Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vẻ đẹp ngôn từ trong tập truyện ngắn “Kỳ nhân làng Ngọc” của Trần Thanh Cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.34 KB, 8 trang )

Trường Đại học Vinh

Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 35-42

VẺ ĐẸP NGÔN TỪ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN KỲ NHÂN LÀNG NGỌC
CỦA TRẦN THANH CẢNH
Lê Thị Ngọc
Cao học khóa 23, chun ngành Ngơn ngữ Việt Nam, Trường Đại học Vinh
Ngày nhận bài 03/5/2017, ngày nhận đăng 20/7/2017
Tóm tắt. Bài viết chọn khảo sát miêu tả lớp từ láy và từ ngữ khẩu ngữ trong tập
truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc của Trần Thanh Cảnh để chỉ ra đặc điểm hai lớp từ
ngữ này trong tác phẩm và vai trò của chúng. Từ láy và từ ngữ khẩu ngữ được tác giả
dùng nhiều và phù hợp, sáng tạo nên đã góp phần khắc họa bức tranh hiện thực và thế
giới nhân vật vừa gần gũi sinh động vừa sắc nét, cá tính.
1. Đặt vấn đề
1.1. Bắt đầu viết văn khi đã hơn 40 tuổi,
là một cây bút “rẽ ngang”, từ dược sĩ thêm
nghề viết văn, nhưng Trần Thanh Cảnh lại
sớm khẳng định được tên tuổi của mình ngay
từ những tác phẩm đầu tiên. Chỉ trong vòng 4
năm, tác giả đã cho ra đời 3 tập truyện ngắn
và 1 tiểu thuyết sắp được Nhà xuất bản Trẻ ấn
hành cùng với nhiều truyện ngắn khác được
in trên các báo, tạp chí trong và ngồi nước.
Bước vào nghề viết khá muộn như vậy nhưng
những trang viết của Trần Thanh Cảnh đã
sớm để lại dấu ấn riêng. Mới đây tập truyện
ngắn Kỳ nhân làng Ngọc đã được trao giải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015.
1.2. Trần Thanh Cảnh là một gương mặt
mới của văn xuôi đương đại Việt Nam, với


phong cách độc đáo, lối viết mới mẻ. Ngôn
ngữ trong tác phẩm của ơng khơng gai góc,
sắc nhọn, cũng khơng tỉa tót, bóng bẩy mà rất
chân thật, gần gũi đời sống. Nó giúp nhà văn
phản ánh đúng đối tượng miêu tả, đúng hiện
thực đầy phức tạp, bề bộn, nhiều chiều.
Truyện ngắn của Trần Thanh Cảnh, cũng vì
thế được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có cơng trình
nào đi sâu nghiên cứu tồn diện về tác phẩm
của ông, đặc biệt là về ngôn ngữ để cho thấy
những cái mới, lạ của Trần Thanh Cảnh. Bài
viết này, chúng tôi khảo sát ngôn từ trong
truyện ngắn của ông nhằm khẳng định tính
chất giản dị mà vẫn rất mới lạ - một vẻ đẹp
riêng của ngôn ngữ văn xuôi đương đại biểu
hiện trong truyện ngắn Trần Thanh Cảnh. Tư

liệu khảo sát gồm mười bốn truyện ngắn
trong tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc.
2. Ngôn từ trong tập truyện ngắn Kỳ
nhân làng Ngọc
Là một nhà văn “trẻ”, nhưng Trần Thanh
Cảnh cũng đã có những cách tân đáng kể góp
phần vào đổi mới văn xi, trong đó có ngơn
ngữ. Bước vào làng văn bằng tuyển tập truyện
ngắn ra mắt bạn đọc đầu tiên nhưng cũng
ngay tức thì, tập truyện của Trần Thanh Cảnh
được đánh giá cao. Khảo sát mười bốn truyện
ngắn trong tập truyện ngắn Kỳ nhân làng

Ngọc, chúng tôi nhận thấy Trần Thanh Cảnh
đã có những sáng tạo độc đáo trong cách
dùng các lớp từ tiếng Việt, đặc biệt là từ khẩu
ngữ, từ láy, từ ghép. Là những lớp từ vốn
được dùng quen thuộc mà mọi người vẫn
hằng nghe trong cuộc sống thường ngày
nhưng dưới cách tổ chức ngôn ngữ của tác giả
thì các từ ngữ đó bỗng sinh động hơn. Dưới
đây, chúng tôi tập trung khảo sát hai lớp từ
ngữ đặc sắc nhất là từ láy và từ ngữ khẩu ngữ.
2.1. Từ láy trong tập truyện ngắn “Kỳ
nhân làng Ngọc”
“Từ láy là những từ được cấu tạo theo
phương thức láy, đó là phương thức lặp lại
tồn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo hai
nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc,
thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh
ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có
nghĩa” [1, 41]. Theo cách hiểu này, chúng tôi
thống kê từ láy trong mười bốn truyện ngắn
trong tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc.

