Vay tiền bằng lời hứa Trần Thắng
Cách đây chưa lâu, việc phát hành chứng khoán đi vay chỉ có những
người khổng lồ như “LUKOIL”, “GAZPROM” hay RAO “EES” là làm
được. Còn bây giờ, hàng tháng có 5-8 công ty đưa ra kế hoạch phát hành
tín phiếu và nó trở thành công cụ thay thế cho tín dụng ngân hàng.
Giá trị có mang ý nghĩa.
Không phải tất cả các doanh nghiệp ở Nga cũng có thể phát triển được
dựa vào việc tái đầu tư từ lợi nhuận. Đó chỉ là những doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hóa hoặc có một thị trường nội địa chắc chắn (ví dụ, những
hãng hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm). Những doanh nghiệp
còn lại cần phải nhờ đến vốn đi vay. Quả thật, có thể phát hành cổ phiếu
và bán ra thị trường tự do. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là một phần việc
kiểm soát nhà máy sẽ chuyển cho những người chủ mới. Vì vậy phần lớn
các công ty cổ phần hiện nay chưa muốn làm điều đó mà ưu thích dùng
tín dụng ngân hàng hơn. Hoặc là cho phát hành tín phiếu.
Trong năm vừa qua đánh dấu một sự phát triển ồ ạt của các khoản đi vay
bằng tín phiếu doanh nghiệp – nó tăng lên hơn một lần rưỡi. Theo số liệu
của trung tâm www.cbonds.ru, đến ngày 1 tháng 1 năm 2003, lượng tín
phiếu phát hành là 108,9 tỷ rúp theo giá trị gốc, còn cùng thời gian này
năm 2002 – 67 tỷ rúp. Tổng số có 140 đợt phát hành.
Bằng cách như vậy, có thể huy động được những đồng tiền “dài hạn”.
Theo như người phụ trách ngân quỹ của OAO “VIMM-BILL-DANN
PRODUCT” (VBD) Dmitri Suvorov thì tổ hợp có thể dễ dàng nhận được
tín dụng ngắn hạn hay trung hạn của ngân hàng với lãi suất là 16-18%
bằng tiền rúp, tuy nhiên tín dụng chỉ có thời hạn tối đa là hai năm. Để
triển khai các dự án đầu tư cần phải có tiền “dài hạn”. Vì vậy VBD chủ
định trong năm nay sẽ phát hành tín phiếu ba năm giá trị 1,5 tỷ rúp với hy
vọng là lãi suất hàng năm sẽ không vuợt quá 18% .
Theo như lời của giám đốc điều hành nghiệp vụ ngân hàng và đầu tư của
“WEB-INVEST BANK” Iuri Novodzilov, tín phiếu được phát hành ra do
những công ty cần tìm kiếm những nguồn tài chính thay thế và muốn tạo
cho mình một lịch sử tín dụng, có nghĩa là gây sự chú ý cho giới các nhà
tín dụng. “Giá trị của tín phiếu tối thiểu để phát hành là 300 triệu rúp, lúc
đó mới có ý nghĩa. Giá trị tối ưu là 1 tỷ rúp” – chuyên gia phân tích của
ngân hàng “ZENIT” Anastasia Shamina nhận xét. Nếu như công ty muốn
đối mặt với những khoản vay thì giá trị tín dụng không được dưới mức
10-20% doanh số bán hàng. Tín phiếu, theo lời của Shamina, nên phát
hành đối với những hãng có doanh thu hàng năm không dưới 1 tỷ rúp. Iuri
Novodzilov: “Khi mà người phát hành tín phiếu với số lượng dưới 300
triệu rúp, anh ta cần phải hiểu rằng, trong trường hợp như vậy, đó chỉ là
tín dụng nghiệp đoàn, hơn nữa, với những điều kiện không phải tốt nhất.
Người phát hành đạt được mục đích của mình là nhận được tiền, nhưng sẽ
không có được tiếng vang như bản chất của việc phát hành tín phiếu.
Theo lời của người phân tích “TROIKA DIALOG” Aleksandr Kudrina thì
đến đầu năm 2001, phần lớn các tín phiếu về thực chất đều là tín dụng
nghiệp đoàn, thế nhưng, tình hình hiện tại đã thay đổi tận gốc rễ. Vòng
quay ở thị trường thứ hai, nơi mà giấy tờ chứng khoán có thể bán ở bất kỳ
thời điểm nào, tín phiếu có thể so sánh với giá trị vốn quay vòng của tín
phiếu quốc gia.
