Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận kết thúc học phần chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.42 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ TÀI: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
Lớp

:
:

Mã sinh viên

Bắc Ninh, ngày 26 tháng 6 năm 2020


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:........................................................................................................ 3
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………… 3
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài……………………………………….. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………. 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………………… 4
5. Ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài…………………………………….. 4
NỘI DUNG………………………………………………………………… . 4
PHẦN 1: Cơ sở lý luận...................................................................................... 4


1.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa……………………………………………... 4

1.1. Khái niệm về nahf nước xã hội chủ nghĩa……………………………… 4
1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa……………………………….. 5
1.3. Chức năng nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa…………………… 5
1.4. Phân tích lý luận về nhà nước xã hội chủ nghĩa………………………… 6
2.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam……………………… 7

2.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…………………………………. 7
2.2. Phân tích lý luận nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay …………………………………... 8
PHẦN 2: liên hệ thực tế và liên hệ bản thân…………………………………..9
1.

Liên hệ thực trạng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện
nay………………………………………………………………………..9

2.

Một số biện pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam………………………………………………………….. 10

3.

Liên hệ trách nhiệm bản thân trong vệc góp phần xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay………………………………………………… 10


KẾT LUẬN………………………………………………………………….. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….. 12


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế với sự thay đổi
mạnh mẽ của nền kinh tế hướng tới một nền công nghiệp hiện đại. Nhưng sự
phát triển của nền kinh tế và cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng kéo theo nhiều
hệ lụy phức tạp như: đền bù giải tỏa đất đai, tạo công ăn việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất, ô nhiễm môi trường, giao thông đô thị, đầu tư hợp tác với nước
ngồi,... Thực tế đó địi hỏi nước ta phải cấp thiết xây dựng bộ máy hoàn thiện
trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả theo hướng lấy pháp luật làm
phương tiện quản lý kinh tế - xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Xây dựng nhà nước pháp quyền là q trình lâu dài, khó khăn, phức tạp,
phải có sự chuẩn bị cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Hơn nữa, Việt Nam
tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh chưa
có tiền lệ nên sự việc càng trở nên khó khăn hơn, địi hỏi các nhà lý luận phải
nghiên cứu đời sống thực tế, phân tích phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội một cách tồn diện. Qua đó vạch ra lộ trình, tìm bước đi thích hợp nhằm
từng bước hồn thiện lý luận của Đảng và nhà nước, đẩy nhanh tiến trình xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì những lý trên, em
chọn đề tài Nhà nước xã hội chủ nghĩa và vấn đề xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay làm đề tài tiểu luận kết thúc học
phần.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích tiểu luận là phân tích, làm rõ việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn

hóa - xã hội, trên cơ sở đó nêu lên trách nhiệm bản thân và đưa ra những giải
pháp chủ yếu, phù hợp góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản:


4
+ Phân tích và làm rõ lý luận về nhà nước XHCN và nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Liên hệ với thực trạng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay
+ Liên hệ với trách nhiệm bản thân trong việc góp phần xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là nhà nước XHCN và nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam hiện nay
- Tiểu luận giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số nét đặc thù cơ bản trên
phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của Việt Nam trong việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề nhà nước
XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, xem xét
khách quan, toàn diện cụ thể, phương pháp trừu tượng hóa, khái qt hóa,
phân tích, tổng hợp và so sánh.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy các
vấn đề nhà nước, nhà nước pháp quyền; tài liệu phục vụ cán bộ, công chức quản
lý nhà nước và pháp luật.


NỘI DUNG
PHẦN 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.1.

Khái niệm về nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức chính trị cơ bản

nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà Đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân
lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình, cũng qua đó là chủ yếu mà
giai cấp cơng nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt


5
Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa nên nó là một loại hình nhà nước dân chủ
1.2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản
chất của giai cấp thống trị xã hội. Nên bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
( nhà nước chun chính vơ sản) do đó, trước hết mang bản chất giai cấp công
nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân LĐ mà ra, đại
biểu cho phương thức sản xuất mới hiện đại, có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi
ích của tồn thể nhân dân lao động và dân tộc. Do đó, nhà nước XHCN khơng
chỉ mang bản chất giai cấp cơng nhân mà cịn có tính nhân dân rộng rãi và tính
dân tộc sâu sắc. Đảng CS VN và HCM từ lâu đã nêu ra quan điểm “ nhà nước
của dân, do dân và vì dân” cũng nói lên 1 các tổng hợp về bản chất, thực chất
của nhà nước ta- nhà nước XHCN. Trong sự nghiệp đổi đất nước hiện nay, đảng
ta càng chú trọng phát triển, cụ thể hóa nhà nước của dân, do dân, vì dân.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN

-

Chức năng, nhiệm vụ đối nội:
Chức năng đối nội của nhà nước XHCN thể hiện ở việc tập trung quản lý

xã hội trên tất cả các lĩnh vực của tồn xã hội, chủ yếu bằng pháp luật, chính
sách, pháp chế XHCN và hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ
sở.
Nhà nước XHCN quán triệt và thể chế hóa quan điểm, đường lối cách
mạng, chủ trương lãnh đạo của Đảng CSVN thành Hiến pháp, pháp luật, pháp
chế, chính sách, kế hoạch, biện pháp của nhà nước để chỉ đạo thực hiện thơng
qua q trình hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quan trên mọi lĩnh vực.
Nhà nước XHCN thực hiện sự chuyên chính đối với mọi tội phạm và mọi
kẻ thù để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an tồn xã hội. Tạo điều kiện cơ bản để mở rộng dân chủ trong nhân dân.
-

Nhiệm vụ của nhà nước XHCN:


6
Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, nhất là xây dựng cơ sở vật
chất- kỹ thuật CNXH gắn liền với cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân.
Quản lý văn hóa- xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của nhân
dân, để hình thành con người mới XHCN.
-

Chức năng đối ngoại:


Nhà nước XHCN thiết lập mối quan hệ và mở rộng quan hệ hợp tác, hữu
nghị, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi, vì sự phát triển và tiến bộ xã
hội… đối với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
1.4.

Phân tích lý luận về nhà nước xã hội chủ nghĩa
Theo Mác-Lênin, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng

trong lịch sử xã hội loài người. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước
xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, phù hợp với các quy luật vận động và
phát triển của xã hội.
Tiền đề về kinh tế: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kỳ đầu của
sự phát triển tư bản chủ nghĩa là quan hệ sản xuất tiến bộ so với quan hệ sản
xuất phong kiến, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng
sản xuất.
Tiền đề về chính trị-xã hội: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã quyết
định bản chất và đặc điểm của nhà nước tư sản. Chính vì vậy, bản chất của
nhà nước tư sản ngày càng biến đổi rõ rệt, nhà nước tư sản ngày càng sử
dụng nhiều hơn những phương pháp dân chủ, quan liêu và độc tài nhưng
được che đậy dưới những hình thức dân chủ.
Đó là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân
dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi


7
ích của mình, cũng qua đó là chủ yếu mà giai cấp cơng nhân và Đảng của nó lãnh
đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nhà nước và pháp luật
thì vấn đề nhà nước pháp quyền đã và đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đa phần các tác giả hiện
nay đều thống nhất rằng dưới góc độ chính trị-xã hội và phân tầng giai cấp xã hội,
nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mới, thoát ly các kiểu nhà
nước đã tồn tại từ trước như: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước
tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2.1.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà trong đó

có sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân
dân.
Đặc điểm của nhà nước pháp quyền:
- Pháp luật được xác định ở địa vị cao nhất. Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào dù
là người đứng đầu nhà nước hay đảng lãnh đạo nhà nước cũng phải tuân thủ pháp
luật và không ai được vượt qua những qui định của pháp luật
- Quyền lực nhà nước và pháp luật đại diện cho lợi ích và ý chí của nhân dân
- Mọi cơng dân có quyền và nghĩa vụ nhất định được pháp luật quy định. Nhà
nước có trách nhiệm đảm bảo quyền công dân. Cá nhân được tự do hoạt động
trong phạm vi pháp luật cho phép và phải thực hiện những nghĩa vụ bắt buộc do
pháp luật quy định.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do
dân, vì dân; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; trên cơ sở liên
minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
Là công cụ chủ yếu để nhân dân xây dựng một quốc gia dân tộc độc lập XHCN
theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà



8
nước tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quyền lực nhà nước là
thống nhất có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền: hành pháp, lập pháp, tư pháp. Tất cả quyền lực nhà nước đều
thuộc về nhân dân. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, pháp luật XHCN thể
hiện đầy đủ lợi ích và ý chí của nhân dân, mọi cơng dân đều bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ trước pháp luật.
2.2.

