Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

CON ĐƯỜNG CHI VIỆN CỦA MIỀN BẮC CHO MIỀN NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại Học Thương Mại

BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: CON ĐƯỜNG CHI VIỆN CỦA MIỀN BẮC CHO MIỀN NAM TRONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHÔNG MỸ CỨU NƯỚC 1954 - 1975

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
MÔN

: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

LỚP HP

: 2102RLCP0111

NHÓM

:4

Năn học: 2020 - 2021
1


Lời mở đầu
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, công tác chi
viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam giữ vai trị
hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Dân tộc ta đã lập ra kỳ tích trong lịch sử, đó là con đường
chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Đây là một kỳ tích có ý nghĩa chiến lược của


qn và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, là biểu hiện của ý chí sắt đá, quyết tâm giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân, tồn qn ta. Những
đóng góp hiệu quả của con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam đã góp phần
xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc,
vượt lên những tính tốn thơng thường về chiến tranh của chính quyền Mỹ - Ngụy, để
lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho hơm nay và mai sau. Với lịng biết ơn và sự
tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, đóng góp của các thế hệ cha ơng, nhóm 4 xin
chọn nghiên cứu đề tài “Con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ 1954 - 1975” làm đề tài thảo luận nhằm hiểu rõ hơn
vai trị to lớn mang tính lịch sử ấy và xác định tầm quan trọng của chiến lược này. Qua
nghiên cứu đề tài sẽ có được thêm những bài học quý giá và thêm lòng tự hào dân tộc,
yêu Tổ quốc và hết mình nỗ lực trong thời đại hiện nay để góp phần nhỏ bé trong công
cuộc phát triển đất nước giàu đẹp, văn minh.

2


Chương 1: Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954 – 1975 ) và
chủ trương hình thành con đường chi viện của Đảng

1.1.

Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954 – 1975 )

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết. Cuộc chiến tranh
kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hồn tồn giải phóng. Theo
Hiệp định Geneve, sau 2 năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam.
Nhưng đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu, đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp
ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy nguỵ quyền, nguỵ quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự,
biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta. Bấy giờ cả dân tộc

ta lại bước vào chiến đấu chống xâm lược mới.
Khi đó, Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm do Mỹ dựng lên ra sức phá hoại hiệp
định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đánh phá
điên cuồng, giết hại, giam cầm hơn nửa triệu cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước,
đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thi hành hiệp định Giơnevơ và
thực hiện tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước cùng chính quyền dân sinh, dân
chủ. Chỉ trong 4 năm (1955-1958), 9/10 cán bộ đảng viên của ta bị bắt giết, tù đày,
nhiều huyện không còn cơ sở đảng. Cách mạng miền Nam phải chịu những tổn thất
nặng nề và lâm vào tình thế rất hiểm nghèo.
Đứng trước chính sách cực kỳ phản động và tàn bạo của Mỹ - Diệm, Đảng ta đã chỉ
rõ nhân dân miền Nam khơng có con đường nào khác là đứng lên làm cách mạng để
cứu nước, cứu mình. Do đó, mục đích cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chính
quyền độc tài phát xít Ngơ Đình Diệm và đánh đổ bằng con đường cách mạng.

1.2.

Chủ trương của Đảng về hình thành con đường chi viện

Khác với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kẻ thù của nhân dân ta trong
cuộc kháng chiến lần này là đế quốc Mỹ, là đế quốc đứng đầu thế giới tư bản chủ
nghĩa với tiềm lực kinh tế, quân sự rất hùng mạnh. Để đương đầu, đánh thắng kẻ thù
đó, địi hỏi nhân dân Việt Nam phải có sức mạnh rất lớn - sức mạnh chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và trí tuệ con người, hay nói một cách khác, đó là sức mạnh khát
3


vọng hịa bình và thống nhất đất nước, tập trung cao độ trước hết ở đường lối kháng
chiến.
Đứng trước tình thế đó, Bác Hồ và Ðảng ta đã xác định đường lối cách mạng trong
giai đoạn mới: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền nhằm mục

tiêu chung là chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất
Tổ quốc; đã chỉ rõ mối quan hệ chiến lược giữa hai miền: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc là để tạo sức mạnh giải phóng miền Nam, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở
miền Nam là để giải phóng miền Nam và bảo vệ miền Bắc; miền Bắc có tác dụng
quyết định nhất, miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước. Ðó cũng là mối quan hệ khăng khít,
ruột thịt giữa hậu phương lớn và tiền tuyến lớn, huy động sức mạnh của toàn dân để
chiến thắng kẻ thù hung bạo. Ðó cũng là biểu thị ý chí: "Nước Việt Nam là một, dân
tộc Việt Nam là một, sơng có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý ấy không bao giờ
thay đổi".
Bước sang năm 1959, phong trào cách mạng miền Nam có bước phát triển quan
trọng, nhiều căn cứ hình thành ở vùng rừng núi đã tạo nên thế đứng mới của lực lượng
cách mạng miền Nam. Lúc này, yêu cầu về vũ khí đạn dược của cách mạng miền Nam
đang trở nên hết sức cấp thiết; đồng thời, để vai trò, tác dụng và sức mạnh của hậu
phương miền Bắc và hậu phương tại chỗ ở miền Nam, rất cần một hệ thống giao thông
thông suốt. Nhiệm vụ chi viện cho miền Nam đề ra trước mắt một yêu cầu bức thiết về
con đường vận chuyển chi viện cho miền Nam. Trước tình hình đó, giữa năm 1959, Bộ
Chính trị chỉ thị: “Tổ chức một đường giao thông quân sự đặc biệt mở đường đưa cán
bộ, tiếp tế vũ khí và những hàng cần thiết vào miền Nam. Đây là một việc làm lớn, có
tính chiến lược, quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà.” Từ đây hình thành con đường chi viện sức người, sức của của miền Bắc
cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đầy gian khổ.

