Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÔ HÌNH VƯỜN TRÊN MÁI ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÔ HÌNH
VƯỜN TRÊN MÁI ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NÔNG LÂM UNIVERSITY – HỒ CHÍ MINH CITY


TRAN THI KIM TUYEN

RESEARCHING SOLUTIONS OF DESIGNING ROOF
GARDEN MODEL IN HO CHI MINH CITY

THE GRADUATED THESIS
LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL HORTICULTURE

Ho Chi Minh City
July/2009




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÔ HÌNH
VƯỜN TRÊN MÁI ĐƯỢC ỨNG DỤNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

GVHD: TH.S LÊ ĐÀM NGỌC TÚ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:


Cô Lê Đàm Ngọc Tú đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.




Ban lãnh đạo trường Nông lâm cùng toàn thể quí thầy cô Bộ môn Cảnh
quan và Kỹ thuật Hoa viên đã tận tâm giảng dạy chúng tôi trong suốt 4
năm học.



Tập thể lớp Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên 31 và các bạn thân đã luôn
chia sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt.



Tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.



Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi luôn sát
cánh, giúp đỡ, động viên và cổ vũ để tôi có được như ngày hôm nay.

Chân thành Cảm ơn!
Sinh viên

Trần Thị Kim Tuyến

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp thiết kế mô hình vườn trên mái được ứng
dụng tại thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành ở thành phố Hồ Chí Minh, thời
gian từ ngày 15/2/2009 đến 21/7/2009.
Sau khi nghiên cứu thu được một số kết quả như sau :


Một số phương án chống thấm dành cho sân thượng khi thiết kế một
khu vườn trên mái.



Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến việc thiết kế vườn trên mái.



Các tiêu chuẩn để tuyển chọn các chủng loại cây trồng sống trên sân
thượng.



Hai giải pháp trồng cây vườn trên mái là : Trồng trực tiếp dưới đất,
trồng cây trong chậu.



Ứng dụng và thiết kế một số mô hình vườn trên mái cụ thể tại thành phố
Hồ Chí Minh.

iii



SUMMARY
The thesis “Researching solutions of designing roof garden model in Ho Chi
Minh city” had been done from February15, 2009 to July 21,2009 in Ho Chi Minh
city.
After being researched, the thesis reached some following results:
 Proposing waterproof solutions for terrace in designing roof garden.
 Analyzing influences of climate in designing roof garden
 Proposing criteria of choosing plant growing on the terrace.
 Proposing 2 approaches of growing tree on roof garden: potting tree, and
planting tree.
 Applying and designing specific models of roof garden in Ho Chi Minh
city

iv


MỤC LỤC
Trang
Lời Cảm Ơn......................................................................................................... ii
Tóm tắt đề tài. ....................................................................................................iii
Summary. ........................................................................................................... iv
Mục lục. ............................................................................................................... v
Danh sách các hình .......................................................................................... viii
Danh sách các bảng............................................................................................ ix
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................... 1
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
2.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh ......................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 3
2.1.2 Địa giới hành chính............................................................................................ 3

2.1.3 Diện tích............................................................................................................ 3
2.1.4 Thảm xanh thực vật ........................................................................................... 3
2.1.5 Khí hậu.............................................................................................................. 3
2.2 Hiện trạng mảng xanh trên mái tại Thành phố Hồ Chí Minh................................. 5
2.3 Vai trò vườn trên mái đối với đời sống xã hội....................................................... 6
2.4 Một số giải pháp thiết kế mô hình vườn trên mái .................................................. 8
2.4.1 Trồng cây trong chậu ......................................................................................... 8
2.4.2 Trồng trực tiếp cây dưới đất............................................................................... 8
2.5 Phương án chống thấm và thoát nước dành cho sân thượng khi thiết kế vườn
trên mái ...................................................................................................................... 9
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 11
3.1 Mục tiêu của các giải pháp thiết kế ..................................................................... 11

v


3.2 Nội dung............................................................................................................. 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11
3.3.1 Phương pháp khảo sát vật liệu ......................................................................... 11
3.3.2 Phân tích tổng hợp từ tài liệu ........................................................................... 12
3.3.3 Phương pháp thiết kế ....................................................................................... 12
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ...................................................... 13
4.1 Những điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng một khu c13
4.1.1 Độ dốc............................................................................................................. 13
4.1.2 Trọng lượng của khu vườn phương án chống thấm, Hệ thống cấp nước........... 13
4.1.3 Một số đặc điểm tự nhiên trên sân thượng ảnh hưởng đến quá trình thiết kế
vườn trên mái ........................................................................................................... 18
4.1.4 Một số tiêu chí chọn cây trồng trên sân thượng................................................ 19
4.2 Một số phương án bố trí cây trồng ...................................................................... 19

