Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TƯ DUY PHÂN TÍCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÍN DỤNG ĐEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 21 trang )

MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: GS. Võ Xuân Vinh

BÀI TIỂU LUẬN NHĨM 07
Thành viên
-

Nguyễn Quốc Đại

-

Phạm Lê Ngọc Long

-

Nguyễn Cơng Cơng

-

Lương Thảo Ngun

-

Nguyễn Lam Thương

NỘI DUNG TIỂU LUẬN
Nhóm trình bày về 01 vấn đề cấp thiết được thông tin rộng rãi trên các phương tiện
truyền thơng. Trình bày các lý do, tính cấp thiết vì sao chọn vấn đề này để giải quyết? Nếu


khơng giải quyết vấn đề này thì sẽ xảy ra các hệ lụy như thế nào? Nêu các giải pháp để giải
quyết vấn đề?
Vấn đề lựa chọn: Tín dụng đen, gồm các nội dung chính như sau:
1.
2.
3.
4.
5.

Giới thiệu vấn đề “Tín dụng đen”
Lý do nhóm 07 chọn vấn đề “Tín dụng đen”
Hệ lụy “Tín dụng đen” nếu khơng được giải quyết
Các giải pháp chung phịng ngừa “Tín dụng đen”
Giải pháp riêng của nhóm 07 đối với các cá nhân yếu thế trong Xã hội, các cá
nhân bị lợi dụng hồn cảnh rơi vào bẫy Tín dụng đen.

I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
1. Khái niệm về “Tín dụng đen”:
- “Tín dụng đen” theo cách gọi dân gian là một hình thức cho vay phi chính thức,
khơng được pháp luật Việt Nam công nhận, cho vay thông qua các cá nhân, tổ
chức không được phép hoạt động trong lĩnh vực cấp tín dụng. Hiện tại, trong hệ
thống Văn bản pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào định nghĩa chính thức về
“Tín dụng đen”, theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 điều 201 quy định về “Tội cho
vay nặng lãi”. Các hình thức cho vay vi phạm với quy định của pháp luật đều có
thể được cho là “Tín dụng đen”.
- Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ có nhắc đến, “Tín
dụng đen” là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt quá
mức lãi suất pháp luật quy định, được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người
hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ,
chiếm đoạt tài sản trái pháp luật. Chủ nợ thường thuê các băng nhóm tội phạm,

Trang 2 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

đối tượng có tiền án, tiền sự sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm có thể thực hiện
các tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tổn hại về
tinh thần và chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của người đi vay, gây lo lắng, bức xúc
trong nhân dân.
2. Một số biểu hiện thường thấy của “Tín dụng đen”:
- Về thủ tục vay: Thủ tục vay và cho vay rất đơn giản, có thể có tài sản thế chấp, có
thể khơng cần tài sản thế chấp; việc vay và cho vay dựa trên sự tin tưởng nhau
hoặc ràng buộc bằng các “quy tắc ngầm” của các đối tượng giang hồ ngoài xã hội.
Thực tế cho thấy, đối tượng đi vay tiền thường sử dụng giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy phép lái xe và các loại
giấy tờ, bằng cấp của cá nhân… để cầm cố, thế chấp vay tiền. Cá biệt có trường
hợp cịn câu kết với các đối tượng ngoài xã hội hoặc trên mạng Internet dùng
công nghệ in màu để làm giả thẻ Đảng, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, các giấy tờ bổ nhiệm chức vụ; làm giả các hợp đồng hoặc
trộm cắp tài sản của người khác… để cầm cố, thế chấp nhằm vay tiền tín dụng
đen.
- Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay cao gấp nhiều lần so với lãi suất tại các ngân
hàng thương mại và cao hơn mức lãi suất tối đa quy định tại Bộ Luật dân sự 2015
(20%/năm).
- Về hình thức cho vay: Hoạt động cho vay hiện nay đã được các chủ nợ biến
tướng bằng việc: Các hợp đồng, giao dịch vay tiền thường được soạn thảo và ký
nhận với nội dung giả tạo để che dấu mức lãi suất bất hợp pháp và tạo điều kiện
cho chủ nợ dễ dàng khống chế con nợ để thu được nợ đồng thời cũng là ràng buộc
pháp lý để khi con nợ khơng trả được thì chủ nợ có thể đề nghị cơ quan pháp luật

xử lý bằng hình sự với con nợ. Một số chủ nợ nhằm tránh tội cho vay nặng lãi đã
ép con nợ chuyển hợp đồng cho vay tiền thành ký Hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cho chủ nợ hoặc hợp đồng ủy quyền toàn quyền sử dụng định
đoạt tài sản của bên vay tiền, lãi suất cho vay thì tự thỏa thuận ngầm với nhau.
- Về điều kiện cho vay: Điều kiện cho vay đơn giản, đôi khi không cần tài sản thế
chấp, không cần dự án đầu tư, không cần chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ,
không cần hợp đồng vay vốn hoặc chỉ hợp đồng miệng đối với các khoản vay nhỏ
cho sinh viên, công nhân, nông dân, người thu nhập thấp vay. Phương án đảm bảo
thu hồi nợ của chủ nợ đối với các khoản vay này thường là dùng các băng nhóm
xã hội đen gây áp lực với bên vay tiền phải trả nợ đầy đủ gốc và lãi suất rất cao.
- Không quan tâm đến nhân thân người vay vốn, lịch sử tín dụng của người đi vay.
- Thời gian giải ngân nhanh, “gọi điện có tiền”, “cho vay trong 30 phút”, thủ tục
nhanh gọn…
- Thời hạn cho vay ngắn, thường được tính theo ngày, vài tuần hoặc vài tháng.
Việc thanh tốn gốc lãi được chia góp theo ngày hoặc 10 ngày/lần hoặc 1
tháng/lần…
Trang 3 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHÓM 07

Thường cấn trừ trước một phần tiền lãi vay 01 hoặc một vài kỳ đầu tiên hoặc phí
dịch vụ giới thiệu cho vay ngay khi bên đi vay nhận tiền mặt (ví dụ như 20 triệu
đồng chỉ nhận được 18 triệu đồng nhưng vẫn phải đóng gốc và lãi tính trên 20
triệu đồng).
3. Vấn đề đặt ra:
- Xét trên một góc độ nhất định thì tín dụng phi chính thức (hụi, họ, cho vay trả góp
giữa các cá nhân với cá nhân…) cũng có mặt tích cực của nó, đáp ứng được nhu
cầu vốn kịp thời cho mục đích cấp thiết cá nhân, sản xuất kinh doanh mà một số

bộ phận người dân chưa thể đáp ứng được yêu cầu, điều kiện vay vốn của các tổ
chức tín dụng đặt ra. Tuy nhiên, với lòng tham của bên cho vay và sự thiếu hiểu
biết của bên đi vay đã dần biến tướng đi tín dụng phi chính thức, nhiều vụ lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản diễn ra, lần lượt các vụ đổ nợ “tín dụng đen”, địi nợ th
theo kiểu xã hội đen… xảy ra trên khắp cả nước không chỉ ảnh hưởng đến nền
kinh tế xã hội, an ninh trật tự địa phương mà còn đe dọa đến sức khỏe, tính mạng
con người.
- Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động
“tín dụng đen” xảy ra tại nhiều địa phương, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự
với thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp. Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thơng,
Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ địi
nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức các
hoạt động cho vay không thế chấp, huy động vốn, kinh doanh tài chính, góp vốn,
góp tài sản kinh doanh với lãi suất rất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến
700%/năm đối với khoản tiền ở thời điểm vay) nhằm thu lợi bất chính.
- Những năm qua, “Tín dụng đen” có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng vỡ nợ
“Tín dụng đen” liên tục xảy ra khiến nhiều gia đình tán gia, bại sản, ảnh hưởng
xấu đến tình hình trật tự, an ninh xã hội của nhiều địa phương trên cả nước. Do đó
rất cần có những nghiên cứu, giải pháp đưa ra nhằm hạn chế “Tín dụng đen” và
dần xóa sổ hình thức kinh doanh dịch vụ bất hợp pháp này, qua đó góp phần giúp
nền kinh tế cả nước phát triển bền vững hơn, đảm bảo được an ninh, trật tự xã
hội, người dân có thể tiếp cận vốn vay một cách chính thống, dễ dàng hơn, Nhà
nước có thể kiểm soát được lưu lượng tiền trong dân, huy động vốn tốt nhằm
tránh lượng tiền nhàn rỗi kinh doanh bất chính.
-

