Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Lạng Sơ1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.93 KB, 6 trang )

Lạng Sơn (thành phố)
Lạng Sơn là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lạng Sơn. Thành phố này nằm bên quốc lộ 1A, cách
biên giới Việt Nam - Trung Quốc 18 km.
Lịch sử hình thành và phát triển Thành phố Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm của một vùng đất biên cương, là vị trí địa đầu của tổ
quốc nằm trên con đường giao thông huyết mạch có từ rất lâu đời, nối liền từ vùng biên ải
đến kinh thành Thăng Long - Đông Đô xưa, thủ đô Hà Nội ngày nay. Đó là mảnh đất đầu
sóng ngọn gió, đã từng đứng mũi chịu sào, đi đầu trong nhiều cuộc chiến đấu ác liệt bảo vệ
từng tấc đất của tổ quốc, bảo vệ quê hương và bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của
dân tộc. Trong lịch sử, xứ Lạng là vùng đất cửa ải "nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm" (một
cửa ải hùng trấn giữa lòng muôn núi - thơ chữ của Nguyễn Du). Đó là niềm vinh dự, tự hào
và cũng là trọng trách của xứ Lạng và nhân dân các dân tộc Thành phố Lạng Sơn trước tổ
quốc và trước toàn dân tộc. Thành phố Lạng Sơn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, non
nước nên thơ và hùng vĩ, nằm trên hành lang giao lưu kinh tế - văn hoá giữa Bắc và Nam.
Từ lâu đây là nơi hội tụ của nhiều dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm người Dao,
Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ… Từ rất sớm trong lịch sử, đây cũng là nơi giao thoa, hội nhập
của nhiều dòng văn hoá, nơi có những bạc dịch trường, những phố chợ buôn bán đông vui,
tấp nập. Đó chính là cơ sở tạo nên sự phong phú, đa dạng của kết cấu dân cư, dân tộc và là
bản sắc văn hoá của Thành phố. Ngược dòng lịch sử, có thể nói mảnh đất Lạng Sơn luôn
gắn liền với vị thế là cửa ngõ vùng biên ải, là con đường giao lưu chính trị - kinh tế - văn
hoá - xã hội giữa các triều đại phong kiến nước ta với các triều đại phong kiến Trung
Quốc. Với vị trí trọng yếu như vậy, ngay từ rất xa xưa, Lạng Sơn đã mang dấu ấn một "đô
thị" với việc phát triển song song, "đô" là hệ thống thành quách vừa mang ý nghĩa phòng
phủ quân sự, vừa mang tính chất bảo vệ dân sinh; "thị" là hình thức buôn bán, giao lưu
kinh tế của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn với nét đặc trưng thể hiện qua phố chợ Kỳ Lừa
đã được hình thành từ rất lâu đời. Theo các sách lịch sử để lại, Lạng Sơn vốn đã trải qua
thời kỳ là trấn lỵ, châu lỵ, phủ lỵ - là trung tâm của bộ máy hành chính từ thời phong kiến
xa xưa, có thể kể qua các thời kỳ, từ thời nhà Hán, nhà Đường của Trung Quốc đô hộ nước
ta chia nước ta thành 9 quân thì Lạng Sơn thuộc quận Giao Chỉ (châu Giao). Đến thời nhà
Lý (thế kỷ 11), Lạng Sơn được gọi là châu Lạng, do dòng họ Thân (Thân Thừa Quý - vốn
là phò mã nhà Lý) cai trị. Đời nhà Trần (thế kỷ 13) gọi Lạng Sơn là Lạng châu lộ, năm


Quang Thái thứ 10 đổi thành trấn Lạng Sơn và đặt lỵ sở ở khu vực xã Mai Pha, Thành phố
Lạng Sơn ngày nay và cho xây dựng Đoàn thành. Đến thời Lê (thế kỷ 15), để củng cố quân
sự chống quân xâm lược nhà Minh, Trung Quốc, Lạng Sơn được bố trí nhiều cơ quan hành
chính, kinh tế, quân sự gọi là vệ, cục, ty … dưới quyền của Lạng Sơn thừa chính tư. Năm
Hồng Đức thứ 26, Đoàn Thành Lạng Sơn tiếp tục được tu bổ, gia cố lại trở thành thành trì
vững chắc. Đến triều Nguyễn, Đoàn Thành Lạng Sơn một lần nữa được tu bổ vào năm
Minh Mệnh thứ 15 (1835), nhà Nguyễn cử Ngô Thì Sỹ lên trấn thủ Lạng Sơn và xứ Lạng
