Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Bạn thích hợp là một doanh nhân tự chủ hay một nhà kinh doanh được nhượng quyền? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.83 KB, 4 trang )

Bạn thích hợp là một doanh nhân tự chủ hay một nhà kinh doanh được
nhượng quyền?
Tham gia vào hệ thống nhượng quyền có thể đem lại cho bạn vô số lợi ích. Đối với những
người mới bắt đầu, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực
kinh doanh: những người huấn luyện, những chuyên gia giúp bạn xác định chính xác địa
điểm nào thuận lợi và có hời, cả những người có nhiều tiền lẫn những người điều hành.
Bạn cũng có thể nhờ cậy những đồng nghiệp được nhượng quyền khác giúp đỡ vì họ đã có
đủ khôn ngoan và kinh nghiệm.
Bạn cũng cần một bản kế hoạch sơ thảo – bản kế hoạch này được rút tỉa sau nhiều năm bản
thân họ phạm sai lầm, sửa chữa để đảm bảo chắc rằng những lỗi ấy sẽ không lặp lại nữa.
Vì bạn cũng có thể bỏ tiền ra để kinh doanh ở một lĩnh vực khác, do vậy người nhượng
quyền cần phải giúp bạn phát triển thành công hệ thống của họ ngay tại địa điểm của bạn.
Cuối cùng bạn còn có thể phát triển mối quan hệ bằng hữu rộng rãi trong giới kinh doanh
với những chủ doanh nghiệp được nhượng quyền khác khi làm việc cùng với họ hoặc tham
gia trò chuyện trong các cuộc hội nghị dành cho các thành viên. Những mối quan hệ bằng
hữu này có thể kéo dài đến suốt cuộc đời vì chắc rằng bạn sẽ luôn gắn bó với họ trong
nhiều năm sắp tới.
Nhưng không phải ai sinh ra cũng có thể trở thành nhà kinh doanh theo kiểu này. Trở thành
một trong số những người chủ trong hệ thống nhượng quyền đòi hỏi bạn phải yêu thích
cách làm việc đồng đội. Nếu bạn không thích, kinh doanh nhượng quyền có thể không phù
hợp với bạn. Để thành công trong hệ thống nhượng quyền còn đòi hỏi bạn cần bỏ ra nhiều
công sức để điều hành và thực hiện các quy trình đã được thiết lập sẵn. Nếu bạn là người
không thích tuân thủ theo chương trình đã lập trình sẵn cũng như muốn tự mình tạo dựng
nên những nét riêng, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy vui vẻ, hài lòng so với những người
thích nhận được phần thưởng khi tuân thủ thực hiện theo đúng sách vở đã vạch ra. Nếu câu
cửa miệng của bạn là: “Nếu tôi điều hành doanh nghiệp này, tôi sẽ …”, có lẽ bạn nên quên
hình thức nhượng quyền đi.
Đối với một vài người, phát triển tình bằng hữu trong giới kinh doanh là một điều gì đó rất
khó khăn dù chúng rất cần thiết. Những nhà kinh doanh được nhượng quyền cần phát triển
và nuôi dưỡng mối quan hệ của mình với các đồng nghiệp cũng như các nhà quản lý khu
vực theo phép tôn trọng và thân thiện. Họ sẽ là những người giúp bạn trong suốt quá trình


