Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phương thức lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.14 KB, 14 trang )

Đề 2
Câu 2: Đồng chí hãy trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức
lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Liên hệ vấn đề đó ở địa phương,
đơn vị đồng chí.
Đề 4
Câu 1: Đồng chí hãy phân tích Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức
lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền. Ý nghĩa của vấn đề này trong công
tác xây dựng Đảng hiện nay.
1. Khái niệm lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng
Lãnh đạo là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa một chủ thể nhất định, gọi là
chủ thể lãnh đạo, đối với chủ thể khác, gọi là chủ thể bị lãnh đạo hay đối tượng
của lãnh đạo, trong đó chủ thể lãnh đạo có khả năng tác động vào đối tượng lãnh
đạo, làm cho đối tượng thực hiện theo ý muốn của chủ thể lãnh đạo, từ đó chủ
thể lãnh đạo đạt được mục tiêu nhất định.
Lãnh đạo bao gồm các thành tố.
- Chủ thể lãnh đạo.
- Đối tượng của lãnh đạo hay chủ thể bị lãnh đạo.
- Mục tiêu và nội dung lãnh đạo.
- Phương thức lãnh đạo.
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
ghi: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".
Ở đây, Đảng là chủ thể lãnh đạo; đối tượng lãnh đạo của Đảng là Nhà
nước và xã hội; mục tiêu cao nhất sự lãnh đạo của Đảng là chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, đồng thời với nhiều mục tiêu trung gian trên
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và các mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực kinh
tế - xã hội...; nội dung lãnh đạo của Đảng là các nhiệm vụ, các vấn đề kinh
tế - xã hội; phương thức lãnh đạo của Đảng là các công cụ, phương tiện, cách
thức... mà Đảng sử dụng để tác động vào Nhà nước và xã hội.


Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng các phương thức sau:
- Đảng đề ra Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị, chiến lược, kế hoạch về các vấn đề kinh tế, xã hội...
Căn cứ vào các văn kiện, chủ trương, quan điểm... của Đảng, các tổ chức
đảng, các tổ chức nhà nước và xã hội có trách nhiệm thể chế hóa và tổ chức thực
hiện theo quy định của Điều 4 Hiến pháp.


- Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ và đội ngũ cán bộ,
đảng viên.
Đảng tổ chức ra các tổ chức chính trị, xã hội để tác động vào Nhà nước và
xã hội; đề cử các cán bộ, đảng viên ưu tú vào bộ máy nhà nước, vào các tổ chức
chính trị, xã hội; thơng qua đội ngũ cán bộ, đảng viên để thực hiện các mục tiêu
của mình.
- Đảng lãnh đạo xã hội bằng cơng tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục
và vận động nhân dân. Đảng lãnh đạo bằng sự nêu gương, làm gương, đi đầu
trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội...
Trải qua hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng, từ lãnh đạo cách mạng trong
điều kiện chưa có chính quyền đến khi trở thành Đảng cầm quyền; từ cầm quyền
khi có nhiều đảng phái đến khi trở thành một đảng duy nhất cầm quyền; từ cầm
quyền một nửa nước đến cầm quyền trong cả nước; từ lãnh đạo chiến tranh là
chủ yếu đến lãnh đạo xây dựng đất nước trong hịa bình, trong mỗi thời kỳ của
cách mạng địi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu
của nhiệm vụ cách mạng, của tình hình trong nước và ngồi nước. Điều này đã
được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử, qua các giai đoạn, thời kỳ Đảng lãnh
đạo cách mạng Việt Nam.
2. Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí
Minh
Theo Hồ Chí Minh, đảng cầm quyền là khẳng định bước ngoặt vĩ đại đánh
dấu sự chuyển biến về chất trong vị thế của Đảng ta. Hồ Chí Minh quan niệm,

phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền đúng đắn có nghĩa là: Phải quyết
định mọi vấn đề cho đúng; phải tổ chức thi hành cho đúng; phải thực hiện mối
liên hệ mật thiết với nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; phải chọn
người và thay thế người cho đúng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh
đạo của đảng cầm quyền gồm những nội dung cơ bản sau:
Một là, phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền là quyết định vấn đề
cho đúng
Thứ nhất: Đảng cầm quyền phải xây dựng đường lối chính trị đúng đắn.
Đường lối chính trị đúng đắn là một vấn đề cốt lõi, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong
sự tồn tại và phát triển của Đảng. Có đường lối chính trị đúng đắn mới làm cho
nhân dân giác ngộ về mục tiêu đấu tranh, mới hiểu rõ tình hình cách mạng và
mới ý thức rõ được những việc nên làm. Vì thế, việc xây dựng đường lối chính
trị trở thành một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng của Đảng ta.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trị lãnh đạo
chính trị của mình chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược,
sách lược của cách mạng. Nếu đường lối chính trị không đúng đắn sẽ là sai lầm
nghiêm trọng nhất của Đảng đối với toàn xã hội, với vận mệnh của Tổ quốc và
sinh mạng chính trị của hàng triệu đảng viên cũng như tồn thể dân tộc. Có
đường lối chính trị đúng đắn làm cho phong trào cách mạng của quần chúng
nhân dân trở thành hành động tự giác. Ngược lại, đường lối chính trị khơng


