Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

SKKN gợi mở hướng đọc hiểu văn bản thơ nhằm phát triển năng lực học sinh từ việc dạy học tiết 1, bài thơ đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 57 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NINH BÌNH - BẠC LIÊU

SÁNG KIẾN
GỢI MỞ HƯỚNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TỪ VIỆC DẠY HỌC
TIẾT 1, BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ
(NGỮ VĂN 11)

Nhóm tác giả:
1. Nguyễn Thị Minh Hoa
2. Đỗ Thị Ngọc Điệp
3. Nguyễn Thu Thủy
4. Mai Thị Yến
5. Vũ Thị Thanh Tâm
Tổ chuyên môn: Ngữ văn - Lịch sử - Cơng dân

Ninh Bình, tháng 5 năm 2020

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo viên
Học sinh
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Công nghệ thông tin
Phương pháp dạy học
Giáo dục và Đào tạo


Giáo dục phổ thông
Phương pháp dạy học tích cực
Đổi mới phương pháp dạy học

GV
HS
THPT
SGK
SGV
CNTT
PPDH
GD & ĐT
GDPT
PPDHTC
ĐMPPDH

2


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1 I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Nội dung cơ bản của giải pháp
2.2. Áp dụng giải pháp trong dạy học tiết 1, bài Đây thôn Vĩ Dạ
2.2.1. Giải pháp 1: Dạy học theo đặc trưng thể loại và phong
cách tác giả
2.2.2. Giải pháp 2: Tích hợp kiến thức liên mơn và kiến thức

thực tế trong dạy học; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu học
sinh
2.2.3. Giải pháp 3: Áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực
2.3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
3. 1. Hiệu quả kinh tế
3. 2. Hiệu quả xã hội
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
PHỤ LỤC

TRANG

3


CỢNG HỊA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục Đào tạo Ninh Bình.
Chúng tơi ghi tên dưới đây:

ST
T

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh


Nơi cơng
tác

Chức
vụ

Trình
độ
chun
mơn

Tỷ lệ
(%)
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng
kiến

THPT
1
15/9/1977 Ninh Bình
PHT
Thạc sỹ
20%
- Bạc
Liêu
THPT
2 Nguyễn Thu Thủy 13/12/1986 Ninh Bình
GV

Thạc sỹ
20%
- Bạc
Liêu
THPT
CTCĐ,
3 Đỗ Thị Ngọc Điệp 18/12/1977 Ninh Bình GV Ngữ Thạc sỹ
20%
- Bạc
văn
Liêu
THPT
TPCM,
Cử
4 Mai Thị Yến
10/05/1981 Ninh Bình GV Ngữ
20%
nhân
- Bạc
văn
Liêu
THPT
TTCM,
Vũ Thị Thanh
5
24/02/1979 Ninh Bình GV Ngữ Thạc sỹ
20%
Tâm
- Bạc
văn

Liêu
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
- Tên sáng kiến: Gợi mở hướng đọc hiểu văn bản thơ nhằm phát triển năng
lực học sinh từ việc dạy học Tiết 1, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Ngữ văn 11.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 11
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm
Từ rất nhiều năm trước đây, việc dạy học môn Ngữ văn ở Việt Nam vẫn theo
phương pháp truyền thống là giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép, ghi nhớ kiến
thức, sau đó viết lại những kiến thức đó trong bài kiểm tra, bài thi.
Nguyễn Thị Minh
Hoa

4


Những năm gần đây, theo yêu cầu đổi mới trong giáo dục, việc dạy học mơn
Ngữ văn đã có một số thay đổi nhất định như: Đã áp dụng đa dạng phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy các phẩm chất, năng lực học sinh
như phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, tích hợp kiến thức liên mơn, phương
pháp trị chơi, ... Tuy nhiên, các phương pháp thực hiện chưa thực sự đổi mới và hiệu
quả, vẫn mang tính hình thức, giáo viên vẫn chú trọng giảng dạy các bài học theo
hướng khai thác kiến thức để đáp ứng việc tiếp nhận tri thức cũng như đáp ứng yêu
cầu thi cử. Nhìn chung giáo viên vẫn là người chủ động, hướng dẫn học sinh nắm bắt
kiến thức. Học sinh được lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển các năng
lực thông qua các hoạt động của giáo viên và học sinh ngay trên lớp.
(Phụ lục 1. Giáo án minh họa phần giải pháp cũ)
Phương pháp dạy và học như trên có những ưu và nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:
- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo chuẩn kiến
thức kĩ năng để phục vụ kiểm tra, thi cử.
- Giúp học sinh tái hiện được kiến thức vừa học, lí giải được các khía cạnh của
kiến thức, từ đó hiểu bài sâu sắc hơn.
- Có thể thấy được quá trình tư duy của học sinh đi đến đáp án.
- Đơn giản, dễ dạy cho giáo viên, dễ nhớ cho học sinh về mặt kiến thức.
* Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
- Do khoa học phát triển nhanh chóng nên nội dung chương trình dạy học qua
các năm đã phần nào bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Kiến thức thu nhận từ các bài
học ít gắn với thực tế cuộc sống, khơng phát triển năng lực, kĩ năng sống cho học
sinh.
- Đối với môn Ngữ văn, nếu chỉ áp dụng giải pháp theo cách trên sẽ khơng
khuyến khích được học sinh tham gia vào các hoạt động học, học sinh không được
trải nghiệm thực tế, ít có cơ hội bộc lộ các năng lực khác như: năng lực sáng tạo;
năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực tự điều chỉnh; năng lực đánh giá; năng lực
sử dụng công nghệ thông tin; ... Do đó học sinh ít hứng thú trong hoạt động học,
thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, ln thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Học sinh chỉ học đơn môn, không biết vận dụng kiến thức môn khác phục vụ
cho bài học. Học sinh chưa kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ
năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một
nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh thực.
- Kiểm tra, đánh giá nặng về tái hiện tri thức chưa đánh giá về mặt năng lực
vận dụng thực tế; chủ yếu là đánh giá qua các bài kiểm tra, chỉ giáo viên đánh giá
học sinh, học sinh không được tham gia vào quá trình đánh giá (tự đánh giá hoặc
đánh giá chéo).
- Tiêu chí đánh giá chưa phong phú, chưa chú trọng tính q trình của việc
đánh giá.
- Giáo viên khơng chủ động phân chia được thời gian, ngại tích hợp kiến thức
của các bài học khác và của các môn học khác nên thường bỏ qua những kiến thức

liên quan rất gần gũi, sinh động. Giáo viên chưa quan tâm đến việc học sinh học
được những gì, làm được gì, giải quyết được vấn đề thực tiễn gì từ những kiến thức,
kĩ năng đã được học.
5


