Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

So sánh biện pháp tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.26 KB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành với sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình,
xát xao của Thạc sĩ Bùi Kim Tuyến – giảng viên chính, trưởng bộ môn
Tiếng Việt khoa Ngữ Văn, người hướng dẫn nhiệt tình, trực tiếp và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để em sớm hoàn thành khóa luận một cách tốt
đẹp, cùng với sự động viên, cổ vũ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm cùng
các thầy cô trong khoa Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Tây Bắc.
Nhân dịp khóa luận hoàn thành, em xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ của các thầy cô, đặc biệt là Thạc sĩ Bùi Kim
Tuyến đã hướng dẫn em tận tình.
Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy em kính mong các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên
góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Hội đồng bảo vệ và chấm
khóa luận.
Sơn La, tháng 05 năm 2011
Người viết
Hoàng Thị Hậu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu………………………………
3.1. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………
3.2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………
4.1. Phương pháp thống kê phân loại……………………….
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu…………………………
4.3. Phương pháp phân tích tu từ học………………………
5. Những đóng góp của khóa luận……………………………….
6. Cấu trúc của khóa luận……………………………………….


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Màu sắc tu từ, phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phân tích tu
từ học …………………………………………………………….
1.1. Màu sắc tu từ……………………………………………
1.2. Phương tiện tu từ …………………………………………
1.3. Biện pháp tu từ……………………………………………
1.4. Phân tích tu từ học………………………………………
2. So sánh tu từ……………………………………………………
2.1. Khái niệm………………………………………………….
2.2. Đặc diểm cấu trúc – nghĩa………………………………
2.3. Kiểu loại………………………………………………
2.4. Ý nghĩa sử dụng…………………………………………
2.5. Yêu cầu sử dụng…………………………………………
CHƯƠNG 2
SO SÁNH TU TỪ TRONG TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ
KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
1. Thống kê, phân loại……………………………………………
1.1. Tư liệu thống kê……………………………………………
1.2. Mục đích thống kê…………………………………………
1.3. Kết quả thống kê……………………………………………
2. Giá trị tu từ trong tập Góc sân và khoảng trời của Trần
Đăng Khoa……………………………………………………………
2.1. Cấu tạo của so sánh tu từ trong Góc sân và khoảng trời…
2.2. Từ so sánh trong tập Góc sân và khoảng trời……………….
3. Phân tích giá trị so sánh tu từ trong “Trăng ơi… từ đâu tới”……
KẾT LUẬN………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
PHỤ LỤC………………………………………………………….
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học dân tộc từ khi ra đời cho đến nay, từ văn học truyền
miệng cho đến văn học viết, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đã trải
qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Và nền văn học không thể tránh khỏi
những ảnh hưởng, biến động của thời đại.Qua bao lớp bụi thời gian phủ đầy
của bốn ngàn năm, cho đến ngày hôm nay những tác phẩm để đời của các
nhà thơ, nhà văn chân chính vằn còn được hậu thế công nhận và ghi tạc.Mỗi
tác giả lại có một phong cách sáng tác riêng để lại dấu ấn sâu đậm trong long
độc giả. Họ tìm ra và lựa chọn cho mình một phương thức biểu đạt riêng. So
sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật được kha nhiều tác giả lựa chọn. Và
trong số ấy không phải ai cũng đạt được những thành công mĩ mãn. Chỉ có
những người mang trong mình bầu nhiệt huyết và tình yêu của người nghệ sĩ
mới có thể có những tác phẩm tồn tại với hậu thế. Trần Đăng Khoa tiêu biểu
trong những tác giả gặt hái được nhiều thành công về sử dụng biện pháp
nghệ thuật so sánh tu từ đó.
Trần Đăng khoa sinh ngày 26/04/1958 là một tài năng văn học lớn.
Ông sinh ra trong một nhà nông dân, bố mẹ thuộc khá nhiều truyện và thơ ca
cổ. Trong gia đình luôn ngập tràn không khí văn chương, chính quê hương
và gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn thơ Trần Đăng Khoa. Với
tất cả những gì đã làm được trong 2 tập thơ trẻ con Góc sân và khoảng trời,
Từ góc sân nhà em, ông được coi là thần đồng thi ca và là Nhà thơ mục
đồng. Để trở thành một Thần đồng thơ, ngoài tài năng thiên bẩm, ông đã
phải bền bỉ phấn đấu, tích lũy ngay từ nhỏ. Trần Đăng Khoa làm thơ từ hồi
đi học lớp vỡ lòng (lớp 1 bây giờ) theo lối bắt chước những gì ông đã đọc
được và viết theo thể nhật kí, ghi chép các việc xảy ra hằng ngày.
Trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của mình, Trần Đăng Khoa đã sử
dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như: điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, từ láy,
cách gieo vần… và không thể không nhắc đến biện pháp so sánh tu từ. So
sánh tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật tạo nên sự thành công
trong thơ Trần Đăng Khoa. Vì vậy, đề tài này tìm hiểu về So sánh tu từ

trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. Góc sân và
khoảng trời là tập thơ thứ 2, sáng tác năm 1968, tái bản khoảng 30 lần, được
dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới. Chúng tôi thiết nghĩ việc
nghiên cứu giá trị nghệ thuật của các phương tiện và biện pháp tu từ nói
chung và giá trị của so sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời nói
riêng là một việc làm thiết thực để chúng ta có thêm một cách nhìn sâu sắc
về phong cách nghệ thuật của nhà thơ. So sánh tu từ là một biện pháp tu từ
được nhà thơ sử dụng nhiều và có giá trị rất lớn trong việc diễn đạt tư tưởng,
quan điểm và tình cảm của ông.
Trong chương trình tiểu học từ xưa đến nay, môn Tiếng Việt vẫn giữ
được vị trí ưu thế. Các tác phẩm của các nhà văn chân chính vẫn có chỗ
đứng bền vững trong chương trình giảng dạy. Cùng với các tác phẩm của
các tác giả có tên tuổi thì thơ Trần Đăng Khoa cũng được đưa vào giảng dạy
cho học sinh. Trong chương trình Tiếng Việt 4, nhà xuất bản Giáo dục có
đưa vào giới thiệu giảng dạy bài thơ Trăng ơi … từ đâu tới. Có thể nói rằng
đây là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Góc sân và khoảng trời.
Thực tế hiện nay trong nhà trường tiểu học cho thấy những phương
tiện, biện pháp tu từ xuất hiện trong tác phẩm ít được giáo viên và học sinh
phân tích kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Giáo viên chỉ định hướng khái quát cho học sinh.
Họ chưa coi đây là một phương pháp có hiệu quả lớn để đi vào chiều sâu nội
dung, tư tưởng bài thơ. Chính vì vậy mà khi phân tích thơ Trần Đăng Khoa,
giáo viên chưa giúp học sinh cảm nhận thật sâu sắc cái hay, cái đẹp của các
phương tiện và biện pháp tu từ, trong đó có so sánh tu từ mang lại. Để có thể
góp một phần nhỏ vào tình trạng trên, chúng tôi đã lựa chọn tìm hiểu nghiên
cứu về So sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần
Đăng Khoa. Thiết nghĩ đây là việc làm cần thiết với những ai yêu thích, có
mối quan tâm sâu sắc đến tập thơ của ông nói chung và hệ thống các biện
pháp tu từ mà ông đã sử dụng trong tập thơ này nói riêng. Đồng thời, qua
đây mạnh dạn góp thêm tiếng nói khẳng định sự toàn bích cũng như sức hút
mạnh mẽ của phương tiện và biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa. Từ

