Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kỹ thuật sản xuất và ương giống cá chẻm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.28 KB, 5 trang )

Kỹ thuật sản xuất và ương giống cá chẻm
Trong những năm gần đây, cá chẻm đang là đối tượng cá biển nuôi khá thành công ở Bến Tre.
Cá cho năng suất và mang lại lợi ích kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cả trong nước
và xuất khẩu, góp phần đa dạng hóa đối tượng ni, hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch
bệnh. Tuy nhiên, việc sản xuất ra con giống chất lượng cao còn thiếu, giá thành cao. Nhằm
giải quyết tốt con giống cho người nuôi trong tỉnh, trong năm 2008, Trung tâm Giống thủy sản
đã thành cơng trong qui trình sinh sản nhân tạo và ương giống. Sau đây, xin giới thiệu sơ nét
về kỹ thuật sản xuất và ương giống cá chẻm.
Quy trình sinh sản nhân tạo cá chẻm:
Chọn cá bố mẹ đảm bảo các tiêu chuẩn như: cá khỏe mạnh, hình dạng cân đối, màu sắc
sáng tự nhiên. Cá đực có khối lượng > 2,5 kg/con, cá cái > 4 kg/con và có tuổi > 3+.
Hệ thống xử lý nước:
Nguồn nước --> Hệ thống bể lắng --> Hệ thống bể lọc
--> Hệ thống chứa -->Nước sử dụng.
Kỹ thuật cho cá đẻ: Hiện nay có 2 phương pháp là: kích thích sinh sản tự nhiên và dùng
kích dục tố thụ tinh nhân tạo.
* Kích thích cá đẻ tự nhiên trong bể: (có 2 cách)
- Thay đổi các yếu tố mơi trường: kích thích cá đẻ bằng cách điều chỉnh môi trường sinh
thái giống như đặc điểm sinh sản tự nhiên của cá. Tuy nhiên, phương pháp này kết quả
khơng ổn định nên ít được sử dụng.
- Tiêm kích dục tố (hormone): phương pháp này phổ biến hơn. Thường sử dụng một trong
2 loại kích dục tố là: LRHa (Lutenizing Releasing Hormone Analogue) + Motilimum hoặc
HCG (Human Choriomic Gonadotropin) với liều lượng phụ thuộc vào độ thành thục của
cá, điều kiện mơi trường.
* Kích thích cá sinh sản bằng Hormone và thụ tinh nhân tạo:
Thường áp dụng phương pháp thụ tinh khô. Vuốt trứng cá cái trực tiếp vào dụng cụ chứa
khô và sạch, sau đó cho tinh dịch vào. Dùng lơng gà trộn đều trứng và tinh dịch khoảng 2 3 phút, thêm nước biển lọc vào khi khuấy trộn và để yên 5 phút. Sau đó đưa vào bể ấp.
Thu và ấp trứng:
Trứng cá trong bể đẻ được thu và chuyển đến bể ương bằng cách cung cấp nước liên tục
vào bể đẻ, dòng nước chảy tràn mang theo trứng vào một bể nhỏ (2m x 0,3m x 0,4m) trong
đó có đặt một lưới phiêu sinh được lắp trước đó hoặc bằng cách dùng lưới mịn có mắt lưới


200 ộm, kéo thu trứng ở bể đẻ, được chuyển vào bể ấp có sục khí nhẹ liên tục, mật độ 500 1.000 trứng/L, hoặc ấp trực tiếp vào bể ương nuôi với mật độ 100 – 200 trứng/L. Trứng nở
sau khoảng 19 giờ ở nhiệt độ 26 – 28oC, độ mặn 27 - 32‰. Những trứng ung chìm xuống
đáy phải hút ra ngồi, vớt ấu trùng chuyển sang bể ương.
Kỹ thuật ương nuôi cá chẻm trong trại sản xuất
Chuẩn bị hệ thống bể ương


