Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Hiệu quả thay đổi nhận thức và tuân thủ của điều dưỡng sau can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc vết thương tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.04 KB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ KIM NHUNG
HIỆU QUẢ THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG SAU CAN THIỆP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG TẠI
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ KIM NHUNG
HIỆU QUẢ THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ TUÂN THỦ
CỦA ĐIỀU DƯỠNG SAU CAN THIỆP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG TẠI
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2020
Chuyên ngành: Ngoại người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.TS NGƠ VĂN TỒN

NAM ĐỊNH - 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, cùng các cô giáo, thày giáo
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trang bị kiến thức cho tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu tại trường để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Ngơ Văn Tồn người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu, những chỉ dẫn vơ cùng quan trọng trong suốt q trình
thực hiện chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của Ban
Giám đốc bệnh viện HN Việt Đức, tập thể cán bộ nhân viên khoa phẫu thuật Chi
trên và Y học Thể thao đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện HN Việt Đức, Ban
Lãnh đạo khoa phẫu thuật Chi trên và Y học Thể thao, Lãnh đạo phịng Điều
dưỡng đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa học và trong suốt q tình học
tập tại trường.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè.
Những người luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những điều kiện tốt
nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 15 tháng 01 năm 2021
Học viên

Bùi Thị Kim Nhung


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Thị Kim Nhung học viên lớp Điều dưỡng CKI khóa 1 đã có

bằng thạc sĩ các ngành gần và phù hợp, chuyên ngành Ngoại người lớn trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
1. Đây là chuyên đề do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Ngơ Văn Tồn.
2. Các kết quả trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hà nội ngày 15 tháng 01 năm 2021
Học viên

Bùi Thị Kim Nhung


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………..……..i
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………………….………ii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………...iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………..…….iv
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………..…..v
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 3
1.1 Vấn đề nhiễm khuẩn vết mổ .............................................................................. 3
1.1.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn vết mổ ............................................................................. 3
1.1.2 Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới .............................................................. 3
1.1.3 Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam ............................................................. 4

1.2 Giới thiệu về chăm sóc vết thương .................................................................... 5
1.2.1 Phân loại vết thương ........................................................................................... 6
1.2.2 Giới thiệu về quy trình thay băng vết thương ............................................................. 6

1.2.3 Tình hình chăm sóc vết thương trên thế giới .............................................................. 7
1.2.4 Thực trạng chăm sóc vết thương tại Việt Nam

........................................................... 9

1.2.5 Ảnh hưởng của việc chăm sóc vết thương đến tình trạng nhiễm khuẩn

........................... 10

1.2.6. Một số yếu tố liên quan đến thực hành của điều dưỡng .............................................. 11

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ .............................................................. 122
2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...................................................... 144
2.1.1 Tuổi ............................................................................................................ 144
2.1.2 Giới ............................................................................................................ 144
2.1.3 Số năm công tác ............................................................................................. 144

2.2 Đánh giá kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo ....... 155
2.2.1 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo

.................................................. 155


iv
2.2.2 Thực hành của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo ................................................. 166

2.3 Đánh giá kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu sau đào tạo .......... 177
2.3.1 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu sau đào tạo ..................................................... 177
2.3.2 Thực hành của đối tượng nghiên cứu sau đào tạo .................................................... 188


2.4 Hiệu quả đào tạo kiến thức và thực hành ....................................................... 199
2.4.1 Hiệu quả đào tạo kiến thức: ............................................................................... 199
2.4.2 Hiệu quả của đào tạo thực hành: ........................................................................... 20

CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ...................................................................................... 21
3.1 Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo .................................................... 21
3.2 Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................................ 21
3.3 Về kiến thức của đối tượng tham gia nghiên cứu trước đào tạo ......................... 22
3.4 Về thực hành của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo ...................................... 23
3.5 Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo chăm sóc vết thương .................... 23
3.6 Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 24

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 24
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................
PHỤ LỤC ....................................................................................................................


