Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2004 đến 2006 Tại Công ty thiết bị giáo dục 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.85 KB, 25 trang )

Lời mở đầu
Sau khi Việt Nam ra nhập thanh công tổ chức thương mại thế giới WTO
vào tháng 11/2006. Các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà
nước đang phải từng bước đổi mới cả về công nghệ, cơ cấu tổ chức, cũng như
đổi mới lại toàn bộ doanh nghiệp. Công ty thiết bị Giáo dục 1 cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Căn cứ Quyết định số 2690/QĐ-BGDĐT ngày 25 /
05/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt phương án và chuyển
Công ty Thiết bị Giáo dục 1 thành công ty cổ phần. Vào tháng 9/2007 Công
ty thiết bị giáo dục 1 chính thức trờ thành công ty cổ phần thiết bị giáo dục 1.
Vào tháng 1/2008 được sự dồng ý của tổng giám đốc công ty cũng như
được sự giới thiệu của nhà trường em đã chính thức trở thành sinh viên thực
tập của công ty Cổ phần thiết bị giáo dục 1. Với sự giúp đỡ tận tình của thầy
Mai Quốc Chánh, cùng với sự giúp đỡ của phòng tổ chức công ty em đã hoàn
thành đợt báo cáo tổng hợp này. Có thể trong quá trình viết còn nhiều chỗ
chưa hợp lý mong bạn đọc đóng góp ý kiến để bài báo cáo được đầy đủ hơn.
1
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty thiết bị giáo
dục I.
I.1- Lịch sử hình thành.
Giáo dục luôn là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển của
đất nước, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó phát
triển giáo dục luôn được đảng và nhà nước ta ưu tiên hàng đầu. Một nhân tố
quan trọng có ảnh hưởng tới sự thành công của sự nghiệp giáo dục đó là các
thiết bị giáo dục. Thiết bị giáo dục hay thường được gọi là đồ dung dạy học
với nội dung hạn hẹp đã có từ lâu trong nhà trường chúng ta. Tuy vậy với yêu
cầu cấp bách thực hiện các nguyên lý giáo dục xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là
nguyên lý “Lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành”. Được chính phủ
cho phép và uỷ quyền, Bộ trưởng bộ giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà Nguyễn Văn Huyên đã ký quyết định số 142/QĐ ngày 07 tháng 03 năm
1963, thành lập “Cơ quan thiết bị trường học” đánh dấu sự ra đời một cơ quan
đầy đủ tư cách pháp nhân, một đơn vị hoạch toán kinh tế thuộc bộ giáo dục


với trách nhiệm chăm lo công tác thiết bị cho trường học. Ngay từ khởi đầu,
ngành đã trao cho “Cơ quan thiết bị trường học” những nhiệm vụ mang ý
nghĩa định hướng và tính lịch sử theo suất chặng đường phát triển của sự
nghiệp giáo dục và đào tạo: tổ chức nghiên cứu tiêu chuẩn thiết bị cho các
loại trường, các cấp học, các môn học ; Trực tiếp sản xuất và nhập khẩu, phối
hợp với các vụ chuyên môn hướng dẫn địa phương mua sắm, bảo quản sử
dụng…
Từ khi thành lập tới nay công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển,
điểm chính có thể chia làm 3 giai đoạn như sau.
Giai đoạn từ năm 1963 – 1985: Đây là thời kỳ khẳng định vị trí, vai trò
của mình với sự nghiệp giáo dục. Cơ quan thiết bị trường học khởi đầu với
gần 100 cán bộ công nhân viên trụ sở tại khu Trường bổ túc công nông Trung
ương cũ – Giáp Bát – Đống Đa – Hà Nội. Sau 3 năm triển khai hoạt động, nó
2
đã đặt nền móng cho sự phát triển sau này mà những dấu ấn quan trọng nhất
là đã tham mưu cho Bộ, tổ chức được hội nghị các trưởng ty Giáo dục miền
Bắc lần đầu tiên bàn về cơ sỏ vật chất, thiết bị trường học và thư viện. Theo
sự thay đổi tổ chức cơ quan bộ giáo dục, Vụ thiết bị trường học được thành
lập là cơ quan vừa là tham mưu quản lý toàn ngành về thiết bị trường học vừa
quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Trong điều kiện miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại, tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng,
chỉ đạo phải vừa sơ tán vừa sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tiếp nhận thiết bị
viện trợ cùng thiết bị sản xuất trong nước cung cấp cho các trường, công tác
thiết bị trường học vẫn path triển.
Quý 3/1969, cuộc triển lãm đồ dùng dạy học tự làm toàn miền Bắc lần
thứ nhất được tổ chức. Chủ tịch Trường Chinh đã tới thăm và đánh giá cao
kết quả. Cũng trong năm 1969 một trong những hoạt động quan trọng là tổ
chức hội nghị bồi dưỡng cán bộ thiết bị trường học các tỉnh miền Bắc đã
thành công, xây dựng hình thành được đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị
trường học địa phương. Trong điều kiện chiến tranh đánh phá cơ quan vẫn

