Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ôn thi học sinh giỏi văn hóa khi giảng dạy chủ đề hô hấp sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.27 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ năm học 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi nội dung trong
đề thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia (tốt nghiệp THPT), ngoài phần lớn
nội dung là trong chương trình lớp 12, cịn có khoảng 10% lượng kiến thức ở
chương trình Sinh học 11; Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa bắt đầu thi học
sinh giỏi văn hóa lớp 11 (2017- 2018, 2018 -2019, 2019 -2020) nội dung đề thi
là chương trình lớp 11, thi học sinh giỏi văn hóa lớp 12 năm 2020 -2021, trong
đó lượng kiến thức của chương trình lớp 11 chiếm tỉ trọng khoảng 50%. Năm
2020-2021 đang đề xuất phương án thi học sinh giỏi cũng thi trắc nghiệm, cấu
trúc tương tự giống cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Như vậy dù thi tốt nghiệp THPT hay thi học sinh giỏi văn hóa
thì ở các năm học trước thì nội dung kiến thức lớp 11 đều mới được khai thác.
Sự thay đổi này quả thực là một thách thức lớn đối với giáo viên và học sinh.
Đồng hành cùng với sự thay đổi trong kì thi tốt nghiệp THPT và sự thay đổi rất
lớn trong kì thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh, trong cả 4 năm học 2017-2018,
2018 - 2019, 2019 - 2020, 2020 - 2021 tôi đều được nhà trường giao nhiệm vụ
giảng dạy lớp 12 lựa chọn bài thi khoa học tự nhiên để thi tốt nghiệp THPT đồng
thời phụ trách đội tuyển học sinh giỏi văn hóa. Thật sự khi nhận nhiệm vụ tôi đã
rất trăn trở, đôi khi với từng mảng kiến thức sau khi đưa ra phương pháp hướng
dẫn, định hướng học sinh cách khai thác kiến thức sau khi thực hiện thì liên tục
phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung. Có lẽ nhiều đồng nghiệp cũng gặp
phải những khó khăn như tơi.
Trong các nội dung kiến thức trọng tâm của chương trình Sinh học lớp 11,
thì “ Hơ hấp” là một chủ đề có nhiều nội dung kiến thức ở các phương diện lý
thuyết và thực hành, các ứng dụng trong thực tiễn. Để giúp học sinh có thể vận
dụng kiến thức các câu hỏi ở mức độ nhận thức là biết, hiểu, vận dụng điều
không hề dễ. Tôi đã đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp khác nhau và nhận
thấy khi sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong các tiết ơn tập kết hợp
với kỹ thuật dạy học tích cực để hệ thống hóa tồn diện kiến thức trọng tâm,
liên kết các kiến thức thực sự đã góp phần thay đổi hiệu quả giảng dạy.


Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm giảng dạy tôi đã quyết định
chọn đề tài:“Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để nâng cao hiệu quả
ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thơng và ơn thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh,
khi giảng dạy chủ đề “ Hô hấp” Sinh học 11” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
của bản thân trong năm học 2020 - 2021. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến, của đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra và sử dụng giải pháp sơ đồ hóa
kiến thức nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên ở chuyên đề “Hô
hấp” trong ôn thi tốt nghiệp THPT và ôn thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh. Qua
đó rèn luyện và định hướng phát triển cho học sinh những năng lực sau:
- Năng lực tư duy, năng lực sơ đồ hóa kiến thức.
- Năng lực phân tích, liên kết các kiến thức liên quan để giải quyết tình huống có
vấn đề.
1


- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực đọc và phân tích sơ đồ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp hướng dẫn học sinh vẽ,
lập sơ đồ với vai trò là phương tiện trực quan, vai trị hệ thống hóa kiến thức và
các kỹ thuật dạy học tích cực (kỹ thuật đặt câu hỏi..) để định hướng học sinh
khai thác kiến thức từ sơ đồ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài bao gồm
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa vào sách giáo khoa
Sinh học 11 và Sinh học 11 nâng cao; Sách bài tập Sinh học 11 và Sinh học 11
nâng cao , tài liệu ôn thi học sinh giỏi, tài liệu về dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh; Đề thi khảo sát học sinh lớp 12 của các Sở Giáo dục và
Đào tạo; Đề thi THPT quốc gia, đề thi minh họa, đề thi tham khảo của Bộ Giáo

dục và Đào tạo.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu từ kết quả thi
chính thức kì thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa, kì thi THPT quốc gia do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức làm cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Năm học 2018- 2019 tôi đã vận dụng phương pháp này để hoàn thành
SKKN ở chuyên đề “Quang hợp ở thực vật” khi ôn thi học sinh giỏi văn hóa lớp
11. Năm học 2019- 2020 tơi đã vận dụng phương pháp này để hồn thành
SKKN ở chuyên đề mới là “Tuần hoàn máu” ở cả mục đích ơn thi học sinh giỏi
lớp 11 và ơn thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Và năm học 2020 - 2021 tôi tiếp tục
phát triển đề tài ở chủ đề mới là “ Hơ hấp” ở cả mục đích ôn thi học sinh giỏi
lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo công văn số 3280/ BGDĐT – GDTrH ngày 27/8/ 2020 về việc
hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT và quyết
định 16/2006/BGD ĐT ngày 05/05/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn Sinh học thì khi giảng dạy chủ đề “Hơ hấp” cần đạt
được:
Nội dung 1. Hô hấp ở thực vật:
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm hô hấp
- Gọi được tên bào quan thực hiện q trình hơ hấp
- Liệt kê được các ngun liệu, sản phẩm của q trình hơ hấp
- Viết được phương trình hơ hấp.
- Gọi được tên các cơ quan, giai đoạn diễn ra hô hấp mạnh ở thực vật.