Phân tích lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay
Đối với Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đang được đặt ra

như một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan.
Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước
ta. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp,
pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Các đạo luật
tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các đạo
luật về chính quyền địa phương được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp năm 1946,
năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Những lần Hiến pháp được sửa đổi
và thông qua là những bước củng cố cơ sở pháp luật cho tổ chức và hoạt động của
bản thân các cơ quan nhà nước.
Tính tất yếu khách quan xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa với mục
tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một chế độ xã
hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”(1). Chúng ta ý
thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy
thì cơng cụ, phươn thức cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh.
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN


9
1. Liên hệ thực trạng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện
nay
Trong những năm gần đây, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa có những mặt tích cực như:
Thứ nhất, phát huy dân chủ đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cụ
thể: Quyền lực nhà nước được xác lập, thực hiện trên cơ sở ý chí của nhân dân, sự
lựa chọn chính trị của nhân dân trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp, tiếp thu ý kiến của nhân dân trong các đợt lấy ý kiến
cảu nhân dân đóng góp vào xây dựng Hiến pháp, pháp luật.
Thứ hai, về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật
được hồn thiện cả về nội dung và hình thức, cả về số lượng và chất lượng văn
bản quy phạm pháp luật. Việc ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật đã góp phần tác động tích cực đến sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tếxã hội của đất nước.
Thứ ba, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Quốc hội được xác định
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền lập hiến, lập pháp,
quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nước. Chính phủ khơng chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội mà còn là cơ quan thực hiện quyền hành
pháp. Tào án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực
thuộc về nhân dân cũng cịn những hạn chế khơng nhỏ như:
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao,

chưa ổn định; tính tồn diện, thống nhất, khả thi cịn nhiều hạn chế; chưa đảm bảo
tính cơng khai minh bạch.


10
- Các thiết chế đảm bảo thi hành pháp luật còn thiếu và yếu; ý thức pháp luật
chưa cao, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm.
- Tổ chức bộ máy, cơ quan nhà nước vẫn còn những bất cập, hạn chế
- Cải cách hành chính, cải cách tư pháp cịn chậm. Trong cải cách hành chính
chưa đảm bảo đồng bộ giữa cải cách thể chế, bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ,
cơng chức và chế độ tài chính cơng.
2. Một số biện pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
- Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong xây dựng và quản lí Nhà nước. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
nhà nước.
- Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước để nâng cao năng
lực quản lí của nhà nước.
- Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức Quốc hội. Tiếp tục cải
cách nền hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, hồn thiện hệ thống pháp luật.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực quản lý, có phẩm chất
chính trị vững vàng và đạo đức trong sạch.
- Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực trong bộ
máy quản lí nhà nước.
3. Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc góp phần xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay:
Để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, mỗi
công dân cần phải: Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người
thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tích cực tham
gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự… Phê

phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. Thường xuyên nêu cao tinh
thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch.


11

KẾT LUẬN
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là quá trình lâu dài với những bước đi vững chắc gắn liền với quá trình đổi mới
kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, phát triển nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị. Xây dựng nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng với lý tưởng nhân đạo, dân chủ, cơng bằng, tất cả vì hạnh
phúc nhân dân.
Trong nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta
những năm đã qua, cũng như trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII trình Đại hội lần thứ VIII đều xem việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trung
tâm của toàn bộ hệ thống chính trị. Xác định nhiệm vụ này, chẳng những
Đảng ta đã đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật kiểu mới mà còn thể hiện sâu
sắc thái độ trân trọng và kế thừa những nhân tố hợp lý trong các học thuyết
và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân loại. Với đề tài: “Nhà
nước xã hội chủ nghĩa và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam”, em muốn nhấn mạnh thêm rằng xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân chính là tạo điều kiện cho nhân dân có một
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Vì vậy, là một cơng dân Việt Nam chúng ta cần
phải cố gắng học tập và làm việc để góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu
đẹp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:


12
1, Tài liệu học tập và bài tập thực hành chủ nghĩa xã hội khoa học, Khoa lý luân
chính trị, Học viện ngân hàng, Hà Nội, 2020.
2, Tạp chí triết học, số 11 (198), tháng 11-2007.
3, Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
4, V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1976.
5, Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 8 – khóa VII, HN – 1995.
6, Giáo trình triết học, Nhà xuất bản lý luận chính trị - 2006.
Tài liệu trực tuyến:
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản. />2.

/>
nghia-trong-lich-su.htm
3. />5.

/>
c126a20320.html
6. />7.
quyen.html

/>


×