- Giáo viên chưa dạy được cách học - hình thành và phát triển năng lực cho
học sinh. Hạn chế việc tìm tịi, sáng tạo của giáo viên.
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Nội dung cơ bản của giải pháp
Qua thực tế dạy học môn Ngữ văn, chúng tôi rất trăn trở với mỗi bài dạy. Xã
hội phát triển đòi hỏi giáo dục cũng phải đổi mới mạnh mẽ, hướng vào lợi ích của
người học. Học sinh phải được giáo dục, rèn luyện để trở thành những con người có
tri thức, có trình độ, có phẩm chất, năng lực, phải năng động và sáng tạo để bắt nhịp
với xu thế của thời đại.
Thơng qua chương trình mơn Ngữ văn, sẽ góp phần hình thành và phát triển
những phẩm chất, năng lực cần thiết cho mỗi học sinh. Bởi vậy, mỗi bài học được
chuẩn bị công phu, chỉn chu, với những giải pháp tích cực, hiệu quả sẽ có ý nghĩa
khơng nhỏ đối với q trình hiện thực hóa mục tiêu giáo dục đào tạo. Chính vì vậy,
chúng tơi đã có sáng kiến “Gợi mở hướng đọc hiểu văn bản thơ nhằm phát triển
năng lực học sinh từ việc dạy học Tiết 1, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử”.
Sáng kiến này tập trung đi sâu vào các giải pháp hình thành các năng lực cần
thiết cho học sinh trong một tiết dạy cụ thể - tiết 1, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn
Mặc Tử. Thông qua việc thiết kế và tổ chức dạy học tiết học này, chúng tôi muốn gợi
mở giải pháp trong việc dạy học các tiết Ngữ văn (nhất là các văn bản thơ) nhằm
phát triển đa dạng các năng lực của học sinh.
* Mục tiêu của giải pháp: Hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh
qua tiết dạy:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực nhận biết, phân tích vấn đề;
năng lực vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn; năng lực sử dụng công nghệ thông

tin; năng lực hợp tác; năng lực thu thập, tổng hợp thông tin; khả năng sáng tạo; năng
lực thuyết trình; năng lực phản biện...
Ngồi ra, hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả
năng ứng xử xã hội, khả năng nhận diện và ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống.
+ Năng lực đặc thù bộ môn: Năng lực cảm thụ tác phẩm thơ văn theo đặc
trưng thơ, theo phong cách tác giả (năng lực đọc hiểu); năng lực tích hợp kiến thức
các bộ môn, lĩnh vực khác để cảm thụ sâu sắc tác phẩm thơ văn cũng như giải quyết
các vấn đề đặt ra; năng lực thẩm mỹ; ...
* Giải pháp cụ thể:
- Để hình thành và phát triển các năng lực trên cho học sinh, chúng tôi đã dựa
trên nền tảng của sự đổi mới dạy học: Lấy người học là trung tâm, giáo viên có vai
trị tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho
học sinh tự chủ chiếm lĩnh tri thức, phát triển các năng lực của bản thân.

6


Trong khi thực hiện, học sinh được hoạt động với ý nghĩa “… hoạt động như
là làm thử phải tạo ra sự thay đổi, sự thay đổi tạo nên sự phản hồi, liên hệ với hệ
quả. Khi hoạt động tạo ra được sự kinh qua các hệ quả sẽ tạo thành sự thay đổi ở
bên trong con người, và lúc đó mới có tác dụng giáo dục, người học học được một
điều gì thật sự có ý nghĩa”.
- Các giải pháp cụ thể: Chúng tôi đã triển khai, áp dụng kết hợp các giải pháp
một cách linh hoạt, khoa học, hài hòa trong mỗi tiết dạy cụ thể, nhằm tạo ra tiết dạy
học sinh động và hiệu quả.
+ Dạy học theo đặc trưng thể loại thơ trữ tình và phong cách tác giả:
+) Trên cơ sở nắm vững đặc trưng thể lại thơ, tổ chức cho học sinh đọc hiểu
văn bản theo đúng đặc trưng thể loại. Từ đó các em hiểu đúng về tác phẩm (không
sáo rỗng, lan man) và có phương pháp đọc hiểu đúng cách một tác phẩm thơ. Qua đó

hình thành phát triển năng lực đọc hiểu.
+) Trên cơ sở nắm được đặc điểm, phong cách tác giả, tổ chức cho học sinh
đọc hiểu văn bản và nhận ra đặc điểm, phong cách đó trong bài học (có khi chỉ thơng
qua một từ ngữ, một hình ảnh hay một câu thơ…). Từ đó giúp học sinh phần nào
đánh giá được tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học qua phong cách tác giả.
+ Dạy học tích hợp kiến thức: Tích hợp kiến thức của mơn Ngữ văn với các
kiến thức khác khác như kiến thức lịch sử, văn hóa, thực tế xã hội, ... để lí giải kiến
thức văn học hoặc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Việc tích hợp được thực hiện trong
nhiều thời điểm của tiết dạy như tích hợp trong kiểm tra bài cũ, hoạt động làm việc
dự án, tích hợp trong câu hỏi, tích hợp trong bài tập củng cố, …
+ Vận dụng những phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế và tổ chức dạy
học. Sáng kiến nhấn mạnh việc vận dụng một cách phù hợp tối ưu giữa phương
pháp, kỹ thuật dạy học và nội dung kiến thức cần cung cấp để phát triển năng lực cho
học sinh.
+ Đổi mới trong kiểm tra đánh giá: Đánh giá ở nhiều thời điểm khác nhau và
đánh giá trên nhiều tiêu chí, hình thức khác nhau.
2.2. Áp dụng giải pháp trong dạy học tiết 1, bài Đây thôn Vĩ Dạ
(Phụ lục 2. Giáo án minh họa phần giải pháp mới)
(Phụ lục 4, 5. Tiết dạy thực nghiệm tại lớp 11D, các slide bài giảng; tiến
trình và các sản phẩm của học sinh).
2.2.1. Giải pháp 1: Dạy học theo đặc trưng thể loại và phong cách tác giả
- Với hướng đi này, khi đọc hiểu tác phẩm thơ cần phải quan tâm các vấn
đề:
7


+ Đặt bài thơ trong bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận
các tầng nội dung và ý nghĩa của tác phẩm thơ.
+ Phân tích sự vận động của cảm xúc thơ trong dịng lưu chuyển của tứ thơ
thơng qua các hình tượng thơ, ngôn ngữ nghệ thuật, vần điệu, tiết tấu, các biện pháp

tu từ nghệ thuật… cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện
thực cuộc sống, khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình. Chú ý tới nghệ thuật biểu hiện
những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng lại mang ý nghĩa khái quát về con người, về
cuộc đời, về nhân loại.
+ Tác phẩm thơ đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng như thế nào? Xác định
giá trị của tác phẩm thơ ở các phương diện.
+ Tìm hiểu thơ phải xác định được nhân vật trữ tình, cảm xúc trữ tình, tứ thơ,
vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ.
- Với những đặc trưng thể loại thơ và đặc điểm phong cách thơ Hàn Mặc
Tử, chúng tôi đề xuất hướng khai thác và tổ chức dạy học với tác phẩm này như
sau:
+ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đặc điểm bối cảnh tác phẩm ra đời để hiểu
chính xác nội dung tư tưởng của tác phẩm:
Bài thơ ra đời năm 1938, khi tác giả đang bị bệnh tại trại phong, khơng có cơ
hội được sống trở lại với cuộc đời. Một điểm nữa, bài thơ cũng ra đời khi tác giả
nhận được tấm bưu thiếp và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc - người con gái ông từng
đơn phương thầm thương trộm nhớ. Vì thế cuộc đời hiện lên mới đẹp hơn bao giờ
hết, tình yêu với cuộc đời mới thiết tha, khắc khoải đến ám ảnh như thế. Cũng cần
phải trao đổi thêm rằng, tuy hoàn cảnh ra đời bài thơ có liên quan tới tấm bưu thiếp
của Hồng Cúc nhưng nội dung bài thơ vượt ra ngồi tình u đơn phương đơi lứa
mà nó đạt tới cảnh giới của tình yêu cuộc đời, tình yêu con người của một con người
yêu say đắm,tha thiết cuộc đời dấu yêu này nhưng lại khơng có cơ hội để được sống
và u.
+ Phát hiện và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đây
thôn Vĩ Dạ: Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút
pháp độc đáo tài hoa của một nhà Thơ Mới. Đó là tấm lịng thiết tha của nhà thơ với
thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Cần lưu ý rằng, toàn bộ bài thơ là vẻ đẹp thơ mộng, sương khói và tình u,
nỗi nhớ thương đến đau đớn về cảnh và người thôn Vĩ. Cảnh và người thôn Vĩ được
hiện lên ở ba thời điểm với ba sắc thái lúc bình minh với vẻ đẹp tinh khơi, non tơ

