Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số giải pháp thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chủ đề hô hấp ở thực vật sinh học 11 nhằm phát triển năng lực học sinhTHPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.9 KB, 24 trang )

SỞ
SỞGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠOTHANH
THANHHỐ
HỐ*

PHỊNG
GD&ĐTTHPT
....(TRƯỜNG
THPT....)**
TRƯỜNG
HÀ TRUNG
(*Font Times New Roman, cỡ 15, CapsLock;
** Font Times New Roman, cỡ 16, CapsLock, đậm)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Font Times New Roman, cỡ 15, CapsLock)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP
TÊN ĐỀ
TÀI DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
THỰC HÀNH
THÍ
NGHIỆM
TRONG


(Font Times New Roman, cỡ 16-18, CapsLock, đậm)
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT NHẰM PHÁT TRIỂN PHẢM CHẤT
NĂNG LỰC HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Nguyễn Văn A
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vịNgười
cơng tác:
B Thuận
thựcTrường
hiện: THCS
Trịnh Thị
SKKNChức
thuộcvụ:
lĩnh Giáo
vực (mơn):
viên Tốn
(Font Times New Roman, cỡ SKKN
15, đậm, đứng;
mục
Đơnvực
vị công
tác chỉ ghi
đối với
các SKKN
thuộc
lĩnh
(môn):
Sinh
học

thuộc các bậc MN, cấp TH và THCS, các cấp/bậc khác khơng ghi)

THANH HỐ NĂM ……
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)

THANH HOÁ NĂM 2021
MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1


1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Năng lực và năng lực sinh học
2.1.2. Thí nghiệm và bài tập thực hành thí nghiệm
2.1.3 Vai trị của thí nghiệm và bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học phát
triển phẩm chất,năng lực.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng giảng dạy của giáo viên.
2.2.2 Thực trạng học tập của học sinh.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Quy trình thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm.
2.3.2. Tổ chức dạy học thực hành thí nghiệm phát triển năng lực sinh học cho
học sinh ở trường trung học phổ thông
2.3.2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học thực hành thí nghiệm theo hướng phát triển
năng lực sinh học cho học sinh
2.3.2.2. Quy trình tổ chức dạy thực hành thí nghiệm phát triển phẩm chất, năng
lực cho học sinh.
3.2.3. Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chủ đề «
Hơ hấp ở thực vật - Sinh học 11 » nhằm hình thành và phát triển phẩm chất
năng lực học sinh
3.2.3.1. Bài tập thực hành thí nghiệm hình thành kiến thức mới
3.2.3.2. Bài tập thực hành thí nghiệm dùng trong luyện tập, củng cố, kiểm tra
đánh giá - hồn thiện kiến thức.
3.2.3.3. Bài tập thực hành thí nghiệm trong hoạt động vận dụng, tìm tòi mở
rộng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1
1
1
1
2
2
2
2

3
4
5
5
5
5
6

6
7
7
12
16
18
19
20
20

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay nghành giáo dục đào tạo đang ra sức đổi mới toàn diện để bắt kịp xu
hướng hiện đại. Mục tiêu trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là bảo đảm
“Phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với
những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hồ đức, trí, thể, mĩ; chú
2


trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề (GQVĐ)
trong học tập và đời sống” 1 . Để đạt được mục tiêu đó thì việc đổi mới, lựa chọn
phương pháp kỹ thuật dạy học phù hợp đóng vai trị tiên qút. Phương pháp

dạy học yêu cầu tạo ra các tình huống để vừa học nội dung lý thuyết vừa giải
quyết các vấn đề thực tiễn lý thuyết đã học đồng thời phát triển tối đa các phẩm
chất, năng lực của người học. Trong dạy học có nhiều phương pháp, kỹ thuật
dạy học khác nhau để phát huy yêu cầu đó. Sinh học là một mơn khoa học thực
nghiệm, lấy quan sát và thí nghiệm làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu. Vì vậy
thực hành là một phương pháp nghiên cứu sinh học đồng thời cũng là một
phương pháp dạy học đặc trưng có hiệu quả cao. Việc thiết kế, sử dụng bài tập
thực hành thí nghiệm trong dạy học một mặt các em được trang bị kiến thức,
củng cố kiến thức, mặt khác phát triển phẩm chát, năng lực trong quá trình học.
Trên cơ sở đó, các em biết vận dụng kiến thức sinh học vào đời sống sản xuất,
đáp ứng yêu cầu giáo dục tổng hợp, chuẩn bị nguồn nhân lực cho cơng cuộc hội
nhập cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc dạy học
thực hành thí nghiệm cịn nhiều khó khăn, cách thức sử dụng thí nghiệm cũng chưa
có nhiều đổi mới, rất ít được sử dụng theo hướng dạy học tích cực phát huy năng
lực học sinh  7 . Vì vậy, để góp phần phát huy được nhiều hơn những giá trị của
thực hành thí nghiệm đem lại, trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất và phương
tiện thực hành như hiện nay, tôi nhận thấy việc sử dụng các bài tập thực hành thí
nghiệm trong dạy học chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi
mới dạy. Từ những lý do nêu trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số giải
pháp thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chủ đề
Hô hấp ở thực vật - Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực học sinhTHPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, thiết kế được các bài tập thực hành thí nghiệm trong chủ đề
Hơ hấp ở thực vật .
Tìm ra phương pháp sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy
học để góp phần phát triển năng lực cho học sinh Trung học phổ thông (THPT)
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các bài tập thực hành thí nghiệm và phương pháp sử dụng bài tập thực
hành thí nghiệm để phát triển năng lực học sinh qua chủ đề “Hô hấp ở thực vật Sinh học 11”

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài
- Phương pháp quan sát: Quan sát ý thức học tập của học sinh
- Phương pháp điều tra cơ bản
+ Đối với giáo viên : Tham khảo giáo án, dự giờ của các giáo viên
+ Đối với học sinh: Dùng phiếu điều tra hứng thú học tập, ý thức học tập,
khả năng lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học
3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Năng lực và năng lực sinh học
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Năng lực là thuộc tính
cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn
luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một
loại hoạt động nhất định, nhằm đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ
thể’ 1 . Năng lực gồm những năng lực chung ( tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp
tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo) và những năng lực đặc thù bộ môn Sinh học
(gọi tắt là năng lực sinh học) như: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học  2 .Trong đó, mỗi năng lực đều đưa các tiêu chí, cụ
thể:
- Năng lực nhận thức sinh học: Học sinh trình bày, phân tích được các kiến thức
sinh học cốt lõi và các thành tựu công nghệ sinh học trong các lĩnh vực.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống bao gồm:
(1) Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống.
(2) Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.