- Nêu được các ý nghĩa của hô hấp ở thực vật.
- Liệt kê các đặc điểm, điều kiện, bào quan tham gia hô hấp sáng ở thực vật.
- Kể được tên các con đường hô hấp ở thực vật.
Thông hiểu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa hơ hấp với quang hợp và mơi trường.
- Trình bày được ý nghĩa của các con đường hô hấp ở thực vật.
- Trình bày được q trình hơ hấp sáng ở thực vật.
Vận dụng:
- Lấy được ví dụ chứng minh ý nghĩa của q trình hơ hấp ở thực vật.
- Giải thích được, thực hiện được thí nghiệm phát hiện hơ hấp ở thực vật.
Vận dụng cao:
- Giải thích được một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng trọt, như bảo
quản nông phẩm….; hiện tượng thối rễ ở cây trồng do ngập úng lâu ngày.
Nội dung 2. Hô hấp ở động vật:
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí và các hình thức
hơ hấp ở động vật.
- Kể được tên các hình thức hơ hấp ở các nhóm động vật qua các ví dụ.
Thơng hiểu:
- Trình bày được các hình thức hơ hấp ở động vật và lấy được các ví dụ.
Muốn đáp ứng được các yêu cầu nhận thức như trên đòi hỏi học sinh
ngoài nắm chắc bản chất của kiến thức thì cần phải biết cách xác định các kiến
thức có liên quan và liên kết kiến thức các phần một cách nhuần nhuyễn.
Vẽ sơ đồ với vai trò là phương tiện trực quan, vai trị hệ thống hóa, liên
kết kiến thức. Từ sơ đồ giáo viên sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như kỹ
thuật câu hỏi, kỹ thuật động não… hướng dẫn học biết cách khai thác kiến thức
từ sơ đồ. Biết cách vẽ và biết cách sử dụng sơ đồ học sinh sẽ sâu chuỗi, liên hệ
và trả lời những câu hỏi có nội dung kết hợp, việc trình bày sẽ logic góp phần
nâng cao hiệu quả làm bài.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Đối với thi tốt nghiệp THPT thì phần lớn chỉ thi với mục đích xét tốt
3


nghiệp, rất ít em thi với mục đích xét tuyển đại học, mỗi khóa học của trường
chỉ có khoảng hơn 10 học sinh muốn xét tuyển vào các trường đại học có tổ hợp
xét tuyển liên quan đến bộ mơn Sinh học, đo đó số đơng cịn lại chỉ học với tư
tưởng chống liệt. Cịn một bộ phận khơng nhỏ học sinh cịn cho rằng khơng cần
phải học cũng khơng thể liệt, bài tập giao về nhà gần như các em chỉ làm mang
tính chất đối phó, nhiều em trên lớp cịn chớp cơ hội làm bài tập mơn khác hoặc
thể hiện thái độ uể oải, không tập trung.
Đối với thi HSG khi lựa chọn đội tuyển nguồn ít, năng lực khơng đồng
đều, vì đặc thù nội dung kiến thức ở lớp 11 chủ yếu là lý thuyết. Các em thấy sợ
và ngại.
Khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh học chủ đề “Hô hấp” là nhiều
kiến thức thực tiễn, có nhiều câu hỏi liên quan đến giải thích hiện tượng thực
tiễn.
Do vậy Việc thiết kế bài giảng phải lựa chọn được các nội dung trọng tâm,
đễ hiểu, tổ chức hoạt động phải truyền cảm hứng cho học sinh, học sinh chủ
động và tự giác tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập. Tôi đã thiết kế bài giảng
theo hướng sử dụng giải pháp vẽ sơ đồ với mục đích là nguồn kiến thức, mục
đích hệ thống kiến thức, định hướng liên kết để học sinh sẽ tích cực, hứng thú và
chủ động học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Tôi đã thiết kế bài giảng theo hướng phân tách thành các nội dung trọng
tâm và sử dụng giải pháp vẽ và khai thác kiến thức từ sơ đồ để hệ thống toàn
diện kiến thức trọng tâm, liên kết các kiến thức. Học sinh biết cách đọc và hiểu
sơ đồ để nhận diện các câu hỏi, bài tập. Cụ thể như sau:
2.3.1. Vấn đề chung về hô hấp ở thực vật.
2.3.1.1 Định hướng học sinh phân tích phương trình tổng qt của q

trình hơ hấp chỉ ra được khái niệm, vai trị của hơ hấp và cách bố trí thí
nghiệm để phát hiện hơ hấp ở thực vật.
2.3.1.1.1 Định hướng học sinh chỉ ra khái niệm hơ hấp ở thực vật từ phương
trình tổng qt hơ hấp (Sơ đồ 1)
Ơxi hóa
C6H12O6 + 6O2

6CO2 + 12H2O + Năng lượng (Nhiệt + ATP)
Khử

Từ sơ đồ giáo viên sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi giúp học sinh xác định được:
Hơ hấp là q trình ơxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo thành CO2, H2O đồng thời
giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
2.3.1.1.2. Định hướng học sinh chỉ ra vai trị hơ hấp ở thực vật từ phương trình
tổng qt hô hấp và nghiên cứu sách giáo khoa. (Sơ đồ 2)
4


Vai trò thứ nhất: Tạo ra các
sản phẩm trung gian là
nguyên liệu của quá trình
tổng hợp các chất khác trong
cơ thể.
C6 H12 O6 + 6O2

Vai trị thứ hai: Duy trì nhiệt độ
thuận lợi cho các hoạt động sống.

6CO2 + 12H2 O + Năng lượng (Nhiệt + ATP)
Vai trò thứ ba: Sử dụng cho các hoạt động

sống: Trao đổi chất, hấp thụ và vận chuyển
chủ động các chất, vận động sinh trưởng.

Học sinh xác định vai trò thứ hai và vai trị thứ ba dựa vào phương trình tổng
qt và vai trò thứ nhất dựa vào sách giáo khoa cũng như nội dung kiến thức về
hô hấp nội bào đã học ở Sinh học 10.
2.3.1.1.3 Định hướng học sinh cách giải thích các thí nghiệm về hơ hấp ở thực
vật từ phương trình tổng qt hơ hấp. (Sơ đồ 3).
Thí nghiệm: Phát hiện sự hấp
thụ O2
Hô hấp sử dụng O2 nên
lượng O2 trong ống mao dẫn
giảm, giọt nước màu dịch
chuyển dần về phía hạt nảy
mầm.
C6 H12 O6 + 6O2

Thí nghiệm: Phát hiện sự tăng
nhiệt độ.
Do hô hấp tỏa nhiệt nên nhiệt
kế đặt trong bình thủy tinh chứa
hạt nảy mầm, đậy nút kín, bên
ngồi hộp có mùn cưa cách nhiệt,
thấy nhiệt kế đo nhiệt độ tăng dần.