II. LÝ GIẢI NGUN NHÂN NHĨM CHỌN CHỦ ĐỀ “TÍN DỤNG ĐEN”
1. Vấn đề nóng bỏng được truyền thơng nhắc đến, bởi tình hình kinh tế ảnh hưởng
do Covid 19
- Đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến nhiều doanh

nghiệp phải đóng cửa hoặc phải thu hẹp quy mơ sản xuất. Đến nay, tình trạng này
vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khiến người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, gặp
nhiều khó khăn. Vì mất việc làm và hầu hết lại khơng có tài sản bảo đảm nên
Trang 4 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

nhiều lao động khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng cũng như các cơng
ty tài chính uy tín. Đây được xem là “kẻ hở” để tín dụng đen “len lỏi” vào đời
sống người lao động.
- Tín dụng đen trở thành chủ đề nóng được chính phủ & xã hội quan tâm, đề cập:
 Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ 12/CT-TTg ngày 25/04/2019 về việc “về tăng
cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến
hoạt động “tín dụng đen”
 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Quyết định 1178/QĐNHNN về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai Chỉ thị 12.
 Các trang mạng truyền thơng báo chí thường xun cập nhật tin tức về các
hình thức cho vay kiểu tín dụng đen, địi nợ kiểu băng nhóm, xã hội đen, gây
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. (Ban biên tập BÁO ĐIỆN TỬ VTV NEWS)
 Bộ Cơng an phối hợp các bộ, ngành, đồn thể, địa phương làm tốt cơng tác
phịng ngừa xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp
luật, phương thức, thủ đoạn và tác hại của “tín dụng đen” để nâng cao ý thức
cảnh giác của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. (Ban biên tập Cổng thông tin
điện tử Bộ Công an, 2019)
2. Một số Đối tượng mà Tín dụng đen nhắm đến là thành phần yếu thế trong Xã
hội (những người bệnh hiểm nghèo, những người nhận thức kém, không am
hiểu pháp luật …). khi người đi vay quá dễ dàng tiếp cận với tín dụng đen thông
qua các App ứng dụng.
- Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thắt chặt nguồn vốn cho vay, nên các cơ

sở sản xuất, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn phải tìm đến các
nguồn vốn khác. Ngoài ra, Để vay được tiền từ các ngân hàng, người vay phải có
tài sản đảm bảo hoặc chứng minh được thu nhập của mình, phải trải qua các quy
trình xử lý kéo dài vài ngày (thẩm định, ký kết hợp đồng …), phải cung cấp nhiều
loại chứng từ chứng minh. Ngân hàng chủ yếu cho vay có thế chấp, nếu cho vay
tín chấp thì sẽ hướng đến các khách hàng có thu nhập chuyển khoản qua ngân
hàng, hoặc phải có hợp đồng lao động rõ ràng, với mức lương tương đối cao so
với mặt bằng chung. Thực tế, nhiều người có nhu cầu tín dụng lại là lao động tự
do, lao động phổ thơng, khơng có hợp đồng lao động và không nhận lương qua
chuyển khoản ngân hàng. Vì vậy, khơng phải ai cũng đủ điều kiện để vay tiền từ
ngân hàng. Trong khi đó, nhiều người dân, đặc biệt là những người có thu nhập
thấp đến trung bình, chưa hội đủ điều kiện để tiếp cận nguồn tín dụng của ngân
hàng, cịn hạn chế về kiến thức tài chính. Do vậy, họ chưa được làm quen với các
dịch vụ tài chính hiện đại và cũng khơng biết làm thế nào để vay được tiền, trong
khi “tín dụng đen” thì tràn lan trên thị trường và nhắm đến những đối tượng
khách hàng thiếu thông tin, cần tiền ngay.
- Hình thức vay “tín dụng đen” với thủ tục vay tiền q dễ dàng, nhanh chóng,
thậm chí “gọi điện là có tiền” đặc biệt khơng cần tài sản đảm bảo khiến người dân
Trang 5 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

đang cần tiền mất cảnh giác, khơng để ý điều khoản, lãi suất, không lường hết hậu
quả xảy ra. Trong đó, đối tượng mà tín dụng đen nhắm đến là các hộ nghèo, cận
nghèo, thanh niên mới lớn ở các làng quê, người thất nghiệp, người có việc cần
tiền đột xuất, cơng nhân tại các khu cơng nghiệp, nhóm bị bệnh hiểm nghèo, nhận
thức kém và thiếu am hiểu pháp luật…
- Sự phát triển và lan rộng của công nghệ số hiện nay đã làm thay đổi một số

phương diện của cuộc sống, mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho con người. Ở
Việt Nam, việc kết nối internét (in-tơ-nét), sở hữu một thiết bị thông minh như
smartphone (điện thoại thơng minh), máy tính bảng … đã trở nên phổ biến. Nhà
nhà, người người đều có smartphone nên việc tiếp cận các app thông tin là dễ
dàng, thuận tiện, nhanh gọn kết hợp với thủ tục cho vay nhanh chóng mà khơng
cần q nhiều giấy tờ rườm rà, các tài sản đảm bảo cũng như tốn thời gian đi lại,
khách hàng không cần bước chân ra khỏi nhà, tiền vẫn chạy đến túi chỉ sau vài cú
click.
- Các ứng dụng được xuất hiện và quảng cáo rộng rãi trên các trang mạng xã hội,
app ứng dụng như: Vaytocdo, Moreloan, VDonline… chỉ cần tìm kiếm với các từ
khóa như: cần vay tiền gấp, tư vấn tài chính … thì ngay lập tức sẽ tiếp cận được
ngay các đường dẫn để tiếp cận tín dụng đen.
(Tham khảo: Ban biên tập Cổng thơng tin điện tử Bộ Cơng an, 2019)
3. Tín dụng đen: không đưa ra giải pháp cho người đi vay để giải quyết vấn đề tín
dụng mà là lợi dụng tính thế để đẩy người đi vay chết trong bẫy tín dụng.
- Do mất khả năng thanh tốn, nên các vụ vỡ nợ “Tín dụng đen” liên tiếp xảy ra,
với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến
các hành vi phạm tội như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Cướp tài sản, Cưỡng
đoạt tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Bắt giữ người trái pháp luật, Xâm
phạm chỗ ở của cơng dân, đậm tính chất xã hội đen đặc biệt nghiêm trọng. (Thái
Hưng - Cổng Thông Tin Điện Tử Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao)
- Lợi dụng là nhu cầu vay vốn làm ăn, kinh doanh trên thị trường hiện nay rất
“nóng”, nhu cầu giải quyết các vấn đề cuộc sống cấp thiết, do túng thiếu, nhận
thức kém trong khi việc tiếp cận tín dụng đen lại quá dễ dàng ở khắp mọi nơi với
sự thuận tiện trong giao dịch là nhóm đối tượng mà tín dụng đen tập trung tiếp
cận. Tuy nhiên, lãi suất của tín dụng đen là rất cao dẫn đến việc nợ chồng nợ, mất
dần khả năng chi trả.
- Có thể khẳng định những thuận tiện ban đầu của Tín dụng đen mang đến cho
người đi vay chỉ là những cái bẫy giăng ra, để người đi vay dính vào Tín dụng
đen và sau đó phải trả lãi suất rất cao, gấp nhiều lần gốc. Bằng lãi suất rất cao, các

