Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thông qua một số hình ảnh nhằm hướng dẫn học sinh luyện tập phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích đẩy tạ kiểu lưng hướng ném cho học sinh lớp 12 trường THPT triệu sơn 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.26 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THÔNG QUA 1 SỐ HÌNH ẢNH NHẰM HƯỚNG DẪN HỌC
SINH LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH ĐỂ NÂNG
CAO THÀNH TÍCH ĐẨY TẠ KIỂU “LƯNG HƯỚNG NÉM”
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3

Người Thực hiện: Lê Xuân Phương
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 3
SKKN thuộc mơn: Thể dục

THANH HỐ, NĂM 2021
0


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ tầm quan trọng và thiết thực của
TDTT nên trên cương vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam độc lập, Hồ
Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 ngày 31/1/1946 thành lập Nha Thể dục TW trong
Bộ Thanh Niên, Người hiểu rõ vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khoẻ
quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam". Cuối tháng 3/1946 tự tay Bác Hồ viết “lời
kêu gọi toàn dân tập thể dục” và tự Bác ngày nào cũng dậy sớm để tập ít phút thể
dục. Lời kêu gọi này lần đầu tiên được đăng trên báo Cứu Quốc số ra ngày
27/3/1946. Đó là cội nguồn khởi phát của phong trào "khoẻ vì nước" được Nha thể
dục TW phát động sôi nổi khắp đất nước ta trong năm 1946.


Hiện nay trong mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ
cũng đã và đang yêu cầu đào tạo ra những con người phát triển toàn diện: “Đức trí - thể - mỹ” tức là một con người vừa có đạo đức, có trí tuệ, có sức khỏe, thể
lực, có thẩm mỹ, có khả năng, kĩ năng lao động. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2
BCH TW Đảng khoá VIII, “nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm
xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; giữ gìn và phát huy các
giá trị vǎn hố của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát
huy tiềm nǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát
huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và cơng nghệ hiện đại,
có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính
tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội
vừa hồng vừa chuyên như lời dặn của Bác Hồ”.
Chính vì lẽ đó mà bên cạnh việc chú trọng về phát triển trí tuệ chúng ta
cịn cần chú ý đến phát triển thể chất cho học sinh. Đặc biệt đối với học sinh cấp
3 các em đang trên đà phát triển nên việc tập luyện TDTT là điều kiện tất yếu
với nhu cầu đó.
Đối với học sinh cấp 3, đây là thời điểm cơ thể đang phát triển và hoàn
thiện cho nên sự phát triển sức mạnh đối với các em là nhu cầu cần thiết, nhưng
trên thực tế thơng qua q trình dạy học tơi nhận thấy do lượng học tập lý thuyết
của các em là rất nhiều nên thời gian các em tập luyện và phát triển sức mạnh là
rất ít, nhất là đối với các động tác trong giậm nhảy cao, nhảy xa, các môn ném
đẩy…một số cá biệt cịn khơng thực hiện được kĩ thuật động tác.
Trong nội dung môn học kỹ thuật đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném” ở lớp 12
là nội dung học tự chọn nhưng hầu hết các trường THPT trong tỉnh lại lựa chọn
làm nội dung học bắt buộc vì đây là nội dung rễ học và phát huy được nhu cầu
phát triển thể lực cho học sinh. Tôi thường thấy rất nhiều thầy cơ giáo thường
dạy theo hình thức thuyết trình, làm mẫu là chủ yếu vì thế học sinh tiếp thu thụ
động nên về nhà các em không còn nhớ đến những bài tập mà giáo viên giảng
dạy trên lớp để luyện tập. Với thời điểm hiện nay, dạy học theo cơng nghệ