đúng đắn thì phong trào quần chúng khơng thốt ra khỏi phong trào tự phát,
những cuộc đấu tranh tự phát của quần chúng nhân dân thường khơng có mục
đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn, dẫn đến tập hợp lực lượng rời
rạc, địa phương này phong trào lên cao nhưng địa phương khác lại thoái trào và
cuối cùng bị thất bại. Thực tiễn kinh nghiệm phong trào cộng sản, công nhân thế
giới và trong nước đã minh chứng điều đó.
Hồ Chí Minh với nhiều năm trên cương vị vừa là lãnh tụ của Đảng, vừa là
người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, luôn coi trọng xây dựng đường lối chính

trị. Người chỉ rõ: "Phải có đường lối cách mạng đúng, có đảng của giai cấp vơ
sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của chủ nghĩa Mác Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc. Ở
Việt Nam, đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của giai cấp vô sản và đảng của
nó là Đảng Lao động Việt Nam. Đảng phải thực sự là đội tiên phong dũng cảm
và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả
dân
tộc".
Theo Hồ Chí Minh, Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, phải
dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ cách
mạng. Sáng tạo, theo Hồ Chí Minh, đó là yêu cầu quan trọng hàng đầu của các
Đảng Cộng sản trong việc áp dụng học thuyết Mác - Lênin vào hồn cảnh cụ
thể của dân tộc mình để xây dựng đường lối chính trị. Để sáng tạo, bổ sung và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, trước hết phải nắm vững chủ nghĩa Mác Lênin, coi đó là gốc, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Việc vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào xây dựng đường lối chính trị, một vấn
đề đặt ra là cần kết hợp với việc tiếp thu kinh nghiệm của Đảng Cộng sản anh
em. Vì vậy, Hồ Chí Minh cũng rất chú trọng đến tiếp thu "kinh nghiệm dồi dào
của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh
nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta"2.
Chủ nghĩa Mác - Lênin mà Hồ Chí Minh lưu ý, đó là chủ nghĩa Mác Lênin được vận dụng sáng tạo, không được phép giáo điều. Nếu biến chủ nghĩa
Mác - Lênin thành cơng thức cứng đờ thì đường lối chính trị của Đảng chỉ là sự
sao chép, rập khuôn, không chứa đựng khả năng thực thi trong thực tế cuộc
sống.
Xây dựng đường lối chính trị đúng đắn theo Hồ Chí Minh cịn phải tính
đến những điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế phát triển của thời đại trong
từng giai đoạn hoặc cả một thời kỳ dài. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Khơng chú trọng
đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh
em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều"3. Khi học tập lý luận
Mác - Lênin phải gắn với tình hình thực tiễn của đất nước. Thực tiễn của cách
mạng trong từng thời kỳ trở thành căn cứ cực kỳ quan trọng để Đảng ta hoạch

định đường lối, chủ trương. Chính những vấn đề thực tiễn đến lượt nó lại bổ
sung cho những vấn đề lý luận Mác - Lênin. Hồ Chí Minh cho rằng: "Lý luận
khơng phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận ln luôn


cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh
động"4.
Trong khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải chú ý phải bổ sung,
phát triển và làm phong phú thêm lý luận đó bằng những kết luận mới rút ra từ
trong thực tiễn cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh cho rằng: "Thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực
tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà
không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"5.
Thứ hai: Quyết định vấn đề cho đúng đắn, đảng cầm quyền phải có
phương pháp, cách thức lãnh đạo.
Đảng cầm quyền khi đã có cương lĩnh, đường lối đúng đắn thì Đảng cịn
phải có kinh nghiệm, đồng thời kết hợp với kinh nghiệm của quần chúng nhân
dân. Hồ Chí Minh cho rằng, lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết gom góp, so sánh
ý kiến của quần chúng, ý kiến của “những người không quan trọng”, để làm
người hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân. Theo Người, trước hết phải học hỏi nhân
dân, phải là học trò của nhân dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của
V.I. Lênin cho rằng: Nhân dân có thể giải quyết nhiều vấn đề phức tạp mà một
đảng ưu tú cũng chưa giải quyết được; để làm lãnh tụ, làm thầy quần chúng, V.I.
Lênin đòi hỏi người Cộng sản phải biết khiêm tốn học hỏi quần chúng. Cịn Hồ
Chí Minh quan niệm: “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản
đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đồn thể to lớn, nghĩ
mãi khơng ra”6. Tổ chức đảng, đảng viên khơng phải là “bách khoa tồn thư”,
nên khi tìm kiếm đường lối, quyết định vấn đề ln ln phải hỏi ý kiến của
dân.
Sau khi giành được chính quyền, chuẩn bị bước vào giai đoạn kiến quốc,

