Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY sức MẠNH TỔNG hợp TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ cứu nước (1954 1975) của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.25 KB, 30 trang )

PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Những thắng lợi đó do nhiều
nhân tố tạo nên, trước hết là do đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp
tiến hành cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta. Phát huy sức mạnh tổng
hợp bằng sự phối hợp nhiều lực lượng, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh là nét
đặc sắc về phương pháp tiến hành cách mạng và là quy luật phát triển thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng ta luôn coi trọng phương pháp cách mạng và sử dụng phương pháp cách
mạng để thực hiện phương hướng, mục tiêu của cách mạng đặt ra thể hiện xuyên
suốt trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: Đặc biệt trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp được nâng
lên một tầm cao mới, vận dung tất cả các phương pháp, sức mạnh tổng hợp của
cả dân tộc chống lại sự xâm lược của tên đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ XX.
Nhận thức đúng tầm quan trọng của phương pháp cách mạng trong hơn 80
năm qua, Đảng ta đã không ngừng nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, làm giàu trí tuệ cách mạng. Không những tổng kết rút kinh nghiệm từ
thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà còn biết tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các
nước khác để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể nước ta. Đó chính là nguyên nhân
dẫn đến những thành công to lớn trong quá trình lãnh đạo cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


2
hiện nay, khi mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ráo riết chống
phá sự nghiệp cách mạng nước ta với chiến lược “Diễn biến hòa bình” đầy thâm
độc và xảo quyệt. Hơn lúc nào hết bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp trong
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng được vận dụng sáng tạo vào


công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
1. Những vấn đề chung về phương pháp cách mạng
1.1. Khái niệm phương pháp cách mạng
Phương pháp cách mạng là một phạm trù lý luận chính trị chỉ chung tất cả
những hình thức hoạt động, những cách thức tiến hành cách mạng mà chính
đảng của giai cấp vô sản sử dụng để đưa đông đảo quần chúng tham gia tích cực
vào các phong trào cách mạng nhằm đánh đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới.
Khi nghiên cứu phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nói chung, trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước nói riêng, nổi lên một số vấn đề cơ bản sau:
Một là: Phương pháp cách mạng thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa
học và tính nghệ thuật.
Phương pháp cách mạng đúng đắn được thể hiện trước hết ở sự kết hợp hài
hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật trong việc tổ chức, xây dựng các lực
lượng và sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng. Trong lĩnh vực phương
pháp tiến hành cách mạng, mọi sự chủ quan, tùy tiện, bất chấp quy luật, cũng
như rập khuôn, máy móc, thiếu uyển chuyển, nhanh nhạy trong việc sử dụng các
lực lượng, các hình thức đấu tranh, đều không thể đưa lại thành công. Với ý
nghĩa như vậy, Đảng ta cho rằng không lĩnh vực nào lại đòi hỏi và mở ra nhiều
khả nǎng phát huy trí sáng tạo như trên lĩnh vực phương pháp cách mạng.
Hai là: Phương pháp cách mạng thể hiện tính quần chúng sâu sắc. Quần
chúng nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể sáng tạo ra phương pháp cách
mạng.


3
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, phương pháp cách mạng
phải bao gồm việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức quần chúng thành những lực
lượng tự giác, động viên họ hăng hái tham gia các phong trào cách mạng. Lênin

nói: “Phải biết cách đưa được đông đảo quần chúng tham gia vào những hoạt
động cách mạng thực tiễn. Không những phải biết cách phân bổ những lực lượng
giai cấp, những đạo quân đông đảo hàng triệu người vào đúng những vị trí xác
định của nó, mà còn phải biết xem xét và sử dụng đúng những lực lượng còn có
tác dụng lịch sử nhất định của tất cả các giai cấp và các tầng lớp để có được một
hoạt động cách mạng thật sự có tính chất quần chúng sâu rộng”1.
Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp nhiều nhà yêu nước Việt Nam cũng đã
kêu gọi quần chúng đứng lên chống Pháp giành độc lập, nhưng họ quan niệm
quần chúng chỉ là những người thụ động, họ không hiểu nổi sự nghiệp giải
phóng dân tộc muốn thành công là phải do quần chúng tự mình đứng lên làm lấy.
Các cuộc vận động ái quốc sở dĩ bị thất bại, một nguyên nhân quan trọng là vì họ
không thấy được đúng vai trò và tác dụng quyết định của quần chúng trong thời
đại đế quốc chủ nghĩa.
Chỉ từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, dựa trên những nguyên lý
chủ nghĩa Mác - Lênin và nghiên cứu thực tế lịch sử Việt Nam, những người
cộng sản Việt Nam mới đặt lại đúng đắn vai trò của quần chúng. Đảng ta lần đầu
tiên trong lịch sử nước ta đã nêu ra: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng tự
mình giải phóng lấy mình; không có anh hùng hào kiệt nào có thể cứu vớt được
quần chúng, mà chính bản thân quần chúng được giác ngộ, được tổ chức đoàn
kết lại dưới sự lãnh đạo của đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng
sản Đông Dương, mới có thể giải phóng cho mình được. Cương lĩnh cách mạng
của Đảng ta năm 1930 đề ra nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, phong kiến, thành lập

1

Lênin toàn tập: Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.41, tr.98-99.


