Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tai lieu De cuong co ban on thi vao lop 10 Ha Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.67 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> Hướng dẫn ôn tập theo từng bộ môn</b>



Để giúp cho giáo viên dạy đạt hiệu quả, Sở hướng dẫn chi tiết việc tổ chức ôn thi
theo đặc trưng của từng bộ môn cụ thể như sau:


<b>I. Môn Ngữ văn</b>


<b>1. Yêu cầu ơn tập</b>


- Trong q trình giảng dạy và ơn tập, giáo viên và học sinh tuyệt đối không được
“dạy tủ”, “học tủ”.


- Cần kết hợp song hành giữa việc cung cấp, hệ thống kiến thức và rèn luyện kĩ
năng cho học sinh.


<b>2. Nội dung, phương pháp ôn tập</b>


- Nội dung chương trình thi được bao quát theo các phần Tiếng Việt, Làm văn,
Đọc hiểu văn bản (trong phần đọc - hiểu văn bản văn học chú ý cả văn bản văn học Việt
Nam và nước ngoài)


- Phần Tiếng Việt: giúp học sinh nắm được các khái niệm, đặc điểm của các đơn
vị kiến thức về tiếng Việt; chú trọng rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích và vận dụng;
khai thác ngữ liệu trong các văn bản SGK và cách thiết kế ngữ liệu của giáo viên


- Phần Tập làm văn: rèn cách thức sử dụng thao tác lập luận; kĩ năng nhận diện, phân tích
đề, kĩ năng xây dựng luận điểm, luận cứ, lập luận, kĩ năng viết từng đoạn và liên kết các
đoạn, kĩ năng vận dụng kiến thức cho phù hợp với đề, kĩ năng dùng từ, diễn đạt…


- Đọc - hiểu văn bản: ôn tập về các thể loại văn bản, các phương diện thuộc về nội dung
và nghệ thuật của văn bản văn học; phân tích các cấp độ, bình diện trong văn bản văn
học; đọc-hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại…



- Khi ôn luyện cần đưa về các dạng đề. Mỗi dạng như vậy, giáo viên cần hướng dẫn các
học sinh luyện tập các thao tác cụ thể. Giáo viên dành thời gian nhiều cho học sinh luyện
tập, sau đây là gợi ý những nhóm, dạng đề cụ thể:


<i>- Nghị luận xã hội:</i>


+ Nhóm đề về những vấn đề xã hội (hiện tượng đời sống) đang được xã hội quan tâm
+ Nhóm đề về những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lý


+ Nhóm đề về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học
<i>- Nghị luận văn học:</i>


+ Dạng trả lời câu hỏi về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm
+ Dạng giải thích nhan đề một tác phẩm


+ Dạng tóm tắt một tác phẩm tự sự


+ Dạng cảm nhận, phân tích ý nghĩa một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm văn
học


+ Dạng phân tích một đoạn thơ, văn


+ Dạng cảm nhận, phân tích về một nhân vật, một tác phẩm…
+ Dạng phân tích về một vấn đề (giá trị) trong một tác phẩm…


<b>II. Mơn Tốn</b>


<b>1. u cầu ơn tập</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Nội dung ôn tập cần bao quát các vấn đề liên quan, dạy các vấn đề nâng cao phù hợp


với mức độ thi vào lớp 10 sau khi học sinh đã đạt yêu cầu về Chuẩn kiến thức - Kỹ năng,
chú ý đầu tư các vấn đề trọng tâm, nhưng tránh học tủ, học lệch.


<b>2. Mức độ cần đạt được về kiến thức và kĩ năng</b>


- Về kiến thức: Trước hết, yêu cầu học sinh phải nhớ, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong
chương trình, sách giáo khoa, sau đó mới dạy nâng cao theo mức độ từ đơn giản đến
phức tạp. Không đưa vào các vấn đề q khó, khơng thích hợp với nội dung ơn thi vào
lớp 10 THPT.


- Về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng cơ bản
thành thạo sau đó mới luyện các kỹ năng có mức độ cao hơn.


<b>3. Phương pháp ơn tập</b>


- Ơn theo 2 hình thức: Ơn tập theo chủ đề và ôn tập theo bộ đề.


