Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY THỂ LOẠI CA DAO QUA CHÙM BÀI CA DAOTHAN THÂN, yêu THƯƠNG TÌNH NGHĨA để PHÁT TRIỂN NĂNG lực THẨM MĨ, NĂNG lực GIẢI QUYẾT vấn đề và NĂNG lực hợp TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.53 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY THỂ LOẠI CA DAO QUA
CHÙM BÀI “CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH
NGHĨAĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MĨ, NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC
SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH IV

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2021
1


MỤC LỤC
1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.....................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm............................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề................................................................................................4
2.3. Giải pháp đã sử dụng...........................................................................................5
2.3.1.Ứng công nghệ thông tin trong giờ học..............................................................5
2.3.2. Phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà...........................................................6


2.3.3.Sử dụng kĩ năng mềm để tạo khơng khí cho tiết học......................................8
2.3.4. Dạy học trên lớp...............................................................................................9
2.3.5. Tìm tòi và mở rộng.......................................................................................10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.......................................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị...............................................................................................20
3.1. Kết luận.............................................................................................................20
3.2. Kiến nghị...........................................................................................................21
2


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, nền giáo dục chúng ta đã và đang thực hiện đởi mới một
cách căn bản và tồn diện. Từ đổi mới về chương trình giáo dục đến việc đổi mới về
phương pháp dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nghị quyết số
29 của BCH TW khóa XI được triển khai tạo cơ sở cho giáo viên tích cực hơn trong
việc tìm tòi, sáng tạo những phương pháp dạy học hiệu quả, học sinh được tiếpthu,
thể hiện quan điểm của mình trong quá trình học tập. Bởi vậy, môn Ngữ văn cũng se
không đi theo lối mòn dạy theo chương trình rập khuôn có sẵn như hiện nay mà se
xây dựng một chương trình hồn tồn mới theo hướng mở nhằm đởi mới phương
pháp, đổi mới đánh giá và đặc biệt là việc dạy học theo định hướng phát triển năng
lực người học.
Dạy học văn là một quá trình đào sâu tìm tòi, cảm nhận cái hay cái đẹp trong văn
chương đồng thời cũng là q trình giải mã những thơng điệp, kí thác của nhà văn. Cái
hay cái đẹp trong văn học không chỉ được khơi dậy từ các tác phẩm văn học, từ thơ ca
trữ tình, tiểu thuyết, trường ca... mà còn được khơi nguồn từ văn học dân gian. Có thể
khẳng định rằng văn học dân gian giống như một mảnh đất nuôi dưỡng và lưu giữ đời
sống tinh thần của nhân dân lao động, trong đó thể loại ca dao là một trong những thể
loại tiêu biểu nhất của văn học dân gian bởi nó chứa đựng những giá trị văn hóa tinh

thần lâu đời nhất của nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay. Vậy làm sao để học sinh có
thể cảm nhận và thẩm thấu ca dao một cách tốt nhất, hiệu quả nhất là điều trăn trở của
giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, mặt khác trong thực tế giảng dạy giáo viên vẫn còn
quá chú trọng đến nội dung bài học mà chưa chú trọng đến chủ thể người học cũng
như khả năng ứng dụng những tri thức đã học trong tình huống thực tiễn, bởi vậy chưa
phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh cùng những năng lực cần
thiết. Trước những vấn đề đó, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm cách nào để năng
cao chất lượng giáo dục và điều quan trọng là qua mỗi bài học học sinh có thể khám
phá những tri thức mới và ứng dụng vào thực tế cuộc sống?. Vì vậy tôi luôn nghiên
cứu, tìm tòi để xây dựng một phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy học Ngữ
văn ngày nay. Đó là lí do tơi chọn đề tài: “Một số giải pháp giảng dạy thể loại ca dao
qua chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”để phát triển năng lực thầm
mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác cho học sinh lớp 10B4 Trường
THPT Thạch Thành 4”.
3


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh.
- Nhằm phát triển những năng lực cho người học như năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ.
- Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được cái hay cái đẹp của ca dao, tạo hứng thú
trong giờ học.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn Ngữ văn nói chung và bộ phận
văn học dân gian trong đó có ca dao nói riêng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi nghiên cứu các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực
cho học sinh qua chùm ca dao “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”trong
chương trình Ngữ văn 10 và đối tượng học sinh là lớp 10B4 trường THPT Thạch

Thành 4.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trước hết để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cần
thiết cho học sinh, cần phải vận dụng nhiều phương pháp mang tính thực tế. Trong đề
tài này tôi mạnh dạn đưa ra những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
-

Phương pháp so sánh, phân tích
Phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thu thập thông tin, rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy
2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc
học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
"truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất . Trước hết cần hiểu năng lực là : “Khả năng,
điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm
chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào
đó với chất lượng cao”(Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên – NXB Đà
4


Nẵng. 1998).Tuy nhiên ở bộ môn Văn nói chung và chùm ca dao than thân, yêu
thương tình nghĩa nói riêng se có những đặc trưng riêng do đó cần xác định các năng
lực cần phát triển cho học sinh trong bài học. Đối với bài ca dao than thân yêu thương
tình nghĩa, tôi xác định phát triển các năng lực cụ thể cho học sinh như : năng lực

thường thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp
tác.
Năng lực thẩm mĩ: Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối
tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng
Việt: năng lực khám phá Cái Đẹp và năng lực thưởng thức Cái Đẹp. Năng lực khám
phá Cái Đẹp lại gồm năng lực phát hiện Cái Đẹp và những rung động thẩm mĩ. Cái
Đẹp nghệ thuật thường không bộc lộ ngay, mà nhiều khi lại được ẩn giấu trong hình
tượng bằng lời, tác phẩm văn chương lại thường có tính đa nghĩa và tính mơ hồ, nên
phải có con mắt tinh tường trên cơ sở những rung động thẩm mĩ mạnh me thì mới phát
hiện được. Còn năng lực thưởng thức Cái Đẹp chính là năng lực cảm thụ Cái Đẹp và
đánh giá Cái Đẹp ấy. Khi đó, người đọc se sống cùng tác phẩm văn chương và chuyển
hóa Cái Đẹp của tác phẩm thành Cái Đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh thần của
mình. Đó là quá trình "đồng sáng tạo" cùng tác giả để tạo ra những "dị bản" trong lòng
người đọc. Và từ Cái Đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra Cái Đẹp trong cuộc sống của
con người: đây chính là sự đánh giá Cái Đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là điều
không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh được Cái Đẹp
ấy. Như vậy, trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tốcảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu
tố lí trí (nhận xét, đánh giá,…); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau
trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương và tiếng Việt. Phát triển
năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí
trí qua các khâu phát hiện Cái Đẹp, cảm thụ Cái Đẹp, đánh giá Cái Đẹp,…
Năng lực giải quyết vấn đề:Mục tiêu cần đạt được là hình thành cho học sinh khả
năng phát hiện và lí giải những vấn đề nhập nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó hiểu trong
nội dung và nghệ thuật của các văn bản văn học.Đó là phát hiện và lí giải những vấn
đề trong thực tiễn đời sống được gợi ra từ tác phẩm, hoặc phát hiện và đánh giá những
khó khăn thách thức đặt ra trong quá trình tạo lập văn bản nói và viết.
Năng lực hợp tác:Mục tiêu cần hướng đến là hình thành cho học sinh khả năng phối
hợp, tương tác hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ để cùng đạt mục tiêu chung
(ví dụ như thảo luận nhóm). Thảo luận nhóm là phương pháp có thể áp dụng với nhiều
bài học, điều quan trọng là phải chú ý đến đề tài cho học sinh thảo luận phải là đề có