đó khẳng định một cách nhìn, một cách tìm hiểu mới để việc dạy học các tác
phẩm của Trần Đăng Khoa một cách dể dàng hơn, có căn cứ hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Từ nhỏ Trần Đăng Khoa đã được nhiều người cho là thần đồng thơ
văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi,
tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em tập thơ tiếp theo là Góc sân và
khoảng trời được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm được
nhiều người biết đến nhất là bài thơ “Hại gạo làng ta”, sáng tác năm 1968,
được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc
năm 1971.
Tuổi ấu thơ Trần Đăng Khoa có thơ hồn nhiên, nhí nhảnh về thiên
nhiên thể hiện những cung bậc cảm xúc đáng yêu của tuổi thơ. Từ 1972, đặc
biệt từ sau khi đi bộ đội thơ của ông lắng sâu suy nghĩ và thành tựu lớn nhất
là thơ về biển và những hòn đảo về Tổ quốc.
Thơ ông được dịch in ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức,
Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Na Uy, Bồ Đào Nha, Ca-na-đa, Tiệp Khắc, Thụy
Điển, Mĩ, Liên Xô (cũ)….Trong công việc làm thơ, ông may mắn được gặp
gỡ với nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận,
Chế Lan Viên….Những nhà thơ, nhà văn này đã tận tình dìu dắt để anh sớm
vượt qua sự ấu trĩ, phát triển tư duy nghệ thuật và nhanh chóng trưởng thành
trong công việc làm thơ. Vì vậy, ông luôn khiến nai tiếp chuyện cũng phải
ngạc nhiên vì những hiểu biết rất tường tận về văn chương nghệ thuật mà
ông bộc lộ.
Là một trong các tác giả của trào lưu thơ thiếu nhi thời chống Mĩ,
Trần Đăng Khoa cùng các bạn đã viết về nhiều đề tài khác nhau. Đó là
những đề tài mang âm hưởng hiện đại như: lòng kính yêu Bác Hồ; lòng căm
thù giặc Mĩ, chán ghét chiến tranh; tình cảm đặc biệt với chú bộ đội; niềm tự
hào về sức mạnh Việt Nam trong chiến tranh…Nhưng khác với các bạn,
Trần Đăng Khoa còn dành sự quan tâm đặc biệt cho cảnh sắc quê nhà với
các bài thơ về góc sân, khoảng trời, cánh đồng, dòng sông…nơi ông sinh ra

và lớn lên, để rồi đóng góp thêm cho nền thơ ca Việt Nam một Nhà thơ mục
đồng. Có thể nói, những bài thơ nông thôn đã tạo nên phong cách nghệ thuật
riêng của ông ngay từ nhỏ.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Trần Đăng Khoa về học ở
Trường Sĩ quan lục quân, rồi học tiếp ở Trường viết văn Nguyễn Du khóa
IV. Sau đó, ông được cử đi học tại Học viện văn học thế giới mang tên
Goóc-ki (Cộng hòa Liên bang Nga). Hiện nay ông đang làm việc ở tạp chí
Văn nghệ Quân đội (trang lí luận phê bình).
Năm 1998 ông cho xuất bản tập Chân dung và đối thoại (tập một):
“Với lối viết hóm hỉnh, Trần Đăng Khoa đã cố gắng dựng lên một số chân
dung các nhà văn anh quen biết, hoặc vẫn sống bên anh. “Chân dung” đó có
thể là cả một bài viết công phu, song không ít “chân dung” chỉ hiển thị ở vài
ba câu đối thoại, một đôi nét chấm phá…” (Lời nói đầu tập Chân dung và
đối thoại, NXB Thanh niên, 1998). Đây là tập sách đã gây nên nhiều tranh
cãi trong giới lí luân phê bình và sang tác văn học.
Sự vận động của phê bình thơ Trần Đăng Khoa ngày càng toàn diện
chính xác hơn. Việc đưa những sáng tác của thơ Trần Đăng Khoa nói chung,
những bài trong tập Góc sân và khoảng trời nói riêng đã một lần nữa khẳng
định giá trị bền vững của thơ ông đó là các giá trị mang đậm tính nhân văn
và tính dân tộc không bao giờ cũ.
Các sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tây Bắc cũng có rất
nhiều đề tài, khóa luận nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu biện pháp nghệ thật so
sánh tu từ, Chẳng hạn như: “So sánh tu từ trong truyện ngắn của Nguyễn
Tuân”, “So sánh tu từ trong sáng tác của Tô Hoài”, “So sánh tu từ trong
truyện của Nam Cao”, “So sánh tu từ trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu”, “So
sánh tu từ trong truyện ngắn của Thạch Lam”… đều do Thạc sĩ Bùi Kim
Tuyến hướng dấn. Tuy nhiên biện pháp so sánh tu từ trong tập thơ Góc sân
và khoảng trời của Trần Đăng Khoa là một trong những phương thức đắc
dụng được nhà thơ sử dụng trong sáng tác của mình thì chưa được quan tâm.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đã đề cập đến vấn đề này nhưng chưa