Đảng và Chính phủ chưa có kinh nghiệm, Hồ Chí Minh đã viết bài “Nhân tài và
kiến quốc”, đăng trên báo đề nghị nhân dân đưa sáng kiến và kế hoạch xây
dựng và phát triển đất nước. Đây là một việc làm độc đáo, mới mẻ của Hồ Chí
Minh nhằm kêu gọi người có đức, có tài ra giúp nước. Trong lãnh đạo, Hồ Chí
Minh địi hỏi phải thực hiện “liên hiệp người lãnh đạo với quần chúng”, lãnh
đạo không phải ngồi trong phịng kín để viết khẩu hiệu, chỉ thị, suy nghĩ từ đầu
óc, ý muốn chủ quan của mình rồi buộc vào cổ dân mà phải lắng nghe ý kiến
của quần chúng, so sánh phân tích, sắp đặt thành hệ thống rồi giải thích cho
dân chúng, đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt. Hồ Chí Minh cịn nêu ra cách lãnh
đạo “liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng”. Tinh thần cơ bản là người
lãnh đạo là phải nắm đường lối, phương hướng chung để chỉ đạo cụ thể và cũng
thông qua chỉ đạo cụ thể mà kiểm tra cương lĩnh, đường lối, chính sách đúng
hay sai. Người coi đó là một cách vừa lãnh đạo, vừa học tập mà bất kỳ người
lãnh đạo nào, nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiết
thực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới để rút kinh nghiệm, thì nhất định
khơng biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận.
Hồ Chí Minh cịn nêu ra cách lãnh đạo từ dưới lên mà không phải từ trên
dội xuống. Người cho rằng, khơng chỉ trên nhìn thấy vấn đề mà ở dưới cũng


nhìn rõ vấn đề. Có thể trên nhìn thấy rộng, nhìn thấy dài, nhưng dưới thì nhìn
thấy cụ thể, thấy sâu sắc, là nơi trực tiếp, tiếp xúc với mọi hoạt động của thực
tiễn cuộc sống. Người nói: “Dân chúng là người chịu sự lãnh đạo của ta”, cho
nên muốn quyết định vấn đề cho đúng không chỉ cần lý luận, kinh nghiệm chung
mà phải kết hợp kinh nghiệm của địa phương, của đơn vị, phải chịu sự kiểm
soát của dân chúng. Năm 1960, khi về thăm tỉnh Ninh Bình, thấy chỉ tiêu kế
hoạch kinh tế không đạt, Người chỉ ra nguyên nhân do từ trên dội xuống, mà
không từ dưới đề xuất lên. Bám sát quần chúng, bám sát thực tiễn, học hỏi quần
chúng đề ra các quyết định lãnh đạo đó là ý thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh và
cũng là hoạt động thực tiễn cách mạng của Người.

Để quyết định vấn đề cho đúng, Hồ Chí Minh cịn chỉ ra phải “tìm việc
chính, việc gấp thì làm trước”. Trong cả nước, một địa phương, một cơ quan,
đơn vị lúc này thì vấn đề này nổi lên, lúc khác thì vấn đề khác nổi lên cần phải
tìm ra và phải quyết định, khi đã quyết định thì phải thực hành triệt để. Ra quyết
định lãnh đạo cần phải chống dập khn, máy móc, giáo điều. Hồ Chí Minh yêu
cầu, một trong những nguyên tắc lãnh đạo là: Chớ khư khư theo sáo cũ, ln
ln phải theo tình hình thiết thực của dân chúng nơi đó và lúc đó, theo trình độ
giác ngộ của dân chúng, theo sự tình nguyện của dân chúng mà tổ chức họ.
Để quyết định vấn đề cho đúng, Hồ Chí Minh yêu cầu lãnh đạo phải
thường xuyên tổng kết thực tiễn, phải “nghiên cứu kinh nghiệm đến gốc”, thực
hiện một chủ trương gì dù thành công hay thất bại cũng tổ chức rút kinh
nghiệm, phải tìm ra nguyên nhân vì sao thắng lợi, vì sao thất bại, rút ra bài học,
đó là “chìa khóa” cho việc giải quyết thành cơng các vấn đề.
Hai là, phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền là phải tổ chức thi
hành cho đúng
Hồ Chí Minh cho rằng, khi có cương lĩnh, đường lối, chính sách đúng là
nguồn gốc của thắng lợi, song từ nguồn gốc đến thắng lợi thực sự còn phải tổ
chức, phải đấu tranh. Do đó, lãnh đạo cịn phải “tổ chức thi hành cho đúng”.
Trong quan niệm của Người, lý luận có “sức mạnh định hướng”. Xuất phát từ
thực tiễn, bằng phương pháp luận khoa học với những phương thức lãnh đạo
đúng, Đảng ta và Hồ Chí Minh xác định được “đường đi”, “phương hướng” của
cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1945 - 1954 là: Kháng chiến thắng lợi, xây
dựng dân chủ mới, để tiến lên chủ nghĩa xã hội. “Phương hướng đã định, ta
nhằm vào phương hướng ấy mà đi, thế nào ta cũng đi tới đích”7. Vấn đề cịn lại
là tổ chức thực hiện như thế nào? Là bằng mọi cách để ai đi nhầm đường thì
chúng ta giúp họ đi vào con đường chính…Thấy người khác đi xiên, đi sai, ta ra
sức giúp họ đi theo đường thẳng, đường đúng.
Quan điểm của Hồ Chí Minh là lãnh đạo phải có kế hoạch. Đối với cơng
việc “phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào?. Yêu
cầu kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát,