đẩm bảo an toàn hàng hoá kho tang. Hai lần cơ sở bị bom Mỹ đánh, sản xuất
kinh doanh vẫn thông suất.
Từ nghị định 76/CP ngày 7/01/1971 của Chính Phủ về bộ máy cơ quan
Bộ giáo dục quyết định thống nhất Vụ thiết bị trường học và Công ty đồ dùng
dạy học thành Công ty thiết bị trường học với các nhiệm vụ: chỉ đạo kiểm tra
trong toàn ngành với các địa phương về thiết bị trường học từ sản xuất, cung
ứng, bảo quản sử dụng, tự làm đồ dùng dạy học đến đào tạo cán bộ thí
nghiệm, quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc và từ năm 1975
tiếp quản cơ sở học liệu Miền Nam. Từ năm 1971 đến năm 1985, lập them chi
nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, xường phim và ghi băng giáo
khoa, cải tạo trang bị Xí nghiệp đồ dùng dạy học Trung ương 1, xây dựng xí
nghiệp đồ dùng dạy học Trung ương II tại thành phố Hồ Chí Minh. Tham
mưu để lập được hệ thống các công ty Sách và thiết bị trường học ở các tỉnh,
3
mở rộng quan hệ đối ngoại, xây dựng các trương trình tiếp nhận viện trợ về
thiết bị trường học và công nghệ thiết bị trường học cho 2 xí nghiệp: Xí
nghiệp thiết bị TW 1 và Xí nghiệp thiết bị TW 2. Bốn cuộc thi và triểm lãm
đồ dùng dạy học tự làm từng miền và toàn quốc đã diến ra và đạt được kết
quả cao. Các triển lãm thiết bị Trường học của Liên Xô và Đức với quy mô
lớn diễn ra trên cả nước, nhiều văn bản hội nghị triển khai có hiệu quả. Tham
dự một số hội nghị triển lãm quốc tế, khu vực, đây là giai đoạn phát triển toàn
diện, mạnh mẽ.
Giai đoạn từ năm 1986 – 2007: Đây là thời kỳ đổi mới và phát triển. Từ
chủ trương của nhà nước, các tổ chức hoạt động kinh tế riêng biệt không lẫn
với quản lý nhà nước. Tại nghị định 123/HĐBT ngày 22/04/1985, tổng công
ty cơ sở vật chất và thiết bị trường học ra đời cùng với Vụ Cơ sở vật chất thiết
bị trường học, tổng công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập Công ty thiết bị
trường học với Cục xuất bản và đến năm 1988 đổi tên thành Tổng công ty cơ
sở vật chất thiết bị.
Trong những năm đầu của giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang

chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc sản xuất và cung ứng thiết bị gặp
nhiều khó khăn bởi vì thị trường có nguồn vốn từ ngân sách. Nhiều đơn vị
gặp khó khăn thua lỗ , Bộ giáo dục và đào tạo đã sắp xếp lại doanh nghiệp để
củng cố. Năm 1992 hợp nhất 4 đơn vị: Công ty điện tử tin học, Trung tâm
sinh học, Trung tâm hỗ trợ phát triển KHCN và nhà máy thiết bị giáo dục TW
1 thành Liên hiệp hỗ trợ phát triển KHCN. Năm 1994 sát nhập thêm Xí
nghiệp sứ vào Liên hiệp hỗ trợ phát triển KHCN. Theo quyết định số
3411/GD-ĐT và số 4197/GD-ĐT ngày 5/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo hợp nhất giữa Tổng công ty cơ sở vật chất và thiết bị trường học
và Liên hiệp hỗ trợ phát triển KHCN thành Công ty thiết bị giáo duc 1. Công
ty có trụ sở chính tại 49B Đại Cồ Việt – Hà Nội, tên giao dịc đối ngoại là
EDUCATIONAL EQUIPMENT COMPANY N
O
1 (viết tắt là EECo.1).
4
Từ năm 1996 đến năm 2001 Công ty đã củng cố đơn vị tạo cơ sở để phát
triển, với việc Công ty đã đầu tư cải tạo và xây dựng thêm nhiều phân xưởng
mới. Đầu tư thêm máy móc thiết bị công nghệ mới để tiến tới tăng sản xuất
trong nước và giảm nhập khẩu. Trong 5 năm doanh số của công ty tăng từ 36
tỷ lên 86 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của CBCNV mỗi năm tăng 20%. Công
ty đã giải quyết dứt điểm được những vấn đề tồn đọng trước đây. Công ty đã
hoàn chỉnh được các trung tâm có đầy đủ năng lực để có thể trực tiếp sản
xuất: Trung tâm sản xuất thiết bị giáo dục, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ,
trung tâm sản xuất và cung ứng thiết bị mầm non…
Từ năm 2002 đến năm 2007 Công ty tiếp tục hoàn thiện và phát triển,
Công ty đã và đang tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị, mở rộng sản xuất để
tiếp tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành Giáo dục: Đã cải tạo avf
xây dựng khu Bần Yên Nhân thành cơ sở sản xuất 2, vào đầu 2004 đã đưa vào
sử dụng; khu vực nhà máy Giáp Bát cung đang đựơc xây dựng them thành 1
tổ hợp nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, đào tạo bồi dưỡng hoàn chỉnh và

hiện đại. Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, công ty đã
xây dựng và dần hoàn thiện khu lien hiệp nàh máy sản xuất thiết bị đồ dùng
dạy học và các sản phẩm khác cung ứng cho nhà trường, có đầy đủ năng lực
cạnh tranh trong sự hoà nhập với nền kinh tế mở của của đất nước, là một
tổng cục hậu cần cho ngành giáo dục.
Giai đoạn từ tháng 9/2007: Đây là thời kỳ Công ty Cổ phần hoá.
5
I.2- Hệ thống tổ chức bộ máy.
I.2.1- Trước khi cổ phần hoá.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tổ
chức
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng
kinh doanh
Phòng
Dự án
Trung tâm
TTĐT
BD
nghiệp
vụ
TT Thiết
bị tin học
giáo dục
Trung
tâm sản

xuất TB
giáo dục
TT Nội
thất học
đường
TT Chế
bản in &
SX bao

TT Đồ
chơi &
thiết bị
mầm non
Xưởng sản xuất
X. Mô
hình chất
dẻo
Xưởng
nhựa
Xưởng
thuỷ tinh
6
I.2.2- Sau khi cổ phần hoá.
I.3- Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục 1.
Sản xuất và cung ứng (kể cả nhập khẩu) đồ dùng dạy học, các thiết bị
nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập trong các nhà trường,
các ngành học, các cấp học nhằm từng bước nâng cao dân trí trong toàn xã
hội, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong quá trình đổi mới đi
lên chủ nghĩa xã hội.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÁC TRUNG TÂMKHỐI VĂN PHÒNG
Phòng
tổ chức
hành
chính
quản
trị
Phòng
kinh
doanh
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
dự án
Văn
phòng
đại
diện tại
TP.
HCM
Trung
tâm in
và chế
bản