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSVT

Chăm sóc vết thương

NB

Người bệnh

ĐD


Điều dưỡng

NKVM

Nhiễm khuẩn vết mổ

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu……………….. 14
Bảng 2: Tương quan điểm kiến thức trước và sau đào tạo……………………… 19
Bảng 3: Tương quan về thực hành trước và sau đào tạo……………………….…20


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phân bố giới tính .................................................................................. 14
Biểu đồ 2: Điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo ............................ 16
Biểu đồ 3: Điểm thực hành của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo ............................ 17
Biểu đồ 4: Điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu sau đào tạo ................................ 18
Biểu đồ 5: Điểm thực hành của đối tượng nghiên cứu sau đào tạo. .............................. 19


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc vết thương (CSVT) cho người bệnh là một thủ thuật tốn kém, nó
khơng chỉ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, tài chính mà cịn ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chi phí thanh toán cho vấn đề CSVT tại
Anh chiếm khoảng 3% tổng ngân sách chi cho dịch vụ y tế, ước tính khoảng 2,3
đến 3,1 tỷ bảng Anh mỗi năm. Đây là chi phí chưa tính đến các chi phí ẩn khác
như biến chứng, giảm đau hay trầm cảm cho người bệnh [15].
Theo một nghiên cứu tại Mỹ có khoảng hơn 5,7 triệu người có vết thương
mãn tính mà đáng ra có thể ngăn ngừa được nếu ngay từ đầu được các nhân viên
y tế chăm sóc tốt và chăm sóc dựa trên thực tế lâm sàng của vết thương, ngoài ra
cịn có nhiều vết thương của bệnh nhân do biến chứng của nhiễm trùng, cắt cụt
chi, loét do tỳ đè có thể được giảm thiểu do nếu được chăm sóc tốt [16].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Hương Thu và cộng sự đánh giá thực hành
thay băng trên 200 lần thực hành cho thấy 79% thực hành đúng toàn bộ các tiêu
chí đánh giá quy trình thay băng, 9,5% thực hành đúng >80% các tiêu chí đánh
giá quy trình thay băng, 10% thực hành đúng từ 70-80% các tiêu chí đánh giá, và
1,5% thực hành đúng <70% các tiêu chí đánh giá quy trình thay băng[1].
Nghiên cứu của Ngơ Thị Huyền và cộng sự đánh giá thực hành quy trình
thay băng tại Bệnh viện Việt Đức năm 2012 qua 162 nhân viên Điều dưỡng, Kỹ
thuật viên cho thấy có đến 61,1% đối tượng thực hành sai ít nhất 1 trong các
bước của quy trình thay băng, trong đó có 3,9% đối tượng không thực hiện đánh
giá vết thương khi tiến hành chăm sóc [2].
Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh của
điều dưỡng, việc chăm sóc vết thương tốt giúp người bệnh phục hồi sức khỏe
nhanh chóng, kiểm sốt vấn đề vơ trùng, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí


2

điều trị, tăng cường niềm tin của người bệnh vào nhân viên y tế. Chăm sóc vết

thương đảm bảo giữ vệ sinh vết thương, giúp các nhân viên y tế đánh giá vết
thương, phát hiện những thay đổi bất thường của vết thương như nhiễm trùng,
hoại tử để kịp thời xử lý làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa tuyến cuối. Chăm
sóc vết thương là cơng việc hàng ngày của cơng tác Điều dưỡng (ước tính
khoảng 900 lượt/ 1 ngày). Tuy nhiên việc thực hành chăm sóc vết thương theo
quy trình chuẩn chưa được thực hiện đầy đủ.
Như vậy việc đào tạo, hướng đẫn, cung cấp kiến thức cho điều dưỡng về
chăm sóc vết thương là rất quan trọng từ đó nâng cao kết quả điều trị cũng như
tạo sự tin tưởng cho người bệnh đến điều trị tại bệnh viện.
Từ năm 2013 đến 2015 phòng điều dưỡng bệnh viện đã thực hiện dự án
“Nâng cao năng lực chăm sóc vết thương cho điều dưỡng tại bệnh viện Việt
Đức” và khoa PT Chi trên và Y học thể thao là một đơn vị tương đối lớn trong
vấn đề chăm sóc vết thương. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả
thay đổi nhận thức và tuân thủ của điều dưỡng sau can thiệp nâng cao chất lượng
chăm sóc vết thương tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020” với mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng điểm kiến thức và thực trạng tuân thủ của Điều dưỡng về

chăm sóc vết thương
2.