6CO2 + 12H2 O + Năng lượng (Nhiệt + ATP)

Thí nghiệm: Phát hiện sự thải khí CO2
Do hô hấp tạo CO2 nên nước vôi trong vẫn đục.
PTPƯ: Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 + H2O.

2.3.1.4. Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh quan sát, phân tích và kết
hợp kiến thức để phân tích và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
và câu hỏi tự luận trong đề thi HSG văn hóa lớp 11, 12, trong đề thi tốt
nghiệp THPT quốc gia.
Câu 1. (Trích đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019) Có thể sử
dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện q trình hơ hấp ở thực vật thải ra khí
CO2 ?
5


A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch KCl.
D. Dung dịch H2SO4.
Học sinh phân tích dựa vào sơ đồ 3 xác định được câu trả lời là B.
Câu 2. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của
trường chuyên Trần Phú Hải Phịng năm 2020).
Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình
chứa hạt đang nảy mầm trong ống nghiệm được
thiết kế ở bình bên. Kết quả cho thấy nước vôi
trong ở ống nghiệm vẩn đục. Đây là thí nghiệm
chứng tỏ
A. q trình hơ hấp ở hạt đang nảy mầm có sự
tạo ra CaCO3.
B. q trình hơ hấp ở hạt đang nảy mầm có sự
thải ra CO2.
C. quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có
sự thải ra CO2.
D. quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có
sự thải ra O2.

Qua sơ đồ 3 học sinh xác định được bình chứ hạt nảy mầm nối với ống nghiệm
đựng nước vơi trong là thí nghiệm nhận biết hô hấp ở thực vật nên loại trừ được
phương án C, D. Q trình hơ hấp ở hạt nảy mầm chỉ tạo ra CO 2 chứ không tạo
ra CaCO3 nên ý B đúng.
Câu 3. (Trích đề thi THPT quốc gia
năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo). Hình bên mơ tả thời điểm bắt
đầu thí nghiệm phát hiện hơ hấp ở
thực vật. Thí nghiệm được thiết kế
đúng chuẩn quy định. Dự đốn nào
sau đây đúng về kết quả của thí
nghiệm?
A. Nồng độ khí ơxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh.
B. Vị trí của giọt nước màu trong ống mao dẫn bị không thay đổi.
C. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat.
D. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm giảm.
Học sinh phân tích dựa vào sơ đồ 3, xác định được: Q trình hơ hấp sử dụng
O2 nên ơxi trong mao dẫn giảm. Do đó giọt nước màu dịch chuyển về bên trái.
Nhiệt độ trong ống tăng. Do đó ý A, B, D sai; ý C đúng.
Câu 4. (Trích đề thi THPT quốc gia năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Để
phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như
sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Cả 4 bình đều
đựng hạt của một giống lúa: Bình 1 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1
kg hạt khơ, bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5
kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các
điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lý thuyết,
có bao nhiêu dự đốn sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
6



I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.
II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
IV. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
A. 2.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Học sinh phân tích dựa vào sơ đồ 3, xác định được:
+ Bình 3 hạt đã luộc chín khơng xảy ra hơ hấp nên nhiệt độ không tăng, lượng
ôxi không đổi nên ý I, III sai
+ Bình 1,4 hạt chứa hạt nhú mầm cường độ hơ hấp mạnh hơn hạt khơ bình 3,
bình 1 chứa lượng hạt nhiều hơn bình 4. Do đó bình 1 lượng nhiệt tạo ra nhiều
nhất -> Nhiệt độ bình 1 cao nhất -> Ý II đúng.
+ Bình 3 chứa hạt khô vẫn thực hiện hô hấp nên lượng ôxi trong bình giảm -> Ý
IV sai.
2.3.1.2 . Các con đường hô hấp ở thực vật, mối quan hệ giữa quang hợp và
hơ hấp.
2.3.1.2.1 Định hướng học sinh phân tích nghiên cứu sách giáo khoa vẽ sơ đồ
các giai đoạn của các con đường hô hấp ở thực vật và sơ đồ mối quan hệ
giữa quang hợp và hô hấp.
Sơ đồ 4: Các giai đoạn của các con đường hô hấp ở thực vật.
Hô hấp ở thực vật

Giai đoạn 1: Đường phân, xảy ra ở tế bào chất của tế bào, tạo 2ATP, 2 NADH,
2 axitpiruvic.

Hơ hấp kị khí (Thiếu O2)

Giai đoạn 2

Lên
men,
xảy ra ở tế
bào chất của
tế bào, tạo
rượu etilic
hoặc
axit
lactic

CO2

Hiệu
quả
năng lượng
Tạo ra 2ATP,
giúp duy trì
hoạt
động
của
cây
trong
điều
kiện bị ngập
úng, khi hạt
ngâm
vào
nước hoặc
các điều kiện
làm

cây
thiếu O2.

Hơ hấp hiếu khí (Đủ O2)

Giai đoạn 2
Chu
trình
Crep. Xảy ra
ở chất nền của
ti thể, tạo
2ATP,
6
NADH,
2FADH2,
4CO2

Giai đoạn 3:
Chuỗi chuyền
electron. Xảy
ra ở màng
trong của ti
thể. Tạo 34
ATP, H2O.

Hiệu quả
năng lượng
Tạo ra 38
ATP, nhiệt,
giúp duy trì

hoạt động
của cây .