được nghiên cứu một cách thấu đáo.
Khóa luận góp phần vào cái nhìn đầy đủ hơn về hệ thống nghệ thuật –
chỉnh thể mang tính nội dung trong thơ Trần Đăng Khoa để khẳng định giá
trị bền vững của thơ ông trong lòng độc giả. Chúng tôi sẽ nỗ lực tìm hiểu,
phân tích, nghiên cứu về biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ trong tập Góc
sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa với mong muốn kế thừa và phát huy
những thành tựu đã nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật trong văn
chương Trần Đăng Khoa. Và để góp thêm và hệ thống nghiên cứu nghệ
thuật ấy, khóa luận này tiến hành tìm hiểu giá trị của biện pháp so sánh tu từ
trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của ông. Điều này khẳng định một lần
nữa vẻ đẹp ngôn ngữ, thấy được vai trò, tác dụng và giá trị của so sánh tu từ
- một yếu tố quan trọng làm cho thơ Trần Đăng Khoa sống mãi cùng thời đại
cũng như khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi sáng tác. Khóa
luận này được chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các bước như sau:
- Tìm hiểu chung về phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ngữ
nghĩa trong sáng tác của nhà thơ.
- Tiến hành khảo sát tập thơ Góc sân và khoảng trời sáng tác năm
1973 của Trần Đăng Khoa tìm ra những thi phẩm, những câu thơ có sử dụng
so sánh tu từ.
- Phân tích giá trị nghệ thuật của so sánh tu từ trong tập thơ Góc
sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu tập thơ Góc sân và khoảng trời thực chất là tìm thơ tuổi
thơ Trần Đăng Khoa các bài thơ ông sáng tác thời thơ ấu đã được in thành
nhiều tập (chưa kể các tập in chung): Từ góc sân nhà em (1968), Thơ Trần
Đăng Khoa, tập một (tuyển 1966 – 1969, in năm 1970), Góc sân và khoảng
trời (1973), Khúc hát người anh hùng (trường ca 1975), Kể cho bé nghe

(1979), Thơ Trần Đăng Khoa, tập hai ( tuyển 1969 – 1975, in năm 1983).
Khi thực hiện khóa luận này, do điều kiện thời gian và khả năng nên chúng
tôi chỉ nghiên cứu các bài thơ trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
của ông.
Chúng tôi nghiên cứu các vấn đề sau:
- Phương tiện tu từ được xem xét từ quan điểm phong cách học
để hình thành khái niệm, kết cấu và miêu tả đặc trưng tu từ học.
- Giá trị tu từ của biện pháp tu từ ngữ nghĩa so sánh trong trong
các bài thơ của Trần Đăng Khoa.
- Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ “Trăng ơi… từ
đâu tới” để từ đó thấy được giá trị biểu đạt và giá trị thẩm mĩ của biện pháp
tu từ được sử dụng một cách linh hoạt trong tác phẩm của ông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu chủ yếu theo 3 phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thống kê phân loại
Để có kết quả cụ thể, khách quan và đảm bảo độ chính xác cao, để
thấy được biện pháp tu từ này được sử dụng với số lượng nhiều hay ít trong
tập thơ “Góc sân và khoảng trời” chúng tôi sử dụng phương pháp này.
Phương pháp này có vị trí vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu
khóa luận. Nó giúp cho khóa luận có tính khách quan logic với nhau, rõ
ràng, rành mạch hơn mà có tính khoa học. Hơn nữa nó giúp cho người
nghiên cứu có cái nhìn rất cụ thể, khách quan về biện pháp so sánh tu từ
trong thơ Trần Đăng Khoa cụ thể là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”.
Đó là đọc và nghiên cứu kĩ các văn bản nghệ thuật để tìm ra các dạng
kết cấu đặc trưng của các phương tiện, biện pháp tu từ mà các tác giả thường
hay sử dụng.
Trên cơ sở phương pháp này, chúng ta có thể khắc phục được một
phần thiếu sót thường hay gặp và lựa chọn phương pháp thích hợp. Để khắc
phục chúng tôi đi vào tìm hiểu, phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh
trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”.

4.2. Phương pháp đối chiếu so sánh
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, chúng tôi cố gắng so sánh, đối
chiếu với các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về văn chương và
về việc sử dụng so sánh tu từ trong thơ ông với mục đích là đưa ra sự giống
và khác nhau, vấn đề nào các tác giả đã đề cập tới, vấn đề nào họ chưa đề
cập tới. Hay đề cập tới họ chỉ đi sơ qua phần nào chưa đào sâu tìm hiểu ở
một số bài nghiên cứu. Từ đây là cơ sở, nền tảng có hiệu quả cho việc tiến
hành nghiên cứu ở khóa luận này.
4.3. Phương pháp phân tích tu từ học
Phương phấp phân tích tu từ học chính là bước đầu tiên trong quá
trình giải mã nghệ thuật( Đỗ Việt Hùng). Van học là nghệ thuật của ngôn từ.
Vì vậy, phương pháp này giúp ta giải mã một cách đầy đủ hơn về những
hiện tượng cách tân trong sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn những hình ảnh,
những tín hiệu nghệ thuật.
Việc sử dụng phương pháp này vào phân tích biện pháp so sánh tu từ
trong thơ Trần Đăng Khoa, ta cần chú ý tới các phương pháp phân tích
sau đây:
- Xác định thành phần thông tin cơ bản của ngôn từ.
- Tìm ra những hình thức biểu đạt gần nghĩa hoặc hình thức đồng
nghĩa của biểu đạt được lựa chọn.
- Tiến hành so sánh đối chiếu dựa trên những quan hệ của ngữ
cảnh tu từ ở đây thấy được điểm đồng nhất và đối lập của từng yếu tố. Từ đó
đưa ra những phán đoán về giá trị, hiệu quả của hình thức nghệ thuật được
lựa chọn trong việc phục vụ nội dung biểu đạt.
Tuy nhiên ta cũng thấy rằng: Sự phân tích tu từ học chỉ là chất xúc tác
cho tác dộng của nghệ thuật, cho tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ. Sự phân tích
này luôn luôn phải gắn liền với quá trình khái quát và tổng hợp để khôi phục
tính chỉnh thể của tác phẩm văn học, nhằm xác định rõ giá trị của mỗi yếu
tố, mỗi chi tiết, mỗi phương tiện, biện pháp tu từ trong cái toàn thể đó là
tác phẩm.