(3) Lập kế hoạch thực hiện.
(4) Thực hiện kế hoạch.
(5) Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã
học để giải thích, đánh giá các hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời
sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp.
2.1.2. Thí nghiệm và bài tập thực hành thí nghiệm
a. Thí nghiệm
Nói một cách khái qt "thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến
đổi nào đó trong điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh"
Thực hành thí nghiệm được hiểu là tiến hành các thí nghiệm trong các hoạt
động thực hành được học sinh thực hiện để học sinh hiểu rõ mục đích thí nghiệm,
điều kiện thí nghiệm. Qua thực hành và quan sát thí nghiệm, HS xác định được
bản chất của hiện tượng quá trình  4 .
Thí nghiệm là phương pháp cơ bản trong nghiêm cứu khoa học, người
nghiên cứu chủ động sáng tạo ra các hiện tượng , thay đổi điều kiện quan sát và
tạo khả năng đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng, nó cho
phép tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, mối quan hệ nhân quả giữa các hiện
tượng.
Trong dạy học Sinh học, thực hành thí nghiệm dùng để tổ chức dạy học
các nội dung về cơ chế sinh lí, quy luật nhằm tìm ra bản chất của đối tượng.
Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, học sinh có thể tìm tòi, phát hiện ra
4


các cơ chế sinh lí, quy luật hoạt động hoặc chứng minh một hiện tượng trong
quá trình sống của sinh vật,… Nhờ thí nghiệm, HS có thể đi sâu tìm hiểu nguyên
nhân, bản chất bên trong, mối quan hệ phức tạp đa chiều trong cấu trúc, chức
năng của sự vật, hiện tượng  4 .
b. Bài tập thực hành thí nghiệm

Theo Nguyễn Đức Thâm bài tập thực hành thí nghiệm (bài tập thực
nghiệm) là bài tập đòi hỏi học sinh khi giải phải làm thí nghiệm, qua đó hình
thành nên các kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo.
Nguyễn Thượng Chung cho rằng, bài tập thực hành thí nghiệm là bài tập
đòi hỏi học sinh vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực
nghiệm, các kỹ năng hoạt động trí óc và chân tay để tự mình giải quyết vấn đề,
đề ra phương án, lựa chọn phương tiện, tiến hành thí nghiệm... nhằm rút ra kết
luận khoa học.
c. Phân loại bài tập thực hành thí nghiệm.
Bài tập thực hành thí nghiệm có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hình thức 1: Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất cần thiết đề làm thí
nghiệm.
Hình thức 2: Bài tập chỉ giải bằng lý thuyết (mang tính thực nghiệm tưởng
tượng)
Hình thức 3: Bài tập bằng hình vẽ ( dùng hình vẽ để mơ tả cách lắp đặt thí
nghiệm, hoặc từ hình vẽ cho trước phân tích các khả năng phù hợp)
Trong dạy học Sinh học nên ưu tiên sử dụng hình thức 1, vì đây là bài tập
mang tính chất thực hành. Ở hình thức 2 và 3, học sinh dưới sự hướng dẫn của
giáo viên tham gia thiết kế, mơ tả, đề xuất phương án thí nghiệm trên giấy và bút
(bằng lời hoặc hình ảnh ), từ đó rút ra kết luận. Loại bài tập này được sử dụng
trong trường hợp thiếu thiết bị thí nghiệm, thời tiết xấu khơng tiến hành được thí
nghiệm, hoặc sử dụng trong khâu củng cố, vận dụng, kiểm tra đánh giá....(gọi là
bài tập thực hành thí nghiệm trên giấy và bút)
2.1.3 Vai trị của thí nghiệm và bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học
phát triển phẩm chất,năng lực.
Dạy học thực hành thí nghiệm có vai trị quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện, trong việc rèn luyện kỹ năng, hình thành, phát triển
phẩm chất và năng lực, tăng lịng say mê, hứng thú với mơn học của học sinh, cụ
thể:
-Thông qua việc giải các bài tập thực hành thí nghiệm, học sinh vừa phát

hiện được tri thức mới, củng cố, mở rộng tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng
thao tác thực hành, các kỹ năng tư duy và phát triển năng lực phẩm chất.
-Tiến hành thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện được những đức tính như
chính xác, cẩn thận, khoa học, đặc biệt là phương pháp phát triển tư duy và tác
phong nghiên cứu khoa học
- Bài tập thực hành thí nghiệm tạo điều kiện cho học sinh quan sát, tiếp
xúc và sử dụng các thiết bị thí nghiệm là phương pháp có ưu thế trong việc rèn
luyện tư duy kỹ thuật, tư duy lơgic, rèn lun kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng
5


quan sát, phân tích và xử lí thơng tin, xây dựng giả thuyết nghiên cứu, lập kế
hoạch thực hiện. Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề , năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu khoa học , đặc biệt là năng lực tìm hiểu thế giới
sống
- Trong quá trình thực hành thí nghiệm học sinh được tham gia các hình
thức “học tập cá nhân”, “ học hợp tác” nhờ đó năng lực tự học, năng lực giao
tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển.
Có thể nói bài tập thực hành, thí nghiệm giúp học sinh hình thành, phát
triển cả 3 thành phần của năng sinh học: Năng lực nhận thức sinh học, năng lực
tìm hiểu thế giới sống, năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học, đặc biệt là
năng lực tìm hiểu thế giới sống. Đồng thời, dạy học thực hành thí nghiệm góp
phần phát triển phẩm chất như: tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên
nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các qui luật tự nhiên từ đó biết ứng xử với
thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
Bảng 1. Bảng mô tả ý nghĩa của dạy học thực hành thí nghiệm với năng lực sinh
học của học sinh
Nhận thức - Trình bày, phân tích được các đặc điểm của các đối tượng sống và các quá
sinh học
trình sinh học

- Phân loại, so sánh được các đối tượng, các quá trình sinh học.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng
Tìm
hiểu - Đề xuất được các giả thuyết trước khi thực hành
thế
giới - Tiến hành các thao tác thực hành như làm thí nghiệm, quan sát…
sống
- Viết và trình bày được kết quả thực hành.
Vận dụng - Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến kết quả thực hành.
kiến thức kỹ - Đề xuất được các biện pháp chăm sóc sức khỏe con người, bảo vệ thiên
năng đã học nhiên và mơi trường.

