Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN Ky nang doc va phan tich ban do cac Chau lucDia ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.78 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>

<b> A. PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>I. Lý do chọn đề tài:</b>



<b> </b>Những năm gần đây, trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức đòi hỏi cần
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng và phù
hợp với xu hướng hội nhập tồn cầu. Trong đó định hướng chủ đạo và xuyên
xuốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo, năng lực nghiên cứu, lòng say mê, ham muốn hiểu biết
và học hỏi của học sinh. Thông qua việc đổi mới nội dung chương trình giáo
dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người
năng động, linh hoạt có đủ năng lực phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân
cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước- một đất nước
đang trong thời kỳ hội nhập vào nền kinh tế khu vực,tồn cầu mà ở đó ngồi
việc được đối xử bình đẳng, được tiếp cận với những tiến bộ của nền kinh tế
tri thức, ta còn khẳng định vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế bằng lối
đi riêng với bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó là vấn đề lớn, là thách thức
lớn đặt ra không những cho các nhà chiến lược, các nhà hoạch định chính
sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ban , ngành mà cịn đặt ra với
mọi công dân Việt Nam.


Mơn địa lí lớp 7 là phần nối tiếp của chương trình địa lí lớp 6 vì ở lớp 6
học sinh đã được nắm bắt những kiến thức cơ bản về bản đồ, lược đồ, các ký
hiệu bản đồ.Mơn địa lí lớp 7 ở phần 3 :Thiên nhiên và con người ở châu lục,
nhằm rèn luyện cho các em kỹ năng đọc và phân tích bản đồ đặc biệt là bản
đồ tự nhiên của các châu lục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của một địa phương, một
quốc gia, một khu vực hay của một châu lục. Từ đó học sinh sẽ phân tích
được những thuận lợi và khó khăn mà tự nhiên mang lại.


Bản đồ là đồ dùng dạy học cơ bản đối với việc truyền thụ kiến thức của


giáo viên trên lớp, là công cụ đắc lực để truyền tải kiến thức và lĩnh hội kiến
thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và nhớ lâu. Bản đồ là một bộ
phận khăng khít khơng thể tách rời của mơn Địa lí trong nhà trường. Bởi vì
mơn Địa lí học trong nhà trường chọn lọc và trình bày những tri thức Địa lí
bằng ngơn ngữ tự nhiên mà cịn trính bày bằng ngơn ngữ bản đồ làm cho việc
phản ánh thực tế Địa lí sinh động và đầy đủ hơn. Giúp cho việc nhận thức
thực tế dễ dàng hơn. Chính vì vậy mơn Địa lí trong nhà trường gắn với bản đồ
như hình với bóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.</b>



<b>1. Tên đề tài:</b>



<b> “Rèn kỹ năng đọc và phân tích bản đồ tự nhiên của các châu lục” </b>
<b>qua bài dạy Thiên nhiên châu Phi.</b>


<b>2. Cơ sở khoa học:</b>



Ở nước ta việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được
chú trọng ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “ Hiền tài là
nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên nguyên khí suy thế nước
xuống.”


Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước việc dạy học nói
chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành
những con người có ý thức và đạo đức XHCN , có trình độ, có văn hóa, có
hiểu biết kỹ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến
thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng vào bảo vệ tổ quốc.


Với mục tiêu giáo dục : Nâng cao dân trí- Đào tạo nhân tài – Bồi dưỡng


nhân tài.Mơn địa lí khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối tri thức phong
phú về tự nhiên -kinh tế -xã hội và những kỹ năng kỹ xảo hết sức cần thiết
trong cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng đọc và phân tích bản đồ.Và cịn có khả
năng to lớn trong việc bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học và
những nhận thức dúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con
người mới trong xã hội hiện đại và năng động này.