Tổ chức tín dụng đen từ từ khóa chặt con mồi của mình đến khi nắm chắc được
người đi vay mất khả năng trả nợ, chúng mới thực hiện các biện pháp gây sức ép
trả nợ, uy hiếp để chiếm đoạt các tài sản có giá trị hoặc thậm chí sai khiến người
đó thực hiện, làm việc theo mong muốn của chúng. Lúc này, các cá nhân vay tín
Trang 6 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHÓM 07

dụng đen trở thành mỏ vàng để hút máu, trở thành cơng cụ sai khiến của các Tổ
chức Tín dụng đen cho đến khi khơng cịn mang lại chút giá trị nào thì sẽ bị loại
bỏ hoặc bị chuyển sang cho Tổ chức tội phạm khác lợi dụng.
4. Sự mập mờ ranh giới giữa tín dụng đen với tín dụng tiêu dùng. Tín dụng tiêu
dùng của những Tổ chức hoạt động hợp pháp theo kẽ hở của Pháp luật: % lãi
suất được thay bằng các khoản phí mơi giới, phí tư vấn, phí phạt trả chậm, phí
duy trì, phí định kỳ, nhân viên cố tình lừa dối, mập mờ trong Hợp đồng
- Tín dụng tiêu dùng là các khoản vay ngắn hạn, cho phép người tiêu dùng (NTD)
có thể mua sắm hàng hóa dịch vụ cho mục đích cá nhân, gia đình như: mua xe
máy, điện thoại... trả góp; sửa nhà; mua ơtơ... Người được hưởng Tín dụng tiêu
dung (TDTD) không phải thế chấp tài sản mà chỉ cần chứng minh được thu nhập.
Với thủ tục nhanh gọn, không cần thế chấp, nhiều khách hàng đã lựa chọn dịch vụ
này, dù lãi suất theo thỏa thuận, không bị khống chế trần và đương nhiên cao hơn
vay thông thường ở các ngân hàng khá nhiều. Sự quá dễ dàng khi cho vay, lại
ngược lại với những rắc rối phát sinh sau đó.
- Ơng Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, dịch vụ tín dụng
tiêu dùng cho biết: Thời gian gần đây tình trạng vi phạm quyền lợi NTD, người đi
vay ngày càng xuất hiện nhiều. Đáng chú ý, khiếu nại liên quan đến TDTD chiếm
đến 80% trong các khiếu nại về lĩnh vực tài chính - ngân hàng được gửi đến Cục.
Dù các tranh chấp giá trị không cao nhưng mang lại hậu quả rất lớn về sức khỏe,

danh dự, tài sản và thậm chí cả tính mạng của NTD. Nhiều khiếu nại cho thấy có
những hợp đồng với lãi suất "cắt cổ", bình quân 60-70%/năm, cao nhất đến hơn
80%/năm. Dù thực tế lãi suất rất cao nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận.
Nguyên nhân được lý giải bởi nhân viên các công ty cung cấp thơng tin khơng
đầy đủ, khơng chính xác, có dấu hiệu cố tình gây nhầm lẫn, lừa dối; khơng cảnh
báo người tiêu dung về thời hạn trả nợ, phí phạt; cách thức cung cấp hợp đồng
không tạo điều kiện để người tiêu dùng nghiên cứu điều khoản, thậm chí có cả ép
ký khống, không cung cấp hợp đồng. Khi người tiêu dùng muốn khiếu nại, thắc
mắc thì có sự đùn đẩy trách nhiệm; liên hệ trực tiếp với công ty không được,
khiếu nại bằng văn bản thì khơng có nơi nhận, khơng có địa chỉ email. Chính thực
tế này đã khiến cho tín dụng tiêu dùng chính thống nhập nhằng với tín dụng đen,
vốn khơng được phép. (Vũ Hân - Báo Cơng An Nhân dân).
- Hiện nay nhiều tổ chức tín dụng tiêu dùng cho vay với lãi suất 20%/ năm đi kèm
với các điều khoản trong hợp đồng về phí mơi giới, phí tư vấn, phí phạt trả chậm,
phí duy trì, phí định kỳ … Đơi khi, nhân viên tư vấn cho vay tín dụng cố tình lừa
dối, mập mờ để người đi vay chịu các khoản phí này mà khơng hề hay biết. Khi
đó, mức trả lãi và phí hàng tháng của người đi vay có khi lên đến 4%-8%/tháng
tương đương 48%-96%/năm nhưng vẫn dưới mức xử lý Hình sự (Bộ luật hình sự
năm 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự Điều 201). Các
tổ chức tín dụng tiêu dùng này thường chỉ cấp mức tín dụng cho người đi vay
Trang 7 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHÓM 07

khoảng từ 30 triệu VNĐ- 40 triệu VNĐ để mức thu lợi dưới 30 triệu VNĐ thì
khơng bị xử lý Hình sự. Bằng sự hợp pháp này và khơng bị chế tài rõ ràng của
Pháp luật, các Tổ chức tín dụng tiêu dùng này dẫn dụ các con mồi vào bẫy tín
dụng tiêu dùng và thực hiện tư vấn cho con mồi đáo hạn thường xuyên để lãi suất

vay, mức thu lợi hàng tháng, hàng năm không vi phạm quy định tại Điều 201 Bộ
luật hình sự năm 2015. Các Tổ chức này cũng thực hiện các biện pháp thu nợ
bằng cách gấy rối, khủng bổ người thân của người đi vay, thậm chí lợi dụng các
cá nhân: cơng an khu phố, tổ chức phường/xã, nhân viên tòa án để gây sức ép đến
người đi vay, buộc người đi vay trả nợ. Nếu xét ở yếu tố mức độ nguy hại đối với
Xã hội, Các Tổ chức này có hình thức hoạt động ở mức độ ít nguy hại hơn so với
các Tổ chức tín dụng đen nhưng có sự liên hệ chặt chẽ, là bước đầu đẩy người đi
vay đến với tín dụng đen. Nhưng nếu xét ở yếu tố thâm hiểm, lợi dụng hồn cảnh
người khác, thì các Tổ chức này cũng nguy hại khơng khác gì các Tổ chức tín
dụng đen và càng nguy hiểm hơn khi các Tổ chức này hiểu rõ, lợi dụng Pháp luật
để đẩy người đi vay tín dụng vào hồn cảnh ngày càng khó khăn hơn.
5. Nhóm 07 tin có thể đưa ra 01 đề xuất nhỏ để giúp các cá nhân yếu thế trong Xã
hội, các cá nhân bị lợi dụng hồn cảnh … có thể thốt khỏi bẫy tín dụng đen/tín
dụng xám bằng cách tiếp cận tín dụng trắng - tín dụng vay khơng lãi suất,
khơng kỳ hạn, thậm chí khơng hồn lại
- Tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của các tổ chức tín dụng, nhất là
vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình cá nhân ở nơng thơn, vùng sâu,
vùng xa.
- Kiểm sốt tốt hoạt động của hệ thống tài chính, kể cả hệ thống tài chính ngầm. Ở
đây, cần nhấn mạnh đến vai trò của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và của
các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm từng tổ chức tín
dụng trong việc xử lý nghiêm những cán bộ tiếp tay cho “tín dụng đen”.
- Tăng cường khả năng phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi kinh doanh
phi pháp như buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền, kinh doanh hàng quốc
cấm…
- Tăng cường các chế tài pháp luật đủ mạnh để nhận diện và trừng phạt hoạt động
tín dụng đen.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về hậu quả của việc tham gia hoạt động
cho vay nặng lãi, cũng như các biểu hiện, hành vi, mưu kế của những kẻ hoạt
động tín dụng đen. Ở đây cần nhấn mạnh vai trị của các phương tiện thơng tin đại

chúng, của cấp ủy, chính quyền địa phương, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính
trị, đồn thể xã hội.
(Nguồn tham khảo: TS. Đoàn Thị Thanh Hương/ ThS. Vũ Mai Chi - Tạp chí Ngân
hàng, 2020 & Thái Hưng - Cổng Thông Tin Điện Tử Viện Kiểm Sát Nhân Dân
Tối Cao, 2014)