Giá trị chính.
Tín phiếu doanh nghiệp cho phép cuốn hút thêm những nguồn vốn mà
bằng những phương pháp thông thường (như tín dụng ngân hàng), khó có
thể đạt được.
Trên thực tế, ngân hàng đòi hỏi cần có thế chấp để trong trường hợp
người vay mất khả năng chi trả thì có thể nhanh chóng bán đi. Giá trị tài
sản thế chấp, thông thường, phải lớn gấp đôi số tiền vay. Trong trường
hợp phát hành tín phiếu thì không cần sự đảm bảo như vậy, ngoại trừ
trường hợp khi mà số tiền vay vượt quá vốn điều lệ doanh nghiệp. Trong
trường hợp này, cần có sự bảo lãnh của người thứ ba. Trên thực tế thì vấn
đề bảo lãnh được giải quyết tương đối dễ dàng. Như lời giải thích của Iuri
Novodzilov, nếu như doanh nghiệp có vốn điều lệ không nhiều mà cần số
lượng tiền lớn hơn thì tín phiếu sẽ do công ty con phát hành (nhiều khi
được lập ra dùng cho việc này từ số 0), còn công ty mẹ sẽ đứng ra làm vai
trò người bảo lãnh.
Về mặt chi phí thì tín phiếu hoàn toàn có thể sánh ngang hàng với những
công cụ tài chính khác. Aleksandr Kudrin nhận xét: “hiện nay tín phiếu
đắt hơn một chút so với tín dụng ngân hàng”. Lãi suất thực tế của tín dụng
ngân hàng là 20-22%, lãi suất tín phiếu là 18-20%. Tuy nhiên người phát
hành còn phải chịu thêm một số chi phí từ 1,5-2% số lượng phát hành (chi
phí cho việc đăng ký phát hành, hoa hồng cho những công ty tham gia
niêm yết tín phiếu…).
Người phụ trách ủy ban phát triển thị trường mới của RTC Anna
Triphonova nhận xét: “Tín phiếu có thể coi như là nguồn tài chính thay
thế cho kỳ phiếu. Nếu tính đến những khoản phải chi cho việc phát hành
tín phiếu thì chi phí cho tín phiếu và kỳ phiếu là như nhau, tuy nhiên dưới
con mắt của những nhà đầu tư thì kỳ phiếu là công cụ có nhiều mạo hiểm
hơn – kỳ phiếu có thể làm giả, còn tất cả những hợp đồng về tín phiếu
được thực hiện bằng phương pháp điện tử”. Dùng kỳ phiếu có thể vay vốn
với lãi suất 18-24% bằng tiền rúp, còn dùng tín phiếu – từ 17-22%. Bên
cạnh đó, trong cả hai trường hợp, chi phí cho việc huy động vốn là do thị
trường xác định, khi mà ngân hàng có thể điều phối những điều kiện cho
vay tín dụng và có quyền xem xét tất cả mức lãi suất. Anastasia Shamina:
“Tính công khai của phát hành tín phiếu bao giờ cũng làm nhẹ đi những
điều kiện để huy động vốn. Khi làm việc với một ngân hàng (người cho
vay tín dụng), người đi vay bao giờ cũng chịu ảnh hưởng bởi áp lực. Sự
việc sẽ hoàn toàn khác khi mà lời mời chào được đưa ra từ nhiều nhà đầu
tư đang tranh đua nhau. Tín phiếu là một phương pháp thu hút tài chính
không cần thế chấp và rất uyển chuyển, hơn nữa, vốn được vay có thời
hạn lâu dài hơn.
thể nhanh chóng được.
Quả thực, doanh nghiệp khi phát hành tín phiếu có thể huy động được tiền
vốn với thời hạn từ một đến ba năm. Tuy nhiên, việc niêm yết chứng
khoán đi vay như vậy mất từ 4-6 tháng, trong khi đó, kỳ phiếu có thể tiến
hành nhiều nhất là 3 tuần (tối thiểu là 1 ngày), còn việc nhận tín dụng dài
hạn của ngân hàng cần khoảng 1 tháng.
