Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non yên mỹ, huyện thanh trì, thành phố hà nội​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THÚY HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Ở TRƢỜNG MẦM NON YÊN MỸ, HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THÚY HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Ở TRƢỜNG MẦM NON YÊN MỸ, HUYỆN THANH TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ LỆ HOA



HÀ NỘI – 2017

2


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học
Quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Quý thầy, Quý cô và
sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn khoa học này.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Trường
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hồn thành
chương trình học tập và nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS,TS
Vũ Lệ Hoa, người hướng dẫn khoa học, đầy trách nhiệm, tận tâm đã giúp đỡ tác giả
trong việc định hướng nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ trong Hội đồng chấm luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, giáo
viên và phụ huynh học sinh tại Trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình khảo sát và
khảo nghiệm để thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè đồng nghiệp và
người thân đã động viên, giúp đỡ tác giả có được luận văn này.
Mặc dù trong q trình thực hiện tác giả đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn
thành luận văn, nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự
quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến của các bạn quan tâm.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2017

Tác giả

Phạm Thúy Hạnh

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CỤM TỪ VIẾT TẮT

ATGT
BGH
CBQL
CBGV
CBGVNV
CSVC
CSGD
CLGD
CMHS
CM
CNH
CNTT
GD
GD&ĐT
GDMN
GV
GVMN
HĐGD

HĐH

HĐND
KH
KTH
KTX
MT
ND
NXB
PHHS
PP
QL
QLCLGD
QLGD
SL
TX
XHH
UBND

An tồn giao thơng
Ban giám hiệu
Cán bộ quản lý
Cán bộ, giáo viên
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
Cơ sở vật chất
Chăm sóc giáo dục
Chất lượng giáo dục
Cha mẹ học sinh
Chuyên môn
Công nhiệp hóa

Cơng nghệ thơng tin
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục mầm non
Giáo viên
Giáo viên mầm non
Hoạt động giáo dục
Hiện đại hóa
Hoạt động
Hội đồng nhân dân
Kế hoạch
Khơng thực hiện
Khơng thường xun
Mục tiêu
Nội dung
Nhà xuất bản
Phụ huynh học sinh
Phương pháp
Quản lý
Quản lý chất lượng giáo dục
Quản lý giáo dục
Số lượng
Thường xuyên
Xã hội hóa
Ủy ban nhân dân
ii


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn ................................................................................................................i
Danh mục viết tắt ......................................................................................................ii
Mục lục .....................................................................................................................iii
Danh mục các bảng ...................................................................................................vi
Danh mục các biểu đồ ...............................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON ..................................6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ ở trƣờng mầm non ............................................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ...................................................................................7
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .....................................................................8
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học ...........................................8
1.2.2. Hoạt động chăm sóc giáo dục ở trường mầm non ..........................................13
1.2.3. Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục mầm non ............................................17
1.3. Một số vấn đề lý luận về chăm sóc giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non ...................17
1.3.1. Mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN ..........................17
1.3.2. Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN..........................20
1.3.3. Phương pháp và các hình thức chăm sóc giáo dục trẻ ở trường ....................20
1.4. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non.............24
1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN ...............24
1.4.2. Tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN ................................24
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN .................................26
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN ...........27
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động CSGD trẻ ở trƣờng
mầm non ...........................................................................................................................28
1.5.1. Yếu tố khách quan ......................................................................................28
1.5.2. Yếu tố chủ quan ..............................................................................................29
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................31


iii


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON YÊN MỸ, HUYỆN
THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................32
32
2.1. Vài nét về Trƣờng mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội của xã Yên Mỹ .......................................32
2.1.2.Tình hình giáo dục của xã Yên Mỹ..................................................................33
2.1.3. Sơ lược về Trường mầm non Yên Mỹ ............................................................33
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ..........................................................................34
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ...........................................................................35
2.3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Trường mầm non Yên Mỹ ..............35
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động CSGD trẻ ở Trường mầm non Yên Mỹ..........52
2.4. Phân tích kết quả và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chăm
sóc giáo dục trẻ của BGH Trƣờng mầm non Yên Mỹ .........................................59
2.4.1. Điểm mạnh ......................................................................................................59
2.4.2. Điểm yếu .........................................................................................................60
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................62
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC
GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON YÊN MỸ, HUYỆN
THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................63
3.1. Nguyên tắc để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ ở Trƣờng mầm non Yên Mỹ ..........................................................63
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở Trƣờng
mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ....................................64
3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho CBGVNV
đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay ..............................................................64

3.2.2. Đổi mới xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GD chăm sóc
cho trẻ khoa học, phù hợp thực tiễn của nhà trường .................................................67
3.2.3. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện HĐGD
trẻ trong nhà trường .................................................................................................72
3.2.4. Tăng cường phối hợp với PHHS trong việc thực hiện hoạt động
CSGD trẻ trong nhà trường .......................................................................................77
3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện CSGD trẻ
trong nhà trường ........................................................................................................79
3.2.6. Huy động các nguồn lực xã hội tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trong
việc thực hiện CSGD trẻ trong nhà trường ...............................................................82
iv


