Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hoidap on Van TN 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.95 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT ( Lưu Quang Vũ ) gồm 10 câu hỏi.


<b>Câu 1. Hoàn cảnh ra đời của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ?</b>
<b>Hoàn cảnh ra đời của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ :</b>


<i><b> Hồn Trương Ba, da hàng thịt </b></i>là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất
của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết từ năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt
cơng chúng. Nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm với người xem, Hồn Trương Ba, da hàng
<i><b>thịt đã được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.</b></i>


Đoạn được học trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và
quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của Hồn Trương Ba.


<b>Câu 2 . Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch " Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu</b>
<b>Quang Vũ ?</b>


<b>Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang</b>
<b>Vũ:</b>


Cuộc sống của con người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn
những giá trị mình muốn và theo đuổi còn quý giá hơn. Cuộc sống hỉ thực dự có ý nghĩa khi
người ta được sống tự nhiên với sự hài hòa giửa tâm hồn và thể xác. Khơng thể đem lắp những
mảng ghép khập khiễng hịng tạo nên những giá trị đích thực của cuộc sống. Con người phải
luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để
hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.


<b>Câu 3 . Câu nói của Hồn Trương Ba " Không thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo</b>
<i><b>được. Tơi muốn là tơi tồn vẹn” </b><b> có ý nghĩa gì?</b></i>


<b>Câu nói của Hồn Trương Ba "Khơng thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tơi</b>
<i><b>muốn là tơi tồn vẹn” có ý nghĩa :</b></i>



- Trương Ba ý thức rõ về cảnh ngộ trớ trêu của mình. Anh ta thấm thía nỗi đau khổ vì nhận ra
tình trạng vênh lệch giữa hồn và xác. Sống trong tình trạng bên trong một đằng, bên ngoài một
<i><b>nẻo Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với người thân. Hồn Trương Ba không muốn sống</b></i>
nhờ thân xác người khác, anh muốn rời thân xác kềnh càng, thơ lỗ.


- Có lẽ Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi tới ta thông điệp: khơng thể có một tâm hồn thanh cao
<i>trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Nếu phải sống gửi, sống nhờ, sống chắp vá thì cuộc sống ấy</i>
thật vơ nghĩa, và đầy tính bi hài.


<b>Câu 4 . Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn</b>
<b>Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao ?</b>


<i> Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập</i>
<i>vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Bởi vì :</i>


-Đế Thích định “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng
Trương Ba kiên quyết từ chối vì quãng thời gian sống nhờ xác hàng thịt đã giúp ơng hiểu rằng:
một sự sửa sai mang tính chất vá víu, tạm bợ sẽ chẳng mang lại kết quả tốt đẹp nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 5 : Hãy cho biết màn kết vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” diễn ra như thế nào ? </b>
<b>Ý nghĩa của màn kết vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ? </b>


- Kết thúc vở kịch, Trương Ba Chết, nhưng hồn ơng vẫn cịn đó “giữa màu xanh cây
<i>vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện”, và ơng đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm</i>
chứa ý nghĩa “ Tôi đây bà ạ.T ôi ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta…Không phải
<i>mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời,</i>
<i>trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”. </i>


- Những lời nói của Trương Ba, phải chăng đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong


lòng người. Điều đó thêm tơ đậm nhân cách cao thượng của Trương Ba và khắc sâu thêm tư
tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm.


- Có thể nói, đây là một đọan kết giàu chất thơ với ngơn từ tha thiết, thấm đẫm tình cảm và
có dư ba bởi những hình ảnh tượng trưng về sự sống nảy nở “ vườn cây rung rinh ánh sáng”, “
<i>hai đứa trẻ cùng ăn na ngon lành” và “gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây mới”.</i>


<b>Đọan kết khơng đóng vai trị mở nút kịch. Đó là khúc ca trữ tình ca ngợi sự sống, ca</b>
<b>ngợi những giá trị nhân văn mà con người luôn phải vươn tới và gìn giữ.</b>


<b>Câu 6: Sáng tác vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” , Lưu Quang Vũ muốn phê phán</b>
<b>những biểu hiện tiêu cực gì trong lối sống lúc bấy giờ ?</b>


<b>Sáng tác vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn phê phán</b>
<b>những biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ :</b>


-Phê phán thói chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ
đến mức trở nên phàm phu, thơ thiển.


