Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Trách vụ và quyền hạn của học sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.31 KB, 6 trang )


Trách Vụ

Quyền Hạn
Học Sinh
Tháng 8
2007
Chỉ Dẫn
Vắn Tắt
Bên Trong
Hệ Trường Công
Quận Fairfax
Những Điều Cần Biết
Hãy Phát Biểu Ý Kiến Hãy Biết Là
Vi Phạm về Sử Dụng Rượu và Dược Chất Khác
Quyền Kháng Cáo
Những Điều Trường Phải Trình Báo cho Cảnh Sát
Quy Định về Y Phục
Điện Thoại Di Động
Vũ Khí
Cần thêm bản sao tập sách nầy, hãy tiếp xúc với Ban Tuổi Trẻ An Toàn và Phi Dược Chất tại 571-423-4270
Cấp Lớp
4 - 12
Dành Riêng Cho Học Sinh
VIETNAMESE
Tài liệu nầy gồm một bản tóm tắt các hành động mà học sinh có thể bị kỷ luật, cũng như các
hậu quả có thể có. Trong khi tài liệu nầy ghi rõ các hậu quả điển hình, viên chức trường vẫn có
thể áp dụng các biện pháp kỷ luật ngoài những biện pháp liệt kê. Tài liệu nầy chỉ nhằm để
dùng như một bản hướng dẫn mà thôi và không nhằm thay thế tập tài liệu Trách V
ụ và Quyền
Hạn Học Sinh (SR&R, Điệu Lệ 2601 của FCPS). Khi có đối nghịch giữa tài liệu nầy và tập


tài liệu SR&R, tập tài liệu SR&R luôn được xem là đúng hơn trong mọi trường hợp.


HÃY BIẾT LÀ...CÁC EM CÓ TRÁCH NHIỆM...

• Theo và tuân thủ tất cả quy luật và điều lệ về tác phong học sinh tại mỗi sinh hoạt do trường
bảo trợ.
• Cho các nhân viên trường biết bất cứ hành vi nào có thể gây nguy hiểm cho bất cứ người nào.
• Tôn trọng quyền năng của tất cả nhân viên trường.
• Tôn trọng các quyền hạn và tài sản của tất cả học sinh và nhân viên trường.
• Không được dùng những từ hay hình tục tĩu, hung bạo, hay gây rối cho môi trườ
ng học đường.
• Giải quyết vấn đề với các học sinh khác một cách bình tĩnh và hòa bình. Học sinh có thể
dùng giải quyết xung đột hay hòa giải giữa bạn đồng lứa cho việc nầy.

• Tuân theo các thủ tục khiếu nại nêu trong bản văn hiện hành của Điều Lệ 2601, Trách Vụ và
Quyền Hạn Học Sinh, tập tài liệu SR&R.
Em cần phải xem lại điều lệ nầy với (các) phụ huynh hay (các) giám hộ liên quan đến
quyền khiếu nại trước khi tiếp chuyện với các viên chức trường.
• Đi học, đó là luật! Tới trường đúng giờ, tuân theo thời khóa biể
u hằng ngày đã ấn định, trừ
khi được hiệu trưởng hay người đại diện có thẩm quyền cho phép miễn. Nếu bỏ các môn học
ở bậc trung cấp hay trung học, em sẽ mất các điểm hằng ngày cho mỗi vắng mặt không có
phép. Nếu vắng mặt không có phép ba lần hay nhiều hơn cho môn học trong một quý, em sẽ
bị điểm rớt. Nếu số ngày cộng dồn vắng mặt không có phép trong mộ
t năm học lên tới năm
ngày em sẽ bị chuyển đến viên chức kiểm danh. (Thêm chi tiết có thể tìm thấy nơi trang 8
bản văn hiện hành của Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R.)



Hãy Giữ Lễ Độ...

Lời Thề Trung Tín và một phút im lặng:

Trường trông chờ là em sẽ tuyên đọc Lời Thề Trung Tín và giữ một phút im lặng, trên cân bản
hằng ngày dưới sự hướng dẫn của hiệu trưởng, trừ khi em hay (các) phụ huynh hay (các) giám
hộ phản đối sự tham dự các sinh hoạt nầy. (Thêm chi tiết có thể tìm thấy nơi trang 8 bản văn
hiện hành của Điều Lệ 2601, tập tài li
ệu SR&R.)