<b>3. Cơ sở thực tiễn:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

sinh giỏi rất ít càng khơng có học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Đa số học
sinh chưa biết đọc và phân tích bản đồ nói chung và bản đồ tự nhiên nói riêng.
Là một giáo viên trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề tôi thấy rất băn khoăn
trước chất lượng môn địa lí trong nhà trường và những quan niệm đó tơi thấy
mình phải có trách nhiệm thay đổi quan niệm đó và khơng có gì tốt hơn là
chứng minh bằng thực tiễn rằng mơn Địa lí là mơn học chính và học Địa lí có
vai trị rất quan trọng trong đời sống hằng ngày và trong sản xuất. Muốn vậy
tơi phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể để trong thời gian ngắn nhất
đạt được kết quả cao nhất. Nhằm đưa chất lượng mơn Địa lí nói riêng và chất
lượng các mơn học nói chung đi lên.


<b>4. Mục đích:</b>



<b> </b>a- Đối với giáo viên:


Giúp cho giáo viên phát huy được khả năng giảng dạy và kỹ
năng sử dụng bản đồ trong các tiết dạy từ đó hướng dẫn rèn luyện kỹ năng
đọc và phân tích bản đồ cho học sinh.


B- Đối với học sinh:



+ Nhận biết đâu là bản đồ tự nhiên của từng châu lục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>C- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>



<b>Khảo sát thực tế</b>



Trước khi tiến hành việc vận dụng kỹ năng đọc và phân tích bản đồ tự
nhiên các châu lục cho học sinh trong chương trình địa lí 7. Tôi đã tiến hành
khảo sát:


<b>1. Thực trạng thực tế khi khảo sát:</b>



- Học sinh không biết cách đọc và phân tích được nội dung ý nghĩa của bản
đồ tự châu lục.


- Thao tác xác định các đối tượng được thể trên bản đồ còn lúng túng.
- Học sinh chưa nắm được các bước để đọc và phân tích bản đồ tự nhiên
châu lục.


Từ đó tỉ lệ học sinh biết cách đọc và phân tích được bản đồ tự nhiên với
yêu cầu rất thấp.


<b>2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:</b>



Đối tượng điều tra là học sinh khối 7 trường THCS Chí Tân :
Lớp Sĩ


số


Biết cách đọc và phân tích bản


đồ tự nhiên các châu lục


Chưa biết cách đọc và phân
tích bản đồ tự nhiên các châu
lục


7a 31 13 18


7b 31 10 21




Vì vậy mà kết quả điều tra qua quá trình kiểm tra bài cũ chưa cao
Lớp Sĩ


số


Điểm khá,giỏi Điểm TB Điểm yếu


7a 31 13 10 8


7b 31 10 11 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

1. Khái niệm bản đồ:


Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan
trọng. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao qt những khu vực
lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt trái đất mà học sinh
khơng có điều kiện quan sát trực tiếp.



<b>2. Tầm quan trọng:</b>



- Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối
quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ mà không
một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách
biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa trở thành một
thứ ngôn ngữ đặc biệt- ngôn ngữ bản đồ.


- Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là một phương tiện trực quan giúp
cho học sinh khia thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong q trình
dạy học địa lí.


3. Bản chất:


Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức lí thuyết về
bản đồ để khai thác kiến thức cần thiết cho bài học từ bản đồ.


4. Quy trình thực hiện:


- Bước 1: Xác định mục đích và yêu cầu sử dụng bản đồ.


<i>Ví dụ</i>: Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á để tìm hiểu đặc điểm địa hình của
châu Á hay vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á...


- Bước 2: HS nhắc lại các bước làm việc với bản đồ ( nếu cần) và vận dụng
các bước khai thác kiến thức từ bản đồ để tìm hiểu các đối tượng địa lí:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Dựa vào bản đồ để xác định vị trí địa lí, chỉ ra các dấu hiệu, đặc điểm
của đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ... để rút ra những
nhận xét, kết luận cần thiết.



+ Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học để xác lập mối liên hệ giữa các đối
tượng địa lí và hiện tượng địa lí để giải thích đặc điểm của các đối tượng, hiện
tượng địa lí và vận dụng các thao tác tư duy để suy ra những kiến thức mà bản
đồ không thể hiện trực tiếp.


5. Ưu điểm:


- Giúp cho học sinh khai thác kiến thức địa lí từ bản đồ: Sự phân bố, đặc
điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí; một số quy luật địa lí; mối quan hệ
của các đối tượng, hiện tượng địa lí trên bề mặt trái đất. Học sinh có thể tái
tạo lại được hình ảnh các lãnh thổ được nghiên cứu với những dặc điểm cơ
bản của chúng mà khơng phải nghiên cứu trực tiếp ngồi thực địa.