thơng tin đang được khuyến khích cho nên tơi đã tiến hành tìm tịi tập hợp hình
1


ảnh mang tính khách quan trình chiếu trong tiết dạy để các em quan sát và nhìn
thấy thực tế những kĩ thuật động tác, sự tác động của bài tập đến các cơ trên cơ
thể và đồng thời để các em nắm chắc các bài tập và tiến hành tập luyện tại
trường, tại nhà. Với lí do như vậy tơi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu:
“Thông qua 1 số hình ảnh nhằm hướng dẫn học sinh luyện tập phát triển
sức mạnh để nâng cao thành tích đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném” cho học
sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh quan sát trực tiếp những hình
ảnh về các loại bài tập phát triển sức mạnh. Các em biết được kĩ thuật, cách thực
hiện động tác và sự tác động của bài tập đến phát triển các nhóm cơ trên cơ thể
để tiến hành luyện tập đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài này tôi đã chọn hai
lớp thực nghiệm là 12A35, 12B35 và hai lớp đối chứng là 12C35, 12D35. Các lớp
được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ
giới tính, ý thức học tập. Ở những tiết dạy có nội dung đẩy tạ đối với 2 lớp thực
nghiệm tơi sẽ áp dụng hình thức dạy học đặt câu hỏi, phân nhóm, giảng giải, phân
tích, làm mẫu và kết hợp sử dụng hình ảnh về những loại bài tập phát triển sức
mạnh và cho học sinh luyện tập tại trường với kết hợp luyện tập ở nhà. Trong q
trình sử dụng hình ảnh tơi kết hợp phân tích giảng giải sự tác động của bài tập đến
sự phát triển của các cơ. Với nhóm đối chứng tơi dạy theo hình thức đặt câu hỏi,
cho các em nêu lên những loại bài tập phát triển sức mạnh mà các em biết và các
em đã thực hiện những bài tập nào, cách thức thực hiện ra sao. Sau đó tơi tổng
hợp củng cố, đưa thêm các loại bài tập mà các em chưa biết và hướng dẫn các em
luyện tập ở nhà. Thơng qua hai hình thức dạy học như vậy khi kiểm tra kĩ thuật
đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném” tơi thấy nhóm thực nghiệm đạt kết quả tốt hơn hẳn
vì các em đã hiểu và nắm vững các loại bài tập phát triển sức mạnh về nhà tập

luyện có hiệu quả và tập luyện đúng kĩ thuật động tác vì các em đã được quan sát
những hình ảnh ở trên lớp. Cịn nhóm đối chứng các em về nhà cũng tiến hành tập
luyện nhưng hiệu quả khơng cao vì các em nhớ khơng hết động tác và hiểu vẫn
chưa rõ sự tác động của bài tập nào đến nhóm cơ nào đồng thời nhiều động tác
thực hiện chưa đúng kĩ thuật.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành
các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu (SGK lớp 12. Tạp chí, Internet).
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp toán học thống kê, xử lý số liệu.
Sau khi tiến hành chình chiếu các bài tập thì những tiết tiếp theo có nội
dung đẩy tạ và liên quan đến loại bài tập phát triển sức mạnh, tơi cho các nhóm
tiến hành luyện tập đồng thời tơi cũng hướng dẫn hai nhóm về tập luyện thêm ở
nhà sau đó tiến hành kiểm tra sự tác động của các bài tập sức mạnh lên bản thân
các em thông qua kiểm tra kỹ thuật đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném”. Nhận thấy
kết quả có sự chênh lệch rõ rệt của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo quy định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực
học sinh sinh viên với mục đích đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của
người học trong nhà trường. Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể
chất phù hợp các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh việc
thường xuyên luyện tập, nâng cao sức khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc cho học sinh sinh viên trong q trình hội nhập quốc tế.
Trong đó sức mạnh là một trong các tố chất thể lực có nhiều bài tập được
đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, đó là khả năng tạo ra lực cơ học bằng sự

