Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Lợi và hại khi đồng USD mất giá kỷ lục docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.71 KB, 2 trang )

Lợi và hại khi đồng USD mất giá kỷ lục
- Các chuyên gia tiền tệ chỉ rõ tác động của sự mất giá đồng USD so
với đồng euro đối với người tiêu dùng và giới kinh doanh châu Âu là
vừa lợi vừa hại.
Dưới tác động của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm tỷ lệ lãi suất, các nhà đầu tư ào
ạt bán ra USD khiến cho đồng USD hôm 20/9 mất giá kỷ lục so với đồng euro.
Theo đó, cần phải có 1,4018 USD mới đổi được 1 euro. Đây là mức mất giá nhiều nhất của đồng
USD so với đồng euro kể từ khi đồng tiền chung của Liên minh châu Âu được phát hành.
Ngân hàng châu Âu ECB cảnh báo rằng khi tỷ lệ lãi suất tăng và đồng euro ngày càng trở nên
mạnh hơn sẽ là những nhân tố khiến cho đồng tiền chung châu Âu trở nên có giá hơn so với tiền
Mỹ.
Các chuyên gia tiền tệ chỉ rõ tác động của sự mất giá đồng USD so với đồng euro đối với người
tiêu dùng và giới kinh doanh châu Âu là vừa lợi vừa hại.
Cụ thể là những người tiêu dùng tại các quốc gia khu vực sử dụng đồng euro được hưởng lợi vì
giá các sản phẩm nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Một số Cty tại khu vực sử dụng đồng euro sử dụng
các nguyên liệu nhập khẩu trên cơ sở đồng USD cũng được hưởng lợi do giá nguyên liệu đầu vào
trở nên thấp hơn trước đây.
Trong khi đó, các Cty xuất khẩu từ châu Âu sang Mỹ lại gặp rất nhiều khó khăn vì giá các sản
phẩm bán sang Mỹ và thị trường dùng đồng USD của châu Âu trở nên rất đắt so với trước khi
đồng USD mất giá. Điều này là đáng kể vì Hoa Kỳ là thị trường thương mại lớn nhất của EU.
Ngoài ra, việc đồng USD mất giá cũng còn tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của các nền kinh
tế châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, và những nền kinh tế xuất khẩu khác ở châu Á.
Nguyên nhân dẫn đến việc đồng USD mất giá kỷ lục hiện nay có nguồn gốc từ việc thâm hụt mậu
dịch của Mỹ so với thế giới năm nay lên đến mức quá lớn, hơn 700 tỷ USD.
Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng vì nền kinh tế Mỹ phải nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Đã từ
lâu, các chuyên gia tài chính tiền tệ Mỹ tìm cách thu nhỏ giá trị nhập siêu nhưng đều vô hiệu. Thực
tế này chứng tỏ nền kinh tế Mỹ không bền vững, đòi hỏi hệ thống tài chính Mỹ phải được điều
chỉnh lại.
Nhưng sự điều chỉnh và thay đổi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ lại càng làm
cho đồng USD mất giá thêm vì các nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy nếu tiếp tục giữ USD họ sẽ mất
nhiều tài sản.


Việc FED thay đổi tỷ lệ lãi suất như trên nhằm can thiệp vào thị trường nhà đất ở Mỹ vốn đang gặp
nhiều khó khăn do ngày càng nhiều người nợ nần quá hạn kéo theo toàn bộ kinh tế Hoa Kỳ bị
giảm sút.
Sự giảm sút kinh tế Mỹ tuy có làm mất giá đồng USD trong thời gian ngắn nhưng lại có tác dụng
giảm bớt nhập siêu, đồng thời kích thích người tiêu dùng Mỹ từ bỏ thói quen xài đồ nhập khẩu mà
trở về với các sản phẩm sản xuất trong nước.
Đ.P
Nguồn : BBC

×