tính phức hợp, có vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ của nhiều người.. Thông qua việc
5


thảo luận nhóm có thể hình thành cho học sinh khả năng thể hiện những suy nghĩ, cảm
nhận của bản thân và điều chỉnh thái độ, cách ứng xử.
Các năng lực thẩm mĩ, giải quyết vấn đề, hợp tác có mối quan hệ tương hỗ, gắn
bó nhằm giáo dục tri thức cho học sinh, đây cũng là những năng lực giup cho học sinh
học tập một cách say mê, hứng thú, tìm tòi nghiên cứu khám phá vẻ đẹp vốn có của
văn chương nói chung cũng như thế giới tư tưởng tình cảm và vẻ đẹp tâm hồn đồng
điệu, tha thiết trong ca dao dân ca nói riêng.
Với những lí do trên có thể nhận thấy, nếu đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác se
phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học đồng thời mang lại hiệu
quả to lớn trong quá trình giảng dạy của giáo viên.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Macxim Gorki từng nói “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích...thơ ngụ ngơn,
tủn tập ca dao...Hãy đi sâu vào vẻ đệp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu
vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca dao, trong truyện cở tích ...Bạn se
thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm
say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa...Hãy đi sâu vào sáng tác
của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi
chảy ra...” Ca dao dân ca trong đời sống tâm hồn nhân dân như một tiếng ru tỏa mát
giữa trưa hè, như một bến sông hẹn hò khi chiều buông ...Tuy nhiên việc học tập ca
dao trong nhà trường chủ yếu dựa trên văn bản ngôn từ của bài ca dao. Việc làm này
phần nào hạn chế việc khám phá đầy đủ vẻ đẹp thẩm mĩ của các bài ca dao dân ca. Bởi
le bản chất của văn học dân gian nói chung là “một nghệ thuật phức tạp ...sử dụng
hình tượng thị giác lẫn thính giác, trong đó phương tiện diễn tả và phương tiện biểu
hiện kết hợp với nhau”. Mặt khác ca dao dân ca Việt Nam đã chiếm một phần quan
trọng không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cũng như trong đời sống tinh thần

của người Việt, trở thành một mảnh ghép của hồn Việt, một mảnh ghép cổ xưa, chân
thành, mộc mạc mà sâu sắc dạt dào ...
Ầu ơ...ví dầu
Cầu ván đóng đinh
Cầu treo lắc lẻo
Gập ghềnh khó qua
Ầu ơ... Khó qua mẹ dắt con qua...
Con đi trường học
Mẹ đi trường đời...”
6


Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là trong cuộc sống hôm nay, sự xuất hiện của
âm nhạc hiện đại với giai điệu sôi nổi cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
kĩ thuật tiên tiến hiện đại đã khiến cho một bộ phận không nhỏ trong xã hội chúng ta
nói chung và học sinh nói riêng dần quên đi những vẻ đẹp bình dị, đằm thắm ân tình
của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước gốc đa, sân đình...khiến
cho những giá trị văn hóa tinh thần cổ xưa ngày càng mai một dần.
Là một giáo viên ra trường nhiều năm, cũng như rất nhiều bạn bè đồng nghiệp tôi
mang trong lòng bao nỗi niềm của một cô giáo dạy Văn với những vui buồn lẫn lộn.
Tôi yêu môn Văn, yêu say đắm những tác phẩm văn chương làm lay động lòng người.
Tôi luôn mong muốn và ấp ủ một ước mơ se truyền ngọn lửa đam mê đối với môn Văn
cho học sinh nhưng quả thật điều đó không dễ dàng. Một thực tế mà có le không chỉ
riêng tôi mà nhiều bạn bè đồng nghiệp không thể phủ nhận: hiện nay, học sinh nói
chung và đặc biệt là học sinh trường THPT Thạch Thành 4 có xu hướng xem nhẹ các
môn học xã hội nói chung và môn học Ngữ văn nói riêng. Hình như đã qua rồi cái thời
học sinh yêu say mê những ngôn từ mượt mà da diết lắng đọng khi nghe giáo viên đọc
ca dao
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đơng

Núi cao biển rợng mênh mơng
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hay những câu Kiều mang vẻ đẹp ước lệ tượng trưng mà thấm đẫm nước mắt bi kịch
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, các em lao vào các môn học mang xu
hướng thời cuộc như Tiếng Anh, Tốn, Vật lí, Hóa học,...Hơn nữa trong khuôn khổ của
tiết dạy chỉ có 45 phút với nhiều yêu cầu cần đạt rất khó để giáo viên bổ sung những
kiến thức liên quan thú vị và hấp dẫn.
Với cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đã nêu ở trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh
nghiệm của bản thân trong việc giảng dạy các bài ca dao ở lớp 10, nhằm mục đích vừa
phát triển các năng lực cho người học vừa là để giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa tinh thần bất biến, vĩnh hằng , mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
2.3 Giải pháp đã sử dụng
2.3.1. Ứng công nghệ thông tin trong giờ học
Trong những năm học gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
đã được nói đến nhiều và đã được áp dụng trong việc giảng dạy các môn học nói
7