Tóm lại, bài tập thực hành thí nghiệm cung cấp cho học sinh cả kiến thức,
cả phương thức dành lấy kiến thức và mang lại niềm vui trong học tập của sự
phát hiện. Do đó, bài tập thực hành thí nghiệm vừa là mục đích, vừa là nội dung,
vừa là phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh ,
hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Bài tập thực hành thí
nghiệm có tác dụng tồn diện về cả 3 mặt: giáo dục, giáo dưỡng, giáo dục kỹ
thuật tổng hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, tơi đã tiến hành điều tra thực trạng sử
dụng bài tập thực hành của giáo viên và năng lực của HS bằng quan sát, trao đổi
trực tiếp, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh và giáo viên, dự giờ
thăm lớp, nghiên cứu hồ sơ, giáo án. Tôi nhận thấy :
2.2.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên.
Trong qúa trình dạy học Sinh học nói chung và chủ đề Hơ hấp ở thực vật
– Sinh học 11 nói riêng thực trạng thiết kế giáo án có sử dụng bài tập thực hành
để phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh chưa được giáo viên sử dụng
nhiều. Trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên có tâm lý ngại dạy các bài thực
6



hành đặc biệt là các bài thực hành khó thực hiện vì nhiều lí do, trong đó có lý do
là thiết kế bài tập thực hành rất khó thực hiện vì mất nhiều thời gian và khó làm,
kỹ thuật thiết kế và sử dụng các bài tập thực hành trong dạy học còn hạn chế,
thiếu thốn về cơ sở vật chất và phương tiện thực hành... Vì vây, tôi thấy rằng đa số
giáo viên thường hay sử dụng phương pháp dạy học truyền thống trong giảng
dạy. Ở phương pháp này chủ yếu là hoạt động của giáo viên nhằm truyền đạt các
kiến thức có trong sách giáo khoa cho học sinh.
Tuy nhiên, đa số ý kiến đã cho rằng việc thiết kế và sử dụng các bài tập
thực hành thí nghiệm để rèn luyện một số kỹ năng tư duy, phát triển phẩm chất
năng lực cho học sinh trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
thực vật – Sinh học 11 là rất cần thiết để kích thích tính tích cực hoạt động và
sáng tạo của học sinh.
2.2.2. Thực trạng học tập của học sinh.
Qua sử dụng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh về giải pháp sử dụng
các bài tập thực hành thí nghiệm trong day học đa số các em rất hứng thú, muốn
được quan sát các thí nghiệm, được tự tay làm thí nghiệm để tìm hiểu thế giới
sống, để chứng minh kiến thức đã học nhằm khắc sâu kiến thức.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu kết hợp với thực tế giảng dạy nhiều năm
tối đúc kết được một số kinh nghiệm thiết kế và sử dụng các bài tập thực hành
thí nghiệm trong giảng dạy sinh học và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi xin
mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
2.3.1 Quy trình thiết kế bài tập thực hành thí nghiệm.
Theo tơi quy trình thiết kế một bài tập thực hành thí nghiệm phát triển
phẩm chất năng lực học sinh gồm các bước như sau :
Bước 1. Xác định phẩm chất, năng lực cần phát triển.
Bước 2. Nghiên cứu nội dung chủ đề .
Bước 3. Xây dựng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm có thể trong chủ dề .

Bước 4. Phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh bằng việc tổ chức giải các
bài tập thực hành thí nghiệm.
Khi xây dựng bài tập thực hành thí nghiệm cần chú ý :
+Xác định được chủ đề của bài tập thực hành
+ Xác định mục đích dạy học thơng qua bài tập thực hành
+ Nội dung của bài tập thực hành : Đầy đủ thông tin, dữ liệu, yếu tố cấu
thành thí nghiệm để phân tích và giải bài tập thực hành thí nghiệm.
+ Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết
2.3.2. Tổ chức dạy học thực hành thí nghiệm phát triển năng lực sinh học
cho học sinh ở trường trung học phổ thông
2.3.2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học thực hành thí nghiệm theo hướng phát
triển năng lực sinh học cho học sinh
Để thực hiện được việc hình thành và phát triển năng lực cần đảm bảo yêu cầu:
kiến thức phải được tự kiến tạo chứ không phải qua con đường chuyển giao truyền
thụ một chiều. Việc tổ chức dạy học thực hành thí nghiệm theo hướng phát triển
7


phẩm chất năng lực cho học sinh ở trường phổ thơng cần thực hiện theo các ngun
tắc chính:
(1) Đảm bảo những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và năng
lực theo quy định của Bộ GD-ĐT;
(2) Tạo được hứng thú, động cơ học tập và sự chủ động cho người học, trong
đó việc sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn có ý nghĩa quan trọng;
(3) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động thực hành thí nghiêm tương
ứng với việc phát triển năng lực sinh học cụ thể.
2.3.2.2. Quy trình tổ chức dạy thực hành thí nghiệm phát triển phẩm chất,
năng lực cho học sinh.
Năng lực được hình thành từ các hoạt động và thơng qua hoạt động, năng
lực có thể được hình thành và phát triển  6 . Do vậy, năng lực người học chỉ được

hình thành và phát triển chỉ khi người học được tham gia như một chủ thể vào
các hoạt động học tập trong mối quan hệ với tập thể. Thông qua việc tham gia vào
các hoạt động học tập, HS vừa chủ động lĩnh hội kiến thức, vừa phát triển năng lực
và từ đó, họ có khả năng giải quyết những vấn đề tương tự phát sinh trong cuộc
sống. Bởi vậy, muốn phát triển năng lực nào đó ở người học thì phải thiết kế và
đưa người học tham gia vào các hoạt động tương ứng. Do vậy, để phát triển được
năng lực sinh học nào cho học sinh, giáo viên cần thiết kế các hoạt động học tập
theo các biểu hiện cũng như các tiêu chí cụ thể của các năng lực đó.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy trình về dạy học thực hành thí nghiệm của
các tác giả Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2016), Trần Thị Khánh Linh
(2019) và quy trình dạy học phát triển năng lực của Lê Đình Trung và Phan Thị
Thanh Hội (2016), Quy trình phát triển năng lực GQVĐ của Phan Thi Thanh Hoi
và cộng sự (2018) cùng với kinh nghiệm đúc kết trong giảng dạy tôi thiết kế quy
trình tổ chức dạy học thực hành thí nghiệm phát triển phẩm chất năng lực gồm các
bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu kỹ năng, năng lực sinh học hướng tới
Việc xác định mục tiêu năng lực sinh học cụ thể phải đảm bảo được những yêu
cầu cần đạt chung của Bộ GD-ĐT, phù hợp với đối tượng HS và điều kiện tổ chức.
Trong đó, xác định rõ những biểu hiện của các năng lực sinh học tương ứng.
- Bước 2: Xác định nội dung, phương pháp sử dụng thí nghiệm phù hợp
- Bước 3: Thiết kế và tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiêm theo hướng phát
triển năng lực sinh cụ thể
Trọng tâm của quá trình lập kế hoạch chính là việc thiết kế các hoạt động dạy
học thực hành thí nghiệm theo hướng phát triển của năng lực sinh học cụ thể:
(1) Khởi động tạo tình huống có vấn đề thực tiễn nhằm gắn kiến thức về thí
nghiệm với một bối cảnh thực tiễn, qua đó học sinh có hứng thú cũng như có động
lực và chủ động trong các hoạt động tiếp theo;
(2) Xác định vấn đề nghiên cứu: Từ tình huống thực tiễn đặt ra được các câu hỏi
liên quan và xác định được vấn đề cần giải quyết;
(3) Đưa ra giả thuyết;

