Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu chiết tách, phân lập và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất 6 hydroxy 2,6 dimethyl 2,7 octadienoic acid từ phân đoạn dichloromethane của hoa đu đủ đực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỖ NHẬT ANH

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, PHÂN LẬP VÀ HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA HỢP CHẤT
6-HYDROXY-2,6-DIMETHYL-2,7-OCTADIENOIC ACID
TỪ PHÂN ĐOẠN DICHLOROMETHANE CỦA HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Đà Nẵng - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Nguyễn Đỗ Nhật Anh


LỜI CẢM ƠN
Trên chặng đường bốn năm học đại học tại Trường Đại Học Sư Phạm – Đại
Học Đà Nẵng, để có thể hồn thành tốt các mơn học và có thể ứng dụng vào thực


tiễn thì một phần lớn nhờ sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cơ. Bằng sự biết ơn và
kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Hóa Học thuộc Trường Đại
Học Sư Phạm và các thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn
thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng kính trọng và sâu sắc đến cô Đỗ Thị Thúy Vân,
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hồn thành
đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Ngồi ra, để có thể hồn thành tốt đề tài thì khơng thể thiếu sự đóng góp của
bạn bè nghiên cứu đã giúp và tạo điều kiện để cho em tìm tịi, nghiên cứu.
Trong q trình thực hiện đề tài, em đã cố gắng chuẩn bị kiến thức trước khi
tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, điều kiện về năng lực của bản thân còn hạn chế,
chuyên đề nghiên cứu khoa học chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của nhà trường, các thầy cô giáo và bạn bè để
bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ......................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................4
5.1 Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................4
5.2 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................4
6. Bố cục của luận văn ................................................................................................5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 6
1.1. GIỚI THIỆU CÂY ĐU ĐỦ .................................................................................6
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ 9
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ ở Thế Giới ..............9
1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ ở Việt Nam ...........12
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ..15
1.3.1. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây đu đủ ở Thế Giới ...............15
1.3.1.1. Tác dụng hạn chế sinh sản ...........................................................................15
1.3.1.2. Tác dụng trị giun sán ...................................................................................15
1.3.1.3. Tác dụng gây co thắt tử cung .......................................................................16
1.3.1.4. Tác dụng kháng nấm, kháng viêm, kháng khuẩn .........................................16
1.3.1.5. Tác dụng trị ung thư .....................................................................................17
1.3.1.6. Tác dụng chống oxi hóa ...............................................................................18
1.3.1.7. Các tác dụng dược lý khác ...........................................................................18
1.3.2. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây đu đủ ở Việt Nam .............18
1.3.2.1. Tác dụng kháng khuẩn .................................................................................18
1.3.2.2. Tác dụng trị ung thư .....................................................................................19


1.3.2.3. Công dụng trong dân gian ...........................................................................21
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO
UNG THƯ .................................................................................................................22
1.4.1. Phương pháp MTT ..........................................................................................22
1.4.2. Phương pháp SRB ...........................................................................................23

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 24
2.1. NGUỒN NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ........24
2.1.1. Nguồn nguyên liệu ..........................................................................................24
2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu.......................................................................24

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................25
2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật .....................................................................25
2.2.2. Phương pháp tách và tinh chế chất..................................................................25
2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất ..............................25
2.3. SƠ ĐỒ ĐIỀU CHẾ CÁC CAO CHIẾT .............................................................25
2.4. PHÂN LẬP HỢP CHẤT CP9 TỪ CAO CPD ...................................................27
2.5. THỬ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA HỢP CHẤT HĨA
HỌC...........................................................................................................................29
2.5.1. Vật liệu .............................................................................................................29
2.5.2. Phương pháp ni cấp tế bào in vitro .............................................................29
2.5.3. Phương pháp thử tác dụng gây độc tế bào ung thư .........................................29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 31
3.1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG CAO CHIẾT
DICHLOROMETHANE...........................................................................................31
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA
HỢP CHẤT HÓA HỌC ............................................................................................36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 37
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................37
2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÍ HIỆU:
d

: Doublet (NMR)


dd

: Doublet of doublet (NMR)

J(Hz)

: Hằng số tương tác (NMR)

Rf

: Retention factor

m

: Multiplet (NMR)

s

: Singlet (NMR)

t

: Triplet (NMR)

ppm

: Parts per million (mg/kg)

ppb


: Parts per billion (µg/kg)

δ

: Độ chuyển dịch hóa học (NMR)

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NMR
1

: Nuclear magnetic resonance

H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance

13

C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

IC50

: Half maximal inhibitory concentration

DMSO

: Dimethyl sunfoxide

DEPT

: Distortionless enhancement by polarisation transfer


HMBC

: Heteronuclear Multiple Bond Correlation

HSQC

: Heteronuclear Single Quantum Corelation

MMT

: 3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyltetrazolium bromide

SRB

: Sulforhodamine B

UV

: Ultraviolet

TCA

: Trichloroacetic acid

CH2Cl2

: Dichloromethane

EtOAc


: Ethyl acetat

MeOH

: Methanol


EtOH

: Ethanol

CHCl3

: Chloroform

BuOH

: Butanol

TLC

: Thin Layer Chromatography

CC

: Column Chromatography

HEPES


: 4-(2-hydroxyethyl)-1-piperazineethanesulfonic acid

DMEM

: Dulbecco's Modified Eagle Medium

CP9

: 6-hydroxy-2,6-dimethyl-2,7-octadienoic acid


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Phân loại khoa học của cây đu đủ