Trang 8 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHÓM 07

-

Tuy nhiên, đối với các cá nhân yếu thế trong Xã hội, các cá nhân bị lợi dụng
hoàn cảnh thì nhìn chung nhược điểm tất cả các giải pháp là: các cá nhân vay
tín dụng này khó tiếp cận với Tổ chức/cá nhân cho vay tín dụng lãi suất thấp,
khơng lãi suất, khơng kỳ hạn, thậm chí khơng hồn lại. Tất cả các giải pháp
của Chính phủ, Cơ quan nhà nước, Tổ chức tín dụng khơng tác động nhiều
đến các cá nhân này vì họ đi vay với tâm lý không quan tâm lãi suất, sẵn sàng
trả giá bằng tính mạng. Cụ thể trong Mục V, Nhóm 07 sẽ phân tích cụ thể các
giải pháp sẽ tác động đến các cá nhân này như thế nào và tìm giải pháp hữu
hiệu cho các cá nhân này thốt khỏi Tín dụng đen từ nguồn trợ giúp của Xã
hội.

III. HỆ LỤY CỦA TÍN DỤNG ĐEN NẾU KHƠNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT
1. Khách hàng vay tiền từ tín dụng đen khơng thể trả được lãi và gốc của những
khoản vay bởi lãi suất cho vay rất cao.
- Các hành vi cho vay của tín dụng đen thường phức tạp và nhắm tới những nhóm
người dễ bị tổn thương và gây thiệt hại nặng nề cho người đi vay khi đối mặt với

nguy cơ phá sản, nghèo đói và tịch thu tài sản. Tín dụng đen thường cho vay với
mức lãi suất cao quá mức, cho vay khơng tính tốn đến khả năng trả nợ, tái cấp
vốn vay trong một khoảng thời gian ngắn mà khơng chú ý tới lợi ích kinh tế từ
người đi vay, thực hiện các hành vi gian lận hoặc giả mạo- ví dụ như giả mạo
giấy tờ hoặc cố tình cung cấp thơng tin sai cho người đi vay (Nguyễn Vân Hà và
nhóm tác giả, 2018).
- Có rất nhiều trường hợp vay tín dụng đen do đến hạn khơng đủ khả năng trả đã bị
các đối tượng “xã hội đen” đòi nợ, xiết nợ bằng các cách từ chửi bới đến bắt giữ
người, khủng bố cả người thân của "con nợ"…
- Có thể nói, với sự lọc lõi trong hoạt động “tín dụng đen”, các đối tượng cho vay
nặng lãi luôn xuất hiện đúng lúc để giải quyết nhu cầu của những người cần tiền.
Trong một số trường hợp, khi biết nạn nhân đang nợ tiền người khác, các đối
tượng này xuất hiện cùng chủ nợ và gợi ý nạn nhân vay tiền của công ty họ để
giải quyết món nợ hiện tại, tránh kiện tụng phiền phức. Bước đường cùng, người
đi vay đã phải chấp thuận phương án này để có tiền trả nợ. Vậy là món nợ của
chủ cũ được chuyển sang chủ mới với tỉ lệ lãi suất cao ngất ngưởng.
2. Tín dụng đen lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để huy động và chiếm
đoạt vốn
- Tín dụng đen khơng chỉ gây ra hậu quả nặng nề cho người đi vay mà còn dẫn đến
tình trạng người dân thiếu hiểu biết, đưa tiền cho các đối tượng trung gian với
mong muốn được trả lãi suất cao nhưng khơng có gì đảm bảo dẫn đến tình trạng
vỡ nợ dây truyền, mất cả vốn lẫn lãi.
- Huy động vốn với lãi suất cao không tưởng có thể lên đến 24%/tháng, trong thời
gian đầu trả lãi rất đều đặn, thậm trí trả trước lãi ngay khi vừa cầm tiền vay. Đó là
Trang 9 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07


sức hấp dẫn từ “tín dụng đen” khiến cho người cho vay cả tin và mờ mắt, đem hết
tiền bạc, tài sản ra cho vay. Tuy nhiên đó cũng là lúc họ sa chân vào bẫy “tín
dụng đen” và khi sự việc vỡ lở thì cũng đồng nghĩa với việc mất trắng tất cả số
tiền và tài sản cho vay (Thu Huệ, n.d).
- Đối với các khoản vay của tín dụng đen, chi phí mà người đi vay phải bỏ ra
khơng tương xứng với chi phí và rủi ro của người cho vay (Nguyễn Vân Hà và
nhóm tác giả, 2018).
3. Khi khơng được giải quyết triệt để, tín dụng đen đã và đang biến tướng ra nhiều
hình thức tinh vi và với quy mô lớn hơn.
- Những biến tướng của hoạt động cho vay tín dụng đen ngày càng tinh vi với
nhiều hình thức khác nhau. Tại một vụ án gần đây, các đối tượng người nước
ngoài đã thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh lập công ty tài chính nhằm
tạo ra ứng dụng để cho vay tiền trực tuyến.
- Theo đó, tất cả các giao dịch của người vay và người cho vay tiền đều được thực
hiện thông qua mạng internet và điện thoại di động. Khi người vay không trả nợ
đúng hạn sẽ bị các đối tượng gọi điện đến số điện thoại của người thân quen trong
danh bạ của người vay tiền nhục mạ, hạ uy tín, gây sức ép, buộc người vay tiền
phải trả nợ.
- Hay như vụ án được Công an tỉnh Thanh Hoá triệt phá gần đây. Tại vụ án này,
người vay được yêu cầu viết giấy vay tiền hoặc ký hợp đồng thuê xe trá hình với
lức lãi suất từ 5.000 – 9.000 đồng/1 triệu/ngày (tương đương 182-328%/năm).
Thông qua điều tra, cơng ty này được xác định có tới hơn 50 chi nhánh trên phạm
vi toàn quốc (Đào Vũ, 2019).
4. Nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm tội nguy hiểm.
- Theo Thái Hưng (2014), do mất khả năng thanh toán, nên các vụ vỡ nợ “Tín dụng
đen” liên tiếp xảy ra, với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đó cũng chính là
ngun nhân dẫn đến các hành vi phạm tội như: Giết người, Cố ý gây thương
tích, Cướp tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Bắt giữ
người trái pháp luật, Xâm phạm chỗ ở của cơng dân … đậm tính chất xã hội đen
đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều vụ có dấu hiệu phạm tội theo kiểu xã hội đen, đặc

biệt nghiêm trọng, như vụ Ðồng Cao Cường, trú tại phố Bùi Thị Xuân (Hà Nội)
cùng đồng bọn đã dùng súng bắn chết chị Nguyễn Thị Liên, tại địa chỉ 488 phố
Xã Ðàn, Kim Liên (Hà Nội).
- Báo chí từng phản ánh trường hợp chị Nguyễn Thị Hoa (Cao Bằng), sinh viên
một trường đại học tại Thái Nguyên, giúp bạn trai cùng quê vay 5 triệu đồng bằng
cách “cắm” thẻ sinh viên với lãi suất 3.000 đồng/1 triệu đồng/ngày cho tiệm cầm
đồ. Một năm sau, số nợ của lên tới hơn 20 triệu đồng gồm gốc, lãi và tiền phạt.
Khơng có tiền, nữ sinh này bị chủ nợ bắt, giữ tại cửa hàng cầm đồ và bị buộc gọi
điện cho người nhà đến trả tiền. Chị cho biết, khi chị từ chối gọi điện, chủ nợ cho
nhân viên đánh đập, ép chị mở khóa điện thoại để họ tự gọi cho từng người trong
Trang 10 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