Email: lengoc56gmail.com

35


L. T. Ngọc / Vẻ đẹp ngôn từ trong tập truyện ngắn “Kỳ nhân làng Ngọc” của Trần Thanh Cảnh


Tiến hành khảo sát tuyển tập truyện ngắn
Kỳ nhân làng Ngọc, chúng tôi nhận thấy lớp
từ láy được Trần Thanh Cảnh sử dụng với tần
suất cao: với 300 trang truyện ngắn, có 1001
lần từ láy được sử dụng. Trong đó, 205 lần tác
giả sử dụng từ láy hoàn toàn, 796 lần từ láy
bộ phận được dùng. Trong 796 lần từ láy bộ
phận được sử dụng, có 140 lần từ láy phần
vần xuất hiện, từ láy phụ âm đầu được dùng
656 lần. Kết quả cụ thể được thể hiện qua
bảng tổng hợp 2.1:
Bảng 2.1: Thống kê tần số sử dụng từ láy
trong tuyển tập truyện ngắn
“Kỳ nhân làng Ngọc”
Từ láy

Từ láy hoàn
toàn

Tần số
Tỉ lệ
Tổng

205
20,5 %
205 (20,5 %)

Từ láy bộ phận
Láy
Láy

phụ âm
vần
đầu
140
656
14 %
65,5%
796 (79,5%)

Qua bảng thống kê trên, ta thấy Trần
Thanh Cảnh sử dụng từ láy với tần số cao,
đặc biệt, một số truyện ngắn, số lần từ láy
được sử dụng rất cao là Hương đêm, (130
lần), Giỗ hậu (182 lần), Hoa gạo tháng ba (81
lần), Kỳ nhân làng Ngọc (112 lần).
Trong tiếng Việt, từ láy là lớp từ vừa
mang tính gợi hình, biểu trưng cao nhất, đồng
thời có thuộc tính hịa phối ngữ âm, giàu nhạc
điệu nhất. Vì thế, có thể nói, việc sử dụng từ
láy trong văn chương như là một tất yếu của
nghệ thuật sáng tạo ngôn từ của các nhà văn,
nhà thơ. Song sử dụng từ láy hiệu quả hay
khơng, làm sao phát huy được vai trị của nó
thì lại đòi hỏi tài năng của nhà văn. Làm sao,
trong một câu, một đoạn, mỗi từ láy là một
nốt nhạc góp phần tạo nên âm điệu chung cho
cả bài. Từ láy khơng chỉ tạo nên tính nhạc cho
câu văn, sự hòa âm cho cả tác phẩm mà còn là
bức tranh hội họa của văn chương; tuy khơng
có khung hình cụ thể nhưng rất sống động

nhờ sức gợi mở tưởng tượng mang tính biểu
trưng biểu tượng của từ. Với phương thức tạo
từ láy thì ngồi vốn từ láy đã có sẵn, các nhà
văn cũng có thể tự tạo ra những dạng láy mới.
Khơng chỉ có vậy, với nghệ thuật sử dụng từ

36

ngữ, nhà văn không những tạo nên những kết
hợp từ láy độc đáo, bất ngờ, sáng tạo trong
những câu văn, trong những tác phẩm cịn có
thể tạo cho từ những sắc thái nghĩa mới, sức
sống mới. Bởi vì ngơn ngữ nghệ thuật chỉ
thực sự độc đáo, không trở thành sáo mịn khi
nó tạo ra sự bổ sung mới để khơng những phù
hợp với nội dung nó phản ánh mà cịn tạo nên
sự mới mẻ, hấp dẫn.
Như đã biết, sự biểu đạt ý nghĩa của từ
láy rất phức tạp và rất thú vị do tính chất sắc
thái hóa, biểu trưng hóa là đặc điểm bao trùm
về nghĩa của từ láy. Vì thế, từ láy thường tạo
nên những ấn tượng ngữ nghĩa rõ nét về đặc
điểm, tính chất của sự vật hay tâm trạng của
con người. Đặc biệt, qua cách sử dụng tài tình
của nhà văn, từ láy sẽ được phát huy tối đa
những cơng dụng của nó. Trong tập truyện Kỳ
nhân làng Ngọc, từ láy được sử dụng nhiều,
đặc biệt, Trần Thanh Cảnh sử dụng liên liếp
nhiều loại từ láy khác nhau trong một câu, tạo
một hiệu quả kích thích xúc cảm của người