3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................85
3.3.1. Khái quát về khảo nghiệm ..............................................................................85
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm .............................................................................................86
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................91
1. Kết luận .................................................................................................................91
2. Khuyến nghị ..........................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................94
PHỤ LỤC .................................................................................................................96

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy mô lớp học Trường mầm non Yên Mỹ.............................................35
Bảng 2.2. Biến động số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên ....................................36

Bảng 2.3. Tính định mức số trẻ /01 giáo viên ...........................................................36
Bảng 2.4. Biến động về trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên......................................37
Bảng 2.5. Tuổi đời của đội ngũ giáo viên mầm non .................................................37
Bảng 2.6. Năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non ........................................38
Bảng 2.7. Quan điểm về chương trình giáo dục mầm non hiện nay ........................40
Bảng 2.8. Chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ............................41
Bảng 2.9. Thực trạng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ .........................................41
Bảng 2.10. Các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên ...............................................42
Bảng 2.11. Các hình thức tổ chức giáo dục trẻ mẫu giáo của giáo viên ...................43
Bảng 2.12. Các phương pháp giáo dục trẻ của giáo viên .........................................45
Bảng 2.13. Môi trường giáo dục trẻ ..........................................................................46
Bảng 2.14. Thực trạng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ........................................48
Bảng 2.15. Ý kiến đánh giá v/v phối hợp giữa nhà trường và PHHS trong
HĐ CSGD trẻ ............................................................................................................50
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục ở trường mầm non ...............52
Bảng 2.17. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch......................................................54
Bảng 2.18. Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động CSGD trẻ của hiệu trưởng .........56
Bảng 2.19. Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá HĐ CSGD trẻ
của hiệu trưởng .........................................................................................................57
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp ........................87
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp ..........................88

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Chu trình quản lý .................................................................................11
Biểu đồ 2.1. Quy mô lớp học Trường mầm non Yên Mỹ.........................................35
Biểu đồ 2.2. Trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên trong 2 năm học gần đây ..............37

Biểu đồ 2.3. Nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh về hoạt động GDMN
đối với sự phát triển của cá nhân trẻ .........................................................................39
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các
biện pháp đề xuất ....................................................................................................89

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).Trong đó, đổi mới
Mục tiêu đối với cấp học mầm non (MN): “Đối với giáo dục mầm non , giúp trẻ phát
triển thể chất , tình cảm , hiểu biế t , thẩm mỹ , hình thành các yếu tố đầu tiên của
nhân cách , chuẩn bị tố t cho trẻ bướ c vào lớp một . Hoàn thành phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những
năm tiế p theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các
trường mầm non”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục thế hệ
trẻ. Đối với các cháu nhỏ, Người đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn
ngủ, biết học hành là ngoan”. Đúng vậy, trẻ nhỏ học hỏi và trưởng thành từ những
điều nhỏ nhất, đó là bữa ăn và giấc ngủ, sau đó mới đến việc học hành. Ngày nay,
bên cạnh gia đình, tất cả những điều thiết yếu đó các cháu có thể và cần phải được
thụ hưởng trong một môi trường chun mơn, đó là Trường mầm non. Đó là cơng
việc tỉ mỉ, lâu dài”. Và công việc tỉ mỉ lâu dài ấy bắt đầu ngày từ khi trẻ còn trong
bụng mẹ (thai giáo), khi trẻ được chăm sóc tại gia đình và khi trẻ đến mơi trường sư
phạm đầu tiên, đó là Trường mầm non.
Giáo dục mầm non là một bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế
hệ trẻ, lứa tuổi này vốn là một tiềm lực phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn trẻ em sinh ra
và lớn lên từ 0-6 tuổi là giai đoạn có những đặc điểm tâm sinh lý phát triển có những

bước ngoặt đáng kể. Nếu được ni dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ tốt, trẻ sẽ được
hình thành phát triển trên các lĩnh vực về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và
quan hệ xã hội, một cách đúng hướng, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1.
Muốn quản lý tốt hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, địi hỏi nhà trường phải có
đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chun mơn và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ cán bộ
quản lý, tổ chun mơn, đội ngũ giáo viên có vai trị quyết định chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện
GD&ĐT, CS-GD trẻ là mối quan tâm hàng đầu không chỉ là trách nhiệm của người
làm công tác QLGD và đội ngũ nhà giáo mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
1


Thực tế cho thấy ở Trường mầm non Yên Mỹ, đội ngũ giáo viên tuy đã được
chuẩn hoá về bằng cấp nhưng phương pháp giáo dục trẻ chưa phù hợp. Một số giáo
viên tuổi đời cao nên ngại đổi mới, các giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi
mới của giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, tổ chun mơn có hoạt động song vai trị bồi
dưỡng chun mơn qua tổ cũng có những hạn chế nhất định. Trong những năm qua,
Trường mầm non Yên Mỹ cũng đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi, cũng
còn một số hạn chế trong quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường thì việc quản lý
hoạt động chăm sóc giáo dục của trường cần phải được đặc biệt quan tâm. Việc
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp với yêu cầu của nhà trường
nói chung và quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục ở mầm non nói riêng nhằm ổn
định và nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài:
“Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở Trường mầm non Yên Mỹ, huyện
Thanh Trì, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất biện pháp quản

lý hoạt động chăm sóc giáo dục ở Trường mầm non n Mỹ, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc giáo dục của
nhà trường.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
QL hoạt động CSGD trẻ ở Trường mầm non Yên Mỹ, huyện thanh Trì, thành
phố Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
4.2. Khảo sát thực trạng hoạt động chăm sóc giáo dục và quản lý hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ ở Trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2