-

-

danh bạ, nhờ thơng báo người nhà tới trả tiền. Trong lúc chờ đợi, nhóm này giữ
chị tại một nhà nghỉ. Hai ngày sau, anh trai chị Hoa mang 14 triệu đồng đến trả,
chủ nợ mới thả chị Hoa về. (Tạp chí tịa án nhân dân điện tử, 2020).
Ngồi ra, các cá nhân, Tổ chức tín dụng đen liên kết với các tổ chức tội phạm
khác: buôn bán nội tạng, buôn người, mại dâm, nô lệ …
“Chủ nợ thường thuê các băng nhóm tội phạm, đối tượng có tiền án, tiền sự sử
dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm có thể thực hiện các tội phạm xâm hại đến tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tổn hại về tinh thần và chiếm đoạt, hủy
hoại tài sản của người đi vay, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân”. (Thủ tướng
Chính phủ, 2019).

Theo số liệu thống kê của Bộ Cơng an, trong 4 năm qua, trên tồn quốc đã có
7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen bao gồm 56 vụ giết người, 398 vụ
gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo,
3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản,… trong đó, có khoảng 170
vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền
chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng (vỡ nợ dây chuyền). Nhiều người dân vay
“tín dụng đen” chỉ có cách bán nhà để trả nợ, hoặc bỏ trốn khỏi địa phương, thậm
chí vượt biên để trốn thốt khỏi các đối tượng địi nợ (TS. Đồn Thị Thanh
Hương và ThS. Vũ Mai Chi, 2020).

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG PHỊNG NGỪA TÍN DỤNG ĐEN.
1. Các giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân
dân về cho vay trong các giao dịch dân sự, bao gồm: tuyên truyền các quy định
của Bộ luật Dân sự về hợp đồng vay tài sản, lãi suất trong các giao dịch dân sự;
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm; Nghị định số 19 của
Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Tuyên truyền sâu rộng các văn bản về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, các
gói khoản vay ưu đãi đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Tăng cường tuyên truyền, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng
xã hội về những phương thức, thủ đoạn của cá nhân, tổ chức cho vay lãi nặng; lừa
đảo thông qua hoạt động huy động vốn tự phát với lãi suất cao bất thường; các
hành vi đòi nợ trái pháp luật, hậu quả của tín dụng đen và các vụ việc nghiêm
trọng liên quan đến vỡ hụi, họ, biêu, phường đến quần chúng nhân dân để người
dân nâng cáo ý thức cảnh giác, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp
luật.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia hoạt động cho vay lãi nặng, tín dụng đen, lợi dụng dịch vụ kinh
doanh cầm đồ, địi nợ, kinh doan tài chính để vi phạm pháp luật.

Trang 11 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, cơng chức, viên chức, lực lượng vũ trang nghiêm
túc chấp hành pháp luật về giao dịch dân sự, vay mượn, huy động vốn, sử dụng
vốn an tồn. Nghiêm cấm tham gia góp vốn, huy động vốn môi giới, bao che, tiếp
tay cho các đối tượng hoạt động tín dụng đen, cho vay lãi nặng.
2. Các giải pháp quản lý Nhà nước về dịch vụ cho vay cầm đồ, hỗ trợ tài chính
- Cơ quan chức năng cần siết chặt việc cấp Giấy chứng nhận dịch vụ kinh doanh
cầm đồ. Siết chặt, tăng cường quản lý, kiểm tra các cơ sở, cá nhân kinh doanh
dịch vụ cầm đồ, đòi nợ. Kiên quyết xử lý, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự đối với các cơ sở, cá nhân có vi phạm.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra các tổ chức, cá nhân, cơ sở hoạt động kinh doanh
tài chính, cầm đồ, huy động với lãi suất cao bất thường. Các đối tượng tham gia
hụi, họ, biêu, phường có dấu hiệu lừa đảo.
Rà soát các ngành nghề kinh doanh thường bị các đối tượng hoạt động tín dụng
đen lợi dụng, núp bong hoạt động, dễ phát sinh các loại tội phạm và vi phạm pháp
luật, đánh giá tác động ảnh hưởng đến tình hình an ninh để tăng cường kiểm tra,
rà sốt.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, đảm bảo
hoạt động an toàn hiệu quả. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, chuyển hồ sơ
cho Cơ quan điều tra đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý.
3. Các giải pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm “tín dụng đen”
- Tăng cường trấn áp tội phạm hình sự trên phạm vi tồn quốc và trên không gian
mạng, chú trọng đấu tranh làm rõ nguyên nhân của tội phạm, trên cơ sở đó làm rõ
hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” để xử lý nghiêm khắc,
đúng theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và làm rõ các đường dây, tụ điểm

đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thơng qua các hình thức
huy động vốn, tham gia hụi, họ, biêu, phường, triệt phá các băng nhóm tội phạm
có tổ chức, tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, sử dụng vũ khí qn dụng, núp bóng
dưới các tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động đòi nợ thuê.
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tăng cường các biện pháp phối hợp nhằm thực
hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Thơng tư liên tịch số
01/2017 ngày 29/12/2017 của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn
bản hướng dẫn liên quan về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và
kiến nghị khởi tố liên quan đến cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đòi nợ
thuê, huy động vốn với lãi suất cao nhằm chiếm đoạt tài sản… và các vụ việc
khác có dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động tín
dụng đen.
- Thơng qua cơng tác thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác
về tội phạm, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân cần kiểm
sát chặt chẽ hoạt động của Cơ quan điều tra, chú trọng làm rõ nguyên nhân của
-

Trang 12 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

các loại tội phạm hình sự để phát hiện kịp thời hành vi cho vay lãi nặng, huy động
vốn với lãi suất cao bất thường, đòi nợ thuê. Trên cơ sở đó đề nghị Cơ quan điều
tra làm rõ đối tượng, phương pháp, thủ đoạn hoạt động của tội phạm liên quan
đến hoạt động tín dụng đen để khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm khắc đúng theo quy
định của pháp luật.
- Tòa án nhân dân phối hợp với các cơ quan có liên quan xét xử cơng khai và có

hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo phạm tội liên quan tới tín dụng đen hoặc
các vụ án hình sự mà nguyên nhân trực tiếp liên quan tới tín dụng đen. Xác định
vụ án trọng điểm liên quan đến tín dụng đen gây bức xúc trong dư luận, các vụ án
có tổ chức, có tính chun nghiệp, cơn đồ, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính
mạng, tài sản nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật
- Thứ nhất, cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín
dụng, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục
những vướng mắc, bất cập trong hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay, mượn
trong giao dịch dân sự. Rà soát các quy định về cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm
tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kinh doanh cầm đồ, hỗ trợ tài chính để sửa đổi
nhằm tăng cường sự quản lý Nhà nước và phù hợp với thực tế.
- Thứ hai, rà soát, sửa đổi Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phịng chống tệ nạn xã
hội, theo đó cần quy định cụ thể các hành vi cho vay với lãi suất vượt quá quy
định của Bộ luật Dân sự nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, bao gồm cả các hành
vi cho vay thế chấp tài sản và cho vay khơng thế chấp tài sản, các hành vi địi nợ
gây mất trật tự công cộng với chế tài nghiêm khắc đủ để răn đe, phòng ngừa và là
căn cứ để xử lý hình sự nếu đối tượng cịn vi phạm.
- Thứ ba, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao
dịch dân sự (Điều 201), tuy nhiên việc áp dụng trong thực tiễn cịn nhiều vướng
mắc, bất cập, vì vậy đề nghị liên ngành tư pháp Trung ương cần kịp thời ban hành
Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật hình sự theo hướng: cần
quy định rõ người cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên và thu lợi bất chính từ
30.000.000 đồng cho tất cả các lần cho vay phải bị xử lý hình sự về tội cho vay
lãi nặng trong giao dịch dân sự; thời điểm tính thu lợi bất chính tính từ ngày các
bên thỏa thuận đến ngày bị phát hiện bắt giữ; toàn bộ số tiền dùng để cho vay, thu
lợi bất chính từ hoạt động cho vay lãi trái pháp luật đều bị tịch thu sung cơng.
V. GIẢI PHÁP RIÊNG CỦA NHĨM 07 ĐỐI VỚI CÁC CÁ NHÂN YẾU THẾ
TRONG XÃ HỘI, CÁC CÁ NHÂN BỊ LỢI DỤNG HOÀN CẢNH RƠI VÀO BẪY