- Làm việc với bản đồ, học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng đọc bản đồ ; đây
không chỉ là kĩ năng cần thiết trong học tập, trong nghiên cứu mà còn cần
thiết cho cuộc sống.


- Khi phân tích nội dung các bản đồ , so sánh, đối chiếu và xác lập các mối
quan hệ địa lí..., học sinh sẽ phát triển được tư duy lơgic.


<b>6. Các giải pháp:</b>



<i><b>6.1.Kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn tập và bổ sung những màu </b></i>


<i><b>sắc và ước hiệu của bản đồ.</b></i>



a.Nhắc lại các màu sắc và ước hiệu của bản đồ khi dạy bài đầu tiên địa lí
các châu lục:


- Ngay từ bài dạy đầu tiên về địa lí các châu, giáo viên dành khoảng 10 phút


đầu ( kiểm tra bài cũ) để kiểm tra lại (ôn tập) những màu sắc ước hiệu trên
bản đồ để các bài sau học sinh dễ dàng nhận ra các ước hiệu và màu sắc trên
bản đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+Độ cao địa hình được thể hiện bằng thang màu với các màu sắc khác nhau:
Màu xanh thường biểu hiện đồng bằng, màu vàng biểu hiện cao nguyên hoặc
đồi núi thấp, màu đỏ đậm biểu hiện núi cao...


+Các loại kí hiệu: Ví dụ.
■ than đá
▲ sắt
▬ đồng


...


Trong quá trình giảng bài đầu tiên Thiên nhiên châu Phi, giáo viên cho học
sinh làm quen với các kí hiệu được sử dụng trong bản đồ tự nhiên châu Phi,
yêu cầu hoc sinh về nhà học thuộc các kí hiệu đó để phục cho các bài học sau.


<b>Nhà máy nhiệt điện</b>
<b>Nhà máy thủy điện</b>


<b>Dầu mỏ</b>


<b>Khí đốt</b>


<b>vàng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

b . Có kế hoạch hướng dẫn học sinh bổ sung các kí hiệu địa lí cần thiết


của bản đồ:


Khi giảng đến những khái niệm, biểu tượng cụ thể của chương trình địa lí tự
nhiên các châu nên cần bổ sung kiến thức mới về bản đồ:


<b> </b>


<b>VD:</b> Khi đề cập đến dịng sơng chết trong sa mac, hồ nước mặn, đảo san hô...
cần hướng dẫn học sinh nắm chắc và ghi nhớ các kí hiệu đó trên bản đồ.
c . Có kế hoạch hướng dẫn học sinh phân biệt nhiệt độ và lượng mưa của
một khu vực,một quốc gia để xác định được kiểu khí hậu:


Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa có hai đối tượng được thể hiện trên biểu đồ:
+ Đối tượng nhiệt độ được thể hiện bằng đường màu đỏ đơn vị tính


là o<sub>c.Khi phân tích yếu tố này giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tháng </sub>


có nhiệt độ cao nhất, tháng có nhiệt độ thấp nhất, biên độ nhiệt giữa tháng cao
nhất và thấp nhất, nhiệt độ trung bình năm là bao nhiêu?


<i>Ví dụ :</i>


Nhiệt độ trên 200<sub>C tháng nóng. Từ 10 – 20</sub>0<sub>C tháng mát </sub><i><sub>(hay ấm đối</sub></i>


<i>với xứ lạnh)</i>


Từ 5 – 100<sub>C tháng lạnh </sub><i><sub>(hay mát đối với xứ lạnh)</sub></i>


Từ - 5 đến + 50<sub> C tháng rét </sub><i><sub>(hay lạnh ít ở xứ lạnh)</sub></i>



Dưới -50<sub> C tháng quá rét.</sub>




+Đối tượng lượng mưa được thể hiện bằng cột màu xanh hoặc đường màu
xanh, đơn vị tính là mm. Khi phân tích yếu tố này giáo viên hướng dẫn học
sinh phân tích những tháng nào có mưa( mùa mưa), những tháng nào khơng
có mưa hoặc mưa ít(mùa khơ), lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu.