4


Chương 2: Con đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975

2.1. Đường bộ - Đường Trường Sơn

2.1.1. Hoàn cảnh và q trình hình thành
2.1.1.1. Hồn cảnh hình thành
Tháng 1-1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và khẳng định con
đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là con đường sử dụng bạo lực cách
mạng để giải phóng miền Nam, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Thực
hiện những nhiệm vụ trên đây, chiến trường miền Nam rất cần sự chi viện về lực
lượng, vũ khí, đạn dược, thuốc men, quân trang, quân dụng... với số lượng lớn. Chi
viện sức người, sức của kịp thời trở thành yêu cầu sống còn đối với sự tồn tại và phát
triển của cách mạng miền Nam và điều đó địi hỏi phải gấp rút mở những tuyến đường
huyết mạch nối liền hậu phương với tuyền tuyến. Tuyến đường ấy phải đủ sức đảm
nhận, hoàn thành nhiệm vụ vận tải chiến lược, đáp ứng yêu cầu, tình hình phát triển
của chiến trường và thậm chí phải vượt trước một bước.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã giao nhiệm vụ cho Quân ủy Trung ương nghiên
cứu, nhanh chóng mở tuyến giao thơng vận tải.

5


Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị,
ngày 19/05/1959, thường trực tổng quân ủy
Bộ quốc phòng triệu tập ban cán sự, chính
thức giao cho Đồn 559 mở đường giao
thơng quân sự vào Nam, dọc theo dãy
Trường Sơn, vận chuyển hàng quân sự cho
miền nam, đưa đón cán bộ từ Bắc vào Nam
và ngược lại mà trước mắt là Liên khu V.
Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) thành
lập, đánh dấu sự khởi đầu của tuyến đường
bộ Trường Sơn.


Hệ thống tuyến đường Trường Sơn

2.1.1.2. Q trình hình thành
Mạng lưới giao thơng quân sự này chạy dọc dãy Trường Sơn, từ miền Bắc qua
miền Trung, hạ Lào và Campuchia để chi viện cho quan giải phóng miền Nam và quân
đội Nhân dân Việt Nam. Vào những năm đầu, việc vận chuyển hàng chi viện được
thực hiện bằng hình thức đi bộ, gùi thồ.
Đầu tháng 6/1959, Đoàn 559 tổ chức đội khảo sát mở tuyến vào Nam bắt đầu từ
Khe Hó (nằm giữa một thung lũng ở tây nam Vĩnh Linh), sau đó vạch tuyến phát triển
về hướng Tây Nam, điểm đặt trạm cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của Khu
5. Con đường này phải vượt qua nhiều dãy núi cao hiểm trở, khí hậu vơ cùng khắc
nghiệt. Để bảo đảm tuyệt đối bí mật, khẩu hiệu hành động của Đồn là: “Ở khơng nhà,
đi khơng dấu, nấu khơng khói, nói khơng tiếng”; phải chủ động tránh địch và bí mật.

6


Các chiến sĩ trung đoàn 70- đơn vị đầu tiên của bộ độ Trường Sơn, đang thồ hàng trên
tuyến Tây Trường Sơn tháng 9/1961
Tuy giữ được bí mật nhưng việc vận chuyển bằng phương pháp thô sơ không đem
lại hiệu quả do quãng đường vận tải dài tới 2.000 km. Sau 2 năm như vậy, việc vận tải
bắt đầu chuyển sang cơ giới.

Đại đội 128 dân cơng tỉnh Thái Bình xẻ rừng, mở đường cơ giới
7


Mạng lưới đường cơ giới cơ bản dần được hình thành lẩn khuất giữa núi rừng
Trường Sơn, tạo điều kiện cho những đoàn xe quân sự vận chuyển lượng lớn binh lực,
lương thực và vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam. Cũng từ đây, Mỹ ra sức đánh phá hệ

thống giao thông này bằng bộ binh và không quân. Đường Trường Sơn trở thành tuyến
lửa- nơi diễn ra cuộc đấu gan, đấu trí ác liệt giữa 2 bên. Bất chấp bom đạn, chất đọc
hóa học, những đồn xe vẫn tiến về miền Nam ruột thịt. Con đường này cũng trở thành
nguồn cảm hứng thi ca văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tiểu đội
xe không kính, Trường Sơn Đơng – Trường Sơn Tây,…

2.1.2. Q trình hoạt động
Thời kỳ 1959 - 1964:
Ngày 13/8/1959 chuyến hàng đầu tiên chính thức vượt Trường Sơn. Sau 8 ngày
đêm vượt qua bao sông sâu, suối dữ, đèo cao và hệ thống đồn bốt chốt chặt của địch,
ngày 20/8/1959, chuyến hàng đầu tiên trên tuyến đường gùi được bàn giao cho chiến
trường Trị Thiên tại Tà Riệp.
Để đảm bảo bí mật tối đa, Đồn 559 chuyển các tuyến giao thơng của mình sang
sườn Tây của dãy Trường Sơn. Một năm sau Đoàn 559 đã đạt được quân số lên đến
6.000 người với 02 trung đoàn 70 và 71. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột,
đường Trường Sơn chỉ được dùng để chuyển quân do khi đó việc vận chuyển vũ khí
súng đạn vào Nam qua đường biển có hiệu quả cao hơn.
Nhưng sau đó hải quân Mỹ đã tăng cường hoạt động ngăn chặn đường biển của ta
gây rất nhiều khó khăn cho ta, lúc này đường Trường Sơn phải làm cả hai nhiệm vụ.
Hàng chuyển vào từ miền Bắc được lưu trong các “Khu căn cứ”. Tất cả đều được
ngụy trang tự nhiện và nhân tạo không ngừng được mở rộng và củng cố. Những nơi
này cũng là nơi để các lực lượng Quân giải phóng và Quân đội nhân dân Việt Nam
dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự.
Đến mùa khô 1964-1965, hệ thống đường Tây Trường Sơn được phát triển thành
một mạng lưới của các con đường đất rộng khoảng 5,5 m, đường cho người đi bộ và
xe đạp thồ, bãi đỗ xe tải. Cịn có kho chứa, bãi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và
các cơ sở vật chất khác. Tất cả được che giấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ
8



thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo được mở rộng và củng cố, góp phần tăng năng
lực thơng xe đáng kể cho toàn tuyến.
Thời kỳ 1965 - 1968: Đây là thời kỳ vừa chiến đấu ngăn chặn sự phá hoại của địch,
vừa mở rộng hệ thống giao thông.
Đến năm 1965, việc đánh phá ngăn chặn tuyến đường Trường Sơn đã trở thành một
trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ, Mỹ sử dụng không quân, hải quân leo thang
đánh phá miền Bắc, đưa các lực lượng quân bộ Mỹ và đồng minh tham chiến trực tiếp
tại chiến trường miền Nam. Trước tình hình đó, Đồn 559 bố trí thế trận đánh địch,
đảm bảo giao thông và vận tải quân sự trên tồn tuyến theo phương châm vừa có lực
lượng tại chỗ, vừa có lực lượng cơ động mạnh, thực hiện nhiệm vụ trung tâm là tiếp
nhận các nguồn hàng từ hậu phương miền Bắc và nguồn thu mua từ hướng
Campuchia, tổ chức vận chuyển chi viện tới các chiến trường miền Nam và Lào, đảm
bảo hành quân cho bộ đội và các đoàn cán bộ qua lại trên đường Trường Sơn.
Tháng 4/1965 quân số của Đoàn 559 đã phát triển lên tới 24.000 người, khả năng
cung ứng của đường Trường Sơn đạt đến 20 tới 30 tấn mỗi ngày.
Năm 1966, Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58.000
đến 90.000 người. Mùa khô năm 1966 - 1967 đánh dấu bước chuyển lớn về chiến thuật
vận tải của Đồn 559 từ “phịng tránh tích cực” sang “tiến công” hợp đồng binh chủng.
Các sở chỉ huy được chuyển ra gần đường, các lực lượng phòng khơng, cơng binh
đóng sát đường để dễ hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ cơng.
Nhiều tuyến đường phụ, đường vịng được mở thêm để đảm bảo thông đường cho xe
chạy.
Cuối năm 1967, mạng lưới đường đã lên đến 2.959km đường ô tô, trong đó có
275km đường chính, 576km đường vịng và 450km đường vào các vùng kho chứa.
Trong năm 1967, để chuẩn bị cho tổng tấn cơng Mậu Thân 1968, đã có hơn 81.000 tấn
hàng đã được vận chuyển và cất giữ, với 200.000 qn, trong đó có 07 trung đồn bộ
binh và 20 tiểu đoàn độc lập đã di chuyển vào Nam an toàn bằng con đường này.
Vật chất hậu cần được vận chuyển theo đoàn được hộ tống từ miền Bắc theo từng
chặng, xe tải chỉ chạy đi về giữa hai trạm, dỡ hàng và lấy hàng mới tại mỗi trạm. Để
9



tránh bom, các đơn vị vận tải thường chỉ chạy khi trời tối, cao điểm là lúc gần sáng.
Khi máy bay Mỹ tới, giao thông sẽ dừng lại cho đến khi trời gần sáng, khi các máy
bay ném bom và bắn phá ban đêm trở về căn cứ.
Thời kỳ 1968 - 1972: Mỹ triển khai một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn bằng được
mọi nguồn tiếp tế từ bên ngoài vào miền Nam, đánh phá hệ thống đường Trường Sơn
với những loại vũ khí hiện đại và mật độ ngày càng cao.
Trong năm 1968, Không quân Mỹ thực hiện hai thí nghiệm với hy vọng làm trầm
trọng hơn nữa kiểu thời tiết xấu của mùa mưa. Dự án Popeye là một cố gắng nhằm kéo
dài vô hạn mùa mưa trên đường Trường Sơn bằng cách tạo mây, làm ảnh hưởng tới
các hoạt động vận tải của đường Trường Sơn và cũng gây khó khăn cho các chiến dịch
ném bom.
Bộ đội Trường Sơn nhanh chóng tổ chức lại đội hình, bố trí lại thế trận, điều chỉnh
giới tuyến chiến đấu, hiệp đồng giữa các quân binh chủng... Vì vậy, mặc dù đánh phá
ác liệt nhưng tuyến vận tải chiến lược vẫn không ngừng được xây dựng và mở rộng,
vươn sâu, vươn xa vào các chiến trường. Trong thời kì này đã mở thêm 4 trục đường
từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn
Đến năm 1970, gần 80% lượng hàng được chuyển từ Bắc vào Nam là qua Đường
mịn Hồ Chí Minh trên biển, dỡ tại cảng Sihanoukville ở Campuchia, rồi từ đó đưa vào
miền Nam Việt Nam. Sau vụ đảo chính của tướng Lon Nol tại Campuchia năm 1970,
và việc đóng cảng Sihanoukville đối với tàu từ miền Bắc Việt Nam, đường Trường
Sơn phải làm thêm nhiệm vụ của đường Hồ Chí Minh trên biển.
Thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh (1973 - 1975)
Sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào.
Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn được phát triển nhanh chóng, tồn diện, với
quy mô lớn trên mọi mặt.
Nhiệm vụ của tuyến vận tải chiến lược là phải tranh thủ thời cơ, "tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ vận chuyển chiến lược, tiếp tục bảo đảm hành quân vào các chiến trường...
đảm bảo cho các quân khu thực hiện tốt việc tổ chức chiến trường, xây dựng lực lượng

