Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Nhân tố phải tính đến khi mua cổ phiếu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.69 KB, 4 trang )

Nhân tố phải tính đến
khi mua cổ phiếu
Sách dạy về chứng khoán có bán khá nhiều, song đại đa số khuyên bảo giống nhau,
chỉ cho nhà đầu tư các công thức, song ít khi chỉ bảo cách nhìn nhận, đánh giá,
những ranh giới được và không được để giúp nhà đầu tư "hành tẩu” đúng trên sàn
và ngoài sàn. Bài viết này đưa ra một số tri thức để giúp các nhà đầu tư nhìn nhận
những cơ hội thực sự cho mình.
1- Đừng chú ý đến cổ tức ngay, hãy xem Công ty đó ở trong ngành nào trước
Chính vấn đề tưởng trừng không liên quan trực tiếp đến giá cổ phiếu này lại là một
trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định cổ phiếu đó có tăng giá nhiều hày
không trong tương lai. Nếu một Công ty chuyên tư vấn du học niêm yết trên thị
trường chứng khoán, giá của nó đương nhiên khó có thể cao được bởi đa số các
Công ty du học là các Công ty loại OMS tức chỉ hoạt động quy mô nhỏ, phụ thuộc
vào tài năng và sự chăm chỉ của một hay vài người, giống như cây bonsai, khó có
thể lớn lên và nhân rộng được quy mô. Trong khi đó, nếu các Công ty trong ngành
tài chính, các Ngân hàng, Công ty xây dựng, bất động sản (đúng nghĩa chứ không
phải là “cò nhà”), Công ty hàng tiêu dùng nhanh, Công ty truyền thông… thì khả
năng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường kinh doanh là rất lớn. Vinamilk, Kinh
Đô, REE, Sacombank, Ngân hàng ACB, Sudico... giá cao điều đầu tiên đều do họ
thuộc các ngành đầy triển vọng này.
2- Có hay không khả năng mở rộng kinh doanh?
Vấn đề này chính là vấn đề phải xem xét tiếp theo. Nếu một Công ty có khả năng
mở rộng liên tục quy mô sán xuất kinh doanh của mình thì giá của chúng sẽ tăng, đó
là điều đương nhiên. Dẫn chứng sắc nét có thể đưa ra ngay là giả định có 2 Công ty
cùng có cụm từ thủy điện trên tên giao dịch như "Công ty Thủy điện ABC" và
"Công ty Đầu tư Thủy điện XYZ" thì giá của Công ty thứ hai đương nhiên sẽ cao,
còn Công ty thứ nhất sẽ khó lòng lên đến đầu 4x, trong khi đó, nếu Công ty thứ hai
có thể lên đến trên 10x, thậm chí 20x là bình thưởng. Giá chênh như vậy là dễ hiểu
bởi Công ty thứ nhất chỉ có 1 nhà máy thủy điện duy nhất. Nhà máy này xây một
lần rồi thôi, không có khả năng mở rộng sản xuất, không đắp cao đập lên được,
không lắp thêm máy, không tăng công suất phát điện được, nhà đầu tư chí có thể


trông vào cố tức mà thôi. Trong khi đó, ở Công ty thứ hai, vốn điêu lệ ban đầu có
thể chỉ là 50 tỷ, song Công ty lại có khả năng tham gia đầu tư vào rất nhiều: 10, 100
và hơn nữa các Nhà máy thủy điện nên vốn đầu tư có thể tăng tương ứng và quyền
lợi của nhà đầu tư tăng theo đà đó.
3- Nhìn vào cả quá trình thay vì chỉ vào một thời điểm
Lịch sử một Công ty nói lên nhiều điều. Trước hết nếu Công ty đó có cả một lịch sử
rất dài nhưng các "chỉ số cơ thể" hiện đều nhàng nhàng thì khó có đột biến đáng
mừng cho nhà đầu ra bởi thời gian đã chứng minh Công ty đó không có gì xuất sắc.
Nếu 5 năm trước, các chỉ số tài chính của Công ty tốt, song vào thời điểm nhà đầu
tư xem xét, chỉ số đó đang tụt dần thì hãy cẩn thận: dù chí số đó, vào thời điểm đó
đã tốt song có gì đám bảo nó sẽ không tụt dốc tiếp?
4- Nhìn vào đội ngũ, hơn là chỉ nhìn vào chỉ số tài chính
Lịch sử các Công ty hay ngân hàng Việt Nam đã chứng minh là vấn đề đội ngũ nói
chung và đội ngũ quản lý là vô cùng quan trọng với một Công ty. Nếu các nhân tố
nói trên căn bản tốt, có đội ngũ tốt, Công ty đó sẽ ăn nên làm ra và trong trường hợp
đó, lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ cao hơn nhiều. Thậm chí lịch sử đã chứng minh nếu
một doanh nghiệp đang kém nhưng xuất hiện một đội ngũ tất thì doanh nghiệp đó
vẫn có thể lội ngược dòng. VP Bank là một trường hợp điển hình. Vào năm 2002,
VP Bank vẫn đang trong tình trạng bị kiểm soát đặc biệt. Nhưng sau đó, với sự thay
đổi nhân sự, với quyết tâm cao và định hướng đúng, ngân hàng này không những ra
khỏi tình trạng bị kiểm soát đặc biệt mà còn có nhiều bước phát triển ngoạn mục,
trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất và tất nhất. Giá cổ phiếu vào thời
điểm đó thường được mua bán dưới mệnh giá (thậm chí lúc thấp nhất chỉ còn 0,25
lần mệnh giá) đã nhanh chóng lên đến cao nhất khoảng 7,4 lần mệnh giá.
5- Hãy lưu ý đến các cổ đông là pháp nhân
Các cổ đông pháp nhân có vai trò khá quan trọng với cổ phiếu của một Công ty.
Nếu trong số cổ đông đó, có nhiều ngân hàng, Công ty tài chính, các Công ty có tên
tuổi, đó chắc chắn là một điểm căn cứ để "lên điểm” của cổ phiếu đó. Điểm của
Công ty càng lên nếu đó là các Công ty hay ngân hàng nước ngoài, Công ty cổ
phần, ngân hàng thương mại cổ phần.

