) Hà
Nội, 2006.

14



×