trở thành mảnh đất có nhiều duyên nợ và ghi lại nhiều dấu ấn sâu sắc của vị văn sỹ tài danh
này. Cùng với việc xây dựng và củng cố Đoàn Thành, sách dư địa chí của Nguyễn Nghiễm
còn ghi rõ là xung quanh trấn thành đã hình thành nên rất nhiều "chợ" và "phố" như: phố
Kỳ Lừa, phố Trường Thịnh, Đồng Đăng…. thu hút thương nhân, lái buôn trong nước và
nước bạn Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hoá đông vui, tấp nập. Nhìn lại quá
trình lịch sử được phác thảo trên đây cho ta thấy địa bàn lỵ sở Lạng Sơn đã trải qua nhiều
lần duyên cách, có khi là thành trì riêng, khi lại được thống nhất thành phủ lỵ, châu lỵ, tuy
nhiên có một điều khẳng định rằng từ xưa đến nay, nơi đây luôn giữ được vị thế là trung
tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của cả vùng đất miền biên cương của tổ quốc. Từ
đầu thế kỷ XX, bóng dáng "đô thị" của Lạng Sơn càng hiện lên rõ nét. Thị xã Lạng Sơn
được thành lập từ năm 1925 là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, chia làm hai khu vực tự nhiên,
lấy con sông Kỳ Cùng làm ranh giới, phía bờ nam gọi là "bên tỉnh", phía bờ bắc gọi là "bên
Kỳ Lừa". Bên tỉnh là tập trung các cơ quan công sở hành chính của bộ máy chính quyền
tỉnh. Bên Kỳ Lừa là nơi tập trung các phố chợ, diễn ra các hoạt động sinh hoạt, sản xuất,
kinh doanh, buôn bán của nhân dân Thị xã. Trong những năm trước cách mạng Tháng
Tám, Thị xã Lạng Sơn là địa bàn hoạt động chính của người chiến sỹ cách mạng kiên trung
- người con ưu tú của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn mang tên Hoàng Văn Thụ. Anh
chính là người đã dấy lên phong trào yêu nước tại mảnh đất Lạng Sơn. Hiện nay trên địa
bàn Thành phố còn có khu nhà lưu niệm Đ/c Hoàng Văn Thụ tại số 8, phố Chính Cai, Kỳ
Lừa - là nơi Đ/c đã sinh sống, học tập và hoạt động cách mạng trong những năm 20, 30 của
thế kỷ trước và khu công viên tượng đài kỷ niệm Đ/c Hoàng Văn Thụ ở phường Chi Lăng.
Cùng với sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Uỷ ban hành chính chính quyền cách
mạng của Thị xã ra đời, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Thị xã Lạng Sơn.

Trong những năm diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp, Thị xã Lạng Sơn cùng với nhân
dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp nhiều công sức, nhiều người con ưu tú, góp phần
làm nên những chiến công hiển hách của cả dân tộc, có thể kể đến các chiến dịch Thu đông
(năm 1947), chiến dịch Biên giới (1950). Từ sau ngày hoà bình lập lại (1954), với vị trí địa
đầu của đất nước, Thị xã Lạng Sơn được coi như một "cảng nổi" - là đầu mối tiếp nhận,
lưu trữ hàng hoá viện trợ của các nước bạn ủng hộ Việt Nam kháng chiến, từ Lạng Sơn
hàng hoá được chở đi chi viện cho các chiến trường trên cả nước trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ của dân tộc. Năm 1975, đất nước được thống nhất nhưng Thị xã Lạng Sơn vẫn
chưa được sống yên ổn hoàn toàn trong hoà bình và xây dựng quê hương. Năm 1979, cuộc
chiến tranh biên giới phía bắc với Trung Quốc đã diễn ra ác liệt ở khu vực biên giới và tràn
xuống cả khu vực Thị xã Lạng Sơn. Quân và dân các dân tộc Thị xã lại một lần nữa cầm
chắc tay súng, chống trả quyết liệt, giữ vững từng tấc đất quê hương. Như vậy có thể nói,
trong hơn 30 năm từ năm 1946 đến 1979, nhân dân các dân tộc của Thị xã Lạng Sơn đã
phải trực tiếp tham gia ba cuộc chiến tranh với 3 cường quốc lớn (Pháp, Mỹ, Trung Quốc),
ghi được nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử hình thành và phát triển.