4
chính quyền Xôviết công nông binh, chia ruộng đất cho nông dân, chính là đã

nói lên lòng tin tưởng và quyết tâm của Đảng dựa vào quần chúng.
Thực tế đã chứng minh, tuy trình độ phát triển kinh tế nước ta lạc hậu hơn
so với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ rất nhiều lần, nhưng do chúng ta dựa được
vào lực lượng vô cùng vô tận của quần chúng, phát động được tính tích cực cách
mạng của quần chúng, chúng ta đã đẩy lịch sử nước ta tiến lên nhảy vọt. Giành
thắng lợi hoàn toàn trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cả nước
thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là: Phương pháp cách mạng thể hiện tính lịch sử, cụ thể.
Phương pháp cách mạng thể hiện quan điểm lịch sử - cụ thể của phép biện
chứng duy vật trong việc áp dụng các hình thức, phương pháp tiến hành cách
mạng sát hợp với điều kiện từng nơi, từng lúc. Một hình thức, phương pháp thích
hợp với nơi này, lúc này thì đối với nơi khác, lúc khác có thể không còn thích
hợp nữa. Vì vậy, đòi hỏi phải luôn luôn tìm tòi, đổi mới, tránh rập khuôn, sao
chép hay tuyệt đối hoá một hình thức, một phương pháp nhất định nào đó. Lênin
nói: Chủ nghĩa Mác tuyệt đối đòi hỏi phải xét vấn đề hình thức đấu tranh về mặt
lịch sử của nó. Đặt vấn đề đó ra mà không hề dựa vào hoàn cảnh lịch sử - cụ thể,
tức là không hiểu gì về chủ nghĩa duy vật biện chứng cả. Với tinh thần trên,
Đảng ta đã khẳng định: "Không bao giờ có một công thức duy nhất về cách tiến
hành cách mạng" và "cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì cách mạng
không thể thành công".
Bốn là: Phương pháp cách mạng thể hiện rõ quan điểm thực tiễn.
Phương pháp cách mạng thể hiện quan điểm thực tiễn của chủ nghĩa Mác Lênin một cách trực tiếp, sinh động bằng sự gắn bó chặt chẽ với mọi lĩnh vực
hoạt động của đời sống xã hội; qua đó mà thực hiện sự biến đổi cách mạng sâu
sắc và toàn diện. Lênin khẳng định: Phải ra sức hoàn thành những nhiệm vụ thực
tiễn ngày càng phức tạp, ngày càng dính líu đến tất cả mọi ngành hoạt động của
đời sống xã hội và khiến cho có thể giành lại được hết ngành này đến ngành


5
khác, hết địa hạt này đến địa hạt khác của đời sống xã hội, từ trong tay giai cấp

tư sản.
Phương pháp cách mạng có liên hệ chặt chẽ với thực tiễn đất nước; chỉ có
thể căn cứ vào truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông; nền văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là tinh thần yêu nước, thương nòi
nồng nàn; căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, sông ngòi,
đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán, tinh thần cố kết cộng động gắn bó keo
sơn.v. v. của dân tộc Việt Nam, thì chúng ta mới xác định được phương pháp
cách mạng, phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp đúng đắn trong cuộc đấu
tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Mặc dù chúng ta không khước từ việc học tập những kinh nghiệp của các
nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên sự vận dụng đó phải phù hợp với
thực tiễn của đất nước – con người Việt Nam. Chính vì vậy phương pháp cách
mạng phải thể hiện rõ quan điểm thực tiễn.
1.2. Mối quan hệ giữa đường lối cách mạng với phương pháp cách mạng
Đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng có mối quan hệ mật thiết,
hữu cơ, biện chứng. Trong đó, đường lối cách mạng là cơ sở, tiền đề của phương
pháp cách mạng. Đường lối cách mạng có trước, phương pháp cách mạng có sau,
hướng tới và phục vụ cho đường lối cách mạng.
Là bộ phận hữu cơ trong nghệ thuật lãnh đạo của Đảng, phương pháp cách
mạng bảo đảm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng theo
đường lối của Đảng. Việc định ra mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đúng đắn là
điều quyết định nhất, nhưng chưa đủ, mà còn phải có phương pháp tiến hành sát
hợp bảo đảm đưa cách mạng đến thành công, hạn chế được những khó khǎn, tổn
thất. Một khi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng đã được xác định thì điều có ý nghĩa
quyết định thắng lợi là sự vận dụng đúng đắn các phương pháp vận động cách
mạng, các hình thức tổ chức lực lượng và chỉ đạo đấu tranh một cách sáng tạo,


6
sát hợp với những điều kiện cụ thể ở từng nơi, từng lúc, trong từng thời kỳ cách

mạng.
Thực tiễn cho thấy, phong trào cách mạng có khi không tiến lên được, thậm
chí bị thất bại, không phải vì phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ không rõ ràng,
mà chính lại do thiếu những hình thức, phương pháp sát đúng. Một phương pháp
cách mạng được xem là tốt nhất, sát đúng nhất, khi nó giải quyết được những
yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong từng thời kỳ với những điều kiện lịch
sử xác định, cho phép động viên được đến mức cao nhất các lực lượng cách
mạng và tiến bộ tham gia, phát huy được cao nhất các tiềm nǎng cách mạng của
quần chúng bằng nhiều hình thức và phương tiện thích hợp tạo thành sức mạnh
tổng hợp to lớn đưa lại thắng lợi cho cách mạng.
Mối quan hệ giữa đường lối cách mạng với phương pháp cách mạng thể
hiện sinh động trong tư tưởng Hồ Chí Minh; sinh thời, Người luôn quan tâm đến
việc xác định phương pháp cách mạng phù hợp với đường lối cách mạng và thực
tiễn đất nước. Theo Hồ Chí Minh, phương pháp cách mạng có vị trí rất quan
trọng: “Mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã
đồng, lại phải biết cách làm thì mới chóng 2”. Trong mối quan hệ đó, đường lối
cách mạng bắt nguồn từ tư tưởng, học thuyết, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn và
chịu tác động bởi những điều kiện lịch sử nhất định. Còn phương pháp cách
mạng là để thực hiện đường lối cách mạng đã được đặt ra. Với cách hiểu đó,
đường lối cách mạng là mục tiêu, phương hướng chiến lược hay là con đường đi
lên của cách mạng với những quan điểm cơ bản nhất được xác định. Còn phương
pháp cách mạng là cách thức tiến hành cách mạng với tính chất là một hệ thống
các nguyên tắc ứng xử được thực hiện bằng những hình thức, biện pháp, bước đi
thích hợp.
Việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng là vấn đề cực kỳ quan trọng,
song để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có phương
2

Hồ chí minh Toàn tập: Nhà xuất bản, Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tập 2, tr. 261