6- Chú ý đến động thái của các quỹ đầu tư
Ở Việt Nam hiện tại, còn quá ít các quỹ đầu tư song nhà đầu tư cũng nên chú ý đến
động thải của các quỹ này. Các quỹ thường có "giác quan" rất nhạy nên họ sẽ quyết
định đầu tư vào những nơi nào có triển vọng nhất. Tuy nhiên, ngược lại, cũng có
nhiều Công ty tốt song không muốn bán cho các quỹ này bởi nhiều quỹ chỉ muốn
gặt hái lợi nhuận đơn thuần và thường đầu tư theo kiểu ngắn hạn, nếu có lời là có
thể bán ngay.
7- Cần có thông tin rõ ràng
Tất nhiên, đây là một việc quan trọng khi xem xét đầu tư vào cổ phiếu của một
Công ty nào đó. Không nên mua cổ phiếu khi không có đầy đủ thông tin cần thiết về
Công ty đó. Hệ thống thông tin và các quy định về công bố thông tin của các Công
ty khi phát hành cổ phiếu ở nước ta còn rất sơ sài. Với Công ty lên sàn niêm yết,
mọi việc đơn giản hơn vì ít nhất Công ty đó phải có cáo bạch. Đối với Công ty mới
có cổ phiếu OTC, bạn cũng nên đòi người bán phải cung cấp thông tin như báo cáo
tài chính hàng năm, báo cáo kiểm toán.
8- Chú ý đến các chỉ số tài chính và P/E của Công ty
Có nhiều cách tính chỉ số P/E, nhà đầu tư có thể tham khảo trên các cuốn sách về
chứng khoán được bán rất nhiều ở các hiệu sách khắp cả nước. Nhưng quan trọng
hơn, chỉ số thế nào thì mua, chỉ số nào thì không mua?
Theo các chuyên gia chứng khoán, nếu P/E của một Công ty ở mức dưới 12, bạn có
thể mua cổ phiếu đó mà không cần cân nhắc gì nhiều. Nếu P/E ở mức 12 - 18 nên
cân nhắc và hỏi ý kiến chuyên gia xem có nên đâfu tư hay không. Còn nếu P/E ở
mức trên 18, thường chỉ nên bán. Đây là các cột mốc song chi có tính tương đối và
luôn phải xem xét đến các nhân tố tương lai (nhất là các quyền lợi sắp phát sinh,
yếu tố ngành nghề… để "tính lại" P/E trong tương lai gần là bao nhiêu rồi mới nên
kết luận là mua hay bán.
9- Không thể thiếu các “nhân tố vô hình”
Một điều các chuyên gia của chúng ta thường không nhắc đền nhiều nhưng lại là
câu hỏi mà các nhà đầu tư khôn ngoan bao giờ cũng hỏi khi tìm hiểu về một cổ
phiếu, đó là các giá trị mô hình của doanh nghiệp đã được tính đến chưa và nếu tính

thì giá là bao nhiêu. Giá đó là đắt hay rẻ? Giá trị mô hình này có thể là lợi thế
thương mại. Thí dụ như PV Driuing có lợi thế độc tôn trong ngành dầu khí là một
nhân tố phải tính đến của Công ty này. Cavico Mining có một hợp đồng khai mỏ
lớn và lâu dài đến khoảng 15 năm liền đảm bảo công ăn việc làm trong một thời
gian dài cũng là lợi thế. Vinamilk có thương hiệu và một loạt nhãn hiệu nổi tiếng,
đã ăn vào tâm trí người tiêu dùng cũng là lợi thế lớn trên thị trường.
Nhìn chung, khi nhìn nhận một cổ phiếu phải xét đến rất nhiều nhân tố. Đó chính là
điểm khởi phát cho những thành công khi nhà đầu tư bước chân vào thị trường cổ
phiếu. Chúng tôi sẽ còn một số bài viết sâu hơn cho bạn đọc về những vấn đề này
trong các số báo tới.
Theo Thế giới doanh nhân

×