nỗ lực của cơ bắp. Nói cách khác là năng lực khắc phục lực cản bên ngoài bằng
chống lại sự co rút của cơ bắp.
Tập luyện sức mạnh thường xuyên thì sự cung cấp máu cho cơ bắp sẽ
được tăng cường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể cao hơn lúc bình thường.
Nhờ đó mà cơ bắp nở nang, xương tăng độ dày và phát triển vững chắc, nhất là
ở độ tuổi 15 - 18 cơ thể đang trên đà phát triển và hồn thiện địi hỏi phải tập
luyện nhiều về sức mạnh để nâng cao sức khỏe và phát triển về thể lực. Tập
luyện sức mạnh cịn góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thần
kinh - cơ và rèn luyện ý chí (nhờ phối hợp các bộ phận của hệ thống thần kinh
và cơ bắp trong vận động). Tập luyện nâng cao sức mạnh của cơ bắp là tiền đề
thuận lợi cho việc học, hoàn thiện các kĩ năng vận động cơ bản và các kĩ thuật
thể thao, là cơ sở nâng cao thành tích thể thao và nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra tập luyện sức mạnh cũng làm tiêu hao lượng mỡ thừa, tạo cho cơ thể có
vóc dáng khoẻ, đẹp.
Trường THPT Triệu Sơn 3 - Triệu Sơn - Thanh Hóa nơi tơi đang cơng tác
là một trường có kết quả rất tốt đối với mơn văn hố. Nhưng khơng vì thế nhà
trường coi nhẹ cơng tác giáo dục thể chất. Trong những năm học vừa qua giáo
dục thể chất, hoạt động TDTT còn được cấp ủy chi bộ và Ban giám hiệu nhà
trường đặc biệt quan tâm cho rằng việc thực hiện công tác TDTT là một hoạt
động bề nổi không thể thiếu của nhà trường và cũng đúng với yêu cầu, hướng
dẫn của sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên để các em yêu thích, hứng thú với mơn thể dục thì giáo viên
cần phải lựa chọn những nội dung phù hợp với sở thích, năng khiếu và các điều
kiện của học sinh để giảng dạy thì mới có hiệu quả.
Qua thực tế giảng dạy tơi nhận thấy nhiều học sinh THPT rất thích tập bài
tập phát triển sức mạnh vì lứa tuổi này các em đang trên đà phát triển về thể chất
“Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu” và để có thân hình cân đối, sức khoẻ tốt thì các em
phải tập luyện sức mạnh. Đồng thời việc tập luyện các bài tập phát triển sức
mạnh cũng rất dễ tập, không cần sân bãi rộng, không cần dụng cụ tập đắt tiền,
không cần nhiều bạn tập mà chỉ cần một khơng gian bình thường, dụng cụ tập

đơn giản và một mình tập luyện cũng có thể đạt được kết quả tốt.

3


Tuy là môn rất dễ tập và không tốn kém nhưng các bài tập phát triển sức
mạnh lại cần đến kĩ thuật động tác chính xác cao, lượng vận động hợp lý và tuân
thủ đúng nguyên tắc tập luyện nếu khơng thì dễ dẫn đến những chấn thương khơng
đáng có hoặc tác động của bài tập đến sự phát triển của cơ thể không đúng do vậy
giáo viên trên lớp cần hướng dẫn chi tiết các loại bài tập mà hình thức sử dụng hình
ảnh kết hợp làm mẫu và phân tích kĩ thuật động tác để học sinh quan sát các bài
tập, tư thế động tác, kĩ thuật động tác…là đạt hiệu quả nhất.
Trước thực trạng đó tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Thơng qua 1 số hình ảnh
nhằm hướng dẫn học sinh luyện tập phát triển sức mạnh để nâng cao thành
tích đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném” cho học sinh lớp 12 trường THPT Triệu
Sơn 3” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2020-2021.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Xã hội của chúng ta ngày nay đã và đang phát triển mạnh mẽ với nền kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người
dân được nâng lên rõ rệt. Ngoài việc ăn no, mặc ấm đại đa số người dân Việt
Nam hiện nay đang hướng tới các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, vui chơi
giải trí nhằm cải tạo và nâng cao sức khỏe đời sống tinh thần. Trong đó các loại
bài tập phát triển sức mạnh là một trong những môn thể thao được nhiều người
chọn để rèn luyện nâng cao sức khỏe và làm đẹp thẩm mỹ.
Trường THPT Triệu Sơn 3 (nơi tôi đang công tác) là một trường nằm ở
khu vực bán sơn địa, trình độ dân trí, kinh tế những năm gần đây đã có nhiều
chuyển biến tốt song vẫn chưa đồng đều và còn thấp so với các vùng lân cận.
Nhiều em học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn: như mồ côi, bố mẹ đi làm
ăn xa phải ở với ông bà, chú, bác nên các em không có điều kiện để phát triển
năng khiếu TDTT đặc biệt là những dụng cụ tập luyện đắt tiền đồng thời các em

