Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 ở tam kỳ quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI

CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN
1975 Ở TAM KỲ - QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ BÍCH HẠNH
Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 11SLS

Người hướng dẫn

: Th.S NGUYỄN MẠNH HỒNG

ĐÀ NẴNG – 5/2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐỀ TÀI

CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN
1975 Ở TAM KỲ - QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ BÍCH HẠNH
Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 11SLS

Giáo viên hướng dẫn : Th.S NGUYỄN MẠNH HỒNG

ĐÀ NẴNG – 5/2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................4
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................4
7. Bố cục của đề tài..................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM .....5

1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................5
1.1.1.

Địa hình ......................................................................................................5

1.1.2.

Khí hậu .......................................................................................................6

1.1.3.

Sơng ngịi, thổ nhưỡng ...............................................................................6

1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.....................................................................................7
1.2.1.

Đặc điểm dân cư.........................................................................................7

1.2.2.

Văn hóa, truyền thống ................................................................................9

1.2.3.

Kinh tế - xã hội.........................................................................................12

1.3. Sự thay đổi địa giới hành chính của Tam Kỳ qua các giai đoạn lịch sử............15
Chương 2:.. TAM KỲ TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN
1975...........................................................................................................................19
2.1. Tình hình của địch và ta sau Hiệp định Pari 1973 .............................................19

2.1.1. Tình hình của địch sau Hiệp định Pari 1973 ...............................................19
2.1.2. Tình hình của ta sau Hiệp định Pari 1973 ...................................................23
2.2. Chủ trương giải phóng miền Nam của Đảng ta – Cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975 ..........................................................................................................25


2.2.1. Chủ trương của Đảng ta...............................................................................25
2.2.2. Chiến dịch Tây Nguyên ...............................................................................29
2.2.3. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và cuộc tiến cơng giải phóng thị xã Tam Kỳ ...33
2.2.3.1. Chủ trương của Khu ủy khu V, và của Tỉnh ủy Quảng Nam................33
2.2.3.2. Tam Kỳ tích cực chuẩn bị lực lượng giải phóng quê hương................36
2.2.3.3. Quân dân Tam Kỳ phối hợp với bộ đội chủ lực nổi dậy giải phóng quê
hương..................................................................................................................48
2.2.3.4. Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến cơng giải phóng thị xã Tam Kỳ năm
1975 ....................................................................................................................55
2.2.3.5. Một số bài học lịch sử ...........................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC .................................................................................................................70


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là thiên anh hùng bất hủ
của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Thắng lợi đó đã kết
thúc vẻ vang q trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa
đế quốc phương Tây kéo dài 117 năm, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước. Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những

trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công
vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong cuộc đụng đầu lịch sử này, dân tộc ta đã trải
qua cuộc chiến tranh cách mạng 21 năm, đã mở hàng chục chiến dịch lớn, mà đỉnh
cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với trận mở màn Bn
Ma Thuột, giải phóng tồn bộ Tây Ngun, tiếp theo là giải phóng Huế - Đà Nẵng và
quét sạch địch ở ven biển miền Trung, và kết thúc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử. Với đại thắng mùa Xuân năm 1975 đất nước ta bước vào kỉ nguyên mới – kỉ
nguyên độc lập, thống nhất và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã thực hiện
trọn vẹn lời tiên đoán, mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua nhiều gian khổ, hi sinh nhiều
hơn nữa song nhất định phải thắng lợi… Tổ quốc ta nhất định phải thống nhất, Bắc
– Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, trận then chốt thứ hai của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa Xn 1975 giành tồn thắng. Thắng lợi đó là thắng lợi của đường lối chính
trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ và đúng đắn của Đảng ta. Đảng đã nắm đúng
thời cơ, hạ quyết tâm chiến lược chính xác, không cho địch co cụm giữ các tỉnh duyên
hải miền Trung. Để làm nên thắng lợi của chiến dịch này, có sự đóng góp hết sức to
lớn của chiến dịch giải phóng thị xã Tam Kỳ - Quảng Nam.
1


Quy mơ của cuộc tiến cơng và giải phóng Tam Kỳ không lớn, địa bàn tấn công không
rộng, nhưng ý nghĩa của chiến dịch này thì đặc biệt quan trọng. Bởi vì nó đã chặn
đứng, cơ lập thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai của Việt Nam. Tạo điều kiện
giải phóng thành phố Đà Nẵng vào ngày 29-3-1975, góp phần quan trọng để Trung
ương quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hồn tồn miền Nam,
thống nhất đất nước.

Là người con Tam Kỳ, với mong muốn hiểu sâu sắc một vấn đề lớn về lịch sử
đấu tranh cách mạng của quê hương, thực hiện nhiệm vụ của một người sinh viên,
biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào tạo, học đi đơi với hành, bước đầu làm
quen với nghiên cứu khoa học nên chúng tôi chọn đề tài: “Cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Xuân 1975 ở Tam Kỳ – Quảng Nam” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến chiến dịch giải phóng thị xã Tam Kỳ (nay là Thành phố Tam
Kỳ) ngày 24-3-1975 đã có một số cơng trình nghiên cứu:
Trong cuốn “Khu V – 30 năm chiến tranh giải phóng, (Tập 2), Cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1968)” của Thường vụ Quân khu uỷ V – Tư lệnh
Quân khu V do Nxb Đà Nẵng ấn hành năm 1989 có đề cập đến chiến thắng ở thị xã
Tam Kỳ. Tác phẩm này trình bày hết sức vắn tắt về trận đánh giải phóng thị xã Tam
Kỳ năm 1975.
Trong tác phẩm “Tổng kết chiến thuật của lực lượng vũ trang quân khu V
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1954 - 1975)” của
Bộ Tư lệnh Quân khu V – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân,
Xuất bản năm 2002. Cuốn sách có đề cập tới một số trận đánh tiêu biểu điển hình trên
chiến trường qn khu V trong đó có trận đánh giải phóng thị xã Tam Kỳ.
Trong cuốn “Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ ở Việt
Nam” Xuất bản năm 1991 của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam,
Nxb Hà Nội đã trình bày âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hố chiến
tranh” và chính sách bình định của Mĩ ở miền Nam, đồng thời tác phẩm đã trình bày
những chủ trương, chỉ thị của Đảng, Khu uỷ trong việc quyết định giải phóng tồn bộ
thị xã Tam Kỳ tạo điều kiện tiến tới giải phóng Đà Nẵng và cùng cả nước giải phóng
hồn tồn miền Nam.
2


Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930 - 1975)” Xuất
bản năm 2006 của Tỉnh uỷ Quảng Nam – Thành uỷ Đà Nẵng, đã trình bày cuộc đấu

tranh chống kế hoạch bình định, giành dân của Mĩ – Ngụy, tạo thế và lực mới cho
cách mạng nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng, cuốn sách này có đề cập đến chiến dịch
giải phóng thị xã Tam Kỳ năm 1975.
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Tam Kỳ 1954 – 1975” Xuất bản
năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Tam Kỳ đã trình bày về những âm
mưu của Mỹ ở chiến trường miền Nam, những chủ trương, chỉ thị của Đảng, Khu uỷ,
Bộ Tư lệnh quân khu V và cuộc đấu tranh của nhân dân thị xã Tam Kỳ tiến tới giải
phóng tồn bộ thị xã Tam Kỳ.
Trong cuốn “Lịch sử trung đoàn tăng thiết giáp 574 (1973 - 2003), của Bộ Tư
lệnh quân khu V, Xuất bản năm 2003, Nxb Quân đội nhân dân đã trình bày diễn biến
của trận đánh, cũng như những đóng góp của trung đồn tăng thiết giáp trong việc
giải phóng thị xã Tam Kỳ năm 1975.
Liên quan đến đề tài cịn có các cuốn lịch sử địa phương như: Lịch sử đấu
tranh cách mạng của huyện Núi Thành; huyện Phú Ninh; huyện Tiên Phước; phường
Phước Hoà (thuộc Thành phố Tam Kỳ ngày nay)… một số hồi kí của các chiến sĩ
từng tham gia chiến đấu tại chiến trường thị xã Tam Kỳ.
Những tác phẩm trên là nguồn tư liệu q, giúp chúng tơi trong q trình thực
hiện khóa luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác chuẩn bị cũng như mọi hoạt động
liên quan đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở thị xã Tam Kỳ – tỉnh
Quảng Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ sau Hiệp định Paris được kí kết đến ngày
thị xã Tam Kỳ được giải phóng 24-3-1975.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Tam Kỳ
– Quảng Nam” để nghiên cứu nhằm góp phần làm rõ chiến thắng lịch sử này, bước
đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm từ chiến dich giải phóng thị xã Tam Kỳ.
Việc nghiên cứu trận đánh ở thị xã Tam Kỳ, cũng như những kết quả mà trận
đánh đạt được còn tăng thêm lịng tự hào, tự tơn dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo

3


đúng đắn của Đảng, tin vào sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân trong cơng cuộc
xây dựng q hương hiện nay.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài này, chúng tơi đã khai thác từ nhiều nguồn
tư liệu khác nhau:
Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến
thức cơ bản làm cơ sở nền tảng cho đề tài. Bao gồm sách, báo, tạp chí, cơng trình
nghiên cứu, các khóa luận tốt nghiệp đang được lưu trữ tại Phòng học liệu Khoa Lịch
sử Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Thư viện trường Đại học Sư phạm, Thư viện
Tổng hợp Đà Nẵng, thư viện Quân khu V, Hồi kí của các đồng chí lão thành cách
mạng. Các nguồn tài liệu lưu trữ tại Thành uỷ Tam Kỳ.
Chúng tôi cũng phỏng vấn một số nhân chứng đã từng tham gia chiến đấu tại
mặt trận Tam Kỳ. Ngồi ra trong q trình nghiên cứu, tơi cịn sưu tầm các nguồn tư
liệu, thông tin, tranh ảnh trên internet.
Để hồn thành đề tài này, chúng tơi đứng trên lập trường của Đảng, quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và nghiên cứu sự vật hiên tượng.
Sau khi thu thập tư liệu, chúng tơi tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh từ đó
rút ra kết luận cần thiết.
6. Đóng góp của đề tài
Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, mong muốn của chúng tôi là tập
hợp những tư liệu cần thiết, làm rõ công tác chuẩn bị, cũng như diễn biến, kết quả và
ý nghĩa của chiến dịch giải phóng thị xã Tam Kỳ. Đồng thời rút ra những bài học cần
thiết từ chiến thắng này.
Cùng với đó, với mong muốn đây là nguồn tư liệu cần thiết để giảng dạy,
nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, nhất là phần lịch sử địa phương
và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục thì nội dung đề tài bao gồm hai chương:
Chương 1: Tổng quan về thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Chương 2: Tam Kỳ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
4


NỘI DUNG
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
1.1.

Đặc điểm tự nhiên

1.1.1. Địa hình
Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, một tỉnh ven biển thuộc vùng
phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Đơng Bắc giáp huyện Thăng Bình;
phía Đơng giáp biển Đơng; phía Nam giáp huyện Núi Thành; phía Tây – Tây Bắc
giáp huyện Phú Ninh. Thành phố Tam Kỳ, về Phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 70
km; về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công
nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, gắn với quốc lộ 1A, quốc lộ
40 (đường Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đường
sắt, đường bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển,
trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và khu vực.
Diện tích tự nhiên là 9,3 km2.
Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng
chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi
của các con sơng trước khi đổ ra biển Đơng. Địa hình có dạng đồi thấp, và đồng bằng
được hình thành do bồi tích sơng, biển và q trình rửa trơi. Hướng dốc chung của
địa hình từ Tây sang Đơng, địa hình tồn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sơng, suối

thuộc lưu vực của sông Trường Giang.
Nằm ở đồng bằng ven biển, Tam Kỳ hình thành ba vùng rõ rệt: vùng ven biển
gồm các xã dọc sông Trường Giang và phía Đơng; vùng đồng bằng gồm các xã nằm
dọc quốc lộ 1A, đường sắt; vùng giáp ranh miền núi (bán sơn địa) gồm các xã Tam
Sơn, Tam Trà, Tam Lãnh, Tam Thạnh, Tam Mỹ Tây và các thơn phía Tây xã Tam
Dân.
Tam Kỳ tiếp giáp dãy núi Ngan, nối từ dãy Trường Sơn trùng điệp, ăn ra hướng
biển Đông, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Quảng Nam – Quảng Ngãi.
“Trong đó có hai ngọn núi cao nhất là núi Hố Giàn cao 707m và núi Chúa cao 600m.
Ngồi ra cịn nhiều núi thấp xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cư như: núi đất Quảng
Phú, An Hà (Tam Phú); Bàn Than (Tam Hải); Phú Xuân (Tam Quang); Trà Quân
5


(Tam Xuân 1); Chà Vu(Tam Lộc); Chóp Chài (Tam Đại); Chà Vó(Tam Vinh); núi
Quánh (Tam Ngọc); Hố Giang (Tam Hiệp); núi Miếu (Tam Anh Bắc); núi Dàng(Tam
Dân); Cà Tý(Tam Thành)” [26, tr.16].
1.1.2. Khí hậu
Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều và mưa theo mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26 độ C, lượng mưa
trung bình hàng năm khoảng 249 mm, giờ nắng trung bình trong ngày 5 – 9 giờ, độ
ẩm trung bình trong năm là 84%. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa
chiếm 70 - 75% cả năm. Lượng mưa tháng trong thời kỳ này đạt 400mm, tháng
10 lớn nhất: 434mm.
- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25 - 30% cả năm. Lượng
mưa tháng trong thời kỳ này chỉ đạt 25mm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong
năm: 12mm.
Do thời tiết phức tạp và địa hình thấp nên Tam Kỳ là vùng đất thường xuyên xảy
ra bão lụt, hạn hán, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1.3. Sơng ngịi, thổ nhưỡng
Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sơng ngịi trong tỉnh khá phát
triển. Hệ thống sơng Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam
với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2. Sơng Tam Kỳ với diện tích lưu vực
800 km2 là sơng lớn thứ hai.
“Các sơng có lưu lượng dịng chảy lớn, đầy nước quanh năm, lưu lượng dịng
chảy sơng Vu Gia 400m3/s, Thu Bồn 200m3/s có giá trị thủy điện, giao thông và thủy
nông lớn. Hiện tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủy điện công suất
lớn như Sông Tranh 1 và 2, Sông A Vương, Sông Bung... đang được xây dựng góp
phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước” [4, tr.14].
Tam Kỳ có bờ biển dài 47km, với hai cửa biển: An Hòa ( còn gọi là cửa Đại Áp
hay cửa Hiệp Hịa) và cửa Lở. Bờ biển Tam Kỳ phía Bắc thẳng và bằng, phía Nam
có mũi Bàn Than nhơ ra, có nhiều đá ghềnh. Bên ngồi là thềm lục địa nông, rất thuận
lợi để nuôi trồng và khai thác hải sản. Có nhiều sơng, suối và đầm. Các sơng Tam
Kỳ, sông Bà Bầu, sông Bến Ván (An Tân) đều bắt nguồn từ mạn thấp triền núi Ngạn
6


