Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bài dự thi: Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam năm 2017 - Đỗ Nam Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.03 KB, 19 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM NĂM 2017
Người tham gia:
Họ và tên: Đỗ Nam Khánh
Ngày sinh: 1990
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Giáo viên
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: không

Đơn vị công tác: Bí thư Chi đồn 1
Phước Bình, Đồn phường Phước Long,
Nha Trang, Khánh Hoà
Nơi thường trú:
Số điện thoại:


NỘI DUNG BÀI DỰ THI
Trong khn khổ có hạn bài viết này, tơi xin chia sẻ cảm nhận của mình về
những việc cần làm để giữ gìn, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.
Trước hết, xin giới thiệu một chút về nước Lào anh em. Lào có diện tích
236.800 km2, dân số ước lượng năm 2015 là 6.803.699 người, mật độ 29,6
người/km2. Lào (tiếng Lào: ລາວ, phát âm tiếng Lào: [láːw], Lāo), tên chính thức là
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, (tiếng Lào: ສາທາລະນະລລດ ປະຊາທທປະໄຕ
ປະຊາຊຊນລາວ, Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao) là một quốc gia nội
lục tại Đơng Nam Á, phía tây bắc giáp với My-an-ma và Trung Quốc, phía đơng
giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào có nhiều cơ sở khách quan, tất yếu.
Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn
-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương,


Việt Nam nằm ở phía đơng dãy Trường Sơn, như một bao lơn nhìn ra biển; Lào nằm
ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của bán đảo. Như vậy, dãy
Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất
liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và
Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, con đường gần nhất để Lào có thể
thơng thương ra biển đó là từ Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua Thanh Hoá;
Xiêng khoảng (Lào) qua Nghệ An; Khăm Muộn (Lào) qua Hà Tĩnh; Xa-van-na-khẹt
(Lào) qua Quảng Trị và Khăm Muộn (Lào) qua Quảng Bình. Do điều kiện tự nhiên
nên sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng, lại
vừa có những nét khác biệt. Dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và
Lào được ví như bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp
giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế
và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân
tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai
nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực


Đơng Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này, đến nay vẫn
tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt
Nam-Lào. Chính q trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt
Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai
thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm
một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những
điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn
hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước.
Về nhân tố văn hoá và lịch sử, do quan hệ gần gũi và lâu đời nên người Việt và
người Lào đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường tận.
Trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi đã mô tả khá ấn tượng về nền văn hoá độc

đáo và phong tục thuần phác của dân tộc Lào, cũng như hiện tượng giao thoa văn hoá
nở rộ giữa Đại Việt với các nước láng giềng Đơng Nam Á, trong đó có Lào Lạn
Xạng. Sự giao thương của người dân Lào với người dân Việt nhất là với người dân
các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng khá nhộn nhịp. Điều đáng chú ý là trong quan
hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã khơng ít lần bộc lộ mối quan tâm của
mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng buôn bán vào
sâu lục địa. Mặc dầu Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng
tạo và lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị -xã hội khác
nhau, nhưng những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống
hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của
người Việt và văn hóa bản - mường của người Lào xuất phát từ cội nguồn cùng nền
văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Đồng thời, lòng nhân ái bao la và
đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà
trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ
cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện. Trong tiến trình lịch sử cả
hai dân tộc đều phải ngoan cường chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, hai nước Đại Việt - Lạn Xạng, Lạn
Xạng - Đại Việt mặc dù không phải khơng có những thời khắc gặp nguy nan nhưng
với tinh thần lấy hoà hiếu làm trọng nên đã sáng suốt và cơng bằng, có ý thức đề cao


không thù hận, quan hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước vẫn tiếp tục được
nuôi dưỡng, đồng thời biết chủ động vun đắp tình thân ái và hữu nghị lâu dài giữa hai
dân tộc.
Về kinh tế, hai nước có thể bổ sung cho nhau thế lợi về biển cả của Việt Nam,
đường bộ của Lào đi sâu vào lục địa châu Á, cùng các nguồn tài nguyên phong phú
do mỗi nước quản lý.
Ngoài những điều kiện trên, hai nước Việt Nam, Lào có một ưu thế nổi trội vô
cùng quý giá là quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam mà hai Đảng,
hai dân tộc cần luôn luôn vun đắp, bảo vệ và phát huy trong mọi hoạt động chính trị,