chung và môn Ngữ văn nói riêng. Sử dụng phần mềm cũng là một yêu cầu trong đổi
mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh với sự hỗ trợ
của các phương tiện dạy học hiện đại. Đối với chùm ca dao than thân, yêu thương tình
nghĩa , giáo viên trước khi tìm hiểu nội dung trọng tâm se trình chiếu các hình ảnh
hoặc video đặc sắc về các hoạt động diễn xướng ca dao trên sân khấu nhằm tạo khơng
khí sơi nởi, sinh động trong giờ học, học sinh từ đó thêm hứng thú say mê đối với bài
học. Ca dao dân ca là những câu hát thể hiện tâm tư, tình cảm của con người lao động,
vì thế để ca dao dân ca thực sự sống trong lòng người thì hoạt động diễn xướng ca dao
là rất cần thiết, với khả năng diễn xuất, trang phục, sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng,
màu sắc trên sân khấu những bài ca dao dân ca se trở nên duyên dáng, lung inh hơn.
2.3.2. Phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà.
Giáo viên cung cấp cho học sinh một vài tài liệu về ca dao để học sinh tìm hiểu

trước, nhằm chuẩn bị tốt kiến thức và kĩ năng để giải quyết được những vấn đề gặp
phải trong quá trình học tập, đồng thời yêu cầu học sinh tự tim tòi tư liệu trên mạng
Internet để trang bị đầy đủ kiến thức cần có về ca dao.
Về phía giáo viên, tơi nghiên cứu để xây dựng các phiếu học tập cho học sinh.
Phiếu học tập se hiển thị rõ ràng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của mỗi học sinh trong việc
tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà theo từng nhóm, cụ thể như sau:
Nhóm
HS
Hoạt
động
Hoạt
động 1
Hướn
g dẫn
tìm
hiểu
về ca
dao
Hoạt
động 2
Hình
thành
kiến
thức

Phiếu học tập Phiếu học tập Phiếu học tập Phiếu học tập Học
nhóm 1
nhóm 2
nhóm 3
nhóm 4

sinh
thực
hiện
- Kể tên các thể - Sưu tầm tranh ảnh - Sưu tầm các bài ca - Thuyết minh vềvai
trò của ca dao
loại cơ bản của về vẻ đẹp bình dị của dao em từng học
quê hương đất nước:
trong đời sống xa
văn học dân cánh cò, đồng lúa, con
hôi.
gian Việt Nam trâu...(những hình ảnh
thường thấy trong ca
dao)

Tìm hiểuvề khái
niêm ca dao và
thuyếtminh về các
thể loại của ca dao

Thuyết minh về Trình bày các Trình bày về
các thể loại của đặc điểm về nội nghệ thuật của
dung
ca dao
ca dao

Bài 1 (SGK)
- Giải thích mô típ

8



‘thân em”?
- Hình ảnh “Tấm lụa
đào” vừa là so sánh
vừa ẩn dụ cho vẻ
đẹp gì của người con
gái?
- Hình ảnh tấm lụa
đào “phất phơ giữa
chợ” gợi cho em liên
tưởng đến điều gì về
số phân của chính
nó?
- Qua đó em hình
dung được số phân
của cô gái như thế
nào?
- Em thử lí giải vì sao
cô gái trong bài ca
dao lại cất lên tiếng
hát than thân?

Hoạt
động 3
Luyện
tập
Hoạt
động 4
Tìm
tòi và


- Trả lời câu hỏi trắc
nghiêm về ca dao
than thân
- Cảm nhân về số
phân của người phụ
nữ trong xa hôi xưa
- Tìm các bài ca dao
mở đầu bằng mô típ
“thân em” hoăc có
chung nôi dung than

Bài 2,3(SGK)
-Bài ca dao số 2
có điểm gì giống
và khác với bài ca
dao số 1?
-Thông qua viêc
miêu tả củ ấu gai,
tác giả dân gian
muốn ngợi ca vẻ
đẹp gì của người
con gái?
-Đại từ “ai” ở bài
số 3 phiếm chi
điều gi?
-Cũng ở bài số 3:
Bài ca không chi
là lời than duyên
phân dở dang

mà còn khẵng
định điều gì?

- Trả lời câu hỏi trắc
nghiêm về ca daoyêu
thương
- Cảm nhân về tnh
cảm trong tnh yêu lứa
đôi
- Tìm các bài ca dao có
chung nôi dung yêu
thương
- Tâp sáng tác ca dao

Bài 4-5(SGK)
- Bài số 4:
+ Hãy cho biết
chủ thể trữ tình
của bài ca dao
này là ai?
+ Nỗi nhớ được
diễn tả cụ thể
bằng những thủ
pháp nghệ thuật
nào?
+ Hình ảnh của
“khăn,
đèn,
mắt” giúp em
hiểu thêm gì về

tâm trạng của cô
gái?
-Cũng là lời ca
yêu
thương
nhưng ở bài ca
dao số 5 có
điểm gì khác so
với bài ca dao số
4?
-Ở bài số 5 là lời
của ai nói với
ai?
Nhằm bày tỏ
điều gi?
Bày tỏ bằng
cách nào?

Bài 6(SGK)
- Tại sao bài ca
dao lại sử dụng
hình ảnh “muối
và gừng”?
- Mượn hương
vị muối và
gừng, tác giả
dân gian muốn
khẳng
định
điều gì?

- Hayc chỉ ra
nét đặc sắc
trong
cách
khẳng
định
nghĩa tình của
người
nông
dân ?

- Trả lời câu hỏi trắc
nghiêm về ca dao
tnh nghĩa
- Cảm nhân về tnh
nghĩa vợ chồng

-Trả lời câu hỏi trắc
nghiêm về ca dao
hài hước

- Tìm các bài ca dao
có chung nôi dung
tnh nghĩa
-Tâp sáng tác ca dao

- Tìm các bài
ca dao nói về
tình yêu quê
hương

đất
9


mở
rộng

thân
-Tâp sáng tác ca dao
mở đầu bằng từ
“Thân em”
- Tham gia trò chơi
“Tiếp sức”

theo chủ đề yêu
thương
- Tham gia trò chơi
“Tiếp sức”
-Viết bài văn cảm
nhân về bài ca dao
“Tát nước đầu đình”

theo chủ đề tnh
nghĩa
- Tham gia trò chơi
“Tiếp sức”
- Viết bài văn cảm
nhân về bài ca dao
“Trong đầm gì đẹp
bằng sen”


nước.
- Sáng tác ca
dao theo chủ
đề tự chọn
- Tham gia trò
chơi
“Tiếp
sức”
Phiếu học tập được in và phát cho học sinh trước một thời gian để các em tìm hiểu,
chuẩn bị bài theo mẫu sau.
Phiếu học tập nhóm………..
Hoạt động
Câu hỏi