của dãy Trường Sơn. Tuy nhiên các sông, suối ở đây đều khơng có đầu nguồn xa, lại
có độ dốc cao nên mùa nắng hạn mau cạn, thường bị thủy triều xâm nhập, mùa mưa
thì bị ngập lụt gây ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất, sinh hoạt và đi lại của nhân dân.
Ngồi ra cịn có sơng Ơng Bộ, sông Bàn Thạch nối liền vùng đầm An Hà với
sông Ba Kỳ, sông Cây Trâm nối liền sông Tam Kỳ với sơng Ơng Bộ, sơng Trạm nối
liền sơng Ơng Bộ với sông Bến Ván. Sông Trường Giang nối hai cửa biển An Hòa
và cửa Đại (Hội An), chảy dọc theo bờ biển. Trước đây cịn có nhiều suối như: La Gà
(Tam Vinh), Suối Đá (Tam Dân), Hóc Mơ (Tam Mỹ Tây)…..Các vùng đầm: đầm An
Hà (nay thuộc địa phận hai xã Tam Phú, Tam Thăng), Vũng Lấm (Tam Anh), Vũng
Chang (Tam Hịa)... Nói chung các sơng ở Tam Kỳ khơng có đầu nguồn xa, lại có độ
dốc cao, mùa nắng mau cạn và bị nước triều từ biển dâng vào sâu.
1.2.


Tình hình kinh tế - xã hội

1.2.1. Đặc điểm dân cư
“Theo niên giám thống kê của thành phố Tam Kỳ năm 2011, dân số của thành
phố là 190.000 người, bố trí tại 9 phường và 13 xã. Dân số thành thị là 82.587 người
chiếm 75,5% tổng dân số thành phố. Dân số nông thôn là 26.735 người chiếm 24,5%
tổng dân số thành phố” [26, tr.11].
Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính khơng đều. Dân cư chủ yếu tập trung hai
bên đường phố chính, đặc biệt là đường Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và một số
khu dân cư được xây dựng từ khi tái lập tỉnh (từ năm 1997) đến nay còn các khu vực
khác dân cư rất thưa thớt.
Dân số thành thị tăng nhanh theo quá trình đơ thị hố và ngày càng chiếm tỷ
trọng cao trong tổng dân số thành phố, năm 2005 chiếm 71,95% và đến năm 2010
chiếm gần 75,6% dân số. Mật độ dân số của thành phố năm 2010 là 571 người/km2,
mật độ dân số thấp nhất được phân bố ở xã Tam Thăng là 332 người/km2 và xã Tam
Phú 484 người/km2 .
Dân cư Tam Kỳ có nguồn gốc từ các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ di cư đến từ
thời nhà Hồ nhưng còn thưa thớt. Sau khi vua Lê Thánh Tông xuống chiếu cho mở
mang bờ cõi Đại Việt về phía Nam, cùng với các đợt di dân Bắc địa tùng vương (hay
còn gọi là Tòng chinh lập nghiệp, cuộc di dân đại quy mô nhất diễn ra cuối thế kỷ
XV, thời Vua Lê Thánh Tông), một bộ phận dân cư đến từ Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Bình, Hải Dương…quyết định tọa cư tại mảnh đất này. Trong suốt thời gian
7


dài kể từ ngày bạt núi phá rừng, tạo dựng nên giang sơn gấm vóc để quần cư sinh tụ,
các thế hệ nhân dân Tam Kỳ đã vượt qua biết bao gian nan thử thách, chống chọi với
thiên nhiên khắc nghiệt, với áp bức, bất công của quan lại phong kiến để xây dựng
cuộc sống. Ngay từ buổi đầu dựng nghiệp, lịng u nước, chí quật cường ln thể

hiện trong các thế hệ nhân dân Tam Kỳ. Hưởng ứng phong trào nông dân Tây Sơn,
giúp đại binh Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh xâm lược, giữ yên bờ cõi Đại Việt.
Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, nhân dân Tam Kỳ ln có mặt trong các
phong trào đấu tranh yêu nước chống lại ách thống trị của ngoại bang. Từ hưởng ứng
chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, đánh chiếm thành La Qua (Vĩnh Điện); góp
cơng tiêu diệt 150 tên kính Pháp ở đồn Suối Đá, Đá Rồng (Tam Dân); hưởng ứng
phong trào Duy Tân, phong trào chống sưu thuế của các tỉnh Trung Kì 1904 – 1908,
khởi nghĩa Việt Nam Quang Phục hội do Trần Cao Vân và Thái Phiên lãnh đạo
(1916). Tên tuổi các bậc tiền nhân của đất Tam Kỳ như Trần Văn Dư, Phan Châu
Trinh, Trần Thuyết, các đội dân binh, thổ hầu, có tới hàng trăm người ở Ngọc Mỹ,
Ki, Đới, Quý Thượng, Khánh Thọ, Long Sơn luôn sẵn sàng xung trận, mãi mãi là
niềm tự hào của quê hương Tam Kỳ.
“Vùng đất Tam Kỳ sớm có người sinh sống. Các di chỉ Bàu Dũ, Bàu Nê (phía
Đơng Nam sơng Tam Kỳ), khu mộ chum Tam Mỹ (Tam Xuân 1), Bàu Trám (Tam Anh
Bắc)…gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng” [26, tr.20]. Trải qua hàng nghìn
năm lao động và chiến đấu, xây dựng và phát triển, các thế hệ người dân Tam Kỳ đã
sáng tạo, vun đắp, lưu truyền một nền văn hóa phong phú và đa dạng, vừa thể hiện
đặc điểm văn hóa của cả nước, của cả vùng, vừa thể hiện đặc trưng của địa phương.
Đặc sắc là nét văn hóa Chămpa và sự kết hợp văn hóa Việt – Chăm. Vượt qua sự tàn
phá của chiến tranh, của thời gian, của thiên nhiên, trên đất Tam Kỳ vẫn cịn lưu giữ
nhiều di tích văn hóa nổi tiếng như: đình Chiên Đàn (xã Tam Đàn), đình Phương Hịa,
phế tích An Mỹ, Tháp Khương Mỹ (Tam Xuân 1)…
Là địa phương có phong trào sáng tác văn thơ khá phong phú, cùng các hoạt động
sinh hoạt văn hóa, Tam Kỳ vừa mang nét đặc trưng văn hóa Trung Bộ vừa mang sắc
thái riêng của một vùng quê giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.