Trung
tâm đồ
chơi và
thiết bị
mầm
non
Trung
tâm nội
thất
học
đường
TT
thiết bị
tin học
và thiết
bị giáo
dục
Trung
tâm
sản
xuất
thiết bị
giáo
dục
7
Tổ chức tiếp nhận, lưu thông, phân phối các thiết bị vật tư chuyên dùng
trong các ngành theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ và Nhà nước, cũng như nhu
cầu của thị trường.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công nghệ, đưa nhanh các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên

môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thiết bị giáo dục.
Tổ chức thực hiện các dự án thuộc chương trình, mục tiêu của ngành,
các dự án hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Tư vấn, tham mưu cho Bộ về
kế hoạch đầu tư ngắn hạn, về tranh thiết bị giáo dục phục vụ ngành và các chủ
trương biện pháp thực hiện.
I.4- Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ và việc tiêu thụ sản phẩm.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 111518 do sở kế hoạch và
đầu tư Hà Nội cấp ngày 28/11/1996, ngành nghề sản xuất của công ty bao
gồm:
- Sản xuất thiết bị dạy học;
- Cung ứng thiết bị dạy học;
- Hoạt động sản xuất thiết bị vật chất khác;
- Dịch vụ cho thuê nhà làm việc, nhà ở, của hàng, đại lý ký gửi hàng
hoá.
Chính vì thế công ty tập trung sản xuất và phát triển các lĩnh vực truyền
thống của công ty. Trong những năm qua, doanh thu của Công ty tập trung
chủ yếu ở thiết bị dạy học phục vụ cho các bậc mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, Đại học, dạy nghề…
Các sản phẩm phụ trợ như các thiết bị dùng chung phục vụ cho nhà
trường như bảng, bàn ghế, máy tính, tivi, tủ, kệ …
Với chất lượng, mẫu mã, đa dạng về chủng loại, sản phẩm của Công ty
đã mang lại niềm tin cho khách hàng, thương hiệu EECo1 đã có chỗ đứng
nhất định trên thị trường thiết bị giáo dục của cả nước nói chung và của Miền
Bắc nói riêng.
8
I.5- Thị trường thiết bị giáo dục.
Hiện nay, thị trường thiết bị giáo dục đã có mặt các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần. Từ chỗ năm 2003 mới có khoảng 48 công ty đến nay đã có
tới khoảng gần 100 công ty đăng ký sản xuất và cung ứng thiết bị giáo dục.
Việc mở rộng sân cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng phần nào nói

nên rằng thiết bị giáo dục sẽ có những chuyển biến mạnh, sẽ có sự cạnh tranh
và người hưởng lợi chính là thế hệ trẻ họ sẽ được sử dụng những thiết bị giáo
dục tốt nhất.
Thị trường thiết bị dạy học ở Việt Nam rất đa dạng chủng loại, mẫu mã,
sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của mọi loại đối tượng, từ các nhà quản lý ngành
giáo dục – đào tạo tới giáo viên và học sinh các cấp học mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông…. Phân đoạn thị trường ngày càng chi
tiết đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi hoạt động cho các công ty cung ứng
sản phẩm, thiết bị
Thị trường thiết bị giáo dục ở Việt Nam còn rất tiềm năng. Kinh phí
dùng cho đầu tư thiết bị dạy học (TBDH) giai đoạn 2002 - 2007 là 14.000 tỉ
đồng (tương đương gần 1 tỉ USD). Chỉ riêng niên học 2005 - 2006, 1.100 tỉ
đồng cho TBDH lớp 4 và lớp 9 đã chi ra, không kể tiền mua TBDH phục vụ
phân ban thí điểm và cấp bổ sung TBDH lớp 3, lớp 8.
Hiện nay thị phần của Công ty chiếm khoảng 15 -20% trên toàn quốc, thị
phần tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.
I.5- Quy trình sản xuất sản phẩm.
Công ty sản xuất ra rất nhiều sản phẩm như: đồ dùng học sinh, các dụng
cụ thí nghiệm, bàn ghế… Sau đây là một số quy trình sản xuất.
I.5.1- Quy trình sản xuất lọ ống nghiệm thuỷ tinh.
Xem bản vẽ kỹ thuật——> đúc phôi——>đun nóng dung dịch thuỷ tinh
——> cho vào khuân dung máy thổi thuỷ tinh thổi——> để nguội rồi cho vào
máy vẽ đơn vị đo lường——>đóng gói sản phẩm.
9
I.5.2- Quy trình sản xuất thước kẻ.
Xem bản vẽ kỹ thuật——>đúc phôi——>nấu nhựa——>đổ nhựa vào
khuân tạo các thanh thước dài——>đưa các thanh thước vào máy vạch đơn vị
——>cắt thành các thước nhỏ——>đóng gói sản phẩm.
10

×