Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hướng dẫn phân tích và nhận xét bảng số liệu Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.75 KB, 3 trang )

Kỹ năng phân tích và nhận xét bảng số liệu Địa lí
I. Quy trình làm việc với bảng số liệu
Trong học tập và thi tốt nghiệp THPT thường có câu hỏi phân tích số liệu, bởi biết dựa
vào bảng số liệu để tìm thơng tin Địa lí là một trong những kĩ năng quan trọng trong
học tập và nghiên cứu Địa lí.
Loại câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ am
hiểu, vận dụng kiến thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ
năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí.
Nhận xét bảng số liệu thực chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang và
cột dọc, rút ra những nhận xét cần thiết.
Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng
dẫn học sinh khi phân tích bảng số liệu, cần thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:
a) Phân tích và xử lí số liệu theo cột dọc, hàng ngang
- Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (tấn, tạ, triệu, ha, tỉ kwh, tỉ đồng,…) hoặc đơn
vị tương đối (%). Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính tốn ra các đại lượng
tương đối để nhận xét và phân tích sâu hơn.
- Hầu hết các bảng số liệu đều có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể
hiện cơ cấu của đối tượng.




Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối
tượng.
Sự chuyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của
đối tượng.
Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian.

b) Kết hợp số liệu tương đối và tuyệt đối trong q trình phân tích, giải thích
- Trong q trình phân tích bảng số liệu cần kết hợp hai đại lượng (tương đối và tuyệt
đối) để minh hoạ bài nhận xét, phân tích.


- Trong q trình phân tích cần sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng, tránh bỏ sót
số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.
- Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.

Tổng hợp: Download.vn


- Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những nguyên nhân, lý
do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và không gian của đối
tượng.
c) Thực hiện nguyên tắc đi từ tổng quát đến chi tiết và từ khái quát đến cụ thể
- Thông thường các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới
các số liệu chi tiết thể hiện một thuộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng
địa lí được nêu ra trong bảng số liệu.
- Nhận xét, phân tích bảng số liệu: giá trị tổng thể, các giá trị trung bình, giá trị cực đại,
cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới
dạng hơn kém (tăng hay giảm, gấp bao nhiêu lần hoặc phần trăm so với tổng số).
d) Khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng
Trong q trình phân tích cần phải khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong
bảng số liệu. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng của bảng số liệu.
e) Một số lưu ý khi làm việc với bảng số liệu
- Cần xử lí và tính tốn số liệu (nếu là số liệu tuyệt đối) trước khi nhận xét, phân tích.
- Tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính tốn, điều này sẽ làm mất thời gian làm bài.
- Tránh trường hợp chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu vì có nhiều mối quan hệ giữa các
đối tượng địa lí gắn với các nội dung của từng bài.
Tóm lại, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính tốn hợp lý
để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra. Điều đó cho thấy, nếu khơng
nắm chắc các kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết sẽ rất khó để nhận xét, khai
thác và phân tích tốt bảng số liệu.
II. Cách nhận xét bảng số liệu

Tìm mối quan hệ giữa các số liệu theo cả hàng nganh và hàng dọc; Giữa các đối tượng.
- Nhận xét tổng quát trước:
Qua các năm thì nó tăng hay giảm (nhanh hoặc chậm, liên tục hoặc không liên tục,
đều hoặc không đều), thay đổi và giữa các đối tượng thì có sự khác nhau , khác biệt,
chênh lệch…
- Nhận xét riêng:



Dẫn chứng (tăng, giảm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %....)
Nếu tăng giảm khơng liên tục thì chứng minh từng giai đoạn.

Tổng hợp: Download.vn




Đối tượng nào tăng nhanh hơn, chậm hơn; cao nhất, thấp nhất.

* Nếu bảng chỉ có 1 năm, nhiều đối tượng:



Đại lượng nào lớn nhất, đại lượng nào nhỏ nhất: dẫn chứng số liệu.
Đại lượng lớn nhất gấp mấy lần đại lượng nhỏ nhất.

- Nếu bảng có 2 năm trở lên, có 1 đối tượng:




Qua các năm thì nó tăng hay giảm (nhanh hoặc chậm, liên tục hoặc không liên
tục, đều hoặc không đều)
Dẫn chứng (tăng, giảm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %....)

- Nếu bảng có 2 năm trở lên, nhiều đối tượng:




Từ năm…… đến năm……
Đại lượng nào tăng, đại lượng nào giảm: tăng giảm bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu
lần, bao nhiêu %.
Kết luận đại lượng nào tăng nhanh hơn

- Khi nhận xét về dân số:




Dân số thường không giảm (luôn tăng, nhưng tăng nhanh hay chậm)
Riêng biểu đồ và bảng số liệu về dân số phải nhận xét thời gian dân số gia tăng
gấp đôi cần nhiêu nhiêu năm.
Tỷ lệ gia tăng dân số cao hay thấp.

Tổng hợp: Download.vn



×