6

3.1

Số liệu phổ NMR của hợp chất CP9 và hợp chất tham khảo

31


3.2

Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất CP9

36


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1

Hình ảnh đu đủ

8

2.1

Hoa đu đủ đực và bột hoa đu đủ đực

24

2.2


Sơ đồ điều chế các cao chiết

26

2.3

Sơ đồ phân lập hợp chất CP9 từ phân đoạn dịch chiết
dichloromethane hoa đu đủ đực

28

3.1

Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC chính (b)
của hợp chất CP9

31

3.2

Phổ 1H-NMR của hợp chất CP9

32

3.3

Phổ 13C-NMR của hợp chất CP9

33


3.4

Phổ HSQC của hợp chất CP9

34

3.5

Phổ HMBC của hợp chất CP9

35


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, theo đà phát triển của nền kinh tế, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể. Để có thể đáp ứng đủ và tốt
các nhu cầu của người dân thì khơng thể thiếu các dược phẩm, thực phẩm chức
năng bổ sung. Hiện nay, xu hướng nghiên cứu khoa học một phần đã trở về khám
phá các tài nguyên thiên nhiên thực vật phong phú, đó là nguồn nguyên liệu quý giá
mà thiên nhiên ban tặng. Để duy trì và khai thác tối ưu hóa nguồn ngun liệu quý
đó, con người đã vận dụng các kỹ thuật, thiết bị hiện đại vào việc tách các hợp chất
có trong từng bộ phân của cây một cách hiệu quả góp phần mang lại các ứng dụng
thiết thực trong đời sống con người. Ở mỗi loại thực vật khác nhau sẽ có các cơng
dụng, hoạt tính khác nhau và các hợp chất trong cây cũng vậy, sẽ có những hợp chất
có hoạt tính cao mang lại hiệu quả nâng cao giá trị sử dụng nhưng cũng có những
hợp chất khơng có các đặc tính có thể ứng dụng được. Do đó, việc đi sâu vào

nghiên cứu các loại cây và tìm ra các chất tạo lợi ích là việc làm của các nhà khoa
học.
Đu đủ (Carica papaya L.) là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và đang có
giá trị kinh tế hiện nay.
Đu đủ chín có hàm lượng dinh dưỡng cao, theo phân tích thành phần hóa
học, trong 100g thịt trái chín có chứa 86,6% nước; 12,1% tinh bột; 0,6% protein;
0,3% lipid; năng lượng là 50 calo; 0,7% xơ; 0,5% tro; và có khá nhiều khống như:
Kali (204mg); Ca (34mg); P (11mg). Đặt biệt đu đủ cung cấp lượng vitamin rất
phong phú: vitamin A (450mg); vitamin C (74mg); vitamin B1 (0,03mg); vitamin
B2 (0,04mg); P (0,5mg) [15].
Cây đu đủ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Hiện nay, đu đủ được
trồng ở các nước vùng nhiệt đới, những nơi có nhiệt độ bình qn trong năm khơng
thấp hơn 150C. Trên thế giới, vùng trồng và xuất khẩu đu đủ nổi tiếng nhất là
Hawaii, đồng thời nó cũng là nơi sản xuất đu đủ lớn nhất ở Mỹ, cung cấp 60% số
quả tươi cho Mỹ và Nhật Bản.