cũng không được quan sát trực tiếp các bài tập sức mạnh do các vận động viên
tập luyện hay các câu lạc bộ thẩm mỹ hướng dẫn, có những em nhà khơng có ti
vi hoặc mạng internet để truy cập và tìm hiểu các kĩ thuật động tác để tập luyện
thêm ở nhà. Mặt khác ở trên lớp môn thể dục chủ yếu là dạy ngoài trời nên giáo
viên cũng ít tìm tịi thêm phương pháp dạy học ngồi một số phương pháp và kĩ
thuật dạy học thường áp dụng như kĩ thuật đặt câu hỏi (em nào cho thầy biết có
những loại bài tập phát triển sức mạnh nào, em hãy kể tên. Ở nhà em thường tập
những bài tập nào ?), hoặc giáo viên làm mẫu động tác sau đó chia lớp thành 2-4
nhóm để tiến hành luyện tập hình thức dạy học này hiệu quả khơng cao vì giáo
viên khơng thể làm mẫu hết các loại bài tập phát triển sức mạnh để cho học sinh
quan sát chẳng hạn giáo viên không thể làm mẫu động tác bài tập treo co duỗi
tay hoặc bài tập chống xà kép co duỗi tay vì hầu như các trường khơng có xà
đơn hay xà kép để làm mẫu.
Trước tình hình đó để học sinh nắm chắc bài hơn và quan sát được những
động tác, những bài tập và thực hiện kĩ thuật khơng bị sai lệch trong q trình tập
luyện, tơi đã tiến hành hình thức dạy học hết hợp giảng giải phân tích, làm mẫu,
đặt câu hỏi, học sinh trả lời, phân nhóm thảo luận, nhận xét bổ sung đồng thời sử
dụng những tranh ảnh cụ thể, đặc sắc với từng loại bài tập phát triển sức mạnh để
4


học sinh nắm vững bài và về nhà tập luyện chính xác bài tập, kĩ thuật động tác để
thực hiện kỹ thuật đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném” đạt hiệu quả cao.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong nội dung học kĩ thuật đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném” lớp 12 nhằm
phát triển sức mạnh cho học sinh tôi chia ra làm 3 phần:
Phần a: Các nguyên tắc trong tập luyện sức mạnh.
Phần b: Các loại bài tập phát triển sức mạnh.
Phần c: Phương pháp xác định lượng vận động trong tập luyện sức mạnh.
Tôi tiến hành các bước của nội dung bài mới như sau:

2.3.1 Các nguyên tắc trong tập luyện sức mạnh
Trước mỗi tiết dạy có nội dung đẩy tạ giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu
hỏi tìm hiểu các nguyên tắc trong quá trình tập luyện sức mạnh.
Giáo viên yêu cầu 1 số học sinh trả lời, 1số khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên kết luận: Có 3 nguyên tắc cần tuân thủ khi tập luyện sức mạnh:
Thứ nhất: Bài tập sức mạnh cần tạo ra kính thước lớn đối với hoạt động
của cơ (tạo sự tăng cơ tối đa). Để tạo sự căng cơ tối đa có thể có 3 cách:
Cách 1: Sử dụng lực đối kháng tối đa với số lần lặp lại nhỏ nhất.
Cách 2: Sử dụng lực đối kháng trung bình với số lần lặp lại tối đa.
Cách 3: Sử dụng lực đối kháng trung bình hoặc lớn với tốc độ thực hiện tối đa.
Thứ hai: Cần tập luyện để phát triển toàn diện sức mạnh của tất cả các
nhóm cơ, tránh chỉ tập vào một số nhóm cơ, có như vậy mới bảo đảm phát huy
sức mạnh ở mức cao nhất.
Thứ 3: Cần kết hợp tập luyện nâng cao sức mạnh với tập luyện để phát
triển các tố chất thể lực khác, nhất là sức bền và sức nhanh.
2.3.2. Các loại bài tập phát triển sức mạnh
Tiết 1 và tiết 2 và đầu các tiết học có nội dung đẩy tạ thì giáo viên thực
hiện các bước như sau:
Bước 1: Tiết 1 chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận ( ghi vào tờ giấy A4).
Nhóm 1, nhóm 2 cùng thảo luận và kể tên các bài tập khắc phục trọng
lượng bản thân (cơ thể).
Nhóm 3, nhóm 4 cùng thảo luận và kể tên các bài tập khắc phục trọng
lượng bên ngoài.
Sau khi thảo luận xong giáo viên gọi đại diện nhóm 1, nhóm 3 trình bày
kết quả. Nhóm 2, nhóm 4 nhận xét, bổ sung.
Giáo viên kết luận, bổ sung các bài tập.
Bước 2: Đầu tiết học từ tiết 2 trở đi giáo viên sử dụng hình ảnh lần lượt các
loại bài tập phát triển sức mạnh kết hợp giảng giải, phân tích kĩ thuật động tác.
Học sinh quan sát hình ảnh, rút ra kết luận các loại bài tập phát triển sức mạnh.
2.3.2.1. Bài tập khắc phục trọng lượng bản thân (cơ thể)