Trải qua thời kỳ trấn lỵ, châu lỵ, phủ lỵ, tỉnh lỵ, sau những năm kháng chiến gian khổ, Thị
xã Lạng Sơn vươn mình trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội không
những của địa phương mà còn của cả khu vực biên giới phía bắc tổ quốc. Những năm đầu
của thập kỷ 90, Thị xã Lạng Sơn dần dần được biết đến như một điểm nóng sôi động về
phát triển kinh tế thương mại - dịch vụ. Sự thay đổi về đường lối, chính sách kinh tế đối
ngoại của Đảng và Nhà nước đã giúp cho Thị xã Lạng Sơn phát huy được những tiềm năng
và thế mạnh về vị trí địa lý của mình để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, trở thành một
đầu mối thông thương quan trọng, một khu kinh tế cửa khẩu năng động với nhiều hoạt
động giao lưu, luân chuyển hàng hoá sôi động, tấp nập cả ngày lẫn đêm. Hàng hoá được
lưu chuyển qua địa bàn Thị xã để từ đó đưa ra trao đổi, xuất nhập khẩu qua biên giới với
số lượng lớn, phong phú và đa dạng về chủng loại. Sự phát triển về thương mại đã kéo theo
sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của du lịch dịch vụ. Thị xã Lạng Sơn trở thành miền đất
hứa, thu hút nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm ăn, sinh sống. Trong giai đoạn
này, mức tăng trưởng GDP của Thị xã luôn đạt ở mức cao, đời sống của đại bộ phận dân
cư trên địa bàn đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhà cao tầng đã mọc lên san sát, tốc độ đô thị hoá

tăng nhanh đã khiến cho nhiều cụm dân cư được hình thành ở những khu vực ngoài phạm
vi Thị xã. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến Tỉnh, Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân các dân tộc Thị xã Lạng Sơn đã quyết tâm, đoàn kết một lòng,
phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh và huy động sức mạnh nội lực, quyết tâm xây dựng Thị
xã Lạng Sơn trở thành Thành phố trọng điểm về kinh tế thương mại- du lịch - dịch vụ ở
vùng Đông bắc Tổ quốc. Sự nỗ lực phấn đấu đó đã được ghi nhận một cách xứng đáng,
ngày 17/10/2002, Chính phủ đã có nghị định 82/2002/NĐ-CP V/v thành lập Thành phố
Lạng Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn, đánh dấu một bước trưởng thành, mở ra nhiều cơ hội và
thách thức trong một giai đoạn phát triển mới của Thành phố Lạng Sơn. Ngày nay, Thành
phố Lạng Sơn đang trên con đường đô thị hoá nhanh, mạnh với những bước phát triển
vững chắc, với sự quyết tâm đồng sức, đồng lòng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc của Thành phố, tin tưởng rằng trong tương lai không xa, Thành phố Lạng
Sơn sẽ trở thành một đô thị giàu đẹp, hiện đại, văn minh, xứng đáng là cửa ngõ giao lưu
kinh tế - văn hoá - xã hội của cả vùng Đông Bắc tổ quốc.
Vị trí địa lý
Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của Tỉnh, cách thủ đô Hà Nội
154 km, cách biên giới Việt Trung 18km. Theo Nghị định 82/2002/NĐ-CP, ranh giới thành
phố Lạng Sơn: phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng – huyện Cao Lộc, phía Nam giáp
xã Tân Thành, Yên Trạch – huyện Cao Lộc và xã Vân Thủy - huyện Chi Lăng, phía Đông
giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân Liên – huyện Cao Lộc, phía Tây
giáp xã Xuân Long – huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp – huyện Văn Quan. Nằm trên trục
đường quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam – Trung Quốc; có đường quốc lộ
1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc Lộ 4A đi Cao Bằng.