4.2.1 Trồng trực tiếp cây xanh dưới đất .................................................................... 19
4.2.1.1 Đặc điểm phương án trồng cây trực tiếp........................................................ 19
4.2.1.2 Một số kiểu vườn thường được sử dùng trên sân thượng............................... 20
4.2.2 Trồng cây trong chậu ....................................................................................... 25
4.3 Những điểm cần lưu ý khi thiết kế, chăm sóc và bảo dưỡng vườn trên sân
thượng ...................................................................................................................... 26
4.4 Ứng dụng thiết kế mô hình vườn trên mái tại Thành phố Hồ Chí Minh............... 27
4.4.1 Vị trí và giới hạn.............................................................................................. 28
4.4.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 29
4.4.3 Sơ lược về vị trí và mặt bằng tổng thể sân thượng............................................ 29
4.4.4 Thuyết minh ý tưởng ....................................................................................... 31
CHUƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. ............................................................ 47
5.1 Kết luận............................................................................................................. 47
5.2 Kiến nghị........................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 49

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình công viên được xây dựng tầng thứ ba của cao ốc văn phòng ......... 6
Hình 4.1: Kết câu mặt nền sân thượng ...................................................................... 14
Hình 4.2: Đối với sân thượng chưa có độ nghiêng .................................................... 16
Hình 4.3: Đối với sân thượng chưa có độ nghiêng nhất định..................................... 16
Hình 4.4: Cấu tạo lỗ thoát nước. ............................................................................... 17
Hình 4.5: Vườn khô.................................................................................................. 18
Hình 4.6: Một gốc vườn sân thượng tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................. 22
Hình 4.7:Vườn Địa trung hải. ................................................................................... 22
Hình 4.8: Vườn nhiệt đới.......................................................................................... 23
Hình 4.9: Vườn lá .................................................................................................... 23

Hình 4.10: Chậu treo trên giàn.................................................................................. 26
Hình 4.11: Chậu đặt dưới đất ................................................................................... 26
Hình 4.12: Phối cảnh tổng thể The Mansion ............................................................. 28
Hình 4.13: Sơ đồ vị The Mansion ............................................................................. 29
Hình 4.14: Mặt bằng tổng thể The Mansion.............................................................. 30

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Một số chủng loại cây được sử dụng ở vườn khô. .............................. 22
Bảng 4.2 Một số chủng loại cây được sử dụng đối với cây trồng dưới đất
(ngoại trừ vườn khô)......................................................................................... 25
Bảng 4.3 Danh mục cây trồng được sử dụng trong phối cảnh sân vườn A ........ 32
Bảng 4.4 Danh mục cây trồng được sử dụng trong phối cảnh sân vườn 1 ......... 34
Bảng 4.5 Danh mục cây trồng được sử dụng trong phối cảnh sân vườn B......... 36
Bảng 4.6 Danh mục cây trồng được sử dụng trong phối cảnh sân vườn 2 ......... 38
Bảng 4.7 Danh mục cây trồng được sử dụng trong phối cảnh sân vườn C......... 40
Bảng 4.8 Danh mục cây trồng được sử dụng trong phối cảnh sân vườn 3 ......... 42
Bảng 4.9 Danh mục cây trồng được sử dụng trong phối cảnh sân vườn D ........ 44
Bảng 4.10 Danh mục cây trồng được sử dụng trong phối cảnh sân vườn 4 ....... 46

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nhịp sống xã hội ngày một sôi động thì chính lúc này nhu cầu về cuộc sống
của con người cũng một gia tăng. Ngày nay khi cuộc sống đã thực sự ấm no, không
chỉ việc ăn mặc được chú trọng, bên cạnh đó việc hưởng thụ và cảm nhận cái đẹp