Bể ương có thể tích từ 3 – 10 m3. Các trang thiết bị sử dụng để ương cá chẻm như hệ thống
bể, dây sục khí, đá bọt, lưới, vợt vớt cá, tất cả được tẩy trùng bằng Chlorine (100 – 200 ppm).
Nước được lọc qua túi lọc có kích thước 50 ộm, cấp vào bể ương khoảng 50 – 60% thể tích
bể. Cấp tảo (Nannochloropsis oculata hoặc Tetraselmis sp) vào bể với mật độ 106 tb/mL.
Ương nuôi ấu trùng
Mật độ ương ấu trùng phụ thuộc vào kích thước ấu trùng, thông thường mật độ ương ấu
trùng mới nở từ 50 – 100 cá thể/lít.
Ấu trùng mới nở dinh dưỡng bằng nỗn hồng, trước khi cá hết nỗn hồng (3 ngày) 1
ngày thì tiến hành cung cấp thức ăn ngồi như luân trùng, trong thời gian từ 2 – 15 ngày
tuổi với mật độ 8 – 15 cá thể/mL (không nên cấp mật độ dầy cá sử dụng không hết, dễ gây
ô nhiễm nước khi luân trùng chết). Đến ngày thứ 12 hầu hết ấu trùng có khả năng bắt được
Nauplius Artemia, trong quá trình cung cấp Nauplius Artemia thì vẫn cung cấp tiếp luân
trùng đến khi cá chuyển sang ăn hoàn toàn Artemia (từ ngày 12 đến ngày thứ 25 – 30). Mật
độ Artemia được duy trì trong bể ương 3 – 5 cá thể/mL.
Cá khoảng 20 – 25 ngày tuổi thì tập cho cá ăn thức ăn cơng nghiệp, quan sát thấy cá chủ
động bắt mồi tốt thì có thể dừng cung cấp Artemia. Cho cá ăn 6 - 8 lần trong ngày, tùy theo
nhu cầu của cá.
Quản lý bể ương:
Ấu trùng cá chẻm rất nhạy cảm với sự biến đổi các yếu tố mơi trường, do đó cần duy trì ổn
định các yếu tố mơi trường như độ muối từ 20 - 30‰; pH: 7 – 8.5, DO e” 5mg/L, nhiệt độ
nước: 25 – 30oC, NH3 d”0,03 mg/L.
Sau khoảng 6-7 ngày ương thì tiến hành siphone loại bỏ các chất lắng dưới đáy bể như xác
tảo, luân trùng chết, trứng ung… Hoặc thay nước với lượng từ 10 – 50% lượng nước mỗi

ngày nhằm đảm bảo chất lượng nước trong bể.
Cần quản lý tốt màu tảo trong bể, để ổn định môi trường ương, đồng thời làm thức ăn cho
luân trùng.
Phòng và trị bệnh: Chủ yếu là tiến hành các biện pháp phòng bệnh, quản lý tốt nguồn nước
và chất lượng thức ăn. Vệ sinh sạch các dụng cụ sử dụng trong trại giống, tiến hành
siphone thay nước hàng ngày. Định kỳ tắm cá bằng nước ngọt hoặc H2O2.
Phân cỡ cá: Cá chẻm là loài cá dữ, chúng thường ăn thịt lẫn nhau, do đó việc phân cỡ cá rất
quan trọng, giúp nâng cao tỷ lệ sống. Ấu trùng cá chẻm đạt 30 – 35 ngày tuổi (cá đạt 1,5 – 2
cm) thì tiến hành phân cỡ cá. Số lần tiến hành phân cỡ cá phụ thuộc vào tỷ lệ phân đàn cá.
Thu hoạch: sau thời gian 40 – 50 ngày, cá đạt kích thước 2- 3 cm, kích cỡ cá thu hoạch phụ
thuộc nhu cầu của thị trường. Trước khi thu hoạch tiến hành phân lọc cá, cá xuất bán có
cùng kích thước để hạn chế ăn nhau trong q trình vận chuyển và ni lớn. Khơng cho cá
ăn trước khi thu hoạch ít nhất 8 giờ, khi thu hoạch cần hạ mực nước trong bể ương, các
thao tác thu hoạch nhẹ nhàng nhằm tránh gây tổn thương cơ học cho cá.
Vận chuyển: Có 2 phương pháp
+ Vận chuyển hở: phương pháp này chỉ áp dụng khi vận chuyển với quãng đường ngắn. Có
hệ thống sục khí để cung cấp thêm Oxy trong q trình vận chuyển.


+ Vận chuyển kín: khi quãng đường xa và thời gian vận chuyển dài. Thường sử dụng xe
lạnh chuyên dụng trong vận chuyển các đối tượng thủy sản. Cần hạ nhiệt độ nước xuống
22 – 26oC. Cá sẽ được đóng vào bao nilon bơm oxy để vận chuyển, mật độ cá đóng phụ
thuộc vào thời gian và phương tiện vận chuyển.
 Trung tâm Giống Thủy sản Bến Tre

Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá ngựa
Cá Ngựa hay còn gọi là hải mã là cá biển thuộc chi Hippocampus và họ Syngnathidae, bao
gồm cả cá chìa vơi. Ở nước ta hiện đã thành cơng quy trình sản xuất và ni thương phẩm
một số loài như: loài cá ngựa đen (H. kuda), cá ngựa vằn (H. comes) và cá ngựa gai (H.
spinosissimuss). Ngoài giá trị về mặt dược phẩm như chữa trị chứng mệt mỏi, suy nhược

cơ thể; viêm nhiễm hoặc áp xe cổ họng, đờm dãi; các bệnh về hô hấp, hen suyễn; suy giảm
khả năng tình dục; các bệnh về tim và hệ tuần hoàn, thận, gan và thậm chí cá ngựa cịn
được dùng để trị chứng khó sinh ở phụ nữ, cá ngựa cịn có giá trị về mặt thẩm mỹ.
Hiện mỗi năm VN xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ và Trung Quốc hàng trăm nghìn
con cá ngựa cảnh và cá ngựa ngâm thuốc. Chính vì vậy, trong những năm gần đây ở các
tỉnh miền trung như Khánh Hòa, Phú Yên đã rộ lên phong trào nuôi cá ngựa xuất khẩu.
Đây là nghề nuôi mới ở nước ta và khơng q khó, ít rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cũng
không quá tốn kém, giá bán ổn định nên lợi nhuận khá cao. Chúng tôi xin giới thiệu sơ bộ
kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá ngựa.
Bắt đầu từ khâu chọn cá bố mẹ cho đẻ, nuôi vỗ thành thục tới khâu cho đẻ và ương cá con
đạt đạt cỡ 30 – 35mm.
1. Chọn cá ngựa đực cho đẻ: chọn cá khỏe mạnh, đuôi uốn cong, túi ấp trứng căng phồng.
2. Nuôi vỗ cá ngựa đực trong bể xi măng:
- Chuẩn bị bể: Thể tích bế: 4 – 6m3, mực nước 0,8 – 1m, đặt 4 - 5 sục khí trong bể. Trong
bể thả các rong, chà hoặc dây nylon cho cá bám.
- Mật độ: 10 – 20 con/m3, tỷ lệ đực cái 1:1 hoặc 2:1
- Thức ăn: Atermia trưởng thành, ấu trùng muỗi, ruốc và các loại tơm tép nhỏ cịn sống.
Cho ăn 3 - 5 lần/ngày tùy theo nhu cầu.
- Chế độ thay nước: thời gian đầu thay hàng ngày kết hợp với siphon đáy, thay 30% lượng
nước trong bể. Sau 1 tuần thay 100%.
- Ở cá ngựa, trứng thành thục và chín trong cơ thể cá cá, sau đó cá cái đưa trứng vào túi ấp
của cá đực làm cho con đực có vẻ như đang mang thai, thời gian mang thai từ 2-3 tuần. Vì
vậy sau thời gian ni vỗ 20 – 30 ngày, tiến hành kiểm tra cá đực mang trứng, tuyển chọn
những cá thể có túi trứng phát triển tốt để cho đẻ. Sau khi đẻ nuôi lại 10 – 20 ngày cá có
thể đẻ tái phát.
3. Kỹ thuật cho đẻ
- Chuẩn bị bể đẻ: Sử dựng bể kính, nhựa hoặc bể xi măng, thể tích 100 – 150 lít. Vệ sinh khử
trùng bể trước khi ni. Nguồn nước cho vào bể phải được lọc sạch, pH 7,5 – 8,5, độ mặn 30 -



