Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Văn hóa doanh nghiệp Nhật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.19 KB, 6 trang )

Văn hóa doanh nghiệp Nhật
Người Nhật rất lịch sự và rất coi trọng lễ nghi trong khi giao tiếp.
Khi chưa biết rõ nhau, họ thường gọi nhau bằng họ, tên thật chỉ
được dùng khi đã có một mối quan hệ thân thiết. Các mối quan hệ
trên dưới (senpai và kouhai) bên ngoài xã hội cũng được phân biệt
rất rõ ràng. Trong trường học, những học sinh lớp dưới thường
phải vâng lời những học sinh lớp trên, thậm chí đôi khi còn bị bắt
nạt nữa. Còn ở công ty, cấp dưới tuyệt đối phải vâng lệnh cấp
trên. Cấp trên thậm chí có quyền mắng chửi thậm tệ cấp dưới.
Tuy nhiên họ làm như vậy cũng chỉ vì công việc. Người Nhật
thường coi trọng công việc là trên hết, thứ đến mới là gia đình. Họ
coi trọng tính cộng đồng, tập thể hơn là cá nhân. Chẳng hạn như
khi phải lựa chọn giữa một buổi họp quyết định của công ty và
một bên là người thân đang bị bệnh nặng, người Nhật chắc chắn
sẽ chọn điều thứ nhất.
Còn đoạn này là mình tìm được:
"Tôi cũng đã experienced đôi chút về Nhật bản và cách ứng xử của
họ có điều tôi không thích lắm kiểu quan hệ trên dưới của họ.
Nhất là kiểu quan hệ "Tiền bối-Hậu bối". Đã đành là người dưới
cần tôn trọng người trên nhưng tôi nghĩ thì người trên cũng cần
phải tôn trọng người dưới. Nếu vào một công ty Nhật bản, bạn sẽ
thấy ngay giám đốc cứ như một ông vua con, muốn làm gì cũng
được và nhân viên cứ cúi đầu nghe lệnh. Thực sự một điều rất dở
trong 1 công ty hay một cơ quan của Nhật là họ hầu như chú
trọng đến việc chăm chỉ, làm sao chứng minh cho sếp thấy là
mình luôn là người chăm chỉ làm việc hơn là quan tâm đến hiệu
suất, kết quả công việc. Tôi đã chứng kiến việc có những chú Nhật
chỉ ngồi giả vờ làm việc khi sếp đi qua. Trong công ty những người
già và những người vào trước luôn được ưu ái hơn dù cho họ có
dốt hơn hay kém hơn những người mới vào. Nhân viên thì luôn sợ
sếp như sợ cọp...)


Điều này có lẽ là một trong những hạn chế khả năng sáng tạo và
năng động trong công việc của người Nhật chăng? Không biết có
phải bắt nguồn từ chế độ quân chủ phong kiến quá nặng của Nhật
không nữa?
Tôi không dám phê phán vì đó là văn hoá của mỗi dân tộc mà chỉ
nói ý kiến cá nhân. Trong một chừng mực nào đó thì việc cần cù
chăm chỉ và kỷ luật của người Nhật rất có tác dụng. Tuy nhiên cái
gì thái quá cũng không hay, và riêng tôi thì thực sự không thích
cách làm việc và quan hệ kiểu "Trên Dưới" hơi thái quá của người
Nhật."
1. Tuyển dụng và đối xử với các nhân viên
Có thể thấy, khác với các công ty Âu Mỹ, các công ty Nhật tuyển
nhân viên tương đối khắt khe nhưng cũng không dễ dàng sa thải
họ. Tuy thái độ làm việc cần mẫn, tác phong đúng giờ, chỉnh chu,
ngăn nắp...vẫn còn rất quan trọng nhưng yếu tố quyết định đánh
giá năng lực nhân viên hiện nay đã chuyển sang năng lực, hiệu
quả làm việc của nhân viên đó. Những nhân viên làm việc hiệu
quả, khả năng quản lí bao quát công việc tốt sẽ được cất nhắc lên
những vị trí cao hơn không phụ thuộc thâm niên công tác nhiều
hay ít.
Một khía cạnh khác đó là các công ty Nhật vẫn chưa tin tưởng lắm
vào người bản xứ, bằng chứng là như ở công ty tôi Sumitomo
Corp, mỗi mảng hoạt động đều có một người Nhật phụ trách, chỉ
có một duy nhất GM là người Việt. Mặc dầu vậy, vấn đề trên cũng
có thể được giải thích theo góc độ các công ty Nhật thường có mối
quan hệ kinh doanh rất thân thiết với nhau nhưng không phải
người Nhật ở công ty nào trừ các công ty thương mại cũng giỏi
tiếng Anh. Vì thế, nếu các nhân viên không biết tiếng Nhật thì rất
khó lên vị trí cao nhất do phải giao tiếp, chăm sóc khách hàng
bằng tiếng Nhật và khó có thể hòa nhập hoàn toàn với giới doanh