10


dự trữ chiến lược. Đồng thời phải đảm bảo một phần nhu cầu dân sinh kinh tế, góp
phần xây dựng căn cứ địa, vùng giải phóng miền Nam và các nước bạn".
Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 11- 1973, Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch thiết
kế, mở rộng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn.
Miền Bắc đã huy động nhân lực, xây dựng lực lượng công binh của Đoàn 559 và
ngành vận tải miền Nam, tăng cường thêm phương tiện bao gồm hàng nghìn xe máy
các loại, xe lu, máy ép hơi, máy san ủi... Với lực lượng con người và vật chất to lớn
đó, Đồn 559 nhanh chóng mở thêm 3.480 km đường cơ giới với các trục dọc men
theo Đông và Tây Trường Sơn. Các tuyến đường bộ phía Tây được sửa chữa, bảo
dưỡng, bảo đảm cho việc vận chuyển cơ giới theo đội hình lớn. Nhiều tuyến đường đã
mở rộng đáng kể, “tương đương với đường cao tốc, đủ rộng để chứa hai xe tải quân
đội đi ngược chiều nhau”.
Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhờ hệ thống đường này mà hành quân vượt đèo,
lội suối với chiếc gậy Trường Sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đôi chân thêm vững
vàng, cùng với đơi dép cao su, cịn gọi là “đơi dép Bác Hồ” là hành trang vô cùng quý
giá của bộ đội ta vững bước hành quân tiến vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”; “thần tốc, thần tốc hơn nữa/ táo bạo,tạo bạo
hơn nữa/ tranh thủ từng phút, từng giờ/ sốc tới mặt trận/ giải phóng miền Nam/ quyết
chiến và tồn thắng” để thực hiện lời dặn của Bác trước lúc đi xa “Đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào/Tiến lên chiến sỹ đồng bào/Bắc - Nam sum họp xuân nào vui
hơn”, với mục tiêu cao cả là “khơng có gì quý hơn độc lập tự do”.

2.1.3. Kết quả - Ý nghĩa
2.1.3.1. Kết quả
Tuyến vận tải chiến lược Trường đáp ứng sự chi viện to lớn, toàn diện, liên tục,
mạnh mẽ, là mạch máu giao thông kết nối hậu phương lớn miền bắc với tiền tuyến lớn
miền Nam. Sự ra đời, phát triển của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đã tạo bước

ngoặt trong việc đưa sức mạnh của hậu phương ra tiền tuyến hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ chi viện từ hậu phương lớn cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào
và Campuchia, góp phần to lớn làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
11


Thân năm 1968, cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, Chiến thắng Đường 9 - Nam
Lào. Nếu như trong 05 năm đầu (1959 - 1964), ta mới chỉ chuyển hàng vào tới Khu V
được hơn 2.500 tấn, thì từ năm 1966 đã bắt đầu chuyển tới Tây Nguyên và Nam Bộ.
Trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân mùa khơ 1967 - 1968, tồn tuyến
đã vận chuyển được 63.024 tấn hàng cho các chiến trường, bảo đảm vật chất cho bộ
đội hành quân 31.054 tấn. Cuộc Tiến công chiến lược 1972, mùa khô 1971 - 1972, ta
đã vận chuyển tổng cộng 64.785 tấn, đạt 145% kế hoạch.
Chỉ tính riêng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thông qua tuyến
đường Trường Sơn đã vận chuyển lần lượt 413.450 tấn vũ khí và hàng hóa các loại,
trong đó có cả vũ khí hạng nặng, như: pháo cơ giới, xe tăng,... góp phần quyết định
thực hiện thắng lợi chủ trương chiến lược giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành
thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tổng cộng trong 16 năm, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí
Minh đã vận chuyển 1.349.060 tấn vũ khí và hàng hóa; 5.500.000 tấn xăng dầu. Đồng
thời, bảo đảm cho hơn 1.100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ hành quân vào miền Nam chiến
đấu, đưa hơn 650.000 lượt cán bộ, chiến sĩ từ chiến trường trở về hậu phương, trong
đó có gần 310.000 thương binh, bệnh binh, lập nên kỳ tích, góp phần quan trọng vào
những thắng lợi trên chiến trường, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Về quy mô, sau gần 16 năm xây dựng tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh được xây dựng gồm 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục
ngang ở cả phía Đơng và Tây Trường Sơn vào đến tận chiến trường Đông Nam Bộ,
với gần 17.000km đường cơ giới, trên 3.000km đường giao liên, gần 1.400km đường
ống dẫn xăng dầu, tuyến vận tải đường sông vào tới Stung-treng, trở thành huyết mạch
nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.
Đường mịn Hồ Chí Minh khơng chỉ là con đường tiếp tế mà còn là biểu tượng của

cuộc chiến tranh Việt Nam và được những người lính trong cuộc chiến gọi là “Tuyến
lửa”.

2.1.3.2. Ý nghĩa

12


Thực tế đã chứng minh rõ ràng, mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là
một quyết định lịch sử, mang tầm chiến lược và sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với quyết định đó, tuyến vận tải chiến
lược đã ra đời, phát triển trong mưa bom, bão đạn và đã trở thành biểu tượng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20.
Trong bài viết nhân kỷ niệm 45 năm truyền thống đường Trường Sơn - đường Hồ
Chí Minh (19-5-1959 - 19-5-2004), Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Đường
Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là một chiến cơng hào hùng, một kỳ tích lịch sử,
một kinh nghiệm quý báu của Đảng”. Do đó, trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ngày nay, những bài học đúc kết từ quá trình xây dựng, phát triển đường Trường
Sơn - đường Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần được chắt lọc, vận dụng sáng tạo, phát
huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng đất nước mạnh giàu, dân chủ, công bằng, văn
minh, vươn lên sánh vai các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.

2.2. Đường biển- “ Đường Hồ Chí Minh trên biển”
2.2.1. Hồn cảnh và quá trình hình thành
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, năm 1959, Bộ
Chính trị Việt Nam và Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức nghiên cứu mở tuyến
đường vận tải trên biển chi viện trực tiếp cho Quân Giải phóng miền Nam.
Tháng 7-1959, thành lập Tiểu đoàn Vận tải thủy 603, có nhiệm vụ mở đường trên
biển vận chuyển vũ khí, hàng hóa và con người chi viện cho miền Nam. Để giữ bí mật,

tiểu đồn hoạt động dưới tên gọi “Tập đồn đánh cá Sơng Gianh”. Thuyền được nguỵ
trang giống thuyền đánh cá của ngư dân miền Nam.
Ngày 23-10-1961, Bộ Quốc phịng ra quyết định thành lập Ðồn 759 (tiền thân
của Lữ đoàn 125 sau này) với tên gọi “Đoàn tàu Khơng số”, có nhiệm vụ mua sắm
phương tiện, vận chuyển các loại hàng hóa tiếp tế cho chiến trường miền nam bằng
đường biển. Ðây là quyết định mang tầm chiến lược, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, tài
tình của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương trong những giai đoạn quan trọng của
lịch sử dân tộc. Ðồng thời, Ðoàn 759 ra đời đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức
trên tuyến vận tải chi viện chiến trường miền nam bằng đường biển.
13