<i>Ví dụ :</i> Lượng mưa trên 100mm<sub> : Tháng mưa ( TB năm 1.200 </sub>




2.500mm<sub> )</sub>


Từ 50 <sub></sub> 100mm<sub> : Tháng khô( TB năm 600 </sub>




1.200 mm<sub> )</sub>


Từ 25<sub></sub> 50mm<sub> : Tháng hạn ( TB năm 300 </sub>




</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Dưới 25mm <sub> tháng kiệt, chỉ có vùng bán hoang mạc và hoang mạc ( TB</sub>


năm dưới 300mm <sub> ).</sub>


Từ hai yếu tố trên ta có thể biết được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đó


biểu hiện cho kiểu khí hậu nào?


<i><b>6.2. Trong giờ giảng cần khai thác các kiến thức trên bản đồ.</b></i>



a. Bản đồ không chỉ là đồ dùng trực quan, một phương tiện dạy học để
minh họa kiến thức mà chính là nội dung kiến thức sách giáo khoa được thể
hiện trên bản đồ bằng các kí hiệu.


<i>Ví dụ</i>;


Khi giảng bài Thiên nhiên châu Phi về sơng ngịi châu phi, giáo viên khai
thác trên bản đồ vừa giảng đồng thời giáo viên cũng giới thiệu kí hiệu của các
dịng sơng trên bản đồ. Nhìn lên bản đồ châu Phi thấy sơng ngịi châu phi kém
phát triển chỉ thấy rõ rất là sơng Nin rài nhất thế giới, có hướng chảy
Bắc-Nam, bắt nguồn từ các sơn nguyên ở Trung Phi đổ ra biển Địa Trung Hải.
b. Quá trình sử dụng bản đồ để khai thác truyền thụ kiến thức trên cơ sở
bản đồ trong quá trình tự học về sau:


Sử dụng bản đồ để dạy, trong quá trình giảng dạy. Những thao tác kết hợp
với những lời giảng của mình đều là những thao tác khn mẫu nhằm hướng
dẫn học sinh cách đọc và chỉ bản đồ ngay trong khi giảng bài mới trên lớp. Từ
đó tạo điều kiện cho học sinh tự học mơn địa lí bằng bản đồ ngay tại lớp hay ở
nhà, ở mọi lúc và mọi nơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Ví dụ:


Khi nhìn vào bản đồ tự nhiên châu Phi ta thấy chủ yếu địa hình ở đây là sơn
nguyên và núi( vì đều là màu màu vàng và đỏ đậm ) và vị trí của châu Phi
phần lớn diện tích nằm giữa hai chí tuyến. Từ đó ta có thể phán đốn được khí
hậu của châu lục như thế nào?(khơ nóng) và cũng từ đó ta sẽ biết được hướng


nghiêng của địa hình.Mặt khác ta quan sát các dòng biển chảy ven bờ biển của
châu Phi kết hợp với vị trí từ đó ta có thể giải thích được tại sao ở châu phi có
nhiều diện tích hoang mạc lớn như vậy ngay cả ở ven biển cũng hình thành
hoang mạc. Như vậy là vị trí địa lí cùng địa hình có mối quan hệ với nhau qua
đó thấy được tổng thể tự nhiên của châu lục


Nói cách khác nội dung trong bài học và nội dung của các bài học trong
từng chương có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bản đồ cũng thể hiện mối quan
hệ chặt chẽ đó, cần tranh thủ mọi điều kiện, dùng mọi câu hỏi để phát vấn, đặt
vấn đề yêu cầu học sinh nghiên cứu tìm tịi trả lời. Đặc biệt thông qua giảng
dạy bản đồ của giáo viên giúp các em nắm được cách sử dụng bản đồ ( đọc và
phân tích bản đồ) đúng với ý nghĩa thực của nó.