7
pháp cách mạng bao gồm sự vận dụng đúng đắn các phương pháp vận động cách
mạng, các hình thức tổ chức lực lượng và chỉ đạo đấu tranh một cách sáng tạo
phù hợp với những điều kiện ở từng nơi, từng lúc trong từng thời kỳ cách mạng.
Để có phương pháp cách mạng đúng trước hết phải có nghệ thuật trong tổ chức,
xây dựng các lực lượng và sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng một cách
khoa học, đúng thời cơ. Điều này đã được chứng minh bằng những thắng lợi to
lớn của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc Tổng khởi
nghĩa Cách mạng tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược.
2. Phương pháp phát huy sức mạnh bạo lực tổng hợp của Đảng trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
2.1. Đặc điểm của cuộc kháng chiến
Chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện đất nước bị chia cắt
làm hai Miền, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội với
bao khó khăn chống chất; ở miền Nam, đế quốc Mỹ dựng lên chế độ tay sai Ngô
Đình Diệm, thực hiện mưu đồ bá chủ Đông Dương. Chính vì vậy Kẻ thù mới của
cách mạng Việt Nam lúc này là đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực
kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới. Chúng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược
theo lối thực dân mới rất thâm độc và xảo quyệt.
Chống đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới của chúng là điểm mới,
mang tính đặc trưng của cách mạng miền Nam lúc này, khác các thời kỳ trước
đây của cách mạng nước ta là chống chủ nghĩa thực dân cũ của đế quốc Pháp,
đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm
miền Nam nước ta, biến nơi đây thành thuộc đia kiểu mới và cǎn cứ quân sự của
chúng. Từ đây, đế quốc Mỹ đã thành kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm nhất của nhân
dân ta. Từ tháng 7 nǎm 1954, Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 6 khoá II đã xác định: Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế
giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương,



8
cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ. Do vậy, trong giai đoạn
mới phải chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ. Chính sách thực dân mới của Mỹ là
con đẻ của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, của chính sách đế quốc thực dân. Nó ra
đời trong cơn tổng khủng hoảng và trước nguy cơ sụp đổ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai.
Đảng ta nhận biết sớm bản chất chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Nghị
quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 khóa II đã chỉ ra: Đặc điểm chủ yếu
của chính sách thực dân là đế quốc Mỹ không trực tiếp cai trị mà thông qua
chính quyền tay sai, dùng viện trợ kinh tế và quân sự để áp bức, bóc lột nhân dân
miền Nam. Chính sách thực dân mới là hiện tượng mới, do vậy ta chưa thể hình
dung và thấy rõ, đây đủ ngay trong thời gian đầu của cuộc cách mạng miền Nam.
Qua thực tiễn đấu tranh với Mỹ, chúng ta ngày càng hiểu đầy đủ bản chất và thủ
đoạn của chính sách thực dân mới của chúng.
Về chính trị, Mỹ không thiết lập bộ máy thực dân thông qua chính quyền
tay sai với chiêu bài quốc gia, dân chủ giả hiệu.
Về quân sự, Mỹ tin dùng và ra sức xây dựng đội quân nguy đủ mạnh làm
lực lượng chiến đấu chiến lược cho chúng. Với cả hai mặt chính trị và quân sự
như vậy, đế quốc Mỹ nhầm một ý đồ nham hiểm là khơi sâu và làm đậm nét tính
chất nội chiến của cuộc đấu tranh, che đậy bản chất thực dân xâm lược của
chúng.
Về kinh tế, Mỹ dùng viện trợ làm công cụ chủ yếu để cột giữ chế độ tay sai
ở miền Nam đi vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, đối lập với miền Bắc,
chia cắt lâu dài nước ta. Về vǎn hoá - xã hội, chúng ra sức du nhập lối sống Mỹ,
vǎn hoá Mỹ, hòng làm mất đi tất cả những gì là tinh hoa, truyền thống dân tộc ta.
Ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm tổ chức cái gọi là: "Trưng cầu dân ý"
phế truất Bảo Đại. Sau đó ba ngày, Diệm lên làm Tổng thống, tuyên bố thành lập
Nhà nước "Việt Nam cộng hoà" và đổi "quân đội quốc gia", tay sai của Pháp,

thành “Quân lực Việt Nam cộng hoà", tay sai của Mỹ. Như vậy, bằng tất cả các


9
thủ đoạn ngoại giao, quân sự, chính trị, kinh tế, đế quốc Mỹ đã thực hiện được
âm mưu hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, triển khai chính sách
thực dân mới của chúng ở miền Nam nước ta trên các mặt.
Từ đây, dân tộc ta phải trực tiếp đương đâu với chủ nghĩa thực dân mới của
đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam nước ta. Trải qua 21 nǎm kháng chiến cực kỳ
gian khổ và oanh liệt, dân tộc ta đã toàn thắng đế quốc Mỹ, chặt đứt một mắt
xích trong hệ thống chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đẩy
chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ thêm một bước suy yếu và khủng hoảng; thực
hiện được nguyện vọng thiêng liêng là hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm
quý góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và bảo
vệ hoà bình thế giới.
2.2. Nội dung của phương pháp phát huy sức mạnh bạo lực tổng hợp
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng ( 1976) đã tổng kết những
vấn đề cơ bản về phương pháp bạo lực cách mạng tổng hợp ở miền Nam, những
vấn đề có tính quy luật của chiến tranh cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước là:
2.2.1. Sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng: lực lượng chính trị và
lực lượng vũ trang và hai hình thức đấu tranh: Đấu tranh quân sự và đấu tranh
chính trị. Đánh địch bằng 3 mũi giáp công: Quân sự, chính trị và binh vận
Đây là phương pháp nhất quán của Đảng ta suốt quá trình cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân. Nó không ngừng được bổ sung và hoàn thiện trong quá
trình cách mạng. Nghị quyết 15 của Trung ương đã chỉ rõ: "Nhân dân miền Nam
chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con đường cách mạng. Ngoài con
đường cách mạng không có một con đường khác" 3, con đường đó là lấy sức

mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu,

3

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.17, tr. 787.


10
kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong
kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân.
Nếu như trước phong trào Đồng khởi, Trung ương Đảng chủ trương sử
dụng các lực lượng vũ trang tuyên truyền tới một mức nhất định để tự vệ và để
phục vụ cho đấu tranh chính trị, lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu, đấu tranh
quân sự có vai trò hỗ trợ đấu tranh chính trị, thì sau Đồng khởi, Đảng cho rằng
phải chuyển phương châm đấu tranh: đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị đồng
thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công
địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự. Tuy nhiên, phương châm này vẫn phải
căn cứ vào tình hình cụ thể ở các vùng nông thôn đồng bằng, thành thị và rừng
núi, tuỳ vào so sánh lực lượng giữa ta và địch để đề ra hình thức đấu tranh cho
phù hợp.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực bao giờ cũng phải
dựa vào hai lực lượng: Chính trị của toàn dân và vũ trang nhân dân, trong đó lực
lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang. Trong nghị quyết 21
(10/ 1973) của Trung ương Đảng đã đề ra phương châm kết hợp đấu tranh chính
trị, cụ thể hoá tinh thần đó, nghị quyết Quân uỷ Trung ương (3/ 1974) xác định:
Tiến hành khởi nghĩa dựa vào lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, trong
trường hợp chiến tranh lớn trở lại thì tiến hành chiến tranh cách mạng để giành
thắng lợi hoàn toàn.
Đánh địch bằng ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh- địch vận) là
sáng tạo của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,

dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong ba mũi giáp công ấy, binh- địch vận là mũi
giáp công quan trọng. Phong trào Đồng khởi ở miền Trung Nam Bộ và Nam Bộ
(1959-1960), mà điển hình là ở tỉnh Bến Tre, binh- địch vận trở thành mũi tiến
công chủ yếu với các hình thức phong phú như dùng nội tuyến diệt ác ôn, nghi
binh hù dọa địch, dùng lực lượng gia đình binh sĩ kêu gọi địch đầu hàng... Nhờ


11
đó, từ chỗ tay không, một số nơi có vài tay súng du kích, chỉ trong một thời gian
ngắn, nhân dân đã vùng dậy làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Khi chuyển
từ đồng khởi sang chiến tranh cách mạng, binh - địch vận vẫn luôn vẫn luôn kết
hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị trong chống phá địch xây dựng
ấp chiến lược, chống phá bình định, trong các chiến dịch tổng hợp, trong tác
chiến hiệp đồng các quân chủng, binh chủng, cũng như trên các vành đai diệt
Mỹ.
Có thể khẳng định, những gì mà công tác binh-địch vận làm được trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã góp phần thực hiện thắng lợi đường
lối đấu tranh cách mạng và chiến tranh cách mạng mà Đảng ta đã đề ra. Đó là
đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đoàn kết toàn
dân, phát huy sức mạnh, cô lập và chĩa mũi nhọn vào kẻ thù nguy hiểm nhất.
Những gì công tác binh-địch vận làm được đã tô đậm truyền thống đánh giặc,
giữ nước của Tổ tiên ta và làm sâu sắc thêm tư tưởng nhân văn trong tiến hành
chiến tranh chính nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
2.2.2. Tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, từ khởi nghĩa từng
phần phát triển thành chiến tranh cách mạng. Kết hợp khởi nghĩa của quần
chúng với chiến tranh cách mạng; kết hợp nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi
dậy.
Đó là phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp bao gồm: lực
lượng chính trị quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân, bắt đầu
khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh

cách mạng. Tư tưởng kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách
mạng; kết hợp nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy được thể hiện rõ ở giai
đoạn cuối của cuộc kháng chiến.
Sau hiệp định Pa-ri được ký kết ngày 27-1-1973, so sánh lực lượng ở miền
Nam thay đổi căn bản, có lợi cho ta bất lợi cho địch. Nắm thời cơ, Bộ Chính trị


12
Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta hạ quyết tâm: Động viên nỗ lực lớn nhất
của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, trong 2 năm 1975-1976 đẩy
mạnh đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, nhanh chóng làm thay đổi so sánh
lực lượng trên chiến trường theo hướng có lợi cho ta, tích cực làm mọi công tác
chuẩn bị, tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt toàn bộ quân địch,
từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân. Nếu thời cơ
đến sớm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.
Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, đầu năm 1975, ta mở ba chiến dịch
lớn là Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn
toàn miền Nam thống nhất đất nước. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược
năm 1975 đã giải quyết thành công nhiều vấn đề về nghệ thuật quân sự: Tạo ưu
thế lực lượng, bảo đảm đánh địch trên thế mạnh; vận dụng sáng tạo cách đánh
chiến dịch; phát huy sức mạnh các binh chủng, quân chủng trong tác chiến quy
mô lớn và đặc biệt là kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng nhân
dân. Sự kết hợp các đòn tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực với nổi
dậy của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị, kết hợp tiêu diệt địch với giành
quyền làm chủ, tạo sức mạnh áp đảo, trong đó đòn tiến công quân sự của bộ đội
chủ lực đi trước có tác dụng trực tiếp tiêu diệt lực lượng quân sự của địch, quyết
định thắng lợi trên chiến trường, hỗ trợ cho quần chúng nhân dân nổi dậy. Ngược
lại, sự nổi dậy của quần chúng có tác dụng căng kéo, phân tán địch, giành dân,
giành đất, mở ra thế trận tiến công mới, làm cho lực lượng vũ trang ta tăng thêm
sức mạnh, có điều kiện và thời cơ tiến lên giành thắng lớn.

Cuộc tiến công chiến lược năm 1975 kết thúc thắng lợi, đánh dấu bước phát
triển cao của nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam, đã phát huy
cao độ sức mạnh tổng hợp của tất cả các thành phần, lực lượng của cả nước,
trong đó sự kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng,


13
phát triển trở thành nét đặc sắc trong nghệ thuật toàn dân đánh giặc, giữ nước
của dân tộc Việt Nam.
2.2.3. Kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.
Mặt trận ngoại giao của ta đã phát huy tính chủ động liên tục tiến công địch,
đồng thời phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với mặt trận chính trị và quân sự tạo
thành sức mạnh tổng hợp đánh bại kẻ thù. Đây là một nét đặc sắc trong lãnh đạo
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta.
Trong thời kỳ 1961-1964, để phối hợp với đấu tranh chính trị, quân sự ở
miền Nam, Đảng ta chủ trương mở một cuộc đấu tranh ngoại giao trên các diễn
đàn của Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế
giới, Bộ Ngoại giao, các phương tiện thông tin báo chí... nhằm vạch trần và lên
án âm mưu can thiệp mới của đế quốc Mỹ chuẩn bị đưa quân vào miền Nam và
tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc. Đồng thời, Đảng ta cũng ra Nghị
quyết nêu rõ quan điểm của Đảng về các vấn đề quốc tế, về sự bất đồng trong
phong trào cộng sản quốc tế và trong nội bộ phe xã hội chủ nghĩa, khẳng định
thái độ xây dựng đoàn kết và quyết tâm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
lược.
Những thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao của quân và
dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ, buộc chúng phải thay đổi, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục
bộ”, đưa quân chiến đấu Mỹ vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, leo thang
chiến tranh, đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.
Việc Mỹ đưa hàng chục vạn quân vào miền Nam, sử dụng lực lượng quân

sự to lớn hòng tiêu diệt cách mạng miền Nam và các lực lượng vũ trang giải
phóng, tất yếu ta phải sử dụng đấu tranh quân sự để giáng trả. Tuy nhiên, một
vấn đề đặt ra là, do so sánh lực lượng, Đảng ta không chủ trương đánh tiêu diệt
đến tên lính Mỹ cuối cùng, buộc chúng đầu hàng không điều kiện, mà chủ
trương đánh tan rã về cơ bản quân nguỵ đồng thời tiêu diệt một bộ phận quan


