Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tài liệu Bích Huyết Kiếm10 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.58 KB, 46 trang )

Bích Huyết Kiếm
Hồi 10
Yêu nhau lắm cắn nhau đau
Thừa Chí vội hỏi:
- Việc thứ hai là gì? Xin bác nói luôn đi!
Ôn Nghi nói:
- Tướng công, hai người… hai người…
Lấy tay chỉ vào Thanh Thanh, Ôn Nghi đã hết hơi không nói tiếp được
nữa, mắt nhắm nghiền, đầu gục xuống, chết liền. Thừa Chí để tay lại
gần mũi bà ta thì không thấy thở nữa. Thanh Thanh nằm phục bên cạnh
xác mẹ, khóc lóc, rồi vì đau đớn và bị cảm xúc quá nhiều, nàng chết
giấc liền. Sợ hãi vô cùng, Thừa Chí vội kêu:
- Chú Thanh, chú Thanh!
Hoàng Chân nói:
- Nàng đau đớn quá nên ngất đi đấy thôi. Không sao đâu!
Rồi phun khói vào mũi Thanh Thanh. Chỉ thấy hắt hơi mấy cái nàng
tỉnh lại dần dần, hai mắt lơ láo như người mất hồn vía.
Thừa Chí liền hỏi:
- Chú Thanh, chú đã đỡ chưa?
Nàng không trả lời. Hoàng Chân và Tiểu Tuệ không biết rõ sự quan hệ
giữa Thừa Chí và mẹ con nàng ra sao, đều cảm thấy lạ lùng. Mọi người
đều nghĩ thầm: “Mẹ con nàng hình như là người của phái Thạch Lương
nhưng tại sao họ lại bị người nhà mưu hại như thế?”
Vì không hiểu rõ nông nổi, nên không ai dám thêm ý kiến. Thừa Chí ứa
lệ nói:
- Chú Thanh! Chú phải đi với chúng tôi! Không thể ở đây được đâu!
Thanh Thanh vẫn ngơ ngác, chỉ gật đầu chớ không nói năng gì cả. ẵm
xác Ôn Nghi lên, Thừa Chí dẫn đầu đi ra, còn Hoàng Chân, Thanh
Thanh, Tiểu Tuệ, Hy Mẫn thì theo sau.
Bọn Minh Đạt thấy anh em Thừa Chí tự do thao túng, xử trí mọi việc
và tự tiện đem cháu gái mình đi, đều tức giận vô cùng. Nhưng trận đấu


hôm qua, đã khiến ai nấy đều kinh hồn, không dám bước ra ngăn cản
nữa.
Hoàng Chân dặn bảo Hy Mẫn:
- Một trăm lạng bạc này, con đem tặng người chủ nhà đã cho bọn ta
ngủ trọ, và bảo họ phải dọn nhà đi ngay tức thì.
Hy Mẫn không hiểu tại sao liền hỏi:
- Tại sao lại bắt người ta phải dọn nhà đi?
- Với chúng ta, phái Thạch Lương bất đắc dĩ phải chịu nhịn. Tất nhiên
họ sẽ “giận cá chém thớt.” Thế nào cũng đi kiếm người cho chúng ta ở
trọ để hành hạ cho đỡ tức.
Hy Mẫn gật đầu:
- Sư phụ nghĩ chu đáo lắm!
Nói xong, chàng chạy như bay đi liền.
Bốn người chờ tới khi Hy Mẫn quay trở lại mới vòng theo con đường
nhỏ, rời khỏi Thạch Lương. Đi được ba mươi dặm, thấy trên sườn núi
có một ngôi miếu đã đổ nát, trên đầu cổng có ba chữ lớn “Linh Quan
Miếu” nhưng trông rất lờ mờ không rõ.
Hoàng Chân lên tiếng:
- Hãy vào trong miếu nghỉ ngơi đã!
Bước vào căn miếu đó, thấy mạng nhện và cát bụi phủ đầy, đồ đạc mục
nát gần hết, cả năm người vào giữa điện ngồi nghỉ. Hoàng Chân nói:
- Di thể của bà này bây giờ tính toán sao? Chôn cất ngay đây, hay là
vào thành kiếm phu đòn để khâm liệm?
Thừa Chí cau mày, không nói năng gì cả. Hoàng Chân lại nói tiếp:
- Hay là vào thành mua chiếc quan tài khâm liệm cho bà ta? Quan phủ
sẽ tra hỏi tại sao bà ta mất? Chúng ta tuy không sợ, nhưng dù sao cũng
vẫn thấy phiền phức lắm.
Ý nghĩa lời nói của ông ta là nên chôn cất ngay tại đó. Thanh Thanh
khóc lóc, rồi nói:
- Không được! Má em đã nói muốn được chôn cạnh mộ ba em kia mà!