Ví dụ:


Để giới thiệu khái quát khí hậu Bắc Mĩ giáo viên vừa giảng vừa chỉ bản đồ
cho học sinh thấy: Bắc Mĩ nằm trải dài qua nhiều vĩ độ (<i>chỉ</i>) từ vòng cực bắc
đến 10 o<sub>VB. Hình dạng lãnh thổ Bắc Mĩ giống như một tam giác(giáo viên </sub>


chỉ) có đáy ở phía bắc. Đa số bộ phận lãnh thổ nằm trong vịng cực bắc và
chí tuyến bắc vì thế tính chất cơ bản của khí hậu Bắc Mĩ là ôn đới.


<i><b>6.3. Sử dụng bản đồ để nêu câu hỏi trong quá trình giảng dạy.</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

vấn trên cơ sở quan sát bản đồ. Làm được như vậy chẳng những giúp học sinh
nắm vững nội dung bài học một cách dễ dàng mà còn tăng cường rèn lưyện kĩ
năng đọc bản đồ và bồi dưỡng khả năng tư duy địa lý. Ngồi ra , trong q
trình sử dụng bản đồ để giảng dạy bộ môn Địa lý ở cấp II , bản thân tơi cịn
kết hợp phương pháp so sánh với việc phân tích bản đồ để truyền thụ nội dung
kiến thức của bài giảng và dùng biện pháp so sánh nhằm giúp các em dễ dàng


thấy được những đặc điểm, bản chất của sự vật hiện tượng Địa lý của bài học
đã đặt ra.


<i>Ví dụ :</i>


+ Khi giới thiệu bờ biển Châu Phi cần đối chiếu so sánh với bờ biển Châu
âu để khắc sâu hơn nữa tính chất ít khúc khuỷu của bờ biển Châu Phi.


+ Khi giảng về địa hình Châu Âu , nên yêu cầu học sinh so sánh những
màu sắc thể hiện các loại địa hình miền Đơng Âu với Tây Âu để từ đó thấy
được : miền Đơng Âu bằng phẳng bình ngun rộng lớn, cịn miền Tây Âu
nhiều đồi núi, bình nguyên nhỏ hẹp ven biển.


Có thể nói bất cứ một kiến thức cơ bản nào của chương trình Địa Lý các
châu cũng đều phải có đồ dùng trực quan để giảng dạy. Những đồ dùng để
phục vụ cho chương trình Địa lý các châu khơng phải chỉ là các bản đồ, mà
cịn có cả tranh ảnh, những hình ảnh trong sách giáo khoa… Mà ngay cả
những đồ dùng tưởng như chỉ phục vụ cho yêu cầu thực hành cũng trở thành
những đồ dùng dạy học chủ yếu của một số nội dung nhất định.


<i><b>6.4/.Phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ của học</b></i>


<i><b>sinh:</b></i>



- Xác định được vị trí địa lý, giới hạn kích thước, địa hình, ước hiệu của
các đối tượng địa lý trên bản đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i> Ví dụ: </i>Khi học bài 51: THI ÊN NHIÊN CHÂU ÂU
-Học sinh quan trên hình 51.1 xác định và nhận xét:


+ Vị trí địa lý, giới hạn, kích thước, địa hình, bờ biển…..



+ Từ vị trí và địa hình chỉ mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành
phần tự nhiên của từng môi trường.


BÀI DẠY MẪU MINH HỌA



ĐỊA LÍ 7



<b>Bài 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI.</b>



<b>I. Mục tiêu bài học:</b>



Sau bài học học sinh cần:
1.Kiến thức:


- Xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với
khí hậu và thiên nhiên châu Phi.


- Trình bày đặc điểm hình dạng, địa hình và khống sản của châu Phi.


-nhận xét khái quát về đặc điểm tự nhiên châu phi, xác định được mối quan hệ
giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích đặc điểm đó.


2. Kĩ năng:


- Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ tự nhiên thế giới và tự nhiên châu Phi.
- Quan sát tranh ảnh, băng hình khai thác kiến thức về thiên nhiên châu Phi.

<b>II. Phương tiện dạy học:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Bản đồ tự nhiên châu Phi.



-Tranh ảnh, băng đĩa hình về thiên nhiên châu Phi.