được quan tâm.
Từ sự đan chen trong nhịp sống công nghiệp không ngừng nghỉ, chúng ta sẽ cảm
thấy thật mệt mỏi và chỉ muốn thoát ra khỏi vỏ bọc của công nghiệp khói mù, của
cuộc sống bận rộn, để tìm đến những không gian thật gần gũi và không kém sự
thoải mái, đó là cảnh quan xanh.
Từ màu xanh của cây cối, cũng như từ tiếng suối chảy róc rách, và ngay cả một
nơi dừng chân lý tưởng để gia đình quây quần bên nhau trong chính sân vườn sau
những giờ làm việc, học tập căng thẳng thì thật tuyệt.
Và với tốc độ phát triển đô thị như hiện nay, diện tích mảng xanh ngày càng thu
hẹp để nhường chổ cho các công trình, các tòa cao ốc với những vật liệu hấp thu
nhiệt làm tăng nhiệt độ trong đô thị, biến các đô thị thành các ốc đảo nhiệt, điều này
dẫn đến nhiều hệ lụy cho môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.
Đất thì hạn hẹp, mà nhu cầu về mảng xanh của chính chúng ta lại gia tăng, điều
này sẽ thế nào khi chúng ta vẫn muốn xuất hiện một sân vườn be bé trong chính
ngôi nhà chúng ta hay ngay cả đó là phần trên cùng của những căn hộ, cao ốc.
Và nếu mái nhà của chúng ta chỉ là những tấm bê tông khô nóng, chúng ta sẽ
phải tốn rất nhiều chi phí cho năng lượng để vận hành hệ thống điều hòa nhiệt độ
bên trong tòa nhà. Kết quả là chi phí ngày càng tăng mà chất lượng không khí lại
không cải thiện là mấy. Nhiệt độ càng tăng lên thì sẽ gây ra hiện tượng sương khói
(smog) do sự ô nhiễm môi trường do xe cộ, các hoạt động của nhà máy và sinh hoạt

1


làm cho các hóa chất trong không khí tương tác với sức nóng và ánh sáng mặt trời.
Ozon ở tầng bình lưu là một thành phần của smog và là mối nguy hiểm cho sức
khỏe của con người, nó rơi vào mắt, làm bệnh hen suyển thêm trầm trọng và gây ra
bệnh phổi mãn tính.
Vậy chìa khóa để làm giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị chính là hạn chế diện
tích các bề mặt hấp thu nhiệt như mái nhà và vĩa hè. Chúng ta có thể làm dịu sức

nóng của các mái nhà bằng cách phủ lên mái nhà các vật liệu phản chiếu để che mát
cho mái. Việc sử dụng cây xanh để che mát cho mái nhà là một lựa chọn cực tốt,
cây xanh phản chiếu ánh sáng nên làm cho mái nhà râm mát, giảm nhiệt độ mái,
làm mát không khí xung quanh giúp có thể hạn chế được một số lượng lớn nguồn
năng lượng sử dụng cho máy điều hòa nhiệt độ bên trong tòa nhà.
Chính giải pháp tạo lập ra những sân vườn ở những phần không gian mà chúng
ta thường không quan tâm và chú trọng đến đó là sân thượng, sẽ là một giải pháp
tuyệt vời và rất hữu hiệu. Từ những phần trên cùng của một căn hộ, hay kể cả đó là
một cao ốc nếu được tính toán và đưa ra những giải pháp thiết kế thích hợp thì ta sẽ
tạo ra được những mảng xanh cảnh quan hài hòa như ý.
Vườn trên mái không những giúp cải thiện mảng xanh, giảm sự hấp thụ nhiệt
phía trên nhà, đồng thời tạo ra được vẻ đẹp cảnh quan hài hòa, thẩm mỹ. Đó cũng
chính là lí do dẫn đến chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp thiết
kế mô hình vườn trên mái được ứng dụng tại Tp.HCM”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh:
2.1.1 Vị trí địa lý:
Tọa độ địa lý:
10022’13” đến 11022’17” vĩ độ Bắc.
106001’25” đến 107001’10” kinh độ Đông.
2.1.2 Địa giới hành chính
Thành phố Hồ Chí Minh có chung địa giới với các tỉnh: Tây Ninh về phía Bắc,
Đồng Nai, Bình Dương về phía Đông, Long An về phía Tây, phía Nam giáp biển
Đông.
2.1.3 Diện tích

Diện tích đất tự nhiên toàn thành phố hiện nay là: 2093,7 km2; nội thành (cũ):
140,3 km2; diện tích các huyện: 1653,4 km2.
Độ cao trung bình từ mặt đất so với mặt biển là 6 m.
2.1.4 Thảm xanh thực vật
Toàn thành phố có thảm xanh che phủ 17% diện tích tự nhiên. Bình quân 75
m2/người được thảm xanh che phủ. Trong đó, nội thành 8 m2/người. Ngoại thành
bình quân 227 m2/người.
2.1.5 Khí hậu
 Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình 27 0C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp
tuyệt đối 13,8 0C.