2.2.2. Q trình hoạt động
Do vị trí chiến lược hết sức quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển, đế quốc
Mỹ dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với các loại vũ khí, thiết bị tối tân hiện đại
nhất của nền khoa học - công nghệ quân sự Mỹ để đánh phá, hòng hủy diệt, ngăn chặn,
cắt đứt tuyến đường tiếp viện của ta trên biển. Những con đường, các bến bãi đều nằm
trong các vùng kìm kẹp, lùng sục, truy quét, đánh phá ác liệt suốt đêm ngày của địch.
Trên con đường vận chuyển ấy, cán bộ, chiến sĩ Đồn tàu khơng số với tinh thần “Vì
miền Nam ruột thịt” đã xác định quyết tâm, âm thầm hy sinh tình cảm gia đình và bản
thân, biết rằng ra đi là cảm tử, vẫn chấp nhận gian nguy, đương đầu với khó khăn thử
thách. Mỗi chuyến đi là một cuộc đấu trí căng thẳng, quyết liệt với kẻ thù, với thiên
nhiên, sóng gió. Và vượt lên tất cả là chiến thắng chính bản thân mình, địi hỏi cao ý
chí kiên định, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và ý thức chấp hành kỷ luật nghiêm minh.

Năm 1960, những ngày đầu hoạt động trong điều kiện khó khăn, ác liệt, chúng ta
lại chưa có kinh nghiệm và hiểu biết nhiều về tình hình cụ thể tại các tỉnh duyên hải
phía Nam, nên chuyến vượt biển đầu tiên bằng thuyền buồm của Tiểu đồn 603 khơng
thành cơng. Thuyền gặp gió mùa, sóng lớn, bị trơi dạt và khơng về được tới đích; cả 6
14



thuyền viên đều bị địch bắt. Tiểu đoàn 603 phải tạm ngừng hoạt động trên biển để tìm
giải pháp và phương thức vận chuyển phù hợp. Nhận thấy việc dùng thuyền gỗ chạy
buồm chở vũ khí vào Nam khó khăn và khơng an tồn, Qn ủy Trung ương - Bộ
Quốc phịng chỉ thị cho Đồn 559 tạm ngừng hoạt động của Tiểu đoàn 603 và sáp
nhập đơn vị này vào Tiểu đoàn 301 để tập trung xoi mở đường Hồ Chí Minh trên bộ.
Thời kỳ 1961 – 1965:
Sau thất bại trong “Cuộc chiến tranh một phía” (1954-1960), đế quốc Mỹ tiến
hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), ráo riết thực hiện các cuộc hành
quân tìm diệt, tiến hành bình định để nắm đất, nắm dân theo kiểu “tát nước bắt cá”,
đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng biệt kích và phong tỏa biên
giới, vùng biển để ngăn chặn chi viện của miền Bắc. Nhằm đáp ứng nhu cầu chi viện
cho cách mạng miền Nam ngày một lớn, trung tuần tháng 8-1962, Quân ủy Trung
ương quyết định mở đợt vận chuyển vũ khí vào Nam.
Đêm 11-10-1962, chiếc tàu gỗ gắn máy đầu tiên của Đoàn 759 chở 30 tấn vũ
khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phịng) vào Cà Mau. Ngày 19-10, tàu cập bến Vàm Lũng an
tồn, tồn bộ vũ khí được cơ sở tiếp nhận đúng kế hoạch. Sau chuyến đi thành cơng
đó, Đồn 759 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện động viên, biểu dương cán bộ,
chiến sĩ và căn dặn cần rút kinh nghiệm chuyến đi, tiếp tục vận chuyển nhiều vũ khí
cho đồng bào miền Nam đánh giặc, cho Nam-Bắc sớm sum họp một nhà.
Với phương châm hoạt động bí mật, bất ngờ, sử dụng các loại tàu nhỏ, ngụy
trang giống tàu đánh cá, tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển đã mở ra một hướng chi
viện mới, hết sức quan trọng, đưa hàng chi viện của miền Bắc đến với các chiến
trường xa mà tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ chưa có điều kiện vươn tới được.
Tháng 8-1963, Đoàn 759 được giao cho Quân chủng Hải quân phụ trách và quân
chủng trực tiếp đảm đương nhiệm vụ vận chuyển, chi viện đường biển cho các chiến
trường miền Nam. Ngày 24-1-1964, Đoàn 759 được điều chỉnh tổ chức, phát triển
thành Lữ đoàn 125 Hải quân. Trong hơn 3 năm hoạt động (1962-1965), Đường Hồ Chí
Minh trên biển đã chi viện cho các tỉnh ven biển thuộc chiến trường Khu 5, Nam Bộ

và cực Nam Trung Bộ 89 chuyến tàu, với gần 5000 tấn vật chất, chủ yếu là vũ khí, đạn
dược.
15