Hãy Phát Biểu Ý Kiến...

Em có quyền phát biểu ý kiến qua lời nói, hội họp, kiến nghị, và những hình thức hợp pháp
khác. Từ chủ yếu là hợp pháp. (Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo bản văn hiện hành của
Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R, trang 9.)


Nếu muốn trưng bày bài văn quanh trường, em phải qua hiệu đoàn học sinh của mình. (Hãy
lấy chi tiết về thủ tục từng bước một trong bản văn hiện hành Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R,
trang 10.)


Quyền Khiếu Nại...

Nếu nghĩ là các điều kiện của nhà trường hay quyết định của nhân viên trường không đáp ứng
hay nhất cho quyền lợi của mình, em có thể trình khiếu nại với các giáo viên, cố vấn hướng dẫn,
hay ban giám hiệu trường, là những người luôn sẳn sàng nghe ngay hay sắp xếp buổi hẹn để
nghe trình bày điều khiếu nại. (Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo bản vă
n hiện hành của

Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R, trang 13.)

Regulations-SR&R 4-12-Quick Guide

Quyền Kháng Cáo...

Nếu vi phạm các chánh sách của Hội Đồng Giáo Dục, em và (các) phụ huynh hay (các) giám
hộ có quyền kháng cáo bất cứ tạm đuổi hay đề nghị đuổi hẳn nào lên hiệu trưởng trường. Nếu
hiệu trưởng giữ nguyên việc tạm đuổi và em hay (các) phụ huynh hay (các) giám hộ muốn tiếp
tục thủ tục kháng cáo, đơn kháng cáo sẽ chuyển tiếp lên Phòng Điều Trần. (Để biết thêm chi
tiết về tạm đuổi ngắn và dài hạn và đuổi hẳn, hãy tham khảo bản văn hiện hành của Điều Lệ
2601, tập tài liệu SR&R, trang 24.)



Y PHỤC CÓ TẠO MỘT KHÁC BIỆT...

Mặc áo quần phô trương thời trang và chiều hướng mới nhất có thể không thích hợp trong các
giờ học. Em cần phải xem lại quy định về y phục với (các) phụ huynh hay (các) giám hộ về
cách ăn mặc khi đi học để y phục của em không vi phạm chánh sách của Hội Đồng Giáo Dục.


Em Có Biết...

Em được yêu cầu phải ăn mặc đứng đắn thích hợp với một môi trường giáo dục từ Mẫu Giáo
đến Lớp 12. Bất cứ quần áo nào làm cản trở hay gây rối cho môi trường giáo dục đều không
được chấp nhận. Quần áo có in chữ hay hình ảnh thô bỉ, kỳ thị, hoặc tục tĩu hay quần áo đề
xướng hành vi phi pháp hay bạo lực, như huy hiệu băng đảng, sử
dụng trái phép vũ khí, dược
chất, rượu, thuốc lá, hay dụng cụ linh tinh dùng cho dược chất, hay quần áo trưng bày đe dọa

đều bị cấm chỉ. (Hãy xem trang 16, mục II.A.2.I., để có thêm chi tiết về y phục liên quan tới
băng đảng.) Quần áo mặc phải vừa vặn, gọn gàng và sạch sẽ, và phù hợp với các tiêu chuẩn
an toàn, trang nhã, và đoan trang. Quần áo phô bày chổ lõm giữa ngực, bộ phận kín, cơ hoành,
hay quần áo lót, hoặc nói chung khêu gợi
đều bị cấm chỉ. Ví dụ về các loại y phục bị cấm bao
gồm, nhưng không giới hạn ở, quần chùng xuống hay quá thấp, viền cổ áo quá thấp phô bày
chổ lõm giữa ngực, áo ống hở vai hở rốn, áo dây đeo hở vai và lưng, áo cánh hở lưng hay áo
cánh chỉ có dây buộc sau lưng, dây lưng có gắn đinh, dây lưng xích, quần áo bằng vải mỏng
nhìn thấy xuyên, và băng khăn trùm đầu ngoài trừ
vì lý do tôn giáo hay sức khỏe.