3


Trung bình cả năm 25 – 27 0C, cao nhất đạt 29,4 0C (tháng 4), thấp nhất đạt 27,2
0

C (tháng 1) Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng cao nhất với tháng thấp

nhất không quá 5 0C. Những ngày nóng nhất trong năm thường rơi vào tháng 4.
 Nắng
Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1910 giờ. Số giờ nắng trung bình / tháng
160 – 270 giờ. Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất (219 giờ), tháng 7 có số giờ nắng
thấp nhất (114 giờ).
 Mưa
Thời tiết chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng
mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể.
Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều,có khuynh

hướng tăng dần theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Đại bộ phận các quận nội thành và
các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các huyện phía Nam và Tây
Nam.
Về không gian, lượng mưa có xu thế tăng dần từ Tây Nam lên Đông Bắc: ở Cần
Giờ, Nhà Bè, Nam Bình Chánh, mưa từ 1200 – 1500 mm, trong khi ở nội thành và
quận 9, huyện Hốc Môn, Củ Chi từ 1800 – 1900 mm.
 Gió
Địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió Tây – Tây Nam (gió mùa Tây Nam) thổi vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng
10, thường thổi mạnh nhất vào tháng 7 – 8 và gây ra mưa.
Gió Bắc – Đông Bắc thổi vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 2 thổi mạnh nhất
vào tháng 2 – 3, làm tăng lượng bốc hơi.
Ngoài ra còn có gió biển và gió đất thổi ngày, góp phần điều hòa khí hậu thành
phố.
Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ lí tưởng (25 –
270C), độ ẩm tương đối, mưa nhiều, cường độ ánh sáng tốt: đó chính là môi trường
sinh trưởng phát triển thuận lợi của nhiều loài thực vật.

4


 Ánh sáng:
Số giờ nắng bình quân năm vào khoảng 2286 giờ như vậy mỗi ngày có khoảng
6, 3 giờ nắng tùy thuộc vào lượng mây, do đó trong tháng mùa mưa số giờ nắng
giảm đi và tăng dần trong mùa khô
Lượng bốc hơi tương đối lớn : 1399mm/ năm, bình quân trong tháng mùa mưa là
2 – 3mm/ ngày, và tháng mùa nắng là 5 – 6mm/ ngày.
(Nguồn: HCM CITY WEB và Trạm khí tượng Tân Sơn Nhất)
2.2 Hiện trạng mảng xanh trên mái tại Thành phố Hồ Chí Minh
Mảng xanh trên mái được bắt nguồn từ Iceland nơi mà nhà cửa và các công trình

xây dựng đều được phủ bởi một lớp cỏ khô hay rêu . Nó đã được người Iceland sử
dụng từ vài trăm năm trước .
Và ngày nay ở các nước phát triển trên Thế giới , mảng xanh trên mái gần như
trở nên phổ biến và quen thuộc. Cách đây vài trăm năm trước, nếu được tạo lập
bằng một lớp cỏ phủ hay rêu thì ngày nay ở một số quốc gia việc xây dựng một khu
vườn trên mái đã được phát triển mạnh hay thậm chí như Trung Quốc, Hàn Quốc…
thì tạo dựng được cả một công viên thu nhỏ từ trên những sân thượng chung của
một chung cư, hay tầng lửng một cao ốc văn phòng. (xem hình 1.2)

Hình 2.1: Mô hình công viên được xây dựng tầng thứ 3 của cao ốc văn phòng.