Thời kỳ 1965 – 1972:
Tuy nhiên, từ sau sự kiện tàu C143 bị địch phát hiện tại Vũng Rô (Phú Yên,
tháng 2-1965), địch tăng cường hoạt động tuần tiễu ngăn chặn, chống xâm nhập. Đoàn
125 phải chuyển hướng hoạt động, sử dụng các đội tàu đi theo đường hàng hải quốc tế
và bí mật bất ngờ đột nhập, đưa hàng vào các bến tiếp nhận. Đồn 125 đã góp phần
quan trọng vào sự phát triển và chiến thắng của lực lượng vận tải ta trong các trận Ấp
Bắc, Đầm Dơi, Chà Là, Bình Giã, Núi Thành, Vạn Tường…, cùng quân và dân miền
Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Đến tháng 2-1968,
do sự ngăn chặn, chống xâm nhập của địch ngày càng gay gắt, Đường Hồ Chí Minh
trên biển phải tạm dừng hoạt động. Trong 4 năm (1965-1968), Đoàn 125 đã tổ chức 27
chuyến tàu, trong đó chỉ có 7 chuyến tàu tới đích, giao được hơn 400 tấn hàng quân sự
cho các chiến trường.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, tận dụng thời điểm không
quân Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc, Đoàn 125 đã vận chuyển được một khối
lượng hàng lớn tới các địa điểm vùng giới tuyến, sau đó Đồn 559 vận chuyển bằng
đường bộ vào chiến trường miền Nam. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vũ khí, đạn dược
ngày càng tăng cho chiến trường miền Nam, ta còn tổ chức vận chuyển hàng viện trợ
quân sự của các nước anh em bằng tàu biển quốc tế, quá cảnh qua cảng Xi-ha-núc Vin
(Cam-pu-chia). Bằng cách này, Đoàn 125 đã đưa vào chiến trường miền Nam hơn
90.000 tấn hàng hóa, trong đó có hơn 20.000 tấn vũ khí, đạn dược.
Từ cuối năm 1970, sau khi tuyến đường vận chuyển qua cảng Xi-ha-núc Vin
(Cam-pu-chia) bị cắt đứt, theo sự chỉ đạo của Đảng ủy-Bộ tư lệnh Quân chủng Hải
qn, Đồn 125 đã chủ động tìm đường vận chuyển mới bằng cách men theo phía
Đơng các quần đảo Hồng Sa, Trường Sa đến vùng biển Đông Bắc Ma-lai-xi-a, qua
Vịnh Thái Lan, khu vực quần đảo Nam Du để đưa tàu cập các bến bãi miền Tây Nam

Bộ. Tuy phải đi vòng rất xa và phải dự trữ đủ lượng xăng dầu, lương thực cần thiết cho
một chuyến đi dài ngày; phải đối mặt với bao thách thức, cam go, nhưng Đồn 125 đã
giao được hơn 300 tấn vũ khí, đạn dược cho Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Đây là
một cố gắng lớn của Đoàn 125 trong điều kiện địch tăng cường bao vây, ngăn chặn và
đánh phá ác liệt.
16


Thời kỳ 1973 – 1975:
Hiệp định Pa-ri được ký kết (năm 1973), thực hiện sự chỉ đạo của Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phịng, Đồn 125 tạm dừng nhiệm vụ vận chuyển, chi viện trực
tiếp cho các chiến trường miền Nam bằng Đường Hồ Chí Minh trên biển.
Đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975, các đội tàu của Đoàn
125 lại tiếp tục vận chuyển vật chất, cơ động lực lượng phục vụ cho việc giải phóng
các tỉnh và các đảo ven biển miền Nam, đặc biệt đã kịp thời chi viện cho các lực lượng
làm nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa.

2.2.3. Kết quả và ý nghĩa
2.2.3.1. Kết quả
Trong suốt 14 năm liên tục (từ năm 1961 cho đến ngày toàn thắng lịch sử
30/4/1975), Đồn tàu Khơng số đã dệt nên huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển,
tạo ra một hướng tiếp tế chiến lược hết sức quan trọng, đưa hàng trăm ngàn tấn vũ khí,
hàng hóa vào các chiến trường xa với một số lượng vũ khí cịn lớn hơn cả số đưa vào
bằng đường bộ trong cùng một thời gian.
Tổng cộng, Đồn tàu Khơng số đã vận chuyển được hơn 150.000 tấn vũ khí,
trang thiết bị và đưa hàng chục ngàn lượt cán bộ từ miền Bắc vào chi viện kịp thời cho
chiến trường miền Nam. Trong các chuyến đi, Đoàn tàu Không số đã phải khắc phục
hơn 4.000 quả thủy lôi; chống chọi với nhiều cơn bão; đánh trả hơn 30 lần tàu địch bao
vây; chiến đấu với hơn 1.200 lần máy bay địch tập kích; bắn rơi 5 chiếc máy bay và
bắn cháy nhiều tàu thuyền của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần

quan trọng vào chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống
nhất đất nước.
Đường Hồ Chí Minh trên biển - bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh
nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, làm nên bao kỳ tích của một con đường
huyền thoại, đã hồn thành sứ mệnh vẻ vang, góp phần to lớn trong sự nghiệp giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
Một là, tuyến Hậu cần chiến lược trên biển bảo đảm thời gian nhanh hơn, kịp thời
hơn, vũ khí trang bị đồng bộ và đạt hiệu quả cao, nên sớm phát huy được hiệu quả, đặc
17


biệt là ngay thời kỳ đầu (giai đoạn 1962 - 1965), những con tàu khơng số của tuyến
đường Hồ Chí Minh trên biển, sau khi chính thức được khai thơng (tàu Phương Đông
1, tháng 10-1962) đã ngay lập tức phát huy hiệu quả, trở thành tuyến chi viện chiến
lược chủ yếu (cùng với hàng qua cảng Sihanoukville , đạt 80% khối lượng hàng chi
viện cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ).
Hai là, Tuyến chi viện chiến lược trên biển đã được vận hành hết sức tài tình và
sáng tạo, nên trong thực tiễn dù gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn phức tạp đến đâu, bộ
đội ta cũng khắc phục và sáng tạo vượt qua và hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đề
ra.
Ba là, tuyến chi viện chiến lược trên biển cịn vận chuyển nhanh chóng và an tồn
những loại "hàng đặc biệt”, đó là những ngoại tệ mạnh, những loại máy móc thiết bị
quý hiếm... Và đặc biệt hơn cả là đã đưa đón an tồn tuyệt đối hàng trăm cán bộ cấp
cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và các chuyên gia đầu ngành tăng cường cho chiến
trường như các đồng chí: Lê Anh Đức (đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1964 và đi Tàu
159.TT của Đoàn 371 ra miền Bắc tháng 11-1973), Võ Văn Kiệt (đi Tàu 159.TT vào
Nam Bộ tháng 10-1973), Bùi Phùng (đi Tàu 65 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Thế
Bôn (đi Tàu 55 vào Nam Bộ năm 1964), Nguyễn Hịa (đi tàu 56 vào Nam Bộ năm
1964), Hồng Thế Thiện (đi tàu 69 vào Nam Bộ năm 1964), ...
Bốn là: Góp phần quan trọng trong cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy mùa Xuân

1975, thực hiện chỉ thị “thần tốc”, “đại thần tốc” của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ
Nguyên Giáp, bộ đội Đường Hồ Chí Minh trên biển đã thần tốc vận chuyển “130 lượt
với 143 chuyến tàu, chở 8.741 tấn vũ khí hạng nặng gồm 50 xe tăng và đại pháo; đưa
18.741 cán bộ, chiến sĩ vượt 65.721 hải lý để kịp tham gia chiến đấu”, hiệp đồng tác
chiến với cánh quân vũ trang khác trong cuộc chiến cuối cùng giải phóng biển đảo
thân yêu của tổ quốc.