Nếu cần mặc theo tín ngưỡng tôn giáo, tình trạng khiếm tật, hay nguyên nhân chính đáng khác,
em cần phải tiếp xúc với hiệu trưởng.


Học sinh nào không tuân theo quy định về y phục nầy sẽ được yêu cầu che phủ phần quần áo
không đúng quy định, thay quần áo khác, hay phải về nhà. Tái phạm sẽ dẫn tới bị thi hành kỷ
luật. Bản văn hiện hành của Điều Lệ 2613 nêu thêm chi tiết về vấn đề nầy.



HÃY NHÌN ĐÂY...

• Mọi vi phạm liên can đến rượu hay các dược chất khác, vũ khí, hành hung, hay bất cứ
vi phạm nào khác SẼ
được trình báo với Sở Cảnh Sát Quận Fairfax. (Để có thêm
những vi phạm luật pháp phải được báo trình với cảnh sát, hãy xem bản văn hiện hành
Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R, trang 22.)


• Em có thể bị thẩm vấn về những hành vi nghi là phi pháp bởi cảnh sát yểm trợ trường
tại trường hay trên khuôn viên trường mà không cần có tiếp xúc trước với (các) phụ
huynh hay (các) giám hộ.


HÃY KIỂM LẠI XEM!!

Những món vật sau không thể mang vào địa phận trường. Nếu vi phạm chánh sách của Hội
Đồng Giáo Dục nầy, em sẽ bị kỷ luật như đã nêu trong bản văn hiện hành Điều Lệ 2601, tập tài
liệu SR&R, có thể tạm đuổi hay đuổi hẳn.


Hãy tham khảo SR&R nơi trang

• Pháo bông 15
• Sản phẩm thuốc lá 16
• Rượu hay bia không chất rượu 17
• Được phẩm bày bán trên quầy (phải lưu giữ tại trạm y tế) 17
• Chất hít 17
• Chất kích thích steroid đồng hóa 18
• Dụng cụ linh tinh dùng cho dược chất 18
• Dược phẩm theo toa (phải lưu giữ tại trạm y tế) 18
• Cần sa 18-20
• Bất cứ chất liệu có kiểm soát nào 18-20
• Bất cứ chất liệu có kiểm soát giả nào 18-20
• Gi
ả cần sa 18
• Bất cứ loại vũ khí nào 20
• Bất cứ vật gì có ý dùng như một vũ khí 20-22
• Bất cứ vật gì giống súng hay giống vũ khí 21-22


Nếu liên can với các hoạt động sau, em sẽ bị thi hành kỷ luật bởi các viên chức trường:

→ CHỬI THỀ, CỬ CHỈ ĐE DỌA, SÁCH NHIỄU, hay LĂNG MẠ BẤT CỨ AI

EM KHÔNG THỂ SỈ NHỤC BẤT CỨ AI vì BẤT CỨ lý do gì bao gồm * chủng tộc
* màu da * tôn giáo * phái tính * tín ngưỡng * nguồn gốc quốc gia * ngoại hình hay
thể chất cá nhân * tình trạng khiếm tật * khả năng trí tuệ * vấn đề liên hệ đến tình
dục, kể cả định hướng tình dục
→ SỬ DỤNG HAY TRUY CẬP BẤT HỢP PHÁP CÁC MÁY VI TÍNH hay nhu liệu, các
thiết bị viễn thông, và phương tiện kỹ thuậ
t liên hệ; can dự bất cứ hành động cố ý nào
gây hư hại vật chất, tài chánh, hay phương hại nào khác; làm gián đoạn kỹ thuật thông
tin trong bất cứ hình thức nào
→ ĐÁNH LỘN hay biểu lộ hành vi gây nguy hiểm cho người khác (Nếu ngừng lại để coi
hay khuyến khích người đánh nhau, em cũng sẽ bị kỷ luật.)
→ NÓI HAY VIẾT NGÔN TỪ THÔ TỤC, XÚC PHẠM, TỤC TĨU HAY RÕ RÀNG LĂNG MẠ

