Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.6 KB, 9 trang )

“TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO’’
1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân lào
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thuộc bán đảo Đông Dương, nằm sâu trong lục
2
địa, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km , với
đường biên giới dài 4.825 km, giáp với 5 nước - phía bắc giáp với Trung Quốc có
đường biến giới dài 505 km, phía tây bắc giáp với Myanma dài 236 km, phía tây giáp
với Thái Lan dài 1.835 km, phía đông giáp với Việt Nam dài
2.069 km và phía nam giáp với Cămpuchia với đường biên giới dài 435 km. Chiều dài
từ Bắc xuống Nam khoảng hơn 1.700 km, chỗ rộng nhất 500 km, chỗ hẹp nhất 140 km.
Như vậy, nước Lào nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giữa nhiều nước và không có biển.
Lào được chia thành 4 vùng: Vùng Đông - Bắc, vùng Tây - Bắc, vùng Trung Lào
và vùng Nam Lào. Mỗi vùng có điều kiện địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết, v.v... khác
nhau. Vùng Đông Bắc, bao gồm các tỉnh Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Xiêng Khoảng,
2
Hủa Phăn, diện tích tự nhiên khoảng 66.960 km , trong đó núi chiếm hơn 90%. Trong
năm có hơn bốn tháng mùa mưa, bốn tháng mùa khô, có 2 - 3 tháng khô hạn. Khí hậu
của Lào có sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền. Miền Bắc là vùng núi cao, khí hậu có tính
chất nửa nhiệt đới ẩm và khô. Miền Nam Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Đông
và nhiệt đới ẩm khô ở phía Tây dọc sông Mê Kông. Lào có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 4 kéo dài đến cuối tháng 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng
11 đến cuối tháng 3 đầu tháng 4. Giữa hai mùa có một chu kỳ chuyển tiếp. Sự luân
chuyển các mùa tạo nên nhịp điệu cuộc sống cho các cư dân nông nghiệp.
Lào có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhờ có khí hậu nhiệt đới nóng
và ẩm, đất đai phần lớn là đất đồi núi, rừng tự nhiên phát triển mạnh. Trong rừng có
nhiều loại gỗ và lâm, thổ sản quý hiếm. Hệ sinh vật gắn bó với rừng cũng rất phong
phú, đặc biệt là voi. Lào là đất nước Triệu voi và hoa Chăm Pa. Nước Lào không có
biển nhưng có nhiều sông suối, đặc biệt là Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự
hình thành và phát triển văn hóa nói chung và VHCT nói riêng của người Lào. Có thể


thấy những biểu hiện của những tác động của phương thức sống của cư dân nông
thôn, nông nghiệp (không thuần tuý là lúa nước) đối với văn hóa và VHCT là đoàn
kết, cộng đồng, hiền hòa và bao dung (chín bỏ làm mười), nhưng ít cạnh tranh, giao
lưu và phát triển. Lào là quốc gia nhỏ, nhưng diện tích bình quân đầu người lại lớn


do dân số ít, người Lào (nhất là người Lào truyền thống) sống chủ yếu dựa vào thiên
nhiên, bằng lòng với cuộc sống có tính tự nhiên vốn có, ít có nhu cầu cạnh tranh phát
triển. Lào là quốc gia không có biển, địa hình phần lớn là đồi núi cao, do vậy điều
kiện và khả năng giao lưu văn hóa với thế giới bị hạn chế. Địa bàn sinh sống của cư
dân có những khác biệt lớn về địa hình và các vùng tiểu khí hậu, giao thông đi lại
khó khăn nhưng các khối dân cư vẫn giữ được các mối liên lạc, đoàn kết và gắn bó
với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.1.2. Điều kiện xã hội