tư tưởng, kinh tế, quốc phịng an ninh, ngoại giao, văn hố, giáo dục đào tạo nhân
lực, nhân tài.
Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang giai
đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đồn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa
hai Đảng và hai Nhà nước mà bằng chứng sinh động là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp
tác Việt Nam - Lào được ký ngày 18 tháng 7 năm 1977.
Tình đồn kết đặc biệt giữa hai nước đã góp phần quan trọng vào việc củng cố
và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và
Lào trong thời kỳ mới. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, hai bên luôn
khẳng định quan điểm nhất quán, tiếp tục coi trọng và dành mọi ưu tiên cho việc củng
cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện
Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho mn đời con
cháu mai sau
Những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc
đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những điều kiện vật chất to lớn


thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
trong giai đoạn mới.
Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào
-Việt Nam lên tầm cao mới cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương
trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự
hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp
thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều
kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược
hợp tác đã đặt ra.
Trong quá trình tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện, hai bên cần luôn luôn tôn
trọng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa

các quan hệ đối ngoại của nhau.
Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả
và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía Việt Nam (các
dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào) phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây
dựng đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Lào. Việt Nam cần
ưu tiên các dự án hợp tác với Lào phù hợp với qui hoạch và kế hoạch phát triển của
Lào đã được vạch ra tại các kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020 của
Lào. Đó là các dự án hợp tác về phát triển thủy điện với Lào, dự án xây dựng đường
giao thông ra biển; các dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực.
Việt Nam và Lào cần phải phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đồn
kết đặc biệt trở thành động lực thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ hợp tác toàn diện, đặc
biệt là hợp tác kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước, đưa hợp tác toàn
diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong thời gian tới ngang tầm với quan hệ
truyền thống đặc biệt giữa hai nước chúng ta.


Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam khác căn bản
với các quan hệ đối tác thơng thường ở chỗ nó là quan hệ hợp tác tồn diện bao gồm
cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu tiên, ưu đãi cho nhau cao hơn cả các
quan hệ song phương khác. Cần có một nhận thức thống nhất của cán bộ và nhân dân
hai nước về tính chất đặc biệt này. Cả hai bên cần có tầm nhìn rộng hơn, tồn diện và
lâu dài hơn chứ không chỉ ở các lợi ích kinh tế thuần túy và ngắn hạn.
Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong
giai đoạn mới, cần tập trung tiếp tục thực hiện những định hướng lớn đã được thỏa
thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 1 năm 2008 tại Viêng Chăn và tiếp tục thực hiện 6
chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ
giai đoạn 2006 -2010. Thực hiện thắng lợi chương trình hợp tác giai đoạn 2006 2010 sẽ tạo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc xây dựng chiến lược hợp tác
Việt Nam - Lào, Lào-Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Định hướng cơ bản của chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam giai

đoạn 2011 - 2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hợp
tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập
của mỗi nước”. Trong đó, khơng ngừng nâng cao nhận thức và làm sâu sắc thêm
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa
học, kỹ thuật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm với
quan hệ truyền thống giữa hai nước. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: coi trọng, phát
triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác
toàn diện giữa hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực
phục vụ lợi ích đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Coi
hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là
nhiệm vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có
đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền
thống, tình đồn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tạo lịng tin vững
chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường bền vững mối quan hệ giữa hai Đảng và


hai Nhà nước. Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất
là đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các dự án giữa
hai nước; kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số lượng và chất lượng,
giữa đào tạo chính qui các bậc học với đào tạo nghề.
Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp cao giữa
lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học
kỹ thuật giữa hai nước. Từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trên
ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật pháp của
mỗi nước trên cơ sở những nội dung sau:
- Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước nhằm bổ
sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa của Lào trong 10 năm tới, đưa nước Lào thoát khỏi nước kém phát triển vào