2.2.3.2. Ý nghĩa
Cùng với Đường Hồ Chí Minh xuyên Trường Sơn , Đường Hồ Chí Minh trên biển
là hiện thân của sự kết nối bền vững hai miền Nam - Bắc ; sự gắn bó chặt chẽ giữa hậu
phương lớn với tiền tuyến lớn . Đó thật sự là biểu hiện sinh động nhất của chủ nghĩa

18


anh hùng cách mạng và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung giải phóng
miền Nam , thống nhất đất nước

2.3. Đường ống xăng dầu
2.3.1. Hoàn cảnh, q trình hình thành
2.3.1.1. Hồn cảnh hình thành
Khi tuyến Đường Hồ Chí Minh chuyển sang vận tải bằng cơ giới thì xăng dầu trở
thành nhu cầu cực kỳ thiết yếu. Nhưng do địch đánh phá hết sức ác liệt nên hầu hết các
xe chở xăng đều không thể vượt qua các trọng điểm.
Tháng 4-1968, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên điện báo về bộ: Do thiếu xăng, xe phải
ngừng hoạt động. Nếu khơng chuyển kịp xăng và lương thực vào, có nguy cơ hàng vạn
bộ đội bị đói. Để khắc phục tình trạng này, hậu phương đã tìm mọi cách, phát huy mọi
sáng kiến tuy nhiên tất cả những biện pháp đều không mang lại hiệu quả đáng kể mà
tổn thất rất lớn. Việc tiếp xăng cho tuyến vận tải cơ giới xem như bế tắc. Tình hình đó
khiến Qn ủy Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng hết sức đau đầu.

Trong một lần đại tướng Võ Nguyên Giáp đi làm việc tại Liên Xô, ông đã được
Liên Xô viện trợ cho 2 bộ đường ống dẫn xăng dầu dã chiến, loại phi 10 cm, mỗi bộ
dài 100 km. Song, hệ thống đường ống này tuy đưa về Việt Nam nhưng cũng chỉ cất
trong kho bởi chưa biết dùng vào việc gì. Từ khi chiến trường phía Nam có những phát
triển sôi động, một lần họp với các tướng tá, Đại tướng gợi ý rằng hiện có 2 bộ đường
ống xăng dầu do Liên Xô viện trợ, đề nghị mọi người suy nghĩ xem có thể sử dụng tại
chiến trường hay không.
Hầu hết các tướng tá đều cho rằng làm đường ống dẫn xăng dầu là điều phi thực tế.
Riêng Trung tướng Đinh Đức Thiện thì hưởng ứng ngay, nhận lời và hứa với đại tướng
sẽ tìm hiểu và khẩn trương thực thi.
Bộ đường ống dã chiến nói trên dùng cho cấp chiến dịch, chỉ sử dụng 7-10 ngày là
tháo dỡ, nhưng ta lại dùng cho vận tải chiến lược, tuyến ống có thể tồn tại suốt thời
gian cịn lại của chiến tranh. Bởi vậy, khi đặt vấn đề đưa đường ống dã chiến vào vận
tải chiến lược, rất nhiều ý kiến nghi ngại. Mặc dù vậy, quyết tâm của Chủ nhiệm Tổng
19


cục Hậu cần Đinh Đức Thiện vẫn rất rõ ràng. Quyết tâm đó dựa trên những căn cứ
khoa học mang tính đặc thù Việt Nam: Một là, đường ống dã chiến là phương tiện vận
chuyển hiện đại, có khả năng vượt qua mọi địa hình, thời tiết phức tạp ở Trường
Sơn. Hai là, đường ống có thể tháo lắp. Với trọng lượng mỗi ống chỉ hơn 30kg, bộ đội
có thể vác luồn lách trong rừng để thi công và giữ được bí mật. Ba là, nhờ ống nhẹ, lắp
ráp tiện lợi nên khi bị bom đánh có thể dễ dàng khắc phục. Đây là một đặc điểm rất
quý để đường ống có thể đương đầu với sự đánh phá hủy diệt của không lực Hoa Kỳ.
Khi đưa phương án này ra, có những ý kiến cịn nghi ngại. Chủ nhiệm Đinh Đức
Thiện nhấn mạnh: Đó là chủ trương chiến lược, cịn các vấn đề kỹ thuật và chiến thuật
thì phải giải quyết trong thực tiễn. Quyết tâm đó đã được Quân ủy Trung ương thông
qua và trở thành chủ trương chiến lược của cấp lãnh đạo cao nhất, mở ra một con
đường mới trên chiến trường Trường Sơn.


2.3.1.2. Quá trình hình thành
Nửa đầu năm 1968, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc diễn ra vô cùng ác liệt,
tuyến ống đầu tiên bắt đầu từ Nam Thanh (Nam Đàn) đến Nga Lộc (Hà Tĩnh) dài
42km, gọi là tuyến X42 để đưa xăng vượt qua “tam giác lửa” Vinh-Nam Đàn-Linh
Cảm. Tuyến X42 là thử nghiệm thành công đầu tiên làm cơ sở để đưa đường ống vào
Trường Sơn.
Ngày 1/11/1968, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc. Nhiệm vụ thi
công đường ống vượt Trường Sơn bắt đầu triển khai. Các cung đoạn được triển khai
tích cực ở cả hai hướng Đông và Tây Trường Sơn. Lực lượng được xây dựng và phát
triển theo yêu cầu nhiệm vụ. Các đơn vị đã tập trung xây dựng hình thành nên hệ
thống đường ống ở hai hướng Tây và Đông Trường Sơn. Tuyến Tây Trường Sơn từ
Km 34 đường 12 vượt qua đèo Mụ Giạ sang Tây Trường Sơn đi hết đất Lào sang Plei
Khốc - Kon Tum của Việt Nam, kéo đến Bù Gia Mập ở miền Đông Nam Bộ, bảo đảm
cho các lực lượng của Trường Sơn, cho chiến dịch Tây Ngun và chiến dịch Hồ Chí
Minh. Tuyến Đơng Trường Sơn bắt đầu Từ Bến Quan - Vĩnh Linh vào Cam Lộ rồi đi
theo đường 14 gặp tuyến phía Tây ở Plei Khốc, bảo đảm cho bộ đội Trường Sơn và
các các đơn vị chiến đấu bên Đông Trường Sơn.

