Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cơ giới hoá đồng bộ sản xuất đậu tương - Vấn đề cần giải quyết docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.69 KB, 4 trang )

Cơ giới hoá đồng bộ sản xuất đậu tương - Vấn đề cần giải quyết
KS. Nguyễn Xuân Mận, TS. Đoàn Xuân Thìn, Viện Cơ điện nông nghiệp và
công nghệ sau thu hoạch
Đậu tương là cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia, xếp hàng thứ 3 sau cây lúa và
ngô. Ở Việt Nam đậu tương là cây trồng quan trọng, vì là cây màu ngắn ngày, có giá trị
dinh dưỡng cao, là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm (ép dầu, làm
bánh kẹo, đồ uống), làm thực phẩm cho người và thức ăn cho chăn nuôi, là mặt hàng
nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cây đậu tương còn là cây cải tạo đất tốt, ... Chính
vì vậy phát triển đậu tương đang là một trong 10 chương trình ưu tiên ở nước ta.
Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương không ngừng
tăng (diện tích tăng 11,2%, năng suất - 46,8% và sản lượng - 63,9%). Gần đây phong trào
trồng đậu tương đông phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao như ở các tỉnh Hà
Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,Tây Ninh, Long An…
Ở nước ta, trong sản xuất đậu tương vẫn dùng lao động và công cụ thủ công là chính,
vì vậy năng suất lao động thấp; mặt khác sản suất còn phân tán. . Ở một số vùng, đậu
tương là cây trồng vụ 3 nên thời vụ rất ngắn, lao động thời vụ lúc đó trở nên căng thẳng
và là nguyên nhân hạn chế phát triển diện tích đậu tương.
Để góp phần đẩy mạnh sản xuất đậu tương hàng hoá đòi hỏi phải thực hiện cơ giới
hoá một số công việc chính và tiến tới cơ giới hoá đồng bộ
Gieo trồng đậu tương hiện nay có 2 phương pháp:
- Gieo trên nền đất ướt khi vừa gặt lúa mùa sớm xong - không làm đất (chủ yếu ở
miền Bắc).
- Gieo trồng trên đất khô: làm đất nhỏ, lên luống, gieo và lấp hạt.
Hiện nay đã có một số máy và thiết bị thực hiện cơ giới hoá một số công việc.
Làm đất
Có thể sử dụng những máy kéo hiện có (máy kéo 4 bánh, máy kéo tay 2 bánh) lắp
cày và phay làm đất khô.
Gieo trång
Để gieo hạt trên nền đất ướt vừa gặt lúa xong dùng máy gieo hạt đậu tương 8HĐ2L.
Đây là loại máy làm nhiệm vụ vừa gieo hạt, vừa phạt rạ che phủ cho hạt do Doanh nghiệp
Cơ khí NN CCB-502 của ông Nguyễn Hữu Tuỳ (Ứng Hoà, Hà Nội) sản xuất. Loại máy


này có thể lắp trên máy kéo hai bánh.
Hiện nay chưa có máy gieo đậu tương trên đất khô, nhưng trên cơ sở mẫu máy gieo
ngô, lúa ... có thể cải tiến tạo ra máy gieo đậu tương theo hàng.
Phun thuốc BVTV
Nếu sản xuất tập trung quy mô lớn có thể dùng máy phun huốc động cơ; sản xuất nhỏ
lẻ dùng bơm thủ công đeo vai đang sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