8


1.2.2. Văn hóa, truyền thống

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên cùng với quá trình đấu tranh yêu nước, xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội, đã thắt chặt mối quan hệ gắn bó con người trong từng
thơn xóm với nhau. Đây là điều kiện quan trọng, bảo đảm duy trì và phát triển đời
sống cộng đồng; tình yêu đồng bào, yêu quê hương đất nước cũng nảy sinh từ đây,
chính những tố chất ấy đã góp phần hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần đoàn kết, truyền thống đấu tranh bền bỉ, quật cường, bất khuất và năng động,
sáng tạo, cần cù, nhân hậu của người dân Tam Kỳ.
Ngay sau khi mở đất, nhân dân Hà Đông dưới sự lãnh đạo của Thổ quan Đại tri
châu Hà Đông Đặng Tất cùng lúc vừa chống lại quân lấn chiếm Chiêm Thành vừa
tham gia nghĩa quân, đóng góp lương thực, tiến ra Nghệ An tham gia cuộc khởi nghĩa
của Trần Ngỗi chống quân Minh xâm lược thế kỉ XV). Những năm cuối thế kỉ XVII,
đầu thế kỉ XVIII nhân dân Hà Đông đã liên tục chống lại ách thống trị hà khắc của
tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn. Cuối thế kỉ XVIII, cùng với các địa phương khác
ở miền Trung, nhân dân Hà Đông đã hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, gia
nhập nghĩa quân, mở đường xuyên núi và tiếp tế lương thực khi nghĩa quân tiến ra
Phú Xuân (Huế) và kinh thành Thăng Long để tiêu diệt quân Thanh.
Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai, nhân dân Tam Kỳ đã
liên tục nổi dậy đấu tranh. Những năm 1885 – 1887 nhân dân đã tham gia cuộc khởi
nghĩa Cần Vương do các sĩ phu yêu nước Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá
Phiến đề xướng và lãnh đạo. Những năm 1906 – 1908, nhân dân Tam Kỳ lại hưởng
ứng phong trào Duy Tân do các sĩ phu yêu nước và tiến bộ Phan Châu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Trần Quý Cáp…đề xướng, nhằm vận động cải cách văn hóa, xã hội,
gắn liền với động viên lịng u nước, căm thù giặc, đấu tranh cho dân tộc thoát ách
ngoại xâm. Những năm đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp ra sức khai thác thuộc địa.
Chúng mở đường Tam Kỳ đi Bồng Miêu để khai thác mỏ vàng Bồng Miêu được
thuận lợi. Nhân dân lao động Tam Kỳ bị bắt đi làm đường nơi rừng sâu nước độc, bị
đói khát, bệnh tật, lại bị đánh đập hành hạ đủ điều, uất hận chất chồng, phong trào
chống đi phu, chống thuế bắt đầu bùng nổ ở Quảng Nam, trung tâm cuộc vận động
Duy Tân và do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc vận động.
9



Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ chống giặc ngoại xâm,
sau khi Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam. Ở Tam Kỳ một số
thanh niên nhanh chóng tiếp thu thơng qua tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên. Tháng 7-1927, đồng chí Khưu Thúc Cự cùng các đồng chí Hồ Đắc Thàn, Phan
Kỉnh (Phản), Phạm Cự Hải thành lập nhóm hoạt động cách mạng theo tơn chỉ, mục
đích của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thông qua tủ sách “Chiêu anh thư
quán”, truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào lớp thanh niên và nhân dân yêu
nước trong vùng. Sự hoạt động của các nhóm thanh niên yêu nước tại Tam Kỳ ở trong
những năm 1927 – 1929 đã tạo ra bước chuyển biến về tư tưởng, chuẩn bị cho sự ra
đời của tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên trên đất Tam Kỳ.
Ngày 28–3–1930 Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam ra đời.
Đây là sự kiện đánh dấu mốc lịch sử của nhân dân Quảng Nam bước vào thời kỳ mới
– thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Sau khi Đảng bộ tỉnh Quảng Nam ra đời, đến tháng 5–1930, tại Chùa Ơng,
phường Phước Hịa, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Tam Kỳ được thành
lập, gồm 3 đồng chí: Hồ Bằng (Quang), Phan Kỉnh và Tư Định, do đồng chí Tư Định
làm Bí thư. Vừa mới ra đời hoạt động chủ yếu của Chi bộ là học tập và tuyên truyền
chủ nghĩa Cộng sản trong thanh niên tiến bộ và những người tích cực tham gia trong
phong trào yêu nước trước đây, tổ chức rãi truyền đơn ở mỏ vàng Bồng Miêu tuyên
truyền sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Được sự giúp đỡ của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, từ Tổ Cứu tế đỏ, ngày 02–12–1932,
tại rừng dừa Đồng Dân, thôn Thuận An, An Hịa (nay là thơn 1, Tam Hải, huyện Phú
Thành), Chi bộ Đảng được thành lập lấy tên là Chi bộ “Quang Ánh Minh” gồm 3
Đảng viên: Võ Minh, Trần Học Giới, Lương Hợp Phố, do đồng chí Võ Minh làm Bí
thư. Chi bộ An Hịa ra đời đã góp phần tạo sự phát triển thực lực cách mạng ở Tam
Kỳ và toàn tỉnh Quảng Nam” [19, tr.21].
Sau khi đã thành lập được tổ chức cơ sở Đảng ở một số xã, Tỉnh ủy lâm thời
Quảng Nam quyết định thành lập Phủ ủy Tam Kỳ. Ngày 15–8–1933 tại khu rừng

Định Phước (nay thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành), Phủ ủy Tam Kỳ được hình
thành, gồm các đồng chí Phan Truy, Nguyễn Phùng, Đào Thuần Thăng, do đồng chí
10


Phan Truy làm Bí thư. Nhiệm vụ chủ yếu của Phủ ủy là tập trung đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phát triển tổ chức Đảng và quần chúng trong toàn phủ, đồng thời tổ
chức học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa Cộng sản và
nhiệm vụ của Đảng bộ. Kể từ khi Đảng bộ ra đời đến năm 1936 – 1939 là thời kỳ sôi
động nhất của phong trào cách mạng ở địa phương, tổ chức Đảng và tổ chức quần
chúng phát triển mạnh và đều khắp, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
Tam Kỳ chuyển từ tự phát sang tự giác, các tổ chức chặt chẽ lãnh đạo đúng đắn.
Nhân dân Tam Kỳ có truyền thống hiếu học. Ngay từ đầu thế kỉ XIX (năm 1824),
Tam Kỳ đã lập trường huấn học đặt tại làng Chiên Đàn (Tam Đàn), sau dời về làng
Tam Kỳ, có nhiều nhà nho yêu nước như: Phan Châu Trinh, Trần Văn Dư, Phan Bá
Phiến…Đặc biệt Chiên Đàn là làng nổi tiếng có nhiều nhà nho học giỏi, đổ đạt cao,
làm chức lớn như cụ Nguyễn Dục, Trần Văn Dư…
Sống trong điều kiện thiên nhiên ít thuận lợi, lại bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới
chế độ thống trị của thực dân và phong kiến, các tầng lớp nhân dân Tam Kỳ đã đoàn
kết đấu tranh kiên cường, bất khuất, liên tục có mặt trong các phong trào yêu nước,
hun đúc nên truyền thống tốt đẹp, có sức sống mãnh liệt, góp phần xứng đáng vào
trang sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Những
cuộc đấu tranh quyết liệt từ các thời kỳ Cần Vương, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục
Hội, làm cho quân thù phải khiếp sợ, tuy không đi đến thắng lợi, song vẫn không làm
nhân dân Tam Kỳ nản lịng thối chí.
Lịng u nước nồng nàn, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, chống
áp bức, bóc lột là một trong những nhân tố cơ bản, vô cùng quan trọng, làm nền tảng
cho sự tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, dẫn đến sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng
sản Đông Dương phủ Tam Kỳ sau này.
Cùng với bản chất lao động cần cù, sáng tạo, các thế hệ nông dân Tam Kỳ đã

biến những vùng cát trắng khô cằn, bạc màu, chua mặn, biến các triền đồi, hóc núi,
bãi bồi thành ruộng đất canh tác, mở rộng diện tích sản xuất. Thu nhập từng bước có
tăng lên. Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thâm
canh tăng vụ, nên năng suất sản lượng nông nghiệp và đánh bắt chế biến sản cho
nhiều tiến bộ.
11