20


Sơ đồ tồn tuyến đường ống xăng dầu

2.3.2. Q trình hoạt động
Những con tàu lớn chở xăng, dầu từ Liên Xơ cập cảng Phịng Thành và nguồn
nhiên liệu từ đó sẽ theo hệ thống đường ống như những mạch máu chảy vào phía Nam,
cung ứng một nguồn vật chất hết sức thiết yếu cho những chiến dịch, cho từng trận
đánh,...

21



Khi phát hiện tuyến ống của ta đã vượt qua đèo Mụ Giạ, địch dùng B-52 và mọi
loại thủ đoạn phá hủy tuyến ống. Rừng cây bị san phẳng, đá như bị nghiền thành bột.
Trước tình hình đó, Cơng trường 18 đã khơn khéo làm một tuyến tránh kín đáo, đồng
thời nghi binh khiến địch tưởng ta vẫn dùng tuyến cũ. Nhờ đó, sau gần hai tháng khẩn
trương thi cơng và vật lộn với bom đạn, đúng Giao thừa Tết Kỷ Dậu (16-2-1969), xăng
đã vào đến Na Tông, kho đầu tiên của bộ đội đường ống trên đất Lào. Đây là lần đầu
tiên xăng đường ống vượt Trường Sơn và có mặt trên tuyến vận tải chiến lược. Sau đó,
tuyến này được nối thông với Vinh, do Binh trạm 169 thuộc Tổng cục Hậu cần. Ngày
9-3-1969, lần đầu tiên 4 tiểu đoàn đường ống vận hành liên tuyến từ Vinh vào tận Bản
Sôi với tổng chiều dài 325km.
Để rút ngắn quãng đường đưa xăng vào mặt trận, tháng 3-1969, ta chuyển hướng
thi công tuyến vượt Trường Sơn sang trục đường 18, sát với Vĩ tuyến 17. Tất cả các
chỗ đường ống có thể đi qua đều bị B-52 và đủ loại bom chà đi xát lại. Nhiều cán bộ,
chiến sĩ hy sinh trong thi công, khảo sát tuyến. Thêm vào đó là thời tiết khắc nghiệt,
những trận mưa rừng, lũ vây, sốt rét khiến quân số giảm đáng kể. Suốt ba tháng trời,
tuyến ống không thể phát triển được. Trong tình hình ấy, chúng ta đã chấp nhận mạo
hiểm: Đưa đường ống vượt đỉnh 911, đỉnh cao nhất trong khu vực. Người Mỹ đã
không lường tới việc này và chúng ta đã vượt qua “cửa tử”, ngày 22-12-1969, xăng
được đưa vào Bản Cọ kịp phục vụ vận chuyển mùa khô.
Mùa khô 1970-1971, địch dùng tên lửa điều khiển laze phá hủy Trạm bơm T5 ở
Bản Cọ. Khơng có trạm bơm này sẽ không thể bơm xăng vào Đường 9 phục vụ binh
khí kỹ thuật tham gia Chiến dịch Đường 9-Nam Lào và các đơn vị vận tải phía nam
Đường 9. Trong tình thế vơ cùng hiểm nghèo đó, nhóm kỹ sư vận dụng lý thuyết của
Liên Xô vào điều kiện Trường Sơn, thực hiện thành công bơm xăng trên một qng
đường 70km từ trạm bơm ở phía đơng Trường Sơn, vượt qua T5 vào Đường 9. Nhờ
đó, trong Chiến dịch Đường 9-Nam Lào, Trung đoàn 592 hoàn thành xuất sắc cả ba
nhiệm vụ: Giữ bí mật tuyến ống với địch cả trên không và mặt đất, bơm đầy xăng các
kho chứa trước khi chiến dịch bắt đầu và tham gia đánh địch.

Mùa khơ 1971-1972, Trung đồn đường ống 532 được thành lập để thi công và vận
hành nối tiếp Trung đoàn 592. Đến hết tháng 2-1973, Trung đoàn 532 đã thi công và
22


vận hành tuyến ống 144km từ nam Sê La-nông đến cách Sekong 24km. Nhờ tuyến ống
mới phát triển của Trung đồn 532, chúng ta đã hình thành được thế trận bảo đảm xăng
dầu trên hai trục đường huyết mạch của tuyến chi viện chiến lược là đường 128 và
đường 22. Đặc biệt, xe của Binh trạm 34 không phải vượt dốc “12 cua” hay dốc “Tử
thần” để ra Mường Noòng lấy xăng nữa.
Sau Hiệp định Paris, đường ống có bước phát triển vượt bậc. Bộ đội đường ống có
4 trung đồn. Từ Quảng Trị có hai tuyến chạy dọc đơng và tây Trường Sơn gặp nhau ở
bản Plei Khốc, ngã ba biên giới. Từ đây, đường ống chạy dọc theo biên giới Việt NamCampuchia vào đến Bù Gia Mập trên đất Bình Phước. Nhờ xăng đường ống, chúng ta
đã bảo đảm cho hàng vạn xe vận tải và binh khí kỹ thuật mỗi ngày hành quân trên
đường Trường Sơn mùa khô 1974-1975.

Bộ đội đường ống vác ống lên tuyến.

23


Bộ đội đường ống ghép ống qua song

Nữ Bộ đội đường ống vác qua trọng điểm.

24


Nữ Bộ đội đường ống nối đường ống trên tuyến.


Nữ Bộ đội đường lắp đường ống qua trọng điểm.

25


×