7


Qua sơ đồ này giáo viên vấn đáp học sinh đưa ra một số kết luận sau:
+ Hô hấp hiếu khí và hơ hấp kị khí đều xảy ra giai đoạn đường phân.
+ Bào quan thực hiện hô hấp hiếu khí là ti thể. Ở thực vật chưa có cơ quan hô
hấp.
Sơ đồ 5: Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
Glucozơ, O2
Quang
hợp

Hô hấp

CO2
2.3.1.2.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh quan sát sơ đồ , phân tích
và kết hợp kiến thức để phân tích và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách
quan và câu hỏi tự luận trong đề thi HSG văn hóa lớp 11, 12, trong đề thi
THPT quốc gia.
Câu 1. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau
năm 2019). Trong tế bào thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện hơ hấp hiếu
khí?
A. Khơng bào.
B. Lục lạp.
C. Ti thể.
D. Nhân.
Qua phân tích sơ đồ 4 học sinh nhận thấy: Ý C đúng

Câu 2. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Đại học sư phạm Hà nội năm
2020). Về hoạt động hô hấp của thực vật, trong các phát biểu sau đây, phát biểu
nào chính xác?
A. Tồn bộ các giai đoạn của q trình hơ hấp hiếu khí trong tế bào thực vật từ
nguyên liệu glucozo đều được thực hiện trong ti thể.
B. Hoạt động hơ hấp hiếu khí trong tế bào thực vật thu được nhiều ATP nhất từ
chuỗi vận chuyển điện tử hô hấp.
C. Hoạt động hơ hấp hiếu khí thì giải phóng CO 2 trong khi hoạt động hơ hấp kị
khí khơng giải phóng CO2 .
D. Hơ hấp hồn tồn trái ngược với quang hợp, các sản phẩm của hô hấp không
liên quan gì đến quang hợp.
Qua phân tích sơ đồ học sinh nhận thấy:
+ Ý A là sai vì giai đoạn 1: giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất.
+ Ý B đúng vì giai đoạn 1. Đường phân tạo 2ATP; Giai đoạn 2: Chu trình Crep
tạo 2 ATP; Giai đoạn 3: Chuỗi truyền electron hô hấp: 34ATP. Do đó giai đoạn
3 tạo nhiều ATP nhất.
+ Ý C là sai vì cả hơ hấp hiếu khí và kị khí đều tạo ATP.
+ Ý D là sai vì một số sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình
kia và ngược lại.
8


Câu 3 (Trích đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12, Sở Giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa năm 2020 -2021). Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ơn tập về các
q trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một tế bào thực vật.
Kí hiệu:
1

A


2

ATP

D
+
E

C

- Bào quan I:
- Bào quan II:
- A, B, C, D,E: giai đoạn/pha

ATP

B
3

- 1, 2, 3: các chất tạo ra

a. Tên gọi của A, B, C, D,E ?
b. Tên gọi của các chất 1, 2, 3?
Qua quan sát sơ đồ 4,5 kết hợp kiến thức về cơ chế của quá trình quang hợp và
hơ hấp học sinh xác định được:
- A : Pha sáng
- B : Pha tối
- 1: CO2
- C: Đường phân - D: Chu trình Crep - 2: O2
- E: Chuỗi truyền Electron

- 3: Glucozo
2.3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
2.3.1.3.1 Định hướng học sinh phân tích nghiên cứu sách giáo khoa vẽ sơ đồ
về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật (Sơ đồ 6)
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng tới hoạt động của enzim.
Nhiệt độ tối thiểu: 0 – 100 C. Nhiệt độ tối ưu: 30 – 350C.
Nhiệt độ tối đa: 40 – 450 C.
- Ứng dụng: Bảo quản lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ khi ủ
hạt nảy mầm.
Ảnh
hưởng của
các nhân
tố môi
trường tới
hô hấp

- Hàm lượng nước: Tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp.
- Ứng dụng: phơi hoặc sấy khơ hạt có độ ẩm khoảng
13% -> Cường độ hơ hấp ở mức tối thiểu.
- Nồng độ O2: Nếu nồng độ O2 trong khơng khí giảm
xuống dưới 10% thì hơ hấp bị ức chế. Nếu giảm xuống
dưới 5% thì chuyển sang hơ hấp kị khí.
- Ứng dụng: Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng lấy O2
cho rễ.
- Nồng độ CO2: Nếu nồng độ CO2 q cao thì hơ hấp bị
ức chế.
- Ứng dụng: Sử dụng kho kín hoặc túi pôlietilen .
9



2.3.1.3.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh quan sát sơ đồ , phân tích
và kết hợp kiến thức để phân tích và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách
quan và câu hỏi tự luận trong đề thi HSG văn hóa lớp 11, 12, trong đề thi
tốt nghiệp THPT quốc gia.
Câu 1. (Trích đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Loại nông sản nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hơ hấp trong
q trình bảo quản?
A. Hạt ngơ.
B Quả thanh long. C. Cây mía.
D. Qua dưa hấu.
Học sinh phân tích dựa vào sơ đồ 6 và kiến thức thực tiễn xác định được câu trả
lời là A.
Câu 2. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dụcvà Đào tạo Tiền
Giang năm 2019). Khi thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, người ta thường
sử dụng loại mẫu vật nào sau đây?
A. Hạt khô.
B. Hạt đã được luộc chín.
C. Hạt đang nhú mầm.
D. Hạt nhú mầm đã được luộc chín.
Học sinh phân tích dựa vào sơ đồ 6 và kiến thức thực tiễn xác định được câu
trả lời là C.Ý B, D sai vì hạt luộc chín khơng hơ hấp. Hạt khơ thì cường độ hơ
hấp nhỏ hơn hạt nảy mầm. Nên sử dụng hạt nảy mầm kết quả thí nghiệm sẽ rõ
ràng hơn.
Câu 3. (Trích đề thi HSG lớp 12 của
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
năm 2020). Quan sát thí nghiệm hạt
đậu xanh nảy mầm (a) và hạt đậu
xanh nảy mầm đã đun sơi (b) được
mơ tả ở hình bên. Nhận xét nào sau
đây đúng?

A. Thí nghiệm chứng tỏ quang hợp
cần CO2.
B. Thí nghiệm chứng tỏ hơ hấp gồm
3 giai đoạn trong đó có đường phân.
C. Thí nghiệm chỉ thành cơng khi
thực hiện ngồi sáng.
D. Kết quả thí nghiệm khơng đổi nếu
thay hạt đậu xanh bằng hạt đậu
tương.
Qua sơ đồ 3,4,6 học sinh xác định được: Ý A là sai q trình hơ hấp chứ khơng
phải q trình quang hợp. Ý B sai vì nến tắt có nghĩa thiếu O 2 thì q trình hơ
hấp chỉ gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men.Ý C sai vì ánh sáng khơng
ảnh hưởng trực tiếp đến hơ hấp. Ý D là đúng vì hạt đậu xanh hay hạt đậu tương
thì hạt nảy mầm cường độ hô hấp đều mạnh, hạt đã chết đều khơng hơ hấp. Do
đó ý D là đúng.
Câu 4. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam
định năm 2020). Để tìm hiểu về q trình hơ hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã
làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi
trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
10