5


Hòa vào sự phát triển của thế giới, ở nước ta ngày nay đã bước đầu bắt nhịp vào
sự phát triển ấy, một số khu vực tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện mảng
xanh trên mái như khu vực quận 2, quận 7 (căn hộ cao cấp Phú Mỹ
Hưng, The mansion…), quận 4, quận 1…và một số tòa nhà cao ốc văn phòng,
khách sạn nhưng sự quan tâm về mảng xanh này chưa được chú trọng và chưa thực
sự đáng kể.
2.3 Vai trò vườn trên mái đối với đời sống xã hội
Khi cuộc sống con người ngày càng bận rộn, tất bật với công việc thì nhu cầu
hưởng ngoạn thiên nhiên ngày càng được chú trọng. Không có một cuộc sống nào
thiếu bóng cây xanh.
Đối với người dân ở bất kỳ đô thị nào hệ thống mảng xanh cũng rất quan trọng,
nhưng đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cực lớn với 7,5 triệu dân, lợi
ích mảng xanh đem lại càng lớn. Dễ nhìn thấy nhất là hệ thống cây xanh trên đường
phố tạo nên bóng mát tránh cái nóng bức đến ngột ngạt của mặt trời nhiệt đới. Hay
như những vườn hoa, công viên, nơi mà người dân có thể nghỉ ngơi, thư giãn, phục
vụ nhu cầu tái tạo sức lao động trong vài phút hoặc có thể đến vài giờ đồng hồ…

(Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thiết kế mảng xanh cho nhà đô thị - Vườn trên
mái-”, Nguyễn Thanh Phong, 2006).
Sân thượng sẽ là một vị trí lí tưởng để ngắm nhìn vẻ đẹp từ thiên nhiên và giúp
có được giây phút thư giãn thật tốt nếu chúng ta biết cách bố trí và xử lý tốt khâu kỹ
thuật về chống thấm. Theo Huỳnh Văn Thới, 2001. Trồng hoa kiểng trên bao lơn,
trên sân thượng hay ở sân vườn nhà là để làm đẹp ngôi nhà, làm đẹp đường phố, đó
là cả một nghệ thuật. Phải trồng cho đẹp và hài hòa với kiến trúc của ngôi nhà thì
giá trị của ngôi nhà mới tăng lên, nếu không sẽ gây phản cảm, làm chướng mắt
người xem.
Quả thật một ngôi nhà với kiến trúc bê tông cốt thép, nếu có sự phối hợp cùng
cây xanh thì ngôi nhà sẽ trở nên mềm mại hơn. Đặc biệt là phần không gian ở cao
nhất của ngôi nhà, nếu chỉ là những tấm bê tông sẽ dẫn đến sự hấp thụ nhiệt cho
ngôi nhà ngày càng cao. Vậy vườn trên mái sẽ giúp gì cho ngôi nhà?

6


 Làm tăng giá trị thẩm mỹ cho tòa nhà.
 Tăng diện tích khoảng xanh dể sử dụng cho việc giải trí hoặc sử dụng cho
việc khác.
 Làm tăng tuổi thọ của mái nhà lên tới 70 %.
 Cải thiện khí hậu, môi trường sống.
 Giảm tiếng ồn.
 Cải thiện nhiệt độ của mái nhà.
 Giải pháp cho vấn đề hiện tượng đảo nhiệt trong đô thị.
 Xử lý các độc tố trong không khí.
 Cung cấp môi trường sống quan trọng cho các loài chim và côn trùng bản
địa.
 Lợi ích về giáo dục cho cộng đồng.


2.4 Một số giải pháp thiết kế mô hình vườn trên mái
2.4.1 Trồng cây trong chậu:
Ưu điểm: Có thể áp dụng với mọi hình dáng sân thượng có diện tích lớn hay
nhỏ. Cách bố trí cây xanh đòi hỏi ít tốn công chăm sóc và có thể thay đổi vị trí.
Nhược điểm: Bố cục khá đơn điệu, dẫn đến cảm giác nhàm chán cho người
xem.
Loại cây trồng đã được đề nghị:
Lan chi_ Ophiopogonb Japonicus_Cao cẳng_Convallariaceae
Dừa cạn_Catharanthus roseus_Trúc đào_Apocynaceae
Nguyệt quới_Murraya paniculata_Cam_Rutaceae
Kim quýt_Triphasia trifolia_Cam_Rutaceae
Cô tông_Codiaeum variegatum_Thầu dầu_Euphorbiaceae
Dây kim đồng_Tristellateia australasiae_Dùi đục_Malpighiaceae
Huỳnh anh_Allamanda athartica_Trúc đào_Pocynaceae
Bông giấy –Ougainvillea brasiliensis _Hoa giấy_Nyctaginaceae

