Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.13 KB, 3 trang )
V. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG
Khoản tạm ứng là tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho cá nhân, tổ, đội sản
xuất để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết 1 công việc nào đó được
phê duyệt.
Người nhận tạm ứng phải là CNVC hoặc người lao động trong doanh nghiệp và phải
chịu trách nhiệm về số đã nhận tạm ứng.
Khi thanh toán hoàn ứng phải lập Bảng thanh toán hoàn ứng kèm chứng từ gốc,
khoản tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ hoặc tính trừ vào lương.
1. Tài khoản sử dụng: TK 141 <Tạm ứng>
TK này phản ánh các khoản tạm ứng cho CBCNV, người lao động, các bộ phận
trong nội bộ doanh nghiệp không có tổ chức kế toán riêng và tình hình thanh toán các
khoản tạm ứng đó.
141
- Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng - Các khoản tạm ứng đã thanh toán theo
số chỉ tiều thực tế, số tạm ứng chi không
hết nhập lại quỹ hoặc trừ vào lương
SD: Số tạm ứng chưa thanh toán
Chú ý: Cần mở chi tiết từng người tạm ứng (SCT)
2. Các trường hợp kế toán:
- Khi tạm ứng cho CNVC, căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng kế toán ghi:
Nợ TK 141- Chi tiết từng người tạm ứng.
Có TK 111- Tạm ứng bằng tiền
Có TK 112- Tạm ứng bằng TGNH.
- Khi hoàn thành công việc, căn cứ vào Bảng thanh toán tạm ứng và các
chứng gốc có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153,156...: Chi mua vật tư, hàng hóa.
Nợ TK 211, 213, 241..: Chi mua TSCĐ.
Nợ TK 627, 641, 642..: Chi khác hạch toán vào chi phí
Nợ TK 133 : Thuế VAT đầu vào(Nếu cơ sở nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 141(Chi tiết) - Số chi thực tế