Về tơn giáo, trong số những người theo đạo thì phần đông theo đạo Phật, nên
ngày xưa bên cạnh ngôi đình thường có ngơi chùa; về sau mới có một bộ phận nhân
dân theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài….Hiện nay hoạt động tín ngưỡng của
người dân Tam Kỳ rất phong phú.
1.2.3. Kinh tế - xã hội
Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, song diện tích đất sản xuất bình
qn đầu người thấp (mỗi khẩu khơng quá 1000m2), phần lớn đất đai bạc màu, cằn
cỗi, lại không chủ động thủy lợi nên năng suất thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn. Cùng với sản xuất nơng nghiệp, nền kinh tế cịn kết hợp giữa ngư nghiệp và
thủ cơng nghiệp. Vùng biển Tam Thanh có nhiều thủy, hải sản, nghề đánh cá, chế
biến mắn, làm muối đã có từ lâu, nhưng dưới chế độ thực dân phong kiến, trình độ tổ
chức đánh bắt cá cịn lạc hậu, nên sản lượng thấp và bấp bênh. Từ sau ngày giải phóng
đến nay những nghề này được phát triển nhanh. Vùng đồng bằng nhỏ hẹp (bình qn
nhân khẩu khơng quá 2 sào Trung Bộ), phần lớn là khô cằn, kể từ ngày mở đất, người
nơng dân Tam Kì, trải qua nhiều thế hệ, bằng chính sức lao động của mình, cần cù và
sáng tạo, đã biến những vùng cát trắng khô cằn, bạc màu, chua mặn, triền dốc, hốc
núi, bãi sông thành ruộng đất canh tác, từng bước cải tạo và mở rộng diện tích gieo
trồng. Trước đây, phần lớn diện tích là lúa gieo, sản lượng rất thấp và bấp bênh. Từ
sau ngày giải phóng đến nay, sản xuất nơng nghiệp ở Tam Kì có nhiều tiến bộ đáng
kể. Sản xuất nông nghiệp đã phá vỡ được chế độ độc canh cây lúa và sự lệ thuộc vào
thiên nhiên. Năm 1977, cơng trình Đị thủy nơng Phú Ninh được khởi cơng xây dựng,
đến năm 1986 hồn thành và đưa vào sử dụng giải quyết nước tưới cho 23.000 ha

đồng ruộng thuộc 5 huyện phía Nam của tỉnh, riêng Tam Kỳ được 7.184 ha, nhờ vậy
năng suất lúa ngày càng tăng cao.
“Nghề thủ cơng ở Tam Kỳ đã có từ lâu, nhất là nghề khai quặng, nấu sắt, rèn
nông cụ và vũ khí ở Cà Chớ, Xuân Trung (Tam Thái), Hồng Lư (phường Hịa Hương);
nghề trồng bơng dệt vải ở Bãi Dương, Cây Duối (Tam Phú), nghề ươm tơ, dệt lụa ở
xóm Hàng (Hịa Hương), nghề làm nước mắn ở An Hòa (Tam Hải), Tam Ấp (Tam
Tiến), nghề là muối ở Diêm Trường (Tam Giang), Diêm Điền (Tam Tiến), xóm Nại
(Tam Hịa), nghề trồng lát, dệt chiếu ở Thạch Tân (Tam Thăng), nghề khai thác đá
ong ở Phú Xuân (Tam Quang), Đức Bố (Tam Anh Bắc), thợ mộc ở Vân Hà (Tam
12


Thành), đan lát mây tre ở Thạch Đức (Tam Vinh)…Ngoài ra cịn có nghề đãi vàng
xuất hiện từ thế kỷ XV dưới thời thuộc Minh và duy trì suốt thời Lê – Mạc, sang nhà
Nguyễn cho đến ngày thực dân Pháp tập trung khai thác tại Bồng Miêu (1895)” [19,
tr.14-15].
Do chính sách độc quyền về kinh tế của thực dân Pháp, một số nghề truyền thống
bị mai một, nhất là nghề trồng bông dệt vải và khai quặng, nấu sắt. Những năm dưới
chế độ thực dân mới, ngành tiểu thủ công thương nghiệp địa phương bắt đầu phát
triển, nhưng chủ yếu là dịch vụ. Từ sau ngày giải phóng đến nay, tiểu thủ công nghiệp
mới thực sự trở thành ngành sản xuất chính, tập trung ở thị xã Tam Kỳ và thị trấn Núi
Thành.
Ngành thương nghiệp dịch vụ, trước đây chủ yếu là bn bán nhỏ, chỉ có ít nhà
trung thương của Hoa kiều tập trung ở chợ Vạn, Tam Kỳ và An Tân. Chợ Vạn là đầu
mối thương mại lớn của Quảng Nam, chỉ đứng sau Hội An.
Tam Kì cũng là nơi có tài nguyên, sản vật tương đối phong phú. Ngồi lúa, sắn,
khoai, ngơ, cịn có thuốc lá, tơm, rau câu….Ở vùng núi có các loại cây dược liệu,
trầm hương, gỗ quý. “Một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu nhưng số lượng chưa
nhiều: “Thơm Chiên Đàn, chè Đức Phú, mức Chợ Chùa, nước mắn An Hòa và thuốc
lá Trường Xuân” đã nổi tiếng một thời trên thị trường khu vực miền Trung. Trong

lòng đất Tam Kỳ có nhiều khống sản như: vàng, đồng, chì, sắt…nhất là vàng nằm
rải rác ở nhiều nơi. Các cụm công nghiệp như Trường Xuân, khu kinh tế mở Chu Lai,
cảng biển Kỳ Hà….được đầu tư xây dựng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn
lao động, tạo được sự chuyển biến lớn cho bộ mặt nền kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngày nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX nhiệm
kỳ 2010 - 2015, tuy gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước nhưng được sự quan tâm
chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành
của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thành phố Tam Kỳ đã nỗ lực phấn đấu vượt qua những
khó khăn, thách thức và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế có tốc độ tăng
trưởng khá; chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng, hoạt động xúc tiến đầu tư có
nhiều chuyển biến tích cực; cơng tác quản lý điều hành ngân sách chủ động và hiệu
quả.
13


“Tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ (giá so sánh năm 2010) đạt trên
43.794 tỷ đồng, tăng bình quân 13,88%/năm. Trong đó lĩnh vực thương mại- dịch vụ
kinh doanh đạt trên 18.950 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 18,44%” [45, tr.2].
Thị trường nội địa phát triển, kết cấu hạ tầng thương mại được tập trung đầu tư,
góp phần tăng thêm năng lực mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hóa trên địa bàn.
Một số cơng trình trọng điểm được nâng cấp, xây dựng mới đã phát huy hiệu quả
như: chợ Trung tâm Tam Kỳ, chợ An Sơn, nhiều tuyến phố phát triển nhanh về
thương mại dịch vụ. Mạng lưới kinh doanh được mở rộng, trên địa bàn hiện có 07
chợ, 03 siêu thị. Nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển,
nhất là dịch vụ tài chính ngân hàng, thơng tin truyền thông, giao thông vận tải, y tế,
giáo dục…
Ngành du lịch đã có những chuyển biến bước đầu. Cơng tác quy hoạch, phát triển
hạ tầng du lịch được quan tâm, các loại hình dịch vụ lưu trú ngày càng phát triển. Một
số cơng trình được triển khai đầu tư xây dựng như: Khu sinh thái và bãi tắm Tam