kể hàng triệu nhưng khơng thể thực hiện được. Có những kế hoạch lớn như sau
khi thắng lợi, Đảng phải có kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa, kế hoạch phát
triển 5 năm, 3 năm, hàng năm. Trung ương họp bàn thông qua, và có những kế


hoạch cụ thể để thực hiện từng việc. Kế hoạch không được nhiều việc quá, chỉ
tiêu không cao quá và khơng sao chép lẫn nhau, có như vậy mới thiết thực,
khơng chủ quan.
Có cương lĩnh, đường lối, có kế hoạch, lãnh đạo cần phải truyền đạt tới
mọi đảng viên và biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của quần chúng.
Sau khi có nghị quyết, chúng ta cần phải tổ chức việc phổ biến nghị quyết trong
Đảng, rồi phổ biến những điểm cần thiết trong nhân dân.Việc phổ biến nghị
quyết này là một việc rất quan trọng. Trong nội bộ phải đấu tranh tư tưởng, mới
đi đến nhất trí được. Chúng ta phải hết sức kiên nhẫn để đạt được sự nhất trí
trong Đảng. Nội bộ có nhất trí thì nghị quyết mới thực hiện được. “Việc phổ
biến một số quyết định ở trong các tầng lớp nhân dân cũng sẽ gặp khó khăn.
Chúng ta phải kiên quyết thuyết phục để tranh thủ sự đồng tình nhất trí của
nhân dân với nghị quyết của Đảng ta”8. Theo đó trong Đảng phải phổ biến
tồn bộ nghị quyết, cịn trong nhân dân thì chỉ đạo của Người là “phổ biến
những điểm cần thiết”. Về hình thức phổ biến thì tùy điều kiện để vận dụng
nhưng cũng có thể “khai hội giải thích”, “truyền đơn”, “khẩu hiệu”, “ca
kịch”… Khi phổ biến nghị quyết của Đảng, phải để đảng viên, quần chúng thảo
luận, tranh luận, khơng để tình trạng chỉ thị của Trung ương, cán bộ chỉ đưa ra
giảng như thầy giáo giảng bài, cơng nhân chỉ ngồi nghe, ít đi sâu thảo luận.
Phổ biến nghị quyết của Đảng trong nhân dân phải nâng cao tính thuyết phục,
giải thích, tránh gị ép, mệnh lệnh, cưỡng bức. Thuyết phục quần chúng bằng lý
lẽ nhưng quan trọng hơn là nêu gương. Từ đặc điểm nước ta là một nước mà
“một tấm gương sống có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền” cho nên
Người yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên phải gương mẫu, đảng viên phải
đi trước để “làng nước theo sau”, đảng viên nói thì phải làm. Đề ra chính sách,

vạch ra kế hoạch, đảng viên phải thi hành trước, phải thi hành đúng. Việc tuyên
truyền giải thích phải làm nhiều lần, đơn giản, thiết thực, nghe rồi làm được.
Tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người khác bắt chước.
Ba là, phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền phải thực hiện mối
liên hệ mật thiết với nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
Nguyên lý này được quy định bởi vai trò và sức mạnh của chính nhân
dân. Trong chiều sâu tư tưởng Hồ Chí Minh, dân là gốc của nước, là nguồn sức
mạnh, là lực lượng to lớn của Đảng, của cách mạng. Trí tuệ và năng lực sáng tạo
của Đảng đều bắt nguồn từ quần chúng nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, trong bầu
trời khơng gì q bằng nhân dân, trong thế giới mạnh bằng sức mạnh đồn kết
của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao
nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của
dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân"9. Những quan
niệm đó càng làm sâu sắc tình cảm của Hồ Chí Minh đối với nhân dân, đối với
dân tộc. Nó trở thành tư tưởng nền tảng chỉ đạo mọi hoạt động lãnh đạo cách
mạng của Hồ Chí Minh. Trong đó, Người đặc biệt quan tâm, giáo dục, rèn luyện
cho Đảng phải luôn giữ vững, củng cố và không ngừng tăng cường mối liên hệ
mật thiết giữa Đảng với nhân dân.