4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở Trường mầm non
Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Cần những biện pháp đổi mới trong quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục ở
Trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý hoạt động CSGD trẻ tại Trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại như: quản
lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa tốt; nhiều GV có tuổi chưa linh hoạt
các phương pháp giáo dục, chỉ đạo thiết kế và tổ chức thực hiện nội dung chương
trình chưa đáp ứng tốt mục tiêu đặt ra... Vì vậy, áp dụng một cách hợp lý các biện
pháp quản lý hoạt động CSGD phù hợp, đi vào nề nếp thì chất lượng hiệu quả các
hoạt động CSGD được nâng lên tại Trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Thời gian nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu được thu thập thông tin trong năm học 2016 - 2017
7.2. Địa bàn nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu về quản lý hoạt động CSGD của CBQL tại Trường mầm
non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
7.3. Khách thể điều tra
- Khảo sát 92 khách thể:
+ Các bộ quản lý: 03 người.
+ Giáo viên: 29 người.
+ Phụ huynh học sinh: 60 người.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về quản lí các
hoạt động chăm sóc giáo dục trường MN; phân tích, phân loại, xác định các khái
niệm cơ bản; tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận cho
đề tài.
3


8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát sư phạm: Quan sát HĐGD, tinh thần, ý thức trách nhiệm... của giáo
viên để có những đánh giá khách quan nhất về công tác GD cho trẻ tại trường mầm non.
Quan sát hoạt động QL hoạt động chăm sóc giáo dục của hiệu trưởng qua các buổi
sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ của giáo viên nhằm đánh giá thực
trạng quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục của hiệu trưởng Trường mầm non Yên Mỹ,
Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra.
- Điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phương pháp này, tác giả sẽ xây dựng các
phiếu hỏi dành cho các đối tượng là giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường từ các tổ
đến ban giám hiệu và phụ huynh học sinh.

Phiếu hỏi được thiết kế gồm nhiều câu hỏi đóng/mở với mục đích tìm hiểu
nhận thức của CBQL và giáo viên trường mầm non về tầm quan trọng của công tác
giáo dục, cũng như thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục và công tác
quản lý hoạt động giáo dục hiện nay ở Trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội. Ngồi ra, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi còn được sử dụng
để thu thập ý kiến của CBQL, GV và phụ huynh học sinh về tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục được đề xuất trong luận văn.
- Phỏng vấn: Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết nhằm tìm
hiểu thêm thơng tin về phía đối tượng được điều tra. Những thơng tin thu được từ
phương pháp phỏng vấn góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của các đối tượng
được điều tra và giúp vấn đề nghiên cứu được sâu hơn.
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ quản lý nhà trường và của
giáo viên: Phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc thu thập những thông tin liên
quan đến vấn đề giáo dục cho trẻ mầm non thông qua các bài viết và tài liệu báo cáo
để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực trạng của đề tài.
8.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng
Dựa trên các số liệu thống kê được về kết quả đánh giá các lĩnh vực phát triển
của học sinh qua từng năm học gần đây; về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
của cán bộ quản lý qua các nguồn số liệu, nhằm đưa ra những nhận định, phân tích,
đánh giá thực trạng và giải pháp quản lí hoạt giáo dục trong nhà trường.
4


9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Tổng kết lý luận về công tác quản lý HĐ CSGD hiện nay ở Trường mầm non
hiện nay.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng chỉ ra những thành công và mặt hạn chế về công tác quản lý
HĐ CSGD hiện nay ở Trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

HĐ CSGD được quản lý đồng bộ bằng các biện pháp khoa học góp phần nâng
cao hiệu quả cơng tác quản lý nói riêng, HĐ CSGD ở Trường mầm non Yên Mỹ,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội nói chung và có thể được áp dụng cho công tác
QL HĐ CSGD ở các trường Mầm non trong cả nước.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về việc quản lý hoạt động CSGD trẻ ở trường mầm
non
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động CSGD trẻ ở Trường mầm non Yên
Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động CSGD trẻ ở trường mầm non xã Yên
Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở
trƣờng mầm non
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về GDMN cũng đã khẳng định lứa tuổi
mầm non là giai đoạn đầu của cuộc sống, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Phi giáo dục
mầm non thì bất thành nhân cách”. Những nghiên cứu gần đây về sinh học, nghiên
cứu sự tác động của giáo dục đối với lứa tuổi này lại càng khẳng định vị trí, vai trị
của GDMN là hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia.
Vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ đã được nghiên cứu từ rất sớm và được thực
hiện bằng nhiều góc độ và phương pháp khác nhau:

Tiến sĩ Maria Montessori (1879-1952), nhà giáo dục, bác sĩ người Ý với
phương pháp giáo dục thực tiễn mang tính đột phá đã nhanh chóng được phổ biến và
thu được thành cơng vang dội trên khắp thế giới. Mục tiêu giáo dục của Montessori
là tạo điều kiện tối đa để trẻ trau dồi niềm đam mê học hỏi, thông qua thực hành
thường xuyên để hình thành các kỹ năng và phát triển năng khiếu toàn diện cho từng
bé. Nền tảng của phương pháp Montessori là tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc
học qua trực quan sinh động, trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trị là “người hướng dẫn”,
hỗ trợ và định hướng cho trẻ thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ được giao. Sự hướng
dẫn này liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình, do đó,
mối liên kết giữa giáo viên - các bé - gia đình cần được chú trọng. Qua các cuốn sách
của bà đã được dịch sang tiếng Việt gồm có “Trẻ thơ trong gia đình; Bí ẩn tuổi
thơ; Phương pháp giáo dục Montessor”, bà đã đưa ra một loạt các quy luật có liên quan
đến sự phát triển của trẻ mầm non cụ thể là theo bà, quá trình phát triển trẻ em có nhiều
giai đoạn. Trong đó 0 - 6 tuổi là giai đoạn thứ nhất. Theo bà, trong giai đoạn này (Chính
là giai đoạn trẻ mầm non) trẻ khơng có các hoạt động tâm lý ý thức mà chúng chỉ tiếp
xúc với thế giới bên ngoài một cách vô thức. Bà gọi đây là giai đoạn "Phôi thai tâm
lý". Từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn hình thành tính cách. Trẻ em chuyển dần từ vô thức
6


sang có ý thức, khả năng ghi nhớ, hiểu, tư duy dần hình thành. Mối liên hệ giữa các
hoạt động tâm lý cũng từng bước được tạo lên theo đó các đặc điểm tâm lý tính cách
của trẻ cũng xuất hiện. Lúc này, các nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ cần phải
quan sát trẻ thật kỹ, tìm cách hiểu được thế giới nội tâm của trẻ, phải u thương và
sự tơn trọng đối với tính cách của trẻ để giúp cho trẻ có thể phát triển một cách tự
nhiên [31], [32], [33].
Giáo sư Glenn Doman (1919-2013) là người sáng lập nên “Viện nghiên cứu và
phát triển tiềm năng con người” mà chính từ đây các bậc cha mẹ trên tồn thế giới đã
tìm ra phương pháp ni dạy con trong hơn nửa thế kỷ qua. Giáo sư và các cộng sự
trong Viện nghiên cứu nổi tiếng với những thành tựu về trẻ bị tổn thương não và cả

những thành tựu về việc phát triển sớm cho trẻ em bình thường. 5 quyển “Dạy trẻ thơng
minh sớm”; “Dạy trẻ biết đọc sớm”; “Dạy trẻ học Toán”; “Tăng cường trí thơng minh
của trẻ”; “Dạy trẻ về thế giới xung quanh của mình” trong bộ sách "Giáo dục sớm và
Thiên tài" của ông đã đưa ra lý thuyết và hướng dẫn các bậc phụ huynh áp dụng việc
chơi với trẻ nhỏ để qua đó dạy cho trẻ những kiến thức bổ ích được trẻ tiếp nhận một
cách thú vị. Hay nói cách khác phương pháp giáo dục Glenn Doman là chương trình
được thực hiện tại nhà. Người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ chính là bố mẹ.
Phương pháp này giúp trẻ phát triển tồn diện: Thể chất, trí thơng minh, trí tuệ, xúc
cảm và năng lực vượt qua nghịch cảnh - những hành trang vô cùng cần thiết cho sự
thành công và hạnh phúc trong suốt cuộc đời mỗi người [21].
Từ đó các nhà GD của GDMN sẽ xây dựng nên những nội dung, phương pháp
chăm sóc, GD phù hợp hơn với trẻ ở các giai đoạn, lứa tuổi mầm non.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Trong quá trình phát triể n của bâ ̣c ho ̣c mầm non, nhiề u chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước đã đươ ̣c ban hành

. Những vấ n đề cơ bản của bậc học này

cũng đã đươ ̣c qui định trong Luâ ̣t Giáo du ̣c . Điề u 24 Luâ ̣t Giáo dục năm 2005 đã qui
định rõ về viê ̣c “Xây dựng chương trình

chăm sóc – giáo dục mầm non” . Ngày

25/7/2009 Bộ GD &ĐT đã có Thơng tư sớ

17/2009/TT-BGDĐT ban hành Chương

trình GDMN.
- Luật Giáo dục (2005) ở các Điều 21, 22, 23, 24, 25 cụ thể hóa mục tiêu, nội
dung, phương pháp, chương trình và các cơ sở giáo dục mầm non [35, tr.6].