8


(4) Chứng minh giả thuyết bằng thực hành thí nghiệm, trong đó đề xuất quy trình
thực hiện các thí nghiệm với việc chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, thiết bị, nguyên liệu
cho việc thực hành;
(5) Thực hiện thực hành thí nghiệm theo kế hoạch đã đưa ra;
(6) Báo cáo kết quả và kết luận về thí nghiệm;
(7) Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề có liên quan đến tình huống thực
tiễn
Bước 4: Nhận xét đánh giá kết quả
Cần xác định được: HS đã làm gì? Sản phẩm được tạo thành?. Qua đó, xác định
được những phẩm chất cũng như năng lực được hình thành và phát triển. Đánh
giá những kết quả đã làm được gì và đạt được gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ và
năng lực.
Để phương pháp thực hành được tổ chức hiệu quả, phát huy được thế
mạnh của nó trong việc hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất người học,
GV khi triển khai dạy học thực hành cần chú ý các điều kiện sau:
+ Cần tìm hiểu và thực hiện trước các nội dung thực hành theo trong chương
trình phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
+Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm đơn giản, dễ tìm, thao tác thí nghiệm khơng
q khó.
+ Cần thiết kế các phiếu thực hành, các tiêu chí đánh giá quá trình thực hành của
HS.
3.2.3. Thiết kế và sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học chủ
đề « Hơ hấp ở thực vật - Sinh học 11 » nhằm hình thành và phát triển
phẩm chất năng lực học sinh
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, nội dung của chủ đề tơi đã thiết kế các bài
tập thực hành thí nghiệm và đưa vào sử dụng khi thực hiện một số hoạt động dạy
học chủ đề « Hơ hấp ở thực vật »

3.2.3.1. Bài tập thực hành thí nghiệm hình thành kiến thức mới
Để nâng cao hiệu quả trong việc hình thành, phát triển phẩm chất và năng
lực cho HS, dạy học thực hành nên được sử dụng ở thời điểm trước khi học lí
thuyết. Trước khi nghiên cứu một nội dung mới, một vấn đề mới, bài tập thực
hành thí nghiệm được dùng như là một bài tập tình huống, bài tập nhận thức, đặt
ra vấn đề mới mà khi giải quyết xong học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức mới và hình
thành kỹ năng mới. Học sinh phải tự mình tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện
tượng, phân tích thí nghiệm... để rút ra kết luận có giá trị nhận thức. Vai trò của
giáo viên là hướng dẫn học sinh phân tích kết quả tìm ra mối quan hệ nhân quả
qua các câu hỏi định hướng.
Với những nội dung thực hành dài ngày, GV nên tổ chức cho HS làm việc
ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân, sau đó báo cáo sản phẩm, trao đổi, thảo luận ở
trên lớp.
Bên cạnh đó, khi tổ chức dạy học thực hành, GV cần phối hợp với các kĩ
thuật dạy học như kĩ thuật phòng tranh, khăn trải bàn, sơ đồ tư duy,… nhằm tích
cực hố hoạt động của HS.
9


Hoạt động :Tìm hiểu khái quát về hô hấp
a. Mục tiêu:
* Về định hướng phát triển năng lực
Phẩm chất, năng lực
Mục tiêu
Nhận thức sinh học
Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật. Viết được PTTQ
Tìm hiểu thế giới Thực hành được thí nghiệm phát hiện hơ hấp ở thực vật.
sống
Vận dụng kiến, thức Vận dụng được hiểu biết về hơ hấp giải thích các vấn đề thực tiễn.
kĩ năng đã học

Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan đến hô hấp thực vật.
Giải quyết vấn đề và Phát hiện được các vấn đề và giải thích được các hiện tượng xảy
ra trong thí nghiệm.
sáng tạo
Giao tiếp, hợp tác
Phối hợp, lắng nghe, chia sẻ ý kiến với các thành viên trong
nhóm

* Về phẩm chất: Chăm chỉ, cẩn thận, trung thực, trách nghiệm, nhân ái biết quan
tâm đến các quá trình sống, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình.
b. Tổ chức hoạt động:
Khởi động: Để tạo hứng thú học tập tôi đã chia lớp thành các nhóm nhỏ (3
người/nhóm) tổ chức cho học sinh chơi một trị chơi.
+ Chuẩn bị: 1 cốc thủy tinh có chứa nước vôi trong, một ống hút nhựa, 1 tờ giấy
2, bút lơng xanh.
+ Quy tắc chơi: Các nhóm cử 1 bạn tham gia 2 trò chơi nhỏ: (1 bạn tham gia
vòng 1 và 2)
* Vòng 1: Bạn sẽ tham gia vào trị chơi ai nín thở được lâu nhất thì đội đó thắng.
* Vịng 2: Bạn tiếp tục tham gia thổi hơi vào cốc chứa nước vôi trong, đội nào
thổi đến khi xuất hiện kết tủa đầu tiên sẽ chiến thắng
* Vịng 3: Các bạn trong nhóm sẽ cùng nhau trả lời câu hỏi của giáo viên, đội
nào có câu hỏi nhanh nhất và sớm nhất sẽ thắng.
Câu 1: Hô hấp có quan trọng khơng? Vì sao? Câu 2: Chúng ta thở ra khí gì?
Câu 3: Ở người, cơ quan thực hiện hơ hấp là gì?
HS: Các nhóm cử các đại diện tham gia các vòng thi ở vòng 1 và 2. Vịng 3 các
bạn trong nhóm sẽ thảo luận và đưa ra câu trả lời thống nhất trước lớp.
Câu 1: Hô hấp rất quan trọng, nhờ hô hấp sự sống của chúng ta mới duy trì
được.
Câu 2: hô hấp thải ra CO2

Câu 3:Cơ quan hô hấp của người là phổi.
GV sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học bằng cách đặt ra
các câu hỏi :
Q trình hơ hấp liệu có xảy ra ở thực vật? Cơ quan hô hấp của thực vật là gì?
Làm thế nào nhận ra quá trình hô hấp ở thực vật?
Để phát hiện ra hô hấp ở thực vật chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm.
Hình thành kiến thức
Chuyển giao nhiệm vụ
10


- Trước khi học 1 tuần giáo viên chia lớp thành 6 nhóm ( 2 bàn một nhóm).Yêu
cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm (làm tại nhà).
- GV giới thiệu cách tiến hành các thí nghiệm phát hiện hơ hấp ở thực vật:
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu yêu cầu học sinh thực hiện thí
nghiệm theo nhóm ở nhà, có chụp hình ảnh minh chứng và hồn thiện bản thu
hoạch của nhóm để báo cáo vào tiết sau
Thí nghiệm 1. Phát hiện hơ hấp qua sự thải CO2
-Chuẩn bị:
+ Mẫu vật: 50-60g đậu xanh nảy mầm
+ Dụng cụ và hóa chất: Bình thủy tinh có dung tích 1 lit, nút cao su khơng khoan lỗ, nút
cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cố
có mỏ.
+ Hóa chất: Nước vơi trong [Ca(OH)2].
Cách tiến hành:
- Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su
đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu.
Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ.
- Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngồi của ống hình chữ U vào ống nghiệm
có chứa nước bari hay nước vơi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình

chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm
- Yêu cầu: Quan sát thí nghiệm, ghi nhận kết quả và trả lời các câu hỏi
1. Nước vơi trong ở ống nghiệm có hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng
2: Giả sử khơng sử dụng nước vơi trong ở thí nghiệm trên thì có thể thay thế
bằng hóa chất KOH khơng? Tại sao?
Thí nghiệm 2. Phát hiện hô hấp qua sự hút O2
* Chuẩn bị: hạt nhú mầm, bình thủy tinh có nút đậy, diêm.
* Cách tiến hành:
- Lấy 100g hạt nhú mầm chia làm 2 lơ thí nghiệm với khối lượng bằng nhau.
- Lô 1 (đối chứng): Cho 50g hạt nhú mầm vào nước sơi (để hạt chết). Sau đó cho
vào bình thủy tinh và nút đậy nút chặt.
- Lô 2: Cho 50g hạt nhú mầm vào bình thủy tinh và đậy nút chặt.
Đến buổi học hơm sau (vào giờ thí nghiệm), mở nút lần lượt từng bình thủy tinh,
cho que diêm đang cháy vào bình.
* Yêu cầu: Quan sát và ghi nhận kết quả và hồn thành phiểu học tập.
Lơ 1
Lơ 2
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận
Thí nghiệm 3: Phát hiện hơ háp có tỏa nhiệt
*Chuẩn bị: khoảng 100g ngâm trong nước ấm (35 – 400C) trong khoảng 2 – 3 giờ trước khi
làm thí nghiệm.
- Nhiệt kế, bình thủy tinh, hộp xốp, mùn cưa.
* Tiến hành:
Sau khi vớt hạt ra, cho vào bình thủy tinh, cắm nhiệt kế vào giữa khối hạt bên trong bình, bịt
kín nút, đặt bình trong hộp xốp đã có sẵn mùn cưa bên trong.
11



* Thu hoạch:
1. Theo dõi nhiệt độ ở các mốc thời gian sau 30 phút, 60 phút, 90 phút. Điền số liệu ghi nhận
được vào bảng sau:
Bảng 1. Bảng về nhiệt độ của bình thủy tinh ở các mốc thời gian

Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)

Bắt đầu

Sau 30 phút Sau 60 phút Sau 90 phút

2. Nhận xét số liệu của bảng trên và giải thích kết quả
3. Giả sử ở thí nghiệm trên khơng bố trí hộp xốp đựng mùn cưa mà thay bằng chậu nước lạnh
thì kết quả có giống như số liệu ở bảng 1 hay không? Tại sao?

*Thực hiện nhiệm vụ ( ở nhà).
HS: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm., lên kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ.
GV: Nhắc nhở, tư vấn thêm cho học sinh nếu học sinh nếu cần
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận, nhận xét.
( Tiết học)
GV: tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc và thảo luận, đặt thêm câu hỏi
thảo luận
HS: Lần lượt từng nhóm lên bảng trình bày kết quả thí nghiệm và bản thu hoạch
của nhóm.
*Kết luận và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- GV tổ chức cho HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
- GV chính xác hóa báo các các kết quả thí nghiệm phát hiện hơ hấp ở thực vật
ĐÁP ÁN PHIẾU BÁO CÁO CÁC THÍ NGHIÊM PHÁT HIỆN HƠ HẤP Ở THỰC

VẬT
Thí nghiệm 1. Phát hiện hơ hấp qua sự thải CO2
Câu1. Nước vơi trong ở ống nghiệm có hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng
Trả lời: nước vơi trong ở ống nghiệm bị hóa đục, có xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích hiện tượng: do hơ hấp của hạt thải ra khí CO2 tích lũy lại trong bình, CO 2
nặng hơn khơng khí nên nó khơng thể kh́ch tán qua ống và phễu vào khơng khí xung quanh.
Khi rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy CO 2 ra khỏi bình vào
ống nghiệm. Khi CO2 tiếp xúc với nước vôi trong (Ca(OH)2) sẽ có phản ứng làm nước vơi
trong hóa đục, xuất hiện kết túa CaCO3
CO2 + Ca(OH)2
CaCO3 +H2O
Câu 2: Giả sử khơng sử dụng nước vơi trong ở thí nghiệm trên thì thay thế bằng lồi hóa chất
nào khác ? Có nênể thay thế nước vơi trong bằng hóa chất KOH khơng? Tại sao?
Trả lời: nếu trong phịng thí nghiệm có sẵn nước vơi trong, có thể sử dụng các hóa chất có
tính chất tương tự, tạo kết tủa khi phản ứng với Ca(OH)2.
- Không nên dùng KOH vì sẽ khơng tạo kết tủa nên khó quan sát thí nghiệm
Thí ngiệm 2. Phát hiện hơ hấp qua sự hút O2
Lơ 1
Hiện tượng
que diêm đưa vào khơng bị tắt
Giải thích
Do hạt bị chết, do đó khơng có sự
hấp thụ khí O2 (điều kiện cần duy
trì sự
cháy), khí O2 trong bình cịn, quy

Lơ 2
que diêm đưa vào bị tắt
do hạt vẫn cịn sống nên có sự hấp thụ
khí O2, thải ra khí CO2 khiến que

diêm bị tắt do khơng cịn đủ điều kiện
duy trì sự cháy
12


Kết luận

diêm vẫn duy trì đc sự cháy
Quá trình hô hấp có sử dụng oxi

Thí nghiệm 3. Phát hiện hơhấp có sự toả nhiệt
Câu 1. Điền số liệu ghi nhận được vào
Hs theo dõi và điền kết quả
Câu 2. Nhận xét số liệu của bảng trên và Kết luận
Nhận xét: Nhiệt độ trong bình tăng
Kết luận: Quá trình hô hấp tỏa nhiệt
Câu 3: Giả sử ở thí nghiệm trên khơng bố trí hộp xốp đựng mùn cưa mà thay bằng chậu nước
lạnh thì kết quả có giống như số liệu ở bảng 1.3 hay không? Tại sao?
Trả lời: kết quả sẽ không giống như dự kiến do ở chậu nước lạnh, nhiệt trong bình thủy tinh
bị lan tỏa ra dẫn tới nhiệt độ trong bình không thay đổi hoặc thay đổi rất ít => số liệu

GV yêu cầu học sinh dựa vào kết quả 3 thí nghiệm trên hãy:
1. Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp
2. Hình thành khái niệm về quá trình hô hấp ở thực vật.
Hoạt động : Tìm hiểu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
a. Mục tiêu.
Về năng lực sinh học.
- Nhận thức sinh học : Nêu được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xảy ra
trong thí nghiệm để chiếm lĩnh được kiến thức mới.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng hiểu biết về mối quan hệ giữa
quang hợp và hô hấp đề xuất biện pháp nâng cao năng xuất cây trồng.
Về phẩm chất: trách nghiệm, nhân ái biết quan tâm đến các quá trình sống, yêu
thiên nhiên, yêu hòa bình.
b. Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Giới thiệu thí nghiệm
Năm 1772, Joseph Priestley (người Anh), làm thí nghiệm (Hình 1) dùng hai
chng thủy tinh kín, một bên để vào một chậu cây và bên kia để một con chuột,
sau một thời gian cả hai đều chết, nhưng nếu để chúng chung lại với nhau thì
chúng đều sống. Thí nghiệm chứng minh điều gì? Giải thích kết quả thí
nghiệm ?

* Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh phân tích thí nghiệm, so sánh giữa các thí
nghiệm,vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí
nghiệm
13


* Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận
* Kết luận: GV chính xác hóa
- Thí nghiệm chứng minh mối quan hệ giữa quang hợp và hơ hấp
- Giải thích :
+ Cây chết vì thiếu CO2 làm nguyên liệu để quang hợp
+ Chuột chết vì khơng có O2 để hơ hấp
+ Khi để chung lại thì cả hai đều sống , vì cây xanh quang hợp thải O 2, chuột có
oxi để hô hấp, chuột hô hấp thải CO2 là nguyên liệu để cây quang hợp
- Kết luận: Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Sản phẩm
của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp . Sản phẩm của hô

hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu của quang hợp.
GV đặt thêm câu hỏi mở rộng.
1. Có bạn cho rằng để tăng năng suất cây trồng nên tăng cường độ quang hợp và
giảm thiểu hô hấp đúng hay sai?
2. Đề xuất các biện pháp tăng cường độ hô hấp của thực vật để nâng cao năng
xuất cây trồng
3.2.3.2. Bài tập thực hành thí nghiệm dùng trong luyện tập, củng cố, kiểm
tra đánh giá - hồn thiện kiến thức.
Các bài tập thực hành thí nghiệm củng cố được sử dụng sau khi dạy bài
mới, vào cuối tiết học, giờ thực hành, ngoại khóa, ơn tập, kiểm tra.
*Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống, khắc sau kiến thức kỹ năng, năng lực, phẩm chất đã học.
- Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa
- Phát tiển năng lực giải quyết vấn đề.
VD 1: Để củng cố kiế thức kỹ năng phần khái quát về hô hấp đồng thời
phát triển năng lực hợp tác, năng lực tuy duy logic, năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề tôi đã thiết kế và sử dụng các bài tập sau :
Bài tập 1. Khi làm thí nghiệm chứng minh sự hơ hấp ở hạt, người ta thiết kế
thiết thí nghiệm như hình vẽ sau:

Theo em giọt nước màu trong thí nghiệm di chuyền về hướng nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải: Giọt nước màu di chuyển về bên trái trong ống mao dẫn ( phía
chứa hạt) là do hạt nảy mầm hút O2

14


Bài tập 2: Thí nghiệm trong hình vẽ bên
chứng minh cho quá trình sinh lý nào ở
thực vật? Nêu cách ti ế n h à n h t h í

n g h i ệ m , k ế t q u ả v à g i ả i t h í c h .

.

Hướng dẫn trả lời:
- Thí nghiệm trên chứng minh quá trình hô hấp của cây xanh
- Tiến hành: Đặt một chậu cây xanh dưới một chuông thuỷ tinh kín chứa
nước vơi trong và có một ống thuỷ tinh hình chữ U thông với bình nước
màu. Dùng vải đen che kín.
Kết quả:
- Sau vài giờ trên bề mặt nước vơi trong có một lớp váng.
- Đồng thời nước màu dâng lên trong ống thuỷ tinh
G i ả i t h í c h : cây xanh h ơ h ấ p t h ả i CO2, khí này tác dụng với nước
vôi trong Ca(OH)2 sinh ra CaCO3 không tan tạo lớp váng theo phương trình :
CO2 + Ca(OH)2 -->
CaCO3 + H2O
Đồng thời nước màu dâng lên trong ống thuỷ tinh chứng tỏ áp suất trong
chuông thuỷ tinh giảm đi vì O2 bị cây xanh hút vào trong quá trình hơ hấp
Bài tập 3: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là khơng đúng các thí nghiệm về q
trình hơ hấp ở thực vật sau đây?

(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự hút O 2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự
thải CO2, thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hơ
hấp.
(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO 2 từ quá trình hô hấp của
hạt.
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vơi ở hai bên lọ chứa hạt nảy
mầm đều bị vẩn đục.
(4) Trong thí nghiệm B, vơi xút có vai trị hấp thu CO 2 và giọt nước màu sẽ bị
đầy xa hạt nảy mầm.

15


(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường
dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Bài tập 4. Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí
nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4.
Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm,
bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình
4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết
rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí
thút, có bao nhiêu dự đốn sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
1. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.
2. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
3.Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
4. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
5. Nồng độ CO2 ở bình 2 giảm.
6. Nồng độ CO2 ở bình 3 không thay đổi.
7. Nồng độ O2 ở bình 1 giảm mạnh nhất.
8. Nhiệt độ ở bình 1 cao hơn so với bình 2.
9. Nồng độ CO2 ở bình 1 và bình 4 đều tăng.
A. 6.
B.5.
C.3.
D.4.
Bài tập 5. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã bố trí

thí nghiệm như sau. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đổ thêm nước sôi ngập hạt mầm vào
thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết
tủa trong ống nghiệm càng nhiều.
II. Có thể thay hạt nảy mầm bằng hạt khơ
và nước vơi trong bằng dung dịch NaOH
lỗng thì kết quả thí nghiệm vẫn khơng thay
đổi.
III. Do hoạt động hơ hấp của hạt nên lượng
CO2 tích lũy trong bình ngày càng nhiều.
IV. Thí nghiệm chứng minh nước là sản
phẩm và là nguyên liệu của hô hấp

A. 1.
B.2.
C.3.
D.4.
VD2: Để củng cố kiến thức về hô hấp sáng, quan hệ giữa hơ hấp sáng và
quang hợp ở các nhóm thực vật đồng thời phát triển năng lực tư duy, so
sánh, phân tích tơi đã tổ chức cho học sinh nghiên cứu làm bài tập sau
Bài tập : Người ta làm một thí nghiệm như sau : Đặt một cây thực vật C3 và
1 cây thực vật C4 (cây A và cây B) vào một nhà kính điều kiện chiếu sáng
với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO 2 và có thể điều chỉnh
16


nồng độ O2 từ ) 0 % đến 21%. Tiến hành theo dỏi cường độ quang hợp và
kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau :
Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/ giờ)
Hàm lượng O2

Cây A
Cây B
21 %
25
40
0%
40
40
Từ kết quả thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì? Giải thích.
Hướng dẫn giải:
Kết luận : Cây A là cây C3 , cây B là cây C4
Giải thích:
- Cây C3 có hơ hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ O 2 thì ảnh hưởng đến hô hấp
sáng, làm giảm năng suất quang hợp.
- Thực vật C4 khơng có hơ hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ O 2 không ảnh
hưởng đến quang hợp
- Kết quả trên cho thấy cây A cường độ quang hớp phụ thuộc nồng độ O 2 nên
cây A là cây C3. Cây B cường độ quang hợp không phụ thuộc vào nồng độ O 2
nên cây B là cây C4
VD 3: Để củng cố kiến thức về quang hợp, hô hấp và sự ảnh hưởng của
nhiệt độ đến quang hợp, hô hấp đồng thời phát triển năng lực quan sát,
phân tích thí nghiệm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề sau khi học
xong phần quan hệ giữa hô hấp với môi trường tôi đã yêu cầu học sinh thực
hiện bài tập sau :
Bài tập . Sử dụng bộ thí nghiệm như hình vẽ A, Thí nghiệm được tiến hành ở
nhiệt độ khác nhau, kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị hình B (số bọt
khí đếm được trong một phút ở điều kiện nhiệt độ khác nhau):