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 1


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Ở Việt Nam, dù chưa xác định được nguồn gốc, xuất sứ nhưng đến nay đu đủ
được trồng hầu hết ở các tình miền Bắc, Trung và Nam. Chúng được trồng chủ yếu
ở các tỉnh đồng bằng như Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc,
Bình Dương, Tiền Giang, Sơng bé và các tỉnh Tây Nguyên... Diện tích trồng đu đủ
của cả nước ước khoảng 10000 – 17000 hecta với sản lượng khoảng 200 – 350
nghìn tấn quả. Cây đu đủ có lợi thế là loại cây dễ trồng, ra quả sớm, năng suất cao
đồng thời toàn bộ thân, lá, quả đều được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Ngồi việc lấy quả tươi, dùng làm nguyên liệu cho chế biến, đu đủ còn được trồng
để lấy nhựa, dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Đu đủ đã được ông cha ta sử dụng với rất nhiều mục đích khác khác, một
trong các cơng dụng tốt nhất là các bộ phận của đu đủ như lá, thân có tác dụng điều
trị bệnh sốt rét, kháng nấm, kháng viêm và còn dùng để sát khuẩn... Đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá đu đủ và đã được chứng minh
rằng lá đu đủ có khả năng chống oxy hóa rất mạnh. Hoạt tính chống oxy hóa này
chính là do các hợp chất phenol gây ra. Lá đu đủ có hoạt tính kháng khuẩn tốt, có
khả năng kháng nhiều loại vi khuẩn gram âm, gram dương, các loại nấm...
Ở nước ta, cao chiết với cồn từ lá đu đủ được nghiên cứu trong một số mơ
hình ung thư thực nghiệm và được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của
khối u gây bởi tế bào ung thư Sarcoma TG-180 ở chuột nhắt trắng. Người dân đã
dùng lá đu đủ chữa trị bệnh ung thư. Đầu năm 2010, một nhóm nghiên cứu Nhật
Bản và Mỹ đã thơng báo dịch chiết nước lá cây đu đủ có tác dụng ức chế một số
dòng tế bào ung thư người như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư máu,… Ngồi
ra, dịch chiết từ lá đu đủ cịn có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch để tấn công vào các tế
bào ung thư. Bằng cách thúc đẩy sự gia tăng các sản phẩm cytokine dạng Th1 như
là IL-12p40, IL-12p70, INF-γ và TNF-α, các cytokine này có khả năng chống lại
khối u.
Lá đu đủ có rất nhiều cơng dụng nhưng khơng chỉ mỗi lá đu đủ có thể chữa
bệnh mà gần đây, người dân địa phương ở Quảng Nam – Đà Nẵng còn sử dụng hoa
đu đủ đực để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, ho... và cả bệnh

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 2


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân


đại tràng. Ngoài ra, hoa đu đủ đực còn được coi như một liều thuốc quý dễ kiếm để
hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi...
Công dụng của cây đu đủ rất đa dạng và có rất nhiều đề tài nghiên cứu đã tập
trung xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của đu đủ. Tuy nhiên, các
bài nghiên cứu về lá đu đủ là chủ yếu, vẫn có rất ít bài nghiên cứu về bộ phận hoa
của chúng. Việc sử dụng hoa đủ đực hiện nay vẫn chỉ theo phương thức dân gian,
truyền miệng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu thành phần hóa học và cao hơn nữa là
chứng minh được thành phần hoạt chất cụ thể của hoa đu đủ đực là một việc vô
cùng quan trọng và thiết thực nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng nguồn
nguyên liệu dồi dào sẵn có ở Việt Nam làm thuốc điều trị các căn bệnh hiểm nghèo
này, đặc biệt là ung thư. Chính những lý do trên, tơi chọn đề tài “Nghiên cứu chiết
tách, phân lập và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất 6-hydroxy-2,6dimethyl-2,7-octadienoic acid từ phân đoạn dichloromethane của hoa đu đủ đực”
làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân lập hợp chất hóa học từ phân đoạn dịch chiết dichloromethane và xác
định cấu trúc hóa học.
Xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất hóa học được phân
lập từ hoa đu đủ đực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Hoa đu đủ đực.

-

Phạm vi nghiên cứu: Nguyên liệu hoa đu đủ đực được thu hái tại địa bàn
Quảng Nam – Đà Nẵng.

-


Phân đoạn dịch chiết từ loài hoa trên với dung môi dichloromethane.

-

Hợp chất phân lập từ dịch chiết nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
-

Phương pháp nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên.

-

Tham khảo các bài luận, bài báo, cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa

học trên thế giới và trong nước về loài cây này.

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 3


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

-

Tham khảo các tài liệu về tổng quan hình thể, đặc điểm hình thái thực vật,

thành phần hóa học.

-

Nghiên cứu trên mạng Internet về ứng dụng thực tiễn của các bộ phận cây đu

-

Học hỏi và trau dồi kiến thức từ giáo viên hướng dẫn, bạn bè.

đủ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
-

Các phương pháp vật lý

-

Các phương pháp xử lý mẫu thực nghiệm

-

Các phương pháp chiết tách, phân lập các hợp chất hữu cơ

-

Các phương pháp phân tích sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột

-

Các phương pháp nghiên cứu cấu tạo hợp chất hóa học: kết hợp các phương


pháp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR, phổ hồng ngoại IR, phổ
UV và các phương pháp khác
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khoa học về quy trình chiết tách, phân lập, thành phần và
hoạt tính sinh học các cấu tử có trong hoa đu đủ đực.
Cung cấp các số liệu thực nghiệm cho các nghiên cứu sâu hơn về bộ phận hoa
đu đủ đực trong các đề tài nghiên cứu tiếp theo.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tìm được quy trình chiết tách, phân lập các chất có trong hoa đu đủ đực từ đó
định danh, xác định cấu trúc hóa học chất tinh khiết được chiết ra góp phần cung
cấp thêm các dẫn liệu cho các cơng trình nghiên cứu trong tương lai.
Tìm được một số hợp chất có hoạt tính sinh học cao góp phần nâng cao giá trị
sử dụng của cây đu đủ nói chung và hoa đu đủ đực nói riêng trong đời sống hiện
nay.
Thu được một số hợp chất có trong hoa đu đủ đực góp phần nâng cao giá trị sử
dụng trong ngành y học, dược phẩm...