Thành phố Lạng Sơn nằm trên nền đá cổ, có độ cao trung bình 250 m so với mực nước
biển, gồm các kiểu địa hình: xâm thục bóc mòn, cacxtơ và đá vôi; tích tụ. Nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 21oC, độ ẩm trung bình 80%, lượng mưa
trung bình năm là 1439mm.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.918,5 ha, trong đó đất nông nghiệp đang
sử dụng là 1.240,56 ha, chiếm 15,66% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp đã

sử dụng 1.803,7 ha, chiếm 22,78% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất chuyên dùng 631,37
ha, chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên nước: Thành phố Lạng Sơn có sông Kỳ
Cùng chảy qua địa phận Thành phố dài 19 km, lưu lượng trung bình là 2.300 m3/s; có suối
Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa ra sông Kỳ Cùng và suối Quảng Lạc dài
97 km, rộng 6 - 8 m. Ngoài ra, trong vùng còn có một số hồ đập vừa và nhỏ như hồ Nà
Tâm, hồ Thẩm Sỉnh, Bó Diêm, Lẩu Xá, Bá Chủng, Pò Luông. Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản ở Lạng Sơn chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát, cuội, sỏi... Có 2 mỏ đá vôi chưa xác
định được trữ lượng, nhưng chất lượng đá vôi có hàm lượng cacbonac canxi rất cao đủ
điều kiện để sản xuất xi măng có chất lượng cao. Mỏ đất sét có trữ lượng trên 22 triệu tấn,
dùng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có một trữ lượng nhỏ vàng
sa khoáng, kim loại đen (mangan), bôxit... ở Thành phố Lạng Sơn.
Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn Thành phố khá thuận lợi, có đường quốc lộ 1A, 4A, 4B,
đường sắt liên vận quốc tế... chạy qua; các tuyến đường nội thị đã và đang được Tỉnh quan
tâm đầu rư nâng cấp, mở rộng. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có khoảng 40 km đường
quốc lộ với bề mặt rộng từ 10-20 m, 60 km đường Tỉnh lộ với mặt đường rộng từ 5-11 m
tương đối thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và đi lại của dân. Thuỷ lợi và cấp nước;
Trên địa bàn Thành phố hiện có 8 hồ đập lớn nhỏ, với năng lực thiết kế 600 ha và 20 trạm
bơm có khả năng tưới cho 300 ha; 10 giếng khoan với công suất 500-600 m3/h và 50 km
đường ống phi 50-300 mm, cung cấp nước cho trên 8.000 hộ và hơn 300 cơ quan, trường
học cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản suất của người dân. Hệ thống thoát
nước mặc dù đã được đầu tư khá trong những năm qua, nhưng vẫn chưa đồng bộ và xử lý
hết lượng nước thải trên địa bàn Thành phố nền thường gây ra hiện tượng ngập úng đường
khi có mưa. Hiện nay, Thành phố có khoảng 8 km đường ống thoát nước và hơn 5 km
đường mương thoát nước. Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới quốc gia trên địa bàn Thành
phố tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn
với 15 km đường dây cao thế 10 kv, 70 km đường dây 6 kv, 350 km đường dây 0,4 kv...
trên 200 trạm biến áp các loại có dung lượng từ 30-5.600 KVA cung cấp cho hơn 15.00
điểm công tơ. Sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn Thành phố ngày càng tăng từ 21

triệu KWh năm 1998 lên 25,8 triệu KWh năm 2002, bình quân hàng năm tăng 5,3%, đầu tư
mới tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, các trục đường chính, các ngã ba, ngã tư đều đã
được trang bị hệ thống đèn báo hiệu đầy đủ. Mạng lưới thông tin - liên lạc: Trong những
năm qua mạng thông tin liên lạc trên địa bàn Thành phố phát triển khá. Năm 1997 đã lắp
đặt và đưa vào sử dụng hệ thống truyền dẫn vi ba số từ trung tâm Thành phố đến 11 huyện,
các cửa khẩu. Tổng các kênh vi ba số nội Tỉnh là 400 kênh, dung lượng tổng đài TDX - 1B
8.000 số, đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao trên địa bàn Thành phố và một số huyện lân
cận. Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 15.000 máy thuê bao, có hàng nghìn máy di động
và dịch vụ nhắn tin, dịch vụ 108 ...