Thanh, Khu dịch vụ khách sạn Mường Thanh, một số hạng mục thiết yếu của Địa đạo
Kỳ Anh, Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, Quảng trường 24/3... Các hoạt động
quảng bá, kêu gọi xúc tiến đầu tư dịch vụ du lịch được quan tâm thực hiện; đặc biệt,
hàng năm thành phố tổ chức Tuần du lịch biển Tam Thanh, thu hút số lượng lớn nhân
dân đến tham gia, góp phần quảng bá du lịch thành phố đến du khách trong và ngoài
tỉnh.
“Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt trên 15.139 tỷ đồng (giá so
sánh năm 2010), tăng bình quân 16,32%/năm. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
chiếm tỷ trọng cao 98,2%. Một số nhóm ngành chủ lực như: công nghiệp may và sản
xuất trang phục chiếm 38,78% , công nghiệp da và sản phẩm từ da chiếm 20,19%”
[45, tr.3].
Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư như: đường trục chính
và vệt cơng nghiệp dọc 2 bên đường Khu Công nghiệp Thuận Yên, bước đầu thu hút
được 12 doanh nghiệp vào hoạt động; Cụm công nghiệp Trường Xuân có 18 doanh
nghiệp hoạt động và đang xúc tiến sắp xếp lại một số doanh nghiệp và mở rộng cụm
công nghiệp Trường Xuân 2; thành phố đã tích cực phối hợp với các ngành của tỉnh
14


xúc tiến đầu tư dự án Khu Công nghiệp Tam Thăng; cơ sở hạ tầng một số làng nghề
truyền thống được quan tâm đầu tư.
Lĩnh vực nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng nông nghiệp - đô thị và đã
đạt được kết quả bước đầu, hạ tầng sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư nâng
cấp và xây mới. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật, xây dựng các mơ
hình mới áp dụng vào sản xuất trong nông nghiệp đạt được kết quả bước đầu, năng
suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế được tăng lên. Lĩnh vực thủy sản được quan tâm
đầu tư và phát triển, tăng bình quân hằng năm 9,23%, hiệu quả kinh tế biển ngày được
nâng lên.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010-2015 đạt trên
7.000 tỷ đồng. Đặc biệt đã huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát

triển từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, vốn
ODA.
1.3.

Sự thay đổi địa giới hành chính của Tam Kỳ qua các giai đoạn lịch sử
Tên gọi “Tam Kỳ” cũng được định vị theo hình sơng thế núi của vùng đất này,

nơi có ba gị đất cao cùng ngã ba sơng. Nhìn từ ngồi biển vào sẽ thấy 3 gị đất cao
nhơ lên thành hình tam giác: núi An Hà, Quảng Phú và Trà Cai. Khi định vị từ 3 ngọn
núi, thuyền sẽ vào cửa sông và gặp bến đị, nơi có ba ngả rẽ: sơng Tam Kỳ, sông
Trường Giang và sông Bàn Thạch. Nằm ở đồng bằng ven biển, Tam Kỳ hình thành
02 vùng rõ rệt: vùng ven biển gồm các xã Tam Thanh, Tam Thăng, Tam Phú; vùng
đồng bằng gồm các xã, phường nằm dọc đường quốc lộ 1A, đường sắt. Tam Kỳ có
nhiều núi thấp xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cư như: núi đất Quảng Phú, An Hà
(Tam Phú), núi Quánh (Tam Ngọc)... Nhìn chung các tuyến giao thơng đường biển,
đường bộ, đường sắt đã tạo điều kiện cho Tam Kì mở rộng việc tiếp xúc, giao lưu,
phát triển kinh tế và văn hóa giữa các vùng, các xã trong huyện cũng như giữa các
huyện trong và ngồi tỉnh.
Trong q trình phát triển của lịch sử dân tộc, cùng với sự thay đổi của tổ chức
hành chính đất nước, Tam Kỳ cũng có những thay đổi về địa giới và tên gọi. Trước
thế kỷ XV, đây vốn là vùng đất Chiêm Động của vương quốc cổ Chămpa. Thế rồi
trong quá trình mở nước vào phương Nam của dân tộc, vùng đất này từng bước được
sáp nhập vào lãnh thổ của Đại Việt dưới nhiều tên gọi khác nhau: Là vùng đất thuộc
15


Châu Hoa dưới thời nhà Hồ (1400 - 1406); đến năm 1471, Vua Lê Thánh Tông lập
thành huyện Hà Đông, cùng với sự ra đời của Thừa tuyên Quảng Nam; năm 1841,
đời vua Thiệu Trị, huyện Hà Đông trực thuộc Phủ Thăng Hoa (sau đó đổi thành Phủ
Thăng Bình); năm 1906, đời vua Thành Thái thứ 18, huyện Hà Đông tách khỏi Phủ

Thăng Bình, đổi thành Phủ Tam Kỳ;
Năm 1920, thực dân Pháp và Nam triều tách phần đất phía Tây thành lập huyện
Tiên Phước, phủ Tam Kỳ còn lại bảy tổng, riêng phần huyện Phú Ninh có ba tổng.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, theo chủ trương chung của Trung ương, các
đơn vị hành chính trước đây là phủ được đổi thành huyện. Cấp tổng thuộc phủ chuyển
thành cấp xã thuộc huyện. Huyện Tam Kỳ gồm 15 xã: Tam Nghĩa, Tam Hải, Tam
Hiệp, Tam Anh, Tam Sơn, Tam Xuân, Tam Tiến (nay thuộc huyện Núi Thành), Tam
Thăng, Tam Thanh, Tam Chánh (thành phố Tam Kỳ), Tam Thái, Tam Lãnh, Tam
Dân, Tam Phước, Tam An (huyện Phú Ninh).
“Ngày 30-01-1951, Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ đã ra
Nghị định số 241-MNS thành lập thị xã Tam Kỳ tách khỏi huyện Tam Kỳ. Ngày 01–
11-1951 thành lập xã đặc biệt Tam Kỳ thuộc Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh
Quảng Nam, ranh giới như thị xã Tam Kỳ thành xã Tam Kỳ trực thuộc huyện Tam
Kỳ và duy trì cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”
[19, tr.11].
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1958, ngụy quyền Sài Gòn
đổi tên thành quận Tam Kỳ, quận lỵ đặt tại xã Tam Kỳ gồm các xã: Tam Kỳ, Kỳ
Sanh, Kỳ Hà, Kỳ Liên, Kỳ Thạnh, Kỳ Khương, Kỳ Chánh, Kỳ An, Kỳ Thịnh, Kỳ Lý,
Kỳ Mỹ, Kỳ Bình, Kỳ Trung, Kỳ Hưng, Kỳ Bích, Kỳ Anh, Kỳ Phú, Kỳ Hương, Kỳ
Long, Kỳ Quế, Kỳ Sơn, Kỳ Nghĩa, Kỳ Trà, Kỳ Yên. Ngày 31–7–1962 ngụy quyền
Sài Gòn ra Sắc lệnh số 162–NV chia tỉnh Quảng Nam thành hai đơn vị hành chính là
tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Tín. Các đơn vị dưới tỉnh gọi là quận, Tam Kỳ là tỉnh
lỵ tỉnh Quảng Tín. Ngày 19–7–1963, địch thành lập quận Lý Tín tại phần đất phía
nam quận Tam Kỳ, quận lỵ đặt tại Vân Trai, xã Kỳ Khương (nay là xã Tam Hiệp,
huyện Núi Thành).
Về phía chính quyền cách mạng, chấp hành Nghị quyết của Khu ủy Khu V, tháng
11–1962 Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng quyết định chia Quảng Nam – Đà Nẵng thành
hai tỉnh mới là tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà (địa giới Quảng Nam từ huyện Quế
16