Phần trả lời

Người
thực hiện

Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Về phía học sinh, khi nhận tư liệu tham khảo và phiếu học tập, nhóm trưởng
mỗi nhóm se cho các thành viên trong nhóm chọn và nhận nhiệm vụ học tập của mình
và cố gắng chuẩn bị chu đáo.
2.3.3 Sử dụng kĩ năng mềm để tạo không khí cho tiết học
Kĩ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ năng quan trọng của con người: kĩ
năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm...Đối với người giáo viên, trong

quá trình giảng giảng tùy từng bài học cụ thể mà có cách truyền đạt khác nhau đến học
sinh, đôi khi giáo viên se phải đóng thêm những vai trò khác như là một ca sĩ, một họa
sĩ, một diễn viên thậm chí một nhà biên kịch...Khi dạy phần ca dao trong chương trình,
giáo viên có thể hát cho học sinh nghe một hai làn diệu dân ca hoặc chuẩn bị trước
một vài bức tranh tự ve về chủ đề ca dao ( tranh ve ở phần Phụ lục)...điều đó khơng chỉ
làm cho khơng khí lớp học sơi nổi mà còn là cách để khắc sâu kiến thức về ca dao dân
ca cho học sinh. Giáo viên cũng có thể khuyến khích học sinh cùng tham gia, hưởng
ứng và se có hình thức khen thưởng như cho điểm miệng. Với giải pháp này, giờ dạy
Văn không khô khan, nặng nề với học sinh mà ngược lại còn tạo được một khơng khí
học tập sơi nởi, lơi cuốn, hứng thú, say mê.
2.3.4 Dạy học trên lớp
Giáo viên tổ chức tiết dạy ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trên lớp,
hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học theo phiếu học tập đã tự chuẩn bị trước ở nhà.
10


Các nhóm se thực hành nhiệm vụ đã được giao theo từng hoạt động cụ thể của bài học.
Dưới sự dẫn dắt, điều hướng của giáo viên, các thành viên trong từng nhóm se lần
lượt, luân phiên thuyết trình về kết quả chuẩn bị các câu hỏi tìm hiểu bài trong phiếu
học tập được giao.
Ở hoạt động 1, Tìm hiểu về ca dao, giáo viên yêu cầu đại diện 4 nhóm trình bày
nhanh tại chỗ trong thời gian quy định, sau đó giáo viên se trình chiếu hình ảnh và
video của hoạt động diễn xướng ca dao trên sân khấu để dẫn dắt vào bài.
Nhóm 1 Kể tên các thể loại chủ yếu của văn học dân gian ; Nhóm 2 Sưu tầm
tranh ảnh về vẻ đẹp bình dị của quê hương đất nước: cánh cò, đồng lúa, con trâu...
(những hình ảnh thường thấy trong ca dao) ; Nhóm 3:- Sưu tầm các bài ca dao em biết
hoặc đã được học; Nhóm 4: Thuyết minh về vai trò của ca dao trong đời sống xã hội.
Sau hoạt động của mỗi nhóm, giáo viên se nhấn mạnh, chốt lại những nội dung quan
trọng và ghi bảng ngắn gọn.
Ở hoạt động 2,giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận phần Tiể dẫn và văn bản

trong sách giáo khoa, giáo viên đóng vai trò là người dẫn dắt kiến thức, khơi gợi,
truyền đạt, giao nhiệm vụ và nhận xét đánh giá kết quả học tập của hoc sinh. Học sinh
sechủ động tiếp cận, khám phá tác phẩm. Về phần hoạt động nhóm: Đại diện các
nhóm se lên bảng trình bày các nội dung kiến thức về ca dao than thân yêu thương tình
nghĩa đã được phân công cụ thể trong phiếu hoc tập. Ngồi ra giáo viên se khuyến
khích học sinh mỡi nhóm tổng hợp kết quả đã chuẩn bị ở nhà vào một bảng phụ để bổ
sung kiến thức khi cần. Hoạt động nhóm không chỉ là quá trình thu thập kiến thức
trước khi tìm tiến hành giờ học trên lớp mà qua hoạt động này còn bồi dưỡng năng lực
hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm ( cùng làm bài tập, thảo luận, tìm ra kiến
thức...) và năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình đi tìm kiến thức có liên quan đến
bài học để trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Sau dó giáo viên đặt thêm câu
hỏi hoặc bổ sung về nội dung cho nhóm. Cuối cùng, giáo viên đánh giá kết quả phần
học sinh hoạt động, chốt ý và ghi bảng ngắn gọn.
Ở hoạt động 3: Luyện tập : Ở hoạt động này giáo viên se tiến hành cho học sinh
trả lời câu hỏi trắc nghiệm đã giao về nhà trong phiếu học tập. Giáo viên cho các nhóm
trình bày kết quả cần làm việc nhóm mình. Đại diện mỗi nhóm se đọc câu hỏi hỏi trắc
nghiệm và phần trả lời của nhóm mình theo nội dung tương ứng
+Nhóm 1: Câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề ca dao than thân
+Nhóm 2: Câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề ca dao yêu thương
+Nhóm 3: Câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề ca dao tình nghĩa
+Nhóm 4: Câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề ca dao hài hước
(Câu hỏi trắc nghiệm để ở phần Phụ Lục)
2.3.5. Tìm tòi và mở rộng
11


Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng được giáo viên triển khai cho học sinh cuối
tiết học. Giáo viên khuyến khích học sinh vận dụng, thực hành hoạt động tự học ở nhà
sau bài học phù hợp với sở trường năng lực cá nhân.
Thứnhất, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm những bài ca dao có cùng nội dung

với các bài ca dao đang học (mỗi nhóm 2 bài, học sinh đã chuẩn bị sẵn ở nhà)
Thứhai, giáo viên khuyến khích các em sáng tạoca dao theo chủ đề đã cho
sẵn( mỗi nhóm sáng tác một bài). Giáo viên tuyên dương cho điểm những bài sáng tác
hay, có cảm xúc.Ví dụ: Có thể bắt đầu bằng “Thân em như hạt mưa xa...:; Thân em
như giếng giữa đàng...Học sinh có thể sáng tạo theo cách của mình, trình bày trước
lớp. Hình thức đúng thể thơ lục bát, nội dung hợp lí, chuẩn mực đạo đức.
Thứ ba, giáo viên tở chức cho học sinh chơi trò chơi “tiếp sức”: : Giáo viên chia
lớp thành 4 nhóm và nêu luật chơi: Từ những bài ca dao đã sưu tầm được theo chủ đề
đã sẵn , mỗi nhóm cử một thành viên lên bảng, ngay sau khi thành viên thứ nhất viết
xong những câu mình nhớ thì thành viên thứ 2 tiếp tục. Đội thắng se là đội có số bài ca
dao nhiều nhất và đúng nhất (Có thể sử dụng giấy Ao tại chỗ bằng kĩ thuật khăn trải
bàn).
Thứ tư, giáo viên giao bài tập về nhà sau tiết học để học sinh làm bài. Đề bài:
Cảm nhận của em về một bài ca dao “Tát nước đầu đình” hoặc bài “ Trong đầm gì
đẹp bằng sen”.
Dù mỗi môn học có một nhiệm vụ riêng nhưng đều dựa trên mục tiêu chung là phát
triển con người toàn diện. Quan điểm dạy học của giáo viên cần phải linh hoạt, tạo
điều kiện để học sinh tự tin phát huy thế mạnh của riêng mình; Củng cố niềm tin ở học
sinh về giá trị mỡi con người và 8 dạng trí thơng minh. Nhất định mỡi học sinh se sở
hữu ít nhất một trong số 8 dạng trí thơng minh đó. Trong giờ học và ở phần vận dụng
thực hành sau giờ học, tôi thường tìm cách nhận ra thế mạnh của mỗi em, khuyến
khích các em thể hiện và phát triển năng lực riêng của mình.
Phần thực nghiệm sư phạm
- Mục đích thực nghiệm sư phạm:
Thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết
thực, khả thi, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ
văn của học sinh trường THPT Thạch Thành 4; Xác định mức độ phù hợp, hiệu quả và
tích khả thi của việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu ca dao than thân yêu thương tình
nghĩa trong chương trình Ngữ văn 10 ở trường THPT Thạch Thành 4; Khẳng định
được tính khoa học và hiệu quả của đề tài về phát triển năng lực tư duy, sáng tạo cho