Hoàng Chân hỏi:
- Di thể của lịnh tôn chôn cất ở đâu?
Thanh Thanh không trả lời được liền đưa mắt nhìn Thừa Chí. Thừa Chí
hiểu ý đáp ngay:
- Chôn ở trên núi Hoa Sơn của chúng ta!
Nghe thấy chàng nói, bốn người đều ngạc nhiên, Thừa Chí lại nói tiếp:
- Phụ thân của nàng là Hạ lão tiền bối, xưa kia vẫn lừng danh là giang
hồ quái kiệt Kim Xà Lang Quân đấy!
Tuổi Hoàng Chân cũng xấp xỉ tuổi Hạ Tuyết Nghi. Lúc ông bước chân
vào giang hồ, oai danh của Kim Xà Lang Quân đã chấn động khắp
chốn võ lâm rồi, nên khi nghe thấy Thừa Chí nhắc đến tên Kim Xà
Lang Quân, Hoàng Chân ngồi trầm ngâm giây lát, rồi nói:
- Tôi có một ý kiến, cô nương nghe rồi đừng trách cứ tôi nhé?
Thấy Hoàng Chân là người có tuổi, Thanh Thanh đáp:
- Xin bác cứ dạy!
Hoàng Chân chỉ vào Thừa Chí:
- Chú ấy là sư đệ của tôi. Cô gọi tôi là bác, tôi đâu dám nhận. Thôi từ
nay cô cứ gọi là đại ca đi!
Hy Mẫn trợn mắt nhìn Thanh Thanh trong bụng nghĩ thầm: “Như vậy
ta phải gọi con nhãi ranh này là cô kia à?”
Thanh Thanh đưa mắt nhìn Thừa Chí như thầm hỏi ý kiến, rồi đổi luôn
giọng xưng hô ngay:
- Hoàng đại ca đã dạy bảo, tiểu muội xin nghe theo!
Hy Mẫn giựt mình, tự bảo thầm: “Nguy to! Nguy to! Con nhỏ này thật
thà quá đổi, đã gọi ngay thầy ta là Hoàng đại ca rồi!”
Thật quả lúc đó Hoàng Chân đâu có ngờ rằng trong đầu óc tên học trò
ngốc ấy lại nghĩ lắm chuyện quá tự ái như thế? Ông ta liền nói với
Thanh Thanh:
- Nếu ý định lệnh đường truyền lại, muốn được hợp táng với lệnh tôn,
thì chúng ta cũng phải hoàn thành đúng như tâm nguyện của bà mới

được. Nhưng ta tạm gác bỏ vấn đề khó khăn về sự chuyển vận linh cữu,
từ đây tới Hoa Sơn xa xôi hàng nghìn dặm, không nói tới vội. Hãy nói
tới vấn đề, dù linh cữu đã tới chân núi Hoa Sơn rồi, cũng không sao
khiêng nổi lên trên đỉnh núi kia mà!
Thanh Thanh hỏi:
- Vậy biết làm sao được bây giờ?
Thừa Chí nói:
- Núi Hoa Sơn hiểm trở khó lên lắm, người nào hơi kém võ công là
không thể lên được tới đỉnh. Còn vấn đề chuyển vận linh cữu thì không
có cách gì làm nổi.
Hoàng Chân nói:
- Ngoài ra, còn có một cách là đem hài cốt của lệnh tôn xuống dưới hợp
táng với lệnh đường. Nhưng di hài của lệnh tôn đã an táng bao nhiêu
lâu rồi, nay bỗng dưng lại động chạm tới tôi e không tiện.
Thấy lời nói đó hợp tình hợp lý lắm, Thanh Thanh lo quá khóc lóc và
hỏi:
- Vậy biết làm thế nào bây giờ?
Hoàng Chân nói:
- Theo ý tôi thì bây giờ chỉ có cách hỏa thiêu di thể của lệnh đường, rồi
đưa đống tro hài cốt lên trên đỉnh núi an táng, là thuận tiện và hoàn hảo
hơn cả.
Tuy không muốn làm như thế, nhưng Thanh Thanh cũng không nghĩ ra
được cách nào khác tốt hơn, đàng phải ngậm lệ gật đầu. Thế là mọi
người đi nhặt củi và cỏ khô, hỏa thiêu di hài của Ôn Nghi. Từ thuở lọt
lòng mẹ, rồi từ bé đến lớn, Thanh Thanh hoàn toàn sống trong một đại
gia đình luôn chỉ độc có những tình cảm lạnh lùng và vô tình bao vây
xung quanh. Ngoài người mẹ ra không có một người nào thật tâm
thương yêu nàng cả. Suốt ngày, chỉ bị người ta nhạo báng, chế diễu, và
khinh khi, vì vậy nàng mới có những tánh nết quái dị như thế. Bây giờ
trông thấy người mà nàng yêu mến nhứt đời dần dần tiêu tan trong