đọc; khi thì dồn nén, lúc lại dàn trải, mênh
mang. Đó cũng chính là điểm thu hút của tác
phẩm. Ví dụ:
- Tiết xuân phân, mưa giăng giăng bay,
đào tàn lâu rồi, xoan mới nhu nhú vài giọt tím
mờ, rặng tre, cây mít, cây ổi búp lá mới rón
rén xanh mơ như vẫn đương ngại ngùng cơn
rét lộc… (Hội làng, tr. 9).
- Vẫn cây đa, bến nước, sân đình, vẫn
con đường làng lát gạch nghiêng, khách thập
phương về dự hội vẫn trẹo trọ bước đi run rẩy
ướt át... (Hội làng, tr. 10).
Trong tập truyện Kỳ nhân làng Ngọc,
Trần Thanh Cảnh sử dụng từ láy với nhiều vai
trò, hiệu quả khác nhau. Nổi bật là các vai trò
sau:
2.1.1. Dùng từ láy để miêu tả cảnh vật
thiên nhiên
Trần Thanh Cảnh đã sử dụng những từ
láy giàu sức gợi tả để miêu tả, khắc họa cảnh
sắc thiên nhiên. Trong truyện ngắn Hội làng,
Trần Thanh Cảnh đã vẽ lên một khung cảnh
mùa xuân e ấp, nhẹ nhàng khiến cho lòng
người cũng rung lên trước cảnh sắc mùa xuân
đầy sức sống.


Trường Đại học Vinh

- Tiết xuân phân, mưa giăng giăng bay,

đào tàn lâu rồi, xoan mới nhu nhú vài giọt tím
mờ, rặng tre, cây mít, cây ổi búp lá mới rón
rén xanh mơ như vẫn đương ngại ngùng cơn
rét lộc… Chỉ có nàng bưởi mạnh mẽ, nồng
nàn tràn lấp cả ngày xuân xanh xám bằng
hương thơm thanh tao và màu xanh mởn óng
ả trong gió bắc. (Hội làng, tr. 9).
Có thể nói, Trần Thanh Cảnh đã tận dụng
hết ưu thế của từ láy để tạo hình và gợi mở
khơng gian. Bởi vì, từ láy thường có khả năng
gợi lên những biểu tượng nhất định và cùng
với biểu tượng là khêu gợi những cảm giác
khác nhau. Trần Thanh Cảnh đã vẽ lên hai
bức tranh đối lập. Đó là hai bức tranh tương
phản giữa một vùng quê đông đúc, sôi động
và một làng quê heo hắt đến khó tả.
- Nhà cửa xây san sát như biệt thự ngoài
thành phố. Mỗi dịp lễ lạt hội hè, ơ tơ con đỗ
chật ních đường làng. Thế mà về đến quê
chồng, như là thế giới khác, cứ như là nơi bị
bỏ quên. Vẫn mấy bụi tre vàng vọt cong cong
khắc khổ rìa làng. Vẫn mấy con trâu chậm rãi
kéo cày ngoài cánh đồng sâu. Vài nếp nhà
còn lợp rạ xám xịt u tối mê man. (Gái đảm, tr.
27).
- Phía sau khn hình, thấp thống
những mái nhà lơ nhơ. Những cây cối. Những
bóng người. Một mảng lấp lóa, lấp lóa sáng
của cái giếng làng. (Gái đảm, tr. 33).
Làng Ngọc, một cái làng được Trần

Thanh Cảnh hư cấu nên từ làng quê nơi ông
sinh sống, được tô vẽ nên thành một ngôi làng
nửa thành thị nửa nông thôn mà như chính tác
giả nói là làng khơng ra làng, phố không ra
phố. Ở một bức tranh khác, Trần Thanh Cảnh
đưa người đọc đến một vùng rừng núi hoang
sơ với những âm thanh thật đáng sợ.
- Đêm miền rừng yên tĩnh quá. Những
tiếng thú chạy kiếm ăn ban đêm loạt soạt
quanh nhà. Thỉnh thoảng, một con chim đêm
cất tiếng nheo nhéo thê lương, não nề, như
tiếng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng hoang…
(Hoa núi, tr. 63).
Có thể nói, bản thân những từ láy, khi
được sử dụng, tự nó đã có sức gợi tả rất lớn.
Nhưng những kết hợp giữa từ láy với các đơn
vị ngôn ngữ khác lại có thể làm mới từ láy,

Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 35-42

tăng thêm sức mạnh cho nó; điều đó chỉ có
thể có được là nhờ tài năng của người nghệ sĩ.
Trần Thanh Cảnh đã thành công khi sử dụng
từ láy để vẽ lên những bức họa chân thực,
sinh động nhất.
2.1.2. Dùng từ láy để miêu tả tâm trạng,
cảm xúc nhân vật
Trần Thanh Cảnh đã sử dụng từ láy một
cách linh hoạt và độc đáo với tần số cao nhằm
diễn tả chiều sâu tâm lý nhân vật. Đó là tâm