TÍN DỤNG ĐEN
1. Phân loại các nhóm cá nhân tìm đến tín dụng đen:
- Trên cơ sở quan điểm nguồn lực là hữu hạn do đó việc đưa các giải pháp để giải
quyết triệt để vấn đề Tín dụng đen là việc làm bất khả thi. Bên cạnh, các giải pháp
Trang 13 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

-

phịng ngừa, tun truyền, phổ biến, giáo dục, nếu chỉ dừng lại ở tính hình thức,
“nói nhiều hơn làm” sẽ khơng mang lại nhiều hiệu quả. Do vậy, Nhóm 07 đưa ra
việc cần phải phân loại các Nhóm cá nhân đang bị rơi vào bẫy Tín dụng đen. Để
từ đây, chúng ta có thể xác định được những cá nhân nào mà chúng ta cần phải
khẩn cấp đưa ra giải pháp và cứu giúp họ thốt khỏi bẫy tín dụng, để gia đình
cũng như các cá nhân đó khơng phải chịu những hệ luỵ, tổn thương, mất mát mà
Tín dụng đen sẽ đem đến.
Trên cơ sở các thông tin từ các tài liệu tham khảo, Nhóm 07 phân loại các cá nhân
tìm đến tín dụng đen thành 03 nhóm cơ bản:

NHĨM

NHĨM I

NHĨM II

NHĨM III


MIÊU TẢ

NGUN NHÂN TÌM ĐẾN TÍN
DỤNG ĐEN

SỐ TIỀN VAY

Tổ chức/ cá nhân vay tín
dụng để kinh doanh, đầu


Khơng cịn tài sản, khơng đáp ứng
được điều kiện vay vốn tại các
kênh cung cấp tín dụng chính thức

Cao

Cá nhân vay tín dụng để
tiêu dùng cá nhân (mua
sắm, cờ bạc, tiêu dùng
q mức)

Khơng cịn khả năng chi trả các
khoản nợ tại các kênh cung cấp tín
dụng chính thức

Trung bình/ thấp

Cá nhân vay tín dụng vì
gia đình, Cá nhân yếu

thế trong XH, bị lợi
dụng hồn cảnh

Khơng tìm được nguồn hỗ trợ khác

Thấp, rất thấp
/Theo nhu cầu
của người khác.

Bảng phân loại các cá nhân tìm đến tín dụng đen
-

Như vậy, từ bảng phân loại, chúng ta có thể thấy rằng với nguồn lực Xã hội hữu
hạn thì nên ưu tiên nhắm đến hỗ trợ, cứu giúp các cá nhân thuộc Nhóm III. Đây là
nhóm có ít nhiều lí do để được Xã hội cảm thông, bảo vệ khi bị rơi vào bẫy Tín
dụng đen. Họ là những người trình độ học vấn thấp, khuyết tật bẩm sinh vì hồn
cảnh kinh tế khó khăn bị các Tổ chức Tín dụng đen lừa đảo ký hợp đồng cho vay
với lãi suất cao mà khơng hiểu rõ, họ là những người có người thân bị bệnh hiểm
nghèo, điều trị dài hạn phải tìm đến Tín dụng đen để trả các khoản chi phí tốn
kém, chí phí sinh hoạt để người thân duy trì sự sống, họ là những bậc cha/mẹ
khơng có thu nhập phải vay tiền để đóng gấp học phí, viện phí cho con … ; họ là
những người đã chịu rất nhiều tổn thương, khổ đau, mất mát vì nhiều lí do khách
quan, do đó họ rơi vào tín dụng đen và chấp nhận trả lãi bằng bất cứ hình thức
nào, vì trong tâm lý họ nghĩ rằng: những hệ lụy, tổn thương mà Tín dụng đen đem
đến cho họ khơng là gì so với những đau khổ mà họ đang gánh chịu.

Trang 14 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

NHÓM 07

2. Các giải pháp tác động như thế nào đến các nhóm cá nhân tìm đến tín dụng
đen:
- Vận dụng các kiến thức Kinh tế học, Nhóm 07 nhìn nhận thị trường Tín dụng đen
là một thị trường Cung và Cầu vốn thơng thường, Tín dụng đen xuất phát từ nhu
cầu của người dân – những người đi vay. Nhóm 07 giả định thị trường Cung &
cầu vốn tín dụng đen là thị trường khép kín có 30 cá nhân cần vay tín dụng và 30
cá nhân cho vay tín dụng đen. Với các mức lãi suất khác nhau, các cá nhân vay
tín dụng, các cá nhân cho vay tín dụng đen sẽ tham gia và rời bỏ thị trường như
sau:
LÃI SUẤT

CUNG TÍN DỤNG ĐEN

CẦU TÍN DỤNG ĐEN

CẦU NHĨM III

5%

0

30

5

15%

0


25

5

25%

5

20

5

35%

10

15

5

45%

15

10

5

55%


20

5

5

65%

25

5

5

75%

30

5

5

Bảng số liệu Cung & cầu vốn Thị trường tín dụng đen
-

-

Nhóm 07 giả định rằng khi lãi suất ở mức thấp sẽ khơng có cá nhân tham gia cấp
vốn vào thị trường tín dụng đen, họ chỉ bắt đầu tham gia thị trường cấp vốn ở lãi

suất cao 25% trở lên. Đối với các cá nhân đi vay tín dụng, lãi suất càng cao thì họ
sẽ rời bỏ thị trường càng nhiều. Tuy nhiên vẫn ln có một nhóm cá nhân nhỏ 05
người luôn sẵn sàng vay với bất kể mức lãi suất tín dụng đen đưa ra. Họ chính là
những người thuộc Nhóm III như phân tích ở mục V.1.
Từ Bảng số liệu Cung & Cầu Thị trường vốn tín dụng đen giả định, Nhóm 07 vẽ
được Sơ đồ Cung & Cầu thị trường vốn tín dụng đen như sau:

Trang 15 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

-

-

Sơ đồ Cung & cầu vốn Thị trường tín dụng đen
Đánh giá sơ đồ Cung & Cầu, chúng ta thấy rằng thị trường cân bằng ở lại suất
40% có khoảng 12 người cấp tín dụng và 12 người vay tín dụng. Trong đó sẽ có
05 người vay tín dụng thuộc Nhóm III.
Khi các chính sách của Chính phủ, Các cơ quan nhà nước, Các Tổ chức tín dụng
thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, đấu tranh, trấn áp nhằm mục đích giảm cung
nguồn vốn Tín dụng đen thì Sơ đồ Cung & Cầu vốn Thị trường tín dụng đen thay
đổi như sau:

Sơ đồ Cung & cầu vốn Thị trường tín dụng đen khi thực hiện các giải pháp tác
động đến đường cung
Trang 16 / 22



MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHÓM 07

-

-

-

-

Đánh giá sơ đồ Cung & Cầu thay đổi, chúng ta thấy rằng đường cung nguồn vốn
tín dụng đen sẽ dịch chuyển về bên trái, dẫn đến điểm cân bằng mới xuất hiện,
khi đó thị trường tín dụng đen sẽ cho vay với lãi suất tăng đến 45%. Như vậy mặc
dù các giải pháp tác động nhằm làm giảm nguồn cung vốn tín dụng đen sẽ góp
phần làm giảm số lượng người tham gia vào thị trường nhưng sẽ làm tăng lãi suất
cho vay tín dụng đen lên 45%. Trong 10 người đi vay tín dụng (trong đó có 05
người thuộc nhóm III) sẽ chịu lãi suất cho vay cao hơn đến 45%, do đó họ sẽ chịu
nhiều khổ sở, áp lực trả nợ hơn.
Khi các chính sách của Chính phủ, Các cơ quan nhà nước, Các Tổ chức tín dụng
thực hiện các giải pháp hỗ trợ, qun góp, giáo dục, tuyên truyền, quan tâm đến
các cá nhân vay tín dụng đen nhằm làm giảm cầu vay vốn Tín dụng đen thì Sơ đồ
Cung & Cầu vốn Thị trường tín dụng đen thay đổi như sau:

Sơ đồ Cung & Cầu vốn Thị trường tín dụng đen khi thực hiện các giải pháp tác
động đến đường cầu
Đánh giá sơ đồ Cung & Cầu thay đổi, chúng ta thấy rằng đường cầu nguồn vốn
tín dụng đen sẽ dịch chuyển về bên trái, dẫn đến điểm cân bằng mới xuất hiện,
khi đó thị trường tín dụng đen sẽ cho vay với lãi suất giảm còn 35%. Như vậy,

các giải pháp tác động nhằm làm giảm cầu nguồn vốn tín dụng đen sẽ góp phần
làm giảm số lượng người tham gia vào thị trường và sẽ làm giảm lãi suất cho vay
tín dụng đen cịn 35%. Trong 10 người đi vay tín dụng (trong đó có 05 người
thuộc nhóm III) sẽ chịu lãi suất cho vay thấp hơn cịn 35%, do đó họ sẽ chịu ít
khổ sở, áp lực trả nợ hơn.
Kết luận: Từ việc giả định và phân tích thị trường Cung & cầu tín dụng đen,
Nhóm 07 nhận định rằng các giải pháp hữu hiệu nhất là tác động đến đường cầu
Trang 17 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

của người đi vay. Khi đó, người đi vay sẽ chịu lãi suất thấp hơn và thị trường cầu
tín dụng đen sẽ giảm. Tuy nhiên, các giái pháp tác động đến nguồn cung vốn tín
dụng đen vẫn rất cần thiết, nhưng sẽ mang nhiều ý nghĩa đến việc trừng phạt, xử
lý các đối tượng cho vay tín dụng đen. Ở đây, chúng ta thấy rằng các giải pháp tác
động đến Cung hay cầu tín dụng đen khơng ảnh hưởng hay làm giảm số lượng cá
nhân vay của Nhóm III, vì họ chấp nhận đi vay bất kể lãi suất, các giải pháp chỉ
giúp họ ít nhiều trong việc chịu ít khổ sở, áp lực trả nợ hơn.
3. Giải pháp cho các cá nhân nhóm III
- Từ các phân tích ở trên, Nhóm 07 sẽ đưa ra giải pháp hướng đến việc hỗ trợ các
cá nhân yếu thế trong Xã hội, các cá nhân bị lợi dụng hoàn cảnh thuộc nhóm III.
Đánh giá về các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, Các cơ quan nhà nước, Các tổ
chức tín dụng cho việc hỗ trợ các cá nhân nhóm III, Nhóm 07 thấy rằng nhược
điểm chung của các giải pháp này là việc các cá nhân vay tín dụng khó tiếp cận
đến các Tổ chức/cá nhân cho vay tín dụng khơng lãi suất, khơng kỳ hạn, thậm chí
khơng hồn lại, vì những nguyên nhân, lý do như sau:

CÁC

TRỞ
NGẠI

Tổ chức/cá
nhân trục
lợi

 Thiếu thông tin: các tổ chức/ cá nhân cho vay, hỗ trợ vốn nhưng khơng có
thơng tin của các cá nhân cần vay thuộc Nhóm III, và khơng xác định được cá
thơng tin này có đúng sự thật hay khơng …
 Thiếu minh bạch: sự rõ ràng, minh bạch trong việc hỗ trợ các cá nhân nhóm
III chưa trả lời được các câu hỏi: Tổng số tiền ủng hộ, hỗ trợ từ các tổ chức/cá
nhân? Mức hỗ trợ, số tiền thực nhận mà các cá nhân nhóm III nhận được? Các
cá nhân nhóm III có đang nhận quá nhiều so với mức họ chỉ cần được hỗ trợ
hay khơng? Có tổ chức/cá nhân nào đứng giữa nhận các khoản chi phí, thù lao
trung gian hay khơng? …

Trang 18 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHÓM 07

 Thủ tục, pháp lý: Các trở ngại thủ tục, pháp lý sẽ làm việc cấp vốn trở nên khó
khăn. Đồng thời, các xác nhận của địa phương, chính quyền cho các cá nhân
nhóm III có đúng hay khơng? Việc tự tổ chức, kêu gọi hỗ trợ, từ thiện, gây
quỹ có hợp pháp? ….
 Nguồn vốn, khả năng thu hồi: nguồn vốn cấp có phải là nguồn vốn rõ ràng hay
cũng chỉ là một hình thức cho vay lừa đảo, nhằm đưa những cá nhân đi vay
vào bẫy tín dụng khác tinh vi hơn? Các tổ chức/cá nhân có mong muốn thu hồi

vốn hay là thực hiện công tác từ thiện và các cá nhân đi vay sẽ trả vốn bằng
cách nào? …
 ….
- Chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân, lý do, các câu hỏi làm cản
trở, gây trở ngại cho những người đi vay nhóm III tiếp cận nguồn vốn tín dụng
khơng lãi suất, khơng kỳ hạn hoặc thậm chí khơng hồn lại. Khi đó, giữa những
vịng xốy những trở ngại này, thì sẽ ln ln xuất hiện ít hay nhiều những tổ
chức/cá nhân trục lợi tiền bạc, hoàn cảnh từ cả 02 phía. Do đó, các Tổ chức/các
nhân từ thiện, hỗ trợ cho vay tín dụng khơng tính lãi sẽ ngày càng mất lòng tin,
niềm tin đối với thị trường này. Cuối cùng, con đường những cá nhân nhóm III
tiếp cận đến các nguồn vốn hỗ trợ, không lãi suất, không kỳ hạn, thậm chí khơng
hồn lại ngày càng xa vời.
- Do đó, Nhóm 07 đề xuất rằng phải có 01 Tổ chức của Chính phủ hoặc 01 Tổ chức
đủ uy tín để thực hiện việc trung gian, xóa bỏ các trở ngại này. Chính phủ thành
lập một tổ chức trung gian sử dụng Phần mềm, ứng dụng để huy động nguồn vốn
từ Hệ thống tín dụng, từ các Tổ chức/Cá nhân sẵn sàng cho vay tín dụng khơng
lãi suất, khơng kỳ hạn, thậm chí khơng hồn lại. Trong đó, các Tổ chức/cá nhân
có quyền tự do lựa chọn đối tượng cho vay tín dụng, theo hạn mức và thơng tin
mà Tổ chức trung gian cung cấp thông tin.