2.3.2.1.1. Bài tập nằm sấp co duỗi tay.
Là bài tập phổ biến với nhiều cơng dụng có lợi cho sức khoẻ và phát triển
các vùng cơ bắp khác nhau.
5


TTCB: Nằm chống sấp, hai chân giạng tự nhiên, tì trên mũi bàn chân, hai tay
chống thẳng, khoảng cách giữa hai bàn tay rộng bằng vai, thân người duỗi thẳng.
Thực hiện: Co tay, hạ thân sát đất sau đó duỗi thẳng tay, thân thẳng. Tốc
độ thực hiện động tác vừa phải.
Tác dụng: Chủ yếu phát triển nhóm cơ tay, cơ vai.

2.3.2.1.2. Bài tập treo co duỗi tay.
TTCB: Treo ở xà đơn, hai tay nằm ngửa, rộng bằng vai, thân và chân duỗi thẳng.
Thực hiện: Co tay đưa thân lên trên cằm ngang tay xà, sau đó duỗi thẳng
tay, hạ thân về TTCB. Tốc độ thực hiện động tác vừa phải.
Tác dụng: Chủ yếu phát triển nhóm cơ tay, cơ vai, cơ lưng.

2.3.2.1.3. Bài tập chống xà kép co duỗi tay.
TTCB: Chống thẳng tay trên xà kép, thân và chân duỗi thẳng.
Thực hiện: Co tay, gập hết khớp khuỷu tay, hạ thân sâu xuống dưới, sau
đó duỗi thẳng tay, thân thẳng. Tốc độ thực hiện động tác vừa phải.
Tác dụng: Chủ yếu phát triển nhóm cơ tay, cơ vai, cơ lưng, cơ ngực, cơ bụng.

6


2.3.2.1.4. Bài tập nằm ngửa cố định chân – nâng thân vng góc với chân.
TTCB: Nằm ngửa trên chiếu hoặc thảm, duỗi thẳng thân, hai chân khép,
hai tay để sau gáy hoặc duỗi thẳng, hoặc song song trước ngực.

Thực hiện: Nâng thân vng góc với chân, gối thẳng, sau đó hạ thân về
TTCB. Tốc độ thực hiện động tác vừa phải. Hoặc dùng sức nâng hai chân lên
cao hết mức, chân thẳng, sau đó hạ chân về TTCB.
Tác dụng: Chủ yếu phát triển nhóm cơ lưng, cơ bụng.

2.3.2.1.5. Bài tập nhảy lò cò một chân…
TTCB: Đứng thẳng trên một chân, chân kia co tự nhiên, hai tay thả lỏng
sát thân.
Thực hiện: Lị cị liên tục về phía trước hoặc thực hiện tại chỗ. Tốc độ
thực hiện vừa phải.
Tác dụng: Chủ yếu phát triển nhóm cơ chân.

2.3.2.2. Bài tập khắc phục trọng lượng bên ngoài.
2.3.2.2.1. Bài tập với các dụng cụ cầm tay (vật nặng).
Dạng bài tập này có tác dụng chủ yếu phát triển nhóm cơ tay, cơ vai, cơ ngực.
7


2.3.2.2.2. Bài tập với các dụng cụ có tính đàn hồi (co giãn).
Dạng bài tập này có tác dụng chủ yếu phát triển nhóm cơ tay, cơ chân, cơ

vai, cơ ngực.

2.3.2.2.3. Bài tập với đòn tạ (nâng tạ, đẩy khi cử tạ …).
Dạng bài tập này có tác dụng chủ yếu phát triển nhóm cơ tay, cơ vai, cơ
lưng, cơ ngực, cơ bụng, cơ chân.

8



2.3.2.2.4. Bài tập với người cùng tập.
Dạng bài tập này có tác dụng chủ yếu phát triển nhóm cơ tay, cơ vai, cơ
bụng, cơ lưng, cơ chân.

9


2.3.2.2.5. Bài tập với các loại dụng cụ chuyên dùng (máy tập nhiều tác dụng).
Máy tập chạy bộ giúp đốt cháy calories hiệu quả, tác động đến tất cả các
bộ phận trên cơ thể và có hiệu quả rất tốt trong việc loại bỏ lượng mỡ thừa.
Dạng bài tập này có tác dụng chủ yếu phát triển nhóm cơ chân, cơ tay, cơ
vai, cơ bụng.