Điều này được giải thích rằng, việc phát hành tín phiếu đòi hỏi nhiều thời
gian hơn so với những thủ tục tín dụng. Như Iuri Novodzilov giải thích,
ban đầu, những cơ quan có thẩm quyền của doanh nghiệp (hội đồng quản
trị hay là hội đồng cổ đông) đưa ra quyết định về việc phát hành và số
lượng tín phiếu. Sau đó cần tìm người tổ chức có thể chuẩn bị và đưa ra
niêm yết trên thị trường chứng khoán (ngân hàng hoặc hãng đầu tư).
Người có thể đưa ra những điều kiện thuận lợi nhất (hoa hồng vừa phải,
lãi suất thấp) sẽ trúng thầu. Trong thời hạn 3-4 tuần, người tổ chức sẽ ký
hợp đồng với người phát hành, đồng thời giúp cho công tác chuẩn bị
những giấy tờ cần thiết để đăng ký phát hành (cụ thể như, quyết định phát
hành, nếu như số lượng lớn hơn 50 triệu mức lương tối thiểu, hoặc giấy tờ
chứng khoán được phân phối cho hơn 500 nhà đầu tư).
Sau 4-5 tuần sau khi ký hợp đồng với người tổ chức, giấy tờ để đăng ký
phát hành (thông thường) đã được chuẩn bị. Người phát hành trả chi phí
đăng ký phát hành là 0.8% và gửi giấy tờ cho Ủy ban chứng khoán Liên
bang (UBCK LB).
UBCK LB phải đưa ra kết luận trong vòng 15 ngày, và sau hai tuần có thể
bắt đầu đưa ra niêm yết. (Trên thực tế, việc này xảy ra muộn hơn: cần có
thời gian để quảng cáo cho các nhà đầu tư, còn nếu làm theo luật thì khó
thể thực hiện được điều này trong thời hạn hai tuần sau khi đăng ký). Rất
hiếm khi xảy ra việc từ chối của UBCK LB. Cơ quan này chỉ theo xem
xét những giấy tờ làm có đúng hay không.
Thông thường, việc niêm yết tín phiếu thực hiện trong vòng 1-2 ngày. Kết
quả niêm yết sẽ do cơ quan thẩm quyền của doanh nghiệp thông qua, sau
đó sẽ được gửi về UBCK LB. Và sau khi đăng ký (mất khoảng 2 tuần), tín
phiếu có thể quay vòng ở thị trường thứ hai.
Những thuận lợi tương đối.
Bình thường, thời hạn thực tế của việc quay vòng tín phiếu doanh nghiệp
ngắn hơn nhiều so với thời hạn phát hành. Ví dụ, 59% tín phiếu trên thị
trường có khả năng được hoàn trả trước: người phát hành thông báo công
khai, nhận trách nhiệm mua lại từ người đầu tư theo giá thỏa thuận trước.
Trong số 51% các trường hợp, thời hạn đề nghị là 9-12 tháng, còn 31%
trường hợp – 6 tháng, trong 18% trường hợp – 3-4 tháng. Iuri
Novodzilov: “Đề nghị xuất hiện không phải do cuộc sống rất tốt đẹp.
Người đầu tư muốn có sự đảm bảo rằng sau 1 năm họ có thể nhận được
tiền và đầu tư trở lại. Phần lớn những tín phiếu (95%) đều không được
đảm bảo. Nhà đầu tư cần quyết định, chấp nhận rủi ro hay không. Trong
bất cứ thời điểm nào người phát hành cũng có thể bán một phần công việc
kinh doanh hay tài sản và sau đó biến mình từ người đi vay hấp dẫn thành
“con nợ” mất khả năng tri trả”.
Để không bị mất tính hấp dẫn đầu tư khi phát hành tín phiếu, doanh
nghiệp cần phải thực hiện chính xác việc trả lãi. Bất cứ sự chậm trễ nào
đều có thể làm phát sinh những làn sóng phản ứng tiêu cực – ví dụ như
trong trường hợp của tổ hợp “Moskhlebproduct”, khi mà vào tháng 12
năm ngoái chỉ trả chậm đúng 1 ngày, mặc dù đó chỉ là những nguyên
nhân kỹ thuật.
Dịch từ tạp chí Secret Firmu 2003