14
trọng quân Mỹ, đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh xâm lược của Mỹ, buộc chúng
phải đàm phán theo những điều kiện ta đưa ra. Như thế, trong đấu tranh quân sự,
chúng ta kết hợp cả đấu tranh ngoại giao, vừa đánh vừa đàm. Điều này phù hợp
và gắn liền với đường lối chính trị, quân sự của Đảng đề ra.
Khi chủ trương mở mặt trận đấu tranh ngoại giao, Đảng ta khẳng định:
“Đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết
định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại
giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã
giành được trên chiến trường. Tuy nhiên đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn
thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện
nay, đối với tính chất cuộc đấu tranh giữa ta và địch, cuộc đấu tranh ngoại giao
giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”.
Mặt trận ngoại giao đã chủ động và phối hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự
và chính trị, liên tục tiến công đế quốc Mỹ tại Hội nghị Pari và trước dư luận
toàn thế giới. Mũi tiến công quân sự đã giành thắng lợi rực rỡ, thực sự làm đòn
bẩy cho mũi tiến công chính trị và ngoại giao. Từ nǎm 1969 đến năm 1971, ta
phối hợp với quân dân Lào và Campuchia giành thắng lợi lớn ở XǎmThông Loong Chẹng, Cánh Đồng Chum trên chiến trường Lào và giải phóng phần lớn
đất đai cùng 4,5 triệu dân ở Campuchia, chiến thắng đường số 9 -Nam Lào đã
mở ra khả nǎng thực tế làm thất bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của
Níchxơn.
Cơ chế và cục diện “vừa đánh vừa đàm”, được mở ra từ sau khi Hội nghị
Pa-ri nhóm họp, chính là sự phản ánh sinh động phương châm kết hợp đấu tranh

quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, đã phát huy cao độ sức
mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, đã từng bước đánh thắng địch, buộc
chúng phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận thương lượng và ký kết theo
những điều kiện của ta.


15
Mỹ đã thất bại trong mưu đồ đàm phán trên thế mạnh, không ép buộc được
ta phải chấp nhận những điều kiện do Mỹ đặt ra mặc dù chúng có sức mạnh quân
sự vượt trội. Chiến dịch ném bom huỷ diệt Hà Nội, Hải Phòng cũng không khuất
phục được quân và dân ta. Vì thế, việc phải đặt bút ký vào Hiệp định Pa-ri, phải
rút hết quân về nước, trong khi đó lực lượng bộ đội miền Bắc vẫn ở lại miền
Nam sau khi hiệp định có hiệu lực, là một thất bại lớn của Mỹ, thể hiện một cách
rõ rệt nhất thất bại của Mỹ trên chiến trường hai miền Nam, miền Bắc Việt Nam.
Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình là kết quả của một
chặng đường lịch sử kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, trong đó
đấu tranh ngoại giao đóng vai trò quan trọng cùng với đấu tranh quân sự, chính
trị đánh bại cơ bản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của kẻ thù, buộc Mỹ
phả rút hết quân, tạo cơ sở vô cùng thuận lợi để quân và dân ta tiến lên đánh cho
nguỵ nhào.
2.2.4. Đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, nông thôn đồng bằng và
đô thị.
Đánh địch trên ba vùng chiến lược là một sáng tạo của Đảng ta trong sự
nghiệp cách mạng lãnh đạo toàn dân đứng lên lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân, đế quốc, giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc. Trên cơ sở kế thừa và
phát triển kinh nghiệm chỉ đạo cuộc vận động cách mạng và khởi nghĩa giành
chính quyền trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 và 9 năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, Đảng ta đề ra phương châm: Đánh địch trên cả ba vùng chiến lược với
những hình thức thích hợp, đây là một nội dung quan trọng của phương pháp tiến

hành chiến tranh cách mạng để giành lấy mục tiêu cách mạng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vùng rừng núi miền Nam (nhất
là Tây Nguyên được ví như nóc nhà của nam Đông Dương) giữ vị trí chiến lược
trọng yếu cho cả miền Nam và nam Đông Dương. Tại đây, ta xây dựng lực
lượng vũ trang lớn mạnh, có khả năng tiêu diệt nhiều sinh lực địch, có thể duy trì


16
cuộc chiến đấu lâu dài chống địch trong những tình hình diễn biến khó khăn
nhất; đồng thời, lại có khả năng mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Làm
chủ vùng rừng núi gắn liền với vùng đồng bằng đã được giải phóng, chúng ta đã
tạo ra sự uy hiếp lớn đối với những đô thị còn bị địch chiếm đóng. Khi thời cơ
đến, chúng ta lấy đây làm địa bàn xuất phát những cuộc tiến công lớn quân địch
trong giai đoạn quyết định của cuộc chiến tranh, điển hình là cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Nông thôn là nơi tập trung dân cư, đa số là nông dân. Nông dân nước ta
được xác định là một trong những lực lượng chủ lực của cách mạng dân tộc, dân
chủ, là nguồn cung cấp, bổ sung chủ yếu cho việc xây dựng, củng cố lực lượng
vũ trang nhân dân. Kinh tế nông nghiệp rất thích hợp với việc vận dụng và duy
trì chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược trong điều kiện vật chất, kỹ
thuật yếu hơn địch. Sức mạnh nông thôn của ta là sức mạnh to lớn cả về chính
trị, kinh tế và quân sự. Làm chủ được vùng nông thôn đồng bằng thì vùng rừng
núi không bị cô lập và ta có thể huy động được sức người, sức của để phát triển
lực lượng của ta ở vùng đồng bằng và rừng núi.
Vùng đô thị miền Nam trong chiến tranh giải phóng là trung tâm chính trị
và kinh tế của địch, là nơi có những cơ quan đầu não của chúng, là nơi địch tập
trung nhiều phương tiện thống trị và lực lượng đàn áp mạnh; căn cứ xuất phát để
đánh phá cách mạng. Âm mưu cơ bản của địch là ra sức xây dựng lực lượng ở đô
thị làm “hậu phương an toàn” cho cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới. Đối với
ta, vùng đô thị là nơi quần chúng, nhất là giai cấp công nhân tập trung đông đảo,

có giác ngộ chính trị, luôn luôn hướng về cách mạng. Không những công nhân,
dân nghèo thành thị, tiểu tư sản, học sinh mà cả một số trí thức, sinh viên, tư sản
dân tộc, với mức độ khác nhau, căm thù ách thống trị của Mỹ-ngụy, có nguyện
vọng bức thiết muốn thay đổi chế độ... do đó đã nhiều lần đứng lên đấu tranh