đống lửa hồng, nàng mới quá thương cảm mà phục xuống đất khóc lóc
thảm thiết. Mọi người biết không thể nào khuyên can và an ủi nổi, đành
để cho nàng khóc lóc cho thật đã đời, như thế mới có thể làm tan hoặc
vơi bớt đi một phần nào những sự tấm tức, nhớ thương trong lòng.
Vào trong miếu đổ nát, kiếm được một cái hũ sành, chờ cho đống lửa
tắt hẳn, Thừa Chí nhặt hài cốt bỏ vào, đoạn vái hai vái, miệng lẩm
nhẩm khấn:
- Xin bác cứ yên tâm, thế nào cháu cũng đưa tro hài cốt này lên trên
đỉnh núi Hoa Sơn an táng, cháu quyết không phụ lời phó thác của bác!
Thấy mọi việc đã xong xuôi, Hoàng Châu bảo Thừa Chí rằng:
- Chúng ta phải đem số vàng này đến trấn Cửu Giang tỉnh Giang Tây.
Sấm Vương đã phái rất nhiều anh em liên lạc khắp các tỉnh Giang Tô,
Triết Giang, Giang Tây, Hà Nam, để chờ đợi lúc Trung Nguyên khởi sự
là phía Nam cũng khởi nghĩa hưởng ứng. Viên sư đệ cướp lại được số
vàng này, thật là công của sư đệ lớn lắm!
Thanh Thanh nói:
- Quả thật tiểu muội không biết số vàng này lại quan trọng như vậy!
Nếu không có hai vị đại ca ra cướp lại, có phải đã làm lỡ hết đại sự
Sấm Vương rồi không?
Thôi Hy Mẫn nói:
- Quý hồ cô biết được là may mắn lắm rồi!
Không bao giờ chịu thua ai bằng lời nói nào cả, Thanh Thanh trả đũa
ngay:
- Nếu Hoàng đại ca không thân chinh hộ tống số vàng này em e rằng
dọc đường còn xảy ra nhiều chuyện nữa đấy!
Lời nói đó ám chỉ Hy Mẫn và Tiểu Tuệ đã bất lực, hộ tống không nổi
số vàng này, nên mới để cho nàng cướp được. Hy Mẫn định trả lời chỉ
trích lại, nhưng Hoàng Chân đã ra lệnh ngầm bằng mắt, cấm không cho
hắn được nói nữa. Một lát sau, Hoàng Chân nói với Thừa Chí và Thanh
Thanh:

- Viên sư đệ và Ôn cô nương không bận việc gì, cùng đi cả với chúng
tôi tới Cửu Giang cho vui?
Thừa Chí đáp:
- Tiểu đệ muốn lên Nam Kinh chào sư phụ, xem sư phụ có sai bảo gì
không? Và cũng nhân tiện đi thăm Thôi thúc thúc một thể.
- Sư phụ và chú Thôi Sơn đã trở về Thiểm Tây rồi. Lúc này quân vụ
khẩn cấp lắm.
Việc Sấm Vương đại tấn công, chỉ nội nay mai là phát động rồi.
Thừa Chí giựt mình nghĩ thầm: “Đó là thời cơ thuận tiện để trả thù cho
cha ta đây!”
Mắt đỏ ngầu, chàng nói:
- Nếu vậy, tiểu đệ phải về ngay Thiểm Tây yết kiến sư phụ, không đi
Cửu Giang nữa. Đại ca nghĩ sao?
Chàng rất tôn trọng sư huynh nên việc gì cũng phải hỏi qua ý kiến sư
huynh trước.
Hoàng Chân nói:
- Sấm Vương đại cử tấn công, cần dùng rất nhiều nhân tài. Tài ba lỗi
lạc như sư đệ, nếu ra phò tá Sấm Vương thì còn gì tốt bằng. Sau này, vì
dân diệt trừ gian tặc, chú sẽ phải vất vả nhiều!
- Xin đại sư huynh dạy bảo cho!
- Chú lễ phép quá. Thôi chúng ta hãy tạm biệt nhau tại nơi đây!
Hoàng Chân nói xong, quay đầu đi luôn, Hy Mẫn cũng chào bái biệt sư
thúc. Tiểu Tuệ nói với Thừa Chí:
- Thừa Chí đại ca! Chúc anh lên đường mạnh giỏi!
Thừa Chí gật đầu, nói:
- Tôi xin gửi lời hỏi thăm thím An. Chúc cô thượng lộ bình an!
- Má em vẫn nhắc nhở tới anh luôn. Nếu biết anh trở nên vạm vỡ và tài
hoa thế này, má em thế nào cũng vui sướng khôn xiết tả. Thôi, em đi
đây!
Vái chào Thừa Chí xong, Tiểu Tuệ vội vàng đuổi theo Hoàng Chân và