<b>III. Tiến trình bài dạy:</b>



1. Kiểm tra bài cũ:


Xác định vị trí, giới hạn các châu lục và đại dương trên bản đồ thế giới?
2.Bài mới:


Vào bài: Giáo viên xác định châu Phi trên bản đồ thế giới và nói rõ: Cả châu
lục là một cao nguyên khổng lồ rất giàu khống sản, lại có đường xích đạo đi
qua chính giữa châu lục. Sự độc đáo đó đã đem lại cho thiên nhiên châu phi
có đặc điểm<b> gì? Có nh ng thu n l i v khó kh n gì ữ</b> <b>ậ</b> <b>ợ</b> <b>à</b> <b>ă</b>


<b>trong phát tri n kinh t ? ó l nh ng v n đ chúng ể</b> <b>ế Đ</b> <b>à</b> <b>ữ</b> <b>ấ</b> <b>ề</b>
<b>ta c n gi i đáp trong b i hôm nay.ầ</b> <b>ả</b> <b>à</b>


<i><b> Hoạt động của GV và HS</b></i> <i><b> Ghi bảng</b></i>
Hoạt động 1: <b>Xác định và nêu ý </b>


<b>nghĩa của vị trí địa lí, hình dạng </b>
<b>lãnh thổ châu Phi.</b>


GV giới thiệu trên bản đồ tự nhiên
châu Phi :


-Đường ranh giới giới hạn phần đất
liền của châu lục trên bản đồ.


-Các điểm cực trên đất liền:



+ Cực Bắc mũi Cáp Blăng ở 370<sub>20‘B</sub>


+Cực Nam mũi Kim 340<sub>51</sub>’<sub>N</sub>


+ Cực Đông mũi Ráthsphun 510<sub>24</sub>’<sub>Đ</sub>


+ Cực Tây mũi Xanh 170<sub>33</sub>’<sub>T</sub>


<i><b>GV: </b>Gọi học sinh lên xác định lại ranh</i>
<i>giới giới hạn của châu lục trên bản đồ.</i>


<i><b>HS</b> khác nhận xét.</i>


<i><b>GV kết luận</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>Câu hỏi: Em có nhận xét gì về khoảng</b></i>
cách giữa các điểm cực?


<i><b>Câu hỏi: Quan sát hình 26.1 SGK cho </b></i>
biết châu Phi tiếp giáp với các biển và
đại dương nào?


-Phía Bắc giáp Địa Trung Hải
-Phía Tây giáp Đại Tây Dương.
-Phía Đơng giáp Biển Đỏ ngăn cách
châu Á bởi kênh đào xuy-ê.


-Phía Đơng Nam giáp Ấn Độ Dương
<i><b>GV </b>gọi một học sinh lên xác định các </i>


<i>biển và đại dương đó trên bản đồ tự </i>
<i>nhiên châu Phi.</i>


<i>HS khác nhận xét-->GV nhận xét</i>


<i><b>Câu hỏi: Đường xích đạo qua phần </b></i>
nào của châu lục?


- Đường chí Bắc qua phần nào của
châu lục?


- Đường chí tuyến Nam qua phần nào
của châu lục?


(<i> GV cho học sinh lên xác định các </i>
<i>đường này trên bản đồ tự nhiên châu </i>
<i>Phi)</i>


Vậy lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc
môi trường nào?


<i><b>Câu hỏi: Đường bờ biển châu Phi có </b></i>
đặc điểm gì? Đặc điểm đó có ảnh


<b>- </b>Khoảng cách giữa các điểm cực là rất
lớn.


-Lãnh thổ trải dà trên cả hai nửa cầu.


- Xích đạo qua chính giữa châu lục.



- Phần lớn lãnh thổ châu Phi thuộc mơi
trường đới nóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

hưởng thế nào đến khí hậu châu Phi?
- Cho biết tên đảo lớn nhất châu Phi?
<i><b>Câu hỏi: Qua hình 26.1 SGK:</b></i>


- Hãy xác định và nêu tên các dịng
biển nóng, lạnh chảy ven bờ?