học sinh trường THPT Thạch Thành 4.
- Nội dung thực nghiệm:
12


+ Điều tra và phân tích kết quả điều tra về đặc điểm học sinh lớp 10 của trường THPT
Thạch Thành 4.
+ Thiết kế 1 giáo án có sử dụng các biện pháp khi giảng dạy ca dao than thân yêu
thương tình nghĩa nhằm phát triển các năng lực cho học sinh trong chương trình Ngữ
văn 10.
+ Xây dựng đề kiểm tra và đáp án cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
+ Đánh giá sự phù hợp về nội dung, mức độ của đề kiểm tra trong giảng dạy.
+ Đánh giá về hiệu quả của biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
ca dao than thân yêu thương tình nghĩa trong chương trình Ngữ văn 10 theo phương
pháp dạy học tích cực

KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN
TÊN BÀI HỌC: CA DAO THAN THÂN YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
Thời lượng: 2 tiết
I.
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng YÊU CẦU CẦN ĐẠT
lực

(STT
của
YCCĐ)

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
- Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.

– Làm quen với cách biểu đạt mang đậm bản
săc, giá trị văn hóa tinh thần dân tộc Việt
– Năng lực thu thập thông tin về ca dao Việt Nam .
NĂNG LỰCĐỌC

NĂNG LỰC VIẾT

(1)

(2)

– Năng lực đọc – hiểu các bài ca dao – Năng lực hợp (3)
tác khi trao đổi, thảo luận về vai trò, giá trị nội dung,
nghệ thuật của thể loại ca dao.
-– Năng lực phân tích, so sánh các bài ca dao theo (1)
các chủ đề.
- Năng lực thẩm mĩ: Biết sử dụng ngôn ngữ một cách (2)
13


chính xác, gợi cảm khi viết đoạn văn hoặc văn bản.
NĂNG LỰC
NÓI VÀ NGHE

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân (1)
về ca dao Việt Nam.
(2)
- Biết trình bày một vấn đề trước tậpthể.
-Nghevànhậnbiếtđượctínhhấpdẫnvàýnghĩacủa các bài (3)
ca dao đang học.


NĂNG LỰC CHUNG
NĂNG LỰC GIAO - Hình thành cho học sinh khả năng sử dụng tiếng (1)
TIẾP VA HỢP TÁC Việt một cách lưu loát, khả năng phối hợp, tương tác
hỗ trợ cùng nhau thực hiện nhiệm vụ học tập.
NĂNG LỰC GIẢI -Hình thành cho học sinh khả năng phát hiện và lí (2)
QUYÊT VẤN ĐÊ giải những vấn đề nhập nhằng, mơ hồ, đa nghĩa, khó
VÀ SÁNG TẠO
hiểu trong ngôn từ ca dao.
- Năng lực sáng tạo: Hình thành cho học sinh khả
năng phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong
quá trình học tập
NĂNG LỰC TỰ - Năng lực tự chủ: Hình thành cho học sinh khả năng (3)
CHỦ VÀ TỰ HỌC làm chủ cảm xúc, suy nghĩ và hành động đúng đắn,
tự đánh giá, điều chỉnh hành động.
- Năng lực tự học: Biết tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu
học tập
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
TRUNG THỰC
Biết nhận thức được ý nghĩa của ca dao Việt Nam (1)
trong lịch sử văn học dân tộc.
NHÂN ÁI
TRÁCH NHIỆM

II.

Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà (2)
ca dao đem lại.
Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng của tác giả dân gian.
Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong (3)

ca dao Việt Nam .

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:Máy tính, máy chiếu, giấy AO, A4 bút dạ,
-Sưu tầm tranh ảnh, các làn điệu dân ca.
14


2. Học liệu: SGK, hình ảnh, video về hoạt động diễn xướng ca dao, phiếu
học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt
học

động Mục tiêu

Hoạt động
1:Khởi động
(10 phút)
GV:
Trình
chiếu
hình
ảnh và video
về hoạt động
diễn xướng
ca dao trên
sân khấu.
GV:
Tiến

hành
thảo
luận nhóm:
các nhóm trao
đổi thảo luận
và báo cáo
sản phẩm. Gv
gọi đại diện
nhóm
báo
cáo,
các
nhóm
khác
nhận xét bổ
sung.
Gv chốt lại
kiến thức.

- Kể tên được các
thể loại của văn
học dân gian.
- Sưu tầm các
tranh ảnh về ca
dao
- Kể tên được các
bài ca dao đã biết
hoặc đã học
- Thuyết minh về
vai trò của ca dao

trong đời sống
của con người
Việt Nam
– Năng lực trình
bày suy nghĩ, cảm
nhận của cá nhân
về vai trò của ca
dao Việt Nam
– Năng lực hợp
tác khi trao đổi,
thảo luận về các
thể loại của văn
học dân gian, sưu
tầm ca dao đã
được học, vai trò
của ca dao dân ca
trong đời sống .