17
mạnh mẽ; khi có điều kiện, thời cơ, quần chúng ở đô thị có khả năng nổi dậy đấu
tranh, phối hợp với lực lượng từ ngoài tiến vào đánh đổ chính quyền của địch.
Căn cứ vào vị trí chiến lược của mỗi vùng, trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, chúng ta đã đề ra những phương thức đấu tranh thích hợp cho từng
giai đoạn kháng chiến trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao,
văn hóa-xã hội... đánh đổ địch từng bước, từng bộ phận, tiến lên đánh đổ chúng
hoàn toàn.
2.2.5. Kết hợp ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du
kích.
Tiếp thu kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên nền
tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc, trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ngay từ đầu đã quan tâm xây dựng
lực lượng vũ trang ba thứ quân ở cả hai miền Nam, Bắc; từ đó, tổ chức linh hoạt,
hiệu quả các "hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân
quân tự vệ, phối hợp chặt chẽ hoạt động tác chiến của ba thứ quân, của các binh
chủng, quân chủng, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, kết hợp đánh du kích
và đánh tập trung, kết hợp chiến tranh nhân dân ở các địa phương chiến tranh
nhân dân của các binh đoàn chủ lực"4, tạo sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù.
Lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương và dân quân du kích. Trong đó, bộ đội chủ lực có bộ đội chủ lực của các
quân khu, của khu, của miền và lực lượng cơ động của Bộ; bộ đội địa phương
tỉnh, huyện là các trung đội, đại đội, tiểu đoàn bộ binh; và lực lượng dân quân, du
kích (công khai và bí mật) là các tổ, tiểu đội, đội du kích tại các ấp xã, đường

phố... Mỗi thứ quân đều có vị trí tác dụng, những đặc điểm và quy luật hoạt động
riêng. Để phát huy được sức mạnh của từng thứ quân, đồng thời tạo sức mạnh
tổng hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân đánh bại quân xâm lược Mỹ có ưu
thế về sức cơ động và vũ khí trang bị, chúng ta đã tìm ra các phương thức tác
4

Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội, 1979, tr 324.


18
chiến phù hợp, phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân một cách chặt chẽ cả về chiến
lược cũng như trong chiến dịch và chiến đấu.
Chúng ta đã phát triển rộng rãi chiến tranh du kích và coi đó là một trong
những hình thức chiến tranh cơ bản, một chiến lược quân sự nhằm đánh bại chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Du kích, dân quân tự vệ, bộ đội địa phương và
những bộ phận bộ đội chủ lực hoạt động phân tán của ta đã dùng cách đánh du
kích bất ngờ, linh hoạt, "lai vô ảnh, khứ vô tung", đánh nhanh, di chuyển nhanh,
khi phân tán, lúc tập trung, đánh địch mọi lúc, mọi nơi, đánh địch bằng mọi thứ
vũ khí và bằng mọi hình thức, làm cho quân địch tiêu hao sinh lực, sa sút về tinh
thần, ăn không ngon, ngủ không yên. Do thông thạo địa hình, lại được nhân dân
che chở, bộ đội địa phương, dân quân du kích đã sử dụng chông, mìn, cạm, bẫy,
bẫy đá, "ong vò vẽ"... cùng các hình thức tập kích, phục kích, "độn thổ", "độn
thủy", rất độc đáo, rất sáng tạo, nhưng cũng rất phổ thông và đại chúng. Chúng ta
cũng đã xây dựng "làng xã chiến đấu", "vành đai diệt Mỹ", biến nó thành hạt
nhân của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương để duy trì cuộc
chiến đấu lâu dài trong lòng địch, ghìm chân, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực
địch, giữ vững thế trận chiến tranh nhân dân, tạo thời cơ và địa bàn thuận lợi cho
các đơn vị bộ đội tập trung của ta tiến công tiêu diệt địch.
Lúc chưa có và ngay cả khi đã có quân đội hiện đại và vũ khí hiện đại,
chúng ta vẫn luôn coi trọng vai trò của các lực lượng vũ trang địa phương, của

đông đảo quần chúng, của vũ khí thô sơ, các cách đánh độc lập của từng binh
chủng quy mô vừa và nhỏ trong tiến công địch. Chúng ta chưa có không quân
chiến lược tầm xa thì đã có lực lượng tại chỗ, các đội pháo binh và bộ binh tinh
nhuệ tập kích sâu vào các căn cứ hậu phương của địch, đạt hiệu suất chiến đấu rất
cao. Chúng ta chưa có hải quân mạnh thì đã có các đội đặc công nước làm được
một phần nhiệm vụ của hải quân, chuyên đánh phá tàu xuồng và căn cứ hải quân
của địch... Vì vậy, ta có thể chủ động tiến công địch một cách liên tục ở mọi lúc,