Hy Mẫn, cùng đi về phía Nam. Vừa đi, nàng vừa quay đầu lại vẫy tay
chào, Thừa Chí cũng giơ tay chào lại, cho tới khi khuất bóng ba người
mới thôi.
Thanh Thanh “hừ” một tiếng rồi nói:
- Sao anh không đuổi theo vẫy tay chào nữa đi?
Thừa Chí đứng ngẩn người giây lát, không hiểu ý nghĩa lời nói móc của
nàng.
Thanh Thanh lại nói:
- Sao anh không theo cô ta đi? Mà cứ vẩn vơ luyến tiếc mãi không dứt
thế này?
Thừa Chí lúc này mới hay, vì lẽ đó mà nàng tức giận, liền vừa cười vừa
nói:
- Hồi nhỏ tôi ngộ nạn, được má cô ta cứu giúp. Tôi và cô ta quen biết
nhau từ hồi còn nhỏ và cũng vui chơi một nơi, vẫn quý mến nhau như
anh em một nhà.
Thanh Thanh càng tức giận thêm, cầm một hòn đá, cứ đập bừa vào
thềm đá, đom đóm lửa bật tung lên. Một lát sau, nàng liền nói kháy
rằng:
- Thế mới gọi là “Thanh mai trúc mã”, quen biết nhau từ tuổi còn thơ
chứ gì?
Cảm thấy tính nết cô nọ bướng bỉnh, không thể dùng lý lẽ khuyên can
nổi, Thừa Chí chỉ có cách làm thinh.
Thanh Thanh giận dữ nói:
- Tại sao anh với cô ta chuyện trò tươi cười như thế? Mà với em thì cứ
lỳ lỳ chẳng nói chẳng rằng!
- Tôi vẫn vui vẻ trò chuyện đấy chớ!
- Phải, má người ta tốt lắm, lúc anh còn nhỏ đã cứu anh, thương anh.
Còn tôi thì không có má như người ta!
Nói tới đó, Thanh Thanh lại để cho giọt lệ tuôn rơi. Thừa Chí vội
khuyên giải rằng:

- Thôi, cô đừng nên giở cái tánh tiểu thơ ra nữa. Chúng ta cần phải bàn
định xem sau này chúng ta phải làm những gì.
Mặt đang nhợt nhạt, bỗng dưng đỏ liền, Thanh Thanh nói:
- Còn bàn định cái gì nữa? Anh thì đuổi theo em Tiểu Tuệ. Còn tôi, kẻ
đau khổ này, sẽ đi phiêu bạt nơi chân trời góc biển.
Thừa Chí không biết trả lời ra sao, trong lòng suy tính, bây giờ làm thế
nào mà xếp đặt cho cô bé trẻ tuổi này được yên ổn? Quả thật là nan
giải! Thấy chàng khôngnói năng gì cả, Thanh Thanh đứng dậy, bưng
luôn cái chĩn đựng tro hài cốt của mẹ, quay đầu đi thẳng. Thừa Chí vội
hỏi:
- Em đi đâu thế?
Thanh Thanh nói:
- Anh để mặc tôi!
Nàng cứ theo phương Bắc mà đi. Bất đắc dĩ, Thừa Chí đành phải theo
sau. Suốt dọc đường, nàng không nói năng nửa lời, Thừa Chí có ý gợi
chuyện, nàng vẫn làm thinh như thường.
Khi tới trấn Kim Hoa, Thanh Thanh mua mũ và quần áo, cải trang đàn
ông. Biết nàng ra đi vội vàng, bên người tất không sẵn tiền, nhân lúc
nàng đi phố, Thừa Chí nhét hai thoi vàng vào trong bọc áo của nàng.
Khi trở về, nàng lại đem vàng sang trả chớ không chịu lấy. Đêm hôm
đó, nàng làm đạo chích trộm được năm trăm lạng bạc tại một nhà phú
hộ nọ. Sáng hôm sau, vụ án đó đã đồn khắp thành Kim Hoa.
Thừa Chí biết nàng đã ra tay hành động, chỉ có chau mày lắc đầu, chớ
không dám trách móc nàng nửa lời. Dù là người có võ công thượng
thặng thật, nhưng đối phó với một cô gái khó tánh như vậy, Thừa Chí
cũng phải bó tay chịu hàng.
Muốn dùng lời lẽ êm dịu để van lơn nàng, thì chàng không muốn mất sĩ
diện như thế! Còn bỏ mặc nàng, không đếm xỉa tới nữa, Thừa Chí
không đành nhẫn tâm để cho một thiếu nữ cô đơn phải đi lang bạt giang
hồ. Nghĩ lui nghĩ tới, chàng không biết làm thế nào cho phải.