Ngoài 3 phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng một số phương
pháp như tổng hợp, phân tích…và còn tìm hiểu một số tài liệu để bổ sung
kiến thức làm cho khóa luận được hoàn thiện hơn.
5. Những đóng góp của khóa luận
Chúng tôi hy vọng rằng khóa luận nghiên cứu thành công sẽ góp phần
nhỏ bé vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên. Đây sẽ
là một tài liệu tham khảo về thơ Trần Đăng Khoa cụ thể là ở phương diện
nghệ thuật – biện pháp so sánh tu từ. Đặc biệt giúp nhiều sinh viên Tiểu học
trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở trường Tiểu học sau này.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận có cấu trúc gồm
2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Giá trị của so sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng
trời của Trần Đăng Khoa
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nhà lý luận chính trị Lênin đã từng khẳng định: Không có tư tưởng
nào trần trụi cả. Tác phẩm văn học dù muốn hay không muốn đều phải
khoác lên mình nó chiếc áo diêm dúa ngôn từ. Điều đó đã cho thấy mối quan
hệ hữu cơ giữa phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật.
Giới nghiên cứu ngôn ngữ học Tiếng Việt cũng đưa ra nhiều ý kiến
lien quan đến hình thức và nội dung của mỗi tác phẩm văn học. Trong đó có
ý kiến của Giáo sư Đinh Trọng Lạc cho rằng: Cái làm nên sự kì diệu của
ngôn ngữ đó chính là các phương tiện và biện pháp tu từ.
Chương này chúng tôi sẽ tìm hiểu cơ sở lý thuyết của các phương tiện
tu từ, biện pháp tu từ tiếng Việt nói chung và biện pháp tu từ so sánh nói
riêng để làm tiền đề, cơ sở cho chương sau.
1. Màu sắc tu từ, phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phân tích
tu từ

1.1. Màu sắc tu từ
Màu sắc tu từ là một khái niệm trong phong cách học, chỉ phần thông
tin có tính bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thông báo.
Hay nói cách khác, nó chính là khía cạnh biểu cảm – cảm xúc ý nghĩa
của từ (diển đạt, thể hiện những tình cảm, những sự đánh giá, thái độ…) bên
cạnh khía cạnh sự vật - logic của ý nghĩa.
Ví dụ:
Các từ như: chết, hi sinh, toi, ngỏm, qua đời, từ trần, tạ thế, bỏ mạng,
mất xác, thiệt mạng… là các từ đồng nghĩa để nói về sự chết của con người
tức tắt thở, tim ngừng đập, con người rơi vào trạng thái bất tỉnh nhưng nó
hoàn toàn khác nhau về mặt sắc thái biểu cảm.
Chết là “hết sống” nói chung, không kể người, động vật, thực vật,
mang màu sắc trung hòa.
Từ trần, tạ thế dùng cho người có địa vị xã hội cao nhất định, mang
màu sắc tôn kính.
Các từ bỏ mạng, mất xác nói đến những cái chết “bất đắc kì tử” do
đau ốm, tai nạn ở những nơi không đáng đến hay do những việc làm không
đáng làm, mang màu sắc khinh thường hay coi nhẹ.
Hi sinh mang màu sắc cao quý, sang trọng.
Ví dụ:
Bác ấy đã từ trần vào tối qua.
Cô ấy đã mất vì tai nạn giao thông.
Như vậy hai từ “qua đời, mất” biểu hiện sắc thái trang trọng, nhã nhặn, lịch
sự, tôn kính. Nó thể hiện thái độ kính trọng của người nói với người đã mất,
thể hiện sự nối tiếc, thương xót.
Ví dụ:
Nó vừa toi hôm qua xong.
Từ “toi” trong câu trên thể hiện thái độ suồng sã, coi thường của người nói
đối với người đã mất, xem nhẹ cái chết của người đó.
Ví dụ:

Chị ấy vừa mất hôm qua rùi.
Từ “mất” thể hiện màu sắc trung hòa.
Phần lớn các từ trong ngôn từ chỉ có phần thông tin cơ bản (còn gọi là ý
nghĩa chỉ xuất: là phương thức chiếu vật trong ngữ dụng học).Ví dụ các từ
như: bàn ghế, trường, lớp, sách, vở, chạy, tốt, đẹp…Nhưng trong ngôn ngữ
cũng có nhiều từ, ngoài phần thông tin cơ bản ra, còn có thông tin bổ
sung( còn gọi là ý nghĩa hàm chỉ). Ví dụ các từ như: tót, lẻn, chồn, công
chúa, phu nhân, công tử…
Màu sắc tu từ chính là nghĩa hàm chỉ. Màu sắc tu từ là ý nghĩa bổ sung là
yếu tố nhỏ bé hết sức tinh tế làm nên sự đối lập giữa các phương tiện trung
hòa của ngôn ngữ với các phương tiện tu từ của ngôn ngữ. Còn trong các
biện pháp tu từ thì cách phối hợp sự dụng các phương tiện ngôn ngữ cae
trung hòa lẫn tu từ cũng đưa đến tác dụng, một hiệu quả làm nảy sinh những
màu sắc tu từ. Các tác phẩm kiệt tác để đời đều thể hiện năng lực của các tác
giả. Họ luôn nắm bắt được một các tinh tế những màu sắc tu từ trong diễn
đạt vừa chính xác vừa sinh động, hấp dẫn của cả sự vật thực tế khách quan
và tình cảm, thái độ chủ quan của mình.
1.2. Phương tiện tu từ
Những phương tiện tu từ thường được gọi là những phương tiện diễn
cảm nhưng gọi như vậy dễ gây hiểu lầm là nó chỉ diễn đạt tình cảm, cảm
xúc. Theo Giáo sư Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu
từ” thì phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa
cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu
sắc tu từ. Phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thể đối lập tu từ
học( tiềm tàng trong ý thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên
có tính chất trung hòa của hệ thống ngôn ngữ [3, Tr 11].
Căn cứ vào các cấp độ ngôn ngữ của các yếu tố có nghĩa, phương tiện
tu từ được chia làm bốn loại sau:
- Phương tiện tu từ từ vựng
- Phương tiện tu từ ngữ nghĩa