7


Sứ thái_Denium obesum_Trúc đào_ Pocynaceae
(Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thiết kế mảng xanh cho nhà đô thị - Vườn trên
mái-”, Nguyễn Thanh Phong, 2006).
2.4.2 Trồng trực tiếp cây xanh dưới đất
Ưu điểm: Tạo được sự sinh động gây cảm giác thích thú cho người hưởng
ngoạn. Khu vườn trông gần gũi với thiên nhiên và hấp dẫn hơn so với đặt chậu.
Nhược điểm: Khó thay đổi vị trí cây trồng và mất nhiều công chăm sóc, bảo
dưỡng.
Loại cây trồng đã được đề nghị:
Lan chi_Ophiopogonbaponicus_Cao cẳng_Convallariaceae
Sung_Ficus racemosa_Dâu tằm_Moraceae

Kè quạt_Thrrinax parrviflora_Cau_Arecaceae
Phất dụ rồng_Dracaena draco_Bồng bồng_Dracaenaceae
Huỳnh anh_Allamanda cathartica_Trúc đào_Apocynaceae
Bông giấy_Bougainvillea brasiliensis_Hoa giấy_Nyctaginaceae
Bướm hồng_Musaenda erythrophylla_Cà phê_Rubiaceae
Bướm bạc_Mussaenda frondosa_Cà phê_Rubiaceae
Dây kim đồng_Tristellateia australis_Dùi đục_Malpighiaceae
Kè quạt_Thrrinax parrviflora_Cau_Arecaceae
Cỏ nhung_Zoysia tennifolia_Cỏ_Poaceae
Dừa cạn_Catharanthus roseus_Trúc đào_Apocynaceae
Trúc cảnh_Tachys_Cỏ_Poaceae
Chà là bụi_Phoenix reclinata_Cau_Arecaceae
(Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thiết kế mảng xanh cho nhà đô thị - Vườn trên
mái-”, Nguyễn Thanh Phong, 2006)
2.5 Phương án chống thấm và thoát nước dành cho sân thượng khi thiết kế
vườn trên mái
Ở nước ta hiện nay tuy vườn trên mái đã xuất hiện nhưng vẫn chưa được coi
trọng nên việc chú trọng đến kết cấu mặt nền của sân thượng ít khi được quan tâm

8


đúng mức. Kết cấu mặt nền của vườn trên mái có ảnh hưởng lớn đến quá trình thi
công sân vườn cũng như quá trình sử dụng sau này. Nếu điều kiện khí hậu là điều
không thể thiếu khi xây dựng bất cứ một khu vườn nào, thì đối với vườn trên sân
thượng, hệ thống thấm và thoát nước là điều hết sức quan trọng. Sân thượng nếu
không được chống thấm và có hệ thống thoát nước tốt, lâu ngày sẽ xảy ra hiện
tượng ứ đọng từ nước mưa hoặc nước do tưới cây làm hư hại đến lớp vữa nền và
gây mất mỹ quan vì sự thấm dột xuống tầng dưới ngôi nhà hay cao ốc. Điều này
làm cây trồng dễ nhiễm bệnh hay ngập úng rồi chết, người sử dụng thì bị tổn hại về

kinh tế.

Sơ bộ về kết cấu mặt nền được chống thấm, bao gồm 5 lớp:
 Lớp thứ nhất là lớp nhựa phủ có tác dụng chống thấm cho mặt nền.
 Lớp thứ hai là lớp cách ly có tác dụng cách nhiệt. Nếu không có lớp cách ly
này nhiệt độ của sân thượng sẽ toả lên trên lớp đất trồng và làm héo cây.
 Tiếp đến là rãnh chứa nước. Nước sau khi tưới cây ngấm xuống đất sẽ theo
rãnh này mà chảy ra ngoài lỗ thoát nước của sân thượng.
 Phía trên rãnh chứa nước là lớp ngăn rễ, lớp ngăn rễ có tác dụng ngăn cản
không cho rễ cây ăn sâu xuống đất làm hư hại mặt nền.
 Cuối cùng là lớp đất trồng.
(Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thiết kế mảng xanh cho nhà đô thị - Vườn trên
mái-”, Nguyễn Thanh Phong, 2006).
Để đề tài đi sâu vào thực tế và có tính ứng dụng cao ta nên đưa ra được một số
mô hình ứng dụng. Cần khảo sát tính hiệu quả và độ bền của phương án chống
thấm. Tìm thêm một số chủng loại cây thích hợp với điều kiện sống trên sân thượng
để cây trồng phong phú và có thêm nhiều phương án thiết kế hơn. Đồng thời nên
nghiên cứu thêm về các kiểu vườn có thể được xây dựng trên sân thượng.