trong cõi thực, cảnh sông nước lúc đêm trăng thơ mộng nhưng khơng khỏi mang mặc
cảm chia lìa như cõi mộng, và cuối cùng là cảnh sương khói với khát khao tình đời
tình người đầy tuyệt vọng của “khách đường xa” trong một cõi không xác định. Nếu
tách mỗi khổ thơ riêng ra giống như ba bài thơ tứ tuyệt, có vẻ rời rạc, phi logic. Xong
đó lại chính là cái riêng, cái lạ của thơ Hàn Mặc Tử. Chính cái tứ thơ nhảy cóc như
vậy lại kí thác trong đó câu chuyện của một tình u đến tuyệt vọng với cuộc đời, cái
mà người ta vẫn gọi là “Đau thương” trong thơ Hàn Mặc Tử. Vì yêu nhưng lại khơng
có cơ hội được u nên cuộc sống mới càng hiện lên đẹp tới mức ám ảnh, đến tuyệt
vọng như thế.
8


Quá trình đọc hiểu, tập trung vào tình yêu cuộc đời, tình yêu con người đến
tuyệt vọng, đau đớn của Hàn Mặc Tử. Tình u ấy hóa thân trong tình yêu và nỗi nhớ
thương khắc khoải về thôn Vĩ. Hàn Mặc Từ từng tha thiết đau đớn:
Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Chẳng có niềm thơ và ý nhạc
Có nàng cung nữ nhớ thương vua
Bởi lẽ đó, chúng ta có cơ sở để cảm nhận rằng thơn Vĩ chẳng qua chính là hiện
thân, biểu tượng của cuộc đời “ngoài kia” (với vẻ đẹp xuân thì, tinh khơi, dạt dào sức
sống) với ý nghĩa đối lập với thế giới “trong này” (bệnh tật, đau đớn,cô đơn, sự sống
chạy đua với thời gian…), cái thế giới mà “… Người đi một nửa hồn tôi mất - Một
nửa hồn tơi bỗng dại khờ”. Chính tình u tuyệt vọng ấy mới làm nên tầm vóc Hàn
Mặc Tử. Tuyệt vọng nhưng lại khơi dậy ở con người niềm yêu đời, yêu sống, trân
quý từng giây phút sống trong cuộc đời này. Con người có thể mất tất cả nhưng cái
cuối cùng cần phải giữ là trái tim, tình yêu cuộc sống.
Đó là những giá trị mà bài thơ bồi đắp cho tâm hồn các em, đặc biệt trong
cuộc sống hiện đại, khơng phải khơng cịn hiện tượng sống vội vã hoặc bi quan, hoặc
đánh đổi sự sống lấy những giá trị lầm lạc…

- Cách thức thực hiện: Với quan điểm trên, trước khi vào bài mới, chúng tôi
tổ chức cho học sinh tìm hiểu về đặc trưng của thơ (u cầu các nhóm học sinh tự
tìm tài liệu trên mạng, trong sách, nghiên cứu, thảo luận để nắm được đặc trưng của
thơ; trong tiết học, trình bày sản phẩm theo hình thức sơ đồ hóa trên bảng phụ và tiến
hành thảo luận; GV chuẩn hóa kiến thức về đặc trưng thơ ở mức độ cần thiết bằng
video) (có minh chứng kèm theo). Trên cơ sở nắm được đặc trưng thơ, giáo viên tổ
chức cho học sinh đọc hiểu văn bản hướng theo đặc trưng này.
Kết quả cần đạt: Qua hoạt động này, HS hình thành và phát triển được năng
lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề … (để đọc
hiểu tác phẩm thơ cần nắm được đặc trưng của thơ; trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình HS thảo luận với GV, với nhóm làm việc về tài liệu chuẩn, trang mạng
cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, cần hợp tác khi làm việc…).
2.2.2. Giải pháp 2: Tích hợp kiến thức liên môn và kiến thức thực tế trong
dạy học; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu học sinh
- Chúng tơi tích hợp kiến thức của mơn Ngữ văn với các bộ mơn khác như lịch
sử, văn hóa, thực tế xã hội, …: Dùng kiến thức lịch sử, văn hóa để lí giải những vấn
đề về tác giả, tác phẩm, đặc biệt để lí giải về thời đại Thơ Mới cùng đặc trưng thơ
của Hàn Mặc Tử. Tích hợp giáo dục các giá trị sống cho học sinh trong quá trình đọc
hiểu văn bản này. Như khi phân tích khát vọng sống của nhân vật trữ tình gửi gắm
trong tác phẩm qua hệ thống những hình ảnh thơ, sẽ định hướng cho học sinh cần có
thái độ như thế nào để sống nghị lực, tích cực hơn… Tích hợp gắn với đời sống xã
9


hội, rèn kỹ năng sống cho HS. Từ đó phát triển năng lực xử lí, năng lực tự học, sáng
tạo và phát huy vai trò chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, quá
trình chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề của bài học và
vấn đề của thực tiễn. Tích hợp trong kiểm tra bài cũ, hoạt động làm việc dự án
(Những vấn đề tác giả, tác phẩm HS nghiên cứu sau đó GV kiểm tra trong khi dạy
bài mới…), tích hợp trong câu hỏi, tích hợp trong bài tập củng cố…

Đối với hướng đi này, chúng tôi tổ chức cho học sinh tìm hiểu về quê hương
Hàn Mặc Tử, về xứ Huế, về hoàn cảnh lịch sử xã hội thời Thơ Mới, về cuộc đời tác
giả, … để hiểu hơn về bài thơ, mở rộng kiến thức, trau dồi năng lực tìm tịi cũng như
hình thành thái độ sống tích cực.
- Trong q trình thực hiện bài dạy, chúng tơi cũng khuyến khích học sinh thể
hiện các năng lực riêng của bản thân. Như khả năng đọc diễn cảm, ngâm thơ (cho
học sinh thực hiện khi bắt đầu vào đọc hiểu bài thơ), vẽ tranh chân dung nhà thơ,
tranh xứ Huế, thôn Vĩ (học sinh vẽ trước và minh họa trong quá trình học), ... (Phụ
lục 6. Tranh phác thảo chân dung Hàn Mặc Tử).
2.2.3. Giải pháp 3: Áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực
Với quan điểm trên, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp, kĩ thuật sau
đây trong thiết kế bài học và tổ chức dạy học:
- Vấn đáp: Là phương pháp mà sự tương tác giữa học sinh - học sinh, giáo
viên - học sinh được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi. Để có thể sử dụng hệ
thống câu hỏi theo định hướng năng lực trong giờ dạy học Ngữ văn, chúng tôi quan
tâm đặc biệt xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát triển từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, chú ý tính logic, tính hệ thống, tính liên tục; đa dạng hóa các dạng
câu hỏi từ câu hỏi tái hiện kiến thức, câu hỏi liên hệ, so sánh, câu hỏi vận dụng giải
quyết vấn đề, câu hỏi sáng tạo, câu hỏi gợi mở.
Phương pháp vấn đáp được vận dụng trong suốt quá trình của tiết học, giúp
học sinh giải mã các từ ngữ, hình ảnh, … hoặc trong quá trình đưa ra ý kiến phản
biện giữa các nhóm.
- Nêu vấn đề: Mấu chốt của phương pháp này là phát hiện được vấn đề, tạo
tình huống có vấn đề và vật chất hóa thành câu hỏi nêu vấn đề để học sinh phải động
não tư duy lựa chọn, giải thích, phản biện. Từ đó giúp HS khám phá được tầng ý
nghĩa ngầm ẩn của tác phẩm cũng như hình thành được nhiều năng lực tư duy tương
ứng, cụ thể hóa thành năng lực đọc hiểu văn bản và hướng tới hình thành kĩ năng giải
quyết vấn đề, kĩ năng sống.
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng trong nhiều thời điểm của tiết học,

