NHÂN 2 TRƯỜNG HP ĐỈA CHUI VÀO BÀNG QUANG
Dư Thò Ngọc Thu*
TÓM TẮT
Mục đích: Trình bày 2 trường hợp lâm sàng hiếm gặp trong niệu khoa được giải quyết qua nội soi tại
bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu là 2 bệnh nhân nhập viện vì tiểu
máu do đỉa chui vào bàng quang.
Phương pháp nghiên cứu tiền cứu
Kết quả: Có 2 trường hợp (TH) 100%, bệnh nhân nhập viện vì tiểu máu do đỉa chui vào bàng quang,
được gắp đỉa qua nội soi.Cả 2 TH này đều thành công với phương pháp cầm máu bằng thuốc.
Kết luận: Nội soi là phương pháp an toàn và có hiệu quả cao trong trường hợp đỉa chui vào bàng
quang
SUMMARY
LEECH IN THE URINARY BLADDER: REPORT OF TWO CASES
Du Thi Ngoc Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 100 –102
Objective: We used endoscopy to treatment two cases, its were uncommon in Urology.
Patients and methods:To study 2 patients to pass blood were hospitalized by the bloodsucker. They
were removed with endoscopy.
Results:We were treated successful 2 cases (100%) by endoscopy and drugs
Conclusion:Endoscopy is a safe and effestive method
ĐẶT VẤN ĐỀ
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nội soi
là một phương pháp điều trò ngày càng được ưa
chuộng. Khi được chỉ đònh đúng thì đó là một
phương pháp có hiệu quả và an toàn khá cao.
Đây là một dạng bệnh lý rất hiếm gặp trong
niệu khoa mà lần đầu tiên chúng tôi áp dụng
phương pháp nội soi để bắt đỉa có kết quả tốt và
bệnh nhân ra viện sau 2 ngày điều trò
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Nghiên cứu tiền cứu trên 2 bệnh nhân nhập viện
vì tiểu máu do bò đỉa chui vào bàng quang trong năm
2004 tại Khoa Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy.
KẾT QUẢ
Cả 2 TH (100%) bệnh nhân đều vào viện với triệu
chứng tiểu ra máu toàn bải sau khi phát hiện đỉa chui
vào niệu đạo.
Chúng tôi đều súc rửa bàng quang lấy hết máu
cục và nội soi gắp đỉa, bơm Chlorua Canxi 500mg vào
bàng quang cầm máu tại chỗ, đặt thông niệu đạo lưu.
Sau 2 ngày điều trò, bệnh nhân tiểu vàng trong và
xuất viện.
Sau đây là bệnh án của 2 trường hợp trên.
BỆNH ÁN
Bệnh nhân: NGUYỄN VĂN ĐANG
Sinh năm 1988
Số HS 44679
* Khoa-Bộ môn Niệu BVCR
100
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Điạ chỉ: Châu Thành – Tây Ninh
Vào viện lúc ngày 16/7/2004
Lý do vào viện là tiểu máu
Bệnh sử
12:30 ngày 16/7/2004 bệnh nhân bơi ngang con
rạch, bò đỉa chui vào niệu đạo sau đó tiểu ra máu, bí
tiểu nên vào BVCR.
Khám lúc nhập việân: bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
Sonde niệu đạo ra máu đỏ tươi
Qua khai thác bệnh sử, Bác só trực đã nội soi
bàng quang, súc rửa bàng quang ra khoảng 300g máu
cục và thấy đỉa còn bám ở vùng tam giác bàng quang,
dùng kềm gắp ra một con đỉa có kích thước khoảng
10 x 1 cm. Sau thủ thuật bệnh ổn, chúng tôi đặt
thông niệu đạo lưu và cho thuốc cầm máu, sau 2
ngày xuất viện.
Bệnh nhân: HUỲNH THANH TRA
Sinh năm 1987
Số HS 48176
Điạ chỉ: Hoà Thành – Tây Ninh
Vào viện lúc ngày 31/7/2004
Lý do vào viện là tiểu máu
Bệnh sử
10:30 ngày 30/7/2004 bệnh nhân sau khi đi bắt
cá, xuống suối rửa chân thì phát hiện ra đỉa chui vào
niệu đạo, còn ló phần thân sau ra ngoài, bệnh nhân
nắm kéo ra nhưng không được, sau đó tiểu ra máu, bí
tiểu nên vào BVCR.
Khám lúc nhập việân: bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
Sonde niệu đạo ra máu đỏ tươi
Qua khai thác bệnh sử, Bác só trực đã nội soi
bàng quang, súc rửa bàng quang ra khoảng 250g máu
cục và 25 x 1 cm. Sau thủ thuật bệnh ổn, chúng tôi
đặt thông niệu đạo lưu và cho thuốc cầm máu, sau 2
ngày xuất viện
BÀN LUẬN.
Người bò đỉa tấn công khi đang ngâm mình dưới
nước. Vết thương của đỉa gây ra thường không có
triệu chứng, ngoại trừ triệu chứng rỉ rả, kéo dài.
