Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Nợ xấu ngân hàng: Cần một bệnh án đúng và quyết sách hợp lý pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.28 KB, 3 trang )

Nợ xấu ngân hàng: Cần một bệnh án đúng và quyết sách hợp lý
Sau thông tin “Trình Thủ tướng đề án xử lý nợ xấu ngân hàng ngay trong
tháng này” đăng trên VnEconomy ngày 3/6 vừa qua, chúng tôi đã nhận
được một số phản hồi từ độc giả phản ánh và phân tích về thực trạng nợ
xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
VnEconomy xin giới thiệu bài viết sau của tác giả Huỳnh Thế Du, chuyên gia kinh tế đang giảng
dạy chuyên ngành tài chính - ngân hàng, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam.
"Cuối tháng Năm vừa qua, Việt Nam kết thúc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) với Hoa Kỳ - đối tác quan trọng và khó khăn nhất, mở đường cho Việt Nam có thể trở
thành thành viên WTO vào tháng 10/2006 này. Nhìn chung, tham gia WTO, Việt Nam sẽ có lợi và
mở ra cơ hội để xây dựng một quốc gia cường thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tuy nhiên, với những cam kết cụ thể, bên cạnh các ngành có thêm những điều thuận lợi hơn, một
số ngành sẽ gặp phải thách thức lớn hơn. Tài chính ngân hàng là ngành thuộc diện thứ hai.
Với những cam kết mở cửa đã được ký kết, các ngân hàng trong nước không khỏi lo ngại vì nếu
không có gì thay đổi thì từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được phép
mang quốc tịch Việt Nam và được đối xử như “công dân”.
Sau 300 ngày nữa thôi, các ngân hàng trong nước được đánh giá là có tiềm lực tài chính yếu
(tổng tài sản của ngân hàng lớn nhất chưa đến 10 tỷ USD, vốn tự có chưa đến 500 triệu USD),
trình độ quản lý và trình độ công nghệ lạc hậu sẽ phải cạnh tranh tay ngang với những người
khổng lồ như CitiBank, HSBC … có tổng tài sản hàng nghìn tỷ USD và có cách thức quản lý, công
nghệ ngân hàng hết sức hiện đại. Không còn cách nào khác, các ngân hàng trong nước cần phải
củng cố ngay ba trụ cột chính của mình.
Có lẽ, nhận thấy sự cấp bách của vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trước ngày
30/6/2006, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với các bộ ngành liên quan hoàn thiện Đề án tăng
cường năng lực tài chính các ngân hàng thương mại để trình lên Thủ tướng phê duyệt với nội
dung chính là tập trung vào việc tăng vốn tự có; xử lý các tồn đọng tài chính (chủ yếu là nợ xấu);
áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán, phân loại nợ; và lộ trình cổ phần hoá các
ngân hàng thương mại nhà nước.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam đang ở mức lý tưởng?
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, một trong những nội dung quan trọng nhất cần tập trung xử lý của
các ngân hàng Việt Nam là nợ xấu.