Hôm đó, hai người rời khỏi thành Kim Hoa, đang đi về Thành Nghĩa.
Ôn Thanh Thanh hậm hực đi trước, Thừa Chí vẫn lẽo đẽo theo sau.
Bỗng mây đen kéo tới, hai người đều biết trời sắp mưa to, vội rảo cẳng
đi cho mau. Nhưng mới đi được năm dặm, mưa đổ xuống như thác
nước. Thừa Chí tánh cẩn thận, lúc nào cũng đem theo chiếc dù.
Còn Thanh Thanh ngại cầm dù phiền phức, nên không đem theo đành
phải giở khinh công ra chạy. Bực nhứt hai bên đường không có đình
miếu gì cả. Thấy nàng dùng khinh công phóng chạy, Thừa Chí cũng
phải rảo cẳng đuổi theo. Khi tới cạnh nàng, liền đưa dù cho nàng dùng
nhưng nàng đẩy dù ra không cầm.
Thừa Chí nói:
- Chú Thanh, chúng ta là anh em kết nghĩa, đã thề sống chết có nhau,
họa phúc cùng chịu, tại sao bây giờ chú lại giận anh như thế?
Thấy chàng nói như vậy, Thanh Thanh bớt giận trả lời:
- Anh muốn tôi không giận, phải nghe theo tôi một điều này.
- Chú cứ nói đi, mười điều anh cũng xin theo.
- Từ nay trở đi, anh không được gặp mặt An cô nương và má cô ta nữa.
Nếu anh nhận lời, em xin lỗi anh ngay.
Nói xong, nàng nhếch mép cười liền. Thừa Chí khó xử quá, chàng nghĩ
thầm: “Mẹ con nàng Tiểu Tuệ có ơn với mình, sau này thế nào ta cũng
kiếm cách báo đền. Nay vô duyên, vô cớ tránh mặt không gặp người ta,
như thế sao được.”
Chàng là người thật thà trung thành, không thể lừa dối nàng mà cứ
nhận bừa đi cho được êm chuyện. Vì vậy, chàng phân vân không biết
trả lời thế nào cho phải. Thấy thế, Thanh Thanh giở mặt liền:
- Tôi biết mà, có khi nào anh nỡ bỏ em Tiểu Tuệ của anh!
Nói xong, nàng lại quay đầu chạy thẳng. Thừa Chí vội gọi:
- Chú Thanh, chú Thanh!
Thanh Thanh cứ cắm đầu chạy, không chịu đứng lại. Chạy được một
quãng, thấy bên đường có cái đình nghỉ mát, nàng chạy thẳng vào.