Sơn trở vào, Quảng Đà từ huyện Duy Xuyên trở ra). Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam.
Đến tháng 4–1963 Tam Kỳ chia thành 3 đơn vị hành chính gồm: huyện Bắc Tam Kỳ,
huyện Nam Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ để tiện việc chỉ đạo hoạt động trong thời chiến
và duy trì cho đến cuối năm 1975.
“Sau ngày thống nhất đất nước, vào tháng 11–1975, 3 đơn vị hành chính này
được sát nhập thành huyện Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, có 21 xã và
thị xã Tam Kỳ. Ngày 03–12–1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 144/QĐHĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) chia huyện Tam Kỳ thành 02
đơn vị hành chính là: thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành, thị xã Tam Kỳ có 7 phường:
Hịa Phương, An Sơn, Phước Hòa, An Xuân, An Mỹ, Tân Thạnh, Trường Xuân và 10
xã: Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng, Tam An, Tam Dân, Tam Thành, Tam Phước,
Tam Ngọc, Tam Thái, Tam Lãnh. Ngày 12-4-1985, chia xã Tam Phước thành 2 xã:
Tam Phước và Tam Lộc; chia xã Tam Dân thành 2 xã: Tam Dân và Tam Vinh. Ngày
28-9-1994, thành lập xã Tam Đàn” [19, tr.12].
Tháng 12–1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 đưa ra Nghị quyết chia tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là thành
phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, thị xã Tam Kỳ trở thành đơn vị hành chính của
tỉnh Quảng Nam. Năm 1997, khi tỉnh Quảng Nam được tái lập, Tam Kỳ trở lại là tỉnh
lỵ của tỉnh Quảng Nam, gồm 7 phường: Trường Xuân, An Sơn, Tân Thạnh, An Mỹ,
An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa và 13 xã: Tam Thăng, Tam Thanh, Tam Phú, Tam
Ngọc, Tam Lãnh, Tam Thái, Tam Dân, Tam Đàn, Tam An, Tam Lộc, Tam Vinh,
Tam Thành, Tam Phước. Ngày 21-3-2002, chia xã Tam Phú thành xã Tam Phú và
phường An Phú.
“Ngày 05-01-2005, theo Nghị định số 01/2005-NĐ-CP của Chính Phủ, Tam Kỳ
được chia tách thành 02 đơn vị hành chính là: thị xã Tam Kỳ và huyện Phú Ninh,
chia xã Tam Thái thành 2 xã Tam Thái và Tam Đại, sáp nhập 2 thôn Đông Yên, Tây
Yên của xã Tam Đàn vào phường Hòa Thuận thuộc thành phố Tam Kỳ” [8, tr.17].
“Ngày 26-10-2005, thị xã Tam Kỳ được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 29-92006, theo Nghị định số 113/2006/NĐ-CP, Tam Kỳ đã trở thành thành phố trực thuộc
tỉnh Quảng Nam với diện tích tự nhiên là 9.263.56 ha và 123.662 nhân khẩu, có 13
đơn vị hành chính trong đó gồm 9 phường: Tân Thạnh, Hòa Thuận, Hòa Hương, An

17


Mỹ, An Xuân, An Sơn, An Phú, Trường Xuân, Phước Hòa và 04 xã: Tam Thanh, Tam
Phú, Tam Thăng, Tam Ngọc” [19, tr.13].
“Ngày 21–12–2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 62/NQ-CP về việc điều
chỉnh địa giới hành chính xã Tam Vinh thành hai đơn vị hành chính là thị trấn Phú
Thịnh và xã Tam Vinh. Năm 2011, huyện có 10 xã và 1 thị trấn: thị trấn Phú Thịnh
và các xã Tam An, Tam Thành, Tam Phước, Tam Lộc, Tam Đàn, Tam Dân, Tam
Lãnh, Tam Thái, Tam Vinh, Tam Đại” [8, tr.17].

18


Chương 2:
TAM KỲ TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975
2.1. Tình hình của địch và ta sau Hiệp định Pari 1973
2.1.1. Tình hình của địch sau Hiệp định Pari 1973
Vì thất bại trên chiến trường Việt Nam và Đơng Dương cũng như những khó
khăn chồng chất trong nội tình nước Mĩ, những người cầm đầu Nhà Trắng buộc phải
chấp nhận chấm dứt sự tham chiến trực tiếp chiến tranh Việt Nam (27-1-1973), rồi kí
Hiệp định Viên Chăn về Lào (28-2-1973), ngừng ném bom Cam-pu-chia (15-8-1973).
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ bình ở Việt Nam được ký kết,
ngày 29-3-1973 Mĩ làm lễ cuốn cờ tại sân bay Đà Nẵng, rút quân khỏi miền Nam
Việt Nam với bài học sâu sắc nhất là “không để xảy ra một Việt Nam thứ hai”. Mĩ có
sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại, tạm thời hồ hỗn với các lực lượng xã hội chủ
nghĩa, rêu rao về một “kỉ ngun hồ bình”, “kỉ ngun thương lượng”. Song, chúng
không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, tiếp tục viện trợ, tạo điều kiện cho chính
quyền Sài Gịn phá hoại Hiệp định Paris.
Mặc dù đã chấp nhận kí Hiệp định Paris (27-1-1973) và 2 tháng sau đó (29-31973), Mĩ phải rút hết quân đội về nước, nhưng Mĩ vẫn cố bám giữ Việt Nam và

Đông Dương. Tiếp tục ni dưỡng chính quyền tay sai Sài Gịn làm cơng cụ thực
hiện chính sách thực dân mới của chúng ở miền Nam Việt Nam. Đối với Mĩ, việc rút
quân không có nghĩa là từ bỏ tham vọng thống trị miền Nam Việt Nam nước ta. Mĩ
mở chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, âm mưu xoá “thế da báo”. Ngày 3-4-1973, tại
San Clemente diễn ra cuộc hội đàm Níchxơn – Nguyễn Văn Thiệu, đưa đến sự ra đời
Thông cáo chung, trong đó Níchxơn cam kết tiếp tục viện trợ cho Thiệu và sẽ “trả
đũa không thương tiếc với mọi hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn”.
Mĩ vẫn tiếp tục dính líu về quân sự, tìm mọi cách duy trì chế độ thực dân kiểu
mới mà vẫn tránh được việc trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược lớn ở
Việt Nam và Đông Dương. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này: Mĩ tiếp tục duy trì
chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu, phá hoại Hiệp định Paris một cách có hệ
thống, dùng bạo lực phản cách mạng để củng cố ách thống trị của chúng, phối hợp
hoạt động quân sự, chiến tranh tâm lý, gián điệp, vơ vét bóc lột kinh tế, đầu độc văn
hóa hịng làm suy yếu chính quyền cách mạng và phong trào cách mạng của nhân dân
19