Hình A


Hình B

1. Giải thích đồ thị trên.
2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi số bọt khí giữa nhiệt độ 30 oC
và 40oC là gì?
Hướng dẫn giải:
17


1. Khi nhiệt độ tăng thì số bọt khí tăng dần (5 – khoảng 33 oC), sau đó khi nhiệt
độ tăng cao (lớn hơn33oC) thì số bọt khí giảm và giảm mạnh.
Giải thích: Khi chiếu sáng cây đồng thời thực hiện quá trình quang hợp và hô
hấpỞ giai đoạn đầu, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ quang hợp và hơ hấp tăng  số
bọt khí tăng. Khi nhiệt độ tăng quá cao  ức chế quang hợp và hô hấp  số bọt
khí giảm.
2. Nguyên nhân chủ yếu là do cường độ hô hấp giảm mạnh.
- Nhiệt độ cao ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình hô hấp và pha tối của quá trình
quang hợp nhiều hơn là ảnh hưởng đến pha sáng của quang hợp (do nhiệt độ ảnh
hưởng chủ yếu đến hoạt tính của enzim).
- Nhiệt độ cao→ hơ hấp giảm → CO2 tạo ra ít → nguyên liệu cho pha tối giảm,
đồng thời hiệu suất của pha tối giảm → sản phẩm của pha sáng không tiêu thụ
được → ức chế hoạt động của pha sáng → O2 giảm.
3.2.3.3. Bài tập thực hành thí nghiệm trong hoạt động vận dụng, tìm tòi mở
rộng
Trong hoạt động vận dụng tôi đã tiết kế và sử dụng bài tập thực hành dạng
thiết kế thí nghiệm. Bài tập dạng này yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức đã
học để lựa chọn dụng cụ và vật liệu tiến hành thí nghiệm, mơ tả được cách tiến
hành thí nghiệm và giải thích được kết quả thí nghiệm để chứng minh một vấn
đề . Đối với dạng bài tập này học sinh có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau
nhưng nếu đúng đều có thể chấp nhận, đây là một trong các bài tập phát huy

được năng lực sáng tạo, năng lực tự chủ- tự học của học sinh.
Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS thực hiện bài tập
Bài tập 1:
a. Để thiết kế thí nghiệm chứng minh cây xanh thải CO2 trong quá trình hô hấp
cần tiến hành trong điều kiện nào?
b. Hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh hô hấp thải CO 2 , đối tượng và dụng
cụ: một cây nhiều lá, chng kín, nước vơi trong.
c. Để thí nghiệm thành cơng ta phải chọn cây thuộc nhóm thực vật nào? Có nên
sử dụng thực vật CAM để làm thí nghiệm này khơng ? Vì sao ?
Bài tập 2: Cho một lọ glucozơ, một lọ đựng axit pyruvic, một lọ đựng dịch
nghiền tế bào chứa bào quan, một lọ đựng dịch nghiền tế bào khơng có bào
quan, một lọ chứa ti thể. Hỏi:
a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hơ hấp tế bào?
b. Số thí nghiệm có CO2 bay ra? Đó là thí nghiệm nào?
- Thực hiện nhiệm vụ:
HS : Làm việc theo nhóm
GV: Theo dõi, nhắc nhở, hỗ trợ
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận, nhận xét .
GV: Tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và góp ý.
- Kết luận. Giáo viên chính xác hóa và có thể đưa ra gợi ý
Bài tập 1:
18


a.Muốn chứng minh cây xanh hô hấp thải CO2 phải làm thí nghiệm trong bóng
tối.
b. Thí nghiệm:
+ Ngun liệu: Chậu cây xanh, cốc nước vôi trong, chuông thủy tinh lớn,
vải đen (buồng tối).

+ Tiến hành: Đặt một chậu cây xanh và một cốc nước vôi trong ở trong
chuông thủy tinh úp ngược. Lấy vải đen che kín chng, để vài giờ
+ Kết quả: nước vơi trong hóa đục.
+ Giải thích : Hô hấp thải CO2, CO2 kết hợp với nước vôi trong Ca(OH)2 tạo
kết tủa CaCO3  làm đục nước vơi trong.
c. Để thí nghiệm thành cơng ta phải chọn cây thuộc nhóm thực vật C3 hoặc C4
Khơng nên sử dụng thực vật CAM vì ngay cả trog tối thực vật CAM vân xảy ra
quá trình hấp thụ CO2 nên kết quả thí nghiệm khơng rõ.
Bài tập 2 :
a. Có thể bố trí được 6 thí nghiệm về hơ hấp tế bào.
1. ống 1 chứa glucozơ+ dịch nghiền tế bào chứa bào quan
2. ống 2 chứa glucozơ + dịch nghiền tế bào khơng có bào quan
3. ống 3 chứa glucozơ + ti thể
4. ống 4 chứa axit pyruvic + dịch nghiền tế bào chứa bào quan
5. ống 5 chứa axit pyruvic + dịch nghiền tế bào khơng có bào quan
6. ống 6 chứa axit pyruvic + ti thể
b. Số thí nghiệm có CO2 bay ra là 3 thí nghiệm
TN1: Glucozơ + dịch nghiền tế bào chứa bào quan.( xảy ra tồn bộ q trình hơ
hấp hiếu khí)
TN4: axit pyruvic + dịch nghiền tế bào chứa bào quan.(xảy ra chu trình Crep và
chuỗi truyền điện tử)
TN 6: axit pyruvic + dịch chứa ti thể.(xảy ra chu trình Crept và chuỗi truyền
điện tử)
Có 3 thí nghiệm khơng có CO2 bay ra là:
TN2. Glucozơ + dịch nghiền không bào quan. Nên chỉ xảy ra giai đoạn đường
phân ko tạo CO2
TN3. Glucozơ + ty thể. Do glucozo không trực tiếp đi vào ty thể nên khơng có
chu trình Crep và chuỗi truyền e)
TN5. Axit pyruvic + dịch nghiền tế bào không bào quan. -> khơng có ty thể nên
ko có chu trình Crep và chuỗi truyền e)

2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong học kỳ I năm học 2020- 2021 tôi đã tiến hành thực hiện dạy học
chuyên đề trên đối tượng học sinh lớp 11 của đơn vị. Lựa chọn các cặp lớp đối
chứng và lớp thí nghiệm theo yêu cầu tương đương về chất lượng học tập. Lớp
đối chứng ( 11A, 11C) giảng dạy theo phương pháp thông thường, lớp thí
nghiệm( 11B, 11D) có sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm.
a.Kết quả định tính.
19