kinh doanh. Khi bạn khao khát hệ thống của mình đem về càng nhiều lợi nhuận càng tốt,
bạn sẽ có động lực thúc đẩy các mối quan hệ này.
Vì vậy sau đây chúng ta hãy cùng nhau xem xét cận cảnh hơn những phẩm chất nào đã
giúp một người có thể kinh doanh thành công trong hệ thống nhượng quyền nhé!
Đầu tiên, chấp nhận tham gia cuộc chơi với nhà nhượng quyền
Mọi người thường nói về hình thức kinh doanh nhượng quyền theo kiểu “bạn kinh doanh
vì bản thân mình nhưng lại không đứng trên đôi chân của mình”. Đây chính là lợi ích mà
bạn có song nó cũng là con dao hai lưỡi. Khi được nhượng quyền để kinh doanh, bạn sẽ
không bao giờ đơn độc. Những chuyên gia cũng như vô số nguồn lực sẽ được huy động để
giúp đỡ bạn khi có khó khăn. Mặt khác, vì bạn trả tiền để mua về một hệ thống kinh doanh
vốn sẵn có nên bạn sẽ có rất ít khả năng thay đổi nó theo ý muốn của bạn. Đối với một
doanh nhân tự chủ, điều đó có thể đẩy họ đi sai hướng.
Những doanh nhân tự chủ thích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển. Họ thích tìm kiếm
những kẽ hở mới cũng như những cách thức thực hiện mới. Những ai luôn đặt ra câu hỏi
cho mọi việc, muốn thay đổi dòng sản phẩm hay màu sắc của sản phẩm hoặc thích làm mọi
việc theo cách riêng của mình đều không thể cảm thấy vui vẻ và thoả mãn với cách kinh
doanh theo kiểu nhượng quyền.
Ngược lại, những nhà kinh doanh được nhượng quyền luôn cảm thấy vui vẻ và thoả mãn
khi tuân thủ kế hoạch đã lập trình sẵn của cuộc chơi và không hề nghĩ ngợi thêm nhiều
định hướng khác. Khi anh ấy/cô ấy nhận thấy những điểm cần cải thiện, họ sẽ nói thẳng ra
với mọi người nhưng họ cũng không cảm thấy thất vọng nếu như những ý kiến đề xuất đó
không được thực hiện.
Tóm lại, họ cần biết chấp nhập mọi thứ họ có. Nếu bạn là người muốn dành nhiều nỗ lực
để biến đổi mọi thứ theo lẽ nên thế này, nên thế kia thì nhượng quyền hoàn toàn không phù
hợp với bạn.
Dung hoà những quan điểm khác biệt và chấp nhận mọi quyết định sau cùng
Những hệ thống nhượng quyền thường là nơi bùng nổ nhiều quan điểm trái ngược nhau.
Là nhà kinh doanh được nhượng quyền, bạn sẽ có cơ hội nêu lên ý kiến của riêng mình
song mọi người cũng vậy. Do đó, nó đòi hỏi sự kiên nhẫn lẫn thái độ đồng cảm để lắng
nghe tất cả mọi bên và chấp nhận với quyết định sau cùng bởi vì quyết định đó sẽ đem lại

kết quả tốt đẹp nhất cho tổng thể hệ thống nhượng quyền chứ không chỉ cho riêng bản thân
bạn.
Chấp nhận sửa chữa khi bị nhắc nhở
Quyền lợi chính của nhà nhượng quyền phụ thuộc vào việc họ có thể đảm bảo mọi người
tuân thủ kế hoạch cuộc chơi và luôn ổn định vị trí. Nếu nhà nhượng quyền nghĩ rằng bạn
cần chú tâm nhiều hơn vào hệ thống, hoặc tin rằng bạn đã làm ngơ một vài thao tác nào đó
thậm chí là bạn đang điều khiển cửa hàng của mình theo một định hướng khác, họ sẽ nhắc
nhở bạn.
Nếu bạn cảm thấy khó chấp nhận những ý kiến đề xuất cũng như những lời đóng góp đó,
nhượng quyền sẽ không thích hợp với bạn đâu.
Tin tưởng vào nhà nhượng quyền
Để thành công với cách thức kinh doanh này, bạn cần tin tưởng và hỗ trợ cho hệ thống
cũng như các chính sách của nhà nhượng quyền. Túi tiền của họ là nhờ bạn rót đầy, vì vậy
để bảo vệ quyền lợi của mình, họ sẽ giúp bạn xây dựng nên một cơ đồ vĩ đại nhất trong
phạm vi có thể. Nhà nhượng quyền của bạn sẽ luôn tìm kiếm những cách thức mới giúp
bạn khai thác triệt để mọi tiềm lực, tiềm năng, luôn triển khai những cách tiếp cận mới
cũng như những chính sách mới giúp bạn điều hành tốt hơn chuyện kinh doanh của mình.
Bạn cần để cho tiềm thức của mình luôn sẵn sàng ủng hộ và chấp nhận những chính sách
thay đổi này kể cả khi chúng khiến bạn phải thốt lên: “Ai nghĩ ra cái quỷ này nhỉ?” hay
“Làm sao tôi có thể …?”
Giao tiếp
Người kinh doanh được nhượng quyền thường giao tiếp rất cởi mở với các chuyên gia
ngay tại văn phòng chính. Càng nhiều người chịu chia sẻ kinh nghiệm, nhà nhượng quyền
tại cơ quan chủ quản càng có thể góp ý cũng như đưa ra sự trợ giúp tốt hơn. Bạn sẽ cần
làm việc chặt chẽ với các nhà tư vấn hơn để học hỏi những kiến thức sâu rộng từ họ, để
biết các thức điều hành của những cửa hiệu thành công khác cũng như những thông tin có
giá trị từ các tổ chức đáng tin cậy.
Quyết sống chết với hệ thống nhượng quyền
Khi điều hành doanh nghiệp của mình, mọi nhà kinh doanh được nhượng quyền trong hệ
thống đều tuân thủ bản hợp đồng nhượng quyền. Mọi quy luật đều áp đặt bình đẳng cho