nhân Nhật. Tôi nhớ có một GM ở văn phòng tôi đã từng nói: "Nếu
mày không biết tiếng Nhật thì dù có làm việc tốt đến mấy những
khách hàng người Nhật cũng không thể đánh giá đúng và chính
xác hoàn toàn về mày được"
2. Quan hệ trên dưới
Đúng là các công ty Nhật rất coi trọng quan hệ trên dưới nhưng
thường khắt khe hơn về phía các nhân viên người Nhật. Cũng
đúng thôi bởi nó sẽ ảnh hưởng tới nhận xét của các cấp trên đối
với cấp dưới khi hết nhiệm kì về HQ mà đây là yếu tố tương đối
quan trọng trong việc quyết định vị trí, nơi làm việc tiếp theo và
mức lương. Đối với các nhân viên Việt Nam, không bao giờ có
chuyện quát tháo ít nhất là công ty tôi.Ở các công ty SX có thể có
hiện tượng này.
3. Lễ nghi-hình thức
Người Nhật rất trau chuốt về mặt hình thức như trang phục, bộ
mặt công ty... khi tiếp xúc với khách hàng hoặc khi có đoàn VIP
sang. Đợt vừa rồi, văn phòng Sumi Hanoi được chủ tịch tập đoàn
sang thăm và thế là cả công ty được dịp "náo loạn", các nhân viên
yêu cầu dọn dẹp chỗ làm việc, chuẩn bị sẵn trang phục làm việc...
4. Teamwork
Có thể nói, nghệ thuật teamwork của Nhật đã đạt đến trình độ
cao. Những người trong cùng nhóm bao giờ cũng phải thường
xuyên cập nhật thông tin phía mình cho các thành viên khác trong
nhóm. Khi cần thiết, các cuộc họp sẽ được tổ chức để đánh giá
tiến độ, những vấn đề còn vướng mắc. Tính teamwork được thể
hiện cao hơn ở dạng các network. Các công ty Nhật thường có
nhiều chi nhánh ở nhiều nước trên thế giới, vì thế khi cần tìm hiểu
các thông tin cần thiết phục vụ cho công việc là rất thuận lợi.
Cuối cùng, một bạn nào đó nói làm việc cho các công ty Nhật vất
vả và lương thấp. Tuy nhiên, theo tôi trải qua một quá trình làm

việc 3-4 năm những kĩ năng kinh doanh, quản lí bạn học được, các
mối quan hệ, kênh thông tin bạn có được sẽ là rất nhiều. Đó là tài
sản quí nhất cho việc kinh doanh độc lập hoặc chuyển sang các
công ty khác.
Làm việc với người Nhật
Nhật bản hiện đang là một trong những quốc gia đang dẫn đầu
thế giới về kinh tế, KHKT, điều kiện sống, ... Vì vậy bất cứ một
nhà Xuất khẩu nào cũng muốn tìm được một đối tác Nhật bản để
bán hàng hoá của mình. Tìm được một đối tác Nhật đã khó, giữ
được đối tác đó còn khó hơn. Khi làm việc với họ chúng ta luôn
phải cẩn trọng từng ly từng tí trong mọi tình huống. Sau đây mình
xin post vài đều nên tránh khi làm việc với người Nhật:
- KHÔNG GIỮ ĐÚNG LỜI HỨA. Nếu bạn định hứa với họ là sáng
hôm sau sẽ mail báo giá của sản phẩm của công ty bạn cho họ thì
nên cân nhắc thận trọng xem bạn có đủ thời gian để làm việc đó
không vì họ chắc chắn sẽ chờ mail của bạn trong sáng hôm sau.
Nếu như sang hôm sau họ không nhận được thông tin nào từ bạn
thì bạn đã mất 50% sự tín nhiệm của họ.
- NÓI HAI LỜI. Kiểm tra thật kỹ các thông tin mà bạn sẽ chuyển
cho họ, tuyệt đối tránh tình trạng thông tin đã chuyển đi rồi mà
bạn lại phải chuyển một thông tin khác để đính chính.
Thật sự thì làm việc với bất cứ ai cũng cần phải giữ uy tín. Nhưng
làm việc với người Nhật thì bạn cần phải quan tâm đến vấn đề này
gấp nhiều lần.
- Nếu tiếng Nhật của bạn có giới hạn thì nên chuẩn bị kỹ trước
những gì bạn sẽ nói. Như là sắp vào phòng thi vậy. Và hãy nói
chậm nếu bạn chưa trôi chảy, người ta sẽ trách bạn nói sai khi
bạn nói nhanh và nói không rõ, nhưng không ai trách bạn nói
chậm cả.
- Họ sẽ đánh giá bạn rất cao nếu bạn hiểu rỏ về văn hoá đất nước