Xác định mức độ thay đổi điểm kiến thức và mức độ thay đổi sự tuân thủ

sau can thiệp của Điều dưỡng về chăm sóc vết thương


3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Vấn đề nhiễm khuẩn vết mổ
Một vấn đề lo ngại hàng đầu cho BS phẫu thuật là nhiễm khuẩn vết mổ.
Trong những năm đầu của kỷ nguyên phẫu thuật hiện đại, rất nhiều bệnh nhân đã
tử vong do NKVM và các NKBV, NKVM gây ảnh hưởng nhiều đến tinh thần
người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện gây ảnh hưởng đến kinh tế người bệnh,
gia tăng viện phí, khả năng hồi phục kém[4]…
Tại Hoa Kỳ, mỗi trường hợp bị NTVM thời gian nằm viện phải tăng thêm
từ 7 – 10 ngày và chi phí tăng thêm khoảng 3000USD.
1.1.1 Định nghĩa nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ được định nghĩa là tình trạng nhiễm khuẩn tại vùng
vết mổ hay các vết thương, có thể phải giải quyết bằng các phương pháp ngoại
khoa. Bất kỳ vết thương xuyên qua da nào cũng có thể gây ra nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn xảy ra do mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể hoặc qua các vết
thương, hoặc từ nguồn khác sau khi gây ra vết thương: Vết cắn, vết cắt, vết đâm
chích, vết bỏng, chỗ nứt, gẫy hở đều mang đến nguy cơ nhiễm trùng [4].
Nhiễm khuẩn vết mổ là nguyên nhân đứng thứ hai trong các nguyên nhân
gây nhiễm khuẩn thường gặp, nhất ở bệnh nhân hậu phẫu (Nhiễm khuẩn tiết
niệu, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn đường hơ hấp dưới).
1.1.2 Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới
NKVM là một trong những NKBV hay gặp phải, thậm chí xảy ra rất sớm
ngay trong giai đoạn hậu phẫu. Những năm thập kỷ 80 thế kỷ 20, tỷ lệ NKVM có
thể tới 58% mặc dù đã sử dụng nhiều kháng sinh. Cho đến những năm gần đây,


4

mặc dù việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó có NKVM thì tỷ lệ này
vẫn cịn cao. Ngay cả ở Mỹ, theo báo cáo được tổng hợp về trung tâm kiểm sốt
và phịng bệnh (CDC – centers for disease control and prevention) cho thấy các

NKVM có tỷ lệ từ 0% đến 15% tùy theo loại phẫu thuật, các dụng cụ được sử
dụng trong quá trình hậu phẫu, vị trí phẫu thuật, kháng sinh trước mổ.
Nhiễm khuẩn vết mổ là một vấn đề mang tính tồn cầu.Tại các nước phát
triển có khoảng 5 triệu bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ trong tổng số 44 triệu
bệnh nhân phẫu thuật [18]. Tại Anh một nghiên cứu trên những bệnh nhân sinh
con theo hình thức phẫu thuật có 2,9% bị nhiễm trùng vết mổ [19]. Tại Thụy
Điển, một báo cáo cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 6,9% [20]. Tại các nước
đang phát triển thì tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ cao hơn nhiều. Ở các nước Châu Phi
như Tanzania tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ năm 2003 là 19,4% [21]. Tại Peru tỷ lệ
này là 26,7% và Ấn Độ là 18,9% [23], [22], tại Nepal năm 2004 là 7,3%, Iran tỷ
lệ NKVM bụng là 17,4%[17].
Theo nghiên cứu tại trường đại học Johns Hopkins sau khi đã phân loại vết
thương theo các mức độ vết thương sạch sẽ, vết thương sạch/bị ô nhiễm, vết
thương ô nhiễm, và vết thương dơ bẩn thấy tỷ lệ NKVM tương ứng là 0,54%,
0,86%, 1,31% và 2,1%[24].
1.1.3 Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, các thống kê về NKVM còn ít được công bố. Tại Bệnh viện
HN Việt Đức, Nguyễn Đức Chính và cộng sự thống kê trong 12 tháng (Từ tháng
08/1992 đến tháng 7/1993) qua 4281 ca mổ, có tỷ lệ NKVM chung là 17,4%
trong đó có 95% NKVM do con người gây ra và 5% NKVM có nguyên nhân từ
mơi trường bên ngồi và trang thiết bị y tế [5]. Qua thời gian từ 1991 đến 1998,