Nội dung dạy học
trọng tâm
1. Các thể loại của văn
học dân gian:
- Thần thoại, sử thi, truyền
thuyết, truyện ngụ ngơn,
truyện cở tích, truyện cười,
câu đố, ca dao, tục ngữ, vè,
truyện thơ, chèo.
2. Thể loại ca dao
a/ Các bài ca dao quen
thuộc:

– Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng
khóc nỉ non.
Hoặc
-Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về
thăm
anh.
b/ Vai trò của ca dao trong
đời sống.
-Ca dao đóng vai trò như
một mảnh ghép của hồn
Việt, một mảnh ghép cổ
xưa, chân thành, mộc mạc
sâu sắc, dạt dào...
-Là công cụ đắc lực để
người thời nay nhận thức
quá khứ, cũng như tìm hiểu,
tiếp thu những vốn quý
trong tư tưởng, văn hóa của
ông cha để lại.

PP/KTDH
chủ đạo

Phương án
đánh giá



Phương
pháp: dạy
Sản
học theo dự phẩm: câu
án
trả lời của
– GV chia HS
lớp thành 4 - Phương
nhóm
và pháp đánh
giao nhiệm giá: hỏi đáp
vụ cho HS
- Công cụ
nghiên cứu
thực hiện ở đánh giá:
nhà( Phiếu câu hỏi,
học tập)

15


Hoạt động 2:
Hình thành
kiến thức 1
(10 phút)
GV
hướng
dẫn HS tìm
hiểu chung ca

dao qua hoạt
động trả lời
các câu hỏi
sau:

-Nêu được khái
niệm ca dao
-Phân loại được
ca dao
- Vận dụng kiến
thức về ca dao để
lí giải nội dung,
nghệ thuật của ca
dao.
– Năng lực thu
thập thông tin liên
quan đến ca dao.

Hình thành – Đọc- hiểu ca
kiến thức 2
dao trữ tình theo
đặc trưng thể loại.
* Thao tác 1: - Cảm nhận được
GV hướng tâm tư, tình cảm
dẫn HS đọc của người dân lao
văn
bản động
+ Chú ý - Sau bài học,
giọng
điệu người học ý thức:

diễn cảm, tha Trân trọng vẻ đẹp
thiết,
đằm tâm hồn của
thắm.
người lao động
* Thao tác 2:
Tìm
hiểu
Các bài ca

I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái niện: Là thể thơ trữ
tình dân gian, là tiếng nói
của tình cảm: tình yêu quê
hương đất nước, tình cảm
gia đình, tình yêu đôi lứa.
2.
Phân
loại:
– Ca dao trữ tình
– Ca dao hài hước
3. Đặc điểm về nội dung
và nghệ thuật
-Nội dung: Là những tiếng
hat than thân, những lời ca
yêu thương tình nghĩa cất
lên từ cuộc đời còn nhiều
xót xa, cay đắng nhưng đằm
thắm ân tình bên cạnh đó
còn là lời ca hài hước thể

hiện tinh thần lạc quan của
người lao động
-Nghệ thuật: Lời ca dao
ngắn gọn, phần lớn theo thể
lục bát hoặc lục bát biến
thể, ngôn ngữ gần gũi, giàu
hình ảnh so sánh...
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

- PP vấn
đáp, nêu và
giải
quyết
vấn đề
- Kĩ thuật
khăn trải bàn

- Đàm thoại
gợi mở;
1. Bài ca dao số 1:
- Mở đầu: “Thân em” ->
Mơ típ quen thuộc trong ca
dao, là lời than của người
phụ nữ trong XHPK, chịu
nhiều bất hạnh, đau khổ.
- So sánh, ẩn dụ: Như tấm
lụa đào(Đẹp, cao quý)
- “Phất phơ ...tay ai”:
Không định hướng, không
làm chủ được số phận


- Dạy học
hợp
tác
(Thảo luận
nhómđã giao
nhiệm
vụ
trong phiếu
học tập, thảo
luận
cặp
đôi);

Sản
phẩm:
Khăn trải
bàn
- Phương
pháp đánh
giá:
hỏi
đáp, đánh
giá
sản
phẩm học
tập
- Chủ thể
đánh giá:
GV, HS


- Đánh giá
qua quan
sát thái độ
của HS khi
thảo luận
do
GV
đánh giá

16


dao
than
thân,
yêu
thương tình
nghĩa
(Câu
hỏi
trong phiếu
học tập đã
giao cho từng
nhóm)

=> Khẳng định vẻ đẹp của Thuyết
người con gái, đồng thời thể trình
hiện tâm trạng ngậm ngùi
chua xót cho thân phận

mình.
2. Bài ca dao sớ 2, 3
a. Bài 2
- Giống với mơ típ mở đầu
“Thân em” ở bài số 1
- Hình ảnh củ ấu gai “ ruột
trắng, vỏ đen, ngọt bùi”->
Hình thức xấu xí nhưng tâm
hồn cao đẹp, nhấn mạnh
khẳng định giá trị thực của
cô gái
b. Bài 3
- Đại từ phiếm chỉ “ai”: Rất
quen thuộc trong ca dao, chỉ
người trong cuộc, họ bị cha
mẹ ép duyên, chia cắt tình
yêu.
-Từ “ai” còn là sự trách
móc, oán giận nghe xót xa
chua chát.
-Hình ảnh “ sao Hôm, sao
Mai, sao Vượt” : nhằm
khẳng định sức mạnh của
tình yêu, tấm lòng thủy
chung sắc son.
3. Bài ca dao số 4, 5
a. Bài số 4
- Chủ thể trữ tình: Cô gái
- Các thủ pháp nghệ thuật:
điệp từ, nhân hóa, hoán dụ.

- Hình ảnh “chiếc khăn”:
vật trao duyên, luôn gắn bó,
gợi nhớ kỉ niệm, gói trọn
tình cảm đôi lứa , diễn tả
nỗi nhớ da diết, triền miên
- Hình ảnh “ ngọn đèn”:
17


Yêu cầu hs tự
tổng kết bài
học
về
phương diện
nội dung và
nghệ thuật.

HS tự tổng kết
bài
học
về
phương diện nội
dung và nghệ
thuật.