Cơ sở hạ tầng đô thị
Tốc độ đô thị hoá trên địa bàn Thành phố trong 10 năm trở lại đây phát triển rất nhanh. Hệ
thống đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc, công
sở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng đều được xây mới khang trang, đồng
bộ và hiện đại; chất lượng được cải tiến tạo nên sự đa dạng cho một đô thị có chiều hướng
phát triển nhanh. Thành phố đã hoàn thành quy hoạch phát triển không gian Thành phố đến
năm 2010, hoàn thành quy hoạch chi tiết 1 số khu, phường; đặt tên cho trên 88 đường phố
nội thành, gắn biển số nhà cho trên 8.000 hộ.
Nguồn nhân lực
Năm 2007 dân số của Thành phố là trên 148.000 người, trong đó dân số thành thị chiếm
78%, dân số nông thôn chỉ chiếm 22%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,92%. Cư trú tại
Thành phố ngoài 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Hoa còn có các dân tộc Cao Lan,
Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Ngái... Có 89.200 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% dân số,
trong đó lao động nông nghiệp chỉ chiếm 26% so với lao động trong độ tuổi. Số lao động
có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm hơn 10% trong tổng số lao động.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2006
Năm 2006, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cấp uỷ, chính quyền Thành phố
Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục
tiêu phát triển kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2006. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP ước tăng 15,2% so với năm 2005. Cơ cấu nhóm ngành trong GDP: Thương mại -
dịch vụ chiếm 62,84%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 32,71%; Nông nghiệp chiếm

4,45%. GDP đạt 1300USD/người. Lạng Sơn có hệ thống chợ rất phát triển, là trung tâm
thương mại của vùng núi Đông Bắc của Việt Nam. Năm 2006 TP đón 1 triệu 180 ngìn luợt
khách du lịch tổng mức lư¬u chuyển hàng hoá bản lẻ thực hiền đ¬ược 4.048 tỷ đồng, đạt
99,6% kế hoạch, tăng 21,3%. Duy trì tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân. Xây dựng 8/8 xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Thường xuyên giám sát và
làm tốt công tác phòng chống dịch, quản lý hành nghề y dược tư nhân, quản lý chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân
số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Giữ vững tốc độ tăng dân số tự
nhiên ở mức 0,9%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 14,2%, giảm 0,99% so với năm 2005.
Tổ chức tốt hoạt động thông tin tuyên truyền và các lễ hội truyền thống trên địa bàn. Tiếp
tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư,
vận động toàn dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Hoàn
thành xây dựng mới 19 nhà văn hoá khối, thôn, nâng tổng số khối, thôn có nhà văn hoá lên
73/104, đạt tỷ lệ 70%. Duy trì tốt hoạt động phát thanh truyền hình, khai trương Cổng
thông tin điện tử Thành phố Lạng Sơn trên mạng Internet vào tháng 9/2006 nhằm đa dạng
hoá và nâng cao chất lượng cung cấp thông tin về các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội
diễn ra trên địa bàn tới mọi tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động
truyền thanh, tăng cường đầu tư xây dựng mạng lưới truyền thanh cơ sở. Tổ chức thành
công Đại hội TDTT cấp phường, xã và cấp Thành phố lần thứ V. Đẩy mạnh phong trào thể
dục thể thao quần chúng trên toàn địa bàn.
Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người có công, thương binh, gia đình liệt sỹ,
người nghèo… chính sách BHXH, BHYT. Triển khai tốt chương trình xoá đói giảm nghèo
với sự tham gia của các ngành, các cấp, góp phần giảm số hộ nghèo xuống còn 383 hộ
(bằng 2,17%), giảm 1,5% so với năm 2005. Triển khai tốt hoạt động xuất khẩu lao động,
đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở
kinh doanh có nguy cơ về tệ nạn xã hội. Tổ chức phân loại và quản lý đối tượng nghiện ma
tuý, quan tâm đến công tác cai nghiện tập trung, cai nghiện tại cộng đồng và công tác quản
lý người nghiện sau cai. Tổ chức các đợt cao điểm truy quét các ổ nhóm mua bán, tổ chức
sử dụng chất ma tuý, triệt phá các tụ điểm mại dâm, số đề, cờ bạc.
Triển khai tốt Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, đã tổ chức xét

duyệt, cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho 60 hộ, với kinh phí hỗ trợ 300 triệu
đồng, bằng 100% kế hoạch. Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của
Đảng về công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×