Thu hoạch
Hiện nay có 2 phương pháp:
- Thu hoạch một giai đoạn: Máy thực hiện các công đoạn cắt, gom, đập tách hạt trên
đồng. Phương pháp này chỉ dùng để thu hoạch đậu tương thương phẩm sản xuất trên quy
mô lớn. Mẫu máy 4L-0,8 của Trung Quốc hiện nay có khả năng cải tiến hoàn thiện để
phù hợp với sản xuất đậu tương thương phẩm sản xuất trên quy mô lớn.
- Thu hoạch nhiều giai đoạn: cắt cây, thu gom, vận chuyển về sân phơi, sau đó đưa
vào máy đập. Hiện nay công đoạn cắt cây vẫn sử dụng lao động và công cụ thủ công.
Đập tách hạt bằng máy đập tách ĐĐT- 0,5. Máy có thể dùng để đập tách hạt đậu tương
giống và đậu tương thương phẩm do Viện Cơ điện NN & Công nghệ STH nghiên cứu,
thiết kế, chế tạo đã được ứng dụng trong sản xuất nhiều năm.
Có thể sử dụng máy đập lúa để đập tách hạt đậu tương. Khi đập tách hạt đậu tương
cần giảm số vòng quay trống đập, đảm bảo trong khoảng 600 á 700vg/ph (bằng cách thay
thế cặp bánh đai truyền động từ động cơ lên trống đập).
Để đập tách hạt tốt nên thu hoạch khi số quả chín trên cây đạt trên 80%; cắt và phơi
cả cây 1- 2 nắng, độ ẩm hạt từ 17-18%.
Bảo quản
Sau khi hạt được tách có thể đem phơi trên sân. Để chủ động khi thời tiết xấu, đồng
thời đảm bảo chất lượng hạt cho bảo quản nên sử
dụng máy sấy hạt. Máy sấy SH-200 là loại máy sấy các loại hạt (thóc, ngô, đậu đỗ)
do Viện Cơ điện NN & Công nghệ STH nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đã được ứng dụng
rộng rãi trong sản xuất.
Với sản xuất tập trung quy mô lớn có thể dùng các loại máy sấy công suất lớn hơn,

như máy sấy tĩnh vỉ ngang, ...
Nhiều khâu trong canh tác và sơ chế đậu tương đã được áp dụng cơ giới hoá. Cần
nghiên cứu, cải tiến một số mẫu máy và thiết bị để ứng dụng vào một số công việc đang
sử dụng công cụ và lao động thủ công nhằm thực hiện cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất
đậu tương.
Để thực hiện cơ giới hoá đồng bộ sản xuất đậu tương cần cải tiến hoàn thiện một số máy
phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

Bảng 1. Đặc tính kỹ thuật của máy gieo đậu tương 8HĐ2L
Số hàng gieo 8
Bề rộng làm việc, m 2,4
Vận tốc tiến, km/h 2 á 2,5
Động lực Máy kéo tay 2 bánh, 8 HP
Năng suất, m
2
/h 3.500 ÷ 4.500
Mật độ gieo, hạt/ m
2
²
30 - 35 (2,2kg/sào)
40 - 45 (2,7 - 3,0kg/sào)
50 - 55 (3,5 - 3,7kg/sào)
Độ đồng đều, % > 95
Tình trạng mặt đồng sau khi gieo 100% rạ được phạt và phủ kín mặt đồng


Bảng 2. Đặc tính kỹ thuật của máy liên hợp thu hoạch đậu tương 4L- 0,8 (Trung Quốc)

Bảng 3. Đặc tính kỹ thuật của máy đập đậu tương ĐĐT-0,5


Bảng 4. Đặc tính kỹ thuật của máy sấy hạt đậu tương SH-200

Máy gieo đậu tương

Máy đập đậu tương Đ Đ T – 0,5
Động lực
Máy kéo 18 ÷ 28 HP
Bộ phận làm sạch Sàng + quạt
Lượng cung cấp, kg/s 0,8
Bề rộng cắt, mm 1.300
Chiều cao cắt, mm 50
Tỷ lệ hao hụt, % ≤ 3,5
Năng suất, tấn/h 0,5 - 1,0
Tỷ lệ đập sót, %
≤ 3
Tỷ lệ hao hụt, %
≤ 3,5
Động lực phối lắp, HP 8
Năng suất, kg/mẻ 200 - 250
Thời gian sấy, h 10 - 14
Tiêu thụ điện, W/h 200
Tiêu thụ than, kg/mẻ 8 - 10



Máy thu hoạch đậu tương 4 L – 0,8 (Trung Quốc)

×