Tuy nhiên, nếu căn cứ vào số liệu trong Báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà nước và kết
quả công bố sau khi phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu các ngân hàng
trong nước chẳng có gì đáng lo ngại cả, vì cuối năm 2004, tổng nợ xấu của các ngân hàng Việt
Nam chỉ là 2,85%; chỉ có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với mức nợ xấu vào khoảng
9% là cần phải xử lý để hạ xuống dưới 5% (mức được xem là lành mạnh theo thông lệ quốc tế);
nợ xấu của Ngân hàng Công thương Việt Nam khoảng 5 - 6% cũng không phải là vấn đề lớn và
các ngân hàng còn lại đều có tỷ lệ nợ xấu hết sức lý tưởng (trên dưới 3%).
Nếu như vậy thì quá tốt.
Nhưng, liệu có đúng và có thể tin rằng cuối năm 2004, tổng số nợ xấu của các ngân hàng Việt
Nam chỉ vào khoảng 12 nghìn tỷ đồng, bằng phân nửa số nợ xấu được khoanh để xử lý theo đề
án năm 2001?
Đâu là con số thực tế?
Không cần con số chính xác, chỉ tính toán sơ bộ với 5.000 tỷ đồng nợ đọng của ngành mía đường,
hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ của Tổng công ty Cà phê, hàng chục nghìn tỷ đồng nợ đọng trong xây
dựng cơ bản và khó khăn của các doanh nghiệp xây lắp cộng với một tỷ lệ không nhỏ các doanh
nghiệp nhà nước đang trong tình trạng thua lỗ thì có thể hình dung ra con số nợ xấu ở mức nào.
Theo bà Susan Adams, Đại diện thường trú cao cấp của IMF tại Việt Nam và ông Klaus Rohland,
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam (trả lời phòng vấn của phóng viên hãng
Reuter trong hội nghị "Đầu tư tại Việt nam" ngày 17-18/8/2004) thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân
hàng Việt Nam vào khoảng 15-20% (tương đương 45-60 nghìn tỷ đồng), chiếm từ 7-10% GDP.
Hơn thế nữa, theo đánh giá của một số chuyên gia thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt
nam có thể lên đến 30% (Thomas 2003).
Mặt khác, nếu nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung
sang kinh tế thị trường trước Việt Nam gần một thập kỷ thì cuối năm 2003, nợ xấu của các ngân
hàng nước này lên đến 480 tỷ USD, chiếm 24,8% tổng dư nợ, tương đương 36% GDP
(Herrero&Santabárbara 2004). Mới đây, tuy Ernst & Young phải rút lại báo cáo của mình do ước
tính mức nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc quá cao (gần gấp đôi con số năm 2003),
nhưng dù sao nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc vẫn là một con số khổng lồ.
Có lẽ nào Việt Nam, một nền kinh tế, nhất là hệ thống ngân hàng có thể xem là “bản sao” của hệ
thống ngân hàng Trung Quốc lại có tỷ lệ nợ xấu hết sức lý tưởng, chỉ bằng phân nửa mức được

xem là lành mạnh theo thông lệ quốc tế?
Cần một bệnh án đúng và quyết sách hợp lý
Ai cũng biết rằng, điều kiện tiên quyết để chữa khỏi bệnh là phải có một bệnh án đúng. Nếu mắc
phải bệnh nan y mà chỉ chẩn đoán là nhức đầu xổ mũi thì không bao giờ chữa khỏi.
Mặt khác, sự minh bạch không chỉ là một trong những yếu tố quan trọng để xác định vấn đề và tìm
được cách ứng phó thích hợp mà còn là điểm số nâng cao uy tín của hệ thống và hình ảnh quốc
gia. Bằng chứng sinh động nhất là nhờ việc minh bạch những thông tin về bệnh sát và dịch cúm
gia cầm mà Việt Nam không những có những giải pháp ứng phó hữu hiệu mà còn nâng cao vị thế
hình ảnh của mình trên trường Quốc tế. Ngược lại do không đánh giá đúng mức và thấy hết mức
độ nghiêm trọng của dịch lở mồn long móng mà đến nay ngành chăn nuôi gia súc trong nước đang
hết sức lao đao.
Chỉ có cơ hội xây dựng các ngân hàng nói riêng, hệ thống ngân hàng trong nước mạnh khi mà
chúng ta xác định đúng và dám chấp nhận con số thực tế, dù nó có cao đến mức nào.
Với quan điểm đó, hy vọng rằng, nhận ra mức độ nghiêm trọng và quan trọng của vấn đề, đồng
thời là người biết rõ nhất có số thực tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng thương
mại, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước đánh giá đúng con số nợ xấu và những vấn đề
nội tại của mình giúp Chính phủ có thể đưa ra giải pháp hợp lý nhất. Để năm mười năm sau, mỗi
người Việt Nam sẽ tự hào với những ngân hàng Việt Nam mạnh, đừng để như một số nước đông
Âu, trên đất nước chỉ có các ngân hàng nước ngoài thao túng.
Đây là cơ hội tốt nhất và là cơ hội cuối cùng cho các ngân hàng trong nước, nhất là các ngân hàng
thương mại nhà nước. Không thể và không được bỏ lỡ!"
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
)

×