7


Đối với giáo dục mầm non, có một số tác giả nhấn mạnh vai trò của quản lý
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ trong q trình thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trong thực tế do tính chất nghề nghiệp mà hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của
các trường mầm non rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc quản lý giáo viên tổ chức
các hoạt động học, hoạt động chơi, quản lý việc tổ chức và ni dạy trẻ một cách
khoa học, hợp lý cịn bao gồm cả công việc như tổ chức cho giáo viên tự học, tự bồi
dưỡng, nghiên cứu khoa học giáo dục… Hay nói cách khác quản lý hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non thực chất là quản lý quá trình lao động của người
giáo viên.
Quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ, một vấn đề được nhiều người
quan tâm đã có một số nghiên cứu về vấn đề này như là các đề tài nghiên cứu khoa
học, các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành, các luận văn thạc sĩ cụ thể là:
Tác giả Trần Thị Kim Thoa,"Các biện pháp tăng cường QL đội ngũ giáo viên
của Hiệu trưởng trường mầm non Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh";
Tác giả Nguyễn Thị Hường, “Tư tưởng tích hợp và vấn đề đổi mới nội dung,
phương pháp giáo dục mầm non” [22].
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hạnh, “Thực trạng kích thích hứng thú trong q trình tổ
chức cho trẻ tìm hiểu mơi trường xung quanh” [23, tr.17].
Tác giả Vũ Lệ Hoa - 2017, “Tổ chức dạy theo quan điểm sư phạm Tương
tác”, NXB giáo dục Việt Nam.
Từ thực tiễn nghiên cứu nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội”.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học
1.2.1.1. Quản lý

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học từ trên các

bình

diê ̣n khác nhau : triế t ho ̣c, kinh tế ho ̣c, xã hội ho ̣c , tâm lý ho ̣c ... Các nhà nghiên cứu
về lý luâ ̣n quản lý với những cách tiế p câ ̣n khác nhau đã đưa ra
quản lý gắn với các loại hình quản lý cụ thể. Chẳng hạn:
8

các quan niệm về


- Theo quan điể m triế t ho ̣c

, quản lý được xem như một q trình liên

kế t thớ ng nhấ t giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mu ̣c tiêu nào đó .
- Theo quan điể m chiń h trị xã hội, “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hướng của chủ thể (người quản lý , người tổ chức quản lý ) lên khách thể (đố i
tượng quản lý ) về các mặt chính trị , văn hoá xã hội , kinh tế bằng một hê ̣ thố ng các
luật lê ,̣ các chính sách , các nguyên tắc , các phương pháp và các biện pháp cụ thể
nhằm tạo ra môi trường và điề u kiê ̣n cho sự phát triể n của đố i tượng” .
- Theo lý luâ ̣n của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quản lý xã hội một cách khoa học
“Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đớ i với toàn bộ hay những

hê ̣ thố ng

khác nhau của hệ th ống xã hội , trên cơ sở vâ ̣n du ̣ng đúng đắn những quy luâ ̣t và xu
hướng khách quan vớ n có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt


động và phát triể n tớ i

ưu theo mu ̣c đić h đặt ra . Các Mác còn cho rằng : “Một nghê ̣ sĩ vĩ cầm thì tự điề u
khiể n mình, cịn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”.
- Xét dưới góc độ điề u khiể n ho ̣c , hoạt động quản lý chin
́ h là quá trình điề u
khiể n, sắp xế p tác động làm cho đố i tươ ̣ng quản lý thay đổi trạng thái từ

lộn xộn

thành trật tự theo ý chí và mục tiêu của nhà quản lý.
- Theo tác giả Phan Văn Kha : “Quản lý là quá trình lâ ̣p kế hoạch , tổ chức,
lãnh đạo và kiể m tra công viê ̣c của các thành viên thuộc một hê ̣ thố ng đơn vị và viê ̣c
sử du ̣ng các nguồn lực phù hơ ̣p để đạt đươ ̣c các mu ̣c đić h đã định” .
- Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý ln
ln hồ hởi, phấ n khởi đem hế t năng lực và trí tuê ̣ để sáng tạo ra lơ ̣i ić h cho bản
thân, cho tổ chức và cho cả xã hội.
- Chức năng lâ ̣p kế hoạch: có vai trị định hướng cho toàn bộ các hoạt động, là
cơ sở cho toàn bộ các nguồn lực , cho viê ̣c thực hiê ̣n các mu ̣c tiêu và căn cứ cho viê ̣c
kiể m tra, đánh giá quá trình thực hiê ̣n mu ̣c tiêu.
Xây dựng kế hoạch là viê ̣c lựa cho ̣n một trong những

phương án hành động

tương lai cho toàn bộ và cho từng bộ phâ ̣n của mỗi hê ̣ thớ ng quản lí , nó bao gồm sự
lựa cho ̣n mu ̣c tiêu , xác định phương thức để đạt được các mục tiêu. Kế hoạch sẽ là
bản hướng dẫn tiếp cận hợp lí tới các mục tiêu

chọn trước và theo đó một hệ thống


cơ quan, đơn vị sẽ đầu tư nguồn lực theo nhu cầu để đạt đươ ̣c mu ̣c tiêu và các thành
9


viên trong đó hoạt động liên quan chặt chẽ với các mục tiêu, các q trình và đó cũng
là cơ sở để quan sát, đánh giá thực hiê ̣n mục tiêu.
- Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên những cấ u trúc quan
hê ̣ giữa các thành viên , bộ phâ ̣n. Đó là quá trình sắp xế p , xế p đặt một cách khoa học
những yế u tố , những con người, những dạng hoạt động thành một hê ̣ toàn vẹn nhằm
đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tố i ưu nhằm đạt mu ̣c tiêu kế hoạch .
Nhờ viê ̣c tổ chức có hiê ̣u quả , người quản lí có thể phớ i hơ ̣p điề u phố i các nguồn lực,
vâ ̣t lực, nhân lực.
- Chức năng chỉ đạ o: là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi , thái độ của
những người khác nhằm đạt tới mu ̣c tiêu và chấ t lươ ̣ng cao . Đó chính là phương thức
tác động của chủ thể quản lí , lãnh đạo bao hàm viê ̣c liên kế t , liên hê ̣ với người khác ,
động viên ho ̣ hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ để