Lào hiện nay có dân số khoảng 6,6 triệu người (số liệu năm 2010), là quốc gia đa
tộc người với 49 bộ tộc, thuộc ba khối lớn - Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Xủng, cùng
sinh sống. Về ngôn ngữ chia thành 4 khối tiếng nói. Khối nói tiếng dân tộc Lào Lùm Tày có 8 bộ tộc, chiếm 55% dân số cả nước. Khối này sinh hoạt ở đồng bằng và các
sông, suối, sinh sống bằng làm ruộng là chủ yếu, phần lớn theo đạo Phật. Khối nói tiếng
dân tộc người Lào Thơng (Mon - khơme), có 32 bộ tộc, chiếm 27% của dân số. Các bộ
tộc khối này phần lớn dựa vào vùng đồng bằng và miền núi, sinh sống lẫn lộn với các
bộ tộc khác, làm nương là chủ yếu và một số bộ tộc sinh sống ở đồng bằng làm ruộng
thành nghề. Khối tiếng nói Hơ Mông - Ưu Miên có 2 bộ tộc, chiếm 6,89% của dân số,
phần lớn sinh sống ở vùng miền núi phía Bắc, một số sinh sống ở miền Trung như Tỉnh
Viêng Chăn, Bô Li Khăm Xay và tỉnh Khăm Muộn, bộ tộc này làm nương và chăn nuôi
để sinh sống. Khối tiếng nói Trung - Ti Bệt có 7 bộ tộc, chiếm 11,1% của dân số cả
nước, sinh sống ở miền Bắc Lào như các tỉnh Phong Sa Lỳ, Luông Nặm Thà, Bò Kẹo và
U Đôm Xay, sinh sống bằng làm nương trồng lúa tẻ, ngô và chăn nuôi.
Các bộ tộc trong xã hội Lào trong quá trình dựng nước và giữ nước đã cùng nhau
đoàn kết xây dựng quốc gia ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, khác với các nước Đông

Nam Á khác, trong cơ cấu tộc người trong xã hội Lào, vai trò của tộc người chủ thể
(người Lào) thường không lớn về số lượng và chênh lệch về trình độ phát triển xã hội.
Về nguồn gốc, chủng tộc cũng như về mặt thể chế xã hội vốn không đồng nhất. Phong
tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng và lợi ích tộc người rất đa dạng và phức tạp. Đây là
cơ sở căn bản của một nền văn hóa chính trị đa tâm lý, đa tính cách, nhiều khát vọng và
ước mơ, nhiều xu hướng tư tưởng, nhiều mô hình tổ chức - thực hành và cũng nhiều tài
năng do nhiều tố chất tộc người hội lại.


1.2. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào

“Quan hệ Lào – Việt Nam” hay còn được biết đến với tên thông dụng là “Quan hệ
hữu nghị Việt-Lào” là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác
toàn diện từ lịch sử tới hiện tại giữa Việt Nam và Lào. Mối quan hệ được Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như Nhà nước 2 quốc gia coi là mối
quan hệ đặc biệt với vai trò như đồng minh chiến lược của nhau nhưng không có bất cứ
bản cam kết đồng minh nào.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính
thức thiết lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở mối quan hệ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Vương quốc Lào ngày 5/9/1962.
Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340 km, trải dài suốt 10 tỉnh
của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là:
Phỏng-sả-lỳ, Luổng-pha-bang, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muồn,
Sa-vắn-nạ-khệt, Sả-lạ-văn, Sê-kông và Ắt-tạ-pư.
Việt Nam và Lào là 2 quốc gia lánh giềng của nhau. Trong nhiều giai đoạn lịch sử
Lào chịu sự chi phối giữa Xiêm và Đại Việt. Thời kỳ nhà Nguyễn coi các quốc gia
các Vương quốc Luang Phrabang, vương quốc Viêng Chăn, vương quốc Phuan, vương
quốc Champasak, vương quốc Khmer là phiên bang của Việt Nam.
Cho đến khi triều Nguyễn suy yếu, các vương quốc này lại chịu sự chi phối của

Xiêm và sau đó là thực dân Pháp. Trong giai đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp trong
cuối thế kỷ XIX, nhiều cuộc nổi dậy của người Việt Nam cũng lan sang và phát triển tại
Lào. Nhưng sau đó đều bị thực dân Pháp dập tắt.
Năm 1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời với mục đích đấu tranh cách mạng
cho các nước Đông Dương chống lại thực dân Pháp. Sau khi thành lập nhiều đảng viên bí
mật tại Lào và Campuchia xuất hiện trong Đảng, đấu tranh cách mạng mang tích chất vô
sản giành lại tự do độc lập cho mỗi quốc gia. Người Việt Nam chiếm tuyệt đối trong
Đảng chỉ có phần nhỏ là Lào và Campuchia.