9


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu của các giải pháp thiết kế
 Giải quyết vấn đề không gian xanh trong môi trường đô thị cũng như tận
dụng những không gian trống để phát triển mảng xanh đô thị.
 Tạo không gian nghỉ dưỡng mới cho người dân đô thị nói chung và thành
phố nói riêng.

 Tiết kiệm diện tích đất.
3.2 Nội dung


Khảo sát và chụp hình một số mô hình sân thượng căn hộ, cao ốc tại

Thành phố Hồ Chí Minh.


Tìm hiểu về các yếu tố khí hậu trên sân thượng.



Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật chống thấm hút, trọng

lực tối đa chịu được của căn hộ, cao ốc.


Chọn các loại cây xanh hoa kiểng và đất thích hợp với độ cao nơi trồng.



Nghiên cứu một số giải pháp thiết kế đã có.



Thiết kế mô hình vườn trên mái phù hợp với một số căn hộ,cao ốc tại

Thành phố.
3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp khảo sát thực địa
 Xác định vị trí thiết kế.
 Điều tra những loài cây có thể sống tốt trong điều kiện khí hậu, độ cao nơi
trồng.

11



3.3.2 Phân tích tổng hợp từ tài liệu
Xác định điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến cây trồng như gió, nắng…
 Tham khảo một số tài liệu về giải pháp chống thấm cũng như đường ống
cấp thoát nước đạt hiệu quả để tạo được vẻ đẹp thẩm mỹ.
 Tham khảo tài liệu từ sách về phân loại thực vật và sinh lý thực vật, cũng
như từ sách báo chuyên ngành, giảng viên nhằm đề xuất một số loại cây có thể
trồng trên sân thượng.
 Tham khảo một số phương án thiết kế từ những căn hộ, cao ốc khác đã
được tạo dựng hay từ sách báo, internet. Tham khảo ý kiến từ một số chuyên gia
thiết kế sân vườn để có phương án thiết kế thích hợp. Đồng thời sử dụng lại các
phương án hay các mẫu thiết kế đã có làm nguồn tài liệu để phân tích tổng hợp và
đưa ra các phương án thiết kế có tính ứng dụng cao.
3.3.3. Phương pháp thiết kế
-Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm AUTOCAD.
-Từ mặt bằng tổng thể ta thiết kế các tiểu cảnh chi tiết cho phù hợp.
-Dựng phối cảnh bằng các phần mềm 3DMAX, PHOTOSHOP.
-Lập bảng các loại cây được sử dụng trong thiết kế.

12



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Những điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng một khu vườn trên mái
4.1.1 Độ dốc
Mặt nền sân thượng đối với mái bằng thường có một độ dốc để thoát nước từ 1
– 2 o . Điều này đối với bất cứ một ngôi nhà nào đều cũng đã được các nhà kiến
trúc sư tính toán và đưa ra phương án thích hợp cho mỗi căn nhà khi gia chủ có ý
định tạo vườn trên sân thượng.
4.1.2 Trọng lượng của khu vườn, phương án chống thấm, hệ thống thoát
nước
Phân tích cấu trúc và trọng lượng sân vườn để xác đinh được khả năng chống
đỡ của nhà ở những vị trí khác nhau từ đó có thể xác định kiểu vườn nào thích hợp
và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
 Phương án chống thấm và hệ thống thoát nước cho sân thượng khi
thiết kế vườn trên mái
Bên cạnh những yếu tố về khí hậu, cảnh quan xung quanh nhà luôn được chú
trọng thì chống thấm cho lớp nền sân thượng là một yếu tố quan trọng không kém.
Dù sân vườn có đẹp, có sinh động bao nhiêu thì cũng sẽ sớm bị hư hại do vấn đề
chống thấm thoát nước. Thông thường việc chống thấm ít được quan tâm đúng
mức. Chỉ đối với những căn nhà, cao ốc có dự kiến sẽ tạo sân vườn thì vấn đề này
mới được quan tâm và đã được tính toán kỹ bởi các kiến trúc sư. Còn nếu đó là ý
định tạo vườn sau khi ngôi nhà hay cao ốc đã được xây dựng thì vấn đề chống
thấm cần được chú ý. Nền sân thượng sẽ xãy ra tình trạng ứ đọng nước mưa hay
nước tưới cây, lâu ngày làm hư hại lớp vữa sàn và phần dưới ngôi nhà bị thấm dột
gây mất phản cảm về mỹ quan và thiệt hai cho người sử dụng. Để giảm thiểu tối
đa tình hình này và giúp bảo vệ sân vườn cũng như ngôi nhà được lâu năm chúng
13


ta cần nghiên cứu tìm hiểu về kỹ thuật chống thấm như thế nào để đạt hiệu quả tối