đạt mu ̣c tiêu của tổ chức ; giám sát các hoạt

động, các trạng thái vận hành của hê ̣ đúng tiế n trình , đúng kế hoạch và khi cần thiế t
phải điều chỉnh , sửa đổi, uố n nắn nhưng không làm thay đổi mu ̣c tiêu

, hướng vâ ̣n

hành của hệ nhằm giữ vững mu ̣c tiêu chiế n lươ ̣c đề ra.
- Chức năng kiể m tra : là quá trình đánh giá và điều chỉnh hoạt động
nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mu ̣c tiêu của hê ̣ thố ng

. Nhiê ̣m vu ̣ của


kiể m tra là nhằm đánh g iá trạng thái của họ , xem mu ̣c tiêu dự kiế n ban đầu của toàn
bộ kế hoạch đã đạt đươ ̣c ở mức độ nào . Kiể m tra nhằm kịp thời phát hiê ̣n những sai
sót trong quá trình hoạt động , tìm ra nguyên nhân thành cơng , thấ t bại giúp chủ thể
quản lí rú t ra những bài ho ̣c kinh nghiê ̣m . Có kiể m tra mà khơng đánh giá coi như
khơng kiể m tra , khơng có kiể m tra coi như khơng có hoạt động quản lí . Với những
chức năng của mình , quản lí có vai trị quan trọng đối với sự

phát triển của xã hội .

Nó nâng hiê ̣u quả của hoạt động , đảm bảo trâ ̣t tự , kỷ cương trong bộ máy và nó là
nhân tố tấ t yế u của sự phát triể n

. Thông tin quản lý và các quyế t định quản lý là

yế u tố liên kế t giữa các chức năng kế hoạch , tổ chức , chỉ đạo và kiể m tra nói trên
trong chu trình quản lý.
Chu trình quản lý. Có thể hiểu chu trình quản lý gồm các chức năng cơ bản sau:
- Lập kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
10


- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch hóa

Kiểm tra

Thơng tin QL


Tổ chức

Chỉ đạo

Sơ đồ 1.1: Chu trình quản lý
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục : Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, cho
đến nay chưa có khái niệm thống nhất. Trong lịch sử phát triển của xã hội, khoa
học quản lý xã hội ra đời muộn hơn khoa học kinh tế do cách nhìn nhận giáo dục ở
góc độ không đồng nhất nên dẫn đến những khái niệm về quản lý giáo dục có nội
dung rộng hẹp khác nhau. Có rất nhiều cách định nghĩa về quản lý giáo dục của các
tác giả trong và ngoài nước :
Tác giả Đặng Quốc Bảo lại cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát
là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác
đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [3, tr.45].
Trên đây là những quan điểm khác nhau về quản lý giáo dục, ở mỗi cách tiếp
cận khác nhau mỗi tác giả lại có cái nhìn khác nhau về quản lý giáo dục. Mặc dù vậy,
khi nghiên cứu kỹ về nó ta có thể nhận thấy trong các quan niệm khác nhau về quản
lý giáo dục ấy lại có những điểm tương đồng.
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm quản lý giáo dục như
sau: “Quản lý giáo dục (hay quản lý hệ thống) là tác động qua lại có hệ thống, có
kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau cho đến tất cả
các mắt xích của toàn bộ hệ thống giáo dục (từ Bộ đến Trường và đối tượng được
quản lý) nhằm đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận
thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá
11


trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em và hoàn thiện nhân cách
chủ thể quản lý”.

1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng: Quản lý nhà trường là quản lý
hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này địi hỏi những tác động có ý thức,
có khoa học và có hướng dẫn của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt của đời sống
nhà trường để đảm bảo sự vận động tối ưu của xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm
của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [30].
Có thể thấy rằng: “Quản lý trường học thực chất là hoạt động có định hướng,
có kế hoạch của các chủ thể quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo
viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn
lực giáo dục, để nâng cao chất lượng nhà trường”.
1.2.1.4. Quản lý trường mầm non
Trường mầm non là nơi thực hiện mục tiêu GDMN. Quản lý trường mầm non
là một khâu quan trọng của hệ thống quản lý ngành học. Chất lượng quản lý trường
mầm non có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng giáo dục trẻ, góp phần
tạo nên chất lượng quản lý của ngành
Theo tác giả Phạm Thị Châu – Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề quản lý
Giáo dục mầm non: Quản lý trường mầm non là “q trình tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ giáo viên để chính họ
tác động trực tiếp đến q trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học” [8, tr.6]
Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất công tác quản lý trường mầm non là
quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho q trình đó vận hành thuận lợi
và có hiệu quả. Q trình chăm sóc giáo dục trẻ gồm các nhân tố tạo thành sau: Mục
tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo
viên (Lực lượng giáo dục), trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi (Đối tượng giáo
dục), kết quả CSGD trẻ.