5

nhờ việc triển khai áp dụng giải pháp tổng hợp tác động lên môi trường, cơ sở,
trang thiết bị, cán bộ y tế, đẩy mạnh quản lý bệnh viện. Do đó đã tiến hành
chống NKBV có hiệu quả, hạ thấp tỷ lệ NKVM một cách đáng kể. Tỷ lệ NKVM
chung chỉ còn 9,1%[6].
Theo nghiên cứu của Lê Minh Luân năm 2006 về phẫu thuật tiêu hóa tại

Bệnh viện Việt Đức thấy tỷ lệ NKVM là 6,5%, trong đó có 54,5% là NKVM
nông, 39,3% NTVM sâu và 6,2% nhiễm khuẩn ổ bụng [7]. Một vài nghiên cứu
khác như của Tống Vĩnh Phú trên 456 bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa ngoại
bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có 10,1% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ
[8], của Nguyễn Thị Ninh tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Định thì tỷ lệ này là 6,35% [9]. Tại bệnh viện Thanh Nhàn theo báo cáo của Cao
Văn Vinh thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 5,5% [10].
Năm 2008, được sự giúp đỡ của tổ chức JICA – Nhật Bản, BV HN Việt
Đức đã tiến hành điều tra để xác định tỷ lệ NKVM, Nguyễn Tiến Quyết và các
cộng sự thống kê từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2008 qua 1004 trường hợp có tỷ lệ
NKVM chung là 8,5% trong đó có 64,7% là NKVM nơng và 35,3% là NKVM
sâu[12]. Từ tháng 3/12/2001 đến 2/3/2002 qua nghiên cứu 911 bệnh nhân mổ tại
BV Bạch Mai thấy: Tỷ lệ NKVM chung tồn bộ khối ngoại là 4,3% và tính riêng
khoa ngoại BV Bạch Mai là 6,7%. Tỷ lệ NKVM thuộc nhóm BN phẫu thuật tại
khu nhà mổ cũ là 11,2%, cao hơn so với nhóm phẫu thuật tại khu nhà mổ mới là
4,4%[13].
1.2 Giới thiệu về chăm sóc vết thương
Thuật ngữ chăm sóc vết thương lần đầu tiền được miêu tả cách đây khoảng
5 nghìn năm, từ đó những nguyên tắc khác nhau của việc chăm sóc vết thương


6

đã được truyền từ đời này sang đời khác.Trong khoảng 100 năm trở lại đây có rất
nhiều cải tiến trong chăm sóc vết thương nhưng những cải tiến vượt bậc mang lại
hiệu quả điều trị cao lại thuộc về những năm trở lại đây [25].
Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh của
điều dưỡng, việc chăm sóc vết thương tốt giúp người bệnh phục hồi sức khỏe
nhanh chóng, kiểm sốt vấn đề vơ trùng, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí
điều trị, tăng cường niềm tin của người bệnh vào nhân viên y tế. Người điều

dưỡng cần phải có kỹ năng sử dụng các loại băng vết thương để che chở và bảo
vệ vết thương giúp cho sự lành vết thương diễn ra một cách tốt nhất.
1.2.1 Phân loại vết thương
Vết thương sạch: Là vết thương ngoại khoa được thực hiện dưới các điều
kiện vô khuẩn, không bị nhiễm khuẩn, không nằm trong vùng của hô hấp, bài
tiết, sinh dục, tiết niệu và khơng có ống dẫn lưu.
Vết thương sạch có nguy cơ nhiễm khuẩn: Là vết thương khơng có dấu hiệu
nhiễm khuẩn nhưng nằm trong vùng hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu, vết
thương hở, vết thương có ống dẫn lưu.
Vết thương nhiễm khuẩn: Vết thương nhiễm khuẩn, vết thương do tai nạn,
dập nát, vết thương trên vùng có nhiễm khuẩn trước mổ (ví dụ: Viêm phúc mạc,
chấn thương ruột,...)
Vết thương bẩn: Vết thương có mủ, hoại tử và có nguồn gốc bẩn từ trước.
1.2.2 Giới thiệu về quy trình thay băng vết thương
* Định nghĩa