Ngứa thường thấy ở chỗ bò cắn.
Đỉa có thể xâm nhập vào miệng, mũi, đường tiêu
hóa, mắt, âm đạo, niệu đạo, hậu môn,... Nếu vào mũi
gây chảy máu mũi. Vào thanh quản gây khàn tiếng,
khó thở, ho ra máu. Vào hầu, thực quản gây khó nuốt,
nôn ra máu. Xuất huyết do đỉa có thể trầm trọng, đặc
biệt ở trẻ em mà tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến
tử vong.
Kỹ thuật để lấy đỉa ra khỏi đường tiêu hóa hay hô
hấp là gắp con đỉa bằng 1 cây kềm, kéo nhẹ đều tay,
có thể vô cảm con đỉa trước bằng cocain hydrocloride
5% loại khí dung xòt.
Đỉa chui vào đường sinh dục, dùng dung dòch
nước muối ưu trương bơm vào có thể làm đỉa rớt ra.
Ngoài ra, đối với đỉa bám vào da, niêm mạc đường
tiêu hóa, hô hấp một số tác giả khác dùng kèm giữ
thân đỉa sau đó đốt bằng lửa hoặc đốt điện.
1950, người ta mới biết đỉa sau khi hút máu tiết
ra chấtø Hirudin. Đó là chất ức chế thrombin mạnh
nhất và đặc hiệu nhất, được tiết từ tuyến nước bọt của
loài đỉa Hirudo medicinalis. Cấu tạo của nó là 1 chuỗi
peptid đơn có 65 amino acid, có hai đầu tận, một đầu
gắn với nitơ và một đầu carbon. Hirudin tác dụng lên
thrombin ở 2 vò trí. Thứ nhất đó là đầu carbon với
amino acid 54 đến 65 gắn với vò trí nối fibrinogen của
thrombin, trong khi đó amino acid thứ 47 gắn với vò
trí đặc hiệu khác gần với vò trí xúc tác của thrombin.
Hirudin không chỉ ngăn ngừa tạo cục máu đông
từ fibrinogen, mà nó còn ngăn ngừa những phản ứng
xúc tác thrombin khác bao gồm hoạt hóa yếu tố V,
VIII, XII. Và ngược với heparin, tác dụng của nó
không cần những yếu tố phụ như antithrombin III
hay heparin cofactor II. Hirudin và dẫn xuất của nó
(hirulog), ngày nay nổi lên như 1 ứng cử viên thú vò
thay thế cho heparin trong việc điều trò bảo tồn bệnh
lý huyết khối của động mạch vành.
1/. Hai bệnh nhân của chúng tôi đều bò đỉa cắn
khi đang ngâm mình dưới nước.
2/. Sau khi bò đỉa cắn, 1 thời gian sau mới thấy ra
máu niệu đạo. Đây là triệu chứng duy nhất.
101
3/. Hai bệnh nhân đều ở cùng một đòa phương và
đều không bắt được đỉa ra.
4/. Vết thương do đỉa thường chảy máu rỉ rả, liên
tục trong nhiều ngày. Và khi đã hình thành cục máu
đông ở bề mặt vết thương, thì cục máu này cũng dễ
bong ra gây chảy máu lại. Chức năng đông máu của
bệnh nhân rối loạn không đáng kể.
5/. Cả hai bệnh nhân khi nội soi bàng quang đều
thấy có nhiều máu cục trong bàng quang, sau khi súc
rửa bàng quang lấy hết máu cục, gắp đỉa ra, không
cần đốt cầm máu, chỉ bơm canxi chlorua vào bàng
quang và chích thuốc cầm máu. Sau điều trò 2 ngày
bệnh nhân xuất viện, nước tiểu vàng trong.
KẾT LUẬN.
Đỉa chui niệu đạo là một bệnh lý hiếm gặp. Tình
trạng xuất huyết kéo dài, khó cầm ảnh hưởng đến
tình trạng sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa đến tính
mạng của bệnh nhân. Do đó cần phải theo dõi sát và
xử trí kòp thời. Hiện nay do khoa học kỹ thuật phát
triển, hầu như tất cả các cơ sở y tế đều có máy nội
soi, nên có thể can thiệp tối thiểu cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bang N.U., thrombolytic therapy in acute myocardial
infarction, texbook of critical care, Shoemaker 3
rd
Ed,
W.B. Sauder copany.
2 Becker R.C., J.M. Rippes, Thrombotic disorder of the
arterial and venous circulatory systems, Intensive care
medicine, 3
rd
Ed, V1, 1996.
3 Krinsky W.L., Arthopods and animal poisons, Cecil ‘s
text book of medicine, V2, 1988, W.B. company.
4 Từ Thành Trí Dũng và cộng sự. Nhân hai trường hợp
đỉa chui niệu đạo. Hội nghò Niệu-Thận học TP. Hồ Chí
Minh, 1997.
102