đa. Theo một số tài liệu tham khảo, sau đây là kết cấu của lớp nền chống thấm hữu
hiệu: (xem hình 4.1)
Ngoại trừ lớp bê tông đã có sẵn từ trước, mặt nền có cấu tạo gồm 5 lớp :
 Lớp thứ nhất là lớp nhựa phủ có tác dụng chống thấm cho mặt nền. Ngoài
ra còn có một số loại vật liệu dùng để làm lớp chống thấm và được sử dụng phổ
biến như lớp chống thấm shell, sika latex…
 Lớp thứ hai là lớp cách ly có tác dụng cách nhiệt. Vật liệu đuợc sử dụng
như sỏi, gạch ống, gạch lá nem…

Hình 4.1 : Kết cấu mặt nền sân thượng

 Tiếp đến là rãnh chứa nước. Nước sau khi tưới cây ngấm xuống đất sẽ theo
rãnh này mà chảy ra ngoài lỗ thoát nước của sân thượng.
Khi mưa hay tưới cây không có rãnh chứa nước, nếu tình trạng nước nhiều sẽ
tràn ra khỏi bề mặt vườn và gây xói mòn, nếu căn nhà sau khi được xây dựng
không có ý định tạo vườn trên sân thượng thì mặt nền sân thượng thường phẳng
tạo ra các vũng nước làm cho rễ bị thối, gây úng chết cây, cỏ dại thì dễ phát triển.
Nên phủ một thảm lọc bên trong rãnh chứa nước để nước thấm qua nhưng ngăn

14


cản sự rửa trôi những hạt đất nhỏ. Để tránh tình trạng trên nên tạo rãnh chứa nước,
và vật liệu trong rãnh chứa thường bao gồm:
+ Sỏi, đá vụn:
Nhược điểm loại vật liệu này là nặng, nhưng lại nhiều ưu điểm như về kinh tế,
tốt cho môi trường, trữ được nhiều nước và giúp hòa tan các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cây.
+ Đá nổi, gạch vụn:
Thường được sử dụng vì chúng thường xốp, nhẹ và có thể chứa được nhiều

nước, cũng như chất dinh dưỡng hơn đá sỏi. Điều này sẽ bảo đảm lượng dinh
dưỡng chảy ra ngoài theo dòng nước là tối thiểu.
 Phía trên rãnh chứa nước là lớp ngăn rễ, lớp ngăn rễ có tác dụng ngăn cản
không cho rễ cây ăn sâu xuống đất làm hư hại mặt nền, có thể hạn chế axit do rễ
cây tiết ra. Lớp ngăn rễ này thỉnh thoảng được kết hợp ngay vào hệ thống thoát
nước. Vật liệu sử dụng để làm lớp ngăn rễ phải nhẹ như : sỏi nhỏ, đất sét, hoặc có
thể sử dụng chất dẻo.
 Cuối cùng là lớp hỗn hợp đất trồng.
Mặc dù phương án chống thấm này đem lại hiệu quả cao tuy nhiên phương án
này lại phức tạp và tốn kém. Do đó ít người sử dụng cách này trong khi thiết kế và
xây dựng vườn trên mái.
Sau khi khảo sát một số địa điểm có vườn trên mái tại thành phố Hồ Chí Minh
và tham khảo một số ý kiến của một số chuyên gia thiết kế sân vườn, mặt nền sân
thượng được chống thấm bằng một cách đơn giản cũng như ít tốn kém hơn. Sau
đây là 2 phương án chống thấm được dùng phổ biến dành cho vườn mái:

15


Hình 4.2 Đối với sân thựơng chưa có độ nghiêng
Đối với nền sân thượng có sẵn một độ nghiêng nhất định để nước theo đó có
thể thoát ra ngoài theo lỗ thoát nước thì có phương án chống thấm như sau:

Hình 4.3 Đối với sân thượng có độ nghiêng nhất định

Lỗ thoát nước trên sân thượng có vườn thường sẽ có cấu tạo khác với lỗ thoát
nước của sân thượng không vườn. ( hình 4.4 )

16



×