mọi người, điều đó cũng có nghĩa cả bạn và những đồng nghiệp khác đang chấp nhận xây
dựng hệ thống của riêng mình dựa trên cùng một bản kế hoạch như nhau. Nhưng kể từ bây
giờ, sẽ có một vài người sẽ cảm thấy ngột ngạt khi họ cứ luôn phải làm theo “sách vở” -
đặc biệt khi điều đó dường như cản trở việc thực hiện những ý tưởng mới lạ của họ.
Vì vậy nó đòi hỏi bạn cần phải chín chắn khi tuân thủ luật chơi cũng như nỗ lực thay đổi
hệ thống từ bên trong. Trong thực tế những hệ thống này sẽ phát triển theo cách thích nghi
hoá dần những ý tưởng hay và loại bỏ những ý tưởng tồi. Nó có thể đòi hỏi rất nhiều thời
gian nhưng nếu ý tưởng đó đem lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống, chứ không phải chỉ một
cửa hàng hay một khu vực riêng lẻ nào, nó sẽ được điều chỉnh dần để thích nghi.
Những thuộc tính khác biệt giữa một doanh nhân tự chủ so với những nhà kinh doanh được
nhượng quyền nằm ở chỗ
Doanh nhân tự chủ
Có khả năng kiểm soát nỗi sợ hãi
Tính tự chủ cao
Có tầm nhìn
Chấp nhận rủi ro hơn
Thường thích làm một mình độc lập
Nhà kinh doanh nhượng quyền
Không quá kỳ vọng
Thích được hướng dẫn hơn
Thích dựa vào lý thuyết
Ít chấp nhận rủi ro hơn
Tương tác với nhà nhượng quyền và các đồng nghiệp nhiều hơn
Bạn là một doanh nhân tự chủ hay một nhà kinh doanh được nhượng quyền?
Trước khi chọn mua một doanh nghiệp nhượng quyền, bạn hãy ngẫm nghĩ thật lâu trước
gương và trả lời câu hỏi ở trên: “Bạn là một doanh nhân tự chủ hay một nhà kinh doanh
được nhượng quyền?” Nếu bạn là một doanh nhân tự chủ đang cố áp đặt bản thân mình
vào luật lệ của cuộc chơi nhượng quyền, rõ ràng bạn sẽ chẳng bao giờ có được một cuộc
hành trình vui vẻ lẫn đạt được lợi nhuận như mong muốn. Nhưng nếu bạn có đầy đủ những
phẩm chất mà chúng tôi đã kể ở phần trên, đừng chần chờ gì nữa. Bạn hãy tìm kiếm ngay

cho mình một cơ hội kinh doanh nhượng quyền nào mà bạn cho là thích hợp và có lãi.
Khi đã chọn được một đối tác lý tưởng, hãy nhìn nhận mọi thứ theo một hướng khác và tự
hỏi bản thân vì sao bạn lại quyết định một bước đi lớn như vậy. Trước khi kí tên vào bất kỳ
bản hợp đồng nào, hãy chắc rằng bạn hiểu:
tại sao bạn chọn mua doanh nghiệp này
tại sao bạn tin rằng đây là sự lựa chọn tối ưu
rằng bạn không chọn nó chỉ vì cái tôi của mình
rằng bạn không chọn nó chỉ vì vẻ ngoài hào nhoáng của nó
rằng một ai đó đã giữ bí mật về nó với bạn
rằng bạn đã thật sự chuẩn bị cho cả những điều tệ hại nhất có thể xảy ra.
Khi bạn biết rằng những lý do của mình là chính đáng và phù hợp cũng như bạn đã chọn
đúng đường hướng cho chuyện kinh doanh của mình, vậy thì bạn hãy sẵn sàng bắt tay vào
công việc và chờ đón những phần thưởng xứng đáng nhất sẽ đến với bạn trong suốt cuộc
đời.

×