Khi tiến hành dạy học bằng cách sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm,
qua quan sát, trao đổi với học sinh, qua việc phân tích các bài kiểm tra, tơi nhân
thấy ở lớp thí nghiệm các em đã tự tin hơn khi trình bày trước lớp, mạnh dạn bày
tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề đặt ra, tham gia thảo luận sơi nổi, tích
cực tham gia các hoạt động học tập, kỹ năng thực hành, các phẩm chất và năng
lực được phát triển rõ rệt hơn hẳn so với các lớp đối chứng.
b. Kết quả định lượng.
Sau khi thực hiện dạy chuyên đề tôi tiến hành cho học sinh đánh giá bằng phiếu
điều tra mức dộ hài lịng của phương pháp thực hành thí nghiêm. Giáo viên đánh
giá chung bằng bài kiểm tra . Số liệu được nhập và xử lý phần mềm Excel cụ
thể như sau:
- Kết quả phiểu điều tra : 90% học sinh lớp TN trả lời rất hứng thú với giải pháp.
- Kết quả bài kiểm tra được thể hiện ở bảng sau :
Nhóm
ĐC

Lớp
11A
11C


Tổng số
TN
11B
11D
Tổng số


số
42
38
80
40
42
82

Điểm
SL
0
3
3
0
0
0

<5
%
0.0%
7,9%
3,75%
0.0%

0.0%
0.0%

SL
14
15
29
6
9
15

5-7
%
33,3%
39,5%
36,25%
15%
21,4%
18,3%

SL
22
16
38
19
21
40

7-9
%

52,4%
42,1%
47,5%
47,5%
50%
48,8%%

SL
6
4
10
15
12
27

9-10
%
14,3%
10,5%
12,5%
37,5%
28,6%
32,9%

Từ bảng số liệu trên cho thấy, ở các lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá
giỏi đều cao hơn các lớp đối chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới
trung bình của các lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học
sinh các lớp thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong
những nguyên nhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học
sinh hứng thú học tập, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức khả năng hiểu và

nhớ bài tốt hơn.
Kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học nêu ra là đúng đắn. Khi
sử dụng các bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy học đã góp phần kích thích
được tính chủ động, tích cực của HS, đồng thời tăng sự tương tác giữa GV và
HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là phát triển phẩm chất năng
lực cho học sinh trong học tập, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện
nay đồng thời cũng góp phần khắc phục sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết
bị thực hành của nhiều trường phổ thông hiện nay.
Với kết quả thực nghiệm này, tơi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng vào
khả năng ứng dụng giải pháp sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong dạy
học để phát triển phẩm chất năng lực của học sinh theo hướng mà đề tài đã chọn.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
20


Thực hiện mục tiêu đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ và giả thuyết nêu
ra, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
- Sáng kiến đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây
dựng bài tập thực hành thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm chất,
năng lực cho học sinh THPT. Cụ thể:
+Xác định được vai trò của bài tập thực hành thí nghiệm khi sử dụng dạy
học để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong dạy học Sinh học.
+ Xây dựng được quy trình thiết kế bài tập thực hành thí nghiêm theo định
hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
+Xây dựng được quy trình tổ chức dạy thực hành thí nghiệm phát triển
phẩm chất, năng lực cho học sinh
- Qua phân tích nội dung chủ đề “ Hô hấp ở thực vật – Sinh học 11 THPT”và
vận dụng quy trình thiết kế BTTHTN, tôi cũng đã thiết kế 15 bài tập đưa vào

dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết được qua nhiều
năm giảng dạy bộ môn Sinh học 11 tại trường THPT, Tôi đã tiến hành áp dụng
đề tài trong năm học 2020 - 2021 và bước đầu đã đạt được hiệu quả, chất lượng
bộ môn đã được nâng cao.
3.2. Kiến nghị
Sáng kiến chỉ mới nghiên cứu và áp dụng trong dạy học chủ đề “ Hô hấp
hợp ở thực vật” – Sinh học 11 THPT, tôi đề nghị cần tiếp tục mở rộng phạm vi
nghiên cứu của đề tài cho các phần khác của chương trình sinh học phổ thông
nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và phát triển năng lực, phẩm chất cho học
sinh.
Đối với Sở giáo dục: Có thể tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề về đổi
mới phương pháp dạy học, triển khai những sáng kiến kinh nghiệm hay để mọi
người cùng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học 11 tại trường THPT , với kinh
nghiệm còn hạn chế tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ đồng
nghiệp, để giúp cho quá trình giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh hóa, tháng 5 năm 2021
CAM KẾT KHÔNG COPY
Người viết

Trịnh Thị Thuận

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD-ĐT (2018a). Chương trình giáo dục phổ thơng - Chương trình tổng thể.
NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học. NXB
Giáo dục Việt Nam.
3. Cao Cự Giác (chủ biên, 2016). Bài tập đánh giá năng lực khoa học tự nhiên
theo tiếp cận PISA. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006). Lí luận dạy học Sinh học phần
đại cương. NXB Giáo dục.
5. Đỗ Thị Loan (2017). Kĩ năng thiết kế thí nghiệm cần hình thành cho sinh viên
sư phạm sinh học trong q trình dạy học sinh lí thực vật. Tạp chí Giáo dục.
6. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình
thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư
phạm.
7. Nguyễn Thị Linh (2019). Thực trạng dạy học phát triển năng lực thực hành sinh
học cho học sinh chun sinh ở cáctrường phổ thơng. Tạp chí Giáo dục
8. Ngô Văn Hưng, Nguyễn Thị Linh, Lê Đình Tuấn, Mai Sỹ Tuấn, Vũ Văn Vụ,
Tài liệu thí nghiệm thực hành trường THPT môn Sinh học, (Tài liệu lưu hành
nội bộ) Hà Nội, tháng 9 năm 2011.
9. Nguyễn Thị Dung (2006) “ Tích cực hóa hoạt động học tập trong giờ thực
hành củng cố môn Sinh học ở phổ thông ”, Tạp chí khoa học Giáo dục
10. Đào Như Phú (1998), Thí nghiệm thực hành sinh học ở trường THPT, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
22


11. Vũ văn Vụ, Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học THPT Sinh lí học thực vật,
NXB Giáo dục, Việt Nam
12.Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh- Sách giáo khoa sinh
học 11. NXB Giáo dục


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Thuận
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung
Cấp đánh
Kết
giá xếp
quả
loại

Năm
học
đánh
giá xếp
loại
2005 2006

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Giáo dục môi trường qua dạy học sinh

Sở GD

C


2.

thái học
Vận dụng toán xác suất để giải nhanh

Sở GD

C

3.

các bài tập sinh học
Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục

20102011

Sở GD

C

20162017

giới tính và sức khỏe sinh sản trong
dạy học sinh học 11

23


24




×