A. Thí nghiệm này chỉ thành cơng khi tiến hành trong điều kiện khơng có ánh
sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khơ thì kết quả thí nghiệm vẫn không
thay đổi.
C. Nước vôi trong bị vẩn đục là do đã hình thành CaCO3.
D. Nếu thay nước vơi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng
khơng thay đổi.
Qua sơ đồ 4,5 học sinh xác định được: Ý A là sai vì ánh sáng khơng phải là

nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ý B là sai vì hạt khơ cường độ hơ hấp
rất thấp, lượng CO2 tạo ra ít hơn, phản ứng sẽ khơng rõ rệt.
Qua sơ đồ 3 học sinh xác định được: ý C là đúng vì hơ hấp tạo CO 2, phản ứng
với Ca(OH)2 tạo CaCO3. Ý D là nội dung sai vì khơng tạo ra kết tủa.
Câu 5. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh
năm 2020). Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp của thực vật với môi trường,
phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự gia tăng nồng độ O2 trong môi trường luôn làm tăng cường độ hô hấp.
B. Nồng độ CO2 cao trong mơi trường có thể làm ức chế hô hấp.
C. Nước rất cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.
D. Trong giới hạn bình thường, nhiệt độ tăng sẽ làm tăng cường độ hô hấp.
Qua sơ đồ 4 học sinh xác định được Ý A là sai vì trong giới hạn nếu nồng độ
O2 sẽ làm tăng cường độ hô hấp, nếu vượt quá giới hạn thì nồng độ O 2 tăng thì
cường độ hơ hấp sẽ khơng tăng.
Câu 6. (Trích đề thi minh họa năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Khi nói
về ảnh hưởng của các nhân tố mơi trường tới hơ hấp hiếu khí ở thực vật, phát
biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.
B. Các loại hạt khơ như hạt thóc, ngơ có cường độ hơ hấp thấp.
C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế hô hấp.
D. Trong điều kiện hiếu oxi thực vật tăng cường hơ hấp hiếu khí.
Qua sơ đồ 4,6 học sinh xác định được ý A, B,C là đúng. Ý D sai vì thiếu O 2 thì
hơ hấp kị khí.
2.3.2. Hơ hấp ở động vật.
2.3.2.1 Định hướng học sinh phân tích nghiên cứu sách giáo khoa vẽ sơ đồ
về bề mặt trao đổi khí ở động vật.(Sơ đồ 7)

Đặc
điểm
của bề

mặt
trao đổi
khí

Rộng (Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích
cơ thể lớn).
Có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp
Mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán
Có sự lưu thơng khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ khí O2 và
CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi
khí.
11


Từ các sơ đồ 7 trên bằng kỹ thuật đặt câu hỏi giáo viên định hướng học sinh
quan sát, phân tích và kết hợp kiến thức để đưa ra kết luận sau : Bề mặt trao đổi
khí của chim và thú phát triển hơn lưỡng cư và bị sát. Vì chim, thú cần nhiều
năng lượng hợn để giữ nhiệt độ cơ thể, hoạt động, nên bề mặt trao đổi khí rộng
hơn để đáp ứng nhu cầu O2.
2.3.2.2 Định hướng học sinh phân tích nghiên cứu sách giáo khoa vẽ sơ đồ
các hình thức hơ hấp ở động vật. ( Sơ đồ 8)
Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
+ Đại diện: động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp
+ Giải thích: Bắt giun đất để lên mặt đất khơ giáo bề
mặt trao đổi khí sẽ khơng cịn ẩm ướt -> giun đất sẽ
nhanh bị chết.

Các
hình
thức


hấp

động
vật

Hơ hấp bằng hệ thống ống khí:
+ Đại diện: Sâu bọ, cơn trùng.
+ Ống khí phân nhánh tiếp xúc trực tiếp với từng tế
bào do đó hệ tuần hồn khơng có chức năng vận
chuyển khí.
Hơ hấp bằng mang:
+ Đại diện: Cá, thân mềm và chân khớp.
+ Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng nên
dịng nước chảy một chiều và liên tục qua mang.
+Dòng máu chảy trong mao mạch mang song song và
ngược chiều với dịng nước.
Hơ hấp bằng phổi và kết hợp giữa phổi với các bề
mặt trao đổi khí khác.
+ Bị sát, thú có cơ quan trao đổi khí là phổi.
+ Chim hơ hấp bằng phổi và hệ thống túi khí.
+ Lưỡng cư hơ hấp bằng phổi và da
-> Q trình trao đổi khí tại các phế nang (Ngoại trừ
phổi chim khơng có phế nang thì được thay thế bằng
hệ thống ống khí)
-> CO2 sẽ khuếch tán từ máu chảy trong mao mạch
vào phế nang. O2 sẽ khuếch tán từ phế nang vào máu
trong mao mạch.

Từ các sơ đồ 7, 8 trên bằng kỹ thuật đặt câu hỏi giáo viên định hướng học sinh

quan sát, phân tích và kết hợp kiến thức để đưa ra các kết luận sau :
+ Phổi gồm nhiều phế nang, mao mạch dày đặc bao quanh phổi -> Phổi là cơ
quan trao đổi khí hiệu quả nhất.
12


+ Phổi chim khơng có phế nang, có hệ thống ống khí nằm trong phổi với hệ
thống mao mạch dày đặc bao quanh. Nhờ sự co dãn của các túi khí thơng với
các ống khí ở phổi mà khơng khí liên tục qua các ống khí liên tục theo một chiều
nhất định, kể cả lúc hít vào và thở ra nên khơng có khí đọng lại trong các ống
khí ở phổi -> Chim là loài động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.
2.3.2.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh quan sát sơ đồ , phân tích và
kết hợp kiến thức để phân tích và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách
quan và câu hỏi tự luận trong đề thi HSG văn hóa lớp 11, 12, đề thi tốt
nghiệp THPT quốc gia.
Câu 1. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái
Ngun năm 2020). Châu chấu, cào cào có hình thức hô hấp nào sau đây?
A. Hô hấp bằng phổi.
B. Hô hấp bằng mang.
C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
D. Hơ hấp bằng hệ thống ống khí.
Qua sơ đồ học sinh xác định được đáp án đúng là D.
Câu 2. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng
năm 2019). Nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí qua cả phổi và da?
A. Giun đất.
B. Lưỡng cư.
C. Bị sát.
D. Cơn trùng.
Qua sơ đồ học sinh xác định được đáp án đúng là B.
Câu 3. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh

Hóa năm 2019). Nhóm động vật nào sau đây có q trình trao đổi khí của cơ
quan hơ hấp hiệu quả nhất?
A. Chim.
B. Lưỡng cư.
C. Bị sát.
D. Động vật có vú.
Qua sơ đồ học sinh xác định được đáp án đúng là B.
Câu 4. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh
Phúc năm 2020). Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Ếch.
B. Tôm.
C. Giun đất.
D. Châu chấu.
Qua sơ đồ học sinh xác định được đáp án đúng là B.
Câu 5. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
năm 2020). Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây khơng đảm nhiệm chức năng
trao đổi khí?
A. Ếch đồng.
B. Cá chép.
C. Chim bồ câu.
D. Châu chấu.
Qua sơ đồ học sinh xác định được đáp án đúng là D. Học sinh suy luận châu
chấu có hệ hơ hấp là ống khí,phân nhánh đến từng tế bào, do đó hệ tuần hồn
khơng vận chuyển khí.
Câu 6. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Đại học Quốc gia Hà nội năm
2020). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp của động vật?
I. Tất cả các động vật có xương sống dưới nước đều hơ hấp bằng mang.
II. Nếu ở trên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh bị chết do khí O 2 và CO2 khơng
khuếch tán qua da được vì da bị khơ.
III. Bề mặt trao đổi khí của chim và thú phát triển hơn bề mặt trao đổi khí của

lưỡng cư, bị sát.
13


IV. Nhu cầu trao đổi khí của chim và thú cao hơn nhu cầu trao đổi khí của lưỡng
cư và bò sát.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Qua sơ đồ học sinh xác định được:
Ý I là sai vì nhiều lồi thuộc bò sát (Rùa..), Thú (Cá voi…) ở dưới nước
nhưng cơ quan hô hấp là phổi.
Ý II, III, IV đúng.
Câu 7. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của THPT Quốc học Huế năm 2020).
Cho sơ đồ sau thể hiện sự chênh lệch phân áp O 2 (mmHg) giữa dòng nước chảy
bên ngồi mao mạch và dịng máu chảy trong mao mạch mang. Hãy cho biết cơ
chế trao đổi khí ở cá xương diễn ra theo sơ đồ nào?

Qua sơ đồ học sinh xác định được đáp án là B dựa vào nguyên tắc chiều của
dòng nước song song và ngược chiều với dịng máu chảy trong mao mạch mang,
khí O2 sẽ khuếch tán từ dòng nước vào máu trong mao mạch mang nên hàm
lượng O2 trong dòng nước sẽ giảm dần, hàm lượng O 2 trong dòng máu chảy
trong mao mạch sẽ tăng dần khi tiếp xúc.
Câu 8. (Trích đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình
Thuận năm 2020). Khi nói về hoạt động hô hấp của thú phát biểu nào sau đây
đúng?
(1) Sự trao đổi khí diễn ra tại phế nang.
(2) Trước khi xảy ra trao đổi khí ở mơ có phân áp CO 2 thấp hơn so với trong
mao mạch máu.

(3) Sự thơng khí là nhờ hoạt động của các cơ hơ hấp làm thay đổi thể tích lồng
ngực.
(4) Hiệu quả trao đổi khí thấp hơn so với các lồi chim.
A. (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
Qua sơ đồ học sinh xác định được: Ý (1), (3), (4) là đúng. Ý (2) là sai vì trước
khi xảy ra trao đổi khí ở mơ có phân áp CO2 cao hơn so với trong mao mạch
máu.
Câu 9. (Trích đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ở chim bồ câu, phổi thuộc hệ cơ quan nào sau đây?
A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ hơ hấp.
C. Hệ thần kinh.
D. Hệ tiêu hóa.
Qua sơ đồ học sinh xác định được phương án đúng là B.
Câu 10. (Trích đề thi minh họa năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Loài
động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Thằn lằn.
B. Ếch đồng.
C. Cá chép.
D. Sư tử.
14


Qua sơ đồ học sinh xác định được phương án đúng là C.
Câu 11. (Trích đề thi minh họa năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Động
vật nào sau đây hơ hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Thỏ.
B. Thằn lằn.

C. Ếch đồng.
D. Châu chấu.
Câu 12. (Trích đề thi HSG văn hóa lớp 12, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa,
năm học 2020 - 2021). Bề mặt hơ hấp phải có đặc điểm gì để tối ưu hóa hiệu
quả trao đổi khí ở động vật.
Qua sơ đồ 7 học sinh xác định được dù ở nhóm động vật nào, cơ quan trao đổi
khí là gì thì bề mặt hơ hấp đều có 4 đặc điểm chung của bề mặt trao đổi khí là
+ Bề mặt trao đổi khí rộng.
+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 đễ dàng khuếch tán qua.
+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và sắc tố hơ hấp.
+ Có sự lưu thơng khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ khí O2 và CO2 để khơng khí
dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đỏi khí.
Câu 13. (Trích đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11, Sở Giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa năm 2018-2019).Dưới đây là số liệu nhịp thở và nhịp tim của 4 loài động
vật, từ A đến D.
Loài động vật
A
B
C
D