Gợi ra đêm khuya vò võ
canh tàn, thao thức nhớ
nhung, nỗi nhớ mãnh liệt,
tình yêu không lụi tắt.
- Hình ảnh “đôi mắt”: Cửa

sổ tâm hồn, bộc lộ nỗi nhớ
khắc khoải không ngủ
được.
-Lo phiền: Tình yêu bị ngăn
cấm từ gđ, xã hội phong
kiến.
b. Bài số 5
- Là lời của người con gái
bày tỏ ước muốn gặp gỡ,
gắn bó yêu thương.
- Ước muốn được thổ lộ
qua hình ảnh “chiếc cầu dải
yếm”
=> Lời tỏ tình kín đáo,
duyên dáng mà rất táo bạo.
4. Bài ca dao số 6
- Muối và gừng: gia vị quen
thuộc trong bữa ăn hàng
ngày của người bình dân
- Ba vạn sáu ngàn ngày:
chỉ thời gian dài mà vẫn
giữ được tình nghĩa ban
đầu
=> Tác giả dân gian muốn
khẳng định sự gắn bó thủy
chung của con người, nhất
là trong tình cảm vợ chồng.
III.TỔNG KẾT
1.Nội dung: Các bài ca dao
than thân, yêu thương tình

nghĩa đều thể hiện vẻ đẹp
tâm hồn của người bình
dân: nhân cách cao đẹp, tấm
lòng thủy chung, coi trọng
tình nghĩa.
18


2. Nghệ thuật: Sử dụng các
phép so sánh, ẩn dụ, hình
ảnh, biểu tượng quen thuộc
Hoạt động 3: -Vận dụng kiến Câu hỏi trắc nghiệm (Đính
Luyện
tập thức, hiểu biết, kèm phần Phụ Lục)
Thành viên
năng lực hợp tác
các nhóm trả
GV. Yêu cầu để tìm đáp án
lời
học sinh các đúng
nhóm trả lời - Cảm nhận được
câu hỏi trắc tâm tư, tình cảm
nghiệm về ca của người dân lao
dao.
động theo nội
dung đã cho trong
phần
trắc
nghiệm(Câu hỏi
phụ để xác định

đội thắng và cho
vào điểm miệng)
Hoạt động
4:Tìm tòi và
mở rộng.
GV. Yêu cầu
học sinh đọc
các bài ca dao
đã sưu tầm
được
-Tổ chức trò
chơi
“Tiếp
sức”
-Yêu cầu học
sinh viết bài
văn cảm nhận
về ca dao(về
nhà)

– Năng lực thu
thập thông tin liên
quan đến ca dao.
- Biết sử dụng
ngơn ngữ một
cách chính xác,
gợi cảm khi viết
đoạn văn hoặc
văn bản.
- Năng lực thẩm

mĩ, năng lực trình
bày suy nghĩ, cảm
nhận của cá nhân
về một bài ca dao.
-

- Sưu tầm các bài ca dao PPDH giải
theo chủ đề cho sẵn
quyết vấn đề
- Chơi trò chơi “Tiếp sức”
,trò
chơi
- Bài tập phát triển năng lực
viết văn bản:Cảm nhận về
bài ca dao “Tát nước đầu
đình” hoặc
“Trong đầm gì đẹp bằng
sen”(Bài tập về nhà)

Sản
phẩm: câu
trả lời của
HS
- Phương
pháp đánh
giá: hỏi đáp
- Công cụ
đánh giá:
câu hỏi,


- Đánh giá
bài làm của
học sinh
- HS thực
hiện nhiệm
vụ:
- HS báo
cáo kết quả
thực hiện
nhiệm vụ:
(tiết sau)

- Tổ chức thực nghiệm:
19


+ Đối tượng và phạm vi thực nghiệm:
Tên trường
Tên lớp
THPT
Thạch 10B4 (Lớp thực nghiệm)
10B5 (Lớp đối chứng)
Thành 4
+ Dạy thực nghiệm

Sĩ số HS
38

Giáo viên thực hiện


40

Nguyễn ThịHạnh

Nguyễn ThịHạnh

Để phần dạy thực nghiệm khách quan và hiệu quả, tôi mời các đồng nghiệp
trong tổ bộ môn tham gia dự giờ tiết học thực nghiệm để khảo sát, phân tích và rút ra
kết luận.
Trong năm học 2020-2021, sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi đã thực hiện một
số hình thức kiểm tra, khảo sát dựa trên câu hỏi cuối bài đối với học sinh 2 lớp khối 10
ở trường THPT Thạch Thành 4 và thu được kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

10B4

38

10B5

40

Giỏi
Số
lượng
20
6


%
52,6
15

Khá
Số
lượng
10
15

%
26,3
37,5

Trung bình
Số
%
lượng
8
21,1
14
35

Yếu
Số
lượng
0
5

%

0
12,5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực
nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở lơp
thực nghiệm (10B4) cao hơn hẳn ở lớp đối chứng (10B5), đặc biệt là tỷ lệ bài khá giỏi
tăng lên đáng kể. Vì trong quá trình học tập các em được chủ động lĩnh hội kiến thức
dưới sự hướng dẫn của giáo viên, việc tự mình tham khảo, nghiên cứu tài liệu để hoàn
thành các phiếu học tập đã giúp các em có kiến thức cơ sở, kiến thức “nền” và có
những tìm tòi, khám phá mới lạ, thú vị nên các em tham gia và tiếp thu bài học một
cách hứng khởi, chủ động, nắm kiến thức tại lớp một cách sâu sắc và bền vững. Hoạt
động nhóm giúp các em phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề; Hoạt
động thuyết trình giúp các em rèn luyện năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, khả
năng giao tiếp. Các em là những người học được làm chủ kiến thức trong tiết học,
được tham gia tranh biện trong các tình huống học tập cụ thể để phát triển tư duy phản
biện, khả năng làm chủ tình huống, xử lý tình huống. Điều này thực sự hữu ích cần
thiết và ý nghĩa.
Mặt khác việc giao nhiệm vụ vào phiếu học tập để các em chuẩn bị kiến thức
mới cho tiết học ở hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng thực hành đã thực sự
20


đem lại kết quả nằm ngồi sự dự đốn chủ quan của cá nhân tôi. Sản phẩm học tập của
học sinh được chuẩn bị rất phong phú đa dạng. Trong các hoạt động, nhất là phần trả
lời câu hỏi trắc nghiệm và phần chơi trò chơi “Tiếp sức” đã tạo nên một khơng khí của
giờ học vơ cùng sơi nởi, hào hứng thi đua giữa các nhóm. Đặc biệt phần bài tập về
nhàcác em đã có tinh thần tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu để có những bài viết vô cùng
giàu cảm xúc và sâu sắc khi cảm nhận về các bài ca dao. Tiêu biểu như bài cảm nhận