THAM GIA VÀO HÀNH VI GIẢ MẠO, GIAN LẬN, ĐẠO VĂN, HAY CÁC LOẠI HÀNH
VI BẤT LƯƠNG KHÁC
→ CỐ Ý GÂY RỐI CHO CÁC SINH HOẠT DO TRƯỜNG BẢO TRỢ
→ CHỐNG ĐỐI QUYỀN NĂNG của bất cứ nhân viên trường nào bằng cách cãi lại hay
vô lễ với bất cứ nhân viên trường nào
→ HÀNH VI BẮT NẠT
→ HĂM DỌA NGƯỜI KHÁC bằng lời, không lời, điện tử (thơ
điện tử, điện văn, v..v.), hay
bằng bất cứ hình thức nào khác
→ CỜ BẠC DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC NÀO
→ THAM DỰ HOẠT ĐỘNG BĂNG ĐẢNG GỒM tìm kiếm người gia nhập băng đảng
(tuyển mộ); tổ chức hoạt động băng đảng; biểu hiện dấu hiệu tay; hổ trợ, giúp đở, hay

khuyến khích các hoạt động liên hệ tớ
i băng đảng
→ HÀNH HUNG HAY HĂM DỌA HÀNH HUNG MỘT HỌC SINH, NHÂN VIÊN
TRƯỜNG, HAY BẤT CỨ NGƯỜI NÀO TRÊN ĐỊA PHẬN TRƯỜNG
→ HÀNH HẠ
HÃY GHI NHỚ ĐIỀU NẦY...

Nếu làm hư hại tài sản học đường, em và
(các) phụ huynh hay (các) giám hộ sẽ phải bồi
thường thiệt hại.

Hiệu trưởng sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật nếu em làm—hay liên can trong—các việc sau:
• Phá hoại, gây hỏa hoạn, vờ đe dọa đặt bom, đốt, làm hư hại, hay phá hủy tài sản của
trường.
• Đánh cắp bất cứ tài sản nào của trường.
• Ăn cắp tài sản hay tiền bạc của người khác bằng vũ l
ực, kinh hãi, hay cách khác.
• Ăn cắp hay toan ăn cắp dược phẩm cần có toa của học sinh khác.
• Có mặt trên địa phận trường không có phép hay không rời khi được thành viên trường
yêu cầu.




ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG



Học sinh có thể lưu giữ một điện thoại di động trên địa phận trường, kể cả xe buýt nhà trường,
trong ngày học và trong lúc sinh hoạt sau giờ học; tuy nhiên, điện thoại di động đó phải được

giữ KHÔNG TRÔNG THẤY VÀ TẮT MÁY
. Chỉ hiệu trưởng hay người hiệu trưởng chỉ định có
thể cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong ngày học. FCPS không chịu trách nhiệm đối
với bất cứ đồ dùng cá nhân nào mang đến trường, kể cả các điện thoại di động ngoại trừ
những vật trường tịch thu. Sự hư hỏng hay tổn thất là trách nhiệm của học sinh và (các) phụ
huynh hay (các) giám hộ.




ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN XE
BUÝT NHÀ TRƯỜNG NẾU KHÔNG CÓ PHÉP!!!

Cần thêm chi tiết, hãy tham khảo bản văn hiện hành của Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R, trang 16.



Tập tin nầy là một bản văn tóm tắt của Điều Lệ 2601, Trách Vụ và Quyền
Hạn Học Sinh, tập tài liệu SR&R. Tất cả học sinh bị chi phối bởi thông
tin chi tiết trong bản văn hiện hành của Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R.

Như đã ghi chú trong thơ gởi cho (các) phụ huynh hay (các) giám hộ ở
phía trước của Điều Lệ 2601, học sinh cần ph
ải ngồi xuống với (các) phụ
huynh hay (các) giám hộ của mình và xem lại Quy Tắc Tác Phong liệt
trong bản văn hiện hành của Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R.

Để có thêm tài liệu chi tiết về các điều khoản trong tập tin nầy, hãy tham
khảo bản văn hiện hành của Điều Lệ 2601, tập tài liệu SR&R, hay có thể
tham khảo bằng tiếng Anh tại địa chỉ mạng sau:

/>




!

!

×