Hà Nội được coi là trung tâm đầu não của toàn bộ Đông Dương, đặt các trụ sở
hành chính, giáo dục, văn hóa,... vì vậy rất nhiều trí thức và người trong hoàng gia các
vương quốc sang Hà Nội học tập. Tại đây nhiều trí thức Lào được Đảng Cộng sản Đông
Dương tuyên truyền tham gia, một số lượng cỡ trung bình trí thức Lào trở thành đảng
viên, ngoài những người nông dân, công nhân người Lào nay đã có thêm trí thức Lào
tham gia, đây là lực lượng nòng cốt cho công cuộc đấu tranh cách mạng tại Lào và Đông
Dương sau này.
Khi Nhật tiến vào Đông Dương, và sau đó đảo chính Pháp và lập ra các quốc gia
tự chủ theo danh nghĩa tại Lào và Việt Nam, nội các 2 nước cũng có quan hệ nhỏ mang
tính chất 2 quốc gia thuộc khối Đại Đông Á.
Nhật thất bại và đầu hàng quân đồng minh, khoảng trống quyền lực được tạo ra,
tại Việt Nam Việt Minh làm cuộc cách mạng tháng 8 tái chiếm cả nước, thì tại Lào Lào
Issara và các lực lượng du kích cũng tái chiếm khoảng trống quyền lực ấy.
Ngày 4/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Souphanouvong đang
ở Vinh ra Hà Nội. Cuộc gặp gỡ giữa hai vị lãnh tụ của hai nước đã đặt những viên gạch
đầu tiên xây dựng mối quan hệ Việt - Lào.
Đến khi Pháp quay lại Đông Dương năm 1946, Lào được thống nhất thành quốc
gia chung Vương quốc Lào do Pháp bảo hộ theo cách Lào là quốc gia thuộc khối Liên
hiệp Pháp. Lào Issara bị Pháp tấn công tan rã, số nhỏ rút sang Thái và Việt Nam.
Chiến tranh Đông Dương nổ ra. Tháng 8/1950 hoàng thân Souphanouvong đảng

viên Đảng Cộng sản Đông Dương đổi tên nhóm lực lượng Lào Issara do ông lãnh đạo
sang tổ chức vũ trang Pathet Lào, thành lập chính phủ kháng chiến Lào. Tháng
2/1951 Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II được tổ chức, Kaysone
Phomvihane tham dự với tư cách trưởng đoàn đại biểu Lào.
Tình hình tại Đông Dương liên tục thất bại, thực dân Pháp quyết định trao trả độc
lập cho Lào để tập trung bình định Việt Nam. Tại Lào trong năm 1953 lực lượng Pathet
Lào cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam liên tiếp đánh chiếm nhiều vùng do Pháp và
chính quyền Vương quốc Lào nằm giữ. Đến cuối năm 1953 Pathet Lào kiểm soát được
Thượng Lào, một số tỉnh tại Trung và Hạ Lào.


Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, lực lượng cộng sản Lào tập kết tại 2
tỉnh Phongsaly và Sầm Nưa cho tới khi có bầu cử thống nhất Lào vào năm 1955. Năm
1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập với tiền thân là Đảng Cộng sản
Đông Dương, người gốc Việt chiếm đa số trong Đảng. Chính phủ Liên hiệp các đảng
phái được thành lập, và bầu cử 1958 diễn ra với sự thắng thế của Mặt Trận Lào Yêu
Nước do hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo. Hoa Kỳ không chấp nhận tình trạng này,
cắt viện trợ để gây áp lực với chính phủ Souvanna Phouma. Souvanna Phouma sau đó bị
truất phế năm 1958, thay vào đó là Phoui Sananikone. Chính phủ Phoui Sananikone loại
bỏ phe hoàng thân Souphanouvong ra khỏi chính phủ liên hiệp và bắt giam ông năm
1959.
Ngày 24/5/1960 một nhóm nhỏ lực lượng Việt Nam đã tấn công giải thoát hoàng
thân Souphanouvong và đưa về vùng cách mạng an toàn.
Trong giai đoạn 1959-1960 tại Lào liên tiếp xảy ra các cuộc đảo chính quân
sự, Hoa Kỳ và Liên Xô ủng hộ 2 chính quyền khác nhau tại Lào. Do lo ngại sự can thiệt
của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào Lào, Liên Xô và Hoa Kỳ thống nhất ủng hộ giải
pháp liên hiệp. Chính phủ liên hiệp lần 2 ra đời nhưng chỉ ổn định tới năm 1968. Từ năm
1968 phe Cộng sản và phái hữu tại Lào lại tiếp tục giao tranh. Souphanouvong được Hồ
Chí Minh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp ủng hộ nhiệt tình, đào tạo cán bộ cho cách mạng
Lào, người Việt Nam trở thành chuyên gia, bộ đội tình nguyện... cho công cuộc cách

mạng của Lào.
Sau khi Việt Nam giải phóng Sài Gòn và thống nhất đất nước, lực lượng cộng sản
tại Lào cũng phát triển mạnh mẽ và cuối cùng cũng đã giải phóng được Viên Chăn tháng
12/1975 thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Năm 1976, Việt Nam và Lào đã ký hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế,
khoa học và kỹ thuật, tiếp sau đó là ký hiệp ước 25 năm hữu nghị và hợp tác vào năm
1977, và Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia., và hiệp ước này cũng gây nên sự
căng thẳng trong quan hệ giữa Lào và Trung Quốc.
Năm 1979 nổ ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc xâm lược cắt đứt
quan hệ với Trung Quốc. Do lo ngại tình hình bất ổn tại biên giới Lào-Thái quân tình


nguyện Việt Nam lại tiếp tục hỗ trợ xây dựng Quân đội Nhân dân Lào phát triển như
ngày nay có khả năng đủ chống lại các cuộc ngoại xâm cũng như các phe phái thù địch.
Kể từ năm 1980 Lào Việt Nam chính thức thành lập Ủy ban hợp tác Lào-Việt
Nam sẽ thường xuyên gặp nhau để phát triển các kế hoạch. Các cấp độ hợp tác với nhau
khác của Lào Việt Nam là các cuộc họp Đảng với Đảng, giao lưu tỉnh với tỉnh, cũng như
các đoàn thể thành niên và phụ nữ khác.
Ngày 24 tháng 1 năm 1986, hai nước ký kết một nghị định thư về phân định biên
giới và cắm mốc. Hai quốc gia dự kiến hoàn thành cắm mốc biên giới vào năm 2012.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Lào và Việt Nam tích cực hợp tác với các quốc gia khác,
nhưng quan hệ Lào-Việt Nam vẫn là mối quan hệ đặc biệt. Việt Nam vẫn tiếp tục viện
trợ, đào tạo học sinh, sinh viên cho Lào, hiện tại tính tới năm 2002 Việt Nam là nhà đầu
tư số 1 tại Lào.
Ngày 18-7-1977, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác và Hiệp ước
Hoạch định biên giới quốc gia. Năm 2000, hai nước đã ký kết các Hiệp định Hợp tác
Chiến lược về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật 10 năm, 5 năm và hàng năm để theo
dõi và thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới. Ủy ban liên Chính
phủ về hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật Việt- Lào theo dõi và thúc đẩy quan