7

Quy trình thay băng là cơng việc làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm
khuẩn cho người bệnh.
* Mục đích
Làm sạch vết thương và phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Theo dõi, đánh giá tình trạng vết thương.
Bảo vệ vết thương, thúc đẩy quá trình liền vết thương.
* Chỉ định và chống chỉ định
Theo y lệnh của phẫu thuật viên.
Theo nhận định của Điều dưỡng về tình trạng vết thương (nếu vết thương
thấm dịch nhiều có thể thay băng nhiều lần trong ngày).
1.2.3 Tình hình chăm sóc vết thương trên thế giới

Chăm sóc vết thương cho người bệnh là một thủ thuật rất tốn kém, nó khơng
chỉ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, tài chính mà cịn ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của người bệnh. Chi phí thanh tốn cho vấn đề chăm sóc vết
thương tại Anh chiếm khoảng 3% tổng ngân sách chi cho dịch vụ y tế, ước tính
khoảng 2,3 đến 3,1 tỷ bảng Anh mỗi năm. Đây là chi phí chưa tính đến các chi
phí ẩn khác như biến chứng, giảm đau hay trầm cảm cho người bệnh [26].
Chăm sóc vết thương là một lĩnh vực mà ngành y tế hiện nay rất quan tâm,
nhiều nghiên cứu cho thấy việc chăm sóc vết thương tốt sẽ làm giảm đáng kể
việc sử dụng các nguồn nhân lực y tế và chi phí trong việc cải thiện kết quả điều
trị cho bệnh nhân. Tại Anh có khoảng 11 triệu phẫu thuật hay các can thiệp y học
được thực hiện mỗi năm. Theo một nghiên cứu tại Mỹ có khoảng hơn 5,7 triệu


8

người có vết thương mãn tính mà đáng ra có thể ngăn ngừa được nếu ngay từ
đầu được các nhân viên y tế chăm sóc tốt và chăm sóc dựa trên thực tế lâm sàng
của vết thương, ngồi ra cịn có nhiều vết thương của bệnh nhân do biến chứng
của nhiễm trùng, cắt cụt chi, loét do tỳ đè có thể được giảm thiểu do nếu được
chăm sóc tốt [27].
Trong chăm sóc vết thương các sản phẩm để chăm sóc vết thương cũng rất
quan trọng. Tính sẵn có của các sản phẩm chăm sóc và quản lý vết thương cũng
gây ảnh hưởng đến việc thực hành thay băng vết thương. Theo nghiên cứu của
Huynh và Foget – Falacchio năm 2005 cho thấy có sự khác biệt lớn trong số lần
thay băng và số lượng băng sử dụng khơng có sự hợp lý và rõ ràng. Mặt khác
trong nghiên cứu này cũng chứng minh khơng có mối liên quan giữa số lần thay
băng vết thương với sự liền vết thương [28].
Trong quá trình thay băng vết thương việc đánh giá vết thương có vai trị rất
quan trọng, dựa và q trình đánh giá vết thương sẽ đánh giá được sự liền vết
thương hoặc những diễn biến bất thường để từ đó có thể xử trí kịp thời. Trong tài

liệu của Tapp năm 1990 việc đánh giá vết thương trong quá trình thay băng là
bắt buộc nhưng không phải ai cũng tiến hành. Trong nghiên cứu của Geraldine
năm 2012 trên 150 đối tượng là điều dưỡng có 73,8% đối tượng là đánh giá về
vết thương trong q trình thay băng cịn 23,4% là không thực hiện [29].
Kiến thức và năng lực của điều dưỡng về chăm sóc và quản lý vết thương
cũng rất quan trọng, nó quyết định đến việc thực hành của điều dưỡng. Do vậy
vấn đề cập nhật kiến thức về chăm sóc vết thương là rất cần thiết. Trong nghiên
cứu của Geraldine về kiến thức của điều dưỡng về quản lý và chăm sóc vết