- Khi ôn tập theo bộ đề, giáo viên có thể sử dụng các bộ đề ôn tập (lấy trong Bộ đề của
Sở, trong các tài liệu ơn tập thích hợp hoặc do giáo viên soạn thảo) một cách có hiệu quả,
tránh tình trạng ôn tập theo nội dung tự do không có căn cứ, khơng có tính thiết thực.
Giáo viên có thể sử dụng nguyên đề trong tài liệu, cũng có thể lắp ghép, xáo trộn một
cách thích hợp để có đề mới phù hợp với học sinh.


- Khi ôn tập theo chủ đề, giáo viên lựa chọn chủ đề, ôn tập lý thuyết rồi lấy các bài tập
thích hợp trong bộ đề, trong các tài liệu để luyện tập.


- Ngoài cách giải các bài toán trong tài liệu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm tịi,
phát hiện thêm các cách giải khác.


- Vừa làm cho học sinh nắm được cách giải cụ thể từng bài toán cơ bản, vừa biết cách


khai thác để học sinh nắm được bản chất vấn đề để từ đó giải được các bài tốn tương tự.
Tránh tình trạng làm bài nào chỉ biết cách giải máy móc của bài đó.


- Cần phân loại đối tượng học sinh để có cách dạy phù hợp. Những em đã nắm chắc kiến
thức và làm bài tập thành thạo có thể tự ơn tập ở nhà. Cần dành thời lượng thích đáng để
quan tâm đúng mức những em có sức học xấp xỉ trung bình, có thể có điều kiện phấn đấu
vươn lên. Đối với những em này, cần luyện kĩ những dạng tốn rất cơ bản, có qui trình rõ
ràng (có thể luyện đi, luyện lại nhiều lần cho học sinh thành thạo).


- Tăng cường luyện kĩ năng trình bày bài làm cho học sinh. Uốn nắn, sửa chữa tỉ mỉ, chu
đáo từ câu chữ cho đến cách vẽ đồ thị, vẽ hình, ... thơng qua việc gọi học sinh lên bảng
trình bày bài làm hoặc làm bài kiểm tra, luyện viết trên lớp. Tránh tình trạng trình bày
vắn tắt, thiếu chi tiết làm mất điểm đối với các bài toán dễ.


<b> III. Môn Tiếng Anh</b>


<b>1. Phần Phonetics</b> (Ngữ âm)


Để làm tốt các bài tập phần ngữ âm, học sinh cần nắm chắc phần phát âm của các
từ trong danh sách từ vựng của sách giáo khoa Tiếng Anh và chú ý luyện tập đọc một số
âm khó như: âm s, âm ed.


Đối với phần đánh trọng âm chỉ nên dạy cho học sinh các quy luật đơn giản và phổ biến
nhất sau đó áp dụng cho các em luyện tập ngay các từ có ở SGK.


<b>2. Phần ngữ pháp, từ vựng</b>


Nắm vững các hiện tượng ngữ pháp thông qua các bài tập đã được sách giáo khoa cung
cấp gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2. PASSIVE VOICE


3. REPORTED SPEECH


4. CONDITIONAL SENTENCES


5. CLAUSE OF REASON: ( because / because of)


6. CLAUSE OF CONCESSION: (Though, Although, Even Though, Even If………)
7. PREPOSITIONS


8. GERUND and INFINITIVE


9. SUBJECT and VERB AGREEMENT


10. COMPARISON OF ADJECTIVES and ADVERBS.
11. EXPRESSING RESULTS (so/such /too….)


12. RELATIVE PRONOUNS
13. LANGUAGE FUNCTIONS


14. HYPOTHETICAL and UNREAL TENSES


Về từ vựng và cấu trúc từ cần đọc lại các các bài khóa ở SGK đặc biệt là sách lớp
9<i>, </i>Chọn các cấu trúc, cách diễn đạt khó để cung cấp cho học sinh.


<b>3. Phần đọc hiểu</b>


Giáo viên nên ôn tập phần đọc hiểu cho học sinh theo chủ đề liên quan đến các chủ
điểm của SGK. Mỗi một chủ đề đều cung cấp cho người học một số lượng từ đủ để đọc
hiểu một đoạn văn tương tự theo chủ đề đó.



<b>4. Phần viết</b>


Tập trung vào các dạng bài tập đã cung cấp ở cuốn Tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp
10 THPT như: viết lại câu, hoàn thành câu với từ cho sắn, sắp xếp từ thành câu hoàn
chỉnh….


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

×