-Phê phán những kẻ lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần đáng trọng mà chẳng chăm
lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, khơng phấn đấu vì hạnh phúc tồn vẹn. Thực chất đây là
biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng.


-Tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống thật với bản
thân mình. Đó là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hố do danh và lợi.


<b>Câu 7. Trị chuyện với Đế Thích, Hồn Trương Ba nói: “ Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của</b>
<i><b>người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh</b></i>
<i><b>hàng thịt…Không thể sống với bất cứ giá nào được, ơng Đế Thích ạ!</b><b> ”. Câu nói đó có ý</b></i>
<b>nghĩa gì? </b>



<b>1. Giải thích lời tâm sự của Trương Ba: Câu nói của Trương Ba thể hiện cảnh ngộ éo le</b>
của mình: nhân vật phải rơi vào tình thế sống vay mượn, sống nhờ vả vào thân xác thơ lỗ của
anh hàng thịt do đó ln đau đớn, dằn vặt về cuộc sống chắp vá của bản thân; bản thân nhân vật
luôn tồn tại sự mâu thuẫn giữa một bên là tâm hồn trong sáng, thanh cao và một bên là thân xác
thô lỗ, cộc cằn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

mượn, con người sẽ bị phụ thuộc, dần đánh mất đi tâm hồn trong sáng, sự trung thực mà phải
sống giả dối. Trương Ba tâm sự “Không thể sống với bất cứ giá nào được” cũng có nghĩa là ơng
sẽ từ chối dứt khoát cuộc sống vay mượn, nhờ vả vào xác anh hàng thịt để giữ lấy phẩm giá cao
quý của bản thân dù phải trả giá bằng cái chết vĩnh viễn. Con người cần phải biết lựa chọn, đấu
tranh để bảo vệ những phẩm tính cao quý của mình nhằm hướng tới khát vọng sống trong sạch,
hài hịa giữa thể xác và tâm hồn.


<b>Câu 8. Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích tốt lên ý nghĩa gì?</b>
<i>Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa :</i>


Qua màn đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích cho thấy Đế Thích có cách nghĩ và cách
nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống của con người nói chung và của Trương Ba nói riêng. Cịn
Trương Ba lại khơng muốn kéo dài cuộc sống giả tạo “<i>bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”</i>
mà chỉ muốn có một cuộc sống có ý nghĩa thực sự, sống được đúng là mình, hịa hợp tồn vẹn
giữa tâm hồn và thể xác.


Qua màn đối thoại, tác giả đã gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa
mạnh mẽ, quyết liệt, vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tác giả đã cổ vũ cho
cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm tính cao quý của con người nhằm hướng tới khát vọng sống
trong sạch, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần và hoàn thiện nhân cách.
<b>Câu 9. Ý nghĩa nhan đề: Hồn Trương Ba da hàng thịt ? </b>


Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật, phản ánh một hiện


thực cuộc sống con người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngồi một đằng, bên
trong một nẻo, khơng được sống đích thực là chính mình. Nhan đề cịn gửi gắm một ý nghĩa sâu
sắc: Đó là sự cảnh tỉnh con người khi khơng làm chủ được hồn cảnh, không làm chủ được bản
thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến
linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc, nhồ mờ khiến
tâm hồn và thể xác khơng cịn là một thể hài hoà thống nhất.


Nhan đề đã thâu tóm cả giá trị phản ánh hiện thực lẫn nội dung nhân đạo của tác phẩm.
<b>Câu 10. Kịch của Lưu Quang Vũ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính thời sự và những</b>
<b>vấn đề mn thuở. Vậy đâu là tính thời sự của vở kịch? Đâu là những thông điệp muôn</b>
<b>thuở mà Lưu Quang Vũ hi vọng được gởi gắm, dâng hiến tới cuộc đời?</b>


<b>- Khơng chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và</b>
đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối
sống lúc bấy giờ:


<i><b>+ Con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích</b></i>
hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.


+ Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến
sinh hoạt vật chất, khơng phấn đấu vì hạnh phúc tồn vẹn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×