9

thương cho thấy có 38,6% nhân viên y tế cập nhật kiến thức về chăm sóc vết
thương trong 2 năm, 61,4% không cập nhật kiến thức trong 2 năm [29].
Theo nghiên cứu của Hadcock năm 2000 cho thấy có một số lượng lớn điều
dưỡng có kiến thức về chăm sóc vết thương, đặc biệt là các điều dưỡng lâu năm
có nhiều kinh nghiệm [30].
Nghiên cứu tại India khi đánh giá kiến thức và thực hành về chăm sóc vết
thương mãn tính chỉ ra rằng điểm kiến thức của điều dưỡng đạt 73% trong khi đó
thực hành chỉ đạt 63%, như vậy giữa kiến thức và thực hành có mối liên quan tỷ
lệ nghịch [31]. Một nghiên cứu khác của Mc. Fadden năm 1994 có tới 85% điều
dưỡng thực hành sai quy trình thay băng vết thương cho bệnh nhân phẫu thuật vì
họ khó áp dụng kiến thức vào thực tế lâm sàng [32].
1.2.4 Thực trạng chăm sóc vết thương tại Việt Nam
Quy trình thay băng là một thủ thuật quan trọng trong điều trị bệnh nhân
phẫu thuật. Thay băng vết thương cho phép đánh giá tình trạng liền vết thương.
Nếu vết thương tiết dịch nhiều có thể thay băng nhiều hơn 1 lần/ngày.
Theo nghiên cứu của Lê Đại Thanh về thực trạng thay băng tại bệnh viện
đa khoa Chương Mỹ trên 200 lần thay băng dựa trên 30 tiêu chí đánh giá cho
thấy khơng có lần nào thực hiện đúng tồn bộ các tiêu chí đánh giá trong quy

trình thay băng, 77,5% số lần thực hiện đúng >90% đến <100% các tiêu chí đánh
giá, và 22,5% số lần thực hiện đúng <80% các tiêu chí đánh giá. Trong đó đặc
biệt là bước tiến hành rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh lần 2 trước khi tiến hành
thay băng thì 100% khơng thực hiện; sau khi kết thúc quy trình có đến 10%
không thực hiện rửa tay.


10

Thay băng vết thương còn giúp đánh giá sự phù hợp của các loại băng với
vết thương, để từ đó cải tiến các sản phẩm chăm sóc góp phần nâng cao chất
lượng điều trị. Ngoài sử dụng các loại băng gạc trong khi thay băng vết thương
hiện nay đã có nhiều sản phẩm khác dùng để thay thế trong đó có tăm bơng dùng
để rửa vết thương. Trong nghiên cứu của Tạ Thanh Thủy tại BV Phụ Sản Hà Nội
so sánh hiệu quả của tăm bông với thay băng bằng kẹp phẫu tích bằng bơng và
cồn cho thấy khi sử dụng tăm bông tiết kiệm được thời gian và chi phí cho mỗi
lần thay băng, thời gian khi sử dụng các dụng cụ thông thường cho mỗi lần thay
băng và không mất thời gian xử lý dụng cụ.
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Hương Thu và cộng sự đánh giá thực hành
thay băng trên 200 lần thực hành cho thấy 79% thực hành đúng tồn bộ các tiêu
chí đánh giá quy trình thay băng, 9,5% thực hành đúng >80% các tiêu chí đánh
giá quy trình thay băng, 10% thực hành đúng từ 70-80% các tiêu chí đánh giá, và
1,5% thực hành đúng <70% các tiêu chí đánh giá quy trình thay băng [1].
Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện ngoại khoa đầu ngành của Việt Nam,
bên cạnh việc điều trị và theo dõi NB thì vấn đề chăm sóc vết thương, cũng cần
phải được quan tâm. Chăm sóc vết thương hàng ngày đúng cách sẽ giúp vết
thương nhanh liền, tránh nhiễm trùng và hoại tử, từ đó góp phần cải thiện chất
lượng điều trị, làm giảm số ngày nằm viện giúp giảm chi phí cho NB.
Theo báo cáo hàng năm của bệnh viện số bệnh nhân được phẫu thuật tăng
lên đáng kể, từ 23260 bệnh nhân năm 2005 lên đến 35275 bệnh nhân năm 2010.