Thừa Chí cũng chạy theo vào.
Trời nóng nực, nàng lại mặc áo đơn rất mỏng, nay bị nước mưa ướt
đẫm, áo quần dính sát vào người, trông rất khó coi, nàng xấu hổ quá,
gục đầu xuống lan can đình vừa khóc vừa kêu gào:
- Anh cứ bắt nạt tôi! Anh cứ bắt nạt tôi!
Thừa Chí nghĩ: “Lạ thật! Mình có bắt nạt nàng hồi nào đâu?”
Tuy vậy, chàng vẫn chịu đựng không cãi lại, cởi áo dài ra, phủ lên trên
người nàng. Nhờ chiếc dù, áo chàng không bị ướt. Nghĩ đến cái chết bi
đát của mẹ nàng, nàng lại càng khóc lớn hơn trước. Thừa Chí cuống
quít cả lên, không biết làm thế nào cho phải. Một lát sau, mưa tạnh dần,
Thanh Thanh vẫn khóc không dứt. Nàng đưa mắt nhìn trộm thì Thừa
Chí đang nhìn mình, vội quay đầu tiếp tục khóc như trước. Thừa Chí
đành liều không nói gì nữa, và nghĩ thầm: “Thử xem cô có bao nhiêu
nước mắt nào?”
Hai người đang cầm cự không ai chịu đấu dịu trước, bỗng có tiếng chân
ở phía Bắc đi tới. Một thanh niên nhà nông đỡ một thiếu phụ đi vào
trong đình. Thiếu phụ đó đang đau ốm, rên rỉ luôn mồm.
Nông dân nọ hình như là chồng nàng, ra vẻ rất thương vợ, cứ an ủi luôn
mồm. Thấy có người lạ vào, Thanh Thanh vội nín ngay.
Thừa Chí sực nghĩ ra một kế: “Ta thử cách này xem.”
Một lát sau, đôi vợ chồng nhà nông đỡ nhau đi ra khỏi đình. Thanh
Thanh thấy mưa đã tạnh hẳn, đang định sửa soạn đi, Thừa Chí bỗng
kêu:
- Ối chà! ối chà!
Thanh Thanh giựt mình sợ hãi, quay đầu lại, trông thấy chàng đang ôm
bụng ngồi xụm xuống, vộ chạy lại xem. Nhờ nội công tinh xảo, Thừa
Chí chỉ vận hơi một cái là đầu trán mồ hôi chảy ra như tắm. Thanh
Thanh sợ quá, vội hỏi:
- Làm sao thế? Anh đau bụng đấy à?
Thừa Chí nghĩ thầm: “Đã giả bộ thì phải giả bộ tới cùng.”

Nghĩ đoạn, chàng vận lại hơi làm bế tắc các yếu huyệt lại, Thanh
Thanh sờ tay chàng thấy lạnh như sắt đá càng hoảng sợ thêm.
Thấy Thừa Chí bỗng đau nặng, Thanh Thanh sợ hãi quá, vội hỏi:
- Anh làm sao thế? Đau ở đâu?
Thừa Chí chỉ rên ầm ĩ chớ không chịu trả lời nàng. Lo sợ quá, Thanh
Thanh lại khóc.
Thừa Chí nói:
- Chú Thanh ơi! Bịnh của tôi không khỏi được đâu. Chú để mặc tôi.
Chú cứ lên đường một mình đi!
- Sao bỗng tự dưng anh lại đau thế này!
Thừa Chí làm ra bộ yếu hơi yếu sức trả lời:
- Từ thuở nhỏ, tôi có chứng bịnh là… không thể nào chịu nổi sự tức tối
được… nếu ai làm tôi bực mình, lo nghĩ một cái, là đau tim đau bụng
liền… ối trời ơi! Đau quá!
chết mất thôi!
Lúc này, không còn để ý tới “nam nữ thọ thọ bất thân” nữa, Thanh
Thanh ôm choàng lấy chàng, xoa ngực xoa bụng luôn tay. Bị nàng ôm
như vậy, Thừa Chí ngượng quá, đành phải để yên, chớ không dám
kháng cự, Thanh Thanh vừa khóc vừa nói:
- Thừa Chí đại ca ơi! Do em mà nên cả. Xin anh đừng giận em nữa!
Thừa Chí nghĩ: “Nếu ta không tiếp tục giả bộ, nàng sẽ cho ta là người
không đứng đắn, mượn thế cầu lợi.”
Đã cỡi trên lưng hổ, chàng đàng phải cúi đầu rên rỉ:
- Có lẽ tôi chết mất! Chú chôn cất tôi xong, làm ơn báo tin cho đại sư
huynh tôi hay!
Càng giả dạng, càng làm như thật, chàng cứ phải cố nhịn cho khỏi phì
cười.
Thanh Thanh vẫn khóc:
- Anh không thể chết được! Anh có biết đâu, em giả bộ hờn giận để
chọc tức anh đấy chớ! Sự thật, lòng em… lòng em vẫn yêu anh. Nếu

