Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Doanh nghiệp kiểm toán đối mặt với nạn chảy máu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.75 KB, 2 trang )

Doanh nghiệp kiểm toán đối mặt với nạn chảy máu
Cùng với Nghị định 105/CP về kiểm toán độc lập đã được ban hành, tới
đây Luật Kiểm toán sẽ được Quốc hội thông qua, mở ra một chương
mới cho ngành kiểm toán non tre của Việt Nam. Với hơn 70 Cty kiểm
toán trên cả nước sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt về
nhân lực, về giá phí và đối mặt với vấn nạn chảy máu "chất xám" trong
lộ trình mở cửa hội nhập với bối cảnh Hiệp định Thương mại Việt Mỹ
bắt đầu...
Áp lực về cạnh tranh
Đánh giá từ Bộ Tài chính cho rằng, vơi sự tham gia của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, thị
trường kiểm toán từ năm 1997 tới đây đã đạt được mức tăng trưởng rất cao, thể hiện ở chỗ
doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 1997 là 144 tỷ đ, năm 2000 là 281 tỷ đ và năm 2004
là gần 400 tỷ đồng...
Giám đốc Cty Tài chính quốc tế Dreep-Khanna cho rằng, áp lực quốc tế tại các vòng đàm phán gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO thường yêu cầu Việt Nam phải kiểm toán minh bạch hoá
tình hình tài chính các Doanh nghiệp nhất là các khu vực DNNN. Thêm vào đó, theo lộ trình Hiệp
định Thương mại Việt Mỹ, năm 2005 Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn lĩnh vực kiểm toán...Mặc
dù, đã có nhiều Cty kiểm toán nước ngoài có mặt tại Việt Nam nhưng việc mở cửa hoàn toàn theo
lộ trình trên khiến nhiều Cty kiểm toán trong nước lo ngại.
Ông Ngô Đức Đoàn - Giám đốc Cty kiểm toán AASC cho biết, từ năm 2005 cạnh tranh trong
ngành kiểm toán sẽ khốc liệt hơn, không chỉ giữa các Cty tư nhân với quốc doanh với nhau mà
giữa các Cty lớn vì đối tượng khách hàng nhiều hơn và đòi hỏi dịch vụ khắt khe chuyên nghiệp
hơn. Ông Đoàn cho biết, phần lớn các Cty kiểm toán trong nước chỉ kiểm toán các DN tư nhân,
Cty cổ phần, một số các DNNN. Còn các Cty kiểm toán lớn của nước ngoài được kiểm toán các
dự án trong nước, dự án của Chính phủ, dự án viện trợ vào Việt Nam, dự án các hệ thống các
ngân hàng...
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán thì việc vận động hành lang của các
công ty kiểm toán nước ngoài rất chuyên nghiệp, các Cty kiểm toán trong nước khó có thể cạnh
tranh được. Hơn nữa, các dự án quốc tế đều có tài trợ và bên phía tài trợ thường thuê các Cty
kiểm toán nước ngoài. Các Cty kiểm toán trong nước muốn tham gia thì phải qua các khâu thẩm
định về năng lực, trình độ quản lý kinh nghiệm...


Chất xám chảy đi đâu
Ông Bùi Văn Mai - Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính, cho biết, một trong những thách
thức mà các Cty kiểm toán trong nước đang phải đối mặt hiện chính là nguồn nhân lực.
Theo Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính, cả nước hiện nay có gần 900 kiểm toán viên được cấp
chứng chỉ hành nghề, nhưng thực tế số làm việc trong ngành chỉ chiếm khoảng 1/3. Hiện cả nước
có 5 Cty kiểm toán quốc doanh là Cty Kiểm toán Việt Nam (VACO), Cty kiểm toán Sài Gòn (AFC),
Cty kiểm toán và tư vấn (A&C), Cty kế toán và kiểm toán (AASC), AISC nhưng chỉ có Cty VACO là
có đội ngũ kiểm toán viên nhiều nhất (150 người). Những Cty TNHH thành lập mới đây, từ khi Luật
DN ra đời thì số kiểm toán viên chỉ đếm trên đầu ngón tay, chỉ có 10 kiểm toán viên, thậm chí có
Cty chỉ có 1-3 người. Số lượng kiểm toán viên ít như vậy thì làm sao đủ sức kiểm toán hàng vạn
DN... Cuối cùng các DN kiểm toán trong nước lại phải nhường sân cho các DN kiểm toán nước
ngoài.
Từ thực tế thấy rằng bài toán về nhân lực đang là điều kiện sồng còn của các Cty kiểm toán. Mặc
dù các Cty đều nhận thức rõ "Chất lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên là tài
sản cảu Cty". Tuy vậy, nhiều khi có chứng chỉ kiểm toán rồi các nhân viên kiểm toán này bỏ ra làm
cho các Cty kiểm toán nước ngoài hay thành lập Cty riêng và do vậy vấn nạn chảy máu "chất xám"
đang làm đau đầu các Cty kiểm toán trong nước. Vì sao? Nhiều giám đốc Cty kiểm toán trong
nước than rằng, cơ chế tiền lương của nhà nước hiện hành không hỗ trợ các Cty kiểm toán trong
nước. Hiện tổng quỹ tiền lương bị giới hạn ở mức tối đa bằng 40% doanh thu, trong khi các Cty
kiểm toán không bị khống chế quỹ lương và quỹ lương của các Cty này thường chiếm 80-90%
doanh thu. Vì thế các Cty kiểm toán trong nước có lời nhưng lại không tích luỹ cho đầu tư phát
triển, trong khi các Cty kiểm toán nước ngoài có doanh thu cao nhưng lại lỗ... Thu nhập ở các Cty
nước ngoài, đối với những người có bằng thường 500USD/tháng, còn ở Cty trong nước cộng tất
cả phụ cấp của một kiểm toán viên thực thụ chỉ hơn 3 triệu đ/tháng. Điều này lý giải tại sao các
kiểm toán viên trong nước đội nón ra đi, đầu quân cho các DN kiểm toán nước ngoài... Sân chơi
cạnh tranh mới bắt đầu, nếu như nhà nước không có chính sách hỗ trợ về cơ chế, điều chỉnh về
quỹ tiền lương thì khó lòng ngành kiểm toán non trẻ có thể đứng vững khi mà sân chơi hội nhập
mới bắt đầu.
Admin (Theo
DDDN

)

×