Nhịp thở/phút
160
15
28
8

Nhịp tim/phút
500
40

190
28

a. Lồi động vật có diện tích bề mặt cơ thể/thể tích cơ thể từ cao nhất đến thấp
nhất.
b. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhịp thở và khối lượng cơ thể của các
loài động vật.
c.Giải thích tại sao các lồi động vật trên lại có nhịp thở khác nhau.
Qua sơ đồ 2, 7 và 8, căn cứ vào kiến thức về tính chu kì của tim, học sinh xác
định được :
a. Trình tự động vật có diện tích bề mặt cơ thể/thể tích cơ thể từ cao nhất đến
thấp nhất: A → C →B → D.
b. Nhận xét: Nhịp thở tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể của các loài động vật.
Động vật càng nhỏ nhịp thở càng nhanh và ngược lại động vật càng lớn thì nhịp
thở càng chậm.
c. Có sự khác nhau về nhịp thở của các loài động vật là do: Động vật càng nhỏ
thì tỉ lệ S/V càng lớn. Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào mơi trường
xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, nhịp thở tăng lên để đáp ứng nhu
cầu O2 cho cơ thể.
Câu 14. (Trích đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 11, Sở Giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa năm 2019-2020). Hai lá phổi của một người khoảng 700 triệu phế
nang, mỗi phế nang có đường kính 0,25mm. Nếu xem mỗi phế nang là một khối
cầu thì tổng diện tích trao đổi khí của tồn bộ các phế nang ở 2 lá phổi của người
này theo đơn vị m2 là bao nhiêu?
15


Qua sơ đồ 7 và 8 , dựa vào kỹ năng giải bài toán sinh học, học sinh xác định:
- Diện tích của mỗi phế nang là:
4πR2 = 4 . 3,14 . 0,252 = 0,785 (mm2)

- Tổng diện tích của 700 triệu phế nang là:
0,785 . 700 . 106 = 5,495.108 (mm2) = 549,5 m2 (1mm2 = 10-6m2)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Kết quả thu được là
- Đối với các tiết học ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi HSG văn hóa lớp 11,
12 mà tôi áp dụng giải pháp trên, tôi nhận thấy
+ Đã rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy và kỹ năng trình và
khai thác kiến thức từ sơ đồ.
+ Tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú và chủ động khai thác kiến thức, có
khả năng nhận diện đề và trình bày logic. Có khả năng liên kết tốt các kiến thức.
Từ đó giúp các em nhận thấy học lý thuyết cũng thú vị, tạo dựng và duy trì lịng
u thích bộ mơn cũng như nâng cao tự tin khi làm bài.
- Xét về kết quả đạt được khi học sinh tham gia kì thi tốt nghiệp THPT
(THPT quốc gia) với mục đích xét tuyển đại học.
Năm học 2017-2018: có 8 học sinh thi đậu vào các trường đại học tốp
đầu.
Tổ hợp xét
STT
Họ và tên
Trúng tuyển vào ngành, trường
tuyển
1 Trịnh Thị Giang
B00
Y khoa, Đại học Y Hà Nội
Y khoa, Đại học Y Hà Nội, phân
2 Lê Thị Giang
B00
hiệu thanh hóa.

3 Hà Văn Chiến
B00
Y khoa, Đại học Y Thái Bình.
4 Hà Đình Thủy
B00
Y khoa, Đại học Y Hải Phòng.
Y học cổ truyền, học viện Y học cổ
5 Hà Thị Hiền
B00
truyền Việt Nam
Công nghệ thực phẩm, Đại học
6 Lê Phương Nam
B00
bách khoa Đà nẵng.
Công nghệ thực phẩm, học viện
7 Trịnh Thảo Ly
B00
nông nghiệp.
Công nghệ thực phẩm, học viện
8 Nguyễn Vũ Tuấn Nam
B00
nông nghiệp.
Năm học 2018-2019: Có 12 học sinh thi đậu vào các trường đại học tốp đầu.
STT

Họ và tên

1
2
3


Nguyễn Ngân Phương Anh
Trịnh Thị Ngọc
Phạm Thị Ngọc Mai

Tổ
hợp
B00
B00
B00

Trúng tuyển vào ngành, trường
Y khoa, Đại học Y Hà Nội
Y khoa, Đại học Y Hà Nội
Y khoa, Đại học Y Hà Nội
16


4

Lê Công Đức Anh

B00

5

Lê Hải My

B00


6

Phạm Thị Dương Quỳnh

B00

7
8
9
10

Hà Xuân Thắng
Nguyễn Thảo Ly
Lê Hồng Anh
Mai Thành Nam

B00
B00
B00
B00

11

Đinh Xuân Đức

B00

12

Trần Tuấn Mạnh


B00

Răng hàm mặt, Đại học Y Hà
Nội
Y khoa, Đại học Y Hà Nội, phân
hiệu Thanh hóa
Y khoa, Đại học Y Hà Nội, phân
hiệu Thanh hóa
Y khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y khoa, Đại học Y Huế
Kỹ thuật hình ảnh, Đại học Y
Huế
Y khoa, Học Viện Y học cổ
truyền

Năm học 2019-2020: Có 10 học sinh thi đậu vào các trường đại học tốp đầu.
STT

Họ và tên

Tổ
hợp

1

Nguyễn Huy Cường


B00

2

Lê Quang Huy

B00

3

Đặng Thị Ánh Tuyết

B00

4

Lê Thị Thảo

B00

5
6
7
8

Hà Trung Hiếu
Vũ Trọng Long
Nguyễn Thị Vân
Lê Thị Hương


B00
B00
B00
B00

9

Nguyễn Thị Yến

B00

10

Hà Huy Hoàng

B00

Trúng tuyển vào ngành, trường
Y khoa, Đại học Y Hà Nội phân
hiệu Thanh hóa.
Y khoa, Đại học Y Hà Nội phân
hiệu Thanh hóa.
Khúc xạ nhãn khoa, Đại học Y
Hà Nội
Y khoa, Đại học quốc gia Hà
Nội
Y khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y khoa, Đại học Y Thái Bình.
Y khoa, Đại học Y Thái Ngun

Khoa cơng nghệ sinh học, đại
học Quốc gia Hà Nội
Kỹ thuật hình ảnh, Đại học Y
Huế

Theo kết quả thống kê và xếp hạng của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh
hóa, mơn Sinh học có tổng điểm trung bình 2 năm liên tục (2018-2019 và 20192020)xếp thứ nhất toàn Tỉnh, trong năm học 2020-2021 trong kì thi khảo sát
kiến thức thi THPT quốc gia do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh hóa tổ chức vào
tháng 4/2021 thì bộ mơn Sinh học có điểm trung bình xếp thứ nhất tồn Tỉnh.
Đây là một con số phản ánh sự nỗ lực trong đổi mới phương pháp dạy học của
tơi đã góp phần nâng cao hiệu quả và giữ vững thành tích xuất sắc trong cơng
tác ôn thi TN THPT quốc gia.
17