trong đó chú trọng ở 2 thời điểm:
+ Phần Khởi động: HS 01 nhóm làm video giới thiệu về phong trào Thơ Mới
(02 - 03 phút); GV duyệt trước; Trong tiết học, GV cho học sinh cả lớp xem clip giới
thiệu về Phong trào Thơ Mới và dẫn dắt đến nhà thơ Hàn Mặc Tử và vào bài mới.
GV nêu vấn đề: Phong trào Thơ mới phát triển qua mấy giai đoạn? Những
hình ảnh trên gợi nhớ đến nhà thơ nào? Kể tên ít nhất 05 nhà thơ được nói đến trong
video.
10


Việc tự mình tìm hiểu và xây dựng video về một nhà thơ trong chương trình
học sẽ giúp các em hứng thú và hiểu sâu hơn về tác giả và những vấn đề liên quan.
Học sinh trong lớp theo dõi sản phẩm của nhóm bạn cũng sẽ hào hứng, và dễ dàng
tiếp cận, thảo luận vấn đề mà giáo viên nêu ra từ đoạn video.
+ Sau khi kết thúc tiết học, giáo viên tổ chức cho học sinh xem video về Nick
Vujicic (trong hoạt động Vận dụng, mở rộng).
GV nêu vấn đề: Suy nghĩ của anh chị sau khi xem clip trên? Hãy trình bày
bằng một đoạn văn (từ 5-7 câu). (Phụ lục 7)
Lý do của việc đưa ra dữ liệu này, chúng tơi mong muốn học sinh có sự kết
nối những tấm gương nghị lực phi thường trong văn học (tác giả Hàn Mặc Tử và
những vần thơ đầy sức sống của ông) với những tấm gương trong thực tế cuộc sống.
Từ đó giúp các em trau rèn năng lực tư duy và có cái nhìn cuộc đời tích cực, lạc quan
và ln có ý chí vươn lên.
- Dạy học hợp tác theo nhóm: Lựa chọn vấn đề “có vấn đề” để tìm hiểu, thảo
luận cũng như tổ chức học sinh làm việc chặt chẽ, đảm bảo mọi thành viên đều tham
gia giải quyết vấn đề được giao. Cụ thể là chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập,
câu hỏi thảo luận. HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi đã
được sắp xếp theo hệ thống nhất định. Thảo luận xong hệ thống câu hỏi đó có nghĩa
là kiến thức cần đạt được hình thành, được chiếm lĩnh trong vai trị tổ chức, định
hướng của GV. Các nhóm sau đó tiếp tục trao đổi, thảo luận, phản biện nội dung

trình bày.
Chúng tơi vận dụng phương pháp này trong phần Khởi động và Hình thành
kiến thành kiến thức mới, phần Vận dụng mở rộng (Trị chơi ơ chữ).
(Phụ lục 3. Phương án phân nhóm)
- Dạy học dự án:
Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn.
Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ
việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển,
đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là những sản phẩm có thể
trình bày, giới thiệu.
Dạy học theo dự án có ba đặc điểm cốt lõi là: Định hướng học sinh, định
hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án gồm
5 giai đoạn: Xây dựng ý tưởng dự án; xây dựng kế hoạch thực hiện dự án; thực hiện
dự án; giới thiệu sản phẩm dự án; đánh giá dự án. Phương pháp dạy học dự án đề cao
vai trò của học sinh: là những chuyên gia thuộc những ngành nghề khác nhau; tự
quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động, sau đó HS phải hồn thành dự án
và trình bày qua các sản phẩm. Thơng qua các sản phẩm đó GV kiểm sốt đầu ra của
hoạt động dạy học. Còn đối với GV, ln biết tạo vai trị tự chủ cho HS, GV không
phải dạy kiến thức mà tạo sự hỗ trợ cần thiết, phải biết gắn sự chủ động của học sinh
trong việc giải quyết nội dung bài học.
Phần Hình thành kiến thức mới của tiết học, chúng tôi đã vận dụng triệt để
phương pháp này. Từ tiết học trước, giáo viên đã chia lớp thành 4 nhóm với những
nhiệm vụ cụ thể.
Nhóm 1: Cuộc đời và đặc trưng thơ Hàn Mặc Tử.
11


(Nhóm 1, thêm 01 video giới thiệu về phong trào Thơ Mới để sử dụng trong
phần Khởi động)

Nhóm 2: Hồn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thơn Vĩ Dạ”.
Nhóm 3: Những hiểu biết của em về xứ Huế và thôn Vĩ Dạ. Câu thơ mở đầu
tác phẩm là lời của ai? Hai chữ “không về” trong câu thơ gửi gắm tâm sự gì của tác
giả?
Nhóm 4: Ở các câu thơ (2,3,4), vẻ đẹp thiên nhiên và con người thôn Vĩ được
thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Cảm nhận về tình cảm tác giả gửi gắm
trong đoạn thơ?
Đến tiết học, trong q trình triển khai, chúng tơi linh hoạt việc trình bày của
các nhóm và tổ chức thảo luận theo trình tự thiết kế của Kế hoạch bài dạy.
(Phụ lục 3. Phương án phân nhóm và giao nhiệm vụ)
- Trị chơi ơ chữ: Nhằm tạo hứng thú và củng cố kiến thức ở phạm vi khái
quát, giúp học sinh nhận biết và ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng, đồng thời rèn
phản xạ nhanh cho học sinh.
Chúng tôi vận dụng phương pháp này trong Hoạt động Vận dụng, mở rộng.
Học sinh chọn ô chữ và trả lời nhanh:
Câu 1 (8 chữ) Tên thật của Hàn Mặc Tử?
Câu 2: (9 chữ) Quê hương của Hàn Mặc Tử?
Câu 3: (5 chữ) Căn bệnh nan y mà Hàn Mặc Tử mắc phải?
Câu 4: (7 chữ) Một bút danh khác của Hàn Mặc Tử?
Câu 5: (9 chữ) Đặc trưng thơ Hàn Mặc Tử?
Câu 6: (7 chữ) Hàn Mặc Tử là người khởi xướng ra trường thơ nào?
Câu 7: (9 chữ) Tên một tập thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử?
Từ đó, học sinh đốn từ chìa khóa:
- Đổi mới kiểm tra đánh giá:
Chúng tôi cũng đặc biệt nhấn mạnh phương án đánh giá kiểm tra để phát triển
năng lực học sinh thơng qua thời điểm kiểm tra, tính q trình của hoạt động kiểm
tra đánh giá và mẫu phiếu kiểm tra (Phụ lục 7,8,9, Phương án kiểm tra, đánh giá
và Phiếu khảo sát học sinh).
2.3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
Thực tế, giải pháp mà chúng tôi đưa ra, nếu tách riêng thì đó là những phương