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 4


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 42 trang, 3 bảng, 9 hình ảnh, 45 tài liệu tham khảo bao gồm:
Phần mở đầu (5 trang)
Chương 1 – Tổng quan (18 trang)
Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (7 trang)

Chương 3 – Kết quả và thảo luận (6 trang)
Kết luận và kiến nghị (1 trang)
Tài liệu tham khảo (5 trang)

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 5


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CÂY ĐU ĐỦ
Tên gọi: Đu đủ
Tên Tiếng Anh: Papaya (US), Papaw/ Pawpaw (UK)
Tên Tiếng Pháp: Papayer
Tên khoa học: Carica papaya L.
Bảng 1.1: Phân loại khoa học của cây đu đủ [11]
Giới (regnum)
Khơng phân hạng

Bộ (ordo)
Họ (familia)
Chi (genus)
Lồi (species)

Thực vật (Plantae)
Thực vật có hoa (Angiospermae)
Thực vật 2 lá mầm (Eudicots)
Nhánh hoa hồng (Rosids)

Cải (Brassicales)
Đu đủ (Caricaceae/ Papayaceae)
Carica
Carica Papaya L.

Đu đủ (Carica papaya L.) thuộc họ đu đủ (Caricaceae). Đặc điểm chung của
họ Caricaceae là thân thẳng, mềm, sinh trưởng nhanh, thân thường khơng phân
nhánh (1 số có thể phân nhánh), lá được xếp thành hình xoắn ốc bao quanh ở đỉnh.
Khi bị tổn thương, thân và lá chảy ra nhựa trắng đục như sữa [45]. Cây đu đủ có
thân cao từ 2 – 10m, đường kính có gốc có thể đạt 30cm, thân ít hoặc phân nhánh,
lá đơn, mọc thành chùm ở ngọn cây, sắp xếp theo đường xoắn ốc bao quanh ở đỉnh,
có bản rộng. Lá chia thành nhiều thùy, thường số thùy lá ổn định khi cây đã đạt 8 –
9 lá với số thùy biến động từ 7 – 9 thùy. Phiến lá đạt kích thước từ 60 – 100cm.
Cuống lá đạt độ dài từ 70 – 90cm. Hoa đu đủ có ba loại: hoa cái, hoa đực và hoa
lưỡng tính và quả đu đủ thuộc loại quả thịt, hình dạng và độ lớn quả thay đổi tùy
giống, thường có dạng dài, ovan, lê, dài, trịn...[15]. Cây đu đủ có nguồn gốc từ
những vùng đất thấp của trung đông Châu Mỹ, từ Mexico đến Panama. Trên thế
giới, đu đủ được phân bố nhiều phổ biến là Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,
Philippin, Malaysia, Mianma (Châu Á); Tazania, Uganda (Châu Phi); Mỹ, Brazil
(Châu Mỹ); Úc, Newzealand (Châu Đại Dương). Ở Việt Nam, dù chưa xác định
được nguồn gốc, xuất sứ nhưng đến nay đu đủ được trồng hầu hết ở các tình miền

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 6


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Bắc, Trung và Nam. Chúng được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng như Hà Tây,

Hà Nam, Hưng Yên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Tiền Giang, Sông bé
và các tỉnh Tây Nguyên. Một số giống cây đu đủ hiện nay đang được trồng bao
gồm:
-

Đu đủ ta: cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm, phiến lá mỏng, cuống lá dài,

mảnh nhỏ và thường có màu xanh. Cây cao 2 – 8m, khá chống chịu với điều kiện
bất lợi. Quả nhỏ tạo thành chùm 1 – 3 quả/cuống, trọng lượng trung bình 0,3 –
0,8kg/quả. Thịt quả màu vàng, mỏng, vỏ quả mỏng dễ dập nát không nên vận
chuyển nhiều. Được trồng phổ biến ở vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng bán
sơn địa đồng bằng sông Hồng.
-

Đu đủ Mehico: là giống nhập nội trong những năm 70 của thế kỉ 20. Đây là

giống có tỉ lệ cây lưỡng tính và cây cái cao. Cây đạt chiều cao trung bình khoảng 2
– 4m, dễ bị nhiễm bệnh, gốc cây to, khỏe và các đốt rất sít nhau. Lá xanh đậm,
phiến lá dày, cuống lá to, màu xanh. Quả dài, tương đối đặc ruột, vỏ quả xù xì, dày,
đạt trọng lượng trung bình 0,8 – 1,2kg/quả. Thịt quả màu vàng, chắc.
-

Đu đủ solo: cịn có tên là giống Haiwai. Giống này có tỉ lệ cây lưỡng tính và

cây cái cao. Là giống có năng suất cao, có thể đạt 180 tấn/ha/năm, được trồng nhiều
ở các tỉnh phía Nam do yêu cầu nhiệt cao. Chiều cao trung bình của cây là 1,5 –
3,5m, khá chống chịu với sâu và bệnh hại. Quả hình quả lê, trọng lượng trung bình
0,8 – 2kg, thịt quả màu vàng có phẩm chất tốt, vỏ quả khá dày.
-