anh chết, em cũng không thể nào sống được nữa!
Thừa Chí kinh hãi nghĩ thầm: “Thế ra, nàng đã yêu ta!”
Đây là lần đầu tiên mà chàng được hiểu thế nào là hương vị của ái tình,
nên trong lòng chàng có một cảm giác lạ lùng là vui mừng và cũng là
xấu hổ. Vì vậy, chàng cứ ngây người ra, không nói nửa lời. Tưởng
chàng sắp chết đến nơi thật, nàng càng ôm chặt lấy chàng, miệng thì
kêu gọi:
- Đại ca! Đại ca đừng chết!
Ngửi thấy hơi thở của nàng thơm của hoa lan, chàng buông nhũn người
tựa vào lòng nàng, ngây ngất như kẻ mất hết hồn vía. Nhưng chàng giựt
mình tỉnh ngộ ngay, tự bảo thầm: “Thù cha chưa trả, không thể nào
nghĩ tới tình yêu được. Vả lạ, ta là đại trượng phu quanh minh chánh
đại, không nên lừa gạt một thiếu nữa yếu đuối như thế!”
Lúc ấy, Thanh Thanh lại gọi:
- Em tức giận giả dối đấy, anh đừng có cho là thật.
Thừa Chí cả cười rồi nói:
- Tôi cũng ốm đau giả dối đấy, em đừng có cho là thật!
Thanh Thanh ngẩn người giây lát bỗng đứng dậy, tát luôn một cái. Bị
đánh mạnh quá, mắt Thừa Chí hoa lên, chỉ trông thấy những tia lửa.
Thanh Thanh ôm mặt, cúi đầu đi liền. Thừa Chí ngơ ngác không hiểu
tại sao, nghĩ thầm: “Vừa rồi, nàng nói yêu ta lắm, nếu ta chết nàng cũng
không thể sống! Sao bỗng dưng nàng giở mặt đánh ta như vậy?”
Chàng không hiểu thấu tâm sự của nàng, cứ đi theo sau. Tát chàng một
cái, cơn giận đã dịu bớt hẳn, nàng cảm thấy khoái vô cùng. Trông thấy
má bên trái của chàng đỏ gay và hiện rõ vết năm ngón tay của mình,
Thanh Thanh rất ân hận nhưng cũng khoái chí nữa. Nghĩ tới đã vô ý thổ
lộ hết tâm sự với chàng, nàng cảm thấy vừa xấu hổvừa khó chịu. Chiều
tối hôm đó, đi tới Nghĩa Ô, nàng vào trọ một khách điếm, rồi ra ăn
cơm. Thừa Chí cũng ngồi vào bàn ăn đó, Thanh Thanh mỉm cười:
- Cứ mặc đây đi, theo sát người ta thế này thật đáng ghét quá!

Thừa Chí sờ má rồi nói:
- Bụng tôi đau là đau giả hiệu, còn cái má này mới đau thật sự.
Thanh Thanh khoái chí cười ồ, thế là hai người lại hòa hảo như trước.
Cơm xong, trò chuyện phiếm một lúc, rồi ai về phòng người nấy ngủ.
Thấy chàng đối xử với mình hòa nhã và có lễ độ như vậy, Thanh Thanh
mừng thầm.
Sáng ngày hôm sau, vừa ngủ dậy, Thừa Chí nói:
- Chú Thanh, việc thứ nhứt chúng ta phải làm là đưa hài cốt bác gái lên
núi Hoa Sơn an táng.
- Vâng, nhưng tại sao anh tìm ra được di cốt của ba em thế?
- Chuyện này để khi đi đường, tôi nói cho mà nghe.
Hai người đi về phía Bắc, Thừa Chí đem chuyện con đười ươi (khỉ đột)
làm thế nào tìm thấy hang núi, rồi chàng vào trong hang, trông thấy
xương cốt, đào thấy hộp sắt và họa đồ, vân vân, kể cả cho nàng nghe.
Thừa Chí vừa kể tiếp tới chuyện Trương Xuân Cửu và tên hòa thượng,
Thanh Thanh liền rùn mình sợ hãi nói:
- Tên Trương Xuân Cửu là đồ đệ của ông Tư em, tánh rất gian ác. Còn
tên hòa thượng đó có phải giữa mặt có cái thẹo không?
- Phải chính y đấy.
- Tên y là Ngộ Ân, đồ đệ của ông Hai em. Từ khi ba em mất tích, các
ông em phái mười mấy đệ tử đắc lực đi tìm kiếm khắp mọi nơi. Cứ
cách ba năm, chúng phải về báo cáo một lần. Hai tên ấy độc ác, gian
xảo khôn tả. Chúng chết như vậy thật là đáng lắm!… Ba em mất rồi mà
còn dùng kế giết được kẻ địch, thật là tài ba quá!
- Sau khi họ biết tôi có chút liên quan với bác trai, thế nào chúng cũng
sẽ lùng kiếm tôi thật ráo riết.
- Nhưng họ có đủ tài hạ nổi anh đâu mà anh phải lo ngại? Nếu ba em
còn sống, trông thấy anh đánh họ tơi bời như vậy, thế nào cũng mừng
lắm… Ừ, phải đấy, má em đã trông thấy, thể nào cũng kể lại cho ba em
hay… anh đưa cho em xem bút tích của ba em!