của họ sâu sắc. Nhưng đừng bình phẩm về đất nước họ. Không
cần khen hay chê gì cả. Họ hiểu đất nước của họ hơn bạn nhiều.
- Người Nhật khi tiếp xúc với chúng ta thường rất vui vẻ, thoải
mái, ngay cả khi đang bàn việc. Nhưng tôi khuyên bạn chớ lạm
dụng nhiều quá sự vui vẻ đó của họ. Bạn có thể pha trò vài câu
trong khi bàn việc, nhưng đừng để câu chuyện đi ra khỏi công việc
quá xa.
- Nếu bạn không hiểu chắc chắn, chính xác, rõ ràng câu thành ngữ
đó thì tuyệt đối không nên dùng. Con dao 2 lưỡi đấy.
- Khi bạn còn đi học, bạn có thể ăn mặc hơi lôi thôi, balô, giày vải,
tóc dài như con gái... Những phong cách đó có thể rất giống với
các SV Nhật đang học tại VN, hoặc giống với các anh chàng Nhật
balô ngoài đường. Nhưng tôi đảm bảo 100% với bạn rằng bạn sẽ
chẳng gây được 1 chút ấn tượng nào đâu với đối tác hoặc xếp của
bạn khi bạn đi làm trong bộ dạng đó.
Làm việc với người Nhật
Nhật bản hiện đang là một trong những quốc gia đang dẫn đầu
thế giới về kinh tế, KHKT, điều kiện sống, ... Vì vậy bất cứ một
nhà Xuất khẩu nào cũng muốn tìm được một đối tác Nhật bản để
bán hàng hoá của mình. Tìm được một đối tác Nhật đã khó, giữ
được đối tác đó còn khó hơn. Khi làm việc với họ chúng ta luôn
phải cẩn trọng từng ly từng tí trong mọi tình huống. Sau đây mình
xin post vài đều nên tránh khi làm việc với người Nhật:
- KHÔNG GIỮ ĐÚNG LỜI HỨA. Nếu bạn định hứa với họ là sáng
hôm sau sẽ mail báo giá của sản phẩm của công ty bạn cho họ thì
nên cân nhắc thận trọng xem bạn có đủ thời gian để làm việc đó
không vì họ chắc chắn sẽ chờ mail của bạn trong sáng hôm sau.
Nếu như sang hôm sau họ không nhận được thông tin nào từ bạn
thì bạn đã mất 50% sự tín nhiệm của họ.
- NÓI HAI LỜI. Kiểm tra thật kỹ các thông tin mà bạn sẽ chuyển

cho họ, tuyệt đối tránh tình trạng thông tin đã chuyển đi rồi mà
bạn lại phải chuyển một thông tin khác để đính chính.
Thật sự thì làm việc với bất cứ ai cũng cần phải giữ uy tín. Nhưng
làm việc với người Nhật thì bạn cần phải quan tâm đến vấn đề này
gấp nhiều lần.
- Nếu tiếng Nhật của bạn có giới hạn thì nên chuẩn bị kỹ trước
những gì bạn sẽ nói. Như là sắp vào phòng thi vậy. Và hãy nói
chậm nếu bạn chưa trôi chảy, người ta sẽ trách bạn nói sai khi
bạn nói nhanh và nói không rõ, nhưng không ai trách bạn nói
chậm cả.
- Họ sẽ đánh giá bạn rất cao nếu bạn hiểu rỏ về văn hoá đất nước
của họ sâu sắc. Nhưng đừng bình phẩm về đất nước họ. Không
cần khen hay chê gì cả. Họ hiểu đất nước của họ hơn bạn nhiều.
- Người Nhật khi tiếp xúc với chúng ta thường rất vui vẻ, thoải
mái, ngay cả khi đang bàn việc. Nhưng tôi khuyên bạn chớ lạm
dụng nhiều quá sự vui vẻ đó của họ. Bạn có thể pha trò vài câu
trong khi bàn việc, nhưng đừng để câu chuyện đi ra khỏi công việc
quá xa.
- Nếu bạn không hiểu chắc chắn, chính xác, rõ ràng câu thành ngữ
đó thì tuyệt đối không nên dùng. Con dao 2 lưỡi đấy.
- Khi bạn còn đi học, bạn có thể ăn mặc hơi lôi thôi, balô, giày vải,
tóc dài như con gái... Những phong cách đó có thể rất giống với
các SV Nhật đang học tại VN, hoặc giống với các anh chàng Nhật

×