Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sử dụng dầu khoáng phòng trừ dịch hại trên cây ăn quả có múi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.52 KB, 3 trang )

Sử dụng dầu khống phịng trừ dịch hại trên cây ăn quả có múi
Dầu khống là một chất lỏng hữu cơ được sản xuất từ quá trình chưng cất dầu thô,
bao gồm nguyên tử cacbon và hydro. Hai nguyên tử đó tạo thành 3 hợp chất chính
là: Isoparaffins: Có tác dụng trừ sâu bệnh; Napthenes: Khơng có tác dụng trừ sâu
bệnh; Aromatics: Dễ bị ơxy hóa và gây độc cho cây trồng. Vì vậy, sản phẩm dầu
khống để sử dụng trong nơng nghiệp có thành phần Aromatics khơng được q
8%; Thành phần dầu khống khơng thể trình bày bằng cơng thức hóa học mà mơ
tả bằng các đặc tính vật lý. Dầu khống dùng trong nơng nghiệp chưng cất ở nhiệt
độ 315,6-482,20C (dầu nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc chưng cất ở nhiệt độ thấp
hay cao).

Bản thân dầu khoáng khơng tan trong nước nên phải thêm chất nhũ hóa để kết
hợp với nước tạo thành thể nhũ và dùng thể nhũ này phun cho cây ăn quả có múi.
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm dầu khoáng đã có chất nhũ hóa và có thể
hịa lẫn với nước như: SK Enspray 99EC…
1. Lưu ý khi sử dụng dầu khống
* Sử dụng dầu khống khơng đúng kỹ thuật sẽ gây ngộ độc cho cây, vì vậy khi
sử dụng cần lưu ý các điểm sau:
- Đầu tiên cho nước vào thùng, sau đó cho dầu khống vào và khuấy đều.
- Không phun giai đoạn ra hoa.
- Không được phun dầu khống với nồng độ >1% (khơng được pha trên 100ml
dầu khống trong 10 lít nước để phun).
- Khơng phun khi điều kiện thời tiết: hạn hán, sau ngập lụt, có gió to, lạnh bất
thường hoặc nhiệt độ trên 320C.
- Tổng lượng dầu phun/cây ở mỗi mùa phải giới hạn trong 4% đối với cam,
bưởi và 2,5% với quýt.


- Nếu phun dầu nồng độ 0,25% thì giữa 2 lần phun phải cách nhau 7 ngày trở
lên.
- Nếu phun dầu nồng độ 0,3-0,5% thì giữa 2 lần phun phải cách nhau 14 ngày


trở lên.
- Nếu phun dầu nồng độ 0,6-1% thì giữa 2 lần phun phải cách nhau 28 ngày
trở lên.
- Sau phun 2-3 lần cách nhau 7-14 ngày thì nên dừng khoảng 1 tháng rồi mới
phun tiếp.
- Nếu thấy vết dầu trên lá hoặc quả (ướt đậm dầu) thì phải dừng phun cho đến
khi khơng nhìn thấy vết dầu đó mới được phun tiếp.
* Thời điểm phun:
- Phun vào các đợt ra lộc (do các lá trong đợt lộc ra khơng đều nên có thể
phun 2-3 lần/lộc khi lá trong đợt lộc dài hơn 5cm).
- Phun giai đoạn quả trừ nhện: Phun lần 1 khi quả có đường kính 3-4 cm và
lần 2 sau lập thu, lúc này cây ra lộc thu và quả phát triển cuối giai đoạn.
- Phun vào sáng sớm, thời tiết râm mát.
- Phun kín cây và phun ướt đều 2 mặt lá.
* Liều lượng: Từ 1.500-3.000 lít hỗn hợp dầu khống với nước/ha.
* Nếu dùng thêm thuốc trừ sâu, phân bón lá vào dầu khoáng cần lưu ý các
điểm sau:
- Pha dầu với nước, khuấy đều rồi mới trộn thêm thuốc trừ sâu, phân bón lá,
chỉ hỗn hợp với thuốc có hoạt chất tương thích.
+ Các loại thuốc có hoạt chất tương thích với dầu khoáng: abamectin,
spinosad, BT, endosulfan, diflubenzuron, chlorfenapyr, pyrethroids, malathion,


fenvalerate , methomyl, cartap, permethrin, mancozeb, demeton-S-methyl,
copper oxychloride, imidacloprid, methidathion, chlorpyrifos.
+ Các loại thuốc có hoạt chất khơng tương thích (khơng được pha) với dầu
khống: Propargite, captan, butatin oxide, chlorothalnil, carbaryl, binapacryl,
oxythioquinox, dinocap, folpet, dimethoate, sulfur. Nếu sử dụng các hợp chất
này pha với dầu khoáng để phun sẽ gây ngộ độc cho cây như: cháy lá, rụng lá,
đốm đen trên lá, cháy chóp lá, biến dạng hoa, đốm dầu trên lá và trái.

2. Sử dụng dầu khống phịng trừ các lồi dịch hại chính trên cây ăn quả
có múi
- Dầu khống có 2 tác dụng chính:
+ Giết chết sâu do dầu khoáng bao phủ cơ thể sâu làm nghẹt thở.
+ Thay đổi hành vi của sâu, xua đuổi sâu, gây ngán, làm sâu không đẻ trứng
hoặc không ăn trên cây ăn quả có múi.
- Dầu khống phịng trừ tốt một số đối tượng dịch hại chính trên cây ăn quả có
múi sau:
+ Sâu hại: nhện đỏ, nhện rám vàng, nhện trắng, sâu vẽ bùa, rệp vảy, rầy chổng
cánh, rầy cánh phấn, bọ phấn gai đen.
+ Môi giới truyền bệnh virus: rầy mềm, rầy phấn trắng.
+ Một số loại bệnh do nấm như: bệnh lớp muội đen (Capndium citri) và bệnh
đốm muội đen (Meliola citri)…./.



×