10


2.3.2.2.6. Bài tập sử dụng lực đối kháng từ bạn tập.
Dạng bài tập này có tác dụng chủ yếu phát triển nhóm cơ tay, cơ vai, cơ chân.

Bước3: Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi: Sau khi xem hình ảnh trên ở
nhà các em thường tập những loại bài tập sức mạnh nào? Tập có đúng kĩ thuật
khơng? và gọi 1 số học sinh đứng lên trả lời, 1 số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận nhắc nhở những tác hại nếu như tập
luyện không đúng kĩ thuật động tác.
2.3.3. Phương pháp xác định lượng vận động trong tập luyện sức mạnh
Xác định lượng vận động theo số lần lặp lại có thể thực hiện được trong 1
lượt tập gồm:
2.3.3.1. Trọng lượng tối đa là trọng lượng người tập chỉ thực hiện được 1 lần.
2.3.3.2. Trọng lượng gần tối đa: lặp lại được 2-3 lần.
2.3.3.3. Trọng lượng lớn: 4-7 lần.

2.2.3.4. Trọng lượng tương đối lớn: 8-12 lần.
2.3.3.5. Trọng lượng trung bình: 13-18 lần.
2.3.3.6. Trọng lượng nhỏ: 19-25 lần.
2.3.3.7. Trọng lượng rất nhỏ: 25 lần trở lên.
* Một số điểm cần lưu ý khi tập luyện sức mạnh:
Một là: Sử dụng trọng lượng tối đa và gần tối đa chủ yếu dành cho vận
động viên cấp cao.

11


Hai là: Sử dụng trọng lượng lớn và tương đối lớn chủ yếu dành cho người
đã tập luyện trong thời gian nhất định.
Ba là: Sử dụng trọng lượng nhỏ hoặc rất nhỏ phù hợp với người mới tập.
Bốn là: Thời gian nghỉ giữa các lần tập.
Năm là: Tăng lượng vận động sau một thời gian tập luyện (2-3 tháng)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Sau khi khi áp dụng một số biện pháp như vậy, tôi thu được những kết
quả như sau:
Bảng 1: Bảng thành tích (m) đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném”
Lớp 12A35: Gồm 23 nữ và 19 nam
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
Nữ (m)
3,4
3,7
4,0
4,3 4,6 4,9 5,2 5,5 5,8 6,0
Số lượng (HS)
0
0
0
0
1
3
4
7
5
3
Nam (m)
4,0
4,5
5,0
5,6 6,0 6,5 7,0 7,4 7,8 8,2
Số lượng (HS)
0
0
0
0
0
1

3
7
4
4
Bảng 2: Lớp 12B35: Gồm 21 nữ và 24 nam
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nữ (m)
3,4
3,7
4,0
4,3 4,6 4,9 5,2 5,5 5,8 6,0
Số lượng (HS)
0
0
0
0
0
2
7
6

4
2
Nam (m)
4,0
4,5
5,0
5,6 6,0 6,5 7,0 7,4 7,8 8,2
Số lượng (HS)
0
0
0
0
0
3
5
7
6
3
Bảng 3: Lớp 12C35: Gồm 23 nữ và 20 nam
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nữ (m)
3,4
3,7
4,0
4,3 4,6 4,9 5,2 5,5 5,8 6,0
Số lượng (HS)
0
0
1
1
4
8
7
2
0
0
Nam (m)
4,0
4,5
5,0
5,6 6,0 6,5 7,0 7,4 7,8 8,2
Số lượng (HS)
0
0
0
2
4
4
7
3

0
0
Bảng 4: Lớp 12D35: Gồm 22 nữ và 22 nam
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nữ (m)
3,4
3,7
4,0
4,3 4,6 4,9 5,2 5,5 5,8 6,0
Số lượng (HS)
0
0
0
2
5
6
6
3
0
0

Nam (m)
4,0
4,5
5,0
5,6 6,0 6,5 7,0 7,4 7,8 8,2
Số lượng (HS)
0
0
0
3
4
5
6
3
1
0
Bảng 5: Nhóm thực nghiệm (tơi chọn 2 lớp áp dụng phương pháp giảng
dạy có sử dụng hình ảnh) thì kết quả sau khi kiểm tra là:
Lưu ý: Điểm chưa đạt từ 1-4, điểm đạt từ: 5-10, điểm tốt
từ: 8-10
Điểm kiểm tra
Ghi
TT
Lớp
Sĩ số Chưa Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
chú
Đạt
Tốt

