Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.38 KB, 2 trang )
Đánh bóng bản thân bằng sự chân thực
Trong "cuộc chiến" săn lùng công việc, bạn có thể nhanh chóng tự loại
chính mình nếu không trung thực. Với kinh nghiệm công tác nhiều năm
trong lĩnh vực tuyển dụng, tác giả bài viết này hy vọng những chia sẻ sau
đây sẽ hữu ích cho bạn.
Đừng “nổ” bất kỳ chi tiết nào
Là một quản lý dự án dạn dầy kinh nghiệm, không hài lòng với mức lương
tại một công ty tư nhân, Đình Toàn ứng tuyển vào một tập đoàn đa quốc
gia. Trong buổi phỏng vấn, để có được mức lương như mong muốn, Toàn
đã “kê khống” tổng thu nhập của mình ở công ty cũ cao gấp đôi sự thật.
Với kinh nghiệm và năng lực của Toàn, nhà tuyển dụng mới sẵn sàng trả
cho anh mức lương đó. Nhưng họ đã không liên lạc với anh sau khi "thăm
dò" từ công ty cũ và phát hiện anh đã thiếu trung thực. Giới chuyên môn
gọi đây là chiêu “hét giá”. Và Toàn đã phải trả giả...
Còn Hoài Dũng thì lại khác, anh xin ứng tuyển vào vị trí quản lý nhân sự tại
một công ty kinh doanh game trực tuyến. Khi nhà tuyển dụng hỏi: “Anh có
thích chơi game online không?”, sợ mất điểm, anh trả lời: “Tôi thích chơi
võ lâm truyền kỳ và từng đạt đến cấp 140”. Sự thật thì anh chỉ thích chơi
game offline ở các thể loại đua xe và quản lý các câu lạc bộ bóng đá, và
câu trả lời anh đưa ra dựa vào những lần nghe bạn bè kể về thể loại game
này. Do đó khi nhà tuyển dụng hỏi tiếp: “Con anh thuộc môn phái nào, có
vũ khí gì đặc biệt không, anh từng buôn bán ảo trên nhân vật này chưa…”,
anh “nín thinh”.
Trung thực, thẳng thắn sẽ thành công
Nếu bạn nêu không đúng sự thật dù chỉ là một chi tiết nhỏ, khi bị phát hiện,
ngay lập tức bạn sẽ bị loại ra khỏi tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Bạn có
thể tự “đánh bóng” hình ảnh của mình bằng tính trung thực và sự khôn
ngoan:
• Nếu cảm thấy trong kinh nghiệm làm việc hay quá trình học tập của mình
có điều gì đó bất lợi khi đi xin việc, hãy tập trung làm nổi bật những ưu
điểm của bản thân (thay vì nói dối).