Đu đủ Trung Quốc: là giống nhập nội từ tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây,

Trung Quốc. Cây thấp, sinh trưởng trung bình hoặc yếu song năng suất khá cao. Lá
thường có màu xanh đậm, chia thùy sâu, phiến lá dày. Quả có dạng dài hoặc thn
dài, thịt quả khá dày và màu thịt từ vàng đến đỏ sẫm. Cây có tuổi thọ ngắn, dễ bị
bệnh thối nhũn cổ rễ.
-

Đu đủ Đài Loan: là giống cây lai, nhập từ Đài Loan, tỉ lệ cây cái có thể đạt

đến 60%, cịn lại là cây lưỡng tính. Vì vậy thường có hiện tượng thiếu phấn làm quả
phát triển khơng đều, cần phải thụ phấn bổ khuyết cho hoa cái. Cây cao 1,5 – 2,5m,
sinh trưởng khỏe, ít bị nhiễm bệnh khảm, dễ mẫn cảm với bệnh đốm vàng trên lá và
quả.

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 7


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

-

Đu đủ Thái Lan: gồm các nhóm nhập trong thời gian gần đây như giống

Tainung, Sunrise, Knowyou qua các công ty bán hạt giống. Giống Knowyou là
giống cây tương đối thấp, năng suất cao, quả to, thịt vàng, phẩm chất khá. Giống
Sunrise quả tròn, cây thấp, gốc cây to, các đốt thân sít nhau, thịt quả mỏng, dễ bị
nhiễm bệnh khảm.

-

Các giống đu đủ khác: ngồi các giống trên, trong sản xuất cịn có các giống

khác như: đu đủ Cuba, đu đủ Ấn Độ nhưng số lượng không nhiều [15].

Hoa cái

Quả của cây cái

Hoa đực

Cây đực
Hình 1.1. Hình ảnh đu đủ

Do cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên đu đủ cần nhiệt độ cao để sinh
trưởng và phát triển, đây là yếu tố hạn chế sự phân bố và phát triển cây đu đủ. Các
vùng có nhiệt độ bình qn trong năm cao hơn 20oC rất thích hợp trong việc trồng

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 8


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

đu đủ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là 25 – 30oC. Cây
đu đủ là lồi ưa sáng, thích hợp trồng thuần, chỉ trồng xen khi cây chính cịn nhỏ,
chưa giao tán. Ánh sáng không đầy đủ sẽ làm các đốt của cây vương dài, cuống lá
nhỏ, phiến lá mỏng và rất dễ bị sâu bệnh phá hoại như rệp, bệnh khảm lá, thối cổ rễ.

Ngoài ra đu đủ là cây có u cầu nước cao do diện tích lá lớn song rất dễ bị úng. Do
cấu trúc của lá và lớp bảo vệ trên bộ mặt lá, đu đủ chịu hạn rất kém. Lượng nước
cây cần 1.300 – 1.500mm trong năm, phân bố đều hoặc hàng tháng lượng nước
cung cấp đạt ở mức khoảng 100mm. Khi đủ nước và cung cấp nước kịp thời cây sẽ
sinh trưởng liên tục và cho năng suất quả cao.
Đu đủ là cây ăn quả ngắn ngày, cho thu hoạch nhanh, đạt sản lượng cao,
chiếm ít điện tích, thích hợp với nhiều loại đất, có thể trồng xen với các cây trồng
khác. Trong vườn quả như xoài, nhãn, vải... những năm đầu khi cây chưa giao tán
có thể trồng xen đu đủ. Quả đu đủ được sử dụng với nhiều mục đích như ăn quả
chín, làm rau, chế biến, làm thức ăn chăn ni. Quả đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng
cao được thị trường quả tươi ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản rất được ưa
chuộng. Quả đu đủ xanh chứa khoảng 60 – 70% các chất dinh dưỡng so với quả
chín. Chúng rất được coi trọng ở vùng ít có điều kiện sản xuất rau [15].
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐU
ĐỦ
1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ trên thế giới
Năm 1965, Govindachari Go, Nagarajan và Viswanathan đã xác định được
cấu trúc của carpaine và Pseudocarpaine là alkaloid được chiết xuất từ lá đu đủ [22].

(1) Carpaine

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

(2) Pseudocarpaine

Trang 9


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân


Năm 1979, Chung – Shih Tang đã phân lập được 2 alkaloid piperideine là
dehydrocarpaine I và dehydrocarpaine II từ lá đu đủ [21].

(3) Dehydrocarpaine I

(4) Dehydrocarpaine II

Năm 2002, David và cộng sự đã xác định được glycosid là prunasin và
sambunigrin trong lá và thân đu đủ [20].