19
mọi nơi, trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết, ở chiến tuyến cũng như ở sâu
trong sào huyệt địch. Đây chính là nét rất độc đáo và sáng tạo trong nghệ thuật
quân sự của ta.
Từ năm 1970, trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra ba nước
Đông Dương, Đảng ta chủ trương tập trung xây dựng và tổ chức các binh đoàn
chủ lực cơ động ngay trên chiến trường, nhằm tăng cường khả năng đánh tiêu
diệt lớn quân địch bằng lực lượng binh chủng hợp thành. Quán triệt nghị quyết
Hội nghị lần thứ 18 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, tháng 2-1970, Quân ủy T.Ư
xác định rõ nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của quân đội ta lúc này là: "Xây dựng
những binh đoàn chủ lực mạnh, làm trụ cột cho cả chiến trường Đông Dương;
xây dựng bộ đội chủ lực ở miền Nam đủ mạnh để có thể đánh những trận tiêu
diệt lớn; nâng cao sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực
lượng dự bị chiến lược trên miền Bắc sát với tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ của
những binh đoàn chủ lực cơ động, có khả năng tác chiến tập trung, hiệp đồng
binh chủng trên các chiến trường"5.
Từ những năm 1970-1971, Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng một số đơn vị chủ
lực lớn gồm một số sư đoàn bộ binh và đơn vị binh chủng (Binh đoàn 70, Đoàn
301). Tiếp đó, tháng 10-1973, ta thành lập Quân đoàn 1-Binh đoàn Quyết Thắng
ở miền Bắc; tháng 4-1974, thành lập Quân đoàn 2-Binh đoàn Hương Giang ở TrịThiên; tháng 7-1974, thành lập Quân đoàn 4-Binh đoàn Cửu Long ở Đông - Nam
Bộ; tháng 2-1975, thành lập Đoàn 232 (tương đương quân đoàn) tại Nam Bộ;

tháng 3-1975, thành lập Quân đoàn 3-Binh đoàn Tây Nguyên ở Tây Nguyên.
Việc thành lập Quân đoàn 1 ở hậu phương, nhất là việc tổ chức các quân đoàn 2,
3, 4 và Đoàn 232 ở nơi tiền tuyến không chỉ là sự hợp thành của các sư đoàn bộ
binh và lữ đoàn, trung đoàn binh chủng cùng các đơn vị bảo đảm, phục vụ, mà là
sự hình thành một tổ chức mới cao hơn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về
quy mô tổ chức lực lượng và thay đổi hẳn về chất của quân đội ta trong giai đoạn
5

Dẫn theo: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.365.


20
cuối cuộc chiến tranh.
Với các quân đoàn binh chủng hợp thành được trang bị khá mạnh, sức đột
kích lớn, sức cơ động cao, sức chiến đấu liên tục, cùng với việc phát triển bộ đội
địa phương, dân quân du kích rộng khắp, ta đã có khả năng mở các chiến dịch
tiến công bằng lực lượng binh chủng hợp thành quy mô lớn trên các hướng chiến
lược ở chiến trường miền Nam, kể cả nơi sát trung tâm đầu não, đánh, tiêu diệt và
làm tan rã lực lượng lớn quân địch, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng và cục
diện chiến trường ngày càng có lợi cho ta, sớm kết thúc chiến tranh.
2.2.6. Thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; Nắm
vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ, nắm vững
thời cơ, mở những cuộc tiến công chiến lược nhằm thay đổi cục diện chiến tranh,
tiến lên tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch giành thắng lợi cuối cùng.
Hội nghị Bộ Chính trị tháng 1 - 1975 nhấn mạnh: Đẩy mạnh đấu tranh quân
sự, chính trị, kết hợp đấu tranh ngoại giao, tiến hành Tổng khởi nghĩa, tiêu diệt là
làm tan ra nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền. Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính
trị, từ tháng 10 năm 1973, các quân đoàn được thành lập, huấn luyện phương án
tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, tạo những “Quả đấm thép” quyết định trên
chiến trường, tăng cường trang bị cho quân đội tốt và hiện đại hơn, các loại xe

tăng thiết giúp, tên lửa, pháp tầm xa, pháo xao xạ được lần lượt chuyển tới các
chiến trường, hàng nghìn xe máy các loại, hàng chục nghìn bộ đội, công nhân,
dân công ngày đêm vượt qua mọi khó khăn gian khổ phá núi san đèo, đắp
đường, bảo đảm vận chuyển liên tục cho miền Na, hàng chục nghìn thanh niên
nô nức vào bộ đội lên đường vào Nam chiến đấu, nhân dân miền Nam khắp mọi
nơi kiên quyết chiến đấu đẩy lùi sự lấn chiếm của địch, làm cho địch bị động,
gặp khó khăn ở cả vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và nông thôn, đô thị.
Cục diện chiến tường đã thay đổi rõ ràng, có lợi cho ta, sức mạnh của cả nước đã
được động viên, ta ngày càng mạnh lên và luôn giữ được thế chủ động, địch
ngày càng bọ động và yếu đi, thời cơ để toàn quân và toàn ân cả nước đứng lên


21
dùng sức mạnh của mình đập tan bộ máy ngụy quyền thối nát, tay sai, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã chín muồi, đây chính là lúc mà
toàn Đảng, toàn dân có đầy đủ mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện lời di chúc
thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào,
tiến lên chiến sĩ đồng bào, Bắc Nam sum họp Xuân nào vui hơn”.
Với sức mạnh của nước, của cả dân tộc Việt Nam, từ tháng 3 năm 1975, ta
đã mở chiến dịch Tây Nguyên giải phóng toàn bộ cao nguyên, tiêu diệt , làm tan
rã Quân khu 2 và Quân đoàn 2 nguỵ, tạo thế đánh địch ở Huế - Đà Nẵng, làm tan
rã Quân đoàn 1 ngụy, đập tan ý đồ co cụm chiến lược của địch. Cùng với những
cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân ta có tính chất dây chuyền đã tạo điều
kiện rất thuận lợi cho trận quyết chiến cuối cùng của ta- Chiến dịch Hồ Chí
Minh, đi tới thắng lợi hoàn toàn, đập tan toàn bộ nguỵ quân, ngụy quyền từ
Trung ương tới cơ sở, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước,
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt của đế quốc Mỹ nhằm
chia cắt lâu dài nước ta, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ hơn 20 năm của cả
dân tộc.
Như vậy, với việc vận dụng sáng tạo phương pháp cách mạng tổng hợp,

chúng ta đa từng bước làm thất bại các chiến lược quân sự của đế quốc Mỹ, buộc
Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam, từ đó ta mở cuộc tiến công và nổi dậy Xuân
năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, thống nhất hoàn toàn đất nước. Chỉ
trong 55 ngày đêm, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm” với sức mạnh áp đảo cả
về quân sự và chính trị tích luỹ từ nhiều năm, quân và dân ta đã giành toàn thắng
vằng ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, đập tan hơn
một triệu quân nguỵ và tất cả bộ máy nguỵ quyền, chế độ thực dân kiểu mới mà
đế quốc Mỹ dốc sức thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong hai chục năm bị sụp
đổ hoàn toàn. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã được khắc phục vào lịch sử bằng