Vì vậy, vấn đề chăm sóc vết thương càng cần phải được quan tâm hơn nữa.
1.2.5 Ảnh hưởng của việc chăm sóc vết thương đến tình trạng nhiễm khuẩn


11

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tuân thủ đúng quy trình chăm sóc vết
thương chuẩn (trong đó có thực hiện quy trình thay băng) thì tỷ lệ NKVM sẽ
giảm hơn rõ rệt.
Một nghiên cứu tại Mỹ có thấy trong năm 2006 có 13,3% BN bị NKVM đại
trực tràng trong đó có 38% tn thủ quy trình chăm sóc ngoại khoa, năm 2007 có
8,3% BN bị NKVM trong đó 92% % tn thủ quy trình chăm sóc ngoại
khoa[33]. Kết quả nghiên cứu của Parvez chứng minh rằng 25% nhiễm trùng vết
mổ có thể được ngăn ngừa trong suốt quá trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh
[34]. Đối với những bệnh nhân đặt catheter trung tâm khi được chăm sóc vết
thương bằng quy trình chuẩn đã giảm 40% trường hợp nhiễm khuẩn catheter
[35]. Một nghiên cứu khác trên bệnh nhân có vết bỏng, nếu vết thương được rửa
hàng ngày sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm khuẩn và thời gian liền vết
thương[36].
1.2.6. Một số yếu tố liên quan đến thực hành của điều dưỡng
Việc thực hành điều dưỡng có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như
tuổi, giới tính, trình độ chun mơn, số năm cơng tác, kiến thức, thái độ, thu
nhập, khoa phòng làm việc…
Theo kết quả nghiên cứu của Hadcock năm 2002 chỉ ra rằng, những điều
dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm thực hành chăm sóc vết thương tốt hơn so với
nhóm điều dưỡng ít năm kinh nghiệm [30]. Nhưng trong nghiên cứu của
Williamson và Gupta lại chỉ ra điều ngược lại, những nhân viên có số năm cơng
tác >10 năm lại thực hành về ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ kém hơn nhóm
mới làm việc [31]. Một nghiên cứu khác của Pancorbo lại cho thấy khơng có mối
liên quan giữa số năm cơng tác và thực hành lâm sàng của điều dưỡng [38].



12

Theo kết quả nghiên cứu của Williamson và Gupta cho thấy, những điều
dưỡng có trình độ đại học thì kiến thức và thực hành tốt hơn so với nhóm có
trình độ cao đẳng [31]. Một nghiên cứu khác của Steel cũng cho kết quả tương
tự, những điều dưỡng được đào tạo với trình độ cao hơn thì kiến thức và thực
hành lâm sàng tốt hơn [39]. Najeeb đã chứng minh rằng những điều dưỡng được
tham gia khóa đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn thực hành tốt hơn so với nhóm
khơng được đào tạo [40].
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Khoa phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao (tiền thân là khoa Chấn
thương Chỉnh hình 1) được tách ra từ khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức và chính thức đi vào hoạt động từ 01 tháng 04 năm 2011.
Khoa có nhiệm vụ khám chữa bệnh và điều trị cho những người bệnh chấn
thương chỉnh hình. Tổng số nhân viên trong khoa là 55 cán bộ gồm 14 Bác sỹ,
38 Điều dưỡng, 01 nhân viên văn phịng và 02 Trợ giúp chăm sóc. Trong 10
tháng đầu năm 2020 khoa đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 4000 người bệnh với
25.861 ngày điều trị, mổ 5.313 ca (4151 ca mổ phiên và 1162 ca mổ cấp cứu).
Với số lượng người bệnh mổ đông như vậy việc chăm sóc vết thương cho người
bệnh là một vấn đề lớn và quan trọng quyết định chất lượng điều trị và mang lại
sự hài lòng cho người bệnh. Việc khảo sát chất lượng chăm sóc người bệnh cũng
được khoa chú trọng tiến hành thường xuyên.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu có can thiệp trên tồn bộ điều
dưỡng từ tháng 5 đến tháng 10/2020 tại khoa phẫu thuật Chi trên và Y học thể
thao bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sử dụng phiếu đánh giá kiến thức và bảng
kiểm thực hành chăm sóc vết thương vào 2 thời điểm trước và sau can thiệp,