pháp khơng mới. Điều mà sáng kiến hướng đến đó là phát huy tối đa nhất ưu điểm
của mỗi phương pháp cũng như phát huy tối đa nhất hiệu quả của việc kết hợp các
phương pháp đó trong một tiết học, bằng cách chọn lọc phương pháp và áp dụng nó
ở những phần thích hợp trong q trình triển khai tiết học. Sáng kiến đã đưa ra cách
kết hợp các phương pháp trong một tiết học (thời lượng ít) một cách khoa học, sinh
động, hiệu quả, nhằm phát huy tối đa nhất các năng lực của học sinh.
Giải pháp mới khi dạy học trên thực tế đã thu được kết quả rất tốt. Việc thiết
kế tiết dạy Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực học sinh bằng các giải pháp
phong phú, linh hoạt trong tiết học và thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để đã
mang hiệu quả tích cực. Từ tiết học này, chúng tôi đã tạo hiệu ứng cho các tiết dạy
khác, các giáo viên khác trong tổ nhóm chuyên mơn, trong trường.
Tính mới và tính sáng tạo, ưu thế của giải pháp mới được thể hiện qua bảng so
sánh với giải pháp cũ dưới đây:
12


Nội
dung

1. Về
nội
dung
kiến
thức

2. Về
tổ
chức
dạy
học


GIẢI PHÁP CŨ

GIẢI PHÁP MỚI

Cung cấp cho học sinh kiến
thức cơ bản về
+ Tác giả (tiểu sử, cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác, đặc điểm
phong cách thơ);
+ Tác phẩm (xuất xứ, hoàn
cảnh sáng tác)
+ Đặc điểm nội dung, nghệ
thuật của đoạn thơ.

- Tích hợp: lịch sử, địa lí, văn hóa, thực tế
xã hội, Tin học, GD kỹ năng sống.
- Ngồi việc cung cấp kiến thức cơ bản cịn
đi sâu, mở rộng các kiến thức vận dụng vào
thực tế:
+ Học sinh chủ động tham khảo, nghiên cứu
tài liệu trên mạng, sách báo để hiểu sâu sắc
hơn về tác giả, tác phẩm.
+ Học sinh phát huy năng khiếu hội hoạ có
thể vẽ tranh minh hoạ về chân dung Hàn
Mặc Tử, phong cảnh xứ Huế, ….; năng
khiếu ngâm thơ; …
+ Thông qua tìm hiểu kiến thức về lịch sử
văn hóa xứ Huế, tìm hiểu những mối tình đi
qua cuộc đời tác giả, tìm hiểu ngơn ngữ,

hình ảnh, đặc sắc nghệ thuật bài thơ, học
sinh hình thành kĩ năng cảm nhận tài năng
và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.
+ Thông qua nội dung tư tưởng của tác
phẩm, học sinh hình thành tình u cuộc
sống và lối sống có lí tưởng, có nghị lực và
ý chí vươn lên.
* Nơi tổ chức: Trong và ngoài lớp học.

* Nơi tổ chức: Trong lớp học.
* Cách thức:
- Giáo viên: Đóng vai trị trung
tâm, truyền thụ kiến thức một
chiều.
- Học sinh:
+ Học sinh thảo luận trong giới
hạn lớp học để không ảnh
hưởng lớp bên cạnh.
+ Hoạt động chủ yếu của học
sinh là nghe, ghi chép và học
thuộc.
+ Trong giờ học chỉ tổ chức
được 1, 2 hoạt động nhóm từ 35 phút, chỉ có những học sinh
tích cực tham gia, khơng huy
động được cả nhóm.
* Đánh giá: Khi đánh giá chỉ

* Cách thức:
- Giáo viên: Có vai trị định hướng, giám
sát hoạt động học tập.

- Học sinh:
+ Bước 1: Học sinh được cùng giáo viên đề
xuất ý tưởng, xác định mục tiêu, xây dựng
kế hoạch thực hiện tiết học.
+ Bước 2: Tự tìm tài liệu trên mạng, trong
sách nghiên cứu, lựa chọn, xử lý thông tin
và đánh giá thơng tin đó dựa trên sự tham
khảo ý kiến của giáo viên, các chuyên gia.
+ Bước 3: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm
có nhóm trưởng, có thư ký, triển khai theo
kế hoạch, có sổ theo dõi; mỗi nhóm trao
đổi, thảo luận, khi gặp khó khăn được giáo
viên hỗ trợ kịp thời.
+ Bước 4: Báo cáo sản phẩm của nhóm
mình trước lớp.
* Đánh giá: Học sinh được tham gia cùng
13


3. Về
hiệu
quả
dạy
học

4. Về
sản
phẩm
của
học

sinh

có giáo viên, học sinh khơng giáo viên đánh giá; tự đánh giá bản thân;
được tham gia.
đánh giá chéo các bạn trong nhóm và các
nhóm khác.
- Kết quả kiểm tra đánh giá: - Kết quả kiểm tra đánh giá: HS đã nâng
Học sinh chưa chủ động cảm cao năng lực cảm thụ và kĩ năng làm bài.
thụ tác phẩm, kĩ năng làm bài
cịn hạn chế.
- Khơng khí lớp học: Học sinh chủ động,
- Khơng khí lớp học: trầm, học say mê tìm hiểu kiến thức, thảo luận sơi nổi,
sinh chưa thực hứng thú.
đồng thời mạnh dạn trình bày kết quả. Các
giờ học hào hứng và hiệu quả.
- Năng lực giải quyết các vấn - Năng lực giải quyết các vấn đề thực tế:
đề thực tế: Năng lực giải quyết Học sinh đạt được các kỹ năng, năng lực đã
và vận dụng kiến thức vào thực đề ra, tự tin trình bày ý kiến trước đám
tế cịn hạn chế
đơng; biết vận dụng kiến thức bài học vào
thực tế đời sống.
Thường chỉ là các bài kiểm tra - Có sản phẩm trình chiếu power point về
15 phút, 1 tiết.
kết quả hoạt động của 4 nhóm, các tình
huống thực tế, bài thu hoạch của 4 nhóm.

III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế
Giải pháp đã cung cấp cho học sinh và giáo viên các tư liệu có thể thay thế các
sách tham khảo trên thị trường với giá trị như sau:

- Sáng kiến tương đương với một cuốn sách tham khảo. Giá tính bình quân
mỗi cuốn sách tham khảo là 35.000 VNĐ. Như vậy với số lượng học sinh khối 11
của một trường khoảng 280 học sinh sẽ tiết kiệm được: 280 x 35.000 = 9.800.000
VNĐ.
- Nếu áp dụng trong phạm vi rộng hơn thì số tiền làm lợi là khơng hề nhỏ.
2. Hiệu quả xã hội
- Sáng kiến này là sự gợi mở cho giáo viên môn Ngữ văn trong việc giảng dạy
các tác phẩm theo những hướng đi phù hợp nhằm phát triển đa dạng năng lực, phẩm
chất học sinh.
- Sáng kiến có ý nghĩa khơng nhỏ đối với phương pháp dạy của giáo viên,
phương pháp học của học sinh. Làm cho giáo viên trở nên năng động, tích cực, sáng
tạo hơn, tư duy rộng mở, thúc đẩy mong muốn kiếm tìm các giải pháp hay trong quá
trình dạy học; làm cho học sinh hứng thú, ln có nhu cầu tìm tịi, mở mang kiến
thức, trau dồi năng lực, kỹ năng, chủ động hơn trong học tập và trong cuộc sống, ...
- Trước đây khi dạy tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, do chưa chú
trọng đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, nên khi đưa
ra các tình huống ứng xử liên quan đến bài học, hầu hết các em rất lúng túng, thụ
động. Hiện nay, khi đã sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh vào bài học, học sinh đã chủ động và linh hoạt hơn khi ứng xử
các tình huống cuộc sống. Cụ thể, sau khi học xong tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của
14