trạng của tuổi mới lớn với tình u đầu đời,
vừa rụt rè lại vừa mãnh liệt:
- Cả hai, chả ai nói được lời nào. Chỉ có
hai bàn tay trong nhau xoắn xt khơng rời
và đơi chân thì cứ ngập ngừng muốn đi, muốn
rẽ, muốn về. Đến bờ dậu cúc tần, Tuấn dang
cả hai tay rẽ cho nàng một lối để vào trong
nhà. Nàng luồn dưới người Tuấn để sang bên
kia. Thân thể nóng rực của hai đứa chạm
nhau gần gũi, nàng ngừng lại mấy phút như
đợi chờ. Tuấn sững như bức tượng, thở hừng
hực. Không thể chịu đựng được, nàng xoay
người kéo Tuấn xuống. Tuấn buông hai tay
đang vén cúc tần, xiết chặt lấy nàng. Cả dậu
cúc tần, tơ hồng quấn quýt bao trùm phủ lấp
che đi tất cả. (Hội làng, tr. 15).
Hay đó là tâm trạng của sự chia ly trong
tiếc nuối của những con người dường như vơ
tình gặp lại nhau trên đường đời. “Họ chỉ như
hai đường thẳng trên mặt phẳng, giao vào
nhau trong một lát cắt của số phận để rồi, mỗi
người, trên mỗi đường thẳng của cuộc đời
mình. Lại xa nhau mãi mãi về phía vơ cực”.
Để lại trong lịng mỗi người một nuối tiếc:
- Mấy ngày hôm nay, trong cảnh đợi chờ
căng thẳng, chán ngán và lê thê, Hoàng và
Thúy đã kịp tâm sự với nhau rất nhiều điều.
Họ dường như muốn bù lại những năm tháng
thờ ơ bên nhau. (Mùa thi, tr. 42).
- Thúy âm thầm nức nở trong tâm tưởng,

lên xe về Hà Nội. (Mùa thi, tr. 46).
Đó là tâm trạng của một người đàn ơng
từng trải, từng đi lính nhưng vẫn sẵn sàng làm
nhiệm vụ cho Việt Minh, để rồi, khi hiệp định
Giơnevơ được ký kết, hoang mang không biết
cuộc đời sẽ đi về đâu; người yêu lại đi lấy
chồng. Rồi cuộc đời đưa ông đi khắp nơi,

37


L. T. Ngọc / Vẻ đẹp ngôn từ trong tập truyện ngắn “Kỳ nhân làng Ngọc” của Trần Thanh Cảnh

nếm trải bao nỗi cô đơn tủi nhục nơi đất
khách quê người, để rồi, cuối đời lại trở về
quê hương - nơi chỉ cịn lại dấu tích xưa cũ.
Trần Thanh Cảnh đã vẽ lên một bức tranh vừa
hư vừa thực; trong khơng gian hư ảo ấy lại
hiện lên hình ảnh một con người trầm tư suy
ngẫm:
- Ngày ngày ông cứ đi lang thang tha
thẩn trong làng ngoài phố. (Hương đêm, tr.
151).
- Ông Phú cứ lẩm bẩm thắc mắc một
mình khi vào ngả lưng trong cái nền miếu
gạch Bát Tràng láng bóng từ xưa. (Hương
đêm, tr. 152).
- Trong chập chờn của đèn nến. Trong
ngát hương của trầm, của thoang thoảng loài
hoa tinh khiết. Ơng ngồi dựa lưng vào ban

thờ cơ, vừa uống rượu, vừa ngân nga. Cái
đũa tre trên tay ông thỉnh thoảng gõ tom tom
chát xuống nền gạch Bát Tràng rắn bóng như
sành. Ơng đọc bài thơ bằng chữ nho trong
quyển sách cúng cịn sót lại trên ban. Ít chữ
thánh hiền mà bố ơng, cụ hương Bằng xưa
dạy, vẫn cịn đủ để ông hiểu mà ngâm ngợi.
(Hương đêm, tr. 152).
Mỗi truyện ngắn là câu chuyện của một
con người, một số phận khác nhau với nhiều
tầng lớp, từ nơng dân đến trí thức, từ trẻ đến
già. Vì vậy, mỗi nhân vật, Trần Thanh Cảnh
lại khắc họa một nét tính cách, một số phận,
những thay đổi về tâm trạng trước những biến
động của thời thế. Với việc sử dụng từ láy
linh hoạt, nhà văn đã phản ánh chân thực và
sinh động thế giới nội tâm nhân vật trong
từng hồn cảnh cụ thể. Ví dụ:
- Hàn xuân đang bước vào tuổi cập kê.
Đêm nằm ngủ, Hàn Xuân vật vã khóc nhớ
cha. Sư bà ngồi bên vuốt ve dỗ dành nàng.
Bàn tay sư bà dịu dàng xoa lên tấm thân con
gái bắt đầu dậy thì của Hàn Xuân. (Giỗ hậu,
tr. 220).
- Tự nhiên, My có cảm giác bao nhiêu
máu trong người nàng khi ấy đã bị hút hết
ra, tơi tả tưới trên những cánh hoa bầm đỏ.
Cũng từ hôm ấy, trái tim thiếu nữ của nàng
khơng cịn rung lên những nhịp đập đợi chờ,
thấp thỏm, hy vọng, lo âu… (Hoa gạo tháng

ba, tr. 275).