Theo Hồ Chí Minh, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với dân được thể
hiện: Mọi hoạt động của Đảng đều nhằm phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc,
vì, cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc của nhân dân. Đảng thực sự tỏ rõ là đại
biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Muốn cho dân yêu, muốn được lịng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức
làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh… Nói tóm lại, hết thảy những việc
có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú
ý. Phải gần dân, tin dân, dựa vào dân, học hỏi dân. Mối liên hệ mật thiết của
Đảng với dân không chỉ thể hiện ở mục đích hoạt động của Đảng. Nó cịn được
biểu hiện sinh động ở phương pháp, cách thức hoạt động của Đảng trong quan

hệ với dân, nhất là hoạt động của các cơ sở đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên
tại cơ sở.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Mỗi cán bộ chính quyền và đồn thể cần phải: ln
ln gần gũi nhân dân. Ra sức nghe ngóng và hiểu biết nhân dân. Học hỏi nhân
dân. Lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động giáo dục,
tổ chức nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của
nhân dân. Bốn điều ấy phải đi song song với nhau. Vì khơng gần gũi dân thì
khơng hiểu biết dân. Khơng hiểu biết dân thì khơng học hỏi được kinh nghiệm
và sáng kiến của dân"10. Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ, đảng
viên, đối với dân phải tuyệt đối không được lên mặt "quan cách mạng", "ra lệnh
cho oai", phải "khiêm tốn, không được kiêu ngạo" … chỉ có như vậy mới đồn
kết, lãnh đạo được nhân dân thì Đảng mới được dân tin, dân phục, dân yêu, mới
làm tròn nhiệm vụ của người lãnh đạo. Cán bộ và đảng viên phải thật sự trong
sạch "cần, kiệm, liêm, chính" để cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải hoan
nghênh ý kiến phê bình của nhân dân, chân thành tiếp thu phê bình và quyết
tâm sửa chữa. Thực tế cho thấy, nếu không chân thành tiếp thu ý kiến phê bình
của dân, khơng chịu sửa chữa sai lầm, khuyết điểm thì sẽ đánh mất lịng tin của
dân, dân sẽ ca thán thậm chí bất bình. Khi ấy, Đảng sẽ trở nên xa lạ với dân và
tất nhiên khó lãnh đạo được nhân dân.
Bốn là, phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền là phải chọn người
và thay người cho đúng
Theo Hồ Chí Minh, mọi việc thành bại của cách mạng đều liên quan đến
vấn đề cán bộ. Vì, cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc và “Muôn việc thành
công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”11. Do vậy, đảng cầm quyền
phải lựa chọn, bố trí cán bộ. Lựa chọn, bố trí cán bộ được xem là một khâu quan
trọng trong toàn bộ chính sách cán bộ đối với đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy. Nếu dùng khơng
đúng, người giỏi nghề thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì
giao cho việc thợ mộc, như thế thì hai người đều thất bại cả hai”12.
Trong việc sử dụng cán bộ, Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc cất nhắc, đề

bạt cán bộ một cách đúng đắn. Cất nhắc, đề bạt, theo quan điểm của Người, là
“vì cơng tác, vì tài năng” chứ khơng thể “vì lịng u ghét, vì thân thích, vì nể
nang”. Nếu làm như vậy thì “nhất định khơng ai phục, mà lại gây nên mối lôi


thơi trong Đảng”. Từ đó, Người đã đi đến kết luận: “Như thế là có tội với
Đảng, có tội với đồng bào”. Việc cất nhắc, đề bạt cán bộ ở những cương vị phụ
trách, lãnh đạo phải thận trọng chính xác, vì đối với những người đó, phạm vi
phụ trách càng rộng, chức vị càng cao, quyền hạn càng lớn thì tác động ảnh
hưởng càng nhiều. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã lưu ý: “Nếu cất nhắc khơng
cẩn thận, khơng khỏi người bơ lơ ba la, chỉ nói mà không biết làm vào những
địa vị lãnh đạo. Như thế thì rất có hại”. Để sử dụng cán bộ được tốt, Đảng phải
kiểm tra giúp đỡ cán bộ kịp thời. Làm tốt thì biểu dương khen thưởng, làm dở
thì chỉ bảo hướng dẫn, có khuyết điểm thì nhắc nhở phê bình, có sai lầm thì tùy
mức độ mà xử phạt thích đáng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lầm lỗi có việc to, việc
nhỏ. Nếu nhất luật khơng xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn
cố ý phá hoại”13. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ không chỉ trong hệ thống tổ chức
của Đảng mà cả trong hệ thống chính trị và tồn xã hội. Đồng thời, Hồ Chí
Minh ln quan tâm giáo dục nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, chống
cho được những thói hư, tật xấu, sự thoái hoá, biến chất trong điều kiện đảng
cầm quyền. Người ln day dứt, trăn trở, thậm chí lo lắng trước các căn bệnh
của chủ nghĩa cá nhân, nhất là những bệnh tham ơ, lãng phí, quan liêu, có nguy
cơ đưa Đảng đến nguy cơ thoái hoá, biến chất, căn bệnh này theo Hồ Chí Minh
là "giặc nội xâm", là kẻ thù nguy hiểm. Bởi vì, nó khơng mang gươm, súng mà
nó nằm ngay trong các tổ chức của ta để làm hỏng việc của ta. Người đã cảnh
báo căn bệnh này ngay từ khi đất nước ta còn rất nghèo, từ khi cán bộ đang còn
"ba cùng", đồng cam cộng khổ với nhân dân. Với tầm nhìn xa về tương lai, Hồ
Chí Minh sớm phát hiện thấy những thói hư, tật xấu đã nảy sinh trong khơng ít
cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, thấy rõ sự cám dỗ