Hàn Mặc Tử chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh tại các lớp 11B,11D, kết quả
khảo sát thu được:
+ Bước đầu ở các em đã hình thành những hành vi ứng xử có văn hố, đúng
với thuần phong mĩ tục.
+ Các em đã mạnh dạn nói lên suy nghĩ và giải pháp của bản thân trước một
tình huống cuộc sống.
+ Các em đã cùng nhau trao đổi quan điểm, suy nghĩ cá nhân để cùng tìm ra

giải pháp chung, hướng giải quyết tốt nhất trước một tình huống cuộc sống; …
+ Giáo dục học sinh biết trân trọng cuộc sống, hiểu hơn về cuộc sống, có cái
nhìn đa chiều để phát hiện được chiều sâu của cuộc sống. Từ đó, học sinh rút ra
phương pháp quan sát, nhìn nhận, đánh giá, tư duy về các sự vật, hiện tượng một
cách sâu sắc, biện chứng, nắm được những quy luật cần thiết để có thể tự nhận thức
và giải quyết một số vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi. Cũng từ đó các em có khả năng lựa
chọn đúng đắn những giá trị bền vững, biết trân trọng con người, cuộc đời, bản thân,
có nghị lực vươn lên trong cuộc sống ... biết sử dụng tri thức để tạo thành tri thức
mới cũng như các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Đối với nhà trường: Các trường THPT đều có đủ điều kiện để thực hiện giải
pháp trên.
- Đối với giáo viên: Tất cả các giáo viên có trình độ đạt chuẩn đều có thể áp
dụng giải pháp trên.
- Khả năng áp dụng: Áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn đối với học sinh
lớp 11 của trường THPT Ninh Bình - Bạc Liêu và các trường THPT nói chung.
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
ST
T

Họ và tên

Ngày sinh

Chức
vụ

Trình độ
CM


1

Nguyễn Thị Minh
Hoa

15/9/1977

PHT

Thạc sỹ

2

Nguyễn Thu Thủy

13/12/1986

GV
Ngữ
văn

Thạc sỹ

3

Đỗ Thị Ngọc Điệp

18/12/1977

CTCĐ

, GV
Ngữ
văn

Thạc sỹ

Nội dung công việc
hỗ trợ
- Lên kế hoạch chương
trình, thống nhất nội dung,
phương pháp làm việc.
- Định hướng nội dung
sáng kiến, tham gia xây
dựng sáng kiến.
- Xây dựng giáo án.
- Triển khai, đôn đốc việc
thực hiện của học sinh.
- Đánh giá sản phẩm của
học sinh.
- Thực hiện tiết dạy.
- Triển khai, đôn đốc việc
thực hiện của học sinh.
- Xây dựng nội dung SK;
xây dựng giáo án.
- Đánh giá sản phẩm của
15


học sinh.
- Dự giờ đóng góp ý kiến.

- Triển khai, đôn đốc việc
GV
thực hiện của học sinh.
4
Mai Thị Yến
10/05/1981 Ngữ
Cử nhân - Đánh giá sản phẩm của
văn
học sinh.
- Dự giờ đóng góp ý kiến.
- Xây dựng kế hoạch, phụ
TTCM
trách thực hiện.
5
Vũ Thị Thanh Tâm 24/02/197
, GV
Thạc sỹ
- Xây dựng nội dung SK.
9
Ngữ
- Xây dựng, góp ý giáo án.
văn
- Dự giờ đóng góp ý kiến.
Chúng tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ninh Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2020
XÁC NHẬN
NGƯỜI NỘP ĐƠN
CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ


Nguyễn Thị Minh Hoa
Nguyễn Thu Thủy
Đỗ Thị Ngọc Điệp
Mai Thị Yến
Vũ Thị Thanh Tâm
PHỤ LỤC 1:
GIÁO ÁN MINH HOẠ PHẦN GIẢI PHÁP CŨ
Tiết theo PPCT:
Ngày soạn: …../…./…….
Ngày dạy : …../…./…….
ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Tiết 1)
HÀN MẶC TỬ
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể
hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vơ vọng. Đó cịn
là tấm lịng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc
đáo, tài hoa của một nhà thơ Mới.
16


2. Về kĩ năng
- Có năng lực đọc hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại.
- Có kĩ năng cảm nhận về nỗi buồn, nỗi cô đơn và tấm lòng thiết tha với thiên
nhiên, cuộc sống, con người của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
3. Về thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
B. Chuẩn bị bài học:

1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học:
- Phương pháp đọc hiểu : Phát vấn, phân tích, tổng hợp..
- Tích hợp phân mơn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
GV dẫn vào bài: Trong cuốn “Ba đỉnh cao Thơ mới – Xuân Diệu – Nguyễn
Bính – Hàn Mặc Tử”, khi viết về thơ Hàn Mặc Tử, nhà phê bình Chu Văn Sơn khẳng
định: “Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng thơ cất lên từ sự hủy diệt để hướng về sự sống”, là
“giọt máu sinh thành từ huyết lệ của sự hủy hoại”. Tại sao Chu Văn Sơn lại có
những nhận xét đặc biệt về Hàn Mặc Tử như vậy, tiết học hơm nay, cơ sẽ hướng dẫn
các em tìm hiểu một trong những thi phẩm đặc sắc nhất của thi sĩ để hiểu hơn vấn đề
này. Chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm “Đây thơn Vĩ Dạ”.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Giáo viên hướng I. Tìm hiểu chung
dẫn học sinh tìm hiểu chung
về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (1912- 1940)
- Học sinh dựa vào phần tiểu - Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.
dẫn SGK nêu những thơng tin - Sinh ra trong một gia đình cơng giáo nghèo ở
cơ bản về:
Đồng Hới, Quảng Bình.
+ Tác giả?

- Sống ở Quy Nhơn, sau đó vào Sài Gịn làm
+ Tác phẩm?
báo với nhiều bút danh.
- GV: nhận xét, chuẩn hóa - Cuộc đời chịu nhiều bi thương, bất hạnh.
kiến thức.
- Năm 1936, ông bị mắc bệnh phong, đến năm
1940, ông mất tại trại phong Tuy Hịa.
- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mạnh mẽ.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: in trong tập “Thơ Điên”, sau đổi
17


thành “Đau thương” (1938).
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của
Hàn Mặc Tử với một cơ gái ở Vĩ Dạ - một thơn
nhỏ bên dịng sơng Hương nơi xứ Huế thơ
mộng và trữ tình.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng II. Đọc hiểu văn bản
dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- GV gọi HS đọc bài thơ (Y/C:
giọng điệu buồn, tha thiết)
- GV phát vấn – HS trả lời cá
nhân:
- HS trả lời – GV chuẩn hóa
kiến thức:
+ Câu thơ mở đầu là câu hỏi của
ai? Ý nghĩa của lời hỏi?

+ Ở câu thơ 2,3 bức tranh thiên

nhiên thơn Vĩ hiện ra qua các từ
ngữ, hình ảnh nào? Hãy phân
tích và cảm nhận vẻ đẹp của
vườn thơn Vĩ qua các hình ảnh
đó?