(5) Prunasin

(6) Sambunigrin

Năm 2007, Antonella Canini và cộng sự đã khảo sát và nghiên cứu các hợp
chất phenol trong lá đu đủ cho kết quả các hợp chất(6 hợp chất) như sau: acid
caffeic, acid p–coumari, acid protocatechuic, kaempfero, quercetin và 5,7 –
dimethoxycoumairin [17].
Hai hợp chất tiêu biểu dưới đây:

(7) 5,7 – dimethoxycoumairin

(8) Acid protocatechuic

Năm 2008, Krishna K.L và cộng sự đã tổng hợp các cơng trình nghiên cứu
về thành phần hóa học các bộ phận cây đu đủ:
-

Lá: alkaloid carpaine, pseudocarpaine và dehydrocarpaine I và II, choline,


carposide, vitamin E, vitamin C.
-

Rễ: carposide và enzyme myrosin.

-

Quả: protein, chất béo, xenlulose, carbohydrate, chất khoáng, canxi, sắt, phốt

pho, vitamin C, B, B2, niacin, carotene, amine acid, acid nitric, acid malic (quả

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 10


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

xanh), linalool, benzylisothiocyanate, cis và trans 2,6-dimethyl-3,6 epoxy-7 octen2-ol, alkaloid, carpaine, benzy-β-D-glucoside, 2-phenylethyl-β-D-glucoside, 4hydroxyphenyl-2-ethyl-β-D-glucoside và 4 đồng phân benzyl-β-D-glucoside.
-

Nước ép quả: N-butyric, n-haxanoic và n-octanoic acid, lipid, các acid

myristic, palmatic, stearic, lioleic, linolenic, cis-vaccenic và oleic.
-

Hạt: protein, chất xơ, dầu, carpaine, acid fatty, benzylisothiocyanate,

benzylglucosinolate, glucotropacolin, benzylthiourea, hentriacontane, β-sitosterol,
caricin và enzyme myrosin.

-

Vỏ cây: β-sitosterol, glucose, fructose, sucrose, galactose và xylitol.

-

Nhựa cây đu đủ: enzyme proteolytic, papain, chemopapain, glutamine

cyclotransferase, chymopapain A,B và C, peptid A, B và lysozyme [26].
Năm 2015, Marline Nainggolan và Kasmirul công bố kết quả trong hoa đu
đủ đực có chứa các thành phần gồm triterpenoid/ stenoid, flavonoid, tannin và
glycosides, saponin [30].
Năm 2015, Stephen Chinwendu và các cộng sự tại trường đại học Bách Khoa
Abia, Aba đã cơng bố nghiên cứu thành phần hóa học của hoa đu đủ được phát hành
trên Tạp chí quốc tế về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu kỹ thuật (IJSRES) vào
tháng 3. Qua kết quả nghiên cứu đã cho thấy được sự hiện diện với số lượng thấp
tương ứng: saponin (0,07%) , alkaloids (0,05%), tannin (0,02%) và flavonoid
(2,8 %), các vitamin (mg/100g), thiamine( B1) 0.15, riboflavin (B2) 0.02, niacin
(B3) 0.1 và acid ascobic (C) 28.7. Tất cả những kết quả trên chỉ ra rằng hoa đu đủ
chứa các chất dinh dưỡng và khống chất hữu ích có tác dụng trong công dụng chữa
bệnh [37].
Năm 2017, các nhà khoa học tại trường đại học Chukwuemeka Odumegwu
Ojukwu, Uli, bang Anambra, Nigeria đã nghiên cứu về thành phần sơ bộ của hoa đu
đủ đực qua chiết xuất dung môi thô. Kết quả cho ta thấy sự hiện diện của: alkaloids
0.53  0.01%, flavonoids 0.86 ± 0.02%, saponins 0.37 ± 0.02%, tannins 2.06 ±
0.01%, terpenoid 0.21 ± 0.01%, steroid 0.08 ± 0.01% and cardiac glycoside 1.87 ±
0.02% [32].

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE


Trang 11


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học của cây đu đủ ở Việt Nam
Năm 1983, Nguyễn Tường Vân và cộng sự đã chiết xuất và xác định được
alkaloid carpaine trong lá đu đủ [13].
Năm 2007, Hà Thị Bích Ngọc đã sử dụng kỹ thuật HPLC phân tích các chất
carotenoid trong lá đu đủ. Kết quả cho thấy β – carotene, luteine chiếm tỉ lệ tương
ứng là 57,05% và 11,864% so với tổng các chất carotenoid nhưng không xác định
được lycopene [7].
Năm 2012, Trần Thanh Hà đã phân lập được 4 chất từ phân đoạn chiết nhexan của lá đu đủ bao gồm β – sitosterol, daucosterol, cycloart-23-ene3β,25-diol
(sterculin A) và cycloart-25-ene-3β,24 (R/S) diol. Trong đó sterculin A và cycloart25-ene-3β,24 (R/S) diol là 2 triecpen lần đầu tiên phân lập từ lá đu đủ [16].