22
những chữ vàng chói lọi, là chiến công vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự thế giới và kế
thừa truyền thống dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc, là một minh chứng
chói lọi cho tính đúng đắn của tư tưởng dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo
lực phản cách mạng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
3. Vận dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay
3.1. Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng
hợp trong hoàn cảnh mới
Sau khi hoàn thành về cơ bản những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng Việt Nam đã từng bước chuyển sang thời
kỳ quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với đặc điểm lớn nhất là từ một nền
kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta cần và có
thể tìm ra những nội dung, cách thức và biện pháp thích hợp với tinh thần nỗ lực
và sáng tạo cao nhất. Biết cách tạo ra và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi
nhân tố, mọi lực lượng kinh tế - xã hội tham gia vào tiến trình cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Đây không chỉ là sự kế thừa và phát triển bài học kinh nghiệm thành

công của cách mạng nước ta trong thời kỳ trước, mà còn là yêu cầu cấp thiết
mang tính tất yếu, hợp quy luật trên bước đường đi lên của cách mạng nước ta
trong giai đoạn mới. Tiến lên bằng sức mạnh tổng hợp không chỉ là quy luật của
một nước nhỏ đánh thắng những tên đế quốc lớn, mà còn là quy luật của một
nước từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, không qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
chúng ta phải tạo ra thực lực mạnh về mọi mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh,… để đất nước ta một mặt có đủ sức bảo vệ thành quả
cách mạng đã giành được, mặt khác có đủ tiềm lực chống lại mọi âm mưu, thủ
đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, bởi lẽ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng


23
chỉ rõ, chừng nào “Còn chủ nghĩa đế quốc, còn giai cấp bóc lột là còn bọn phá
hoại”6. Ngày nay, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta phải đối phó với những
thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện
mới như: Chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển
đảo, vùng trời, “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị, khủng bố, tội phạm
công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. Do vậy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là
nhiệm vụ song hành với nhiệm vụ xây dựng đất nước để tạo ra thực lực mạnh về
mọi mặt, bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
3.2. Vận dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay” được Đảng ta
từng bước xây dựng trong công cuộc đổi mới đất nước. Về sức mạnh bảo vệ Tổ
quốc, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám - khóa IX của Đảng
(tháng 7- 2003) chỉ rõ: “Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận

quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân.
Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với
kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại”. Từ những
kinh nghiệm quý báu của việc phát huy phương pháp phát huy sức mạnh tổng
hợp trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nói chung, cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng, căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước.
để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện một số nội dung sau:
Một là, trong đường lối chiến lước xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cần
xác định đúng đắn những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, những lực lượng và các
6

Hồ Chí Minh toàn tập: Nxb Chính trị quốc gia. H. 2000, t8. tr118.


24
thành phần kinh tế - xã hội tham gia, cùng những mối quan hệ lợi ích cơ bản,
những chính sách và cơ chế hoạt động của chúng để có chính sách phù hợp.
Trải qua mấy chục nǎm, với thực tế: biết bao khó khǎn, phức tạp, cùng với
những thành tựu bước đầu và những khuyết điểm về một số đường lối, chủ
trương và cơ chế, chính sách cụ thể v.v. Chúng ta đã từng bước nhận thức rõ hơn
về nội dung và hình thức, bước đi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Trải qua các kỳ đại hội, đặc biệt là từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đến
nay, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng rõ hơn.
Trước sau như một, Đảng Cộng sản Việt Nam cùng nhân dân ta quyết tâm
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu phấn đấu của Đảng ta và
nhân dân ta trước đây cũng như từ nay về sau để xây dựng một xã hội trong đó
con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, nhân dân làm chủ đất nước,
có nền kinh tế phát triển cao và nền vǎn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,

mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, công bằng xã hội được bảo
đảm. Đây là những lợi ích cơ bản nhất, đồng thời cũng là lợi ích chung của mọi
tầng lớp nhân dân ta.
Mọi người đều nhận thấy có quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong sự
nghiệp chung xây dựng chủ nghĩa xã hội đưa lại những gì gần gũi, thiết thân với
mọi người dân Việt Nam yêu nước. Nó thể hiện trong thực tiễn một cách nhất
quán đường lối kết hợp giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay từ đầu. Từ đây mở rộng
khả nǎng tập hợp, phát huy mọi thành phần, lực lượng của đất nước trong mặt
trận dân tộc thống nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn làm nên sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh.
Hai là, không ngừng chăm lo xây dựng và kiện toàn Hệ thống chính trị, giữ
vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lực lượng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hệ thống
chính trị gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần


25
chúng, các tổ chức xã hội, được tổ chức và hoạt động theo một cơ chế dân chủ,
bảo đảm đầy đủ quyền lực của nhân dân, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng.
Hệ thống chính trị là những động lực, lực lượng cơ bản bảo đảm xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chỉ có tổ chức, điều hành một cơ chế hoạt động
thống nhất, một sự liên kết, phối hợp hành động chặt chẽ như một thể hữu cơ
giữa các lực lượng trên thì mới phát huy được sức mạnh to lớn của cả dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn chǎm lo xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị, xem đó là điều cơ bản
nhất bảo đảm cho cách mạng thành công. Ngày nay, trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội, hệ thống chính trị càng cần được phát triển, đổi mới và hoàn thiện không
ngừng từ nội dung hoạt động, hình thức tổ chức và cơ chế chính sách, v.v.. Thực

chất của đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị là xây dựng và từng bước hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho mọi công dân thực sự là người
chủ công cuộc xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,
vǎn hoá, tinh thần...
Ba là, Xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, làm
cơ sở để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, điều hành đối với xây dựng nền
quốc phòng toàn dân
Quan điểm của Ðảng về sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân là sức
mạnh tổng hợp, không phải đơn thuần hoặc chủ yếu là sức mạnh quân sự. Trong
quá trình đổi mới đất nước, Ðảng ta luôn có nhận thức đúng đắn về thế trận và
lực lượng của nền quốc phòng toàn dân. Xây dựng tiềm lực quốc phòng mạnh
phải đồng bộ, nhiều lực lượng, nhiều lĩnh vực cả tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân
sự, đặc biệt là tiềm lực chính trị tinh thần.
Sức mạnh quốc phòng được tạo ra bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng
và thế trận quốc phòng; được tổ chức, bố trí hợp lý trên phạm vi cả nước kết hợp


×