- Phương tiện tu từ cú pháp
- Phương tiện tu từ văn bản
Phương tiện tu từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, ở mỗi cấp độ
phương tiện tu từ có những đặc điểm, đặc trưng và nét khu biệt chung.
1.3. Biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là những cách thức phối hợp sử dụng trong hoạt
động lời nói các phương tiện ngôn ngữ ( không kể trung hòa hay diễn cảm)
để tạo ra hiệu quả tu từ( tức là gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh làm nổi bật…)
do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng.(Giáo sư
Đinh Trọng Lạc).
Còn là cách thức diễn đạt mới mẻ trong một ngữ cảnh cụ thể bên cạnh
những cách diễn đạt bình thường, quen thuộc trong mọi ngữ cảnh.
Ví dụ:
Câu thơ “Trẻ em như búp trên cành” của Hồ Chí Minh, sự so sánh “trẻ
em” như “ búp trên cành” trở thành một biện pháp tu từ, nhờ việc so sánh đó
mà đã diễn đạt được cái sức sống vươn lên, sự non tơ, tương lai ngời sáng
của thế hệ trẻ…
Thật vậy, cái hay của tác phẩm không thuần túy nằm ở mặt nội dung.
Mà thêm vào đó, một yếu tố quan trọng là nghệ thuật, là lớp ngôn từ được
diễn đạt một cách mới mẻ và đặc sắc.
Một khi ta đã hiểu thấu đáo về biện pháp tu từ thì ta xẽ thấy hết cái
hay của tác phẩm, thấy cái tài của người nghệ sĩ văn chương.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ, các phương tiện ngôn ngữ được phối
hợp sử dụng các biện pháp tu từ được chia làm các cấp độ như sau:
- Biện pháp tu từ từ vựng
- Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
- Biện pháp tu từ cú pháp
- Biện pháp tu từ văn bản
- Biện pháp tu từ ngư âm – văn tự
Tiếng việt của ta sử dụng rất nhiều phương tiện và biện pháp tu từ ngữ

nghĩa. Đây là cách kết hợp có hiệu quả tu từ, theo trình tự nối tiếp cảu các
đơn vị từ vựng thuộc một cấp độ trong pham vi của một đơn vị khác cao
hơn. Chúng ta cần chú ý ở đây là việc tìm hiểu trong phạm vi có liên quan
đến vấn đề đang tập trung nghiên cứu là biện pháp tu từ ngữ nghĩa so sánh –
một trong những phương tiện biện pháp tu từ mang lại giá trị biểu cảm cho
tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ của Trần Đăng Khoa (tập Góc sân và
khoảng trời)
1.4 Phân tích tu từ học
Văn bản nghệ thuật có nét khác biệt so với văn bản hành chính, văn
bản chính luận…là nó chứa đựng cả nghĩa đen (hiển ngôn) và cả nghĩa bóng
(hàm ngôn) – nghệ thật thẩm mỹ.
Phân tích tu từ học là phân tích quá trình lựa chọn và kết hợp các
phương tiện ngôn ngữ, chỉ ra ý nghĩa tu từ học của sự lựa chọn và kếp hợp
với sự biểu đạt. Song nó không chỉ dừng lại ở sự phân tích màu sắc tu từ
của các phương tiện tu từ mà còn đi đến một bước cao hơn là tìm hiểu sự tác
động của những giá trị ngôn ngữ lên giá trị văn học,
Phương pháp cơ bản trong phân tích tu từ học là phép đối chiếu, so
sánh, thay thế, những phương thức đồng nghĩa khác nhau tương đương với
sự biểu đạt trong văn bản. Từ đó chỉ ra sự giống và khác nhau để xác định và
lựa chọn đúng đắn ý nghĩa tu từ, giá trị thẩm mỹ cho mỗi hình thức đồng
nghĩa phân tích tu từ học có tác dụng rất lớn trong việc phân tích, cảm thụ
văn học. Nó góp phần tái tạo lại thao tác ngôn ngữ của tác giả để từ đó lý
giải về giá trị ngôn ngữ để được họ tuyển chọn. trong văn bản nghệ thuật, từ
nào càng ít khả năng thay thế thì càng có giá cao về mặt phong cách.
Ví dụ:
Nói về nỗi niềm của nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích khi nhớ tới Kim
Trọng, đại thi hào Nguyễn Du đã dùng một chữ “tưởng” tài ba, độc đáo mà
đặc sắc:
Tưởng người dưới nguyện chén đồng
Tại sao nhà thơ không bằng lòng với một chữ “nhớ” như thói quen thông

thường “tưởng” và “nhớ” cùng chỉ trạng thái hướng về quá khứ nhưng
“tưởng” còn nói lên sự hiện diện của quá khứ trong hiện tại. Thậm chí tác
giả có sự liên thông giữa quá khứ - hiện tại - tương lai (tưởng nhớ, mơ
tưởng, hồi tưởng, tưởng tượng) chứ không chỉ là một lát cắt, một phân đoạn
thời gian như của từ “nhớ”.
Phân tích tu từ học vô cùng quan trọng vì nó giúp cho người phân tích
tìm được giá trị đích thực, tìm ra đặc điểm phong cách riêng biệt của một tác
phẩm với mỗi nhà văn, nhà thơ. Phương pháp phân tích như một thứ vũ khí
kì diệu của con người, giúp cho con người khám phá thế giới bên ngoài và
phát hiện cả thế giới bên trong của mình nữa.
2. So sánh tu từ
2.1. Khái niệm
So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu
với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để
gợi ra hình ảnh cụ thể những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người
đọc người nghe [21 Tr 189] (Theo Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học
Tiếng Việt”).
Ví dụ:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi
(Ca dao)
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
(Tô Hà)
Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải luạ đào tẩm hương
(Ca dao)
Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời
(Thanh Hải)

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng tre
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
(Đỗ Trung Quân)

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
(Nguyễn Trãi)
Các so sánh ở trên là so sánh tu từ học. Cơ sở của phép so sánh này
chính là tính khác biệt về chất và về thể loại giữa các sự vật hiện tượng.
Ngoài so sánh tu từ học còn có so sánh logic (Hữu Đạt) hay còn gọi là
so sánh luận lí (Đinh Trọng Lạc). Cơ sở của phép so sánh này là dựa trên
tính đồng nhất đồng loại của sự vật hiện tượng.
Ví dụ:
Không phải vì nàng quyến luyến đứa con lên sáu: nàng không yêu nó
vì nó cũng xấc láo như bố.
(Thạch Lam)
Ví dụ:
Hà nói tiếng Anh tốt hơn Nam.
Nhà ấy, con cũng giỏi như bố.
Giáo sư Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cùng cho rằng: “So
sánh tu từ học khác với so sánh logic ở tính hình tượng, biểu cảm và tính dị
loại (không đồng loại) của sự vật”[28 Tr 189].
Chẳng hạn:
So sánh logic a = b thì b = a và so sánh trong ngôn ngữ “Thơ Xuân
Quỳnh cũng hay như thơ Nguyễn Du” không nói được: “Thơ Nguyễn Du