1. Khổ 1
- “Sao anh khơng về chơi thôn Vĩ”:
+ Một câu hỏi để ngỏ không lời đáp.
+ Một lời trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời
gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ gửi đển nhà
thơ.
+ Cũng có thể hiểu đây là lời tự trách của
chính tác giả - một câu hỏi trong tâm tưởng thể
hiện ước ao thầm kín của thi nhân – ước mong
được trở về thăm thôn Vĩ.
=> Nhà thơ dường như đã phân thân để nói với
chính mình và nói với người mình thầm yêu,
trộm nhớ. Giọng điệu câu thơ nhẹ nhàng, thiết
tha, khơi dậy dòng thi tứ, khơi gợi những hình
ảnh đẹp đẽ về cảnh vật và con người thơn Vĩ.
- “Nắng hàng cau”, “nắng mới lên”: ánh nắng
trong trẻo của buổi sớm mai tinh khiết.
- “Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc”: mảnh
vườn tươi tốt, láng bóng, trong trẻo dưới ánh
sương.
=> Vẻ đẹp riêng, đặc trưng của vườn thôn Vĩ

- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: khuôn mặt
phúc hậu ẩn hiện thấp thống sau vịm lá trúc

+ Câu thơ thứ 4, con người thơn => vẻ đẹp tình tứ, kín đáo của con người.
18


Vĩ hiện lên qua hình ảnh nào?
Cảm nhận chung về vẻ đẹp con * Tiểu kết
người xứ Huế?
Khổ thơ đầu của bài thơ là một bức tranh
được vẽ bằng những nét vẽ hết sức mộc mạc,
giản dị nhưng vô cùng hài hịa. Mỗi hình ảnh,
đường nét hiện lên vừa cụ thể, vừa trừu tượng,
nhốm màu kí ức, được soi rọi bằng ánh sáng
của hoài niệm, của nội tâm.
D. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.
- HS học bài.
- HS chuẩn bị bài mới: Đây thôn Vĩ Dạ (Tiết 2)
E. Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………


19


PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN MINH HỌA PHẦN GIẢI PHÁP MỚI
Tiết theo PPCT: 84
Ngày soạn: …../…./…….
Ngày dạy : …../…./…….
ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Tiết 1)
Hàn Mặc Tử

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Khái quát về các giai đoạn phát triển của phong trào Thơ Mới.
- Hiểu về đặc điểm phong cách thơ Hàn Mặc Tử, sự vận động của tứ thơ, tâm
trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa.
- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh. Thấy
được vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ và nỗi buồn, nỗi cơ đơn và tấm lịng thiết tha của nhà thơ với
thiên nhiên, cuộc sống và con người.
2. Về kĩ năng
a) Kĩ năng chun mơn
- Có kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại.
b) Kĩ năng sống
- Có kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về
tâm hồn của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Có kĩ năng thu thập, tìm kiếm, xử lí thơng tin, ứng dụng CNTT trong q
trình học tập.
- Kĩ năng hoạt động nhóm, phản hồi thông tin.
3. Về thái độ, phẩm chất
a) Về thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
- Nâng cao ý thức cá nhân, nghị lực sống.
b) Về phẩm chất
- Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.
- Sống biết vươn lên hoàn thiện bản thân.
4. Về năng lực
Góp phần hình thành và phát triển:
a) Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực nhận biết, phân tích vấn đề; năng lực
vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn; năng lực sử dụng công nghệ thông tin;
năng lực hợp tác; năng lực thu thập, tổng hợp thông tin; khả năng sáng tạo; năng lực

thuyết trình; năng lực phản biện...
Ngồi ra, hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả
năng ứng xử xã hội, khả năng nhận diện và ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống.
20


b) Năng lực đặc thù bộ môn: Năng lực cảm thụ tác phẩm thơ văn theo đặc trưng thơ,
theo phong cách tác giả (năng lực đọc hiểu); năng lực tích hợp kiến thức các bộ môn,
lĩnh vực khác để cảm thụ sâu sắc tác phẩm thơ văn cũng như giải quyết các vấn đề
đặt ra; năng lực thẩm mỹ; ...
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2.
- Thiết kế bài học.
- Máy chiếu; Bảng phụ.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Giáo viên tổ chức tiết dạy học bằng cách kết hợp các phương pháp phát vấn,
phân tích, thảo luận nhóm, dự án, nêu vấn đề, tổ chức trị chơi, …
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra vở soạn bài của học sinh.
III. Bài mới
(Quá trình tiết học được đặt ra như một cuộc đua giữa các nhóm với các
phần: Khởi động; Vượt chướng ngại vật; Đấu trí; Về đích)
Hoạt động của GV và HS
Phần 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động: (Khởi động 3 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp thu bài
học mới
B1: HS nhóm 1 trình bày video

giới thiệu về phong trào Thơ Mới
(02 - 03 phút) (đã được giao nhiệm
vụ trước).
GV nêu vấn đề:
- Phong trào thơ mới phát triển qua
mấy giai đoạn?
- Những hình ảnh trên gợi nhớ đến
nhà thơ nào?
- Kể tên ít nhất 5 nhà thơ được nói
đến trong video?
(Chiếu slide 3,4,5)
B2: HS giải quyết vấn đề. (Trả lời
cá nhân)
B3: Nhận xét, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức
cần đạt.
- GV: Dẫn vào bài mới Khi viết về
thơ Hàn Mặc Tử, Nhà thơ Chế Lan
Viên từng nhận định: “Mai sau,
những cái tầm thường, mực thước
kia sẽ biến tan đi, và còn lại của

Yêu cầu cần đạt

21


cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó
là Hàn Mặc Tử”. Có thể thấy rằng
Hàn Mặc Tử xuất hiện trong văn

học dân tộc như ngơi sao chói sáng
rồi vụt tắt nhưng những sáng tác
thơ của ơng có giá trị trường tồn.
Vị thế của ơng trong Thơ Mới
khơng ai có thể thay thế được. Để
tìm hiểu về đặc trưng thơ ca của thi
sĩ ấy, hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các
em tìm hiểu một trong những thi
phẩm đặc sắc nhất của ông- tác
phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”.
- GV công bố kết quả đánh giá sản
phẩm của các nhóm trước khi học
( phụ lục 7)
GV: Giới thiệu và chiếu cấu trúc
bài học:
I. TÌM HIỂU CHUNG
1 Tác giả
a Cuộc đời
b Sự nghiệp
2. Tác phẩm
a Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
b Bố cục
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1 Khổ 1
2 Khổ 2
3 Khổ 3
III. TỔNG KẾT
1 Giá trị nội dung
2 Giá trị nghệ thuật
Ở tiết 84 chỉ tìm hiểu khổ thơ thứ

nhất.
Hoạt động: Hình thành kiến thức
kĩ năng (36 phút)
Phần 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI
VẬT:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm hiểu chung về
tác giả, tác phẩm
- Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được những nét
chính đặc trưng thể loại thơ
+ HS nắm được nét khái quát về
tác giả Hàn Mặc Tử và tác phẩm
“Đây thôn Vĩ Dạ”.
22