ta. Chúng thực hiện chiến lược đó theo cơng thức: “quân ngụy, viện trợ Mĩ và cái
gậy chỉ huy của Mĩ”. Mĩ duy trì sức mạnh ở một mức độ nhất định trên địa bàn xung
quanh Việt Nam, thực hiện chiến lược “ngăn đe thực tế” ở Đông Nam Châu Á, bao
vây bóp nghẹt cách mạng Miền Nam, kiềm chế phong trào cách mạng ở Đông Dương
và Đông Nam Á. Mĩ thực hiện “chính sách cân bằng lực lượng” giữa các nước lớn,
lợi dụng xu thế hịa hỗn trên thế giới. Với âm mưu, biện pháp chiến lược trên, Mĩ Ngụy dự đoán rất chủ quan, cho rằng trong những năm 1978 - 1980 chiến tranh sẽ
tàn lụi. Chúng hy vọng sẽ dồn lực lượng vũ trang ta ở miền Nam về 15 căn cứ sát
biên giới và chỉ còn hoạt động quy mô cấp đại đội.
Thực hiện âm mưu này, khi rút quân về nước, Mĩ vẫn để lại hai vạn cố vấn
quân sự đội lốt dân sự, lập Bộ Chỉ huy quân sự trá hình, tiếp tục viện trợ quân sự,
kinh tế cho quân ngụy. Chính quyền Níchxơn sau đó là chính quyền Pho (Ford), đã
ra sức giúp chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đơn qn, bắt lính và gia tăng viện trợ
quân sự, kinh tế, đưa thêm nhiều vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh vào Việt

Nam. Mĩ ra sức xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn thành một đội quân tay sai “mạnh
nhất ở Đông Nam Á”, với số quân trên 1 triệu 10 vạn tên, được tổ chức thành 4 quân
đoàn gồm 13 sư đoàn và nhiều lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, với 1.850 máy bay các
loại, 1.588 khẩu pháo, 2.074 xe tăng, 1.611 tàu chiến; với hàng triệu tấn vật tư chiến
tranh được đưa vào miền Nam trước và sau khi ký Hiệp định Paris. Ngồi ra cịn có
lực lượng bảo an, dân vệ được trang bị đầy đủ. Chúng liên tiếp đưa ra nhiều kế hoạch
chiến tranh với mục tiêu trong 3 năm (từ 1973-1975), chiếm hết tất cả các vùng giải
phóng và đặt tồn bộ miền Nam dưới quyền kiểm sốt của chúng. “Từ tháng 2-1973
đến giữa năm 1974 quân đội Sài Gịn đã tổ chức 34 266 cuộc tiến cơng quy mơ lớn
nhằm lấn chiếm vùng giải phóng và 216 000 cuộc hành qn bình định trong vùng
họ kiểm sốt. Nguyễn Văn Thiệu ngang nhiên tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh Đông
Dương lần thứ ba” [9, tr.247].
Cuối năm 1973, Nguyễn Văn Thiệu tăng cường các trận đánh trên không và
trên bộ vào các căn cứ đối phương, đồng thời mở hàng loạt chiến dịch chiếm lãnh thổ
trên vùng đất mà Chính phủ Cách mạng lâm thời chiếm giữ dọc bờ biển phía Đơng,
trong vùng tam giác sắt và ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Trong vùng tạm chiếm,
chính quyền Sài Gịn ráo riết “bình định”, “thanh lọc”, đơn quân bắt lính, giết hại
những người yêu nước, bắt bớ, kết án tù những người chống đối. Để hỗ trợ cho
20


chương trình bình định, chúng đã lập 2170 phân chi khu, tổ chức 44 liên đoàn lưu
động địa phương và điều chỉnh bố trí lại lực lượng cho thích ứng với “chương trình
an ninh lãnh thổ” trên hai lĩnh vực “an ninh địa phương và nội an”. Mĩ – Thiệu cho
rằng việc ký Hiệp định Pari là “khởi đầu cho giai đoạn cuối cùng của chiến lược Việt
Nam hóa chiến tranh”. Chúng coi lấn chiếm giành dân là “keo cuối cùng, thắng là
đây mà thua cũng là đây”. Thiệu tuyên bố: “Địa bàn của cuộc chiến tranh là dân
chúng ở các ấp, xã, nếu giải quyết được cuộc chiến tranh ở ấp, xã là giải quyết được
75 % của cuộc chiến tranh”.
Tháng 10-1973, chúng đề ra kế hoạch nguyên tắc chỉ đạo hoạt động quân sự

như sau: Chủ động giành dân, giành đất bằng các cuộc hành quân; phân chia khu vực
trách nhiệm, tổ chức lực lượng phù hợp với nhiệm vụ quân sự, sắp xếp lại cơ cấu chỉ
huy liên lạc, sẵn sàng phản kích, đàn áp các cuộc nổi dậy của quần chúng và cơ sở
của ta. Với kế hoạch “cộng đồng tái thiết và cộng đồng phát triển địa phương”, địch
chủ trương khơng để sót một ấp nào. Ngay từ đầu đã gây khó khăn cho việc triển khai
và hoạt động của các cơ quan Liên hiệp qn sự như trụ sở khơng đặt ở Sài Gịn mà
để ở Tân Sơn Nhất, hạn chế đi lại, tiếp xúc, thậm chí hành hung, khiêu khích các sĩ
quan của Quân giải phóng và Quân đội nhân dân. Mục tiêu của Thiệu là tiêu diệt càng
nhiều càng tốt cơ sở du kích của Qn giải phóng và đẩy lùi các đơn vị chủ lực của
miền Bắc ra biên giới. Như vậy chính quyền Thiệu sẽ làm chủ tồn bộ miền Nam. Đi
đối với cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm, chúng thực hiện “Cách mạng hành
chính”, đồng thời tổ chức những chiến dịch “Phượng Hồng” nhằm đẩy mạnh hoạt
động tình báo gián điệp, biệt kích phá hoại cơ sở của ta. Từ khi Hiệp định Paris có
hiệu lực cho đến giữa năm 1973, địch đẩy mạnh bình định lấn chiếm và thu được một
số kết quả. Chúng đã lấn chiếm phần lớn vùng giáp ranh và căn cư lõm ở Khu V, một
số vùng sâu ở Khu 8 như Mỹ Tho, Bến Tre…
Trên chiến trường, mùa xuân 1973 theo Mĩ thì pháo binh của Thiệu bắn trung
bình 10.000 viên/ ngày vào vùng giải phóng gọi là để “quấy rối và ngăn chặn”.
Không quân cũng liên tiếp ném bom vùng giải phóng. Đặc biệt Thiệu tập trung lực
lượng và phương tiện chiến tranh đánh chiếm các khu giải phóng ở đồng bằng Cửu
Long và ven biên giới Campuchia. “Theo Thiệu thì đến tháng 3-1974 đã kiểm soát
thêm được 15% đất vùng giải phóng và 5% số dân. Mĩ cho rằng đạt được kết quả đó
là vì Cộng sản tự kiềm chế để đòi thi hành Hiệp định (như thời kỳ 1954 - 1958 đòi thi
21


×