Thừa Chí đưa bức họa đồ cho nàng xem, rồi nói:
- Đây là vật của ba chú để lại, tôi trao trả cho chú mới phải.
Trông thấy bút tích của Kim Xà Lang Quân, Thanh Thanh vừa đau
lòng, vừa vui mừng. Từ đó, hễ đến nơi nào nghỉ chân là nàng lấy bức
họa đồ ra xem và vuốt ve. Một hôm, đi tới Tùng Giang, Thanh Thanh
bỗng hỏi:
- Đến Nam Kinh, chúng ta hãy đi đào bảo vật trước nhé?
Thừa Chí ngạc nhiên:
- Bảo vật nào?
Thanh Thanh nói:
- Bức họa đồ của ba em chẳng nói rõ: “Trọng bảo chi đồ” là gì? Ba em
còn dặn, người nào tìm kiếm được vật báu phải tặng lại cho má em
mười vạn lạng vàng. Như vậy, những bảo vật chôn giấu kia tất phải quý
giá lắm?
Ngẫm nghĩ giây lát, Thừa Chí đáp:
- Tuy vậy nhưng chúng ta hãy nên làm việc chánh đáng của ta trước đã!
Lúc này, trong lòng chàng chỉ muốn gặp sư phụ xong là đi báo thù cho
cha ngay.
Thanh Thanh nói:
- Bây giờ đã có sẵn họa đồ, chúng ta đi kiếm ngay số châu báu kia, em
thiết tưởng chả mất bao nhiêu thời giờ của chúng ta đâu!
- Chúng ta lấy được châu báu, vàng bạc bây giờ để làm gì? Chú Thanh,
tôi khuyên chú nên thay đổi hẳn tâm tính, đừng nên tham vọng vào
những của báu ấy!
Tiếp theo đó, chàng còn khuyên Thanh Thanh một hồi nữa. Nàng bực
mình, bĩu môi, phồng mồm, hờn giận và không ăn cơm chiều.
Thanh Thanh nói:
- Đại ca! Em mới lấy có hai nghìn lạng vàng của Sấm Vương mà họ đã
lo sợ đến nỗi phải nhờ đại sư huynh của anh thân chinh đi lấy lại! Tại
sao Sấm Vương lại keo kiệt đến thế?

- Sấm Vương có phải là người keo kiệt như chú tưởng đâu! Anh đã
được gặp ông ta rồi. Là người rất khinh tài trọng nghĩa, ông ta chỉ lo
giải trừ đau khổ cho dân chúng.
Còn riêng ông ta thì rất tiết kiệm. Đó mới thật là đại anh hùng, đại hào
kiệt. Số vàng hai nghìn lạng đó, ông ta đang cần dùng tới, tất nhiên
không khi nào chịu để cho mất đi một cách dễ dãi như thế!
Thanh Thanh nói:
- Anh nói rất phải. Nếu chúng ta dưng cho ông ta hai vạn lạng vàng,
hoặc là hai trăm vạn lạng vàng, hai nghìn vạn lạng vàng. Anh bảo như
thế có nên không?
Một lời cảnh tỉnh Thừa Chí, chàng mừng quá, quên cả phép tắc, nắm
chặt lấy hai tay Thanh Thanh:
- Chú Thanh, tôi thật u mê quá. May là có chú nhắc nhở cho, thật cám
ơn chú quá!
Thanh Thanh rút tay lại, trả lời:
- Em không dám! Sau này chỉ mong anh ít chửi bới là em được mãn
nguyện lắm rồi!
Thừa Chí vội cười nịnh:
- Nếu chúng ta đào được số vàng bạc châu báu đó, đem đến cho Sấm
Vương thì không khác gì chúng ta đã ban ân huệ cho dân chúng.
Hai người ngồi bên bờ đường, giở họa đồ ra xem cho kỹ, thấy trong
họa đồ có vẻ một khuyên đỏ, bên cạnh có chú thích: “Ngụy Quốc Công
Phủ” bốn chữ.

×