(9) β – sitosterol

(11) Serculin A

(10) Daucosterol

(12) Cycloart-25-ene-3β,24-diol

Năm 2014, Hồ Thị Hà đã nghiên cứu chiết phân đoạn dịch chiết MeOH từ lá
đu đủ bằng các dung mơi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, CH2Cl2, EtOAc,
buthanol. Từ cặn chiết CH2Cl2 phân lập được 6 hợp chất, tên của các hợp chất đó là:
danielone, carpainone, acid pluchoic, apocynol A, carpaine, Pseudocarpaine. Trong
đó carpainone là hợp chất mới và 2 chất (danielone và apocynol A) lần đầu tiên
được chiết ra từ lá đu đủ [8].
Năm 2015, Giang Thị Kim Liên và cộng sự khảo sát sơ bộ thành phần hóa

học của hoa đu đủ đực [5].

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 12


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Năm 2015, Lê Thị Thảo và cộng sự đã nghiên cứu chiết tách và xác định
thành phần hóa học một số dịch chiết của hoa đu đủ đực qua n-hexan, cloroform,
etylacetat, diclometan và methanol cho ta kết quả như sau:
-

Trong dịch chiết n-hexan đã định danh được 8 cấu tử từ hoa đu đủ đực. Các

cấu tử có hàm lượng cao là gamma – Sitosterol (14.05%), 9,12-Octadecadienoic
acid (13.27%), nHexadecanoic acid (10.53%).
-

Trong dịch chiết clorofom có 12 cấu tử được phát hiện, cấu tử có hàm lượng

cao

như

Heptacosyl

acetate


(13.20%);

gamma



Sitosterol(15.67%),

Stigmasterol(5.49%), 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)-(8.03%), n-Hexadecanoic
acid (10.42%).
-

Trong dịch chiết etyl axetat có 10 cấu tử được phát hiện. Thành phần chủ yếu

là: gamma – Sitosterol (19.14%), n-Hexadecanoic acid (9.82%), Stigmasterol
(6.66%).
-

Trong dịch chiết diclometan có 11 cấu tử được phát hiện, các cấu tử có hàm

lượng cao như Heptacocyl acetate (5.77%); gamma – Sitosterol (17.64%);
Stigmasterol (6.68%); 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z) (9.98%), n-hexadecanoic
acid (8.35%). Bên cạnh đó có một số cấu tử mới được phát hiện như Phytol;
Heptadecane, 9-hexyl- Lanosterol.
-

Trong dịch chiết metanol có 17 cấu tử được phát hiện, các cấu tử có hàm

lượng cao như Phenol-4,4-(1-methylethylidene)bis (51.34%); n-Hexadecanoic acid
(8.99%); gamma– Sitosterol (4.95%). Trong đó có một số cấu tử có hoạt tính sinh

học [9]. Một số cấu trúc tiêu biểu:

(13) gamma– Sitosterol

(14) 9,12-Octadecadienoic acid (Z,Z)

(15) Stigmasterol

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 13


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

Năm 2017, Lê Thị Thanh Phương và cộng sự đã nghiên cứu, phân lập một số
hợp chất từ phân đoạn dịch chiết cloroform của hoa đu đủ đực [10]. Kết quả là đã
định tính sơ bộ các lớp chất thường gặp trong thực vật bằng phản ứng hóa học. Mẫu
hoa đu đủ đực dùng nghiên cứu có các lớp chất đó là: alkaloid, flavonoid, saponin
steroid, đường khử, polyphenol, sterol, coumarin, polysaccarid, carotene, chất béo.
Đã định danh sơ bộ thành phần hóa học trong cao chloroform bằng phương pháp
phổ GC/MS, có 9/9 cấu tử được định danh với hàm lượng lớn.

(16) Ethylbenzene

(17) 2H-Quinolizine-1-metanol octahydro

Năm 2019, Giang Thị Kim Liên và cộng sự đã nghiên cứu xác định thành
phần hóa học và thử nghiệm một số hoạt chất sinh học có khả năng ức chế tế bào
ung thư từ hoa đu đủ đực qua phân đoạn dịch chiết chloroform, dichloromethane và

cặn ethyl acetate. Kết quả cho thấy đã xác định được trong hoa đu đủ đực có chứa
các hợp chất: kaempferol (flavonoid), β-sitosterol glucoside, Indole-3-aldehyde,
Quercitrin [6]...

(18) kaempferol

(19) β-sitosterol glucoside

(20) Indole-3-aldehyde

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

(21) Quercitrin

Trang 14


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ
Hoạt tính sinh học của các bộ phận như lá, hoa, quả, nhựa cây.... được các
nhà khoa học trên thế giới và trong nước tìm hiểu [1] [2]. Các bài nghiên cứu khá
phong phú như tác dụng hạn chế sinh sản, tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn...
1.3.1. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây đu đủ ở thế giới
1.3.1.1. Tác dụng hạn chế sinh sản
Năm 1978, Gopalakrishnan và cộng sự nghiên cứu tác dụng hạn chế sinh sản
của cây đu đủ, thử nghiệm bằng cách cho chuột đang trong quá trình sinh sản (đang
mang thai) ăn các phần khác nhau của cây đu đủ. Chuột được cho ăn tự nhiên,
không bị thúc ép và kết quả ghi nhận quả đu đủ xanh có tác dụng làm ngưng chu kỳ
rụng trứng và gây trụy thai. Hoạt tính này giảm khi quả chín dần và progesterone