của quyền lực có thể làm cho con người hư hỏng, thối hóa, biến chất rất nhanh
chóng.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng Người ln nhắc nhở cán bộ, đảng
viên và nhân dân phải rèn luyện đạo đức cách mạng: "Cần, kiệm, liêm, chính"
kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, gột rửa chủ nghĩa cá nhân. Bởi
vì, chủ nghĩa cá nhân "nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu như: Lười
biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ơ, nó là kẻ thù hung
ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội"14. Hồ Chí Minh đã dự báo
một nguy cơ đó là chủ nghĩa cá nhân không dừng ở một người, một cá nhân mà
có thể lây lan biến chất tới cả một tập thể, một tổ chức. Để khắc phục những
căn bệnh ấy, Người chỉ rõ, phải thường xuyên tiến hành tự phê bình và phê bình
một cách chân thành, thẳng thắn; phải tăng cường kiểm tra, kiểm sốt; phải giữ
gìn kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước thật nghiêm minh. Đối với cán
bộ, đảng viên, Người đòi hỏi phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để nâng cao
trình độ, phẩm chất, làm trịn trách nhiệm là người lãnh đạo, để không biến
“đầy tớ của nhân dân” thành “quan nhân dân”. Người chỉ rõ: "Một dân tộc,
một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, khơng
nhất định ngày hơm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"15. Thực tế


điều này đã xảy ra và trở thành tai họa của nhiều Đảng Cộng sản ở nhiều quốc
gia. Ngay ở nước ta cũng đã có khơng ít trường hợp kể cả cá nhân và tập thể đã
rơi
vào
tình
trạng
này.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của đảng cầm
quyền là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết. Trong thời điểm hiện nay

lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Để thực hiện tốt cuộc vận động
xây dựng và chỉnh đốn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng phải thấm
nhuần và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của
đảng cầm quyền, nhằm xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh
3. Kết quả đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định một trong những nhiệm
vụ quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần thực hiện các nội dung sau:
Một là, cần sử dụng phương thức thuyết phục trong lãnh đạo của tập thể
đảng viên qua Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội Đảng tồn quốc. Thơng qua
Đại hội Đảng, chủ trương, mục tiêu, phương pháp lãnh đạo được bàn bạc, trao
đổi, thảo luận và thống nhất. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở Cương lĩnh được
vạch ra trong Đại hội Đảng toàn quốc. Theo Hồ Chí Minh, "Đảng cương là văn
kiện, nó quy định tính chất của Đảng, mục đích đấu tranh và đường lối cách
mạng của Đảng, phương pháp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng cương là lý
luận nền tảng, Đảng dùng để lãnh đạo cách mạng ". Phương thức lãnh đạo của
Đảng thơng qua tính thuyết phục của Cương lĩnh. Nghĩa là chủ trương, mục
tiêu mà Cương lĩnh đề ra đúng đắn, phù hợp với lịng dân thì mới thuyết phục
được quần chúng nhân dân theo Đảng. Như vậy, Đảng phải dựa vào dân, xây
dựng Cương lĩnh phải vì dân. Người từng nói: "Việc gì cũng phải học hỏi và
bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng…".
Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: tiếp tục cụ thể hóa phương thức
lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở các cấp
bằng các quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Quy định rõ hơn Đảng phục vụ
nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về
quyết định của mình; về quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối

quan hệ giữa tập thể cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo đảm thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách…
Thứ hai, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là phải đổi mới cách
thức tuyên truyền, thuyết phục đối với quần chúng. Hồ Chí Minh cho rằng:
lãnh đạo phải tuyên truyền, nhưng "khi tuyên truyền chính sách của Đảng, cán
bộ phải dùng cách thuyết phục chứ không được dùng mệnh lệnh". Để thuyết
phục được dân, cán bộ, đảng viên phải có phương thức "lãnh đạo khéo". Nghĩa


là phải biết kết hợp đạo đức với trình độ chuyên môn của cá nhân để giải quyết
các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. "Lãnh đạo khéo" nghĩa là phải thuyết phục
được nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng đề ra, là phải dân vận
khéo, sử dụng cán bộ khéo và kiểm soát thực hiện các cơng việc cho khéo.
Trong buổi nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Lạng Sơn, Người nói: "Nếu
lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm
được. Như cách mạng và kháng chiến là những việc rất to lớn, khó khăn và
gian khổ, nhưng nhờ Đảng khéo lãnh đạo cho nên nhân dân ta đã thành công
trong cuộc cách mạng Tháng Tám, thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường
kỳ". Cán bộ, đảng viên muốn "lãnh đạo khéo" phải tự học tập và rèn luyện,
phải khiêm tốn, chân thực và có phương pháp lãnh đạo khoa học, không giấu
khuyết điểm và phải tôn trọng sự thực. Người cho rằng trong tuyên truyền, cán
bộ, đảng viên phải chú ý tơn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tun truyền
của mình mới có nhiều người nghe.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội XII của Đảng nêu rõ: Coi
trọng văn hóa trong các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, trong hệ thống chính
trị mà nội dung quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đổi mới phong cách, phương pháp, lề lối
làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng; xây dựng phương pháp làm việc
khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân. Tăng cường rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng.