38

2.1.3. Dùng nhiều từ láy để miêu tả đặc
điểm, hành động nhân vật
Để khắc họa được nét riêng ở ngoại hình,
tính cách, hành động của nhân vật, làm cho
nhân vật sinh động hơn, chân thực hơn, Trần
Thanh Cảnh đã dùng từ láy làm phương tiện
hỗ trợ đắc lực trong việc miêu tả. Chẳng hạn,
miêu tả nhân vật Hàn Xuân trong truyện ngắn
Giỗ hậu, nhà văn đã viết:
- Nhưng ngắm nàng khỏa thân tắm trong
rời rợi ánh trăng, thân thể đàn bà nảy nở rực
rỡ phơ bày trong trăng nước cịn đẹp hơn
nhiều lần hình ảnh của cơ trinh nữ tắm trăng
năm ngối.
- Năm mười ba tuổi, Hàn Xuân đã đẹp
rồi, nhưng đấy là cái đẹp của nụ hoa mới hé.
Cái đẹp mong manh non nớt của một cọng
ngó sen trắng muốt vừa mới nhú ra khỏi đất
bùn.
- Ngắm nhìn vẻ rạng rỡ của nàng khi ấy,
làng vẫn bảo, gái phải hơi trai.
- Mái tóc màu hung nâu lạ lẫm và bồng
bềnh như mây mỗi khi thả ra.
- Phin nhìn Hàn Xuân băng băng lội bùn
vác đất, khuôn mặt đẹp của nàng hồng rực
lên trong nắng chiều, đơi chân dài và cặp

mơng trịn lẳn thoăn thoắt lên xuống trên
triền đê nhẹ nhàng như múa. (Giỗ hậu, tr.
238).
Có thể nói, Trần Thanh Cảnh đã vẽ nên
một cô gái mang vẻ đẹp chân quê, hồn hậu tự
nhiên như bức tranh mộc bản; dường như, tất
cả mọi nét đẹp của người con gái đều được
phô bày. Vẻ đẹp cơ thể rất nồng nàn, hành
động cũng rất mãnh liệt chứa đựng trong cái
thân thể tràn trề. Đó là cả một nỗi khát khao
được yêu thương - một khát khao rất đàn bà:
- Khi Hàn Xuân mê man mộng mị trong
nỗi khát thèm trên bậc cầu ao ngàn ngạt ánh
trăng hạ tuần thì Phin đã nhanh chóng áp sát
và thành thạo như một tay thực dân chính
hiệu, chiếm đoạt nàng. Hàn Xuân vẫn đương
mơ màng trong giấc mộng tình tự mình tạo
ra, chưa kịp hiểu chuyện gì, đã thấy một thân
thể đàn ông to lớn, mạnh mẽ khác thường,
đang rầm rập tấn công vào đồn lũy nàng vẫn
để ngỏ mời gọi bao đêm nay mà không kẻ nào
dám vào. (Giỗ hậu, tr. 240).


Trường Đại học Vinh

Như vậy, việc sử dụng từ láy một cách tài
tình trong tác phẩm đã góp phần tạo nên sự
độc đáo trong truyện ngắn của Trần Thanh
Cảnh. Cách dùng từ láy độc đáo của tác giả

không chỉ tạo ra hiệu quả mới về ngữ nghĩa
cho từ mà còn tăng thêm tính biểu cảm đối
với đối tượng được phản ánh. Từ láy được sử
dụng với tần số cao và đắc dụng nên chúng đã
góp phần quan trọng trong sáng tạo nghệ
thuật truyện ngắn của Trần Thanh Cảnh. Từ
láy đã góp phần làm cho cảnh vật thiên nhiên
được miêu tả trong truyện của Trần Thanh
Cảnh sống động, có hồn và nhân vật ln
được cá thể hóa với những nét tính cách, tâm
trạng mỗi người mỗi vẻ.
2.2. Từ ngữ khẩu ngữ trong tập truyện
ngắn Kỳ nhân làng Ngọc
Theo Từ điển tiếng Việt, “Khẩu ngữ là
ngơn ngữ nói thơng thường, dùng trong cuộc
sống hàng ngày, có đặc điểm đối lập với
phong cách viết” [3]. Như vậy, khẩu ngữ là
ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, được sử
dụng để trao đổi tư tưởng, tình cảm trong sinh
hoạt hàng ngày. Hình thức thường là đối
thoại. Đặc điểm cơ bản của khẩu ngữ là phát
ngôn ngắn, đơn giản về cấu trúc, thiên về sắc
thái cảm xúc, nhiều biến thể phát âm. Nhìn
chung, có thể hiểu từ khẩu ngữ là lớp từ tự
nhiên, đời thường, chưa có sự gia cơng trau
dồi, ít gắn với những chuẩn mực nguyên tắc.
Khẩu ngữ là loại ngôn từ sinh động.
Trong tác phẩm văn chương, lớp từ ngữ này
có vai trị hết sức quan trọng trong việc góp
phần biểu đạt những nội dung mà tác giả