cũng hay như thơ Xuân Quỳnh”. Vì vậy vế được so sánh trong ngôn ngữ có
một tiền giả định làm chuẩn mực đã được khẳng định, không hoàn toàn đồng
nhất với cái được so sánh. Mọi so sánh trong ngôn ngữ đều khập khễnh.
+ Mô hình khái quát của phép so sánh được cụ thể hóa như sau:
A……………….X………………B
Trong đó:
A: Cái được so sánh (CĐSS)
B: Cái đem ra làm chuẩn để so sánh (CĐRĐSS)
X: Phương tiện so sánh (PTSS)
Các tù dung làm phương tiện so sánh như các từ: như, giống, giống
như, là, tựa hồ, như là, tựa như, hệt như, bằng, hơn, kém…
Ví dụ:
Thiếp như con én lạc đàn
A X B
(Nguyễn Du)
Tâm hồn Loan nảy nở đón tình yêu như cây non đón nước mưa
A X B
(Thạch
Lam)
Quê hương là chùm khế ngọt
A X B
Cho con trèo hái mỗi ngày
(Đỗ Trung Quân)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
A X B
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Hồ Chí Minh)
Mùa đông
Trời là cái tủ lạnh
A X B

Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung.
A X B
(Lò Ngân Sủn)
Sự khác biệt giữa A và B tạo nên cái phi lí tính, cái ngờ cho câu văn,
câu thơ và hiệu quả diễn đạt, hiệu quả thẩm mĩ nảy sinh trong chính mối liên
hệ bất ngờ đó.
Thực tế sử dụng cho thấy X có thể vắng mặt; người đọc nghe có thể
nhận ra A và B nhờ dấu phẩy ngăn cách hoặc dựa vào độ ngắt của nhịp điệu,
ngữ điệu trong câu.
Ví dụ:
Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non
(Tố Hữu)
Một nhà sum họp trúc mơ
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
(Nguyễn Du)
Ở ví dụ này phép so sánh được thể hiện bởi ngữ điệu kết thúc thơ.
2.2. Đặc điểm cấu trúc – nghĩa
Theo Giáo sư ĐinhTrọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cho rằng hình thức
đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố sau:
1. Cái so sánh 2.Cơ sở so sánh 3.Từ so sánh 4. Cái được so sánh
Đứa bé tắm rửa
sạch sẽ
trông hồng hào như đánh phấn
(Thạch Lam)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
(Hồ Chí Minh)
Tiếng
Tiếng

khoan
mau sầm sập
như
như
gió thoảng ngoài
trời đổ mưa
(Nguyễn Du)
Tùy từng trường hợp có thể đảo trật tự so sánh hoặc bớt một số yếu
trong mô hình trên. Chẳng hạn:
2.2.1. Đảo ngược trật tự so sánh
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng
(Ca dao)
2.2.2. Bớt cơ sở (thuộc tính) so sánh
Đây là loại so sánh vắng yếu tố thứ 2 được gọi là so sánh “chìm”.
Ví dụ:
(1) Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần
(Xuân Diệu)
(2) Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới xa nửa vời
(Nguyễn Du)
(3) Không gian như có dây tơ
Bước ra sẽ đứt động hờ sẽ tiêu
(Xuân Diệu)
(4) Bốn dây như khóc như than
Khiến người trong cuộc cũng tan nát lòng
(Nguyễn Du)
Giáo sư Đinh Trọng Lạc gọi đây là so sánh “chìm”. Nó tạo điều kiện
cho sự liên tưởng rộng rãi hơn là so sánh “nổi” – có yếu tố thứ 2. Nó kích

thích sự tưởng tượng, sự tư duy của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể
xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở hai vế và từ đó nhận
ra đặc điểm của đối tượng miêu tả, sự suy nghĩ, liên tưởng có thể diễn tả
như sau:
Ở ví dụ (3) ta có thể liên tưởng như sau:
Không gian tĩnh như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu
Trí tưởng tượng khiến người đọc liên tưởng đến một không gian hoàn
toàn tĩnh lặng, im lìm, yên ắng. Không gian ấy cần được giữ gìn nâng niu.
Nếu như bước đi hoặc động hờ sẽ tan biến ngay không còn tồn tại nữa. Hoặc
không gian ấy có thể có màu sắc, hình khối chứ không chỉ yên lặng. Điều
này tùy thuộc vào cá nhân độc giả.
2.2.3. So sánh bớt yếu tố thứ 2 (cơ sở so sánh) và thứ 3 (từ so
sánh) là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối trọng (“99 phương
tiện và biện pháp tu từ”) [26 Tr 155]
Ví dụ:
Yêu sao những cánh tay non
Bàn tay con trẻ chồi non lá hồng
(Huy Cận)
Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
(Ca dao)
Người giai nhân: bến đợi cây già
Tình du khách: thuyền qua buộc không chặt
(Xuân Diệu)
2.3. Kiểu loại
Căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh có thể
chia ra các hình thức so sánh sau:
2.3.1. Yếu tố thứ 3 thể hiện quan hệ so sánh là từ “như” (tựa
như, dường như, giống như…)

Ví dụ:
Càng trông mặt càng ngẩn ngơ
Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời
(Nguyễn Du)
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh
(Đồng Xuân Lan)
Mặt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời
(Thanh Hải)
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
(Ca dao)
Anh em như nước một dòng
Như cây một cội như sông một nguồn
(Ca dao)
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
(Phạm Hổ)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
Đàn ghê như nước lạnh trời ơi
(Xuân Diệu)

Tác giả dùng từ so sánh “như” làm phương tiện so sánh. Xuân Diệu so sánh
tiếng đàn ghê như nước lạnh. Tiếng đàn ấy làm cho con người ghê rợn, lạnh
lẽo.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
(Huy Cận)
Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất
(Trần Đăng Khoa)
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuồi tác, càng tươi lòng vàng
(Võ Thanh An)
Và tựa hoa tươi nở cánh dần
Từng hàng thục nữ dậy thì xuân
Đất nước giống con thuyền xuyên gió mạnh
Những mối tình trong gió bão tìm gặp nhau
(Lưu Quang Vũ)
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Hồ Chí Minh)
2.3.2. Yếu tố thứ 3 như hô ứng: “Bao nhiêu… bấy nhiêu”
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
(Ca dao)