về bài ca dao “ Tát nước đầu đình” của em Nguyễn Thị Thu Trang hoặc bài cảm nhận
về bài ca dao “ Trong đầm gì đẹp bằng sen” của em Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Thị
Thu..... Những hoạt động ấy không những rèn luyện cho các em khả năng đọc, viết
cảm nhận về cái đẹp, khả năng tìm tòi nghiên cứu mà còn khơi gợi tình yêu với văn
học dân gian, bồi đắp những xúc cảm, những rung động thật sự chân thành về tình yêu
quê hương đất nước, tình yêu con người, trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người.
(Đính kèm trong phụ lục). Đó còn là những bài ca dao được học sinh tự sáng tác dựa
theo mơ típ có sẵn. Những tác phẩm ấy còn non nớt về giá trị nghệ thuật nhưng lại là
những rung cảm thẩm mĩ đặc biệt của các em (Đính kèm trong phụ lục). Như vậy việc
đổi mới phương pháp dạy học không chỉ giúp các em củng cố bài học trên lớp mà còn
rèn luyện, phát triển năng lực thẩm mĩ, khả năng sáng tạo và phát huy được sở trường,
năng khiếu của từng cá nhân người học.
Còn tại lớp đối chứng, số bài trung bình còn nhiều, thậm chí có cả bài yếu. Học
sinh không hiểu sâu bài học và se không hứng thú học tập môn Ngữ văn nếu tình trạng
dạy “chay”, dạy “thụ động” diễn ra thường xuyên.
Như vậy, phương án thực nghiệm không những giúp cho bài giảng giáo viên
thêm sinh động, hấp dẫn, tránh đơn điệu khô khan mà còn giúp cho học sinh hứng thú,
chủ động, tích cực lĩnh hội tri thức; Qua đó phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư
duy sáng tạo,năng lục ngôn ngữ, bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Điều đó se
cải thiện, chuyển biến tích cực thái độ và kết quả học tập của học sinh.
Đối với giáo viên, sau hoạt động giảng dạy, dự giờ và việc thảo luận, đánh giá,
góp ý bổ sung; Cả giáo viên giảng dạy lẫn giáo viên dự giờ đều rút ra được những kinh
nghiệm, những điểm mới, những ý tưởng cho việc thực hiện hoạt động khi giảng dạy
chùm ca dao “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”. Đặc biệt tinh thần thái độ
cùng những sản phẩm học tập của học sinh truyền cho thầy cô niềm hứng khởi và
động lực cố gắng trong hoạt động giảng dạy của mình.
Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
+ Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở bậc THPT.
+ Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập, tìm tòi sáng tạo của học sinh.
21



+ Bồi dưỡng và phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh.
+ Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.
+ Có thể áp dụng với nhiều tiết đọc-hiểu Ngữ văn khác; Áp dụng cho phân môn Tiếng
Việt, Tập làm văn trong cả 3 khối học và các môn học khác.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Đối với các môn học nói chung, đặc biệt là môn Ngữ văn, giáo viên chính là
người truyền lửa để thởi lên niềm đam mê học tập ở các em. Bởi vậy, suy tư trăn trở để
tìm ra những phương án tiếp cận, giảng dạy hiệu quả luôn là mục tiêu, trách nhiệm của
mỗi giáo viên tâm huyết với nghề. Đối với mỗi đối tượng, mỗi bài học cụ thể luôn có
những cách tiếp cận giảng dạy phù hợp khác nhau. Đối với chùm bài ca dao than thân
yêu thương tình nghĩa, ngôn từ ca dao mặc dù ngắn gọ dế hiểu nhưng để học sinh cảm
nhận được vẻ đẹp của ca dao cũng như vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong ca
dao để lại khơng hề đơn giản. Chính vì thế, với đề tài này, người viết đã cố gắng vận
dụng sự tìm tòi nghiên cứu, niềm say mê với ca dao dân ca cùng kinh nghiệm giảng
dạy Ngữ văn nói chung, ca dao Việt Nam nói riêng để xây dựng một phương án, một
giải pháp dạy học cụ thể, chi tiết để học sinh có được sự chủ động, tự giác, tích cực và
hứng thú đối với tiết học này.
Để làm được điều đó và có được kết quả như mong đợi, giáo viên phải thực sự
có thời gian, tâm huyết, sáng tạo cho việc thiết kế bài dạy và chú ý đến biện pháp
hướng dẫn học sinh tự học. Đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin hiện
nay, nếu phương pháp giảng dạy của người thầy cứng nhắc, máy móc, thụ động se
không gây được hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên se không đạt được mục tiêu
giáo dục.
Hiện nay, phát triển năng lực và phẩm chất cho người học là vô cùng quan trọng
trong môn Ngữ văn , nhằm bồi dưỡng và rèn luyện toàn diện về mặt nhân cách cũng
sự phát triển về mặt tri thức cho người học, đem lại hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng,

giáo dục. Đồng thời, hoạt động đó giúp giáo viên tự học tập tự bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ và nghệ thuật sư phạm.
3.2 Kiến nghị.
Sau tiết học, giáo viên tập hợp các tài liệu học tập liên quan đến bài học, giáo
án, phiếu học tập, phần kết quả sản phẩm học tập của học sinh để làm tư liệu, hồ sơ
dạy học cho bản thân và nhóm chuyên môn. Sau mỗi tiết học của từng giáo viên về nội
22


dung đó thì nhóm chuyên môn tổ chức trao đổi, sinh hoạt nhóm để xây dựng một giáo
án mẫu để dạy học hiệu quả. Đồng thời sau mỗi một năm học, vẫn một tiết học đó
nhưng với một đối tượng học sinh khác nhau, giáo viên se có sự phát triển hoàn thiện
hoạt động giảng dạy; Biết làm mới bài học và làm mới chính mình, đáp ứng được yêu
cầu đổi mới trong giáo dục.
Nhà trường cần có các hoạt động cụ thể thiết thực (có thể lồng ghép vào hoạt
động của Đồn Thanh niên) để khuyến khích hoạt động tự học, tinh thần chủ động tự
giác của học sinh trong từng môn học như: Xây dựng và duy trì hoạt động của các câu
lạc bộ học tập đối với từng bộ môn. Đối với môn Ngữ văn có thể phát động cuộc thi
sáng tác của học sinh theo các chủ đề trọng tâm như: Thầy cô và mái trường, chủ
quyền biển đảo, tình cảm gia đình....
Sở Giáo dục cần có chính sách hỡ trợ, bở sung các thiết bị dạy học, bổ sung tài
liệu phục vụ môn học Ngữ văn cho các trường THPT đóng trên địa bàn vùng khó
khăn, xa khu vực thành thị để giáo viên có thể dễ dàng vận dụng các kỹ thuật dạy học
tích cực.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao

chép nội dung của người khác.
Ngươi thưc hiên

Nguyễn Thị Hạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam (2005)–– NXB Văn học.
2. Vân Anh (Sưu tầm và biên soạn ) - Tục ngữ ca dao Việt Nam (2015)- Tái bản –
NXB Văn học.
23


3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Ca dao Việt Nam”, trang web:
.
4. Đức Trí - Tục ngữ thành ngữ ca dao Việt Nam – NXB Thanh Hóa.
5. Nguyễn Hoàng Phương - Ca dao tục ngữ Việt Nam (2001) -– NXB Thanh niên.
6. Phương Thu – Ca dao tục ngữ Việt Nam (2004) – NXB Văn học.

24



×