12



1.2.2. Hoạt động chăm sóc giáo dục ở trường mầm non
1.2.2.1. Hoạt động giáo dục mầm non
Các hoạt động giáo dục gồm: Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, mơi trường,
sức khoẻ, lao động, quốc phịng, quốc tế…Giáo dục mầm non là tập hợp các hoạt
động giáo dục giúp cho trẻ trong độ tuổi từ 03 đến 72 tháng đạt được sự phát triển
toàn diện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi trên 5 lĩnh vực sau:
(1) Giáo dục thể chất
Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích cực
với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng
với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ được phát triển về thể chất qua sự phát triển cử
động các nhóm cơ hô hấp, tay, chân, bụng, phát triển các vận động thô, vận động
tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cơ
thể cùng phối hợp vận động và phát triển do đó giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với
việc phát triển về thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt. Như vậy
hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non đóng vai trò rất quan trọng.
Theo Đào Thanh Âm, GD thể chất trong trường MN có các nhiệm vụ như sau:
Bảo vệ tính mạng và tăng cƣờng sức khỏe, đảm bảo sự tăng trƣởng hài
hòa của trẻ: Bảo đảm chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý, tích cực phịng
bệnh, phịng tai nạn, làm tốt cơng tác vệ sinh mơi trường, sinh hoạt và thân thể,
không để trẻ mệt mỏi vì hoạt động quá sức hoặc thần kinh căng thẳng. Tổ chức rèn
luyện cơ thể một cách hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hình
dạng và các chức năng của cơ thể tăng cường khả năng thích ứng của trẻ với những
thay đổi của thời tiết hoặc mơi trường bên ngồi.
Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận
động: Giúp trẻ hình thành phát triển và hồn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ
bản rèn luyện năng lực phối hợp cảm giác (chủ yếu là thị giác và thính giác) với vận
động phối hợp các vận động của các bộ phận cơ thể với nhau (đầu, tay, chân, mình),
vận động tinh của tay (cánh tay, cổ tay, các ngón tay), năng lực định hướng trong vận
động (phải, trái, trên, dưới, đằng trước, đằng sau, trình tự các vận động). Từng bước
rèn luyện những phẩm chất của vận động, giúp trẻ vận động ngày càng nhanh nhẹn,

13


linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng (khơng có những động tác thừa như nghoẹo cổ, thè lưỡi,
mím miệng khi thao tác tay, xơ cả người về phía trước khi đá...).
Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ
sinh: Rèn luyện cho trẻ thói quen ăn, ngủ, thức đúng giờ và dễ dàng thích nghi khi
chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. GD trẻ những kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh
về thân thể, về ăn uống, về quần áo và vệ sinh mơi trường, có thể hình thành ở trẻ và
từng bước trở thành thói quen của chúng [4].
(2) Giáo dục trí tuệ
Sự phát triển trí tuê ̣ của trẻ mầ m non đươ ̣c diễn ra qua các hoạt động đa da ̣ng :
giao tiế p hoạt động với đồ vâ ̣t, hoạt động vui chơi, đi da ̣o và sinh hoa ̣t hằ ng ngày .
Giáo dục trí tuệ đă ̣c biê ̣t là giáo dục và phát triển hoạt

động nhâ ̣n cảm , hoạt

động tư duy, tưởng tươ ̣ng cho trẻ em là điề u rấ t quan tro ̣ng , đây là cơ hô ̣i để trẻ rèn
luyê ̣n các giác quan . Viê ̣c tổ chức các hoạt động đa da ̣ng giúp trẻ có những kinh
nghiê ̣m về c ̣c sớ ng , có khả năng định hướng trong mơi trường , tích cực khám phá
những điề u mới la ̣ đố i với sự vật hiện tượng.
Nhờ sự giúp đỡ của người lớn kinh nghiê ̣m của trẻ ngày càng phong phú hơn .
Đó là những biể u tươ ̣ng sơ đẳ ng về thiên nhiên

, xã hội và mố i quan hệ giữa con

người với con người , con người với thiên nhiên … trên cơ sở đó trẻ hin
̀ h thành các
phẩ m chấ t như: óc quan sát, năng lực phân biê ̣t và khái quát các sự vâ ̣t hiê ̣n tươ ̣ng.
Nhiệm vụ giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non:

+ Hình thành những biểu tượng sơ đẳng về thế giới xung quanh và phát triển
tư duy trực quan hành đô ̣ng cho trẻ .
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ .
+ Phát triển các quá trình tâm lý nhận thức.
+ Phát triển tính ham hiểu biết và năng lực trí tuệ.
(3) Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là q trình tác động có mục đích có kế hoạch nhằm trang
bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳ ng về những yêu cầ u của chuẩn mực hành vi đạo đức
trong các mố i quan hệ ứng xử , rèn luyện cho trẻ có tình cảm , hành vi và thói quen
đúng đắ n trong các mố i quan hệ ứng xử hằ ng ngày .