năm 2020.
- Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 2 tỷ USD vào năm 2015
và 5 tỷ USD vào năm 2020. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm kết nối giao thông
đường bộ trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng
biển của Việt Nam để phục vụ đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước trên
nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa hai bên.
- Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, ngành,
tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với
quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới nhằm phát
triển các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương chiến lược vững chắc,
ổn định, hịa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.
- Hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát, bổ sung sửa đổi các văn bản thỏa thuận,
phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế


mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông lệ quốc tế, tạo sự
chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi
nước.
- Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận trong
các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến hai nước.
Để trả lời câu hỏi “Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt
Việt Nam – Lào?”, theo tơi có một số vấn đề cần chú ý sau:
Trước hết chúng ta nhìn nhận lại những thành quả cơ bản và sâu sắc của quan hệ
đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.
Qua nghiên cứu, tham khảo tài liệu tìm hiểu lịch sử về quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào, Lào - Việt Nam, được biết: Quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào,
Lào – Việt Nam phát triển đột biến thành quan hệ đặc biệt từ khi Nguyễn Ái Quốc
tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin để xác định con đường giải
phóng các dân tộc Việt Nam, Lào theo con đường cách mạng vô sản. Đồng thời,
chính Người đã cùng đồng chí Kayxỏn Phơmvihản, đồng chí Xuphanuvông và các

thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp đưa sự
nghiệp đấu tranh cách mạng của Việt Nam và Lào ngày càng hoà quyện vào nhau,
nương tựa lẫn nhau, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, cùng
hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa là
nhân tố quyết định mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng
cộng sản Việt Nam.
Thực tiễn chứng minh nhân dân Lào đã cùng Việt kiều tích cực đấu tranh chống
chế độ thuộc địa, phối hợp và ủng hộ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1939 và
hợp tác, giúp nhau chống thực dân Pháp xâm lược; tiến hành cuộc vận động khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền giai đoạn 1939 – 1945; phối hợp đấu tranh thực
hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ. Quân và dân hai nước đã phối hợp tạo nên những chiến


công lớn, như: Tháng 4 năm 1953, liên quân Lào - Việt mở chiến dịch Thượng Lào
giải phóng một vùng rộng lớn với trung tâm là Sầm Nưa tạo ra một địa bàn đứng
chân vững chắc của cách mạng Lào. Tiếp đó, trong chiến cuộc Đơng Xn 1953 1954, thắng lợi của các chiến dịch Trung Lào, Hạ Lào đã củng cố và mở rộng căn cứ
ở vùng trọng yếu này, buộc đối phương phải đưa quân tới đây để đối phó với liên
quân Lào - Việt. Hạ tuần tháng 1 năm 1954, bộ đội Việt Nam phối hợp với quân giải
phóng Lào và được nhân dân Lào chi viện vật chất, tấn công khu vực sông Nậm U,
tiến sát kinh đô Luổng Phabăng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch đẩy tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ của đối phương vào thế hồn tồn cơ lập. Ngày 13 tháng 3 năm
1954, quân và dân Việt Nam mở màn cuộc quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ.
Quân, dân Lào đã anh dũng chiến đấu, chặt đứt con đường chiến lược của địch chi
viện cho Điện Biên Phủ từ phía Lào; góp phần xứng đáng vào thắng lợi của chiến
dịch Điện Biên Phủ, đưa tới sự kiện ký kết Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Việt Nam và Lào đã sát cánh bên nhau chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của
đế quốc Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 - 1962); phát triển liên minh chiến
đấu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn

toàn (1973 - 1975). Trong 21 năm chống Mỹ là một chặng đường kế tục, phát triển
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển vượt bậc tạo nên sức
mạnh kỳ diệu mới, đưa cách mạng giải phóng dân tộc của hai nước tới thắng lợi hồn
tồn. trong đó, nổi bật lên những hoạt động tiêu biểu, điển hình: Sự phối hợp giữa
lãnh đạo, quân dân hai nước Việt Nam, Lào phá vỡ mưu đồ tiêu diệt lực lượng vũ
trang nòng cốt Pathét Lào và hãm hại bộ phận đầu não cơ quan lãnh đạo cách mạng
Lào do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành (1957 - 1960). Sự hợp lực giữa lãnh đạo
Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam để xác định phương pháp đấu tranh
vũ trang là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh chính trị chống chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của đế quốc Mỹ ở Lào (1959). Nhằm đáp ứng nhu cầu chi viện sức người, sức
của cho các chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo đề nghị của Việt Nam, tại cuộc
hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam cuối


năm 1960, phía Lào hồn tồn ủng hộ chủ trương mở đường Tây Trường Sơn . Đây là
cống hiến vô cùng quý giá của nhân dân Lào cho thắng lợi của Việt Nam, là một cơng
trình vĩ đại, biểu tượng cao đẹp của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Sau khi khi giành được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm, hai nước Việt Nam, Lào, tiếp tục giữ mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính
trị, ngoại giao, quốc phịng, an ninh: Hai nước ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới
quốc gia Việt Nam - Lào ngày 18 tháng 7 năm 1977 và hoàn thành hoạch định, cắm
mốc trên toàn tuyến biên giới cùng với hoạt động hợp tác về an ninh - quốc phòng,
kinh tế, giao lưu văn hố đã xây dựng nên một biên giới hồ bình, hữu nghị hợp tác
và phát triển Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Trong giai đoạn cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 90 thể kỷ XX, hai nước đứng
trước khó khăn về khủng hoảng kinh tế - xã hội. Cộng vào đó Liên Xơ và các nước xã
hội chủ nghĩa Đơng Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng dẫn tới sụp đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa do thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nhưng hai Đảng cùng
phối hợp chặc chẽ trong quá trình nghiên cứu, vận dụng phát triển chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
và áp dụng vào điều kiện cụ thể của hai nước; đồng thời, tìm tịi thử nghiệm trong

thực tiễn để mở ra con đường đổi mới và hội nhập quốc tế, đưa cách mạng hai nước
thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững vai trị lãnh đạo của
mình và ổn định chính trị của đất nước. và tiến bước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Một điểm khác, trong quá trình xây dựng đất nước, hai nước cũng bị nhiều thế
lực thù địch từ bên ngồi vừa tấn cơng, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, vừa sử dụng
những phần tử phản động lưu vong quay trở về phá hoại an ninh quốc gia. Để bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ, hai Đảng và Chính phủ, lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh
Lào, Việt Nam phối hợp chặt chẽ thực hiện các nhiệm vụ chống ngoại xâm, chống
phỉ, dẹp bạo loạn, trừ diệt bọn phản động vượt qua lãnh thổ Lào xâm nhập lãnh thổ


Việt Nam. Bên cạnh giữ mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc
phịng, an ninh, hai nước hợp tác phát triển kinh tế, giáo dục, đào tạo cán bộ:
Trên lĩnh vực kinh tế, với tinh thần bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tơn trọng chủ
quyền quốc gia đã hết lòng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết
được. Khơng những giúp đỡ ngày càng mở rộng, nâng cao về quy mơ, chất lượng,
hiệu quả mà cịn nghiên cứu chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của mối nước.
Trên lĩnh vực hợp tác giáo dục và đào tạo, cán bộ Lào - Việt Nam được lãnh đạo
hai Đảng và Nhà nước đặt ở tầm chiến lược. Mở đầu từ thời kỳ chiến tranh, Việt Nam
giúp Lào về giáo dục dành cho giáo dục phổ thông, cử nhiều chuyên gia để hợp tác
nghiên cứu lập phương án giải quyết các nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng Lào. Sau
năm 1975, tiếp tục hợp tác giáo dục, đào tạo cán bộ Lào có trình độ chun mơn
nghiệp vụ cao, chun sâu, chứa đựng nhiều kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết
thực tiễn trên các chặng đường cách mạng, nhất là cơng cuộc đổi mới, đó là những
kiến thức bổ ích cho đội ngũ cán bộ Lào.
Ngược lại, Lào cũng giúp đỡ Việt Nam đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa
học xã hội và nhân văn về Lào và phiên dịch tiếng Lào. Nhìn chung quá trình hợp tác
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cán bộ đã góp phần
quan trọng và to lớn tao nên nguồn lực cơ bản, bền vững cho sự phát triển của quan

hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XXI, trong xu thế khách quan về tồn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt
là kinh tế, khoa học, công nghệ, thương mại... Từ đó, sẽ có hiện tượng vừa có mặt
tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh.Địi hỏi khơng một
quốc gia nào riêng lẻ có thể tự giải quyết nếu khơng hợp tác đa phương. Mặt khác vị
trí chiến lược của Đơng Nam Á ở khu vực châu Á Thái Bình Dương từ lâu đã trở
thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nước lớn trên thế giới.
Chính vì vậy, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IX của Đảng Nhân
dân cách mạng Lào tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách coi trọng, khơng ngừng


củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp
tác toàn diện Việt Nam – Lào, coi đó là di sản vơ giá của hai dân tộc và là quy luật
phát triển, là một trong những nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước.
Tóm lại, trong tiến trình cách mạng đó, mỗi bước phát triển của cách mạng Lào
tạo hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi và ngược lại, thắng lợi của
cách mạng Việt Nam tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển. Đứng ở vị trí chiến
lược của vùng Đông Nam Á, nơi đối đầu quyết liệt giữa phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc, hồ bình và tiến bộ xã hội với các thế lực xâm lược, khối đại đoàn kết
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trở thành lực lượng vững mạnh, chặn đứng, làm thất
bại những mưu đồ và hành động của kẻ thù, góp phần quan trọng tạo dựng mơi
trường hồ bình, hợp tác, hữu nghị giữa các quốc gia Đông Nam Á. Quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một tấm gương mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng,
vững bền, chưa từng có trong quan hệ giữa các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do,
hồ bình và tiến bộ xã hội.
Mối quan hệ đó xuất phát từ yêu cầu khách quan của công cuộc đấu tranh giải
phóng mang bản chất quốc tế vơ sản, mạng hiệu quả rõ rệt. Trong sự nghiệp chung
đó, Lào và Việt Nam đã trở thành những người bạn, người đồng chí, người anh em

máu thịt, thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng
không thể chia tách được. Như sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói:
“Thương nhau mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Việt - Lào
hai nước chúng ta, Tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long” và Chủ tịch Cayxỏn
Phômvihản khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có những tấm
gương sáng chói về tinh thần quốc tế vơ sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có
sự đồn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài và tồn diện như quan hệ Lào Việt Nam”; “Núi có thể mịn, sơng có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi
mãi vững bền hơn núi, hơn sông”.


Qua mối quan hệ đặc biệt đó, hai Đảng, Nhà nước và nhân dân đã rút ra bài học
lịch sử, dó là: Tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền
vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Xác định đúng
đắn hệ thống quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới
giữ vai trị quan trọng hàng đầu trong q trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ
đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là cơ sở thực hiện các nhiệm vụ cách mạng
do hai bên xác lập. Khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng,
phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Qua nghiên cứu, chúng ta cũng cần xác định sự cần thiết và xem đây là nhiệm
vụ hết sức quan trọng: Khi đã khẳng định được bản chất tốt đẹp, ý nghĩa lịch sử của
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, lào – Việt Nam như nêu ở phần trên. Mặt khác,
trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa
Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn cịn khơng ít thách thức.
Vì vậy, việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ
chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là nhiệm
vụ hết sức quan trọng của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt Nam- Lào,
Lào-Việt Nam.
Về xác định tư tưởng của chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào: Phải coi trọng,

phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp
tác toàn diện giữa hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết
thực phục vụ lợi ích đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước.
Coi hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là
nhiệm vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có
đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền
thống, tình đồn kết đặc biệt và hợp tác tồn diện giữa hai nước, tạo lịng tin vững
chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường bền vững mối quan hệ giữa hai Đảng và
hai Nhà nước. Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất


là đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các dự án giữa
hai nước; kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số lượng và chất lượng,
giữa đào tạo chính quy các bậc học với đào tạo nghề. Từng bước nâng cao chất lượng
và hiệu quả hợp tác trên ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần quan hệ đặc
biệt theo luật pháp của mỗi nước.
Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp cao giữa
lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học
kỷ thuật giữa hai nước.Cụ thể trong thời gian đến để giữ vững và tăng cường quan hệ
hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam, hai nước cần tập trung thực hiện
những định hướng lớn đã được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 1/2008 tại
Viên Chăn và tiếp tục thực hiện 6 chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp
định hợp tác giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng cơ bản chiến
lược hợp tác của giai đoạn 2010 – 2020: Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm
năng, lợi thế của hai nước nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực
hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào. Phấn đấu tăng kim ngạch xuất
nhập khẩu hai nước. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm kết nối giao thông đường
bộ trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển của
Việt Nam để phục vụ đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước trên nguyên tắc

đầu tư đồng bộ và đồng thời giữa hai bên.
Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, tổ
chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc
phòng - an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới nhằm phát triển
các địa phương khu vực biên giới trở thành hậu phương chiến lược vững chắc, ổn
định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.
Hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát, bổ sung sửa đổi các văn bản thỏa thuận,
phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế


mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông lệ quốc tế, tạo sự
chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi
nước. Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận trong
các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan đến hai nước.
Một điểm nữa khơng kém tầm quan trọng, đó là: Trên cơ sở những kết quả to lớn của
sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp
cao hai Đảng, hai Nhà nước thống nhất đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan
hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất
lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế
bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.
Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào
-Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước thống nhất đặt
ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững
ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng
và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp
cao hai nước đã nhất trí trước hết tiếp tục củng cố, tăng cường sự gắn bó, tin cậy và
phối hợp chặt chẽ, thường xun trong những vấn đề có tính chiến lược giữa hai
Đảng, hai nước; duy trì các cuộc gặp cấp cao truyền thống. Tăng cường tuyên truyền,
giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả và thiết thực về mối quan hệ hữu

nghị truyền thống, tình đồn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, LàoViệt Nam cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ
thanh thiếu niên hôm nay và mai sau.
Thay lời kết cho bài viết, tôi xin gửi đến mọi người câu chuyện cảm động về cậu
bé Lào dũng cảm chống chọi bệnh ung thư Và Lào Phống - cậu bé Lào dũng cảm
chống chọi với căn bệnh ung thư hạ họng xâm lấn miệng thực quản được điều trị tại
khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.


Và Lào Phống những ngày điều trị tại bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An.
Câu chuyện của Phống không chỉ là chuyện về một bệnh nhân mang trong mình
căn bệnh ung thư, mà còn là câu chuyện cảm động về tình người, về lịng nhân ái,
trắc ẩn, về sự đùm bọc, đoàn kết của những con người đến từ 2 dân tộc Việt - Lào.
Cậu bé Và Lào Phống đến từ huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn. Phống sinh ra
trong gia đình đơng con, nghèo khó. Ở tuổi 15, cậu bé con áp út trong gia đình nơng
dân Lào - Phống lớn lên khỏe mạnh, rắn rỏi. Đến một ngày, tai họa ập đến khi em
phát hiện họng mình đau, đầu nhức dai dẳng, và thực sự có vấn đề về sức khỏe khi cơ
thể ngày càng gầy yếu, sụt cân.
Rong ruổi tại một số bệnh viện ở Lào, nhưng Phống vẫn khơng thể phát hiện ra
bệnh chính xác để điều trị. Nghe nhiều lời khuyên chuyên môn, Và Lào Phống được
gia đình quyết định cho “xuất ngoại” sang Việt Nam để chữa trị.