muốn thể hiện mang tính hiện thực cao, chân
thực và sinh động. Khi đi vào văn học viết,
tiếng nói ấy mang cả hơi thở nóng hổi của
cuộc sống thường nhật và điệu tâm hồn mỗi
tầng lớp người, của mỗi vùng quê. Lớp từ ngữ
khẩu ngữ cũng làm cho người đọc cảm nhận
được nhân vật trong văn học gần gũi như
chính con người bằng da bằng thịt trong cuộc
đời. Có lẽ vì thế nên nhà văn ở bất kỳ thời đại
nào cũng đều ý thức sâu sắc việc đưa khẩu
ngữ vào trong tác phẩm của mình. Đặc biệt
hơn, với sự đổi mới của văn học đương đại,
hiện nay các nhà văn đều đưa vào tác phẩm

Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 35-42

một khối lượng rất lớn ngơn từ thơ ráp có tính
chất tự nhiên của cuộc sống. Trần Thanh
Cảnh cũng ý thức rất sâu sắc điều đó nên đã
để cho ngơn ngữ đời sống đi vào tác phẩm
với tất cả vẻ đẹp bình dị, thậm chí thơ nhám,
gai góc của nó.
Căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết về từ
ngữ khẩu ngữ, chúng tôi tiến hành khảo sát
tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc và đã thu
được kết quả sau:
2.2.1. Về mặt cấu trúc hình thức, Trần
Thanh Cảnh đã sử dụng nhiều cách thức, lối
nói dân gian có vần có vè
Trong tập truyện ngắn Kỳ nhân làng

Ngọc, những cách nói quen thuộc của dân
gian như thành ngữ, chêm xen, tách, lặp, nhấn
mạnh… kiểu như: kén chọn -> kén cá chọn
canh; chửi mắng -> chửi chó mắng mèo; ăn
quỵt -> ăn chằng đéo quỵt; mơ mộng -> mơ
với mộng… hoặc tăng cường các dạng láy
hoặc lặp lại từ: hấp ha hấp háy để tạo ra từ
mới đã được Trần Thanh Cảnh sử dụng rất
tự nhiên và phổ biến.
Sau đây, chúng tôi chỉ tập trung miêu
tả cách Trần Thanh Cảnh dùng lớp từ ngữ
khẩu ngữ quen thuộc trong dân gian.
2.2.2. Dùng những từ ngữ khẩu ngữ theo
nhiều hình thức, cách thức khác nhau
a. Dùng từ ngữ khẩu ngữ mang sắc thái
đánh giá nhấn mạnh
Ví dụ:
… Mày ra đấy vào lúc tháo khốn, chạy
khơng kịp, ễnh bụng ra thì có chó nó lấy. (tr.
12).
… Tại sao xưa thân nhau mà giờ lại nhạt
toẹt thế nhỉ?
... thua sạch đến độ phải lột hết cả quần
áo gán nợ, trần trùng trục chạy về, xảy ra
nhiều rồi. (tr. 100).
Trần Thanh Cảnh dùng kiểu kết hợp một
yếu tố đa phong cách với một yếu tố có nghĩa
nhưng chỉ sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ
để miêu tả cụ thể và dụng ý nhấn mạnh.
Những từ như ễnh bụng, nhạt toẹt, lột hết,

trần trùng trục không chỉ để nhấn mạnh mà
còn biểu thị sắc thái mỉa mai, dè bỉu.

39


L. T. Ngọc / Vẻ đẹp ngôn từ trong tập truyện ngắn “Kỳ nhân làng Ngọc” của Trần Thanh Cảnh

b. Dùng từ xưng hô gọi đáp thân mật
suồng sã
Các từ xưng hô như mày, tao, thằng, hắn,
lão, con, lão ấy, bà ấy, thằng này, con mẹ
mày… xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm làm
cho ngôn ngữ nhân vật chân thật, gần với đời
sống hơn. Chẳng hạn:
… Mày sống thế nào thì kệ con mẹ mày.
Tao khơng cần biết, mày lớn rồi, mày phải có
nghĩa vụ gửi tiền về cho tao. (tr. 114).
... Thằng này đi đập đá ngồi Cơn Lơn
mấy năm nhưng cái tính uơng thì chả bớt đi
được tí nào. (tr. 251).
... Cái lão già ấy hỏi: “Bà còn nhớ tôi
không?” (tr. 306).
... Cô cũng chỉ cười và khi cái lão già
phải gió ơm lấy cơ, bế cơ vào trong gian
buồng thì cơ lại thấy buồn buồn nhồn nhột
khắp cả người. (tr. 307).
c. Dùng những lối xưng hô theo kiểu
định danh chỉ trỏ thân mật hoặc đậm màu sắc
bày tỏ thái độ