<i><b>GV</b> yêu cầu học sinh nhắc lại kí hiệu </i>
<i>thể hiện dịng biển nóng, lạnh trên bản</i>
<i>đồ.(dịng biển nóng biểu hiện bằng </i>
<i>mũi tên màu đỏ, dịng biển lạnh là mũi</i>
<i>tên màu xanh)</i>


<i>-<b>HS</b> chỉ trên bản đồ</i>


<i>-<b>HS</b> khác nhận xét -->GV kết luận</i>


-Xác định kênh đào xuy-ê? Cho biết ý
nghĩa của nó đối với giao thơng đường
biển quốc tế như nào?


Hoạt động 2: <b>Tìm hiểu đặc điểm địa </b>
<b>hình, khống sản châu Phi.</b>


<i><b>Câu hỏi: Quan sát hình 26.1 SGK</b></i>
- Cho biết ở châu Phi dạng địa hình


nào là chủ yếu? Xác định và đọc tên
các sơn nguyên và bồn địa chính ở
châu Phi?


<i>HS: xác định và đọc tên các sơn </i>
<i>nguyên và bồn địa trên bản đồ tự </i>
<i>nhiên châu Phi trên bảng.</i>


<i>GV: Chuẩn kiến thức.</i>


GV: Hướng dẫn học sinh cách nhận
biết các dạng địa hình dựa vào thang


- Kênh đào xuy-ê rút ngắn được quãng
đường đi trên biển từ châu Âu sang
châu Á.


<b>2.Địa hình và khống sản.</b>
<b>a.Địa hình:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

màu. Cũng từ đó dưa ra một số câu hỏi
sau:


<i><b>Câu hỏi: Cho biết sự phân bố của địa </b></i>
hình: Đồng bằng và các dãy núi chính
của châu Phi?


HS: Dựa vào thang màu để nhận biết
đâu là đồng bằng đâu là núi.



GV: Gọi một học sinh lên bảng chỉ các
dãy núi và đồng bằng trên bản đồ.
HS khác nhận xét--> GV kết luận.
<i><b>Câu hỏi: Cho biết địa hình phía Đơng </b></i>
khác địa hình phía Tây như thế nào?
Dựa vào thang màu HS biết được:
- Các sơn nguyên cao 1500-2000, tập
trung phía Đơng Nam. Thấp dần là các
bồn địa và hoang mạc ở phía Tây Bắc.
<i><b>Câu hỏi: Tại sao có sự khác nhau đó? </b></i>
( Phía Đơng được nâng lên mạnh, tạo
nhiều hồ hẹp sâu và thung lũng sâu..)
<i><b>Kết luận: Hướng nghiêng chính của </b></i>
địa hình châu Phi?


GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kí hiệu
của sông , hồ trên bản đồ.


( Sông thường được thể hiện trên bản
đò là đường màu xanh, còn hồ được
biểu hiện bằng những ô màu xanh)
<i><b>Câu hỏi: mạng lưới sơng ngịi và hồ </b></i>


- Các đồng bằng châu Phi thấp, tập
trung chủ yếu ở ven biển.


- Rất ít núi cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

của châu Phi có đặc điểm gì? Xác định
vị trí và đọc tên các sông lớn, hồ lớn


của châu Phi.


HS: xác định được sơng Nin và hồ
Víchtoria trên bản đồ tự nhiên châu
Phi.


Quan sát hình 26.1 hãy:


- Xác định và đọc tên các loại khống
sản phân bố từ xích đạo lên Bắc Phi?
-Xác định và đọc tên các loại khoáng
sản từ xích đạo xuống Nam Phi?


<i>( HS nhớ lại kí hiệu của các kim loại </i>
<i>bằng cách đọc bảng chú giải để từ đó </i>
<i>xác định các loại phân bố ở Bắc Phi </i>
<i>và Nam Phi)</i>


HS lên chỉ một số các loại khoáng sản
trên bản đồ--> HS khác nhận xét-->
GV kết luận.


- Em có nhận xét gì về khống sản
châu Phi?


<b>b, Khống sản:</b>


-Châu Phi có nguồn khống sản phong
phú và giầu có. Đặc biệt là kim loại
quý hiếm.