13

đánh giá nhóm chỉ tiêu nghiên cứu chung về đặc điểm nhân khẩu học của đối
tượng nghiên cứu, nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về đánh giá kiến thức và thực hành
chăm sóc vết thương.
Phiếu đánh giá kiến thức và thực hành (tham khảo bộ câu hỏi và bảng kiểm
đánh giá thực hành của dự án “Nâng cao năng lực chăm sóc vết thương cho điều
dưỡng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” năm 2015 của phòng Điều dưỡng bệnh
viện được Bộ Y tế phê duyệt).
Đánh giá kiến thức: gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm đạt yêu cầu khi trả lời
đúng 21/30 câu.
Đánh giá thực hành theo bảng kiểm: với 4 mức điểm đánh giá 0, 1, 2, 3 đạt
yêu cầu khi đạt từ 31/45 điểm.
Phương pháp:
- Bước 1: đánh giá kiến thức và thực hành (01 tuần)
- Bước 2: tổng kết điểm và phân tích thực trạng (02 ngày)
- Bước 3: lên chương trình đào tạo và xin phê duyệt cấp trên (01 tuần)
- Bước 4: triển khai đào tạo (01 tháng)
- Bước 5: đánh giá lại kiến thức và thực hành sau đào tạo (01 tuần)
- Bước 6: tổng kết và báo cáo (01 tuần)
Nội dung đào tạo:
- Kiến thức:
+ Giải phẫu sinh lý da và quá trình liền thương
+ Chăm sóc loét
+ Các loại vết thương
+ Giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Thực hành : quy trình thay băng thường quy


14


Chúng tôi thu được những kết quả nghiên cứu như sau:
2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tuổi
Trong nghiên cứu chúng tơi có 29 đối tượng nghiên cứu, tuổi trung bình là
34,79 ± 8,01
2.1.2 Giới
Điều dưỡng nữ chiếm đa số trong nghiên cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 5/24, tương
ứng 17,2% và 82,8%.

Giới
Nam, 17.2

Nữ, 82.8

Nam

Nữ

Biểu đồ 1: Phân bố giới tính
2.1.3 Số năm cơng tác
Gồm 3 mức, dưới 5 năm, 5-10 năm và trên 10 năm công tác, chúng tôi
thống kê đưa ra bảng số liệu sau:
Bảng 1: Đặc điểm thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu


15

Đặc điểm


Thâm niên

Đối tượng nghiên cứu (n = 29)
Tần số

Tỷ lệ (%)

Dưới 5 năm

5

17,2

5- 10 năm

11

37,9

Trên 10 năm

13

44,9

Nhận xét: Bảng 1 cho thấy, tuổi trung bình của đối tượng cơng tác cịn trẻ
(34,79 ±8,01), tuy nhiên, thâm niên cơng tác trung bình lại cao (11,31 ± 8,07),
phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu số năm công tác đều trên 10 năm.
2.2 Đánh giá kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu trước
đào tạo

2.2.1 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo
Đánh giá qua phiếu đánh giá kiến thức ở thời điểm trước đào tạo, điểm kiến
thức của đối tượng từ 4,17 đến 7,88 điểm, trung bình 5,95 ± 0,86, thể hiện ở biểu
đồ 2.


16

Biểu đồ 2: Điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo
2.2.2 Thực hành của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo
Đánh giá qua bảng kiểm thực hành thay băng, điểm thực hành trung bình
của đối tượng nghiên cứu trước đào tạo là 7,35± 0,36 điểm, điểm thấp nhất là
6,73 điểm, điểm cao nhất là 8,27 điểm. Thể hiện ở biểu đồ 3.


×