hệ hợp tác này. Đến nay, Ủy ban đã có 24 kỳ họp (lần gần đây nhất là tháng 1-2004), hai
bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng trong đó có: Bản thỏa thuận Chiến lược hợp tác
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn
2001- 2010; Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ
Việt Nam - Lào thời kỳ 2001 - 2005; và hàng năm đều có ký Hiệp định hợp tác kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào.
Kim ngạch buôn bán giữa hai nước thời kỳ 1996 - 2000 đạt bình quân trên 220
triệu USD/năm, song mấy năm gần đây có chiều hướng giảm: năm 2003 đạt 110 triệu
USD. Hàng của Việt Nam chiếm từ 15 - 40% thị phần ở Lào (tùy theo vùng), xuất khẩu
của Lào sang Việt Nam chiếm 30 -50% xuất khẩu của Lào ra thị trường thế giới. Việt
Nam xuất sang Lào vật liệu xây dựng, xăng dầu, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu
dùng, hàng gia dụng và nhập của Lào một số mặt hàng gỗ, khoáng sản, nông sản… Hiện
hai bên đang khuyến khích lập các cặp chợ biên giới, các khu kinh tế, thương mại tại các
cửa khẩu lớn và đang tích cực triển khai thực hiện các thỏa thuận về tạo điều kiện thuận


lợi cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại, trong đó có chính sách giảm thuế 50%
cho hàng hóa có xuất xứ mỗi nước. Hai nước cũng xúc tiến giúp nhau trong việc quá
cảnh hàng hoá tiêu thụ tại nước thứ ba.
Về đầu tư, hiện nay có 15 doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư trực tiếp vào Lào
với 19 dự án và tổng số vốn 13 triệu USD. Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác đầu tư dưới
hình thức liên doanh, đấu thầu xây dựng và đầu tư 100%. Ngoài ra, hiện nay Việt
Nam đang tham gia đầu tư vào xây dựng nhà máy thủy điện Sekamản 3 với số vốn đầu tư
khoảng 350 triệu USD.
Trong lĩnh vực đối ngoại, hai bên tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, phối
hợp hoạt động về vấn đề hội nhập quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, ASEAN, khu
vực cũng như trong khuôn khổ ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đặc biệt hai nước
hợp tác tốt và có hiệu quả trong việc thực hiện các dự án Hành lang Đông – Tây, hợp tác
Tiểu vùng Mekong và Ủy hội Mekong. Hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường hơn nữa sự hợp
tác sẵn có, nhất là hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, nhằm góp phần củng cố tình đoàn

kết và sự hợp tác trong ASEAN, vì hòa bình và phát triển của Đông Nam Á và Châu
Á - Thái Bình Dương.
Hiện nay có khoảng 17.000 Việt kiều ở Lào. Chính phủ Lào luôn tạo điều kiện
thuận lợi cho Việt kiều làm ăn và có cuộc sống ổn định.
Bản chất của quan hệ đặc biệt đó bắt nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn kết hợp
với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; tình đoàn kết thủy chung và niềm tin về lòng chân
thành, trong sáng mà hai dân tộc Việt Nam, Lào dành cho nhau; sự giúp đỡ đến mức cao
nhất nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng và tạo nền tảng vững chắc cho sự
phát triển tương lai của hai dân tộc. Quan hệ Việt - Lào được xây đắp, nuôi dưỡng bằng
công sức, của cải, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng người Việt Nam và Lào. Trải
qua rất nhiều gian nan, thử thách khắc nghiệt, quan hệ đó vẫn vẹn nguyên, không hề bị
rạn nứt và phá vỡ cho dù các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn chống phá, chia rẽ.
Bản chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, được nuôi dưỡng, phát
triển bằng sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình” do Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn. Đây là câu nói cô đọng, giàu ý nghĩa chính trị, nhân văn, mở
ra phương hướng xử lý hài hòa lợi ích của hai dân tộc; là vũ khí sắc bén chống tư tưởng
dân tộc hẹp hòi, ban ơn. Dựa trên luận điểm về quyền dân tộc tự quyết, cơ quan lãnh đạo
cấp cao Việt Nam, Lào đã nhất trí tiến hành liên minh, hợp tác theo nguyên tắc tôn trọng
độc lập tự chủ của bạn như Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ Việt Nam sang


công tác ở Lào phải hoàn toàn ở dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung ương Lào, nhất
là của Thủ tướng Xuphanuvông. Tuyệt đối không được tự cao, tự đại, không được bao
biện..."




×