Ví dụ:
... Nhân thầy giáo cũ làm nhà, một tay
kiến trúc sư, nguyên là học sinh cũ của ông
Vân liền xin công. (tr. 158).
...Chú là một tên hèn nhát. (tr. 259).
... Mai, đành đi xe khách ra Hà Nội, lôi
cái thằng nghịch tử ấy về cho ủy ban dạy nó.
(tr. 278).
...Cái thằng địa chủ gian ác lý Lưu kia,
mày có biết là mày bóc lột vợ chồng bà dã
man thế nào không? (tr. 285).
... Thế nên, khi phát hiện ra cơ gái út bị
thằng Bình con Ba Be chơi rồi bỏ đi Hà Nội
mất, lý Lưu quyết phen này làm cho cái thằng
mất dạy ấy phải vào tù. (tr. 285).
d. Dùng từ ngữ mang sắc thái đánh giá
hoặc miêu tả hành vi song hành cùng các từ
ngữ khẩu ngữ khác
Ví dụ:
... Mắng cũng thế, cười cũng vậy, mặc mẹ
cái sự đời. (tr. 78).
...Công nhận là chị Thu đĩ sớm. Mới lớp
tám đã biết dắt trai đi hội. Mà dắt cả hai trai.
Hai tay hai súng, ghê thật. (tr. 193).

40

...Thôi, cho em xin cái trong sáng của
mợ...Tại sao xưa thân nhau mà giờ nhạt toẹt
thế nhỉ? (tr. 193).

... Anh này điêu. Không bằng mà anh đi
một mạch đến mấy năm không về. (tr. 284).
e. Sử dụng các từ ngữ thông tục tạo nên
cảm giác chân thực cho nhân vật
Từ, tổ hợp từ thơng tục, chửi thề: mẹ, mẹ
nó, đếch gì, bỏ mẹ, cứt, con đĩ, đểu cáng,
đ.mẹ, ngu thế… được Trần Thanh Cảnh sử
dụng một cách tự nhiên cùng các từ ngữ khẩu
ngữ khác để lột tả được cái xấu xa, cái tục tĩu
trong các nhân vật. Ở trong tập truyện ngắn,
tác giả đã sử dụng những từ, tổ hợp từ thơng
tục đó một cách hợp lí, đúng chỗ, vì vậy,
khơng gây phản cảm hay cảm giác khó chịu
mà khiến cho người đọc cảm thấy rất đời:
... Anh nàng bảo: Mày ra đấy lúc tháo
khốn, chạy khơng kịp, ễnh bụng ra có chó nó
lấy. (tr. 12).
... Đm. Mấy thằng chó chết chuyên cắt cổ
doanh nghiệp! (tr. 67).
... Hai thằng con tao, một thằng thì ăn
chơi nức tiếng từ nứt mắt, rồi sinh ra nghiện
ngập, giờ suốt ngày lang thang vạ vật như
thằng chết rồi. (tr. 96).
... Năm đứa con gái nhà Bình được
hưởng gien phong tình của cả bố lẫn mẹ nên
toàn lấy chồng sớm, mới chỉ nhu nhú nứt mắt
ra đã theo trai, dân làng Ngọc thì bảo là đĩ
non. (tr. 303).
g. Dùng các quán ngữ, thành ngữ một
cách rất tự nhiên

Trong tuyển tập truyện ngắn Kỳ nhân
làng Ngọc, Trần Thanh Cảnh đã sử dụng 63
thành ngữ. Hầu như truyện ngắn nào Trần
Thanh Cảnh cũng dùng chêm xen những
thành ngữ vào trong lời kể để tăng thêm tính
hình ảnh, tính tạo hình cho tác phẩm. Ví như:
... Ngày đón dâu, nhìn sang nhà hàng
xóm, cửa đóng then cài, đèn tắt bếp lạnh, đã
lâu chả nhìn thấy mặt người ấy đâu. (tr. 10).
... Nàng, vài năm sau, lên xe xuống ngựa,
hàng phu nhân. (tr. 11).
... Hoàng mắt nhắm mắt mở, lao ầm ầm
lên cái cầu thang bằng gỗ lim để tới phòng
thực tập trên tầng hai. (tr. 38).