đạt
%
%
%
1
12A35
42
0
0
42
100
30
71,4
12


2

12B35
45
0
0
45
100
28
62,2
Bảng 6: Nhóm đối chứng (tơi chọn 2 lớp áp dụng phương
pháp giảng dạy thơng thường) thì kết quả sau khi kiểm tra là:
Điểm kiểm tra
Ghi

TT
Lớp
Sĩ số Chưa Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
chú
Đạt
Tốt
đạt
%
%
%
1
12C35
43
4
9,3
39
90,7
5
11,6
2
12D35
44
5
11,4
39
88,6
7
15,9

Bảng 7: So sánh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm:
Điểm kiểm tra
Ghi
TT
Lớp
Sĩ số Chưa Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
chú
Đạt
Tốt
đạt
%
%
%
Thực
1
87
0
0
87
100
58
66,7
nghiệm
Đối
2
87
9
10,3

78
89,7
12
13,8
chứng
Đây là một kết quả đáng mừng. Điều đáng mừng hơn nữa là cho đến nay
học sinh của chúng tôi rất nhiều em có thể tự tin tham gia tập các loại bài tập
phát triểu sức mạnh ở trường cũng như ở nhà.
`
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “Thông qua 1 số hình
ảnh nhằm hướng dẫn học sinh luyện tập phát triển sức mạnh để nâng cao
thành tích đẩy tạ kiểu “lưng hướng ném” cho học sinh lớp 12 trường THPT
Triệu Sơn 3”.
Tôi thấy rằng các em học sinh ngày càng yêu thích, hứng thú học các bài
tập phát triển sức mạnh. Vì vậy tơi kết luận rằng: để dạy học sinh tập luyện các
bài tập phát triển sức mạnh có hiệu quả thì người giáo viên phải có phương pháp
tốt, truyền thụ hay, tâm huyết với môn dạy, gần gũi chỉ bảo, hướng dẫn cho học
sinh. Bên cạnh đó giáo viên dạy cần phải tìm tịi thêm tranh ảnh sinh động để
học sinh quan sát và tập luyện tốt hơn.
Hiện nay nhu cầu tập luyện sức mạnh ngày càng cao, do đó giáo viên cần
hướng dẫn chi tiết các loại bài tập sức mạnh, tác dụng của nó đến sự phát triển
các cơ như thế nào, tập luyện sai lệch kĩ thuật động tác thì ảnh hưởng sấu đến cơ
thể ra sao. Ngồi ra giáo viên cịn hướng dẫn học sinh tự chế tạo 1 số loại dụng
cụ đơn giản để tập ở nhà như xà đơn, dây để nhảy, 1 số dụng cụ đoàn hồi...để
các em ngày càng nâng cao sức khoẻ và có vóc dáng trẻ đẹp nhằm đáp ứng nhu
cầu cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước và hội nhập quốc tế.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã và đang tiến hành có
hiệu quả ở trường THPT Triệu Sơn 3. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề

tài này bản thân tôi đã cố gắng hết sức. Song do điều kiện khả năng và thời gian
có hạn nên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ (đặc biệt là đóng góp ý kiến) của hội đồng khoa học các cấp và các
13


bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn và để mỗi ngày số lượng học sinh
tập luyện các loại bài tập sức mạnh càng đơng hơn, thành tích rèn luyện thân thể
trong nhà trường THPT ngày càng tốt hơn.
- Kiến nghị
Qua q trình thực nghiệm đề tài tơi đã gặp một số khó khăn xin được
mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị như sau:
Đối với ban giám hiệu nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến bộ mơn thể
dục. Cần cân đối kinh phí để mua bổ sung trang thiết bị cho bộ mơn để thầy và
trị n tâm dạy và học mơn thể dục nói chung, các bài tập phát triển sức mạnh
nói riêng.
Đối với sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề
TDTT, các lớp tập huấn nâng cao riêng từng phân môn của môn thể dục cho
giáo viên, để chúng tơi có dịp được giao lưu học hỏi đồng nghiệp các huyện
khác trong tỉnh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)


Lê Xuân Phương

14


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận.
- Kiến nghị.

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4

5
16
17
17
18

15



×