Qua cầu than thở với cầu
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu
(Ca dao)
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

(Tố Hữu)
Dải Sông Đà bọt nước lênh đênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình
(Tản Đà)
2.3.3. Yếu tố thứ 3 là từ: “là”
Ví dụ:
Một trai con thứ rốt lòng
Vương quan là chữ nối dòng nho gia
(Nguyễn Du)
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước bên sông
(Đỗ Trung Quân)
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh)
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
(Đất nước ngàn năm)
Tình tôi là giọt thủy ngân
Dù nghiền chẳng nát dù lăn chẳng tròn
Tình cô là đóa hoa đơn
Bình minh để nở hoàng hôn để tàn
(Ca dao)
Nếu ta thay thế từ “là” bằng từ “như” thì nội dung cơ bản không hề thay đổi.
Nó chỉ thay đổi về sắc thái ý nghĩa: từ sắc thái khẳng định sang sắc thái
giả định.
2.4. Ý nghĩa sử dụng
So sánh tu từ có chức năng nhận thức, biểu cảm. Nó có cấu tạo đơn
giản nên nó được sử dụng phổ biến trong phong cách tiếng Việt (phong cách

sinh hoạt hằng ngày, phong cách chính luận) và nhất là trong lời nới nghệ
thuật, văn chương nó lại có ý nghĩa rất đặc biệt.
(1) Trong lời nói hằng ngày:
So sánh được dung phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, bởi vì
không có cách gì làm cho người nghe hiểu nhanh điều mà người nói muốn
truyền đạt nhờ sự so sánh cụ thể. Có những cách ví von rất hình ảnh cũng rất
sáng tạo nhất là trong kho thành ngữ, tục ngữ của dân tộc:
Đẹp như tiên
Đen như cột nhà cháy
Bạc như vôi
Vui như hội
Vui như mở cờ trong bụng
Bám như đỉa đói
Căng như mặt trống
Câm như hến
……
(2) Trong phong cách chính luận:
So sánh được sử dụng phổ biến với mục đích tăng cường sức mạnh bình giá.
Các hình ảnh thường được phát triển để phát huy hơn nữa sức mạnh biểu
hiện của nó.
Ví dụ:
Bọn đế quốc càng đến lúc thất bại thì càng hung hãn như ngọn đèn
sắp tắt còn bùng cháy một lượt cuối cùng. Lực lượng địch trước to sau nhỏ,
trước mạnh sau yếu. Tình hình địch như mặt trời xế tà, gần tắt. Lực lượng ta
trước nhỏ sau to,trước yếu sau mạnh. Tình thế ta như nguồn nước nhỏ nhóm
dần thành một đại dương.
(Hồ Chí Minh)
Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng đương lên, đầy nhựa sống và
ngày càng lớn nhanh chóng. Đi sâu vào rừng nhóm cây, từng cây chúng ta
thấy cây của chúng ta còn có bệnh, cong queo, chưa phải tốt lắm nhưng

phải thấy những cây ấy vươn lên bởi vì nó có rừng che chở và tất cả những
cây cộng lại thành rừng.
(Phạm Văn Đồng)
Sự nghiệp cách mạng của nước Việt Nam được Thủ tướng Phạm Văn
Đồng so sánh như rừng đang lên. Rừng có rất nhiều cây và mầm non, có sức
sống và điều kiện để phát triển thì rừng đó càng thêm sức mạnh vươn lên,
mọc nhanh phủ khắp. Cái được so sánh là “rừng” còn được tác giả lý giải
them với trạng thái tràn trề nhựa sống, nhanh chóng lớn
(3) Trong lời nói nghệ thuật (trong văn chương)
Giáo sư Đinh Trọng Lạc và Giáo sư Nguyễn Thái Hòa cho rằng:
“ Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi
cảm cao” [9 tr 192].
Các nhà thơ, nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những nét giống nhau,
chính xác, bất ngờ - điều mà ta không để ý đến hoặc không nhận thấy.
A.Phơrăngxơ đã khẳng định như sau: “Hình tượng là gì? Chính là sự
so sánh…”. Goolup cũng nói: “ Hầu như bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào
cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh”. Một so sánh đẹp là so sánh
phát hiện.
Phải có một thính giác nhạy bén, một tâm hồn nhạy cảm và sự thẩm
âm như thế nào thì ta mới nghe thấy cái trong trẻo của tiếng hát xa và chỉ có
âm thanh trong trẻo mới vang xa không bị những âm thanh hỗn loạn nhấn
chìm. Tiếng suối của đêm tĩnh mịch dưới vầng trăng cũng có lúc vang xa
như thế:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
(Hồ Chí Minh)
“Tiếng suối” được so sánh với “tiếng hát xa” tức là tiếng suối ấy phải
làm lòng người say đắm đến mức nào. Nó phải gần gũi với tác giả ra sao thì
Người mới ra được lối so sánh độc đáo như thế.
Hay ta còn bắt gặp sự so sánh hết sức tài tình, tinh tế trong thơ Trần

Đăng Khoa:
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Một hoạt động rất bình thường diễn ra hằng ngày của hoa lá, cỏ cây
dường như trở thành quy luật là sự: sinh sôi, nảy nở, sau đó rụng về cội vậy
mà được tác giả phát hiện rất tinh tế. Tiếng rơi ấy được so sánh như là rơi
nghiêng. Tiếng rơi ấy rất nhẹ nhàng, khẽ khàng đến mức mỏng manh bên
thềm kia không gian vắng lặng.
Như vậy, muốn so sánh hay thì người nghệ sĩ cần phải hợi tụ rất nhiều
yếu tố. Đó là một vốn kiến thức sâu rộng, một tâm hồn nghệ sĩ, một niềm
say mê nghệ thuật hơn nữa là sự say mê, giàu nhiệt huyết và một tài năng
nghệ thuật.
Các nhà nghiên cứu đã nêu ra một số yêu cầu đối với so sánh như sau
(tuy nhiên không phải mọi sự so sánh dù có hiệu quả cao cũng đạt được các
yêu cầu này và cũng không nhất thiết phải như vậy)
Thứ nhất: So sánh phải cụ thể
So sánh cốt là để cụ thể hóa. Yêu cầu cụ thể hóa ấy được đặt ra khi
teeys tố so sánh trong tương quan với yếu tố được so sánh và phương tiện so
sánh.
Ví dụ:
Lòng kĩ nữ cũng sầu như biển lớn
(Xuân Diệu)
Miêu tả cụ thể lòng kĩ nữ tưởng như có thể đo được qua sự so sánh
với biển cả mênh mông.
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
(Vũ Đình Liên)
Miêu tả cụ thể nét chữ đẹp, mượt mà không khác gì điệu múa của
chim phượng, điệu nhảy của rồng.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng bày tỏ nỗi nhớ của “anh” với “em”