- Phương tiện: máy chiếu
- Kĩ thuật dạy học: Công não, dự
án, phịng tranh, thơng tin - phản
hồi.
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá
nhân, hoạt động nhóm.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
học tập chia lớp thành 4 nhóm
thảo luận (theo nhóm đã chia làm
dự án)
- Nêu đặc trưng cơ bản của thể
loại thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động nhóm: Học sinh thảo
luận tại lớp và ghi lại câu trả lời
vào bảng phụ (yêu cầu sơ đồ hóaphụ lục )
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo
luận
- HS trả lời câu hỏi.
- HS cùng nhóm và nhóm khác
phản biện.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của
các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức
(Trình chiếu).
Phần 3: ĐẤU TRÍ
Hs thảo luận, làm việc dự án, kĩ
thuật ô bể cá.
GV: Chiếu các câu hỏi phần đấu trí
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm
vụ (GV giao đã giao trước hệ
thống bài tập, HS chuẩn bị dự án
theo nhóm ở nhà)
Nhóm 1:
Cuộc đời và đặc trưng thơ Hàn
Mặc Tử?
Nhóm 2:
Hồn cảnh sáng tác bài thơ
“Đây thôn Vĩ Dạ”?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân
đọc phần tiểu dẫn trong SGK, quan
sát thơng tin trên máy chiếu.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (1912- 1940)
- Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.
- Sinh ra trong một gia đình cơng giáo nghèo
ở Đồng Hới, Quảng Bình.
- Sống ở Quy Nhơn, sau đó vào Sài Gòn làm
báo với nhiều bút danh.
- Cuộc đời chịu nhiều bi thương, bất hạnh.
- Năm 1936, ông bị mắc bệnh phong, đến
năm 1940, ông mất tại trại phong Tuy Hịa.
- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mạnh
mẽ.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: in trong tập “Thơ Điên”, sau đổi
thành “Đau thương” (1938).
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của
Hàn Mặc Tử với một cô gái ở Vĩ Dạ - một
23


* Hoạt động nhóm: Học sinh đã
thảo luận tạo lập thành video và ghi
lại những thông tin cơ bản về tác
giả, tác phẩm vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo
luận (sản phẩm 01 tranh vẽ phụ

lục 6, 02 vi deo tại phụ lục 10)
- HS trả lời câu hỏi.
- HS các nhóm khác theo dõi
nhận xét
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả
của các cá nhân, chuẩn hóa kiến
thức.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng
dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu
được tâm trạng cô đơn, buồn bã và
tấm lòng yêu quê hương, yêu cuộc
sống tha thiết của thi sĩ Hàn Mặc
Tử.
- Phương tiện: máy chiếu, bảng
phụ.
- Kĩ thuật dạy học: Công não,
thông tin - phản hồi, phịng tranh,
mảnh ghép.
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá
nhân, hoạt động nhóm.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
học tập
* Hoạt động cá nhân:
- Học sinh đọc bài thơ (giọng điệu
buồn, tha thiết); ngâm thơ.

* Hoạt động nhóm:
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận trả
lời câu hỏi theo dự án, sử dụng kĩ
thuật ơ bể cá
Nhóm 3:
- Những hiểu biết của em về
xứ Huế và thôn Vĩ Dạ? Câu thơ mở
đầu tác phẩm là lời của ai? Hai chữ:
“khơng về” trong câu thơ gửi gắm
tâm sự gì của tác giả?
Nhóm 4:

thơn nhỏ bên dịng sơng Hương nơi xứ Huế
thơ mộng và trữ tình.

II. Đọc hiểu văn bản
1. Khổ 1
* Câu thơ mở đầu
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”:
+ Lời trách cứ, nhắc nhở nhẹ nhàng; lời mời
gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ gửi đến nhà
thơ.
+ Là lời tự hỏi, tự trách, tự nhắc nhở của
chính tác giả - câu hỏi trong tâm tưởng thể
hiện ước ao thầm kín của thi nhân – ước
mong được trở về thăm thôn Vĩ.
==>Một câu hỏi để ngỏ không lời đáp
--> Câu hỏi tu từ -> Day dứt, nuối tiếc, nhớ
mong
* Từ ngữ:

-- Không về: không thể trở về -> dự cảm
khơng lành
-- Chưa về: vẫn có thể về thôn Vĩ.
-> Câu thơ chứa đựng dự cảm không lành,
chất chứa niềm tuyệt vọng.
-- Về thăm: xa lạ, ngăn cách.
-- Về chơi: gần gũi, gắn bó
-> Tình cảm sâu đậm với Vĩ Dạ
==>Câu hỏi tu từ khơi gợi cảm hứng toàn bài
+Thể hiện khát vọng của nhân vật trữ tình
• Trở về thơn Vĩ (cảnh vật, con người,
kỉ niệm)
• Trở về với cuộc sống
• Trở về với thế giới ngoài kia
+ Giọng điệu: nhẹ nhàng mà thiết tha
24


- Ở các câu thơ (2,3,4), vẻ
đẹp thiên nhiên và con người thơn
Vĩ được thể hiện qua những từ ngữ,
hình ảnh nào? Cảm nhận về tình
cảm tác giả gửi gắm trong đoạn
thơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Làm việc cá nhân: HS đọc khổ
thơ 1, chú ý ngôn ngữ, giọng điệu,
tìm kiếm từ ngữ, hình ảnh thể hiện
vẻ đẹp thiên nhiên con người thôn
Vĩ, tâm sự của nhà thơ.

* Làm việc nhóm: Học sinh nhóm
3 và nhóm 4 thảo luận, báo cáo sản
phẩm đã chuẩn bị từ trước.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo
luận
- HS trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ
- GV: nhận xét đánh giá kết quả
của các cá nhân, chuẩn hóa kiến
thức.

Hoạt động 3: Luyện tập (02 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát
những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm ở tiết 1
* B1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Em hãy khái quát những nét đặc
sắc về nội dung và nghệ thuật của
khổ thơ 1?
* B2: HS suy nghĩ cá nhân
* B3: HS trả lời câu hỏi.
* B4: GV nhận xét, đánh giá kết
quả của các cá nhân, chuẩn hóa
kiến thức
Phần 4: VỀ ĐÍCH
Hoạt động 4,5: Vận dụng, mở
rộng. (04 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố


->Khơi gợi vẻ đẹptrong sáng thanh tân của
cảnh vật và con người thơn Vĩ mở ra dịng thi
tứ.
-> Đặt trong hồn cảnh ra đời bài thơ, câu
mở đầu hé mở tình yêu cuộc sống đến tha
thiết tuyệt vọng qua nỗi nhớ thương và niềm
khát khao trở về thôn Vĩ
* Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ
- “Nắng hàng cau”, “nắng mới lên”: ánh
nắng trong trẻo của buổi sớm mai tinh khiết.
- Điệp từ nắng, nhịp thơ 4/3 => Tạo nên nhịp
chảy của thời gian, gợi cảm giác bước đi của
nắng sớm trong khu vườn
- “Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc”
-- Vườn ai: Đại từ phiếm chỉ
-- Mướt: Tính từ gợi mượt mà, óng chuốt,
-- Qúa: Từ chỉ mức độ
-- Xanh như ngọc: so sánh lạ, giàu sức gợi
tả.
=> Không gian trải rộng một màu xanh trong
sáng, đầy sức sống; mảnh vườn tươi tốt, láng
bóng, trong trẻo dưới ánh sương.
èThơn Vĩ thơ mộng, đẹp đẽ, trong sáng
* Con người thôn Vĩ.
- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
+ Khuôn mặt phúc hậu ẩn hiện thấp thống
sau vịm lá trúc
+ Vẻ đẹp tình tứ, kín đáo của con người
xứ Huế.

III. Luyện tập
* Tiểu kết
Tiểu kết:
Cảnh sắc rất đẹp, thơ mộng, tươi sáng. Con
người đôn hậu, tình nghĩa, gắn bó hịa hợp
với thiên nhiên.
Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, cuộc
sống, con người thiết tha,
Niềm băn khoăn, khắc khoải, và ước mong
được về thăm thôn Vĩ của thi nhân
(Trình chiếu slide tổng kết tồn bộ nội
dung tiết 1)

25


×