- Xét về kết quả đạt được khi học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi văn
hóa cấp tỉnh môn Sinh học cấp THPT là :
Việc thành lập đội tuyển được tiến hành và liên tục bổ sung phương pháp,
kiến thức từ giữa học kì 1 của năm lớp 10. Kết quả mà các em đã đạt được như
sau:
+ Năm học 2017-2018: Có 4/5 học sinh đi thi đạt giải, cụ thể là
STT
1
2
3
4

Họ và tên
Trịnh Thị Ngọc
Lê Thảo Ly

Lê Thị Trang
Mai Thành Nam

Đạt giải
Giải nhì
Giải nhì
Giải ba
Giải ba

Với kết quả này, bộ môn Sinh học đạt 28 điểm xếp thứ 11 toàn tỉnh. Cả 4
học sinh này đều do tôi trực tiếp giảng dạy và ôn luyện.
+ Năm học 2018-2019: Có 5/5 học sinh đi thi đạt giải, cụ thể là
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Nguyễn Huy Cường
Hà Trung Hiếu
Lê Thị Hương
Nguyễn Thị Vân
Lê Đức Trung

Đạt giải
Giải nhì
Giải nhì
Giải nhì

Giải nhì
Giải ba

Với kết quả này, bộ môn Sinh học đạt 38 điểm xếp tốp 5 toàn tỉnh. Cả 5
học sinh này đều do tôi trực tiếp giảng dạy và ôn luyện.
+ Năm học 2019-2020: Do ảnh hưởng dịch Covid - 19 nên khơng tổ chức
thi.
+ Năm học 2020- 2021: Có 5/5 học sinh đi thi đạt giải, cụ thể là
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên
Đỗ Thị Hằng
Hà Văn Cường
Nguyễn Thị Hà Linh
Nguyễn Trần Vân Anh
Lê Hà Trang

Đạt giải
Giải nhì
Giải nhì
Giải ba
Giải ba
Giải khuyễn khích

Với kết quả này, bộ môn Sinh học đạt 32 điểm, xếp tốp 5 tồn tỉnh. Trong

5 học sinh này thì có 3 em đạt giải cao hơn là Đỗ Thị Hằng, Hà Văn Cường,
Nguyễn Thị Hà Linh do tôi trực tiếp giảng dạy và cịn cả 5 em tơi đều trực tiếp
ôn luyện. Điều đặc biệt là em Đỗ Thị Hằng và Nguyễn Thị Hà Linh là học sinh
lớp 11, thời gian ơn luyện ít, nhưng vẫn tự tin và đạt được kết quả rất đáng khích
lệ.
Như vậy kết quả thi THPT quốc gia (thi tốt nghiệp THPT), kết quả thi học
18


sinh giỏi bộ môn Sinh học của trường THPT Triệu sơn 3 trong 4 năm đầu đổi
mới nội dung và đối tượng thi của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh hóa đã có sự
tiến bộ cả về số lượng giải và chất lượng giải, điểm trung bình thi tốt nghiệp
THPT quốc gia được nâng lên. Là người trực tiếp giảng dạy, trải nghiệm giải
pháp từ những rút kinh nghiệm của bản thân tôi mạnh dạn khẳng định những
giải pháp mà đề tài đưa ra là hoàn toàn khả thi và có thể áp dụng hiệu quả trong
q trình ơn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi học sinh giỏi và nếu mở rộng ra thiết
nghĩ cũng phù hợp ở nhiều mảng kiến thức khác.
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy khi áp dụng giải pháp này:
+ Đối với bản thân: Tôi thấy tự tin hơn trong nhiệm vụ ôn thi học sinh
giỏi, ôn thi THPT quốc gia (tốt nghiệp THPT). Trong quá trình thiết kế bài dạy
học sinh giỏi theo chủ đề, sử dụng giải pháp trên làm cho bài giảng của tôi logic
hơn, cách khai thác kiến thức rõ hơn, sẽ dẫn dắt học sinh tốt hơn để các em
không bị nhầm lẫn trong cách xác định và trả lời các câu hỏi tương quan. Tiết
học của tôi vui vẻ, thân thiện, tích cực và hiệu quả.
+ Đối với đồng nghiệp: Đây là một giải pháp khá phù hợp, đồng nghiệp
của tôi đã tham khảo những kinh nghiệm này khi nghe tôi báo cáo trong các hội
thảo của trường, các buổi sinh hoạt tổ nhóm chun mơn và sử dụng linh hoạt
trong giảng dạy học sinh giỏi các nội dung chuyên đề có bản chất, cách khai

thác kiến thức tương tự ở cùng bộ môn hoặc các bộ môn khác. Chúng tôi cùng
nhau trao đổi, học hỏi để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
+ Đối với nhà trường: Giải pháp mà tôi áp dụng bên cạnh việc là nâng cao
chất lượng bộ mơn thì cùng góp phần nhỏ cùng với các bộ môn khác nâng cao
thứ hạng của nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ việc tích lũy kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình dạy
học, sự giúp đỡ đồng nghiệp, thông qua việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đề tài đã hồn thành, áp dụng trong thực tiễn giảng dạy 4 năm học và đạt được
những kết quả chính sau đây:
+ Đã giúp học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ và sử dụng sơ đồ với mục đích là
nguồn kiến thức cũng như hệ thống hóa kiến thức, tạo dựng mơi trường học tập
tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Nêu được các ví dụ minh chứng điển hình cho các giải pháp ở chủ đề ‘Hô
hấp”.
+ Cung cấp cho đồng nghiệp giải pháp dạy học có thể áp dụng cho nhiều
chuyên đề và cả những kiến thức trọng tâm của chủ đề “Hô hấp”.
3.2. Kiến nghị
Trên đây là kinh ngiệm của tôi đã thực hiện tại đơn vị trong 4 năm học
vừa qua trong công tác ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT. Rất mong
đề tài này được xem xét, mở rộng hơn nữa để có thể áp dụng cho nhiều chuyên
đề khác trong lĩnh vực ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT, cũng như có
thể áp dụng cho các đối tượng học sinh khác trong công tác ôn thi tốt nghiệp
19


THPT
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, trong
nhà trường và các em học sinh đã giúp đỡ tơi hồn thành sáng kiến kinh nghiệm

này.
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hồng

20



×