3. Củng cố và đánh giá:


a, xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của châu Phi.


b, Xác định tên bản đồ tự nhiên châu Phi các biển và đại dương bao quanh
châu Phi.


c, Cho biết đặc điểm của đường bờ biển, địa hình, vị trí địa lí có ảnh hưởng
như thế nào tới khí hậu châu Phi?


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Về nhà học thuộc bài và làm bài trong tập bản đồ.


- Tìm hiểu và phân tích kĩ mối quan hệ giữa vị trí địa lí, đường bờ biển và địa
hình có ảnh gì tới khí hậu và cảnh quan của châu phi.


- Đọc trước bài 27.


<b>E: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM </b>



Sau khi hoàn thành đề tài “ Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ tự nhiên
các châu lục” tôi đã áp dụng ngay với học sinh Trường THCS Chí Tân nơi tơi
cơng tác.


Trong năm học 2009-2010 tôi đã triển khai đề tài ở khối lớp 7 . Khi được
tôi hướng dẫn cách đọc và phân tích bản đồ tự nhiên qua bài dạy THIÊN
NHIÊN CHÂU PHI đến các bài sau học sinh khơng cịn lúng túng trước bản
đồ tự nhiên nữa mà tỏ ra rất hào hứng. Qua việc khảo sát ở trên lớp trong các
tiết dạy và kiểm tra bài cũ đã thu được kết quả khá khả quan.



Lớp Sĩ số Biết cách đọc và phân tích
bản đồ tự nhiên các châu lục


Chưa biết cách đọc và phân tích
bản đồ tự nhiên các châu lục


7A 31 28 3


7B 31 27 4


Vì vậy mà điểm kiểm tra cũng đạt kết quả cao.


Lớp Sĩ số Khá, giỏi Trung bình Yếu, kém


7A 31 20 8 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b> </b>



<b> G.KẾT LUẬN</b>



Trên đây tôi đã đề xuất “ Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ tự nhiên các
châu lục” vấn đề của tơi nêu ra trong đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo
cho giáo viên và học sinh bậc THCS.


Tơi thấy đề tài trên rất có ý nghĩa và thiết thực với mơn địa lí . Bởi học địa lí
mà chưa biết đọc và phân tích bản đồ nói chung và bản đồ tự nhiên nói riêng
thì chưa phải là học địa lí giỏi. Mặt khác nó cịn giúp các em có hứng thú học
tập hơn u thích bộ hơn, đồng thời nó còn giúp học sinh phát triển được kĩ
năng đọc bản đồ và tư duy địa lí. Từ đó ở các bài học sau các em sẽ tiếp thu
bài nhanh và hiểu hơn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b> H. KHUYẾN NGHỊ</b>



Để nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
- Đối với phòng giáo dục: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu
tham khảo cần thiết để bổ sung , hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng
dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay theo tôi nên phổ biến để cho giáo
viên được học tập và vận dụng. Có như thế tay nghề và vồn kiến của giáo viên
sẽ được nâng cao.


- Đối với nhà trường: Do mơn Địa Lí là mơn học địi hỏi cần có đồ dùng mà ở
đây là bản đồ. Vì vậy tơi rất mong BGH nhà trường sẽ tạo điều kiện giúp đỡ
về đồ dùng đầy đủ hơn để các giờ học luôn đạt kết quả cao.


- Đối với phụ huynh: Cần tạo điều kiện hơn về thời gian cho con em mình, có
cái nhìn đúng đắn hơn về mơn Địa Lí đừng coi nó là mơn học phụ.


Tôi xin chân thành cảm ơn!




</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Mục lục</b>



<b>A: Phần mở đầu Trang 1,2</b>
<b>B: Nội dung của đề tài Trang 3,4</b>
<b>C: Quá trình thực hiện đề tài Trang 5</b>


<b>D: Biện pháp thực hiện Trang 6 đến trang </b>
<b>18</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



<b>1</b>

<b>. </b>

<b> Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa Lí.</b>
<b>2. Sách thiết kế Địa Lí 7.</b>


<b>3. Địa lí các châu lục.</b>
<b>4. Sách giáo khoa Địa lí 7.</b>
<b>5. Địa Lí các châu lục .</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b> Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS CHÍ TÂN.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD& ĐT KHOÁI CHÂU.</b>


</div>

<!--links-->

×