Bố em Phống được những người chăm sóc bệnh nhân tại BVHNĐK Nghệ An
giúp đỡ, chia sẻ... và ông đã bật khóc.
Ngày Phống được gia đình đưa qua cửa khẩu Thông Thụ (huyện Quế Phong,
tỉnh Nghệ An) và bệnh viện đầu tiên tìm đến là xuống Bệnh viện Hữu nghị đa khoa
Nghệ An để khám và chữa bệnh.
Bán vội 3 con bò làm hành trang lên đường, ngày 24 tháng 7, bố mẹ đưa Phống
tới đây khám. Qua thăm khám, giải phẫu bệnh cẩn thận, các bác sĩ đã phát hiện ra căn
bệnh khiến Phống đau ốm lâu nay. Tin buồn như sét đánh ngang tai: Phống bị căn

bệnh ung thư hạ họng xâm lấn miệng thực quản.
Do gia đình ở vùng sâu, vùng xa của Lào, thiếu thốn thông tin và cơ sở khám
bệnh kỹ thuật cao nên khi phát hiện bệnh đã muộn, từ đó dẫn tới khó khăn cho điều
trị. Bác sỹ khuyên gia đình nên cho Phống chuyển tuyến trên, tới bệnh viện chuyên
ngành ung thư để được tiến hành xạ trị, hóa trị.
Tuy nhiên số tiền mang theo để chữa bệnh và chi trả sinh hoạt phí cho em đã cạn
kiệt. Để bám trụ lại bệnh viện những ngày qua là sự cố gắng rất lớn từ gia đình em và


những tấm lòng nhân ái xung quanh. Vấn đề chuyển tuyến điều trị tiếp là điều không
thể.
Qua quan sát và nhờ được người phiên dịch, hồn cảnh khó khăn của Phống đã
được các y, bác sỹ và bệnh nhân - người nhà bệnh nhân khoa Tai - Mũi - Họng nắm
bắt và kêu gọi hỗ trợ kịp thời trong thời gian tại bệnh viện.

Ảnh: Ban trợ giúp xã hội của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An chia sẻ
thêm gia đình Phống.
Mỗi ngày Phống được Ban trợ giúp xã hội Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ
An hỗ trợ các suất cháo đầy đủ dinh dưỡng ăn qua sonde để cố gắng duy trì sự sống.
Cịn bố mẹ em được chính những người cùng chung cảnh ngộ chăm bệnh đùm bọc,
sẻ chia.
Và mỗi lần được những người Việt Nam gửi chút q, bố Phống lại bật khóc vì
cảm động. “Cảm ơn” có lẽ là từ Tiếng Việt duy nhất ông (bố Phống) học được trong
những ngày chăm con nơi đây. Đi kèm đó ln là câu tiếng Lào “Người Việt tốt
quá!”.


Và chuyến xe miễn phí đưa cả gia đình Phống về nước bạn Lào.
Các y, bác sỹ của khoa, mỗi người một ít góp được cho em số tiền gần 2,5 triệu
để trao cho bố mẹ lo cho em dọc đường. Và cả cán bộ Ban trợ giúp xã hội Bệnh viện

Hữu nghị đa khoa lên thăm, quyết định hỗ trợ 1 chuyến xe cấp cứu cùng cán bộ y tế
hộ tống, để đưa em trở về Lào an toàn, trị giá gần 5 triệu đồng nữa.
Với người dân Lào sang điều trị, việc chi trả viện phí 100% sẽ vơ cùng khó khăn
và nặng nề cho gia đình thuần nơng nghiệp như gia đình em. Dẫu biết là rất khó,
nhưng bao người đã từng gặp và thương em vẫn thầm ước như vậy. Tình thương của
những người từng khơng quen biết, nhưng chỉ sau mấy ngày nằm viện mà đã đậm đà,
sâu nặng như bao đời nay 2 dân tộc Việt - Lào dành trọn cho nhau.



×