trong bài “Tiếng hát con tàu” như sau:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Nỗi nhớ ấy giống như mùa đông luôn gắn liền với cái giá lạnh, với
những cơn gió mùa làm cho con người cảm thấy một góc tâm hồn minh lạnh
lẽo, cô đơn. Vì thế nhà thơ đã cụ thể hóa nỗi nhớ của “anh” với “em” như
mùa đông nhớ “rét”. Như vậy tình yêu là sự gắn bó mật thiết.
Thứ hai: So sánh phải gần gũi
Yêu cầu này cũng do yếu tố dùng làm chuẩn để so sánh (yếu tố so
sánh) thực hiện. Tức là giữa cái so sánh có mối lien hệ liên tưởng gần gũi
với nhau mà người đọc cũng dễ nhận biết, dễ hình dung.
Vui vẻ, hớn hở trước cảnh buổi chiều Xuân Tâm đã so sánh:
Thấy chiều, hớn hở tôi ra đón
Như đứa trẻ con đón mẹ về
Sự gắn bó chia ngọt, sẻ bùi của Đảng với nhân dân được thi sĩ Xuân
Diệu so sánh:
Chia nhân dân cay đắng ngọt bùi
Như gỗ thuyền còn chịu cùng muối biển
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
(Đỗ Trung Quân)
Quê hương là nơi ta sinh ra lớn lên và trưởng thành. Nhà thơ so sánh
nó với “mẹ”. Mẹ là người gần gũi với ta nhất, luôn luôn bên ta trong mọi
chặng đường đời. Mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng ta. Vì vậy mà
người đọc có thể dễ nhận biết, hình dung quê hương của mình là gì và có
tầm quan trọng như thế nào với mỗi chặng đường đời ta sẽ đi qua.
Thứ 3: So sánh phải hợp lý
Có người cho rằng: Mọi sự so sánh đều khập khiễng, so sánh 2 sự vật
cùng loại chẳng có ý nghĩa gì, còn so sánh 2 sự vật khác loại lại không tránh
được sự khập khiễng. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra khi ta vẫn phát hiện mối

lien hệ giữa chúng. Đây là phép màu của so sánh làm cho thơ văn thêm giàu
hình ảnh (liên tưởng), giàu sức gợi cảm.
Ví dụ:
Trong thành ngữ hay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày ta thưowfng bắt
gặp các cách so sánh như: “đẹp như tiên”, “xấu như ma”, “hiền như bụt”…
vẫn có thể coi là hợp lý. Bởi lẽ cho dù “tiên, bụt, ma” không tồn tại trong thế
giới thực, thế giưới khách quan của chúng ta nhưng trong đời sống tâm linh,
trong sự tưởng tượng của con người, các thế lực ấy vẫn tồn tại như những
sinh linh trong đời sống. Mà những hình ảnh này đã thể hiện rõ ràng từ khi
văn học dân gian ra đời.
Tính chất hợp lý của một so sánh được xác định qua mối lien hệ giữa
yếu tố được so sánh, yếu tố đem ra để so sánh và yếu tố phương tiện so sánh.
Giữa yếu tố được so sánh và yếu tố đem ra để so sánh mức độ tương đồng
phải càng cao. Còn giữa yếu tố phương tiện so sánh và yếu tố đem ra để so
sánh phải có mối lien hệ giữa khái niệm và vật quy chiếu.
Ví dụ:
Thân em như tấm lạ đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca dao)
Bài ca dao trên nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa. Tác giả dân gian đã so sánh số phận người phụ nữ như “tấm lụa
đào”. Ta thấy khái niệm “thân em” rất phù hợp với vật quy chiếu “tấm lụa
đào” – cái được so sánh.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
(Tế Hanh)
Tế Hanh là một trong những nhà thơ có tên tuổi trong phong trào thơ
mới. Ông so sánh “chiếc thuyền” như con “tuấn mã”. Điều này chứng tỏ sức
mạnh vượt bể của con thuyền mạnh mẽ như nước phi của con ngựa tốt. Hai
yếu tố cái đem ra so sánh và cái được so sánh có mực độ tương đồng

khá lớn.
Thứ tư: So sánh phải tiêu biểu
Sự tiêu biểu trong so sánh sẽ làm cho nó có tính bền vững, bền lâu và
dễ được chấp nhạn trong giới độc giả.
Ví dụ:
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước muối ban mai giữa rừng
(Tiếng hát Sông Hương)
Tố Hữu đã đưa thêm các định ngữ cho từ “hương”, từ “nước” để diễn
tả cái “thơm”, cái “sạch”. Chính vì thế so sánh trở nên điển hình. Cuộc đời
của các cô gái làng chơi trên Sông Hương nay đã đổi khác.
Thứ năm: So sánh phải điển hình
Nếu như sự so sánh đến với người đọc như một điều bình thường, một
chân lý hiển nhiên vẫn xảy ra trong cuộc sống thường nhật, một cảm giác về
sự có lý thì sự bất ngờ của so sánh lại đem đến hứng thú đặc biệt cho
độc giả.
Ví dụ:
Đã bao người từng ngắm nhìn lá liễu rủ dài đầy quyến rũ nhưng chỉ có
Xuân Diệu thấy:
Lá liễu dài như một nét mi
Bất ngờ mà lại hợp lý càng “nhâm nhi” ta càng thấy được thú vị về sự
độc đáo đó.
Ví dụ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
(Tế Hanh)
Cánh buồm dường như là một biểu tượng của làng chài lưới, biểu tượng cho
sức mạnh, sự trù phú của quê hương. Sự bất ngờ, lý thú mà ông mang đến
cho độc giả là cái đem ra so sánh “cánh buồm” lại được so sánh như”mảnh
hồn làng”. Làng quê Việt hiện lên với sự cố kết, sự gắn bó cộng đồng. Mỗi
một làng đều có nét tinh túy riêng, nét hồn hậu, chân chất, mộc mạc riêng

không lẫn với bất cứ một làng nào khác. Việc so sánh cánh buồm giương to
như chính hồn ngôi làng của mình, tác giả đã để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng độc giả.

×