Tổ
chức/cá
nhân
Trang 19 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

-


-

-

Vấn nạn Tín dụng đen những năm gần đây, đặc biệt là trong tình hình Covid-19
làm suy giảm nền kinh tế dẫn đến bao hộ gia đình mất thu nhập, lâm vào tình hình
kinh tế khó khăn thì Tín dụng đen gần như được xem là “Quốc nạn”. Do đó,
Chính phủ cần phải có “Quốc sách” quyết liệt và đứng ra thực hiện giải quyết vấn
nạn này, thay vì trơng chờ vào các Tổ chức tín dụng, các nhà khoa học kinh tế những tổ chức, những người phần nhiều chỉ nghĩ đến lợi nhuận và các vấn đề
kinh doanh. Do vậy, Chính phủ cần lập ra tổ chức trung gian bao gồm các nhà xã
hội học, những người có uy tín trong xã hội, các tổ chức phi lợi nhuận để làm cầu
nối trung gian cho các cá nhân nhóm III và các tổ chức/cá nhân sẵn sàng cấp vốn
đến được với nhau.
Trong thời đại mà Tín dụng đen đã đi trước 01 bước thực hiện cho vay qua các
ứng dụng trên điện thoại, cấp vốn một cách nhanh chóng thì việc hỗ trợ cấp vốn
để giải cứu, các hoạt động từ thiện, khơng hồn lại càng phải bắt kịp với xu
hướng chung. Do đó, Ứng dụng cấp vốn này của Chính phủ là vơ cùng cần thiết.
Đây khơng phải hồn tồn là ứng dụng cấp vốn P2P (person to person), đây là
ứng dụng được kiểm soát, vận hành bởi một tổ chức uy tín thể hiện sự minh bạch,
rõ ràng thông tin, công bằng với mọi người, có sự giám sát của cộng đồng và vơ
cùng tiện lợi khi cho và nhận. Ứng dụng này sẽ giải quyết mọi câu hỏi, tất cả
nhược điểm của các giải pháp nhằm hỗ trợ đến những người thuộc nhóm III hiện
nay như: Người đó có hồn cảnh thế nào, xứng đáng hay khơng? Người đó đã
nhận được bao nhiêu tiền hỗ trợ, có đang được nhận q nhiều khơng? Tính hợp
pháp giữa việc cho và nhận? Chi phí cho tổ chức trung gian?... Khi tất cả các câu
hỏi được trả lời, mọi trở ngại đã được vượt qua, tính minh bạch rõ ràng và tiện lợi
sẽ thúc đẩy các Tổ chức/cá nhân mạnh dạn hơn nữa trong việc cấp vốn cho thị
trường này, qua đó sẽ càng cứu được nhiều người Nhóm III thốt khỏi tín dụng
đen. Trong khi, những người nhóm III với phẩm chất, tâm lý của mình sẵn sàng

trả nợ cả đời cho Ứng dụng cấp vốn của Chính phủ. Qua đó, bài tốn chúng ta đặt
ra hồn tồn có khả năng được giải quyết và có tính khả thi cao.
Ý tưởng về việc có Ứng dụng hỗ trợ này khơng mới ở Việt Nam, có thể ví dụ:
ứng dụng LaLas (Nguyễn Lê Thiện Nhân cùng nhóm tác giả), ứng dụng App Gạo
(nhóm tác giả), ứng dụng Tấm lịng nhân ái trên Ví điện tử Viettel pay (Báo dân
trí) … Tuy nhiên, tất cả ứng dụng này đều thể hiện nhược điểm về việc chưa đủ
thông tin, chưa thuận tiện, chưa rõ ràng về dòng tiền và không được biết đến rộng
rãi do không được một tổ chức uy tín nào giám sát, vận hành chuyên nghiệp, nên
chỉ mang giá trị nhỏ đến cộng động, trong khi những người thật sự cần giúp đỡ
thuộc nhóm III trong Xã hội ngày nay đang tăng lên rất nhanh, rất nhiều.

Lời kết: Nhóm 07 viết bài Tiểu luận này theo quan điểm, phân tích của nhóm về vấn
đề TÍN DỤNG ĐEN và cung cấp thông tin cho giảng viên Đại học Kinh tế Tp Hồ Chi Minh
để phục vụ cho mục đích học tập, giảng dạy. Các tài liệu được nêu trong tiểu luận được
trích dẫn từ các tài liệu, văn bản pháp luật, thông tin trên các phương tiện truyền thông như
Trang 20 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHÓM 07

chi tiết bên dưới.
Xin chân thành cảm ơn giảng viên phụ trách học phần đã nhiệt tình giảng dạy, định
hướng vấn đề và cung cấp kiến thức cho nhóm 07.
Trân trọng./.

1.
2.
3.
4.


5.

1.

2.

3.
4.

5.

6.

7.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Luật Các tổ chức tín dụng hợp nhất, Số 07/VBHN-VPQH, ngày 12/12/2017.
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
(Điều 201).
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất (điều 468).
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 25/04/2019, “Chỉ thị 12/CT-TTG
năm 2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp
luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen”.
Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước.
CÁC TÀI LIỆU, VĂN BẢN, THÔNG TIN THAM KHẢO.
Thạc sỹ. Nguyễn Thanh Cai - Khoa Kinh tế - Đại học Bình Dương, 2019, Giải pháp
ngăn chặn hữu hiệu hoạt động tín dụng đen, (truy
cập ngày 17/12/2020).
TS Nguyễn Vân Hà và nhóm tác giả, 2018, Bài học về quản lý tín dụng đen cho Việt

Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng,
Số 194 tháng 7/2018, Trang 65-70.
Thu Huệ, n.d, Bẫy “Tín dụng đen”, SMIC Lawfirm, (truy cập ngày 14/12/2020).
TS. Đoàn Thị Thanh Hương và ThS. Vũ Mai Chi, Đánh giá giải pháp ngăn chặn tín
dụng đen thời gian qua và một số khuyến nghị, Tạp chí ngân hàng,
(truy cập ngày 14/12/2020).
Đình Hải, Cổng Thơng Tin Điện Tử Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, 2019, Đẩy tín
dụng
tiêu
dùng
để
“triệt”
tín
dụng
đen,
(truy cập ngày
17/12/2020).
Vũ Hân - Báo Công An Nhân dân, 2016, Mập mờ ranh giới tín dụng tiêu dùng với
tín dụng “đen”, (truy cập ngày 17/12/2020).
Minh Hiển, 2019, Thủ tướng chỉ thị tăng cường phịng ngừa, đấu tranh với “tín dụng
đen”,
(truy cập ngày 17/12/2020).
Trang 21 / 22


MƠN HỌC TƯ DUY PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHĨM 07

8. TS. Đồn Thị Thanh Hương/ ThS. Vũ Mai Chi - Tạp chí Ngân hàng, 2020, Đánh giá
giải pháp ngăn chặn tín dụng đen thời gian qua và một số khuyến nghị,

(truy cập ngày 17/12/2020).
9. Thái Hưng - Cổng Thông Tin Điện Tử Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, 2014,
Thực trạng, khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xử lý vi
phạm, tội phạm liên quan đến “Tín dụng đen”, />(truy cập ngày 17/12/2020).
10. Ban biên tập BÁO ĐIỆN TỬ VTV NEWS, 2020, Hậu COVID-19, tín dụng đen
"được đà" len lỏi vào các vùng quê, (truy cập
ngày 17/12/2020).
11. Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, 2019, Cảnh báo biến tướng của
cho
vay
“tín
dụng
đen”
với
lãi
suất
1.600
%/năm,
/>(truy cập ngày 17/12/2020).
12. Tạp chí tịa án nhân dân điện tử, 2020, Bài toán xử lý “tín dụng đen”,
(truy cập ngày
14/12/2020).
13. Chung Thủy, Giải pháp nào đẩy lùi tín dụng đen? ngày
30/09/2018.
14. Đào Vũ, 2019, Tín dụng đen biến tướng tinh vi, nguy cơ trở thành vấn nạn quốc
gia, VN Economy, />(truy
cập
ngày
14/12/2020).


Trang 22 / 22



×