thêm vào thực phẩm giúp tái tạo sự cân bằng, các bào thai chưa bị trụy tiếp tục phát
triển bình thường [23].
Năm 2000, Lohiya NK và cộng sự nghiên cứu trên in vitro cho thấy dịch
chiết từ hạt đu đủ bằng cloroform, methanol, benzen, etyl acetat được thử nghiệm
về hoạt tính trên độ di động của tinh trùng ghi nhận tác động diệt tinh trùng, tác
động này tùy thuộc vào liều lượng tiêu thụ. Sự di động của tinh trùng giảm nhanh
(<20%) và ngưng hẳn sau 20 – 25 phút ở mọi nồng độ thử nghiệm. Xét nghiệm qua
kính hiển vi ghi nhận được sự thay đổi rõ rệt nơi màng plasma ở đầu tinh trùng và ở
giữa thân tinh trùng => các tinh trùng này mất hẳn khả năng truyền giống [29].
Cùng năm 2000, Pathak N và cộng sự nghiên cứu phần dịch chiết từ hạt đu
đủ với dung môi chiết là benzen. Khi thử trên chuột trắng cho thấy trọng lượng
chuột, trọng lượng dịch hồn, tinh nang khơng thay đổi nhưng độ di động và số
lượng của tinh trùng đều giảm và số tinh trùng dị dạng gia tăng kéo dài trong 60 –
150 ngày [33].
1.3.1.2. Tác dụng trị giun sán
Năm 1994, Satrija và cộng sự nghiên cứu tác dụng trị giun sán của nhựa đu
đủ đã được thử nghiệm để diệt giun sán (giun đũa) ở lợn. Kết quả sau thử nghiệm
sau 7 ngày cho thấy số lượng giun giảm rõ rệt ở liều 4g và 8g lần lượt là 80,1% và

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 15


GVHD: ThS. Đỗ Thị Thúy Vân

100%. Một số lợn sử dụng liều cao có triệu chứng tiêu chảy nhẹ sau điều trị ngồi
ra khơng có bất kì triệu chứng bệnh lý hay thay đổi nào [39].
Năm 2001, Kermanshai và cộng sự nghiên cứu dịch chiết từ hạt đu đủ được
thử nghiệm để trị sán Caenorhabdi tiselegans. Kết quả cho thấy trong hạt có benzyl

isothiocynat (BITC) là hoạt chất chính có tác dụng diệt giun sán. Các phần khác
nhau của cây cũng đã được thử nghiệm về hoạt tính diệt giun Ascaridia galli nhiễm
ở gia cầm [27].
1.3.1.3. Tác dụng gây co thắt tử cung
Năm 2001, Spipanidkulchai và cộng sự công bố nghiên cứu tinh nhựa cây đu
đủ (Papaya Latex Extract) được thử nghiệm in vitro trên tử cung chuột vào các giai
đoạn khác nhau của chu kỳ rụng trứng và giai đoạn mang thai. Tinh nhựa đu đủ
(PLE) gây gia tăng sự co thắt của tử cung trong giai đoạn trước khi rụng trứng và
đang rụng trứng. Lúc nồng độ estrogen lên cao nhất (giai đoạn cuối của kỳ mang
thai) thì tác dụng gây co thắt tử cung cao nhất. Nhựa đu đủ được cho là chất có chứa
hoạt chất gây co thắt tử cung, hoạt chất này có thể là một hỗn hợp các alkaloid... tác
động trên tử cung qua các thụ thể α – adrenergic [40].
1.3.1.4. Tác dụng kháng nấm, kháng viêm, kháng khuẩn
Năm 1997, Giordani và cộng sự nghiên cứu tác dụng của nhựa đu đủ ức chế
sự tăng trưởng của nấm Candida albicans khi thêm vào môi trường cấy nấm [24].
Năm 2008, Bamidele V và cộng sự đã cơng bố hoạt tính kháng viêm của
dịch chiết cồn từ lá cây đu đủ [19].
Năm 2011, Rahman và cộng sự nghiên cứu dịch chiết bằng ethanol 95% của
lá, thân đu đủ được thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn gram (+) và gram (-) tại nồng
độ 5mg/mL và 10mg/mL. Kết quả là dịch chiết từ lá có khả năng kháng khuẩn tốt
hơn so với dịch chiết từ thân (nồng độ ức chế tối thiểu của lá là 1250 – 5000 µg/L,
nồng độ ức chế tối thiểu của thân là 1250 – 10000 µg/L) [34].
Năm 2017 X.He đã nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm
của tinh dầu hạt đu đủ chống lại Candida spp. Kết quả cho thấy rằng thành phần
chính của tinh dầu hạt đu đủ là benzyl isothiocyanate và cho thấy tác dụng ức chế

SVTH: Nguyễn Đỗ Nhật Anh – Lớp 16CHDE

Trang 16



×