34%o, nhiệt độ nước 26 – 300C, có sục khí.
- Mật độ: 1 – 2 con/10 lít
Sau khi đẻ, cá đực được trả lại bể nuôi tái phát, cá con chuyển qua bể nuôi.
4. Kỹ thuật ương cá con
- Chuẩn bị bể: bể ương cá con là bể kính, nhựa hoặc bể xi măng, thể tích 100 -150 lít.
Trong bể đặt các sợi nylon cho cá bám.
- Mật độ: 3 – 5 con/lít.
- Quản lý và chăm sóc:
+ Thức ăn: 1 – 10 ngày đầu cho ăn Copepoda cỡ 200 - 300 µ. Sau đó cho ăn Copepoda cỡ
lớn và Naupius của Atermia, mật độ thức ăn 3 – 5 con/ml (10 – 15% khối lượng thân). Cho
ăn 3 lần/ngày vào lúc: 7h; 11h và 14h.
+ Chế độ thay nước: hàng ngày thay 30% lượng nước trong bể, sau 1 tuần thay 100%,
siphon đáy hút chất thải và thức ăn thừa ra ngoài. Nước thay phải được xử lý bằn chlorine
100 – 200ppm, sục khí 48h.
+ Chế độ ánh sáng: thích hợp 1000 – 10.000lux, chiếu sáng 10h mỗi ngày, phân bố ánh
sáng đều khu vực bể nuôi. Quá sáng hoặc quá tối đều không tốt.
Cá con ương trong bể kính sau 1 – 1,5 tháng cá đạt cỡ 30 – 35mm, chuyển sang bể xi măng
hoặc ra lồng để nuôi thương phẩm.
Trung tâm khuyến nông Quốc Gia
Kỹ thuật lưu giữ và vận chuyển cá ngừ giống
Cá ngừ đại dương bao gồm cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh… (T.albacares;
T. obesus; T. thynnus…) là các lồi cá có giá trị kinh tế cao, là đối tượng khai thác chính của
một số nghề khai thác như câu vàng, lưới vây... Tuy nhiên, do sự tăng nhanh của số lượng tàu
khai thác, nên nguồn lợi cá ngừ đại dương đang có nguy cơ cạn kiệt.
Hiện nay, một số nước đã phát triển nghề nuôi cá ngừ đại dương với qui mô công nghiệp.
Tuy vậy, việc cho đẻ nhân tạo đối với cá ngừ đại dương vẫn còn trong giai đoạn nghiên
cứu nên việc cung cấp cá con giống cho nghề nuôi vẫn dựa chủ yếu vào việc đánh bắt
ngoài biển. Việc khai thác cá ngừ đại dương giống trên biển là rất khó khăn, phức tạp vì
phải đảm bảo con giống còn sống khoẻ mạnh sau khi đã chuyển về các lồng nuôi.
Viện Nghiên cứu Hải sản đã được giao thực hiện Đề tài “Nghiên cứu ngư trường, công

nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống phục vụ nuôi thương phẩm” với mục tiêu là “Xác
định bước đầu ngư trường, lựa chọn công nghệ khai thác và vận chuyển cá ngừ đại dương
giống”. Đề tài được thực hiện trong 3 năm, từ tháng 12/2007 - 12/2010.
Chế tạo lồng vận chuyển cá ngừ đại dương giống:
Đề tài đã chế tạo thành công lồng lưu giữ và vận chuyển cá ngừ đại dương giống. Lồng có
dạng hình trụ trịn, đường kính 13m, chiều cao 8m. Khung lồng được làm bằng 2 vành ống
HDPE có độ bền cao và có độ đàn hồi để chống lại các xung lực của sóng biển. Hai vành
ống đường kính 250 mm được liên kết với nhau bằng các đai sắt. Để đảm bảo an tồn về
lực nổi khi ống bị nứt, phía trong ống được đổ đầy bọt xốp (polystyrene) và được ngăn ra


thành từng đoạn kín nước.
Lưới bọc lồng là lưới dệt không nút nhằm giảm sự cọ sát của cá vào lưới. Sử dụng lưới mắt
vuông để tăng khả năng chịu lực của lưới đối với chì dằn đáy lồng; kích thước mắt lưới
60mm. Lồng được tính tốn thiết kế đảm bảo đủ độ bền đối với tác động của sức cản nước,
sóng gió biển khơi. Hệ thống dây kéo và chì dằn cũng được tính tốn đảm bảo đáy lồng
khơng bị nâng lên trong quá trình kéo. Hiện tại lồng vẫn đang hoạt động tốt ngoài biển.
Thiết kế “cửa lồng” để dồn cá từ lưới vây sang lồng:
Cửa lồng là bộ phận rất quan trọng của lồng vận chuyển cá. Cửa lồng có cấu tạo đặc biệt
với kích thước chiều ngang 6m, chiều cao lớn nhất 4,8m, sao cho khi liên kết cửa lồng vào
lưới vây, có thể dồn cá từ lưới vây sang lồng. Mật độ cá lưu giữ trong lồng cho phép đến 2
kg/m3; như vậy lồng đã thiết kế và chế tạo có dung tích là 1.061 m3, có thể lưu giữ được
khoảng 2 tấn cá ngừ đại dương giống.
Tuy mới triển khai được 1 năm, đề tài đã đạt được một số kết quả quan trọng, đã chứng minh
có thể khai thác được số lượng lớn cá ngừ đại dương giống bằng các tàu lưới vây của nước ta,
đồng thời đã thiết kế và thi công thành công lồng vận chuyển cá ngừ giống. Các nội dung
nghiên cứu tiếp theo của đề tài là vận chuyển thành công cá ngừ từ ngư trường khai thác về
cơ sở nuôi và nghiên cứu ngư trường phân bố cá ngừ đại dương giống.




×