14


Giáo dục đạo đức là thành phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách con
người, là một bộ phận nền tảng của nền giáo dục Việt Nam . Giáo dục cho trẻ những
biể u tươ ̣ng sơ đẳ ng về chuẩ n mực hành vi đa ̣o đức , mang bản sắ c dân tô ̣c . Giáo dục
đạo đức có liên quan với các mặt giáo dục khác (thể chấ t , trí tuệ, thẩ m mỹ , lao đô ̣ng.
Nhờ giáo dục đa ̣o đức tố t trẻ em tự giác , tích cực trong ăn uống , giữ gìn vê ̣ s inh, rèn
luyê ̣n thân thể , biế t bảo vê ̣ cái đúng, cái đẹp …
Nhiệm vụ giáo dục đa ̣o đức cho trẻ mầm non gờ m :
+ Hình thành những tình cảm đạo đức.
+ Hình thành hành vi, thói quen đạo đức cho trẻ.
+ Hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩ n mực hành vi đa ̣o đức và đô ̣ng
cơ hành vi đa ̣o đức.
(4) Giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những mă ̣t quan trọng trong giáo dục để con
người phát triển toàn diện , do vâ ̣y trong công tác giáo dục mầ m non không thể thiế u
giáo dục thẩ m mỹ . Giáo dục thẩ m mỹ là mô ̣t quá trình lâu dài , diễn ra mơ ̣t cách có hê ̣
thố ng, từ thấ p đế n cao, từ đơn giản đế n phức ta ̣p. Giáo dục thẩ m mỹ cho trẻ em mầ m

non là sự khởi đầ u cho toàn bơ ̣ q trình giáo dục thẩ m mỹ tro ng nhà trường.
Giáo dục thẩ m mỹ về bản chấ t là bồ i dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào
cuô ̣c số ng ta ̣o nên sự hài hòa giữa xã hô ̣i

, con người , tự nhiên , nâng cao năng lực

cảm thụ và sáng tạo cái đẹp ở con người . Đối với trẻ em thế giới xung quanh chứa
đựng bao điều mới lạ , hấp dẫn nên trẻ dễ có cảm xúc trước người và cảnh vật . Ở trẻ
em tính hình tượng phát triển mạnh và chi phối mọi hoạt động phát triển tâm lý của
trẻ: gầm bàn là ngôi nhà xinh xinh, cái ghế xếp thành đồn tàu. Vì sao?
Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường mầm non có các nhiệm vụ như sau:
+ Hình thành, phát triển tri giác, tình cảm và khái niệm thẩm mỹ cho trẻ mầm non
+ Bước đầu phát triển năng lực xúc cảm thẩm mỹ và hứng thú với nghê ̣ thuâ ̣t ở trẻ
+ Bước đầu giáo dục thi ̣hiế u thẩ m mỹ và phát triển năng lực sáng ta ̣o nghệ
thuật cho trẻ.
(5) Giáo dục lao động
Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có
quan hệ mật thiết với chúng giúp cho q trình phát triển nhân cách
15

tồn diện. Lao


động làm cho q trình hơ hấp, tuần hồn, trao đổi chất đều được tăng cường, làm
giảm bớt sự mệt mỏi của trí óc, giúp trẻ phát triển cân đối hài hồ. Giáo dục lao động
góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức như lòng yêu nước, quý người lao
động, sản phẩm lao động . Từ đó, hình thành ở trẻ tính mục đích , tính kiên trì , tính
độc lập, tinh thần vượt khó và óc sáng tạo; giúp trẻ nắm một số kỹ năng lao động đơn
giản; qua lao động trẻ trực tiếp sử dụng công cụ lao động, nắ m được tính chất của vật
liệu và tri thức về đối tượng lao động, góp phần phát triển khả năng chú ý, quan sát

và vận dụng tri thức vào thực tiễn một cách sáng tạo. Trong lao động trẻ hướng vào
việc tạo ra những sản phẩm đẹp, khi lao động người lớn hướng dẫn trẻ phân biệt
được sản phẩm đẹp với sản phẩm xấu; biết yêu quý, giữ gìn cái đẹp, mong muốn
sống theo cái đẹp.
Nhiệm vụ giáo dục lao động trong trường mầm non: Giúp trẻ tìm hiểu lao động
của người lớn và giáo dục lịng yêu quý người lao động và sản phẩm của người lao
động. Giáo dục kỹ năng lao động đơn giản, tự phục vụ bản thân, lao động trong sinh
hoạt tập thể, chăm sóc vật ni, cây trồng….Giáo dục trẻ hứng thú lao động, lòng
yêu lao động, giáo dục động cơ lao động vì tập thể, tính độc lập và kỹ năng lao động
trong tập thể vì tập thể.
Ở trường mầm non, ở gia đình và xã hội. trẻ tiếp xúc với lao động của người
lớn và những kết quả do lao động mà có. Qua hành động lao động, thao tác lao động,
cộng cụ lao động … cô giáo hướng dẫn trẻ biết ý nghĩa và lợi ích lao động của người
lớn và thái độ gìn giữ kết quả lao động.
1.2.2.2. Hoạt động chăm sóc giáo dục mầm non
Hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại các trường mầm non
được quy định tại Điều 24 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Văn bản hợp
nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2014 như sau:
- Việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt
động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non.
- Hoạt động ni dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm
sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn.
- Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động
lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.
16


×