Trường Đại học Vinh

Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2B (2017), tr. 35-42

... Thế nên mặc dù ghét cay ghét đắng
thằng cha Thán, vừa ngu vừa gian vừa tham,
nhưng Tiến vẫn phải cưng chiều nịnh bợ nó
hết nước. (tr. 74).
… Cả làng, cứ mê man trong men say
của máu cờ bạc “được ham, thua gỡ”. (tr.
102).
... Huyền xinh theo kiểu như người làng
Ngọc hay tả là mỏng mày hay hạt. (tr. 201).
Về phong cách ngôn ngữ, như ta biết, lớp

từ khẩu ngữ tạo nên giá trị đặc trưng, khu biệt
của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, cho nên,
với việc dùng nhiều từ ngữ khẩu ngữ trong
truyện ngắn, Trần Thanh Cảnh đã làm cho
câu chuyện hiện ra như vốn thực ngoài đời.
Người đọc cảm nhận nhân vật trong truyện
bằng da bằng thịt sống động như bao con
người quanh mình trong cuộc sống mà mình
đã tiếp xúc đâu đó ở làng quê. Cùng với các
lớp từ gọt giũa, trau chuốt, từ ngữ khẩu ngữ
trong truyện ngắn của Trần Thanh Cảnh góp
phần cho thấy con người trong truyện khơng
chỉ có những nét nền nã, nhẹ nhàng, thanh cao,
lịch sự mà cịn có mặt thơ ráp, xù xì, bỗ bã, thơ
tục. Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật có cả phần thơ
ráp mộc mạc hồn nhiên; điều đó giúp người
đọc cảm thấy gần gũi, thân quen với con người
được miêu tả. Từ ngữ khẩu ngữ đã góp phần
quan trọng làm cho nhân vật trong truyện ngắn
của Trần Thanh Cảnh hiện lên với đường nét,
vóc dáng ngoại hình cũng như tính cách nội
tâm vừa sắc nét vừa biểu cảm.

3. Kết luận
Trần Thanh Cảnh đã đến với văn chương
như một cái dun. Nhưng cái dun đó
khơng phải là một sự tình cờ mà là do vốn
sống, những chiêm nghiệm từng trải chất
chứa trong tâm hồn gặp hồn cảnh là bùng
phát ra ngồi. Ngơn ngữ cuộc sống rất phong

phú đa dạng; cách nói của mỗi lớp người, mỗi
người trong cuộc sống cũng mn hình mn
vẻ... điều đó đã được tác giả thể hiện sinh
động trong tập truyện ngắn Kỳ nhân làng
Ngọc. Trong tập truyện ngắn này, các lớp từ
khẩu ngữ, từ láy được tác giả sử dụng nhiều,
với tần số cao. Qua cách dùng của Trần Thanh
Cảnh, chúng đã phát huy tối đa hiệu quả thẩm
mĩ. Việc chú trọng sử dụng từ láy - lớp từ đặc
trưng của tiếng Việt và lớp từ khẩu ngữ tự
nhiên giàu màu sắc biểu cảm đã tạo cho ngôn
ngữ truyện ngắn Trần Thanh Cảnh mới mẻ
nhưng chân thực. Các từ ngữ khẩu ngữ và từ
láy trong truyện ngắn Trần Thanh Cảnh đã tạo
nên những dấu ấn riêng trong phong cách của
tác giả. Có thể nói, ngơn ngữ truyện ngắn của
Trần Thanh Cảnh đã hịa vào dịng chảy của
ngơn ngữ văn xi đương đại Việt Nam đang
đổi mới mạnh mẽ về chất liệu. Đó là ngơn ngữ
đa thanh, đa dạng, trong đó, lớp từ ngữ khẩu
ngữ, các từ thông tục được chú trọng đưa vào
tác phẩm như một chất liệu cần thiết làm cho
nhân vật trong truyện sống động, gần gũi như
con người thực trong cuộc đời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
[2] Hồng Kim Ngọc (chủ biên), Ngơn ngữ văn chương, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2011.
[3] Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Thanh Hóa, 2016.
[4] Hồng Tuệ, “Về những từ gọi là từ láy trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, Số 3, 1978.

TƯ LIỆU KHẢO SÁT
Trần Thanh Cảnh, Tập truyện ngắn Kỳ nhân làng Ngọc, NXB Trẻ, 2015.

41


L. T. Ngọc / Vẻ đẹp ngôn từ trong tập truyện ngắn “Kỳ nhân làng Ngọc” của Trần Thanh Cảnh

SUMMARY
THE BEAUTY OF LANGUAGE IN “KỲ NHÂN LÀNG NGỌC”
BY TRẦN THANH CẢNH
The article surveys the alliterative expressions and conversational words in the
short stories “Kỳ nhân làng Ngọc” of Trần Thanh Cảnh to indicate their characteristics
in their works and their effective role. These words and expressions are used
appropriately and creatively in great number, thereby contributing to portraying both
lively and personalized realistic picture and character.

42



×