Thứ ba, phải thực hiện nghiêm túc phương pháp dân chủ trong lãnh đạo.
Trong tác phẩm "Sửa đổi lề lối làm việc", Bác cho rằng: dân chủ được hiểu là
mọi người dân đều có chủ quyền (chủ quyền nhân dân) và thực hiện chủ quyền
đó trong khn khổ của pháp luật. Tức là trong thực hiện các mục tiêu của xã
hội dân chủ, dân chủ phải gắn với pháp luật. Thực hành dân chủ, mỗi cán bộ
đảng viên phải "nói đi đơi với làm", nói ít làm nhiều, lắng nghe ý kiến của nhân
dân… Thực hành dân chủ, thực thi pháp luật phải gắn với Nhà nước pháp
quyền. Hồ Chí Minh viết: "Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải
học hỏi quần chúng", nghĩa là: người lãnh đạo phải hiểu thấu dân, không kiêu
ngạo. Hiểu biết và kinh nghiệm của người lãnh đạo chưa đủ để có sự lãnh đạo
đúng đắn, vì vậy phải học hỏi kinh nghiệm từ dân chúng, đảng viên, phải liện
hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, dân chủ trong làm việc với dân chúng.
Theo Người, lãnh đạo cần dân chủ, tức là phải biết kết hợp giữa sử dụng pháp
luật và sự thuyết phục của cá nhân, tổ chức của mình.
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, đổi mới phương thức lãnh đạo cần
thiết phải phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa một cách thực chất, chống dân chủ
hình thức, độc đốn, chun quyền, quan liêu mệnh lệnh, xa dân, xa rời thực tế.
Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần chủ động xây dựng cơ chế và tổ chức tốt việc
phản biện xã hội, thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, giám sát".
Đổi mới phương thưc lãnh đạo của Đảng, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng việc xây dựng, ban hành Nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính


sách của Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, khắc phục
những thủ tục rườm rà, bất hợp lý, giảm bớt giấy tờ, giảm mạnh hội họp. Tiếp
tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về Đảng cầm quyền, xác định rõ mục
đích, phương thức cầm quyền, nội dung, điều kiện cầm quyền. Phát huy dân
chủ, phòng ngừa các nguy cơ, đặc biệt suy thoái phẩm chất chính trị và đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Đây là nhiệm vụ, giải pháp mới được thể

hiện trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng.
4. TT-Huế đổi mới phương thức lãnh đạo
Mục tiêu nhiệm kỳ 2015-2020 được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa
Thiên - Huế lần thứ XV đề ra là: Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch,
vững mạnh; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn
dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội
nhanh và bền vững. Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên-Huế thành thành phố trực
thuộc Trung ương theo hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện
với môi trường”; đến năm 2020 xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa
- du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước
và khu vực; quốc phịng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định,
vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đại hội xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn
đấu 100% tổ dân phố, thơn, bản có tổ chức Đảng, đảng viên; bình quân hàng
năm kết nạp hơn 2.000 đảng viên; phấn đấu khơng có tổ chức cơ sở Đảng yếu
kém. Tỉnh tập trung thực hiện các chương trình trọng điểm về phát triển du lịch dịch vụ; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; chương trình xây
dựng nơng thơn mới và chương trình phát triển nguồn nhân lực.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu đạt tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP)
tăng bình quân trên 9%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt từ 3.400 - 3.700
USD; tổng vốn đầu tư tồn xã hội tăng bình qn từ 15% - 20%/năm; thu ngân
sách Nhà nước tăng bình qn từ 10% - 12%/năm; tỷ lệ đơ thị hóa từ 60% 65%; mỗi năm giải quyết việc làm mới từ 15.000 - 17.000 lao động/năm, trong
đó lao động qua đào tạo đạt 65% - 70%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1,5%
- 2%/năm; số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 50% - 60%...
Tỉnh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp
đối với hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; khắc phục triệt để tình trạng đảng
bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước; tiếp
tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tôn trọng các nguyên tắc hiệp
thương dân chủ; phát huy vai trò phản biện xã hội và tham gia giám sát của Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Tỉnh đổi mới cách ra nghị quyết, tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực

hiện nghị quyết của Đảng; đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cấp ủy,
các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ tỉnh đến cơ sở theo hướng khoa học, dân chủ,
gần dân, sâu sát thực tế, nói đi đôi với làm; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành


chính và xây dựng văn hóa trong Đảng, khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý
về thủ tục, giảm bớt giấy tờ, hội họp.
Trong nhiệm kỳ, Thừa Thiên - Huế tiếp tục tập trung xây dựng Đảng bộ
trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về
“Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
nghiêm túc, trách nhiệm và đạt kết quả tích cực.
Tỉnh quyết tâm tạo chuyển biến cơ bản về ý thức tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, chú trọng nâng cao
tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, tự sửa chữa khuyết
điểm, tự điều chỉnh hành vi và các hoạt động trong công tác cũng như trong
cuộc sống.
Kết quả, các tổ chức đảng và đảng viên luôn nhận thức ngày càng sâu sắc
về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Từng cấp ủy đảng đã xác định rõ vai trò hạt nhân chính trị của mình, ra sức nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Hoạt động cấp
ủy luôn đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, từng bước khắc phục những
hạn chế, yếu kém; xây dựng nghị quyết của chi bộ, đảng bộ ln bám sát với
u cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được tăng cường; phương thức lãnh
đạo của đảng đối với công tác cán bộ được quan tâm đúng mức. Phong cách, lề
lối làm việc của các cấp ủy đảng đổi mới theo hướng khoa học, công khai, dân
chủ, sát cơ sở hơn; lãnh đạo cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành
luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước sát với tình hình thực tế địa phương;

lãnh đạo đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động...
Qua đó, tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ và toàn xã hội, đẩy mạnh
phong trào cách mạng, góp phần nâng cao hơn hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát
huy tốt hơn vai trò quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật, nâng cao
hơn chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể, đóng góp tích
cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh đó, tổ chức đảng,
tất cả đảng viên trong hệ thống chính trị đều nêu cao tính tiền phong, gương mẫu
trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Từng cán bộ, đảng viên đã xây dựng phong cách làm việc khoa học,
khách quan, tôn trọng sự thật, sâu sát cơ sở, gần gũi với nhân dân. Thẳng thắn,
nghiêm túc trong thực hiện cơng tác tự phê bình và phê bình; qua đó, làm cho
đội ngũ cán bộ, đảng viên ln có ý thức chấp hành nghiêm tổ chức kỷ luật, thực
hiện nói, viết và làm theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; nói đi đơi với làm và làm việc có trách nhiệm, hiệu quả cao.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung thực hiện việc đổi mới phương thức
lãnh đạo trong xây dựng và ban hành các nghị quyết của tỉnh ủy với các giải
pháp cụ thể, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương sát với thực tế, tập


trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, có tác dụng lớn, đảm bảo tính
khả thi, đảm bảo các nghị quyết đi vào cuộc sống. Song song đó, rà soát lại chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy và các cơ quan
đoàn thể để ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
Quyết định phê duyệt quy chế làm việc của các cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh và
ban hành quy định về mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Đồng thời, chỉ đạo UBND tỉnh ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm
vụ của các cơ quan trực thuộc. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, thực hiện
công tác luân chuyển cán bộ từ tỉnh về cơ sở và ngược lại; từ đó, đáp ứng được
u cầu cơng tác cán bộ trong tình hình mới.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đẩy mạnh cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng

cho cán bộ, đảng viên; chủ động nắm bắt dư luận từ trong nội bộ đảng đến nhân
dân. Nhờ đổi mới phong cách và lề lối làm việc nên trong những năm qua, chất
lượng sinh hoạt của các tổ chức đảng có nhiều chuyển biến tích cực, thái độ,
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ được nâng lên; lề lối,
phong cách làm việc đổi mới, khoa học, luôn gần dân, sát dân, trọng dân, sâu sát
cơ sở, xử lý công việc khách quan, công khai minh bạch và dân chủ.
Những kết quả đạt được trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với hoạt động của hệ thống chính trị đã góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo
của Đảng, phát huy cao vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước theo
quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đồn
thể chính trị xã hội thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh quốc phịng, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của
tỉnh đề ra hàng năm.
Để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị, bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh là cấp ủy các
cấp, nhất là người đứng đầu cấp ủy phải nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị của tổ
chức cơ sở đảng các cấp, nắm vững các văn bản của Trung ương, là căn cứ để
các cấp ủy cơ sở xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc, cụ thể hóa nội
dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm của từng loại hình
tổ chức cơ sở đảng.
Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị để xây
dựng chương trình, kế hoạch, cập nhật, điều chỉnh bổ sung kịp thời các giải pháp
thực hiện nghị quyết phù hợp với tình hình thực tế, nhằm khơng ngừng nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng gắn với nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Gắn công tác xây dựng Đảng với công tác xây dựng chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội vững mạnh trên cơ sở thực hiện
tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Các tổ chức cơ sở đảng phải chủ động xây
dựng chương trình, kế hoạch nhằm khơng ngừng phấn đấu đạt trong sạch, vững
mạnh cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.



Coi trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong nội bộ Đảng; đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm tốt
công tác tạo nguồn và kết nạp đảng viên. Nêu cao tính tiền phong, gương mẫu
của cán bộ, đảng viên nhất là của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; phát huy
tốt vai trò của các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng Đảng.
Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất chính trị,
chun mơn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp
với trình độ, năng lực, sở trường. Xây dựng bộ máy các tổ chức trong hệ thống
chính trị đảm bảo tinh gọn, chặt chẽ, đúng chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với
từng tổ chức là cơ sở cần thiết để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh



×